1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công chúng truyền hình của đài phát thanh truyền hình hà nội

123 680 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------------------NGUYỄN THU OANH CÔNG CHÚNG TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------------------NGUYỄN THU OANH CÔNG CHÚNG TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60.32.01.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Thị Thu Hương Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Công chúng truyền hình của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và khảo sát tình hình thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Đặng Thị Thu Hương Tôi cũng xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Luận văn có sử dụng, phát triển và kế thừa những tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài, và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn. Tác giả luận văn Nguyễn Thu Oanh LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Chủ nhiệm Khoa Báo chí - Truyền thông, giảng viên hướng dẫn luận văn đã tận tình định hướng, chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Báo chíTruyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học QGHN; cùng các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy trong suốt thời gian khóa học cao học, để giúp tôi có được kiến thức, kinh nghiệm thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến cơ quan nơi tôi đang làm việc (Đài Phát thanh –Truyền hình Hà Nội), các anh, chị và các bạn đồng nghiệp cũng như công chúng đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Thu Oanh CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTV Biên tập viên CTV Cộng tác viên Đài PT – TH Hà Nội Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội PV Phóng viên TTĐC Truyền thông đại chúng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG CHÚNG TRUYỀN HÌNH ....................................................................... 16 1.1. Lịch sử nghiên cứu truyền thông trên thế giới và tại Việt Nam.............. 17 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu truyền thông trên thế giới .................................. 17 1.1.2 Nghiên cứu truyền thông ở Việt Nam ............................................... 22 1.2 Truyền hình – đặc điểm và vài trò của truyền hình trong đời sống xã hội . 26 1.3 Công chúng báo chí, công chúng truyền hình ............................................ 32 1.4 Các yếu tố tác động tới công chúng truyền hình ........................................ 36 1.5. Diện mạo Hà Nội và người Hà Nội .......................................................... 39 1.6 Đặc điểm nhu cầu tiếp nhận của công chúng truyền hình Hà Nội ............. 41 1.7 . Hệ thống báo chí trên địa bàn Thủ đô ....................................................... 44 Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG XEM TRUYỀN HÌNH VÀ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG CHÚNG TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI .......................... 48 2.1. Đặc điểm xử lí thông tin của Đài PT-TH Hà Nội ..................................... 48 2.1.1. Chủ động trong công tác tuyên truyền và trao đổi thông tin ............... 48 2.1.2. Hình thức thể hiện................................................................................ 51 2.2. Khảo sát hoạt động xem truyền hình của công chúng Đài PT-TH Hà Nội59 1 2.2.1. Cơ cấu của mẫu điều tra....................................................................... 59 2.2.2. Tần suất theo dõi các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội.................................................................................................................. 62 2.2.3. Thời lượng theo dõi và chương trình thu hút công chúng ................... 67 2.2.4. Cách thức xem truyền hình Hà Nội ..................................................... 74 2.2.5. Thời điểm tiếp nhận thông tin trên truyền hình Hà Nội ...................... 77 2.3 Ý kiến đánh giá của công chúng Thủ đô đối với đài PT-TH Hà Nội ......... 81 Chương 3: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PTTH HÀ NỘI .......................................................................................................... 90 3.1 Xu hướng về nhu cầu thông tin của công chúng truyền hình ..................... 90 3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội ..................................................................................... 93 3.2.1 Lập kế hoạch, định hướng, đường lối phát triển cho Đài một cách rõ ràng, cả ngắn hạn và dài hạn .......................................................................... 93 3.2.2. Xây dựng các kênh truyền hình chuyên biệt, kênh truyền hình trực tuyến ............................................................................................................... 94 3.2.3. Đổi mới nội dung chương trình, tăng cường thời lượng phát sóng ..... 95 3.2.4 Tăng cường, đẩy mạnh công tác nghiên cứu công chúng .................... 96 2 3.2.5 Thiết lập, duy trì tốt mạng lưới CTV cho các chuyên mục, chuyên đề phát sóng................................................................................................................. 97 3.2.6 Thiết lập, duy trì, củng cố chặt chẽ mối quan hệ với đài bạn ............... 98 3.2.7 Đầu tư lớn về nguồn lực ....................................................................... 98 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 109 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 113 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu .................................................. 60 Bảng 2. 2: Cơ cấu lứa tuổi của mẫu nghiên cứu .................................................. 60 Bảng 2. 3: Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu ............................................... 61 Bảng 2.4: Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu ............................................ 61 Bảng 2.5: Tình trạng việc làm của mẫu nghiên cứu ............................................ 62 Bảng 2.6: Tần suất theo dõi các loại hình truyền thông đại chúng ...................... 65 Bảng 2. 7: Tương quan giữa địa bàn cư trú và thời lượng xem truyền hình Hà Nội ........................................................................................................................ 67 Bảng 2.8: Tương quan giữa trình độ học vấn và các chương trình thường được theo dõi ................................................................................................................. 69 Bảng 2. 9: Tương quan giữa nghề nghiệp và cách thức theo dõi các chương trình truyền hình Hà Nội ............................................................................................... 74 Bảng 2.10: Tương quan giữa giới tính và thời điểm theo dõi các chương trình truyền hình Hà Nội ............................................................................................... 77 Bảng 2. 11: Tương quan giữa nghề nghiệp và thời điểm theo dõi truyền hình Hà Nội ........................................................................................................................ 79 Bảng 2.12: Tương quan giữa nghề nghiệp và cách thức liên hệ với nhà Đài ...... 83 Biểu đồ 2.1 – Tần suất xem truyền hình Hà Nội. ...............................................63 Biểu đồ 2.2 Mức độ quan tâm của công chúng truyền hình Hà Nội ................... 87 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Cũng như rất nhiều các quốc gia khác, trong những năm qua truyền thông ở Việt Nam đã và đang phát triển rất đa dạng với đầy đủ các loại hình báo chí: báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Theo số liệu được đưa ra tại “Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013”, cả nước hiện có 812 cơ quan báo in; 74 báo, tạp chí điện tử; 336 trang mạng xã hội; 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp; 67 đài phát thanh- truyền hình, cùng hàng trăm đài phát thanh địa phương. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, truyền thông, đặc biệt từ khi mạng Internet bắt đầu được giới thiệu ở Việt Nam vào năm 1997 đã khiến sự cạnh tranh thông tin giữa các phương tiện truyền thông ngày càng trở nên rõ nét. Theo số liệu của Trung tâm internet Việt Nam, đến tháng 11 năm 2012, Việt Nam có hơn 31 triệu người sử dụng Internet, chiếm tỉ lệ 35,58% dân số. Mặc dù vậy, các phương tiện truyền thông truyền thống như tivi, radio vẫn còn rất phổ biến. Hầu hết các gia đình ở khu vực đô thị đều sở hữu tivi. Nhịp sống hiện đại cũng đòi hỏi con người lựa chọn hình thức thông tin nhanh gọn, trực tiếp, dễ nhớ, dễ hiểu. Chính vì vậy các cơ quan báo, đài muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung thông tin cũng như hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu, mong đợi của khán giả trong và ngoài nước. Việc đổi mới nội dung thông tin, đa dạng hoá các chủ đề phát sóng, cập nhật công nghệ tiên tiến đã trở thành những vấn đề then chốt hàng đầu của các cơ quan báo chí trong cả nước.Trong bối cảnh đó, Đài PT - TH Hà Nội cũng như rất nhiều các tổ hợp phát thanh truyền hình khác ở Việt Nam 5 đang từng ngày phải tự làm mới mình để có thể giữ được lượng khán, thính giả trung thành cũng như thu hút thêm những khán giả mới. Muốn làm phong phú thêm nội dung và hình thức các chương trình phát sóng trên đài PT-TH Hà Nội, các nhà sản xuất chương trình cần phải hiểu được nhu cầu, nguyện vọng của khán thính giả Thủ đô. Từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài “Công chúng truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội” để nghiên cứu với mong muốn thực hiện một cuộc khảo sát về nhu cầu, cách thức tiếp nhận thông tin và ý kiến nhận xét đánh giá của công chúng đô thị Hà Nội đối với các chương trình truyền hình của đài PT-TH Thủ đô, từ đó có những đề xuất, kiến nghị nhất định đối với việc sản xuất chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Qua nghiên cứu về công chúng của đài PT-TH Hà Nội ở Thủ đô, tác giả mong muốn các số liệu thu được sẽ có độ chính xác cao và các số liệu, nhận định trong nghiên cứu này sẽ tiếp tục được sử dụng ở các công trình nghiên cứu sau này. Trong quá trình khảo sát, tác giả sẽ tiến hành sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Tác giả dự kiến sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến của số lượng đông công chúng truyền thông. Bên cạnh đó tác giả cũng dự kiến sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu đối với một số nhóm khán giả nhất định nhằm lấy ý kiến trực tiếp của khán giả Thủ đô. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình TTĐC, khoa học nghiên cứu về TTĐC đã ra đời. Đây là một ngành trong khoa học xã hội, nghiên cứu về bản chất và hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với các cá nhân và xã hội, cũng như phân tích những nội dung truyền thông và các biểu hiện truyền thông 6 trong thực tế. Sự tồn tại và phát triển của một loại hình TTĐC phụ thuộc rất nhiều vào công chúng TTĐC – những người thụ hưởng đồng thời cũng là nhân tố quan trọng trong một chu trình truyền thông. Chính vì thế, nghiên cứu công chúng TTĐC là một lĩnh vực hết sức quan trọng. Trên thế giới: Nghiên cứu về công chúng TTĐC là một lĩnh vực rất được chú trọng. Từ đầu thế kỉ XX, nhiều nhà xã hội học và chính trị học đã bắt đầu tiến hành những nghiên cứu đầu tiên về công chúng TTĐC, điển hình là M. Weber, nhà kinh tế - chính trị học được coi là người đặt nền móng cho môn xã hội học TTĐC. Một câu hỏi lớn được đặt ra cho giới nghiên cứu lúc bấy giờ là vai trò và tầm quan trọng của truyền thông đại chúng đối với xã hội. Kết luận của nhà nghiên cứu Harold Laswell về truyền thông đại chúng: “Ai nói cái gì bằng kênh nào với ai với hiệu ứng thế nào” (who says what in which channel to whom with what effect) là một trong những vấn đề được thảo luận sôi nổi trong thời kì này. Cũng trong thời gian này, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành các thực nghiệm để chứng minh khả năng tác động trực tiếp của truyền thông đến công chúng (Laswell, 1927). Năm 1936, nhà nghiên cứu Walter Benjamin đã xuất bản một bài báo có tựa đề "The Work of Art in the Age of Mechanical Reproduction" (Tác phẩm nghệ thuật trong thời đại tái sản xuất cơ khí), đánh dấu sự mở đầu của việc nghiên cứu quan hệ giữa các phương tiện truyền thông hiện đại và văn hoá. Hiệu ứng của truyền thông trong giai đoạn này được xem như “mũi kim tiêm” hoặc “viên đạn thần kì”, nghĩa là có sức mạnh vạn năng trong việc tác động đến nhận thức và hành vi của khán thính giả. Đến những năm 1950, do ảnh hưởng của những vấn đề chính trị, các nghiên cứu truyền thông có xu hướng phục vụ cho nhu cầu của các nhà lãnh đạo 7 nhằm đề cao hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội. Các nhà nghiên cứu Mĩ quan tâm đến các vấn đề như: hiệu ứng truyền thông gây ra nơi công chúng, truyền thông với sức mạnh tuyên truyền, hệ thống truyền thông của Liên bang Xô Viết và các nước có thể gây rắc rối cho Mĩ. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong giai đoạn này phần lớn là các nghiên cứu thực nghiệm, tinh lọc lại các kĩ thuật điều tra dư luận bằng bảng hỏi. Đây cũng là giai đoạn phát triển các lí thuyết như Thuyết về nhóm tham khảo và Quá trình truyền thông hai bước (Two-Step Flow) (Lazasfeld, Berelson & Gaudet, 1948), Thuyết khuếch tán (Diffusion of Innovation) (Rogers, 1962), Thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting) (Mc Combs & Shaw, 1972). Do sự khác biệt về hệ thống chính trị, các nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn này thường bị các quốc gia phương Tây cho rằng không chú trọng đến nghiên cứu truyền thông. Tuy nhiên, trên thực tế điều này không chính xác. Theo tác giả Nordenstreng, nghiên cứu truyền thông tại Liên bang Xô Viết được quan tâm và phát triển mạnh kể từ những năm 1950. Nhưng các nhà nghiên cứu truyền thông Xô Viết quan tâm nhiều đến các vấn đề lí thuyết hơn là các nghiên cứu thực nghiệm so với các nhà nghiên cứu phương Tây. Sự khác biệt giữa hai hệ thống chính trị trên thế giới là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa cũng dẫn đến những so sánh giữa các hệ thống và chính sách truyền thông. Tác phẩm Bốn lí thuyết truyền thông (Four Theories of the Press) (Siebert, Peterson & Schramm, 1956) trở thành tài liệu tham khảo chính cho các nghiên cứu so sánh trong lĩnh vực truyền thông chính trị, dù góc nhìn có phần hơi thiên vị (Park C. & Park M.J, 2000). Cũng trong giai đoạn này, các nghiên cứu truyền thông dựa trên phương pháp định lượng trở nên phổ biến. 8 Ở nước Anh, vào những năm 1960, nghiên cứu truyền thông được giảng dạy ở khoa tiếng Anh. Vào thời điểm đó, ngành khoa học này thường được giảng dạy ở bậc cao đẳng hay các trường kĩ thuật chứ chưa được dạy ở các trường đại học, chỉ duy nhất Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá đương đại, Đại học Birmingham đã giới thiệu bộ môn này vào năm 1964, bởi Richard Hoggart. Những năm 1970, Trung tâm này đã tập trung các nghiên cứu của mình vào mối quan hệ giữa truyền thông và quyền lực. Dưới sự lãnh đạo của Stuart Hall, người nổi tiếng với mô hình mã hoá/giải mã, trung tâm đã thực hiện những nghiên cứu hết sức quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông về mối quan hệ giữa các văn bản và khán giả. