Thái độ của giới trẻ với các sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình và ảnh hưởng tới giới trẻ Việt Nam (Trang 66)

7. Kết cấu luận văn:

2.3.2. Thái độ của giới trẻ với các sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc

Bảng 2.10: Mức độ yêu thích các sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc

STT Tiêu chí Thích (%) Không thích (%) 1. Thời trang 73,5% 26,5% 2. Mỹ phẩm 64,3% 35,7% 3. Ẩm thực 70,4% 29,6% 4. Du lịch 75,5% 24,5% 5. Điện thoại 60,2% 39,8% 6. Đồ điện tử, gia dụng 56,1% 43,9%

Bảng 2.11: Mức độ sử dụng các sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc: STT Tiêu chí Có sử dụng (%) Không sử dụng (%) 1. Thời trang 48% 52% 2. Mỹ phẩm 56,2% 43,8% 3. Ẩm thực 54,1% 45,9% 4. Du lịch 21,4% 78,6% 5. Điện thoại 46,9% 53,1% 6. Đồ điện tử, gia dụng 49,1% 50,9%

Nguồn: Cuộc khảo sát tháng 5, năm 2014

Qua bảng tổng hợp 10 và 11 có thể thấy giới trẻ Việt Nam có phản ứng khá tích cực với các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc. Cuộc khảo sát đƣa ra 6 nhóm sản phẩm dịch vụ tiêu dùng phổ biến trong giới trẻ là: Thời trang, mỹ phẩm, ẩm thực, du lịch, điện thoại và đồ điện tử, gia dụng. Đối với cả 6 nhóm này, tỷ lệ yêu thích đều đạt rất cao trên 50%. Cụ thể các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc đƣợc yêu thích nhất lần lƣợt là: Du lịch (75,5%), thời trang (73,5%), ẩm thực (70,4%), mỹ phẩm (64,3%), điện thoại (60,2%) và đồ điện tử gia dụng (56,1%).

Tỷ lệ sử dụng sản phẩm dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc cũng khá cao. Trong đó nhiều nhất là: mỹ phẩm (56,2%), ẩm thực (54,1%), thời trang (48%). Du lịch chiếm tỷ lệ thấp nhất (21,4%).

Qua phỏng vấn cho thấy giới trẻ yêu thích, tìm mua các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm xuất xứ từ Hàn Quốc chủ yếu là do “muốn được đẹp như thần tượng”, “thích phong cách thời trang của diễn viên trong phim”, “kiểu dáng thanh dịch, sang trọng”, “trẻ trung, cá tính”, “tự nhiên”, “ít hóa chất có hại”…

Với câu hỏi: Giới trẻ ảnh hưởng thời trang Hàn Quốc từ đâu? Đa số đều cho rằng do ảnh hƣởng từ phim truyền hình, ngoài ra còn có các nguồn

ngƣời lựa chọn. Yếu tố ảnh hƣởng trong đời thƣờng đƣợc nhận thấy ở một số bạn trẻ từng đi du học hay lao động xuất khẩu ở Hàn Quốc, trong cuộc sống học tập và làm việc có nhiều điều kiện tiếp xúc với các bạn trẻ Hàn Quốc. Nhƣ vậy có thể thấy, yếu tố phim truyền hình Hàn Quốc có tác động mạnh mẽ đến sở thích của giới trẻ Việt Nam trên nhiều phƣơng diện. Một số cũng cho rằng tuy chất lƣợng tốt, kiểu dáng đẹp nhƣng mỹ phẩm, thời trang Hàn Quốc nhìn chung có mức giá khá cao so với thu nhập của giới trẻ đặc biệt là những bạn còn đang đi học. Vì thế lựa chọn của giới trẻ thƣờng là các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc có giá cả bình dân, hoặc các hãng thời trang mang phong cách Hàn Quốc.

Ẩm thực Hàn Quốc cũng là lĩnh vực đƣợc giới trẻ quan tâm hiện nay. Hầu hết những ngƣời tham gia phỏng vấn đều đã từng ít nhất một lần nếm thử các món ăn Hàn và có thể kể tên một số món ăn phổ biến nhƣ: kim chi, gimbap, tokbokki, rượu so chu… Một số biết đến ẩm thực Hàn do quen biết với những ngƣời Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, ngoài ra chủ yếu là qua phim truyền hình. Do lấy bối cảnh chủ yếu là cuộc sống thƣờng ngày nên những món ăn Hàn Quốc cũng thƣờng xuyên đƣợc xuất hiện trên phim truyền hình. Đặc biệt thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều bộ phim truyền hình Hàn Quốc về đề tài ẩm thực như “Nàng Dea Jang Geum”, “bữa tiệc của những vị thần”, “vua bánh mì”, “cười lên Dong Hee”… giới thiệu đa dạng các món ăn truyền thống, hiện đại Hàn Quốc. Cũng từ phim truyền hình mà giới trẻ nảy sinh tâm lý “tò mò”, “muốn nếm thử một lần cho biết”, “thấy trên phim người ta ăn ngon chắc là cũng ngon”… Trên thực tế, ẩm thực Hàn Quốc cũng nhận đƣợc phản hồi khá tích cực của giới trẻ khi đƣợc đánh giá là “lạ miệng”, “ngon”, “bổ dưỡng”, “hương vị đặc trưng”, “giá cả phải chăng”, “dễ chế biến”

