7. Kết cấu luận văn:
2.2. Thói quen xem truyền hình của giới trẻ
Bảng 2.1: Tần suất xem truyền hình mỗi ngày của giới trẻ
STT Phƣơng án Tỷ lệ (%) 1. Dƣới 1 giờ 19,4%
2. Từ 1 - 2 giờ 22,4% 3. Từ 2 - 3 giờ 32,7% 4. Trên 3 giờ 25,5%
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5 năm 2014
Nhìn vào hai bảng tổng hợp 1 có thể thấy mặc dù internet đang ngày càng chiếm ƣu thế nhƣng truyền hình vẫn là phƣơng tiện thông tin truyền thông đƣợc giới trẻ khá yêu thích. Có 32,7% số mẫu điều tra xem truyền hình từ 2-3 giờ/ ngày và 25,5% số mẫu điều tra xem truyền hình trên 3 giờ/ngày. Tần suất theo dõi truyền hình trung bình theo ngày của mẫu điều tra nhƣ vậy là tƣơng đối cao. Điều này phần nào cho thấy vị thế và quy mô phát triển của truyền hình Việt Nam trong thời gian qua.
Theo kết quả nghiên cứu thói quen sử dụng các phƣơng tiện truyền thông trên phạm vi cả nƣớc của Công ty Truyền thông TNS Việt Nam (thuộc Tập đoàn nghiên cứu Kantarmeedia) thực hiện với 4.800 hộ gia đình và 4.800 ngƣời trong độ tuổi từ 15-54, tại 6 vùng kinh tế xã hội (trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long) cho thấy tùy theo từng vùng miền mà nhu cầu và thói quen sử dụng các phƣơng tiện truyền thông khác nhau. Tuy nhiên, truyền hình vẫn là phƣơng tiện truyền thông phổ biến và hiệu quả nhất) khi có đến 83% dân số Việt Nam xem truyền hình mỗi ngày, trong đó 95% đánh giá cao vai trò của phƣơng tiện truyền thông này [25].
Kết quả khảo sát cũng một lần nữa khẳng định tivi vẫn chiếm ƣu thế trong sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng. Hiện tại, tivi là thiết bị phổ biến nhất trong các gia đình. Có đến 27% hộ gia đình sở hữu từ 2 tivi trở lên, thậm chí,
ở đồng bằng sông Cửu Long có đến 6% hộ gia đình có từ 3 chiếc trở lên. Truyền hình cũng là phƣơng tiện truyền thông có nhiều khán giả nhất tại Việt Nam. Tại khu vực Đông Nam bộ (bao gồm TP.HCM), truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất, DTH hay ăngten vệ tinh đang qua mặt ăngten ngoài trời và tỷ lệ dùng truyền hình cáp lên đến 63%.
Sự phát triển đa dạng, phong phú của các kênh truyền hình tác động đến việc lôi kéo khán giả đến với màn ảnh nhỏ nhiều hơn. Tính bình quân, mỗi hộ gia đình trên toàn quốc có thể xem đƣợc 20 kênh truyền hình khác nhau, còn tại Đông Nam bộ có thể xem đến 39 kênh. Khảo sát còn cho thấy, trong ngày, từ 12 giờ trở đi, tivi đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các phƣơng tiện và “giờ vàng” đƣợc chọn là từ 19-22 giờ hằng ngày.
Bảng 2.2: Thể loại chương trình truyền hình yêu thích của giới trẻ
STT Phƣơng án Tỷ lệ (%) 1. Thời sự - chính luận 35,7% 2. Khoa học - giáo dục 16,3% 3. Kinh tế - tài chính 7,1% 4. Thể thao – giải trí 76,5% 5. Thể loại khác 3,5%
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5 năm 2014
Thể loại chƣơng trình đƣợc yêu thích nhất trong giới trẻ là thể thao – giải trí (76,5% số ngƣời lựa chọn), sau đó là thời sự chính luận (35,7%), khoa học- giáo dục, kinh tế - tài chính và các thể loại khác chiếm tỷ lệ thấp. Có thể nhận thấy các chƣơng trình truyền hình mang tính giải trí thu hút đa số sự quan tâm, yêu thích của giới trẻ.
Điều này một lần nữa đƣợc minh chứng qua kết quả phỏng vấn nhóm khi những ngƣời tham gia phỏng vấn đều cho biết họ chủ yếu dành thời gian xem truyền hình để theo dõi phim truyện, âm nhạc và các game show giải trí, chƣơng trình truyền hình thực tế. Trong đó kênh VTV3 (kênh thể thao – giải trí- thông tin
kinh tế) của Đài truyền hình Việt Nam là kênh truyền hình đƣợc yêu thích nhất bởi nội dung giải trí hấp dẫn, phong phú, thƣờng xuyên đổi mới. Các kênh truyền hình đƣợc yêu thích khác là: Yan TV (kênh âm nhạc quốc tế), iTV (kênh âm nhạc tƣơng tác) và VTV6 (kênh truyền hình thanh thiếu niên). Nội dung của các kênh này đƣợc đánh giá là đáp ứng đƣợc nhu cầu giải trí, thƣ giãn của giới trẻ sau thời gian học tập, làm việc căng thẳng ở trƣờng, ở công sở.
Các thể loại chƣơng trình còn lại ít đƣợc quan tâm hơn bởi “cách thể hiện còn khô cứng”, “không liên quan trực tiếp đến đời sống giới trẻ”, “khó hiểu, khó tiếp nhận”… Một số cũng cho rằng mức độ, thói quen xem truyền hình của bản thân ảnh hƣởng khá nhiều bởi mức độ, thói quen xem truyền hình của ngƣời thân trong gia đình. Tần suất xem truyền hình cũng tăng giảm tùy thuộc vào điều kiện học tập, làm việc. Ví dụ vào dịp nghỉ hè, học sinh, sinh viên có nhiều thời gian xem truyền hình hơn so với trong năm học; ngày nghỉ cuối tuần xem truyền hình nhiều hơn ngày trong tuần… Đa số đều cho biết thời điểm dành cho việc xem truyền hình thƣờng là từ 17 giờ đến 22 giờ hàng ngày là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thƣ giãn sau một ngày học tập, làm việc.