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, một số nhà nghiên cứu như Theodor Adorno và M. Horkheimer lại có cái nhìn khá bi quan khi cho rằng công chúng truyền thông thường là những người tiêu dùng thụ động. Họ phải chấp nhận những quan điểm mà nhà sản xuất áp đặt [38, tr.85, 87]. Vì thế, các nghiên cứu về TTĐC ở giai đoạn này hầu như chưa đánh giá được tác động hai chiều giữa chủ thể truyền thông và đối tượng tiếp nhận mà chỉ tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của chủ thể truyền thông đối với đối tượng tiếp nhận truyền thông. Trong một vài thập kỉ tiếp theo, các nghiên cứu về truyền thông đại chúng thường quan tâm đến vấn đề hiệu quả truyền thông, đặc biệt những mối quan hệ như bạo lực trên phim và những thái độ quá khích ngoài đời thực. Năm 1998, nhà nghiên cứu David Gauntlett đã đưa có bài viết mang tựa đề “Ten Things Wrong With the Media Effects Model" (Mười sai lầm với mô hình hiệu quả truyền thông) đã nêu ra những vấn đề mà các nhà nghiên cứu trước ông đã mắc phải. Trong tác phẩm viết sau đó, Gauntlett đã đề xuất các phương pháp nghiên cứu sáng tạo mới ở đó người tham gia được mời tạo ra các chương trình truyền 9 thông, một quá trình tự thể hiện bản thân được cho là có thể giúp tìm hiểu sâu hơn về những đặc điểm tâm lí ẩn sâu trong mỗi cá nhân... Đến những năm đầu thế kỉ XXI, một số công trình nghiên cứu về nhu cầu, tập quán truyền thông của công chúng TTĐC hiện đại đã được công bố. Những vấn đề như nhu cầu thông tin chuyên biệt hay đại chúng, tính chủ động hay bị động trong hoạt động truyền thông của công chúng, tương tác giữa chủ thể truyền thông và công chúng TTĐC đã được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Những nhà phê bình như John Fiske cho rằng khán giả là những người có quyền lựa chọn những gì họ muốn xem, thậm chí họ có khả năng tiếp nhận các thông điệp truyền thông theo cách riêng của mình. Từ đó có thể thấy rằng, nhận thức của các nhà nghiên cứu đã phát triển đến mức cao hơn, có thể thấy được tác động qua lại giữa chủ thể truyền thông và đối tượng tiếp nhận truyền thông Tại Việt Nam, nghiên cứu công chúng thực sự đã trở thành một chuyên ngành của nghiên cứu truyền thông. Mặc dù lĩnh vực này ở nước ta còn khá mới mẻ, nhưng cũng đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu báo chí, truyền thông, bởi tính thiết thực của vấn đề. Trên bình diện xã hội học, nghiên cứu lí thuyết về xã hội học công chúng có Mai Quỳnh Nam (1996, 2001), Trần Hữu Quang (2006),... Nghiên cứu khảo cứu thực nghiệm có Đỗ Thái Đồng (1982), Mai Văn Hai (1992), Vũ Tuấn Huy (1994), Trần Hữu Quang (1998), Trương Xuân Trường (2001), Đài Truyền hình Việt Nam (2002), Đài Tiếng nói Việt Nam (2001, 2005),... Từ bình diện tâm lí học có một số công trình của Viện Tâm lý học (2002), Lê Ngọc Hùng (2000). Từ bình diện báo chí học có: Tạ Ngọc Tấn (2001), Nguyễn Văn Dững (2002, 2006), Đài Tiếng nói Việt Nam (2003), và một số tác giả khác. Một số nghiên cứu khác chọn các nhóm công chúng đặc trưng 10 theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp hoặc giới tính,... hoặc nghiên cứu nhóm công chúng của một loại hình báo chí: nghiên cứu thính giả của đài, nghiên cứu bạn đọc của một tờ báo, v.v... cụ thể: - Tâm lí tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng sinh viên thanh niên hiện nay – Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thu Hằng, Phân viên Báo chí và Tuyên truyền, 2000. - Chân dung công chúng truyền thông qua khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh của TS. Trần Hữu Quang, 2001 - Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội, Luận án tiến sĩ của Trần Bá Dung, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 2007 - Báo HàNộimới và công chúng thủ đô - Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thu Hà, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. - Công chúng Hà Nội với việc đọc Báo in và Báo điện tử - Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thu Giang, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. - Nghiên cứu nhu cầu truyền thông của công chúng Hà Nội - Luận văn thạc sĩ của Vũ Trà My, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. - Một loạt các công trình nghiên cứu về công chúng truyền thông của PGS.TS Mai Quỳnh Nam công bố trên Tạp chí Xã hội học. - Một số bài viết trên Tạp chí Nghề báo, Người làm báo, Tạp chí Tâm lí học cũng có những đề cập tới công chúng TTĐC. Một vài công trình nghiên cứu riêng về công chúng truyền hình có thể kể đến như: 11 - Nâng cao chất lượng hiệu quả nghiên cứu ý kiến công chúng về chương trình truyền hình, Luận văn thạc sĩ của Đinh Ngọc Sơn, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 2001. - Dư luận xã hội với truyền hình Việt Nam – các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học do Tạp chí Truyền hình – Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, 2003 - Mối quan hệ giữa công chúng với Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Vân, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), 2007 - Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay - Luận án tiến sĩ của Trần Bảo Khánh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 2007. - Một số vấn đề về truyền thông đại chúng trong thời đại Internet - Đặng Thị Thu Hương, 2013 Tuy nhiên cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về đề tài công chúng Thủ đô với việc xem các chương trình của đài PT-TH Hà Nội. Đây cũng là lí do khiến chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Công chúng truyền hình của đài PT- TH Hà Nội. 3. Mục đích và nội dung nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu về thói quen, nhu cầu, cách thức tiếp cận thông tin của công chúng Hà Nội và nhận xét đánh giá của họ đối với các chương trình truyền hình của đài PT-TH Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng nhu cầu nghe và xem của công chúng Thủ đô. 12 Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài đi vào phân tích những nội dung sau: - Những đặc điểm nhân khẩu và xã hội học của công chúng truyền hình đài PT-TH Hà Nội. - Khảo sát mức độ, cách thức tiếp nhận thông tin và nhu cầu của công chúng Hà Nội. - Khảo sát mức độ tham gia vào quá trình truyền thông, phản hồi của công chúng đối với các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội Từ kết quả trên, luận văn sẽ nhận diện được công chúng truyền hình của Đài PT- TH Hà Nội, từ đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả phát sóng các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội nói riêng và các chương trình truyền hình nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này sẽ là công chúng của đài PT-TH Hà Nội sinh sống tại Thủ đô Hà Nội trong 4 quận huyện là Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hà Đông và Thanh Oai. Lí do để tác giả chọn nhóm đối tượng nghiên cứu ở cả khu vực nội đô và ngoại thành là bởi tác giả muốn chứng minh sự khác biệt về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội của công chúng sinh sống tại hai khu vực này cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới cách thức tiếp cận truyền thông. Chính vì thế, việc lựa chọn công chúng ở các quận, huyện này là phù hợp với mong muốn nghiên cứu của tác giả. 13 5. Cơ sở lí luận và Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tư tưởng và hoạt động báo chí truyền thông. Cơ sở lí thuyết của luận văn là những lí luận về xã hội học TTĐC. Lí luận này xem xét TTĐC diễn ra như một quá trình xã hội trong đó có sự tương tác giữa nguồn tin – thông điệp – công chúng. Cơ sở thực tiễn của luận văn là phương pháp kết hợp giữa việc điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu. Việc điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện với 400 cư dân trên 20 tuổi sinh sống tại 4 quận, huyện của Thủ đô Hà Nội. Trên cơ sở những kết quả định lượng thu được từ cuộc điều tra này, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn sâu (phương pháp định tính) đối với 20 khán giả là công chúng truyền thông với độ tuổi, giới tính, ngành nghề khác nhau thường xuyên theo dõi các chuyên mục truyền hình trên sóng Đài PT - TH Hà Nội; 10 chuyên gia là nhà báo, nhà quản lí trong lĩnh vực báo chí. Như vậy, các phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong luận văn này bao gồm: - Phương pháp định lượng (phát phiếu điều tra bảng hỏi) - Phương pháp định tính (phỏng vấn sâu). 6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lí luận Với công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn luận văn sẽ góp phần bổ sung, làm phong phú hơn những luận điểm khoa học cho hệ thống lí luận báo chí 14 truyền thông ở Việt Nam, đặc biệt là các nghiên cứu về công chúng truyền thông. - Ý nghĩa thực tiễn Trong khuôn khổ cho phép, luận văn có ý nghĩa thực tiễn trong việc thể hiện chân dung công chúng truyền thông của Đài PT-TH Hà Nội, để từ đó có những điều chỉnh thích hợp về nội dung, hình thức của các chương trình truyền hình trên sóng Đài PT-TH Hà Nội. Đây sẽ là những kinh nghiệm thực tế quý báu cho những người làm báo nói chung và các BTV sản xuất chương trình tại Đài PTTH Hà Nội (trong đó có bản thân tác giả) nói riêng. Kết quả của đề tài có thể trở thành tài liệu hữu ích cho các nghiên cứu khác thuộc lĩnh vực TTĐC và xã hội học TTĐC, đồng thời có thể là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo báo chí, TTĐC trong nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương Chương 1: Lí luận chung về nghiên cứu truyền thông và công chúng truyền hình Chương 2: Khảo sát thực trạng xem truyền hình và ý kiến đánh giá của công chúng truyền hình Hà Nội Chương 3: Một số kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội. 15 Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG CHÚNG TRUYỀN HÌNH Trong các nghiên cứu về truyền thông, nghiên cứu công chúng luôn có vai trò quan trọng. Hoạt động nghiên cứu công chúng TTÐC gắn liền với lịch sử nghiên cứu TTĐC nói chung và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận từ đầu thế kỉ XX. Các hướng nghiên cứu được tiến hành đều có điểm chung là nhằm làm rõ chân dung công chúng, các nhóm công chúng với các dấu hiệu quan trọng nhất, như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, đặc điểm nghề nghiệp, khu vực cư trú và thị hiếu… Nghiên cứu công chúng còn là để nắm bắt tâm lí tiếp nhận sản phẩm báo chí: Báo chí đến với họ từ nguồn nào? Họ quan tâm nội dung gì ở báo chí? Vì sao họ quan tâm? Ý kiến của công chúng về nội dung, chuyên trang, chuyên mục… Mặt khác, nghiên cứu công chúng còn nhằm tìm ra quy luật về tâm lí, thói quen tiếp nhận thông tin của các nhóm đối tượng khác nhau. Lí thuyết xem công chúng báo chí là khách hàng cũng đang là hướng nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều nghiên cứu từ góc độ báo chí học, nhất là báo chí trong thời đại bùng nổ về thông tin, đa dạng các sản phẩm truyền thông. Trong các hướng nghiên cứu công chúng, các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng là: - Điều tra (survey) - Phỏng vấn nhóm tập trung (focus group interview) - Phỏng vấn sâu (in-depth interview) - Nghiên cứu trường hợp điển hình (case-study) - Nghiên cứu (ethnography) 16 1.1. Lịch sử nghiên cứu truyền thông trên thế giới và tại Việt Nam 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu truyền thông trên thế giới Lịch sử nghiên cứu TTĐC thường được chia làm bốn giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: từ đầu thế kỉ XX tới cuối những năm 40 của thế kỉ này. Đây là giai đoạn có những quan niệm cho rằng các phương tiện truyền thông có một sức tác động to lớn đối với suy nghĩ và cách ứng xử của công chúng. Tiêu biểu cho giai đoạn này là các học giả của trường phái Frankfurt, những người cho rằng công chúng là người tiêu thụ thụ động không có khả năng đề kháng trước sự thuyết phục của các phương tiện TTĐC. Các nhà nghiên cứu như Theodor Adorno và M. Horkheimer có cái nhìn khá bi quan về vai trò của công chúng khi cho rằng truyền thông có sức tác động to lớn tới đám đông và công chúng thông thường phải chấp nhận những quan điểm mà nhà sản xuất áp đặt, các lựa chọn về truyền thông với họ chỉ được xem như là một “ảo ảnh” và vì vậy họ không thể có cơ hội cưỡng lại sức mạnh của truyền thông đã được áp đặt lên bản thân. (1991:85, 87). Năm 1922, tờ báo St. Louis Post Dispatch đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với cư dân của thành phố St. Louis để tìm hiểu quan điểm của họ về tờ báo. Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu này đã đánh dấu bước phát triển mới trong phương pháp nghiên cứu truyền thông. Học thuyết ‘mũi kim tiêm’ (hypodermic-needle model/ magic bullet theory) ra đời trong thời kì này hình thành trên cơ sở lí luận là các phương tiện TTĐC đã ‘chích’ các thông điệp đi kèm giá trị, quan điểm, cách nghĩ và cách đối xử trực tiếp vào đầu của khối đại chúng không có óc phê phán và khả năng ‘chống đỡ’. Theo J. Gripsrud (2002), sự phát triển của một số phương tiện TTĐC thời đó như phim ảnh, đĩa ghi âm, tạp chí, ti vi đã góp phần hình thành một bản sắc 17 ‘thanh niên’ thời thượng: quần jean, áo khoác da, kiểu tóc đuôi vịt (ducktail), và đi xe mô tô. Các phương tiện TTĐC do đó từng được đánh giá là ‘phương tiện của thượng đế’ (Gripsrud 2002). Giai đoạn thứ hai: từ sau thập niên 40 tới đầu thập niên 60 của thế kỉ XX: quan điểm chủ đạo của thời kì này là truyền thông không có quyền lực vạn năng mà chỉ có ảnh hưởng hạn chế (limited media effects paradigm) và chỉ củng cố thêm những xu hướng xã hội có sẵn. Học thuyết ‘Dòng hai bước của truyền thông’ còn được gọi là học thuyết về “Ảnh hưởng hạn chế của truyền thông” (Limited-Effects Theory) (Lazarsfeld và Katz) xuất hiện với quan điểm cơ bản là bên cạnh kênh TTĐC, từng cá nhân người tiếp nhận còn có các mối quan hệ liên cá nhân với các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Và vì vậy, tác động của các phương tiện TTĐC không mang tính trực tiếp như học thuyết ‘mũi kim tiêm’ đã chỉ ra, mà luôn thông qua bộ lọc của các bước trung gian - những người có uy tín trong cộng đồng. Nói cách khác, chính môi trường (gia đình, nhà trường, các nhóm quan hệ xã hội,…) của người tiếp nhận thông tin quyết định quá trình người đó tiếp nhận thông tin từ các phương tiện TTĐC, chứ không phải bản thân các phương tiện TTĐC quyết định điều đó. Giai đoạn này được đánh dấu bằng một phát minh của Paul Lazasfeld, đó là việc ông chế tạo ra chiếc máy đo thái độ yêu ghét của thính giả nghe đài bằng cách ấn nút xanh hoặc nút đỏ. Ông là người hoàn thiện phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung với mục đích phác thảo ý tưởng trước khi tiến hành các phương pháp điều tra định lượng trên diện rộng. 18 Giai đoạn thứ ba từ sau thập niên 60 tới những năm 90 của thế kỉ XX. Giai đoạn này gắn liền với các học giả thuộc trường phái Birmingham tiêu biểu như Stuart Hall, Raymond Williams. Những tác giả này nhấn mạnh vào sự tiếp nhận của công chúng, theo đó nhấn mạnh công chúng có tính chủ động cao khi tiếp nhận thông điệp truyền thông và có thể diễn giải các thông điệp này theo những trải nghiệm của riêng họ. Trái ngược với quan điểm trước đây của Theodor Adorno và M. Horkheimer, những nhà phê bình như John Fiske lại cho rằng khán giả là những người có quyền lựa chọn những gì họ muốn xem, thậm chí họ có khả năng tiếp nhận các thông điệp truyền thông theo cách riêng của mình. Một công trình nghiên cứu của I.Glick và J.S.Levy xuất bản năm 1962 đã phác thảo được bức tranh loại hình hóa về khán giả khi họ nghiên cứu về thái độ của công chúng Mỹ đối với truyền hình. Và có 3 loại thái độ sau: + Thái độ Chấp nhận: máy truyền hình được xem là công cụ tiêu khiển và phương tiện để hội nhập vào xã hội (người già, người độc thân, lao động chân tay, trẻ em dưới 12 tuổi,…) + Thái độ Chống đối: có thái độ lo lắng về hậu quả của truyền hình mang lại (giới trung lưu, và các bậc phụ huynh). + Thái độ Thích ứng hay Dung hòa: không xem nhiều mà cũng không xem không ít. Truyền hình có thể đáp ứng nhiều mục đích khác nhau, từ thông tin đến giải trí, tuy nhiên cần phải có sự chọn lọc nhất định (lao động tay nghề, tiểu thương, kinh doanh nhỏ, ...) Một công trình khác cũng được công bố năm 1972 bởi J. Sousselier (Pháp) về phân loại công chúng đối với truyền hình: 19 + Những người xa lánh (8%): chỉ coi ít chương trình (người dân Paris, thanh niên 15 – 24 tuổi, sinh viên, …) + Những người thụ động (29%): thích những chương trình “bình dân” và không thích xem những chương trình mang tính “trí tuệ” (những người có học vấn tiểu học, công nhân và nông dân) + Những người chọn lọc (30%): quan tâm đến những chương trình mang tính chất trí thức (học vấn trung học và đại học, cán bộ, ...) + Những người hài lòng (33%): thích xem hầu như tất cả các chương trình, nhưng vẫn thích những chương trình bình dân nhiều hơn là những chương trình trí tuệ (cư dân các thành phố nhỏ hoặc thị trấn ở nông thôn, nhân viên, người về hưu,…). Trong khi đó Stuart Hall đưa ra mô hình mã hóa/giải mã (1973) trong đó ông cho rằng các thông điệp truyền thông sẽ được “giải mã” bởi khán giả theo những cách khác nhau không lường được dựa trên bối cảnh xã hội và nhận định của bản thân họ. (Barker, 1997: 117).Trong nhận định này, cần phải thấy rằng việc giải mã thông điệp truyền thông luôn được gắn chặt với bối cảnh văn hóa xã hội rộng lớn và vì vậy việc tiêu thụ các sản phẩm truyền thông không chỉ đơn thuần diễn ra giữa công chúng và bản thân sản phẩm truyền thông đó. Ngoài ra việc tiếp nhận truyền thông của công chúng, trong nhiều trường hợp, cũng được xem là một hoạt động tập thể hơn là một hành động đơn lẻ của cá nhân trong đó tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng có thể ảnh hưởng lớn tới việc công chúng đón nhận các sản phẩm truyền thông như thế nào. 20 Trong cuốn “Inside Family Viewing” (1990); James Lull giải thích việc các thành viên trong gia đình cùng xem ti vi và tương tác với nhau có thể ảnh hưởng như thế nào tới thông điệp truyền hình mà từng thành viên ấy cảm nhận được. Giai đoạn thứ tư bắt đầu từ những năm 1990 của thế kỉ XX tới nay Đây là giai đoạn gắn liền với kỉ nguyên công nghệ số toàn cầu, đánh dấu bằng sự ra đời của Internet. Đây là kỉ nguyên mà nhà nghiên cứu truyền thông người Mỹ Henry Jenkins gọi bằng cái tên “kỉ nguyên hội tụ”. Theo Jenkins, các công nghệ truyền thông mới trong thời kì này cho phép ra đời một nhóm lớn hơn các nhà sản xuất truyền thông. Theo đó, một người gửi thông tin cũng có thể đồng thời là một người nhận thông tin. Cùng với các kênh TTĐC do các tập đoàn truyền thông quốc tế kiểm soát, chúng ta cũng nhận thấy sự ra đời của hàng loạt các trang “nội dung tạo bởi người dùng” (user generated content pages) như Blogs, Wikipedia, Flickr, You Tube… Hiện tượng công chúng tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối thông điệp truyền thông đã dẫn tới những thay đổi đáng kể trong bức tranh chung về truyền thông thế giới. Joël De Rosnay (2006), một nhà phê bình người Pháp đã gọi giai đoạn này là “từ truyền thông đại chúng tới truyền thông của công chúng”, trong đó một khán giả cũng có thể sản xuất các sản phẩm truyền thông số có giá trị như nhiếp ảnh, video, các file âm thanh, các bài báo vốn thường trước đây thuộc về “độc quyền” của các nhà báo chuyên nghiệp. Từ năm 2006, Viện nghiên cứu báo chí và con người PEW của Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu lớn có tên gọi “Dự án nghiên cứu Internet và cuộc sống người Mỹ”. Nghiên cứu hàng năm này sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi theo lịch đại trên phạm vi toàn nước Mỹ đã đưa ra những nhận định, báo cáo về công chúng internet ở Mỹ cũng như khả năng tiếp cận, sử dụng và mức độ hài lòng của họ đối với tin tức trên mạng Internet. 