Với du lịch, tuy tỷ lệ yêu thích du lịch Hàn Quốc cao nhất nhƣng tỷ lệ sử dụng lại thấp nhất trong nhóm các sản phẩm dịch vụ, tiêu dùng đƣợc khảo

sát. Tất cả những ngƣời tham gia phỏng vấn đều cho biết chƣa từng đi du lịch đến Hàn Quốc và đều bày tỏ mong muốn một ngày nào đó đƣợc đặt chân đến đất nƣớc Hàn Quốc, đƣợc “tận mắt ngắm nhìn những cảnh đẹp trên phim”, “đến thăm bối cảnh quay những bộ phim Hàn”, “gặp gỡ con người Hàn Quốc ngoài đời thực”, “xem biểu diễn ca nhạc”, “mua sắm”, “sử dụng các dịch vụ y tế, thẩm mỹ”… Tuy nhiên so với du lịch ở một số quốc gia trong khu vực khác, du lịch Hàn Quốc đƣợc đánh giá là khá đắt đỏ và khó tiếp cận với giới trẻ. Nhiều ngƣời cho biết rất mong muốn đƣợc đi du lịch Hàn Quốc nhƣng chƣa có đủ điều kiện thời gian và kinh tế.

Có thể thấy thu nhập của giới trẻ hiện nay nhìn chung vẫn ở mức tƣơng đối thấp, khá đông còn đang trong độ tuổi ăn học phụ thuộc vào sự chu cấp kinh tế từ gia đình. Vì thế việc đi du lịch nƣớc ngoài tuy hấp dẫn nhƣng vẫn là xa xỉ với đại bộ phận giới trẻ Việt Nam.

Bảng 2.12: Tương quan giữa giới tính và thái độ với các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc (tính trên số phiếu trả lời)

STT Tiêu chí Nữ Nam 1. Thích thời trang Hàn Quốc 67% 42,6% 2. Thích mỹ phẩm Hàn Quốc 63,7% 18,3% 3. Thích ẩm thực Hàn Quốc 65,1% 53,3% 4. Thích du lịch Hàn Quốc 79,8% 66,2% 5. Thích điện thoại Hàn Quốc 58,2% 41,7% 6. Thích đồ điện tử, gia dụng HQ 53,6% 38,5%

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5 năm 2014

Qua bảng 12, có thể thấy nếu nhƣ với các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc, mức độ yêu thích giữa nam giới và nữ giới có sự chênh lệch lớn thì với các sản phẩm dịch vụ, tiêu dùng mức độ yêu thích giữa hai giới là tƣơng đƣơng nhau. Ngay cả ở những lĩnh vực liên quan đến làm đẹp nhƣ: thời trang, mỹ

phẩm, tỷ lệ yêu thích của nam giới cũng không ở mức thấp. Điều này chứng tỏ nam giới hiện nay đang ngày càng trú trọng đến hình thức bên ngoài và khá quan tâm đến các sản phẩm thời trang, làm đẹp của Hàn Quốc.

Qua phỏng vấn nhóm cho thấy thời trang Hàn Quốc chiếm đƣợc cảm tình của nam giới bởi các lý do: “phong cách”, “cá tính”, “nổi bật”, “sành điệu”, “lịch sự”, “nhã nhặn”, “phù hợp với vóc dáng của người Việt Nam”… Tuy nhiên việc học hỏi quá đà phong cách của các ca sỹ, diễn viên thần tƣợng Hàn Quốc cũng vấp phải những những ý kiến nhận xét tiêu cực. Ví dụ nhƣ trào lƣu thời trang unisex (ăn mặc phi giới tính) rất phổ biến trong các nghệ sỹ nam Hàn Quốc và hiện nay đang đƣợc giới trẻ ƣa thích bị phê phán là “làm mất hết vẻ nam tính”, “ẻo lả”, “phản cảm”, “không phân biệt được ranh giới giữa nam và nữ”, “lố”… Những ngƣời là nam giới tham gia phỏng vấn đều cho biết khá có cảm tình thời trang Hàn Quốc, tuy nhiên khi sử dụng cần phải cân nhắc sao cho phù hợp với hoàn cảnh học tập, làm việc, vui chơi và văn hóa, thẩm mỹ của ngƣời Việt Nam.