21 Như vậy có thể thấy rằng nghiên cứu về TTĐC trên thế giới là một lĩnh vực rất được coi trọng. 1.1.2 Nghiên cứu truyền thông ở Việt Nam Ở Việt Nam, lĩnh vực này đã và đang phát triển. Về góc độ báo chí học: Bộ sách “Cơ sở lí luận báo chí – truyền thông” – Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), nhóm sách về thể loại báo chí như “Thể loại báo chí chính luận” - Trần Quang, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội (2005), “Thể loại báo chí thông tấn” – Đinh Hường, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” – Dương Xuân Sơn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội (2006) và bộ sách thường niên “Báo chí những vấn đề lí luận và thực tiễn” tập hợp nhiều nghiên cứu về lí luận báo chí học cũng như các kĩ năng truyền thông do Khoa Báo chí – Truyền thông, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thực hiện có ý nghĩa rất lớn trong việc hệ thống tri thức cho đội ngũ sinh viên và đội ngũ nghiên cứu truyền thông ở Việt Nam. Nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Tấn cũng có những giới thiệu về các phương tiện TTĐC hiện đại, các nguyên tắc, phương pháp nhằm quản lí, điều hành, phát huy vai trò sức mạnh của các loại hình phương tiện TTĐC qua quyển Truyền thông đại chúng, được xuất bản lần đầu vào năm 2001, và tái bản vào năm 2004. Các tác giả Đỗ Quang Hưng, Huỳnh Văn Tòng, Hồng Chương đi sâu vào nghiên cứu lịch sử báo chí – truyền thông Việt Nam thông qua các tác phẩm “Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945”, “Lịch sử báo chí Việt Nam – từ khởi thủy đến 1945”, “120 năm báo chí Việt Nam”. Trong các nghiên cứu về công chúng truyền thông tại Việt Nam có thể kể tới các tác phẩm nghiên cứu có tính hệ thống về xã hội học truyền thông của nhà 22 nghiên cứu, nhà báo Trần Hữu Quang như: Chân dung công chúng truyền thông (qua khảo sát xã hội học tại TPHCM), 2001; Xã hội học báo chí, 2006…. Các nghiên cứu của Trần Hữu Quang khảo sát một cách có hệ thống, quy mô rộng cùng lúc ba loại hình báo chí là ti vi, báo in, radio để chỉ ra các mô thức đọc báo của công chúng Thành phố Hồ Chí Minh. Những công trình nghiên cứu đã công bố của PGS.TS Mai Quỳnh Nam cũng có đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu TTĐC ở Việt Nam. Đó là một loạt các bài viết về các vấn đề xã hội học báo chí trên Tạp chí Xã hội học với các bài tiêu biểu như Dư luận xã hội – mấy vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu (tạp chí Xã hội học số 1/1995); TTĐC và dư luận xã hội (Tạp chí Xã hội học số 1/1996); Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả TTĐC (Tạp chí Xã hội học số 4/2001); Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in (Tạp chí Xã hội học số 2/ 2002)… Những nghiên cứu này không những chỉ ra định hướng và xu hướng phát triển của nghiên cứu xã hội học – TTĐC mà còn đưa ra những kết quả thực chứng thuyết phục và có giá trị cao. Hướng tới đối tượng công chúng Hà Nội là nghiên cứu về “Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội” - Luận án Tiến sĩ Báo chí học của Trần Bá Dung tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2008. Qua nghiên cứu này, Trần Bá Dung đã chỉ ra rằng xu hướng quan tâm nhất của công chúng Hà Nội vẫn là theo dõi tin tức, thời sự - chính trị. Điều này phản ánh đúng nhu cầu của người dân ở mọi quốc gia, nhất là ở thủ đô, nơi luôn diễn ra các sự kiện chính trị tiêu biểu của đất nước. Ngoài ra, tác giả dự báo nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội sẽ ngày càng cao, đa dạng và rất phong phú. Đời sống ngày càng được nâng cao, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng tốt hơn, sự phát triển mạnh mẽ về lượng và chất của thông tin đại chúng cũng là nguyên nhân tác động 23 trực tiếp, làm biến đổi nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của từng nhóm công chúng, tùy theo độ tuổi, trình độ, giới tính, nghề nghiệp…Vì vậy mỗi phương tiện thông tin đại chúng cần có sự vận động, phát triển thích ứng để theo kịp nhu cầu tiếp nhận của công chúng đang không ngừng vận động và biến đổi. Trong bài viết “Văn hóa ứng xử với truyền thông của công chúng truyền thông hiện đại”, thạc sĩ Vũ Trà My cho biết trong một cuộc điều tra công chúng TTĐC ở Hà Nội tháng 7/2010 cho thấy có 70% công chúng thường tiếp nhận thông tin theo lĩnh vực mình quan tâm. Internet và báo trực tuyến, cho dù là loại hình TTĐC mới nhưng đã được 55,9% người được hỏi lựa chọn là một trong ba phương tiện chủ yếu để theo dõi tin tức hàng ngày (bên cạnh truyền hình 87,7% và báo in 37,8%). 63,4% công chúng cũng chọn internet là nguồn để công chúng theo dõi một thông tin mà họ rất quan tâm. Cũng trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của công chúng trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay. Theo đó công chúng không còn là đối tượng chịu tác động của TTĐC, họ đã trở thành đối tượng phục vụ của TTĐC, là người tiêu thụ, những khách hàng khó tính muốn lựa chọn “sản phẩm truyền thông” theo nhu cầu, sở thích, mối quan tâm của mình. Công chúng cũng được chủ động hơn trong việc chọn thời điểm tiếp nhận sản phẩm truyền thông. Công chúng đã có cách nhìn khách quan hơn về những thông tin được TTĐC đăng tải, xu hướng tìm kiếm nhiều nguồn thông tin về cùng một vấn đề ngày càng rõ nét. Với sự hỗ trợ của công nghệ số, truyền thông internet với tính tương tác cao và phi định kì là sự nối dài cánh tay cho công chúng, giúp họ nắm bắt thế giới truyền thông, đặc biệt là thông qua hoạt động phản hồi và phát tán thông tin. Ở cấp độ khác, công chúng cũng có xu hướng tham gia nhiều hơn hoạt động đồng sáng tạo các sản phẩm truyền thông. Mức độ đơn giản nhất là chủ động thông tin cho cơ quan báo chí. 24 Trong “Vấn đề công chúng truyền thông chuyên biệt (Khảo sát công chúng Hà nội)” - Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Ngọc Thu (2010) đã nói tới xu hướng “phi đại chúng hóa công chúng”. Theo đó, sự tăng tốc của nền kinh tế trên thế giới, sự giao lưu hợp tác mạnh mẽ về văn hóa, tiến bộ của khoa học kĩ thuật… tất cả đã tạo thành một lực đẩy buộc các cá nhân trong xã hội cũng phải tăng tốc.Tin tức mới liên tục đến buộc công chúng cũng phải liên tục kiểm tra lại tin tức và tư liệu hình ảnh của bản thân với tốc độ cũng ngày một nhanh hơn.Tin tức cũ bị lãng quên, hình ảnh cũ bị thay thế, điều này không chỉ tạo ra áp lực cho đối tượng tiếp nhận mà còn rút ngắn tuổi thọ của tin tức. Công chúng dần hình thành nhu cầu về một mô thức truyền tin khác mà ở đó vai trò của công chúng được nâng cao và chủ động hơn.Nhu cầu ấy chính là cơ sở cho xu hướng phi đại chúng hóa TTĐC, cũng như chuyên biệt hóa, khu biệt hóa công chúng truyền thông. Luận án tiến sĩ Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay” của Trần Bảo Khánh, (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2007) đã định hình khá rõ nét về chân dung, đặc điểm, cách thức tiếp nhận các chương trình truyền hình của công chúng truyền hình Việt Nam. Ngoài ra còn có một số công trình khoa học khác liên quan tới vấn đề TTĐC và công chúng truyền thông như Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình của sinh viên Hà Nội (Khảo sát các chương trình truyền hình trên sóng VTV1, VTV2, VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam) - luận văn Thạc sĩ của Vũ Phương Dung, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Mối quan hệ giữa công chúng với Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay – luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Vân. Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học với 1.000 phiếu điều tra công 25 chúng truyền hình sinh sống trên các địa bàn Hà Nội, Bắc Kạn, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Kon Tum. Luận văn này đã đưa ra được những mối liên hệ cơ bản giữa những khán giả xem truyền hình với các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam, các yếu tố tác động đến công chúng xem truyền hình. 1.2 Truyền hình – đặc điểm và vài trò của truyền hình trong đời sống xã hội Ra đời vào những năm đầu thế kỉ XX, truyền hình đã nhanh chóng xác lập được vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời đã tạo cho mình một lớp công chúng đông đảo. Công chúng tiếp nhận thông tin mà truyền hình mang lại, đồng thời theo sự phát triển của xã hội và xu thế phát triển chung, lớp công chúng này lại có tác động trở lại với nguồn phát thông tin. Chính vì thế, giữa truyền hình (nguồn phát thông tin) với công chúng (đối tượng tiếp nhận) có quan hệ hết sức chặt chẽ và cũng là một quan hệ mang tính đặc thù. Truyền hình có đặc điểm ưu việt hơn hẳn các loại hình báo chí khác bởi nó được thừa hưởng và là sự kết hợp của phát thanh và báo in. Ngôn ngữ của truyền hình là hình ảnh và âm thanh, chúng hòa quyện với nhau một cách hữu cơ, gắn bó và tạo tiền đề bổ xung, nâng đỡ nhau và cùng tác động đến công chúng một lúc. Với kí hiệu thông tin đặc trưng là hình ảnh và âm thanh tổng hợp, quá trình cảm thụ thông tin truyền hình của khán giả diễn ra với hiệu quả cao. Những thông tin do truyền hình mang lại có tác động mạnh mẽ vào quá trình nhận thức của khán giả, hiệu quả thông tin trên truyền hình có thể tạo nên những dư luận rộng lớn nhờ tính xác thực, sống động, khả năng biểu cảm cao và phủ sóng rộng khắp. 26 Vì thông tin truyền tải bằng cả âm thanh và hình ảnh nên truyền hình tạo cho khán giả cảm giác họ được chứng kiến những sự kiện, việc thật đang diễn ra ngay trước mắt. Chúng ta vẫn nói “trăm nghe không bằng một thấy” để nhấn mạnh tầm quan trọng của hình ảnh khi chúng tác động trực tiếp đến thị giác. Lợi thế, hiệu quả tác động của hình ảnh trong truyền hình cộng với sự bổ sung của các yếu tố như thông tin trả lời phỏng vấn của nhân vật (hiện hữu gần như nguyên vẹn khi đến với công chúng), lời bình của PV… tạo nên hiệu quả, sức mạnh tổng hợp của truyền hình. Trong thời đại xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa, truyền hình đã vượt khỏi biên giới cứng, đưa người xem nhập cuộc, xóa bỏ ranh giới không gian và những rào cản về tâm lí, ngôn ngữ. Người xem không phải hình dung ra sự kiện mà còn có thể trực tiếp tham gia vào sự kiện, dẫn tới hiệu ứng lan truyền, tạo ra dư luận xã hội. Bởi truyền hình là một loại hình báo chí nằm trong hệ thống truyền thông chung nên nó cũng mang đầy đủ vai trò, chức năng của báo chí. Chức năng thông tin Có thể nói, thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của báo chí nói chung và của truyền hình nói riêng. Thông tin là nhu cầu sống còn của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng cao. Điều này đòi hỏi báo chí nói chung và truyền hình nói riêng càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho xã hội. Truyền hình có những lợi thế nhất định so với các loại hình báo chí khác trong việc phản ánh thông tin. Trước hết, truyền hình cũng như báo chí nói chung cần phải thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng lúc nhất, đảm bảo tính cập nhật, tính thời sự của thông tin. Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, cuộc cạnh tranh trong 27 việc đưa tin của các loại hình báo chí ngày càng trở nên quyết liệt. Với truyền hình, sự thành công và phát triển của truyền hình phụ thuộc vào số lượng khán giả xem và số tiền mà họ bỏ ra để mua các kênh truyền hình. Truyền hình có những lợi thế đặc biệt trong việc đưa tin nhanh chóng và hợp thời. Nó có thể cung cấp cho công chúng những thông tin trung thực, sống động mà không có loại hình báo chí nào theo kịp. Nếu báo in sử dụng từ ngữ, ảnh là phương tiện chính để truyền tải thông tin, với phát thanh là âm thanh thì truyền hình có khả năng truyền tải thông tin bằng cả âm thanh và hình ảnh trực tiếp ngay tại hiện trường mà không phải qua khâu xử lí. Yếu tố tác động chủ yếu đến công chúng là yếu tố nghe nhìn, do vậy truyền hình tác động tới công chúng thông qua ngôn ngữ ở cấp độ xem. Điều này chứng tỏ rằng thông tin của truyền hình là rất trung thực. Cuộc sống của con người rất phong phú và đa dạng nên việc đáp ứng nhu cầu thông tin trên sóng truyền hình cũng phải đa dạng và phong phú. Đời sống tinh thần của con người ngày càng phát triển, do đó thông tin trên báo chí phải cực kì phong phú, phản ánh mọi mặt, mọi khía cạnh trong đời sống xã hội, đáng ứng một cách tối đa nhu cầu của công chúng. Truyền hình cũng như báo in, phát thanh và báo điện tử, kênh thông tin nào cung cấp lượng thông tin lớn thì nó sẽ trở thành sự lựa chọn của số đông công chúng. Một yêu cầu khác mà thông tin trên báo chí phải hết sức lưu ý đó là thông tin phải phù hợp với những giá trị văn hóa và đạo lí của dân tộc, phù hợp với sự phát triển và phục vụ sự phát triển. Thông tin trên truyền hình cũng phải nhằm vào việc định hướng dư luận xã hội, định hướng thái độ, nhận thức và hành vi cho công chúng. Đây là yêu cầu xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động thông tin của TTĐC nói chung và của truyền hình nói riêng. 