Có thể thấy, so với giai đoạn đầu Hàn lƣu đến Việt Nam, xu hƣớng tiêu dùng của giới trẻ đang có sự chuyển biến, không chỉ nghiên hẳn về nữ giới nhƣ trƣớc mà mở rộng sang cả nam giới. Kinh tế phát triển cùng với việc hội nhập kinh tế thế giới khiến hàng hóa nƣớc ngoài nói chung và hàng hóa Hàn Quốc nói riêng có điều kiện thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam với mẫu mã phong phú và giá cả ngày càng cạnh tranh. Cùng với cách “tiếp thị” qua con đƣờng văn hóa, các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc nhanh chóng đƣợc biết đến và đƣợc giới trẻ đón nhận nhiệt tình

Bảng 2.13: Tương quan giữa độ tuổi và thái độ với các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc (tính trên số phiếu trả lời)

STT Tiêu chí 8X 9X 1. Thích thời trang Hàn Quốc 65,2% 53,7% 2. Thích mỹ phẩm Hàn Quốc 52,4% 46,3% 3. Thích ẩm thực Hàn Quốc 61,5% 64,7% 4. Thích du lịch Hàn Quốc 73,8% 79,2% 5. Thích điện thoại Hàn Quốc 48,2% 57,6% 6. Thích đồ điện tử, gia dụng HQ 59% 31,6%

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5 năm 2014

Bảng 13 cho thấy mức độ yêu thích sản phẩm dịch vụ, tiêu dùng Hàn Quốc giữa độ tuổi 8X và 9X khá tƣơng đƣơng nhau.

Độ tuổi 8X có vẻ nhỉnh hơn độ tuổi 9X về mức độ yêu thích thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử, gia dụng. Ngƣợc lại độ tuổi 9X lại nhỉnh hơn 8X về mức độ yêu thích ẩm thực,du lịch, điện thoại. Tuy nhiên sự chênh lệch này là không lớn.

Điều này liên quan đến mức độ thu nhập và mối quan tâm của hai nhóm tuổi. Độ tuổi 8X chủ yếu là những ngƣời đã đi làm hoặc có gia đình nên nhu cầu làm đẹp và sử dụng đồ dùng gia đình cao hơn.

Bảng 2.14: Đánh giá của giới trẻ về chất lượng sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc

Thời trang Mỹ phẩm Ẩm thực Du lịch Điện thoại Đồ điện tử, gia dụng Không tốt 5,1% 4,1% 10,2% 3,1% 6,1% 7,1% Bình thƣờng 21,4% 27,6% 31,6% 29,6% 38,8% 41,8% Tốt 66,3% 60,2% 49% 46,9% 45,9% 35,7% Rất tốt 7,2% 8,1% 9,2% 20,4% 9,2% 15,4%

Bảng 2.15: Đánh giá đặc điểm nổi trội của sản phẩm dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác

Giá cả hợp lý Mẫu mã đẹp, hợp thời trang An toàn, tốt cho sức khỏe Chất lƣợng tốt, bền Hoàn toàn không

đồng ý

20,4% 9,2% 7,1% 17,3% Hơi đồng ý 49% 10,2% 45,9% 45,9% Đồng ý 27,6% 65,3% 42,9% 31,6% Hoàn toàn đồng ý 3% 15,3% 4,1% 5,2%

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5 năm 2014

Quan bảng 14 và bảng 15 có thể thấy đa phần các sản phẩm dịch vụ, tiêu dùng của Hàn Quốc đều đƣợc giới trẻ đánh giá khá cao về chất lƣợng. Trong đó tỷ lệ đánh giá ở mức tốt/ rất tốt của các nhóm sản phẩm lần lƣợt là: thời trang (73,5%), mỹ phẩm (68,3%), du lịch (67,3%), ẩm thực (58,2), điện thoại (55,1%), đồ điện, tử gia dụng (51,1%)

Tuy nhiên, so với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác, sản phẩm dịch vụ, tiêu dùng Hàn Quốc vẫn còn ở mức giá khá cao so với khả năng tài chính, chi tiêu của giới trẻ (chỉ có 30,6% đồng ý/ hoàn toàn đồng ý với tiêu chí giá cả hợp lý). Tiêu chí mẫu mã đẹp, thời trang đƣợc đánh giá rất cao với 80,6% số ngƣời đồng ý/ hoàn toàn đồng ý. Hai tiêu chí còn lại ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu Làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình và ảnh hưởng tới giới trẻ Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)