28 Bên cạnh đó truyền hình còn có chức năng tư tưởng. Công tác tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các chính đảng, các hệ thống xã hội cũng như các giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội. Mục đích của công tác tư tưởng là nhằm tác động vào ý thức xã hội, hình thành một hệ thống tư tưởng thống trị với những định hướng nhất định. Đây chính là một phương thức để phát huy những quyền lực trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, tập hợp lực lượng quần chúng, phát huy tốt những tiềm năng to lớn của nhân dân nhằm xây dựng xã hội theo con đường đã định. Với khả năng tác động một cách rộng rãi, nhanh chóng và mạnh mẽ vào xã hội, hoạt động báo chí nói chung cũng như truyền hình nói riêng có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong công tác tư tưởng. Các phương tiện TTĐC tác động vào quần chúng, lôi kéo, tập hợp, thuyết phục họ và tổ chức họ thành lực lượng cách mạng để thực hiện những mục tiêu cụ thể trong từng thời kì. Truyền hình với những lợi thế đặc biệt với âm thanh và hình ảnh có khả năng thể hiện một lượng lớn thông tin sinh động và cụ thể sẽ xây dựng một thế giới quan sinh động cho khán thính giả của truyền hình và có tác động rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng cho khán giả. Báo chí nói chung cũng như truyền hình nói riêng có vai trò rất lớn trong việc tạo ra dư luận xã hội. Đó là những phản ánh, thái độ của xã hội đối với một sự kiện, hiện tượng vấn đề hoặc một nhân vật nào đó. Tính chất của dư luận xã hội phụ thuộc vào nội dung thông tin được phản ánh. Điều đó chứng tỏ nếu thông tin bị bóp méo hay xuyên tạc thì hậu quả sẽ rất lớn vì nó tạo ra dư luận xã hội không tốt thì không dễ gì dập tắt được. Chức năng tiếp theo của truyền hình là tổ chức và quản lí xã hội. Báo chí nói chung và truyền hình nói riêng đang hàng ngày tham gia vào công tác tổ chức, quản lí xã hội. Truyền hình góp phần tuyên truyền những chính 29 sách của Đảng và Nhà nước đến cho nhân dân, đồng thời cũng là diễn đàn phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Truyền hình là kênh thông tin hai chiều để mọi chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra đều phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Báo chí được coi là “quyền lực thứ tư” trong xã hội vì nó tạo ra sức mạnh dư luận qua thông tin. Cũng như các kênh TTĐC khác, truyền hình có vai trò quan trọng trong tiến trình tham gia tổ chức xã hội. Vai trò tổ chức của báo chí truyền hình thể hiện ở chỗ nó biểu dương các nhân tố, hình mẫu tích cực tiên tiến và nhân rộng ra thành phong trào, làm cho cái đơn lẻ tích cực thành cái phổ biến, uốn nắn nhận thức và hoạt động của con người và các tổ chức, trong sự phù hợp với định hướng phát triển. Trong khi thực hiện vai trò tổ chức xã hội, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng còn tham gia vào quá trình quản lí xã hội. Quản lí ở đây có thể hiểu là quá trình tác động, chi phối của chủ thể với khách thể, đảm bảo cho sự vận hành, hoạt động của các tiểu hệ thống và toàn bộ hệ thống xã hội cùng nhằm vào mục tiêu và đạt hiệu quả. Vì thế, để quá trình quản lí xã hội đạt hiệu quả, cần phải đạt các yếu tố như: hoạch định chính sách, chủ trương phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể, truyền thông vận động xã hội, đảm bảo cho các chính sách, chủ trương, các quyết định quản lí được nhận thức đúng đắn và đầy đủ trong dân cư, tổ chức thực hiện, hướng dẫn tư tưởng và hoạt động. Muốn vậy, giữa khách thể và chủ thể thường xuyên phải có mối tác động hai chiều. Báo chí truyền hình phải đảm nhận vai trò vừa là yếu tố liên kết thông tin, cầu nối, vừa là động lực khơi dậy tiềm năng của chủ thể và khách thể. Xã hội càng phát triển thì vai trò tổ chức quản lí xã hội của báo chí truyền hình càng được chú trọng. Vai trò được thể hiện ở cả hai phương diện tổ chức và quản lí, đó là quản lí bằng pháp luật và bằng dư luận xã hội. Mối quan hệ này có liên quan và gắn bó chặt chẽ sẽ tạo hiệu quả cao trong sự phát triển của xã hội. 30 Cuối cùng, truyền hình có chức năng giáo dục văn hóa và giải trí. Ngày nay, xem truyền hình đã trở thành một thói quen của rất nhiều gia đình. Hầu hết các gia đình ở Việt Nam đều có ít nhất một chiếc tivi và mỗi người trong gia đình ấy đều xem ít nhất một chương trình truyền hình. Điều này cho thấy truyền hình đã và đang đi vào cuộc sống của từng gia đình, từng cá nhân và đã trở thành một nhu cầu giải trí không thể thiếu đối với họ. Đây là một trong những chức năng quan trọng không kém những chức năng đã được đề cập ở trên. Ưu thế số một của truyền hình hiện nay đó là nó đáp ứng một cách cao nhất nhu cầu thông tin giải trí cho khán giả xem truyền hình. Cuộc sống càng hiện đại, con người phải làm việc căng thẳng thì nhu cầu giải trí ngày càng cao. Truyền hình đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Khoa học kĩ thuật công nghệ ngày càng hiện đại thì người dân có thể ngồi tại nhà và chọn lựa tất cả những kênh truyền hình mà họ yêu thích. Nếu phát thanh mới chỉ đáp ứng được yêu cầu về âm thanh thì truyền hình đáp ứng cho họ cả âm thanh và hình ảnh. Ca nhạc, phim truyện, thể thao, sân chơi… tất cả những loại hình nghệ thuật đáp ứng nhu cầu giải trí và nâng cao kiến thức của con người đều có thể đáp ứng được trên truyền hình. Đây là một ưu điểm đặc biệt mà không phải loại hình báo chí nào cũng có được. Chính vì vậy mà mặc dù xuất hiện sau các loại hình báo chí khác, ngay cả khi internet ra đời sau này khiến báo điện tử phát triển ồ ạt thì truyền hình vẫn khẳng định được vị trí của mình và vẫn chiếm hữu một lượng lớn khán giả. Theo kết quả cuộc điều tra năm 2011 của Yahoo! Việt Nam và công ty Kantar Media thì tỉ lệ sử dụng ti vi vẫn là cao nhất so với các phương tiện TTĐC khác [37]. Thông qua truyền hình, sự giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới đã trở nên dễ dàng hơn. 31 1.3 Công chúng báo chí, công chúng truyền hình Công chúng Công chúng là một danh từ chỉ một tập hợp xã hội được cấu thành một cách phức tạp bởi nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Đây là một yếu tố không thể tách rời trong quá trình truyền thông bao gồm hoạt động truyền thông, người làm công tác truyền thông, người nghe (công chúng). Chính vì thế, khi nghiên cứu về công chúng của một phương tiện thông tin đại chúng thì không thể tách rời những độc giả, khán giả ra khỏi môi trường sống của họ, mà ngược lại phải đặt họ vào trong các hoàn cảnh sống cũng như các mối quan hệ xã hội của họ. Công chúng báo chí Báo chí bao gồm báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Mỗi loại hình báo chí trên đều có lớp công chúng của riêng mình, đó là những tầng lớp người, cộng đồng dân cư khác nhau đã tiếp xúc với báo chí, tiếp nhận thông tin và chịu ảnh hưởng của nó. Mặc dù công chúng vẫn là cộng đồng dân cư rời rạc, không đồng nhất nhưng họ trở thành công chúng báo chí do ý chí của mình, độc lập lựa chọn các nguồn thông tin khác nhau từ các loại hình báo chí để có được sự tiếp xúc, hoặc là thường xuyên, hoặc là ngẫu nhiên. Công chúng báo chí luôn phát triển vì một phần đó là nhu cầu thông tin trong xã hội hiện đại ngày càng tăng cao, số lượng công chúng tìm đến một số loại hình báo chí ngày càng nhiều. Công chúng báo chí nước ta hết sức đa dạng và phân tán, có sự khác biệt về lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, địa bàn cư trú, nghề nghiệp, mức sống, sở thích… Đối tượng công chúng có thể là một cộng đồng người trong một thôn xóm, khối phố, tổ dân phố cho đến cộng đồng to lớn có quy mô toàn quốc. Đặc 32 điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ, thời gian, mục đích tiếp cận thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng Trước kia, khi hệ thống báo chí chưa phát triển, công chúng báo chí có phần dễ tính bởi họ tiếp nhận báo chí, đọc hết những gì báo chí cung cấp. Tuy nhiên đó là sự tiếp nhận thông tin một cách thụ động bởi báo chí thời kì này là báo chí bao cấp được cấp phát theo đầu báo với số lượng có hạn, sự phản hồi của độc giả chưa được quan tâm, cách thức phản hồi còn gặp nhiều khó khăn. Sau cải cách, đi đôi với sự phát triển của kinh tế xã hội và khoa học kĩ thuật, báo chí cũng có sự phát triển rõ rệt. Hệ thống thông tin đại chúng với nhiều loại hình mới phát triển mạnh mẽ kéo theo sự phát triển về số lượng phát hành. Nội dung thông tin phong phú, đa dạng hơn, đề cập tới mọi lĩnh vực và khía cạnh của đời sống xã hội. Chưa bao giờ con người lại được sống trong xã hội thông tin phong phú và nhiều chiều như ngày nay. Đi đôi với việc tiếp nhận thông tin từ báo chí, độc giả, khán giả còn có thể thể hiện ý kiến quan điểm trái ngược hoặc đồng tình trước các sự kiện, sự việc được thông tin trên báo chí, từ đó hình thành dư luận xã hội rộng rãi. Từ chỗ là đối tượng tiếp nhận thông tin thụ động, công chúng đã tiến lên vai trò chủ động, trực tiếp tham gia vào quá trình truyền thông. Họ có quyền quyết định trong việc lựa chọn thông tin mà họ quan tâm, thích thú và cảm thấy hữu ích. Từ vai trò thụ động trong quá trình tiếp nhận thông tin, giờ đây công chúng đã trở nên chủ động, linh hoạt hơn trong quá trình truyền thông. Đây cũng là xu thế chung của báo chí truyền thông hiện đại. 33 Công chúng truyền hình Công chúng truyền hình là những người được xem truyền hình, tiếp nhận thông tin và chịu ảnh hưởng từ các thông tin mà truyền hình mang lại. Cũng như tất cả các phương tiện thông tin đại chúng khác, khái niệm công chúng truyền hình xuất hiện từ khi có sự xuất hiện của truyền hình, đó là vào những năm đầu thế kỉ XX. Những chương trình truyền hình đã được phát đi lần đầu tiên ở nước Đức vào năm 1928, sau đó là Anh và Mĩ. Tính đến cuối chiến tranh thế giới lần thứ II, nước Mỹ có 5.000 gia đình sở hữu máy thu hình và đến năm 1960 thì truyền hình đã có mặt ở hầu hết các nước châu Âu. Ở Việt Nam, truyền hình ra đời khá muộn, vì thế công chúng truyền hình xuất hiện cũng rất muộn. Thời kì 1954- 1975, đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị và hai nền kinh tế khác nhau nên truyền hình cũng xuất hiện ở hai thời điểm khác nhau. Ở miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã có những hoạch định chính sách nhằm xây dựng truyền hình, phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược mà họ đang tiến hành. Năm 1966, chương trình truyền hình đầu tiên được phát sóng tại đây và công chúng truyền hình miền Nam cũng xuất hiện ở giai đoạn này. Còn ở miền Bắc, năm 1968, Chính phủ đã cho phép thành lập một xưởng phim vô tuyến truyền hình, chuyên sản xuất các phóng sự và phim tài liệu truyền hình để phản ánh cuộc sống, chiến đấu của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày 7/9/1970, sau một thời gian chuẩn bị, chương trình truyền hình đầu tiên đã được thực hiện, mặc dù thời lượng phát sóng còn ngắn và nội dung chương trình còn đơn giản. Với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, ngày 27/1/1971 chương trình truyền hình bắt đầu phát sóng rộng rãi, mở 34 đầu cho thời kì làm truyền hình thử nghiệm ở Việt Nam, hình thành lớp công chúng truyền hình ở miền Bắc. Khái niệm công chúng truyền hình ở miền Bắc vì thế cũng xuất hiện trong thời kì này. Kể từ sau thống nhất, truyền hình ở Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các tỉnh, thành phố lớn đều đã xây dựng được đài truyền hình, mặc dù nội dung phát sóng còn chưa được phong phú. Công chúng truyền hình trong giai đoạn này hầu hết là tầng lớp thị dân có thu nhập cao và đời sống ổn định. Từ năm 1995 trở về đây, truyền hình tại Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ trên tất cả các khía cạnh, từ nội dung chương trình, thời lượng phát sóng… khiến lớp công chúng cũng không ngừng phát triển theo. Sự bùng nổ của truyền hình vừa làm phong phú đời sống tinh thần của người dân về phương diện giải trí, vừa tạo động lực phát triển tới hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam mà người hưởng lợi nhiều nhất từ sự phát triển này chính là công chúng. Kể từ năm 1979, Đài PT-TH Hà Nội đã chính thức phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên, báo hiệu một thời kì phát triển của truyền hình Thủ đô trong sự phát triển chung của truyền hình Việt Nam nói riêng và truyền hình thế giới nói chúng. Công chúng truyền hình ở mỗi giai đoạn đều có sự khác nhau về thu nhập, địa vị xã hội, phương cách tiếp nhận và sử dụng thông tin truyền hình nhưng nói chung họ đều là những người chịu ảnh hưởng từ thông tin mà truyền hình mang lại. Những ảnh hưởng này cùng với các yếu tố kinh tế- xã hội khác làm thay đổi chất lượng dân cư ở quy mô lớn. 35 1.4 Các yếu tố tác động tới công chúng truyền hình Các yếu tố chính trị Báo chí là công cụ quản lí xã hội của Nhà nước. Nội dung báo chí thể hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vì thế có thể nói rằng chế độ chính trị xã hội nào thì quy định nền báo chí ấy. Nội dung báo chí mà công chúng hưởng thụ cũng chịu ảnh hưởng của chính trị, vì thế nhu cầu hưởng thụ thông tin qua báo chí của công chúng mang tính định hướng của Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc. Truyền hình nằm trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, do đó nó cũng nằm trong phạm vi ảnh hưởng và quản lí hệ thống chính trị. Truyền hình chịu ảnh hưởng của chính trị từ việc lựa chọn mục tiêu, sử dụng các giải pháp để thực hiện mục tiêu đó, khả năng kiểm soát và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có sẵn của truyền hình (bao gồm cả tiềm lực tự nhiên và năng lực sáng tạo của đội ngũ những người làm truyền hình), việc cho phép quần chúng tham gia vào quá trình thực hiện các chương trình truyền hình một cách có hiệu quả. Như vậy, có thể thấy rằng chính trị có ảnh hưởng to lớn đối với các hoạt đông của truyền hình, khả năng tác động vào công chúng để có thể tạo ra một sự thay đổi đối với công chúng truyền hình ở những giai đoạn khác nhau, khiến công chúng có thể hiểu biết về đất nước, dân tộc, lịch sử, hệ thống chính trị của mình. Tất cả các loại hình báo chí đều có khả năng tạo lập quan hệ giữa chính trị với các cá nhân trong cộng đồng và ngược lại. Truyền hình là một trong những loại hình báo chí, vì thế nó cũng có khả năng tạo lập mối quan hệ ấy bởi truyền hình là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là đơn vị sản xuất vừa có ý nghĩa về văn hóa, vừa có ý nghĩa về kinh tế. Ngược lại, chính trị 36 lại có thể đưa ra các chính sách để phát triển nhanh đời sống văn hóa và tinh thần, nâng cao trình độ học vấn của công chúng. Lớp công chúng này có khả năng sáng tạo, ứng dụng thành quả phát triển của nhân loại tạo ra, là lớp công chúng lí tưởng của truyền hình bởi họ biết tiếp nhận thông tin từ truyền hình, có khả năng phân tích thông tin và vận dụng vào cuộc sống. Không những thế, họ có thể tham gia tích cực vào các chương trình truyền hình và trở thành mắt xích quan trọng trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình. Các yếu tố kinh tế Lịch sử đã chứng minh rằng quá trình tồn tại và phát triển của con người đều gắn liền với các điều kiện kinh tế để phục vụ mục đích mưu sinh. Con người từ chỗ là một thực thể gắn bó với tự nhiên đã từng bước tách ra khỏi tự nhiên và chế ngự nó. Với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, con người đã vươn lên tự khẳng định mình. Đây chính là yếu tố có tính quyết định làm thay đổi nhu cầu của con người qua từng thời kì. Trước hết, nó làm thay đổi nhu cầu của con người ở tất cả các khía cạnh, trong đó có nhu cầu hưởng thụ. Trong mối quan hệ biện chứng, nhu cầu của con người kích thích sự phát triển của xã hội ở lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển thì đời sống vật chất của con người theo đó cũng tăng lên và làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người trong đời sống thực tại. Với truyền hình và công chúng truyền hình thì yếu tố kinh tế được coi là điều kiện tiên quyết. Khi có điều kiện kinh tế, thì nhà Đài mới nâng cấp được máy móc, thiết bị để nâng cao chất lượng chương trình. Còn với công chúng, khi kinh tế phát triển đồng nghĩa với đời sống vật chất của con người được cải thiện, điều này sẽ kéo theo nhu cầu phát triển về đời sống tinh thần của người dân. 37 Thực tế cho thấy, trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, để hoạt động truyền hình có thể phổ biến rộng rãi và hoạt động với đầy đủ các chức năng thì yếu tố kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Truyền hình có khả năng đến với tất cả các tầng lớp dân chúng rộng rãi nhất, thậm chí đến với các tầng lớp nằm ngoài vùng ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng khác nhờ bản chất vật lí của truyền hình là một phương tiện truyền thông đại chúng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, yếu tố kinh tế có thể chi phối toàn bộ các điều kiện ảnh hưởng tới truyền hình và công chúng truyền hình Các yếu tố văn hóa – xã hội Văn hóa được coi là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của xã hội nói chung và đối với con người nói riêng bởi con người là yếu tố trọng tâm của văn hóa, là cái gốc của văn hóa. Nói đến văn hóa là nói đến con người, ngược lại tác động đến con người là tác động đến văn hóa. Công chúng truyền hình là một bộ phận người trong xã hội. Khi yếu tố văn hóa tác động đến công chúng truyền hình nghĩa là nó hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần của bộ phận người này. Công chúng tiếp nhận văn hóa qua nhiều môi trường, yếu tố khác nhau trong đó có sự tác động của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng. Việc tiếp nhận thông tin có định hướng trên truyền hình đã giúp công chúng truyền hình giảm bớt khâu sàng lọc thông tin bởi những thông tin khi phát trên truyền hình đã trải qua quy trình kiểm duyệt hết sức chặt chẽ, phù hợp với thuần phong mĩ tục và định hướng phát triển của xã hội. Công chúng dựa vào đó sẽ tiếp cận, nhận thức và đánh giá trên phông nền văn hóa có sẵn. Đây chính là điều kiện để phát triển con người lành mạnh, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn được bản sắc dân tộc và nâng cao hơn nữa vai trò của văn hóa đối với đời sống. 38 Các yếu tố khoa học kĩ thuật Trong “Cú sốc tương lai”, (NXB Thông tin lí luận, 1992) tác giả Alvin Toffler đã dự báo: “Nền văn minh làn sóng thứ ba sẽ dựa trên thông tin tác động qua lại với nhau… Nền thông tin này sẽ chuyển thành hình ảnh đa dạng và cá nhân hóa cao vào dòng trí tuệ xã hội… Việc computer hóa xã hội sẽ không phi cá nhân hóa các mối quan hệ con người”. Thực tế cho thấy, sự đa dạng, phong phú nhiều chiều và hài hòa của con người là xu hướng mang tính quy luật trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay. Sự ra đời của máy vi tính – một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ XX đã đem lại sự biến đổi sâu sắc về diện mạo của nền kinh tế hiện đại. Nó liên kết các nền kinh tế và văn hóa, biến hoạt động đơn lẻ của con người ở khắp nơi thành hoạt động thống nhất, nó cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ một cách nhanh chóng, chính xác, liên tục và rộng khắp… Mà kiến thức và thông tin là nguồn lực vô cùng quan trọng để làm biến đổi nền kinh tế. Khi nền kinh tế thay đổi, kéo theo sự thay đổi của toàn xã hội và những thói quen cố hữu của con người sẽ thay đổi bằng thói quen khác, trong đó có sự thay đổi của công chúng truyền hình. Công chúng truyền hình là một bộ phận người trong xã hội, tiếp nhận thông tin từ truyền hình, chịu ảnh hưởng từ truyền hình nên khi thói quen trong cuộc sống thay đổi thì thói quen xem truyền hình có thể sẽ thay đổi theo. 1.5. Diện mạo Hà Nội và người Hà Nội Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích 3.328km2, lớn gấp hơn 3 lần trước đây, dân số tăng hơn gấp rưỡi với hơn 6,2 triệu người. Trong bản “Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008 Quốc hội khóa XII về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (1/8/2008-1/8/2013)”, kinh tế 39 Thủ đô tiếp tục tăng trưởng với tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) chiếm trên 10% cả nước; tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2008-2012 đạt 9,51%, cao hơn 1,5 lần mức bình quân chung cả nước. Nhiều chỉ tiêu bình quân đầu người trên lĩnh vực văn hóa - xã hội bị giảm so với trước, song với những cố gắng mới, Thành phố Hà Nội vẫn luôn giữ vị trí dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao. Sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính, thu nhập của người dân thủ đô tăng từ 1.697 USD năm 2008 lên 2.257 USD năm 2012 (Báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, Ngô Văn Quý - Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội). Đời sống của người dân Hà Nội vì thế được đánh giá là cao hơn hẳn so với các tỉnh thành khác. Với thu nhập bình quân ở mức 3-4 triệu đồng/tháng, việc mỗi gia đình ở Thủ đô hiện đang sở hữu từ 1-2 chiếc tivi là điều rất phổ biến. Ở khu vực ngoại thành, mặc dù mức sống của người dân cũng còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhu cầu về thông tin đã dần trở nên phổ biến nên chiếc tivi cũng đã trở thành người bạn thân thiết của mỗi người, mỗi nhà. Bên cạnh thu nhập thì trình độ học vấn cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen, nhu cầu và khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Hà Nội có tỉ lệ người biết chữ, tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên tốt nghiệp trung học phổ thông và tỉ lệ có trình độ đại học tăng, hiện ở mức cao nhất nước, tỉ lệ người trong độ tuổi có bằng sơ cấp chuyên môn kĩ thuật đạt 41%. Chính vì thế, công chúng truyền hình Hà Nội ngày nay phần lớn đều có trình độ văn hóa nhất định, cùng với việc được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin đa dạng, thường lựa chọn cho mình những chương trình mang tính khoa học 40 – giáo dục nhiều hơn. Những người làm việc theo giờ hành chính (công nhân viên chức) và những người có quỹ thời gian nhiều nhất (nội trợ, thất nghiệp và hưu trí) là những công chúng xem truyền hình nhiều nhất. Tuy nhiên, với đặc thù nghề nghiệp khác nhau, họ có thể không có điều kiện về mặt thời gian, hoặc kinh tế nên không thể theo dõi truyền hình thường xuyên thì họ lại có chủ đích xem truyền hình để học hỏi và tham gia vào các chương trình truyền hình. 1.6 Đặc điểm nhu cầu tiếp nhận của công chúng truyền hình Hà Nội Nhu cầu tiếp nhận thông tin từ báo chí nói chung và truyền hình nói riêng là điều tất yếu của mỗi cá nhân, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Truyền hình phục vụ thông tin cho mọi người, bất kể là nam hay nữ, mặc dù có những chương trình sản xuất có nội dung dành riêng cho một giới, nhưng không hạn chế người khác giới theo dõi. Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh tâm lí thì những người thuộc phái nam có cách tiếp cận có chủ đích hơn, mang tính chất phục vụ cho công việc nhiều hơn. Còn phái nữ, mặc dù phụ nữ Thủ đô ngày nay có nhiều cơ hội tham gia vào công tác chính trị, xã hội nhưng lối suy nghĩ truyền thống của người Việt Nam là người phụ nữ thường đảm nhận công việc nội trợ cùng với công việc xã hội nên họ có ít thời gian dành cho truyền hình hơn. Vì thế, họ tiếp nhận truyền hình với tâm lí cần thông tin chỉ dẫn, giải trí. Điều này sẽ được thể hiện trong chương II của luận văn này. Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế nói riêng của Việt Nam, cụ thể là của Thủ đô Hà Nội, trình độ dân trí của người dân Thủ đô đã được cải thiện và nâng cao đáng kể. Bên cạnh đó, người dân Thủ đô có nhiều cơ hội được tiếp xúc với các loại hình báo chí và các kênh truyền hình mới như báo điện tử, truyền hình cáp, các kênh truyền hình nước ngoài…. Chính vì 41 thế, công chúng của truyền hình Hà Nội giờ đây có lợi thế hơn trong việc chủ động chọn lọc tiếp nhận những thông tin mà mình quan tâm, yêu thích… phục vụ cho lợi ích của bản thân. Ngoài ra, với vị trí địa lí là trung tâm đầu não kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, công chúng truyền hình Hà Nội, cụ thể là công chúng sinh sống trên địa bàn Thủ đô theo quy mô khảo sát của luận văn này là những người dân sinh sống tại Hà Nội có điều kiện ưu việt hơn hẳn so với công chúng của các đài truyền hình khác trong việc chủ động, linh hoạt tham gia vào các chương trình truyền hình. … Vì thế, số lượng cũng như phạm vi công chúng của Đài PT-TH Hà Nội đã không ngừng phát triển và mở rộng, tạo thành một lớp công chúng truyền hình với nhiều đặc điểm khác trước. Công chúng truyền hình Hà Nội ngày nay không tiếp nhận thông tin trên truyền hình một cách thụ động như trước. Giờ đây, họ đã hoàn toàn chủ động trong việc kiểm soát quá trình tiếp nhận thông tin từ truyền hình. Quá trình tiếp nhận thông tin ấy có thể chia làm hai giai đoạn: Tìm chương trình, tiếp nhận thông tin và sự biến đổi của nhận thức sau khi tiếp nhận thông tin. Lựa chọn chương trình là một bước giới hạn phạm vi thông tin tiếp cận của công chúng. Lựa chọn chương trình truyền hình liên quan đến mục đích xem truyền hình của công chúng, liên quan đến sở thích, nhu cầu hay do yêu cầu của công việc. Công chúng sẽ chỉ chọn những chương trình truyền hình mang lại thông tin có ý nghĩa cho họ. Lựa chọn chương trình là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất, nó quyết định việc chương trình có được công chúng xem tiếp hay không. Vì thế, những người làm truyền hình cần phải quan tâm để lựa chọn những đề tài có thể gây được sự chú ý của công chúng, phải nghiên cứu, xác định được giới hạn của vấn đề và ý nghĩa thời sự của tác phẩm truyền thông đối với công chúng. Hiện nay việc lựa chọn chương trình của công chúng được 42 hỗ trợ bởi nhiều kênh thông tin khác nhau. Đối với công chúng truyền hình thì truyền hình thực sự là công cụ tuyệt vời giúp họ có thể lựa chọn thông tin mình quan tâm, yêu thích thông qua bản giới thiệu chương trình (có thể là trong ngày hay từ nhiều ngày trước). Sau khi đã lựa chọn chương trình thì bước tiếp theo sẽ là tiếp nhận thông tin. “Xét ở góc độ tiếp nhận thì thấy chủ đề, đề tài là cách mà công chúng phân tích, cắt nghĩa”. Công chúng tiếp nhận ở đây được coi là người cắt nghĩa tác phẩm, “người cắt nghĩa không phải là người bị kiểm soát. Thành tố của tác phẩm ở trong các quan hệ hình thức xác định lẫn nhau. Các yếu tố đưa ra và được lọc lấy trong tất cả tính phức tạp, qua nắm bắt chỉnh thể tác phẩm nhất định sẽ bộc lộ ý nghĩa chung của các bộ phận cũng như các chỉnh thể” [29]. Như vậy có thể thấy rằng, khi vấn đề được đưa ra, công chúng sẽ lọc lấy những thông tin mà họ cần hoặc quan tâm, xem xét các thông tin ấy trong một hệ thống thông tin có liên quan, có cùng một chủ đề. Con người là một thực thể tồn tại với nhu cầu luôn mong muốn khám phá cái mới, tìm hiểu bản chất những quy luật, những vấn đề chưa biết. Điều này giống như công chúng truyền hình khi đứng trước một chương trình đề cập đến một vấn đề mới mẻ, chương trình sẽ lôi cuốn được sự chú ý của công chúng. Quy luật nhận thức của con người là đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính, từ chi tiết đến khái quát, từ dễ đến khó, từ bộ phận đến tổng thể. Và đối với vấn đề được coi là mới mẻ thì việc tiếp nhận thông tin của công chúng cũng sẽ tuân theo quy luật trên. Trong quá trình tiếp nhận này, công chúng có sự liên hệ, liên tưởng giữa các khía cạnh của vấn đề, có sự phân tích, tổng hợp thông tin để từ đó tạo thành một chỉnh thể đầy đủ của vấn đề. 43 1.7 . Hệ thống báo chí trên địa bàn Thủ đô Hà Nội hiện có 14 cơ quan báo chí, 9 trang thông tin điện tử và 7 tạp chí [22, tr.39]. Các cơ quan báo chí Thủ đô đã có những cố gắng nâng cao chất lượng thông tin, đổi mới nội dung, hình thức thể hiện, tăng lượng phát hành, thời lượng phát sóng nhằm góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới của Thủ đô và đất nước. Là cơ quan của Thành ủy Đảng cộng sản Việt Nam - Thành phố Hà Nội, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ Đô, báo HàNộimới đã và đang là tờ báo chính trị, xã hội của Thủ đô có lượng độc giả lớn nhất, xuất bản hàng ngày từ thứ Hai đến Chủ nhật. Bên cạnh đó còn có các ấn phẩm HàNộiMới tin chiều, HàNộiMới cuối tuần, Chuyên đề Hà Nội ngàn năm và báo điện tử http://hanoimoi.com.vn; Báo Kinh tế & Đô thị do UBND Thành phố Hà Nội quản lí, phát hành từ thứ Hai đến thứ Sáu, ngoài ra còn có ấn phẩm phụ Kinh tế & Đô thị cuối tuần, Kinh tế & Đô thị Nội thất và báo điện tử http://www.ktdt.vn/; Báo của các đoàn thể, tổ chức xã hội có Báo Tuổi trẻ Thủ đô phát hành 3 kì/tuần (của Thành Đoàn Hà Nội) cùng báo điện tử http://tuoitrethudo.vn ; Báo Lao động Thủ đô của Liên đoàn Lao động Hà Nội phát hành Thứ 3, Thứ 5, Thứ 7 và báo điện tử http://baolaodongthudo.com.vn ,. Hội LHPN Thành phố Hà Nội có tờ Phụ nữ Thủ đô ra hàng tuần, ấn phẩm Đời sống gia đình và Đang yêu phát hành mỗi tuần một số, báo điện tử http://baophunuthudo.vn. Liên hiệp các Hội VHNT Hà Nội có báo Người Hà Nội phát hành Thứ 4 hàng tuần, ấn phẩm phụ nguyệt san Người Hà Nội cuối tuần, báo Người Hà Nội cuối tháng, báo điện tử http://nguoihanoi.com.vn/ và chuyên đề Tạp chí Tản Viên. Hiệp Hội công thương thành phố Hà Nội có tờ 44 Doanh nhân Hà Nội, Hiệp hội UNESCO TP.Hà Nội có Tạp chí Thế giới Đẹp. Hội Nhà báo thành phố Hà Nội có Tạp chí Người làm báo 2 tháng ra một số Báo của các sở, ngành gồm có Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hà Nội của Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội; Báo Pháp luật và Xã hội của Sở Tư pháp Hà Nội; Công an Hà Nội có báo An Ninh Thủ đô xuất bản 7 kì/ tuần, An ninh Thủ đô cuối tuần, đồng thời còn phát sóng 3 chương trình truyền hình mỗi tuần trên sóng HITV của Truyền hình cáp Hà Nội; Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội có tờ Thể thao ngày nay, Thể thao Ngày nay cuối tuần, Thể thao Ngày nay cuối tháng, báo Màn ảnh sân khấu và một tờ chuyên đề Thế giới nghệ sĩ. Sở Giáo dục & đào tạo Hà Nội có Tạp chí Giáo dục Thủ đô Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội là một tổ hợp truyền thông đa phương tiện với đầy đủ các loại hình báo chí: hơn 70 kênh truyền hình phát qua hệ thống hai kênh truyền hình H1, H2, truyền hình cáp HCaTV; hai kênh phát thanh phát trên sóng FM 90MHz. Ngoài ra còn có báo điện tử Hanoitv.vn và tờ Tạp chí truyền hình Hà Nội. Mặc dù số lượng đầu báo trên còn khiêm tốn nhưng không thể phủ nhận rằng hoạt động của mạng lưới các cơ quan truyền thông trên đã tạo nên diện mạo sôi động của báo chí truyền thông ở Hà Nội, đồng thời công chúng Thủ đô cũng được thụ hưởng những sản phẩm truyền thông đa loại hình và phong phú hơn về chất lượng cũng như số lượng. 45 Tiểu kết chương 1 Công chúng báo chí là một thực thể xã hội rộng lớn, hết sức phong phú và đa dạng, có sự khác biệt về lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, địa bàn cư trú, nghề nghiệp, mức sống, sở thích.... Đối tượng công chúng có thể là một cộng đồng người trong một thôn xóm, khối phố cho đến cộng đồng to lớn có phạm vi toàn quốc. Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ, thời gian, mục đích tiếp cận thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng Công chúng truyền hình là những người tiếp nhận thông tin từ loại hình truyền thông truyền hình. Trong xã hội thông tin hiện nay, con người của xã hội hiện đại đã và đang chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều loại thông tin được mang tới từ các loại phương tiện thông tin khác nhau. Chính vì thế, đã tạo ra những lớp công chúng của từng loại hình báo chí riêng biệt, có thể một cách tiếp cận thông tin từ nhiều loại phương tiện thông tin đại chúng nhưng sự tiếp nhận của từng loại rõ ràng là có sự khác biệt, và họ trở thành công chúng riêng biệt đối với từng loại hình báo chí. Cùng với sự phát triển của kinh tế, trình độ dân trí được cải thiện và nâng cao, công chúng có thể tự nhận thức và đánh giá được thông tin. Vì thế, số lượng cũng như phạm vi công chúng không ngừng phát triển và mở rộng, tạo thành một lớp công chúng truyền hình khác trước rất nhiều, có thể gọi đó là công chúng truyền hình hiện đại. Các yếu tố tác động đến công chúng truyền hình đó là chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và khoa học kĩ thuật. Các yếu tố này hình thành nên công chúng truyền hình và cũng là yếu tố làm thay đổi và phát triển công chúng truyền hình theo thời gian 46 Nghiên cứu công chúng truyền hình đòi hỏi phải có sự hiểu biết về đặc điểm của công chúng nói chung và các đặc điểm của báo chí nói riêng, qua đó, thấy được sự tác động của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng tới công chúng. 400 phiếu điều tra trên 4 quận, huyện tại Thủ đô Hà Nội đã phác họa khá rõ nét về đặc điểm của công chúng truyền hình Hà Nội. Công chúng truyền hình Hà Nội ngày nay tiếp nhận thông tin qua các kênh truyền hình khá dễ dàng do điều kiện địa lí thuận lợi, điều kiện sống ngày nay được nâng cao. Công chúng cũng thích tiếp cận với thông tin và xã hội bên ngoài qua truyền hình vì đặc điểm của truyền hình là sự kết hợp của âm thanh và hình ảnh mang lại sự sống động và xác thực cho thông tin. Đa số những công chúng được điều tra xã hội học cho thấy họ tiếp nhận truyền hình khá hiệu quả khi truyền hình trở thành nơi cung cấp thông tin lí tưởng, sân chơi và như một trường học cho công chúng. Công chúng truyền hình có nhiều điều kiện tiếp nhận truyền hình do chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thiết thực của họ. Bản thân họ cảm nhận được sự cần thiết về thông tin mà truyền hình có thể đáp ứng được, chính vì vậy họ tạo ra điều kiện để có thể tiếp nhận thông tin từ truyền hình. 47 Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG XEM TRUYỀN HÌNH VÀ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG CHÚNG TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm xử lí thông tin của Đài PT-TH Hà Nội Trong những năm qua, Đài PT - TH Hà Nội đã luôn khẳng định được vị trí là Đài Thủ đô với thông tin nhanh, nhạy, chính xác về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước. Hiện Đài phát sóng 2 kênh truyền hình và dự kiến đến cuối năm 2014 sẽ phát sóng truyền hình kênh 3. Với thời lượng phát sóng 18 giờ 30 phút mỗi ngày, 7 ngày/ tuần, các chương trình phát trên sóng của Đài PT-TH Hà Nội có sự đa dạng về chủ đề, nêu bật các vấn đề thời sự chính trị của Thủ đô, của đất nước, của khu vực và quốc tế. Đời sống đô thị và đời sống nông thôn ngoại thành được phản ảnh trên nhiều khía cạnh, có chiều sâu. Các chương trình văn hóa – xã hội, khoa học – giáo dục giữ được ưu thế nhất định với lượng khán giả trung thành trong suốt thời gian dài. 2.1.1. Chủ động trong công tác tuyên truyền và trao đổi thông tin Các chương trình truyền hình Hà Nội bắt đầu lên sóng từ 5h30 và kết thúc vào 24h hàng ngày. Mỗi ngày có 6 bản tin thời sự luôn bắt kịp những diễn biến thời sự quan trọng của Thủ đô, các sự kiện trọng đại của Đảng, Nhà nước diễn ra ở Thủ đô và trên cả nước. Các sự kiện chính trị thế giới cũng được liên tục cập nhật trong Bản tin thế giới vào lúc 9h hàng ngày Các chương trình chuyên đề, chuyên mục về pháp luật và đời sống được duy trì đều đặn với nội dung giáo dục pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền, giữ nghiêm kỉ cương phép nước, tôn trọng quyền làm chủ của công dân (Bản tin Văn hóa giao thông – 6h45 và 13h20 hàng ngày; Chính sách và cuộc sống – 16h 48 Thứ Hai 13h30 Thứ Tư, 10h30 Thứ Sáu; Vì an ninh Thủ đô – 16h25 Thứ Hai, 9h5 Thứ Bảy, Pháp luật và đời sống – 7h30 Chủ nhật...) Từ khi công cuộc đổi mới theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) bắt đầu, công tác tuyên truyền kinh tế trên Đài được tập trung vào chủ đề: đổi mới kinh tế, góp phần ổn định chính trị, xã hội. Để có được phương thức tuyên truyền có tính thuyết phục hơn, thay vì nêu lên điển hình và rút ra bài học để động viên mọi người noi theo, Đài đã giới thiệu các mô hình đổi mới, phân tích kinh nghiệm và gợi ý cách vận dụng. Bên cạnh việc giới thiệu điển hình tiên tiến, Đài còn có những tin bài phát hiện các cơ sở sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả, để qua đó, làm bài học thiết thực cho các đơn vị khác học hỏi và rút kinh nghiệm (Trên đường hội nhập – 7h Thứ Hai; 14h30 Thứ Bảy Kinh tế ngoại thành – 13h30 Thứ Hai; Tạp chí Kinh tế - 16h Thứ Ba; 7h30 Thứ Sáu; Bản tin Kinh tế - 18h20 hàng ngày; Xây dựng Thủ đô và đất nước – 13h30 Thứ Năm, 10h Thứ Sáu; Kinh tế ngoại thành – 14h Thứ Năm; Người Việt dùng hàng Việt – 10h20 Thứ Sáu..) Là diễn đàn của nhân dân nên bên cạnh việc đưa những tin bài về tình hình thời sự, kinh tế, xã hội, Đài còn có những chương trình hướng tới mục đích xây dựng lối sống mới, đạo đức công dân, đấu tranh phê phán các hiện tượng tiêu cực, góp phần làm lành mạnh quan hệ xã hội thông qua các chuyên mục Tạp chí các vấn đề xã hội- 13h30 Thứ Ba và Chủ nhật, Xây dựng Thủ đô và đất nước – 7h30 Thứ Hai. Các chuyên mục Ý kiến bạn nghe đài thời kì truyền thanh, sau đổi thành Ống kính PV trên truyền hình Hà Nội đã cùng bạn nghe đài, bạn xem truyền hình phát hiện nhiều vụ việc tiêu cực về vi phạm pháp luật, vi phạm nguyên tắc quản lí, tranh chấp đất đai, nhà cửa… góp phần đấu tranh cho công bằng xã hội, xây dựng Thủ đô văn minh hiện đại. Chuyên mục Địa chỉ cho 49 những tấm lòng từ thiện – chuyên mục từ thiện đầu tiên của Đài đã có những trợ giúp thiết thực cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, từ đó nhận được hưởng ứng cao và đạt hiệu quả tốt trong quần chúng nhân dân. Đến thời điểm hiện tại, có thể nói Đài PT-TH Hà Nội là đài truyền hình địa phương duy nhất trên cả nước nắm trong tay bản quyền tường thuật trực tiếp các giải bóng đá quốc tế lớn như Copa America, Ngoại hạng Anh, BundesligaĐức cũng như các giải đấu thể thao trong nước như Giải đua xe đạp thường niên... Đài PT-TH Hà Nội cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong việc tổ chức sản xuất các chương trình gameshow khá ăn khách như Đuổi hình bắt chữ, Vượt qua thử thách, Khỏe và Khéo... 7 vệt phim phát vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối đáp ứng tối đa nhu cầu giải trí của công chúng và nhu cầu khám phá nền văn hóa của các nước láng giềng và bạn bè quốc tế. Thời kì đầu, chương trình âm nhạc trên Đài có hai chuyên mục Tiếng hát người Hà Nội và Câu chuyện âm nhạc, sau có thêm các chuyên mục Ca hát của tuổi nhỏ Thủ đô, Câu chuyện âm nhạc dành cho trẻ em, Tiếng hát người Hà Nội… với nội dung vừa phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa góp phần nâng cao kiến thức và thẩm mĩ âm nhạc cho khán giả nghe đài, đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán thính giả Thủ đô. Không những thế, Đài PT-TH Hà Nội còn là người bạn tri thức, cung cấp cho mọi tầng lớp khán giả các thể loại chương trình kiến thức. Về giáo dục có Cửa sổ du học, Giáo dục và Đào tạo; Lĩnh vực công nghệ có Khoa học và Công nghệ thông tin, về y tế có Bí quyết khỏe và đẹp, Cây thuốc Việt, Lắng nghe cơ thể bạn, về văn hóa xã hội có Hà Nội của chúng ta, Hà Nội với cả nước – cả 50 nước với Hà Nội, Chuyện tuổi già, Vào bếp cuối tuần, Thời trang và phong cách, Thế giới phụ nữ, Thời trang và đam mê, Bếp yêu thương... Tính chủ động trong việc cung cấp thông tin còn được thể hiện ở chỗ các chương trình của Đài PT-TH Hà Nội luôn khai thác triệt để các khía cạnh của đời sống xã hội để đưa vào chương trình, khai thác nhiều chương trình truyền hình nước ngoài để giao lưu, học hỏi để theo kịp sự phát triển của truyền hình thế giới, tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp. Đài PT-TH Hà Nội còn giữ vai trò tích cực trên mặt trận văn hóa tư tưởng thông qua việc tuyên truyền thông tin tới mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô, các chương trình khoa học giáo dục và giải trí cho nhiều loại hình khán giả. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng có thể thấy được so với những ngày đầu tiên lên sóng truyền hình, các chương trình truyền hình của Đài đã được mở rộng, đa dạng và phong phú hơn, vừa chuyên sâu, vừa phục vụ yêu cầu công tác tuyên truyền, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, vừa đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức, nâng cao thẩm mĩ và giải trí lành mạnh của người xem. 2.1.2. Hình thức thể hiện (Khảo sát một số chương trình tiêu biểu bao gồm các Bản tin thời sự trong ngày; một số chương trình talk show như “Bí quyết khỏe và đẹp”, “Cây thuốc Việt”, “Lắng nghe cơ thể bạn”, “Chuyển tuổi già”; các gameshow Đuổi hình bắt chữ, Tôi là người chiến thắng, Ai trúng số độc đắc; các chương trình tường thuật trực tiếp và bình luận thể thao) 2.1.2.1 Bản tin thời sự + Điểm mạnh Là tiếng nói của Thủ đô, các chương trình Thời sự của Đài PT-TH Hà Nội luôn cập nhật những vấn đề mang tính thời sự “nóng hổi” diễn ra trong phạm vi 51 các quận, huyện Thủ đô cũng như các vùng miền trên toàn quốc và rộng hơn nữa là trên toàn thế giới. Với 4 bản tin thời sự tổng hợp thời lượng 30phút/bản tin, 1 bản tin thế giới có thời lượng 5 phút và 1 bản tin thời sự tiếp sóng chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, có thể nói các bản tin thời sự của Đài PTTH Hà Nội đã phần nào đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của người dân Thủ đô khi chuyển tải hầu hết những sự kiện chính trị văn hóa trọng đại diễn ra tại Thủ đô, trên khắp cả nước và trong khu vực cũng như trên toàn thế giới như các kì Đại hội Đảng, họp Quốc hội, các phiên trả lời chất vấn của chính phủ, của các bộ ban ngành, các chuyến thăm chính thức của những người đứng đầu các tổ chức, chính quyền nước ngoài, các giải đấu thể thao quốc gia và quốc tế, các hoạt động văn hóa... Với vị trí đía lí thuận lợi nằm ở khu vực trung tâm của cả nước, các PV, BTV chương trình thời sự của Đài PT-TH Hà Nội cũng rất tiện lợi trong việc nắm bắt thông tin, tác nghiệp đặc biệt là những thông tin trọng đại của cả nước khi diễn ra ngay tại Thủ đô. Việc dựng hình, biên tập với khoảng cách không xa từ hiện trường về Đài là một ưu thế vượt trội của các BTV, PV Đài PT-TH Hà Nội so với các đài địa phương khác. Chính vì thế, tin tức thời sự của Đài PT-TH Hà Nội được đánh giá là “nóng”. Một ưu điểm nữa của chương trình Thời sự chính là sự phân bố hợp lí về thời gian phát sóng. Khán giả có thể bắt nhịp ngày mới với thông tin thời sự 6h về những sự kiện “nóng” vừa diễn ra đêm qua hoặc rạng sáng ngay trong bữa ăn sáng. Bản tin thời sự 11h hoặc 18h30 cũng rất hợp lí bởi đây là khung thời gian sau giờ làm việc, khán giả có thời gian rảnh rỗi để theo dõi trọn vẹn bản tin. Với những khán giả bận rộn, bản tin lúc 23h tóm lược toàn bộ những tin chính đã 52 phát trong ngày sẽ đem đến cho khán giả bức tranh toàn cảnh và sống động về những sự kiện diễn ra trong 24 giờ qua. + Điểm yếu Là chương trình mang màu sắc chính trị tương đối rõ nét, vì thế yêu cầu dành cho đội ngũ biên tập, PV là tương đối cao, đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong việc xử lí những tin tức nhạy cảm, đặc biệt là những chương trình Thời sự truyền hình trực tiếp. Đội ngũ PV thời sự của Đài PT-TH Hà Nội đa phần tuổi đời còn trẻ, vì thế trải nghiệm còn chưa nhiều dẫn tới việc xử lí một số vấn đề chưa được thấu đáo. Một ví dụ điển hình về sự non kém trong việc xử lí thông tin, đó là trong một chương trình truyền hình trực tiếp về sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phát biểu Tuyên bố chung về tình hình biển Đông, bỗng nhiên chương trình bị cắt đột ngột và thay vào đó là chương trình đã được lên lịch phát sóng trước đó. Một hạn chế khác của các bản tin thời sự, đó chính là việc xây dựng và lựa chọn hình ảnh minh họa cho các tin trong bản tin. Mặc dù việc sử dụng các hình ảnh lặp đi lặp lại trong một tin dài là “tiểu xảo” có thể áp dụng trong các phóng sự nhưng việc áp dụng nhiều lần sẽ gây cảm giác khó chịu cho khán giả khi trong một bản tin có hơn hai lần hình ảnh được lặp lại. Bên cạnh đó, việc ghép hình cũng chưa được thực hiện khéo léo khiến khán giả có thể nhận ra hiện tượng “giật hình” 2.1.2.2 Talkshow + Điểm mạnh Với một chương trình talk show thì mục đích quan trọng nhất đó chính là đi vào bình luận phân tích chiều sâu từng khía cạnh của vấn đề. Có thể nói các 53 chương trình talkshow về sức khỏe trên sóng truyền hình Hà Nội về cơ bản đã đạt được mục đích này. Có thể lấy ví dụ về talkshow Lắng nghe cơ thể bạn lên sóng ngày 22 tháng 12 năm 2013 về đề tài “Bệnh ho và cách điều trị” Sau khi MC dẫn dắt vào chương trình, một clip tiểu phẩm hài hước về người bệnh xuất hiện. Để việc phản ánh bệnh không bị quá khô khan, lồng ghép trong clip là những chi tiết hài hước khiến khán giả không thể không cười, trong khi vẫn “bắt” được đúng nội dung phản ánh. Hình ảnh sinh động đi kèm “lời dẫn” rõ ràng của nhân vật khiến khán giả có thể hình dung chi tiết biểu hiện của bệnh này. Khi clip vừa dứt, MC của chương trình dẫn dắt khán giả về với trường quay để gặp PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – nguyên giám đốc bệnh viện Tai – Mũi – Họng cùng bác sĩ chuyên khoa Hoàng Khánh Toàn của bệnh viện 108. Trong phần đối thoại với bác sĩ, nhiều câu hỏi liên quan tới căn bệnh cũng như các tình huống thực tế đã được đặt ra để bác sĩ tư vấn giải đáp. Cuối chương trình là một phóng sự nhỏ về phương pháp điều trị bệnh ho thông dụng cùng những bài thuốc và lời khuyên của bác sĩ kết hợp cùng các bài tập thể dục nâng cao sức khỏe.... Để thực hiện được một talkshow này đòi hỏi đội ngũ thực hiện chương trình phải thực sự có sự tìm tòi, hiểu biết tương đối kĩ về nội dung các vấn đề trên, phải nắm vững kiến thức về vấn đề để xây dựng được đề cương nội dung hợp lí, lựa chọn khía cạnh để tập trung khai thác phân tích bình luận, hay thực hiện clip, phóng sự phản ánh đúng và trúng. Đội ngũ BTV, PV thực hiện talkshow y tế đã làm tốt điều này. Các clip, phóng sự được sử dụng trong mỗi chương trình đều hết sức cụ thể, đưa ra nhiều câu chuyện thực tế thú vị, phản ánh tương đối toàn diện bức tranh thực tiễn, trong đó các clip, phóng sự thực hiện chức năng định hướng, chia nhỏ nội dung vấn đề thành từng khía cạnh khác nhau 54 để các vị khách mời tập trung bàn luận. Sự phân chia nội dung, sắp xếp thứ tự các clip, phóng sự cũng được thực hiện hợp lí. Một điểm thành công nữa của talkshow Lắng nghe cơ thể bạn đó chính là có sự tham gia bàn luận của rất nhiều vị khách mời uy tín. Đó đều là các chuyên gia nghiên cứu y tế hàng đầu, là những bác sĩ nổi tiếng về các chuyên ngành, các giảng viên tại các trường đại học y, dược nổi tiếng. Tiếng nói của các vị khách mời uy tín đóng một vai trò quan trọng trong nội dung talkshow. Những thông tin được đưa ra một cách khách quan, toàn diện; những bình luận, phân tích mổ xẻ hết sức chi tiết và logic, kiến giải đưa ra hết sức khoa học… Bên cạnh đó người dẫn chương cũng đã thực sự để lại dấu ấn đậm nét khi khéo léo dẫn dắt khán giả đi tìm hiểu thông tin, sau đó định hướng nội dung thảo luận tại trường quay với những điều chỉnh dẫn dắt chương trình hết sức hợp lí cùng những câu hỏi thông minh, đúng vấn đề; những lời bình luận, khái quát sâu sắc, tạo ngòi nổ, dẫn dắt cuộc bàn luận trở nên thú vị đi sâu vào từng khía cạnh nội dung chi tiết. + Hạn chế Là một chương trình talkshow nên khán giả cũng đóng góp vai trò trong talkshow đó khi có thể trực tiếp gọi điện thoại đến trường quay để xin tư vấn về một vấn đề sức khỏe mà mình gặp phải. Chính vì thế, thời gian phát sóng chương trình vào 23h20 thứ Tư và 16h chiều Chủ nhật có thể chưa hợp lí với đại bộ phận khán giả, nhất là những khán giả lớn tuổi thường theo dõi chương trình này. Sau những giờ làm việc căng thẳng, khán giả trung niên thường đi nghỉ vào lúc 10h, vì thế việc phát sóng vào 23h20 sẽ là bất cập rất lớn để chương trình có thể đến với đông đảo khán giả. 55 Là một chương trình talk show yêu cầu những người thực hiện phải có sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình sẽ lên sóng ngày hôm đó, cụ thể là kiến thức về y học trong talkshow này. Những người sản xuất chương trình và cả MC đều là những “nhà tư vấn tay ngang”, vì thế để thực hiện được talkshow này quả thực không phải là dễ. Vì thế để không bị đứng ngoài cuộc trong những màn đối thoại về chuyên môn, đòi hỏi các BTV, MC chương trình nỗ lực hết sức, dành nhiều thời gian để chuẩn bị và tìm hiểu về bản chất của sự vật, sự việc, hiện tượng đó. Ngoài ra, vì là talkshow nên các vị khách mời, các chuyên gia đôi lúc lan man, sa đà vào kiến thức chuyên môn hẹp, vì thế cái tài của MC là làm sao phải “kéo” họ trở về với thực tại. 2.1.2.3 Các chương trình gameshow + Ưu điểm Đài PT-TH Hà Nội là một trong số các đài truyền hình địa phương đầu tiên phát sóng gameshow giải trí. Có thể lấy ví dụ chương trình gameshow Khỏe và Khéo. Ra đời vào khoảng giữa năm 2000, Khỏe và Khéo là gameshow đầu tiên mà Đài cho phát thử nghiệm khi khái niệm truyền hình thực tế vẫn còn hết sức xa lạ với khán giả, thậm chí ngay cả với đội ngũ những người làm truyền hình. Khi các phương tiện giải trí còn chưa phát triển, các chương trình truyền hình giải trí cũng đang khan hiếm thì việc Đài PT-TH Hà Nội cho ra đời một loạt gameshow như Đuổi hình bắt chữ, Vượt qua thử thách, Vui cùng Hugo được đánh giá là một bước tiến lớn kéo lượng khán giả “hùng hậu” trung thành với nhà Đài. Ưu điểm của một số gameshow phát trên sóng truyền hình Hà Nội còn là ở chỗ ê- kíp sản xuất đã nhận được sự hợp tác từ những MC vốn là nhân vật nổi tiếng. Vì thế, khán giả đến với gameshow bên cạnh việc được tham gia, được 56 xem các trò chơi mà còn được gặp gỡ thần tượng của mình: MC của Đuổi hình bắt chữ là danh hài Xuân Bắc, MC của Vượt qua thử thách là ca sĩ-nhạc sĩ Trần Lập, MC của Ai trúng số độc đắc là diễn viên hài Tự Long, MC của Những ẩn số vàng là đạo diễn, diễn viên Chí Trung, MC của Tôi là người chiến thắng là danh hài Hoài Linh… + Nhược điểm Mặc dù gameshow xuất hiện trên truyền hình Hà Nội từ rất sớm nhưng “tuổi thọ” của các chương trình giải trí đó lại không hề cao. Cho đến nay, Đuổi hình bắt chữ là gameshow có tuổi thọ cao nhất với thời gian lên sóng 10 năm (có thời gian bị gián đoạn) nhưng lượng khán giả đến trực tiếp theo dõi tại trường quay thì đã giảm đáng kể. Khi mới lên sóng, tổ sản xuất phải thuê trường quay là rạp Hồng Hà, phải phát vé để kiểm soát lượng khán giả đến xem đảm bảo không ảnh hưởng đến việc ghi hình trực tiếp. Nhưng giờ đây khán giả có thể vào cửa miễn phí; chương trình diễn ra chỉ trong một studio nhỏ đủ cho vài chục khán giả đến xem. Các gameshow từng tạo tiếng vang lớn như Vui cùng Hugo, Khỏe và Khéo, Vượt qua thử thách, Ai trúng số độc đắc, Những ẩn số vàng cũng đã dừng phát sóng. Vậy nguyên nhân do đâu? Một trong những nhược điểm của các gameshow trên Đài PT-TH Hà Nội là lối mòn trong cách thể hiện. Format của chương trình hầu như không thay đổi trong suốt thời gian dài với nội dung được đánh giá là thiếu kịch tính, không tạo được sự hồi hộp gay cấn với những quyết định sống còn. Một số chương trình hầu như không mang tính chất trí tuệ, chỉ đơn thuần là sự may mắn (Những ẩn số vàng). Một số MC được đánh giá là thiếu chuyên nghiệp khi sử dụng sự hài hước không đúng chỗ khiến chương trình thiếu tính chuyên nghiệp (MC Thu Hương). Và lí do nữa là phần lớn giải thưởng có giá trị không cao. 57 2.1.2.4 Chương trình phim truyện + Ưu điểm Với 8 vệt phim mỗi ngày bao gồm phim Việt Nam lúc 8h, phim thiếu nhi 16h45 và 6 vệt phim dài tập chiếu vào tất cả các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối, khán giả của Đài PT-TH Hà Nội có thể thỏa sức lựa chọn và thư giãn với các bộ phim dài tập có xuất xứ từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu.. Các chương trình phim truyện không chỉ đáp ứng thị hiếu của khán giả về lĩnh vực giải trí mà còn là phương tiện để qua đó công chúng có thể hiểu hơn về nền văn hóa nước bạn.Với bộ phim giả cổ trang “Nàng Đê chang kưm” hoặc phim hiện đại “Sợi mì hạnh phúc”, khán giả được trải nghiệm về nghệ thuật ẩm thực của xứ Hàn. Với “Cuộc chiến chốn hậu cung”, khán giả sẽ được tường tận những chuyện thâm cung bí sử phía sau cung cấm mà không phải ai cũng biết... Ngoài ra, một chương trình phim truyện dành riêng cho trẻ em cũng là ưu điểm giúp Đài PT-TH Hà Nội giữ chân được lượng khán giả nhỏ tuổi. + Nhược điểm Nhu cầu được tiếp cận nguồn thông tin giải trí, cụ thể ở đây là các chương trình phim truyện phát trên sóng Đài PT-TH Hà Nội của khán giả là rất chính đáng. Đây chính là cơ sở để nhà Đài quyết định đưa ra nhiều dòng phim với thời lượng phát sóng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, khán giả sẽ có cảm giác “bội thực” khi trong một buổi tối 3 bộ phim được phát liên tiếp nhau: 19h50, 20h50, 21h50. Và có thể sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực dành cho nhà Đài như “không thể sản xuất được chương trình” hay “không có chương trình nên phát phim thay thế”. Mặc dù trên thực tế với khung giờ vàng này, nhà Đài có thể thu hút lượng khán giả hùng hậu bằng nhiều chương trình hấp dẫn khác như Đài Truyền hình 58 Trung ương hoặc các đài địa phương TP Hồ Chí Minh, Huế, Cần Thơ đã và đang áp dụng. Việc cho phát sóng quá nhiều phim bộ của Hàn Quốc, Trung Quốc cũng gây cảm giác nhàm chán với khán giả, trong khi đó phim nội địa thì gần như vắng mặt trên làn sóng Thủ đô. 2.2. Khảo sát hoạt động xem truyền hình của công chúng Đài PT-TH Hà Nội 2.2.1. Cơ cấu của mẫu điều tra Để tìm hiểu cách thức và mức độ theo dõi các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội, tác giả đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu với cư dân Hà Nội như sau: Điều tra bằng bảng hỏi đối với 400 cư dân từ 20 tuổi – 60 tuổi, thuộc 4 quận huyện Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Oai, mỗi địa phương 100 người. Hoàn Kiếm và Thanh Xuân là hai quận của Thành phố Hà Nội (cũ) trong đó Hoàn Kiếm là quận trung tâm của Thủ đô, là khu vực tập trung nhiều cơ quan đầu não của Chính phủ, Thành phố. Thanh Xuân là quận được hình thành trong quá trình đô thị hóa và phát triển của Thủ đô Hà Nội. Thanh Xuân cũng là quận có tốc độ đô thị hóa vào loại nhanh với nhiều khu chung cư, khu đô thị mới, là nơi tập trung nhiều trường đại học và cao đẳng nhất của Hà Nội, đồng thời thành phần dân cư là cán bộ nhà nước, tầng lớp trí thức ở đây cũng rất lớn. Hà Đông và Thanh Oai là hai địa phương trực thuộc tỉnh Hà Tây (cũ). Trước khi hợp nhất với Hà Nội, Hà Đông là thị xã trực thuộc tỉnh Hà Tây, là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, Hà Đông trở thành một quận trực thuộc Thủ đô Hà Nội và là quận có diện tích lớn thứ 2 của Hà Nội. Đây là quận có nhiều khu đô thị mới với số vốn huy động đầu 59 tư hàng chục tỉ đôla. Thanh Oai là một huyện ngoại thành mang nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều làng nghề. Gần chục năm trở lại đây, Thanh Oai đã mở ra nhiều cụm công nghiệp, tạo ra bước đột phát về phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều dự án đang được triển khai trên địa bàn huyện hứa hẹn sự phát triển của một huyện đang trong quá trình đô thị hóa. Với mỗi địa bàn nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại 4 khu vực, mỗi khu vực điều tra bằng bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp đối với 25 đối tượng. Thời gian tiến hành điều tra từ tháng 10/2013 đến tháng 01/2014. Cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu công chúng truyền hình ở Thủ đô của Đài PT-TH Hà Nội: Giới tính Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Nam 188 47 Nữ 212 53 Tổng 400 100% Bảng 2.1: Cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu Cơ cấu lứa tuổi của mẫu nghiên cứu Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỉ lệ (%) 20-30 152 38 31-40 134 33,5 41-50 47 11,75 51-60 67 16,75 Tổng 400 100 Bảng 2. 2: Cơ cấu lứa tuổi của mẫu nghiên cứu 60 Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu Trình độ học vấn Số lượng Tỉ lệ (%) Tiểu học 2 0,5 Trung học cơ sở 22 5,5 Trung học phổ thông 75 18,75 Cao đẳng- Đại học 220 55 Trên đại học 30 7,5 Khác 51 12,75 Tổng 400 100 Bảng 2. 3: Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Cán bộ trong cơ quan Nhà nước 71 17,75 Học sinh/ sinh viên 75 18,75 Làm trong Khối DN tư nhân 94 23,5 Làm trong Khối DN nước ngoài 27 6,75 Cán bộ lực lượng vũ trang 28 7 Nông dân 22 5,5 Khác 83 20,75 Tổng 400 100 Bảng 2.4: Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu 61 Tình trạng việc làm của mẫu nghiên cứu Tình trạng việc làm Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Đang đi làm 273 68.25 Chưa đi làm 71 17.75 Nghỉ hưu 40 4.0 Khác 16 68.25 Tổng 400 100 Bảng 2.5: Tình trạng việc làm của mẫu nghiên cứu 2.2.2. Tần suất theo dõi các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội. Tần suất theo dõi thông tin trên các phương tiện TTĐC là một trong những thông số cơ bản đánh giá thói quen và nhu cầu truyền thông của công chúng. Việc công chúng thường xuyên theo dõi tin tức trên phương tiện truyền thông đó chứng tỏ nó đáp ứng được nhu cầu của khán giả. Với truyền hình cũng vậy. Tần suất theo dõi các chương trình truyền hình sẽ phản ánh chính xác hiệu quả truyền thông của nhà đài. Bên cạnh đó, nó còn phản ánh nhiều khía cạnh khác như độ tin cậy, sự thuận tiện, khả năng hấp dẫn đối với khán giả. 62 Biểu đồ 2.1 – Tần suất xem truyền hình Hà Nội Với bốn mức độ được nêu trên, có thể thấy rằng hầu hết khán giả được phỏng vấn đều xem các chương trình của Đài PT-TH Hà Nội, chỉ 1,5% trong số được hỏi là không bao giờ xem. Tuy nhiên, lượng công chúng xem các chương trình của đài hàng ngày chỉ chiếm 40,5%, thấp hơn một chút so với lượng công chúng thỉnh thoảng xem. Như vậy có thể thấy rằng, Đài PT-TH Hà Nội vẫn là một trong những kênh thông tin được khán giả quan tâm theo dõi. Một thực tế không thể phủ nhận rằng, trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão ngày nay, một số loại hình truyền thông mới đã ra đời và cuốn theo không ít công chúng truyền hình – những người từng cho rằng “truyền hình là loại hình truyền thông ưu việt nhất mà không gì có thể vượt qua nó”. Ngay bản thân trong hệ thống truyền hình cũng có sự chia sẻ về công chúng khi ngày nay với hệ thống thiết bị kĩ thuật phát sóng và truyền dẫn của các đài truyền hình ngày càng hiện đại, dịch vụ ngày càng được nâng cao, các thiết bị đầu cuối và 63 máy thu hình cũng ngày càng đa năng nên người dân càng ngày càng có cơ hội lựa chọn cho mình kênh truyền hình yêu thích nhất (số liệu Bảng 2.6: Tần suất theo dõi các loại hình truyền thông đại chúng). Khi được hỏi, “ngoài các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội, ông/bà còn theo dõi thông tin qua các phương tiện nào khác?” thì có tới 73,8% mẫu điều tra chọn xem truyền hình VTV hàng ngày, đứng sau đó là truyền hình kĩ thuật số VTC (đây là loại hình báo chí truyền thông có tỉ lệ theo dõi gần như hàng ngày cao nhất của mẫu điều tra). Theo kết quả thảo luận nhóm tập trung, nhóm công chúng này nhìn chung có thói quen theo dõi các chương trình thời sự trên ti vi, đặc biệt là chương trình thời sự 19h của đài Truyền hình Việt Nam mà hầu hết các đài địa phương đều tiếp sóng. Sở dĩ công chúng xem chương trình thời sự của VTV còn bởi đây là thời điểm các gia đình dùng cơm tối và bố mẹ thường có thói quen bật ti vi để cả gia đình cùng theo dõi thời sự với các mức độ quan tâm khác nhau. Đôi khi cả gia đình cùng chia sẻ thông tin và thảo luận các vấn đề đang được đề cập trong chương trình thời sự ngay tại bữa cơm. Số liệu điều tra của tác giả Vũ Trà My năm 2011 cũng cho thấy “VTV là kênh truyền hình được công chúng xem nhiều nhất” (88% công chúng theo dõi VTV3, 70% công chúng xem các chương trình của VTV1, sau đó là VTV2 với 29,6 lượt lựa chọn; tiếp đến là Truyền hình Hà Nội với tỉ lệ 33,7% khán giả lựa chọn, kế tiếp là VTC với 27%). Kết quả xa hơn nữa của tiến sĩ Trần Bá Dung cũng cho kết quả tương tự khi 96,5% số người được hỏi thường xem Truyền hình Việt Nam, tiếp đến là Truyền hình Hà Nội với 73,2% lượt lựa chọn và VTC đứng kế tiếp với 27,7%. Sau truyền hình, mạng xã hội và báo điện tử là hai kênh mà công chúng truyền hình Hà Nội theo dõi bởi theo họ đây là nguồn thông tin phong phú, vô tận, có thể sử dụng và khôi phục bất cứ lúc nào. 64 Tần suất theo dõi các loại hình truyền Hàng ngày Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ thông đại chúng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Xem truyền hình Việt Nam VTV 295 73.8% 70 17.5% 18 4.5% 17 4.3% Xem truyền hình kĩ thuật số VTC 185 46.3% 89 22.3% 47 11.8% 79 19.8% Xem truyền hình quốc tế (BBC, CNN) 22 5.5% 30 7.5% 80 20.0% 268 67.0% Nghe đài phát thanh 59 14.8% 43 10.8% 56 14.0% 242 60.5% Đọc báo in 56 14.0% 45 11.3% 66 16.5% 233 58.3% Đọc báo điện tử 115 28.8% 46 11.5% 37 9.3% 202 50.5% Xem tin tức trên mạng xã hội 120 30.0% 57 14.3% 37 9.3% 186 46.5% Xem tin tức trên điện thoại di động 98 24.5% 43 10.8% 45 11.3% 214 53.5% Bảng 2.6: Tần suất theo dõi các loại hình truyền thông đại chúng 65 Nguyễn Nhật Linh, nữ, 21 tuổi, Thanh Xuân, sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (H): Chị có thường xuyên theo dõi các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội không? (TL): Cũng bình thường thôi. Vì tôi ở trọ nên xem tivi chung với mọi người. (H): Chị thường xem truyền hình Hà Nội vào thời gian nào? (TL) Thường là các buổi trưa và buổi tối. Tôi hay xem phim. Còn cuối tuần thì xem Đuổi hình bắt chữ. (H): Thế chị nắm bắt thông tin kinh tế-chính trị- xã hội qua kênh nào? (TL): Tôi xem thời sự, VTV, VTC, H1 (Đài Hà Nội), rồi truyền hình thông tấn nữa. Nhưng thực ra, những tin “nóng” tôi đều nắm bắt qua mạng trước. Báo mạng đưa tin nhanh hơn và tiện lợi hơn đối với sinh viên ở trọ như chúng tôi. (H): Ngày nào chị cũng lên mạng cập nhật thông tin? (TL): Không hẳn lên mạng để cập nhật thông tin. Tôi lên mạng còn là để thư giãn nữa, check mail, facebook, nhưng chị biết đấy khi có tin nóng thì các diễn đàn online nào mà chẳng đăng tin. Không phải dò tìm mà nó hiển thị ngay trên facebook ấy mà. Như vậy có thể thấy rằng, nhóm công chúng ngày nay có nhiều sự lựa chọn phong phú và đa dạng khi cập nhật thông tin. Việc phát triển các kênh truyền hình như thế nào để thu hút và giữ chân công chúng của Đài PT-TH Hà Nội là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu mà Ban Lãnh đạo đài và đội ngũ biên tập, PV cần phải chú ý. 66 2.2.3. Thời lượng theo dõi và chương trình thu hút công chúng Địa bàn cư trú Thời lượng xem chương trình truyền hình Hà Nội mỗi ngày Dưới 1 tiếng Số lượng Tỉ lệ Từ 1-3 tiếng Số lượng Tỉ lệ Trên 3 tiếng Số lượng Tỉ lệ Khác Số lượng Tỉ lệ Tổng Số lượng Tỉ lệ Tổng số Hoàn Kiếm Thanh Xuân Hà Đông Thanh Oai 43 34 43 44 164 43.0% 34.0% 43.0% 44.0% 41.0% 50 53 45 44 192 50.0% 53.0% 45.0% 44.0% 48.0% 6 6 10 11 33 6.0% 6.0% 10.0% 11.0% 8.3% 1 7 2 1 11 1.0% 7.0% 2.0% 1.0% 2.8% 100 100 100 100 400 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Bảng 2. 7: Tương quan giữa địa bàn cư trú và thời lượng xem truyền hình Hà Nội 67 Xét theo địa bàn cư trú: về mặt thời lượng, gần như một nửa số công chúng trên mỗi địa bàn được hỏi đều cho biết mỗi ngày họ dành từ 1-3 giờ để xem các chương trình phát trên sóng Đài PT-TH Hà Nội, trong đó, tỉ lệ xem nhiều nhất là ở nhóm tuổi 20-30 (chiếm 67%), tiếp đến là nhóm tuổi 31-40 (chiếm 65%), nhóm tuổi 51-60 (chiếm 34%) và cuối cùng là nhóm tuổi 41-60 (chiếm 26%). Với những thanh niên dưới 31 tuổi có thể họ có nhu cầu tìm hiểu thông tin trên truyền hình và sử dụng các chương trình truyền hình như một cách giải trí nên họ là lớp công chúng thường xuyên theo dõi truyền hình Hà Nội hơn cả. Khi được hỏi “Ông/bà thường xem các chương trình truyền hình nào nhất trên sóng Đài PT-TH Hà Nội?”, kết quả thu được là trong số 10 đáp án lựa chọn có 270 lượt lựa chọn thích xem chương trình Thời sự, đây là chương trình có số người xem nhiều nhất. Chương trình truyền hình của Ban Thể thao – Giải trí đứng thứ hai với 233 lượt lựa chọn, và thứ ba là các chương trình Phim truyện với 224 lượt lựa chọn. Trong bảng 2.7 - tương quan về trình độ học vấn với các chương trình truyền hình Hà Nội thường được theo dõi, có thể thấy rằng những công chúng có trình độ càng cao thì nhu cầu xem truyền hình của họ càng lớn, đặc biệt là họ theo dõi rất kĩ các chương trình thời sự. Họ xem chương trình này một cách thường xuyên, liên tục cập nhật tin tức thời sự từ truyền hình. Mặc dù có nhiều phương tiện để cập nhật thông tin nhưng truyền hình vẫn là phương tiện quan trọng, có tính tương tác cao với khán giả. Kết quả điều tra và thảo luận nhóm tập trung cũng cho thấy, nhìn chung, mẫu điều tra không mấy quan tâm theo dõi các chương trình giáo dục, kinh tế và đô thị của Thủ đô. 68 Các chương trình Tiểu học thường xem Thời sự Số lượng Tỉ lệ % Văn hóa - Xã hội Số lượng Tỉ lệ % Kinh tế Số lượng Tỉ lệ % Khoa học - Giáo dục Số lượng Tỉ lệ % Thể thao Giải trí Số lượng Tỉ lệ % Phim truyện Số lượng Tỉ lệ % Ca nhạc Số lượng Tỉ lệ % Hộp thư Số lượng Tỉ lệ % Đô thị Số lượng Tỉ lệ % Quảng cáo Số lượng Tỉ lệ % Khác Tổng số Trình độ học vấn Số lượng Tỉ lệ Trung học cơ sở Trung học PT Đại học Cao đẳng Trên đại học Khác 2 15 48 144 22 39 270 0.7% 5.5% 17.8% 53.4% 8.1% 14.4% 100% 1 12 34 91 15 31 184 0.5% 6.5% 18.5% 49.5% 8.2% 16.8% 100% 0 2 16 66 9 25 118 .0% 1.7% 13.6% 55.9% 7.6% 21.2% 100% 0 5 20 64 15 30 134 .0% 3.7% 14.9% 47.8% 11.2% 22.4% 100% 1 11 44 126 17 34 233 0.4% 4.7% 18.9% 50.1% 7.3% 14.6% 100% 0 11 40 132 12 29 224 .0% 4.9% 17.9% 58.9% 5.4% 12.9% 100% 0 8 28 78 9 18 141 .0% 5.7% 18.8% 55.3% 6.4% 12.8% 100% 0 0 0 3 4 2 9 .0% .0% .0% 33.3% 44.5% 22.2% 100% 0 0 2 8 4 12 26 .0% .0% 7.7% 30.8% 15.4% 46.1% 100% 0 2 1 15 1 2 21 .0% 9.5% 4.8% 71.4% 4.8% 9.5% 100% 0 0 2 7 1 0 10 .0% .0% 20% 70% 10% .0% Bảng 2.8: Tương quan giữa trình độ học vấn và các chương trình thường được theo dõi 69 Hãy cùng tìm hiểu lí do qua các cuộc phỏng vấn sâu để thấy rõ hơn về vấn đề này. Phạm Hùng Thanh, 32 tuổi, Hoàn Kiếm, kĩ sư làm trong khối doanh nghiệp nhà nước, học vấn đại học (H): Anh có thường xuyên theo dõi các chương trình của Đài PT-TH Hà Nội không? (TL): Có, ngày nào tôi cũng xem (H): Anh thường xem truyền hình Hà Nội vào thời gian nào? (TL): Tôi xem bất cứ lúc nào. Có thể là buổi sáng trước khi đi làm, cũng có khi là khi đang ăn cơm tối. Nhiều hôm đi làm về thấy có chuyên mục hay hay dành cho giới trẻ tôi cũng ngồi xem. Tôi cũng là fan hâm mộ giải Ngoại hạng Anh phát sóng trên Đài của chị đấy nhé (H): Ngoài thể thao anh còn quan tâm tới chuyên mục nào khác của Đài? (TL): Thời sự, tất nhiên rồi. Tôi thích các bản tin thời sự của Đài Hà Nội vì nó không những cập nhật những vấn đề chung mà các đài truyền hình khác cũng đưa tin mà nó còn phản ánh riêng về con người và cuộc sống Thủ đô nữa. (H): Vậy mỗi ngày anh dành bao nhiêu thời gian xem truyền hình Hà Nội? (TL): Mùa bóng đá, tôi có thể ngồi trước màn hình vài tiếng liền, cũng có ngày chỉ xem mấy bản tin thời sự. Nhưng chắc chắn mỗi ngày phải hơn một tiếng rồi. Nguyễn Thị Kim Anh, 52 tuổi, Hà Đông, Chuyên viên Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội, trình độ Thạc sĩ (H): Chị có thường xuyên xem các chương trình của Đài PT-TH Hà Nội? (TL): Có. Ngày nào tôi cũng xem. (H): Chị thường xem chương trình nào trên Đài PT-TH Hà Nội? 70 (TL): Thời sự và Phim truyện. Cuối tuần tôi xem Đuổi hình bắt chữ nữa. (H): Chị có nhận xét thế nào về các chương trình của Đài? (TL): Tôi không theo dõi tất cả cả các chương trình nên không nhận xét hết đâu nhé, chỉ với những chương trình tôi thường xem thôi. Phim truyện, đặc biệt phim dài tập trên Đài Hà Nội là những bộ phim có nội dung tương đối gần với cuộc sống gia đình, hơn thế nữa giờ phát sóng cũng phù hợp với dân công sở chúng tôi bởi chúng tôi có thể vừa xem, vừa ăn trưa. Còn buổi tối, khung phim 9h cũng rất tiện theo dõi. Về thời sự thì mỗi ngày có 6 bản tin thời sự cùng chương trình thời sự tiếp sóng của Đài Truyền hình Việt Nam theo tôi là rất hợp lí bởi nếu lỡ buổi sáng thì có thể xem trưa, lỡ buổi chiều có thể theo dõi tối và đêm. (H): Chị có bao giờ xem chương trình ca nhạc của Đài? (TL): Ít lắm. Thật ra các chương trình truyền hình thực tế về ca nhạc của Đài THVN hơn đứt của Đài Hà Nội rồi. Trước đây tôi có xem cuộc thi Sao Mai của Đài Hà Nội, nhưng giờ sao cứ thấy nhạt nhạt. Không biết có phải do cách PR hay không? (H): Thế chương trình Đô thị, Kinh tế thì sao ạ? (TL): Thật ra tôi không xem các chương trình này thường xuyên. Thỉnh thoảng bật tivi lên, nếu đang giờ phát sóng mà không có gì nổi bật tôi lại chuyển kênh khác. Nguyễn Văn Toàn, 24 tuổi, Thanh Oai, Sinh viên Đại học Kiến trúc (H): Anh có thường xuyên xem truyền hình Hà Nội không? (TL): Cũng bình thường thôi ạ. Từ khi Đài phát sóng trực tiếp giải Ngoại hạng Anh và Bundesliga em mới xem thường xuyên. 71 (H): Thế ngoài thể thao, anh còn xem chương trình nào khác không? (TL): Đuổi hình bắt chữ. Vì ở quê nên không có nhiều địa điểm thư giãn như trong nội thành, buổi tối em và gia đình chỉ xem tivi thôi, cũng như nhiều gia đình khác ở đây. (H): Đài còn phát sóng nhiều chương trình giải trí khác, em đã bao giờ xem chưa? (TL): Dạ có. Nhưng Đuổi hình bắt chữ hấp dẫn hơn hẳn chị ạ. Chắc là do anh Xuân Bắc hoạt náo tốt hơn các MC khác. (H): Anh đang là sinh viên, vậy anh có theo dõi các chương trình liên quan tới giới trẻ phát trên Đài PT-TH Hà Nội? (TL): Em không để ý lắm vì cách thể hiện tương đối khô khan, không hấp dẫn. Ở tuổi bọn em, phải xem các chương trình truyền hình thực tế mới thích chị ạ. Có thể thấy nhóm công chúng truyền hình không phải không quan tâm tới các chương trình truyền hình phi giải trí mà mức độ quan tâm đó bị chi phối bởi nhiều yếu tố, đó là nội dung đề cập, cách thức xây dựng và thể hiện nội dung. Một điều rất dễ nhận thấy là các chương trình gameshow và ca nhạc của Đài Truyền hình Việt Nam có sức hấp dẫn hơn của Đài PT-TH Hà Nội. Đó là do những người làm chương trình ở đài quốc gia đã đánh đúng vào tâm lí và thị hiếu của từng lớp công chúng, để từ đó thể hiện nội dung phù hợp nhất với lớp công chúng chuyên biệt đó. Ví dụ, các chương trình ca nhạc của Đài Trung ương rất đa dạng, nếu với giới trẻ, họ tha hồ lựa chọn giữa một rừng chương trình truyền hình thực tế về ca nhạc như Vietnam Idol, Bài hát yêu thích, Vietnam’s got talent.. Nhóm công chúng nhỏ tuổi hơn có thể tha hồ ríu rít với Đồ-rê-mí, The Voice Kid’s Việt Nam. Ngay cả tầng lớp tri thức, các bậc lão thành cách mạng 72 cũng rất thỏa mãn với Giai điệu tự hào.. Như vậy, với cùng một nội dung nhưng cách thể hiện đa dạng làm thỏa mãn mọi đối tượng tiếp nhận là yếu tố then chốt trong việc níu chân khán giả ở lại với nhà Đài. Trong cuộc phỏng vấn, ông Ngô Thanh, Trưởng Ban Thể thao Giải trí của Đài PT-TH Hà Nội đồng thời cũng là nhà sản xuất, biên tập chương trình cho biết: Khán giả là yếu tố quyết định sự sống còn của mỗi chương trình của chúng tôi. Vì thế, với tư cách là những người trực tiếp sản xuất chương trình, tôi rất mong muốn nhận được sự phản hồi từ phía khán giả góp ý về cách thức sản xuất, nội dung chương trình để chúng tôi có thể ngày một hoàn thiện hơn. Dẫu biết rằng đây là nghề “làm dâu trăm họ”, không thể thỏa mãn nhu cầu và sở thích của tất cả mọi người nhưng chúng tôi sẽ cố gắng phục vụ theo số đông nếu hợp lí. Ngoài ra, tôi cũng nhận được nhiều phản hồi của công chúng, vừa là khán giả, vừa là bạn bè về các chương trình thể thao phát trên sóng của Đài Hà Nội, đặc biệt từ khi Đài phát sóng giải Ngoại hạng Anh và gần đây là Bundesliga của Đức. Điều đó cho thấy Đài PT-TH Hà Nội vẫn có lượng lớn khán giả trung thành, đặc biệt là công chúng yêu thích các chương trình thể thao của chúng tôi. Vì thế, hi vọng có nhiều cuộc điều tra về công chúng hơn nữa để chúng tôi có cơ sở tiến hành những điều chỉnh cần thiết và hợp lí. 73 2.2.4. Cách thức xem truyền hình Hà Nội Lĩnh vực nghề nghiệp chính Cán bộ trong CQ nhà nước Chỉ xem một số chuyên mục Số lượng yêu thích Tỉ lệ % Chỉ xem những chuyên mục Số lượng cần thiết cho công việc Tỉ lệ % Chỉ xem khi có thời gian rảnh Số lượng rỗi Tỉ lệ % Khác Số lượng Tỉ lệ % Tổng Số lượng Tỉ lệ % HS-SV Làm trong Làm trong Cán bộ khối DN tư khối DN LLVT nhân Tổng Nông dân Khác 39 36 29 nước ngoài 6 9 9 18 146 54.9% 48.0% 30.9% 22.2% 32.1% 40.9% 21.7% 36.5% 10 3 8 6 2 3 8 40 14.1% 4.0% 8.5% 22.2% 7.1% 13.6% 9.6% 10.0% 18 31 52 14 13 10 52 190 25.4% 41.3% 55.3% 51.9% 46.4% 45.5% 62.7% 47.5% 4 5 5 1 4 0 5 24 5.6% 6.7% 5.3% 3.7% 14.3% .0% 6.0% 6.0% 71 75 94 27 28 22 83 400 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Bảng 2. 9: Tương quan giữa nghề nghiệp và cách thức theo dõi các chương trình truyền hình Hà Nội 74 Khi được hỏi “Ông/bà xem các chương trình của Đài PT-TH Hà Nội như thế nào”, với 4 đáp án lựa chọn được đưa ra thì kết quả nhận được là 54,9% số lượng cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước chỉ xem những chuyên mục mình yêu thích. Nhóm công chúng là nông dân phần lớn chọn xem “chuyên mục được yêu thích” (chiếm 40,9% lựa chọn) và khi có thời gian rảnh rỗi (45,5%). Với những cán bộ lực lượng vũ trang và công chúng làm trong khối doanh nghiệp cả tư nhân và nhà nước, thời gian làm việc không được linh hoạt và tự do như các ngành nghề khác, thế nên lớp công chúng này chỉ xem truyền hình Hà Nội ở mức thỉnh thoảng (một tuần vài lần). Đỗ Hoàng Anh, nam, 38 tuổi, Hà Đông, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, trình độ Cử nhân (H): Anh thường xem truyền hình Hà Nội vào thời gian nào? (TL): Từ trước 6h sáng và sau 6h chiều (H): Vì sao anh chỉ xem trong thời gian này? (TL): Chúng tôi không phải chỉ ngồi văn phòng nên không có thời gian xem. Hơn nữa, thời gian làm việc của chúng tôi rất sát, từ 7h-11h, ăn cơm trưa tại cơ quan, nghỉ ngơi, rồi tiếp tục công việc từ 13h30-17h. Ăn cơm và làm việc theo kẻng mà chị. (H): Vậy anh thường theo dõi chương trình nào của Đài? (TL): Thời sự 18h30. Sau bữa cơm tối có thể xem phim bởi lúc này là thời gian được tự do nhất. Nguyễn Thị Thực, 50 tuổi, Thanh Xuân, Nội trợ, trình độ Cao đẳng (H) Chị có hay theo dõi truyền hình Hà Nội không? 75 (TL): Có, tôi xem hàng ngày. (H) Chị thường xem chuyên mục nào nhất? (TL): Phim truyện dài tập buổi trưa, buổi tối. (H): Sao chị lại chọn xem vào khung thời gian này? (TL): Vì tôi còn phải trông cháu. Trưa và tối mẹ cháu mới đi làm về nên tôi mới có thời gian xem. Một nhóm khán giả khi được hỏi sâu đã cho biết, họ thích các kênh truyền hình chuyên biệt của VTC vì họ có thể xem những thông tin sâu, chi tiết nhất về chuyên mục mình yêu thích. Đồng thời, thông tin thường được phát lại nên nếu bận họ có thể xem lại trong những lần phát sóng tiếp theo. Nhóm khán giả này cũng thảo luận về điểm hạn chế của truyền hình Hà Nội, đó là thông tin chưa được cập nhật, chưa chuyên biệt hóa. Các bộ phim truyền hình dài tập có thể thu hút lượng lớn công chúng, kéo theo doanh thu quảng cáo tăng lên, nhưng phần lớn trong số các phim truyền hình phát trên sóng truyền hình Hà Nội là phim cũ quá, có thể được phát ở nhiều đài địa phương khác trước khi lên sóng Đài Hà Nội. Vì thế, nhà Đài nên đầu tư hơn nữa trong việc mua bản quyền phim. Có thể lấy “Tây Du kí” là một ví dụ. Để mua được bản quyền của “Tây Du kí”, đài Truyền hình Việt Nam đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ. Thế nhưng trong suốt hơn 20 năm phát sóng bộ phim này, đài quốc gia đã thu được khoản lợi nhuận khổng lồ từ quảng cáo phát đầu, giữa và cuối phim. Hơn thế nữa, tiền bán lại bản quyền bộ phim cho các đài địa phương cũng đem về cho đài quốc gia một khoản tiền không hề nhỏ. 76 2.2.5. Thời điểm tiếp nhận thông tin trên truyền hình Hà Nội Về thời điểm xem truyền hình trong ngày, kết quả khảo sát cho thấy số lượng người xem truyền hình Hà Nội dao động theo đồ thị hình sin, đầu tiên là từ thấp vào buổi sáng, tăng dần lên vào buổi trưa. Hết thời điểm phim truyện trưa, công chúng xem các chương trình buổi chiều lại giảm xuống mức thấp nhất, rồi sau đó vụt tăng mạnh vào thời điểm tối, từ 18h, cuối cùng suy giảm sau 22h. Giới tính Tổng số Thời điểm xem Nam Sáng Số lượng Tỉ lệ % Trưa Số lượng Tỉ lệ % Chiều Số lượng Tỉ lệ % Tối Số lượng Tỉ lệ % Đêm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Nữ 16 14 30 8.6% 6.7% 7.6% 26 41 67 14.0% 19.5% 16.9% 10 13 23 5.4% 6.2% 5.8% 113 126 239 60.8% 60.0% 60.4% 21 16 37 11.3% 7.6% 9.3% 186 210 396 100.0% 100.0% 100.0% Tổng số Tỉ lệ % Bảng 2.10: Tương quan giữa giới tính và thời điểm theo dõi các chương trình truyền hình Hà Nội 77 Theo kết quả khảo sát và dựa trên thực tế, thời gian xem là hợp lí. Vào buổi sáng (chương trình đầu tiên bắt đầu lên sóng lúc 5h30), tỉ lệ người xem là nam chiếm 8,6% so với 6,7% là nữ. Đến khoảng thời gian từ 11h-14h tỉ lệ này tăng cao về phía nữ (19,5% so với 14%). Tuy nhiên, lượng công chúng nam theo dõi các chương trình truyền hình sau 22h nhiều hơn hẳn công chúng nữ, tỉ lệ là 11,3% so với 7,6%. Khoảng thời gian chiều và tối không chênh lệch nhau nhiều khi lần lượt tỉ lệ công chúng nam/ nữ là 5,4%/6,2% và 60,8%/60%. Theo kết quả điều tra năm 2007 của Trần Bảo Khánh, thì lượng công chúng xem truyền hình buổi 17h-19h chênh lệch về phía nữ nhiều hơn. Tác giả lí giải, “thời điểm này phụ nữ có thể thoải mái xem phim ở các kênh mà không hề bị chiếm dụng tranh chấp và điều này thường diễn ra ở thành phố, nơi phụ nữ vừa nấu ăn lại vừa xem tivi”. Giờ đây, sau gần một thập kỉ với điều kiện kinh tế phát triển hơn, công cuộc đô thị hóa cũng đang diễn ra một cách nhanh chóng nên không chỉ phụ nữ thành phố mà phụ nữ ở nông thôn cũng được xem tivi khi họ làm bếp. Thậm chí, theo thông tin điều tra thì nhiều phụ nữ ở nông thôn còn mạnh tay sắm cho mình một chiếc tivi để có thể thoải mái xem các bộ phim yêu thích mà không bị làm phiền. Theo họ, cả một ngày làm việc vất vả ngoài đồng, cách giải trí duy nhất của họ là xem phim và sau đó là đi ngủ thì không có lí do gì họ không trang bị cho riêng mình một chiếc tivi để thỏa mãn nhu cầu giải trí rất chính đáng đó. Nhu cầu tiếp nhận thông tin vào buổi tối là khá cao ở tất cả các nhóm công chúng, sau đó là buổi trưa. Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy các thời điểm này cũng rất hợp lí với nghề nghiệp của công chúng. 78 Lĩnh vực nghề nghiệp chính Thời gian xem Tổng Sáng Số Tỉ lệ % Trưa Số Tỉ lệ % Chiều Số Tỉ lệ % Tối Số Tỉ lệ % Đêm Số Tỉ lệ % Tổng Số Tỉ lệ % Cán bộ Học sinh Làm trong Làm trong Cán bộ Nông trong CQ Sinh viên khối DN tư khối DN LLVT dân Khác 3 8 2 2 0 4 11 30 4.2% 10.7% 2.1% 7.4% .0% 18.2% 13.4% 7.5% 9 18 7 2 9 7 17 69 12.7% 24.0% 7.4% 7.4% 32.1% 31.8% 20.7% 17.3% 9 6 2 1 3 0 2 23 12.7% 8.0% 2.1% 3.7% 10.7% .0% 2.4% 5.8% 43 37 73 17 13 11 46 240 60.6% 49.3% 77.7% 63.0% 46.4% 50.0% 56.1% 60.2% 7 6 10 5 3 0 6 37 9.9% 8.0% 10.6% 18.5% 10.7% .0% 7.3% 9.3% 71 75 94 27 28 22 82 399 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Bảng 2. 11: Tương quan giữa nghề nghiệp và thời điểm theo dõi truyền hình Hà Nội 79 Khi đối chiếu bảng tương quan giữa nghề nghiệp và thời điểm tiếp nhận thông tin trên truyền hình, có thể nhận thấy hầu hết công chúng mọi ngành nghề chọn thời điểm trưa và tối là thời điểm tiếp nhận thông tin truyền hình Hà Nội nhiều nhất. Với nữ giới, thời gian xem chương trình truyền hình Hà Nội buổi trưa cao hơn so với nam giới bởi lẽ họ là những khán giả trung thành với các bộ phim dài tập. Chương trình phim truyện phát từ 11h30 là thời gian lí tưởng cho lớp công chúng này. Ngược lại, nam giới có xu hướng xem các bản tin thể thao cũng như những trận bóng đá của giải Ngoại hạng Anh và Bundesliga của Đức thường được phát trực tiếp trên sóng Đài PT-TH Hà Nội vào đêm khuya (do sự chênh lệch múi giờ giữa Anh, Đức và Việt Nam). Với lớp công chúng là nông dân, trong toàn bộ công chúng được hỏi không có ai xem truyền hình sau 22h. Thời điểm xem truyền hình buổi chiều cũng cho kết quả tương tự. Thời điểm sáng chỉ chiếm tỉ lệ 18,2%. Đây là một thực tế bởi những người nông dân ở khu vực nông thôn thường ra đồng từ rất sớm để tránh nắng nên rất ít người xem truyền hình vào buổi sáng. Sau một ngày làm việc ngoài trời mệt nhọc, họ thường đi ngủ sớm nên cũng rất ít khi xem truyền hình về đêm. Đỗ Văn Tư, 60 tuổi, Thanh Oai, Nông dân (H): Bác có xem chương trình của Đài PT-TH Hà Nội bao giờ không ạ? (TL): Có, mỗi tối có dạo qua một chút (H): Bác thường xem chương trình nào ạ? (TL): Đuổi hình bắt chữ. Tôi thích anh Xuân Bắc dẫn lắm (H): Ngoài Đuổi hình bắt chữ, bác có xem chương trình nào khác không ạ? 80 (TL): Thỉnh thoảng tôi cũng xem chương trình Hộp thư. Một số vấn đề lùm xum vừa qua ở xã tôi được đưa lên truyền hình rồi. Hi vọng, Đài Hà Nội sẽ giúp chúng tôi tìm được lẽ phải. (H) Bác chỉ xem Hộp thư khi có khiếu kiện của quê mình? (TL): Không, còn một số vấn đề khác nữa chứ. Tôi xem để biết có ứng dụng vào địa phương mình được hay không? (H): Bác có thể nói cụ thể hơn được không ạ? (TL): Ví dụ, tôi xem người ta hướng dẫn dồn điền đổi thửa như nào? Quy trình như nào là hợp lí? Nếu không hợp lí mà bị chèn ép quá thì chúng tôi phải học tập để đi kiện thôi. (H) Bác có xem Thời sự của Đài PT-TH Hà Nội không ạ? (TL): Cũng có. Nhưng tôi xem của VTV nhiều hơn. (H): Bác thường kết thúc xem truyền hình vào khoảng mấy giờ? (TL): Thường nhà tôi đi ngủ trước 10h. Phải đảm bảo sức khỏe để sáng dậy sớm đi làm chứ. 2.3 Ý kiến đánh giá của công chúng Thủ đô đối với đài PT-TH Hà Nội Phản hồi là chiều tác động từ phía công chúng trở lại nguồn thông điệp. Nó có thể thể hiện qua nhiều hình thức như giao lưu, chia sẻ, tương tác với nhà Đài qua các chương trình truyền hình trực tiếp, chương trình phát thanh mở, chương trình hỏi – đáp hay chuyên mục diễn đàn bạn đọc trên hầu hết các báo điện tử. Thông qua các kênh này, công chúng giờ đây không chỉ là các đối tượng tiếp nhậtn thông tin một cách thụ động mà họ đã tích cực tham gia vào quá trình truyền thông, chủ động tìm kiếm thông tin theo nhu cầu và có thể tham gia vao 81 quá trình chia sẻ, trao đổi, phản hồi thông tin. Có thể kể đến một số chương trình tương tác của Đài PT-TH Hà Nội hiện nay như Vấn đề và Dư luận phát sóng vào 16h30 thứ Sáu, Chính sách và Cuộc sống phát sóng vào 10h40 thứ Tư và Thư và Trả lời thư phát sóng vào 13h Chủ nhật hàng tuần… Với câu hỏi “Ông/ bà đã bao giờ gửi thư hoặc liên lạc với lãnh đạo/PV/ BTV/ kĩ thuật viên của Đài PT-TH Hà Nội phản hồi về các chương trình ông/bà hài lòng hoặc chưa hài lòng?” thì kết quả thu được là 79,2% số người được hỏi nói rằng họ chưa bao giờ liên hệ với nhà Đài, 8,5% thường xuyên liên hệ, 5,8% thỉnh thoảng mới liên hệ và 6,5% trong số công chúng mới liên hệ một lần. Việc các cá nhân từ chỗ trao đổi, bàn luận hoặc thông tin cho nhau biết về những tin tức họ đã xem, đến chỗ cung cấp tin, bài hoặc bày tỏ ý kiến của họ đối với các vấn đề được thông tin trên truyền hình chứng tỏ khả năng tổ chức xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng, cụ thể ở đây là truyền hình. Vì thế, với tỉ lệ hơn 20% công chúng ít nhất đã từng một lần liên hệ với nhà Đài chứng tỏ rằng công chúng đã tin tưởng và có phản hồi tích cực với những người làm tin. Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Đài PT-TH Hà Nội, ông Kiều Thanh Hùng cho biết: “Trong những năm gần đây, khoảng cách giữa khán giả với Đài PT-TH Hà Nội đã được rút ngắn thấy rõ, thể hiện qua việc PV, BTV của chúng tôi liên tục nhận được thư và điện thoại của khán giả xem truyền hình. Cho dù nội dung của những liên lạc đó là gì đi nữa, động viên, khích lệ nhà Đài, cung cấp thông tin, hay là đề nghị về đơn từ khiếu nại thì nó đều là biểu hiện của niềm tin mà công chúng dành cho đội ngũ lãnh đạo, BTV, PV của Đài PT-TH Hà Nội.” 82 Lĩnh vực nghề nghiệp chính Trao đổi góp ý về Số thông tin phát sóng Tỉ lệ Cung cấp chia sẻ Số thông tin biết được cho Tỉ lệ Chia sẻ thông tin cá Số nhân, thắc mắc nhờ Tỉ lệ Đóng góp ý kiến cá Số nhân về một vài Tỉ lệ Gửi tin, bài cộng tác Số Tỉ lệ Khác Số Tỉ lệ Tổng Cán bộ Làm trong Làm trong trong CQ khối DN tư khối DN Cán bộ Nông nhân nước ngoài LLVT dân nhà nước HS- SV 3 3 6 0 2 27.3% 21.4% 31.6% .0% 28.6% 3 3 4 1 3 27.3% 21.4% 21.1% 33.3% 42.9% 3 4 1 2 1 27.3% 28.6% 5.3% 66.7% 14.3% 1 3 5 0 1 9.1% 21.4% 26.3% .0% 14.3% 1 1 3 0 0 9.1% 7.1% 15.8% .0% .0% 11 14 19 3 7 3 24 81 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0 100.0% 0 4 18 .0% 16.7% 22.2% 1 4 19 33.3% 16.7% 23.5% 0 8 19 .0% 33.3% 23.5% 2 4 16 66.7% 16.7% 19.8% 0 4 9 .0% 16.7% 11.1% Bảng 2.12: Tương quan giữa nghề nghiệp và cách thức liên hệ với nhà Đài 83 Khác Trong số thư từ góp ý và điện thoại gọi về Đài, có 22,2% công chúng muốn trao đổi, góp ý về thông tin đã phát sóng trên Đài. Khi được hỏi về nội dung góp ý, một khán giả nam, 38 tuổi, Hoàn Kiếm, Chuyên gia làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài đặt tại Việt Nam chia sẻ: “Một lần xem Tạp chí kinh tế tôi thấy giới thiệu về một doanh nghiệp. Tôi biết doanh nghiệp đó. Tôi cũng biết tình trạng của doanh nghiệp nhưng thông tin phát sóng trên Đài lại không hẳn như thế. Công ty đó ở tình trạng nào tôi biết chứ vì họ là đối tác cung cấp hàng cho chúng tôi. Vì thế, khi xem chương trình xong, tôi bèn gọi điện cho anh bạn tôi làm trong Đài để hỏi. Nhưng tôi cũng không có được câu trả lời chính xác.” Ngoài ra, ý kiến của người dân dưới đây cho thấy nhu cầu của công chúng truyền hình Hà Nội ngày càng cao và ngày càng đòi hỏi chất lượng chuyên sâu. Lê Đình Đức, nam, 25 tuổi, Thanh Xuân, tốt nghiệp Đại học (H): Anh thường xem kênh truyền hình nào nhất? (TL): VTV3, VTV6 và VTC. Đây là những kênh truyền hình có nhiều chương trình dành cho giới trẻ chúng tôi nhất. (H): Anh có hay xem truyền hình Hà Nội không? (TL): Ít thôi ạ. (H) Anh có nhận xét gì về sự khác nhau giữa những kênh truyền hình trên? (TL): Về độ đa dạng thì VTV và VTC hơn hẳn H1,H2 rồi. Đài Hà Nội hiếm có chương trình nào dành riêng cho lứa tuổi bọn tôi lắm. Về nội dung phát sóng thì VTV cập nhật nhất, đưa tin phù hợp với thời cuộc, nhất là những tin về chính trị. VTC có thể mạnh về thể thao nhưng họ có cái dở là nhiều khi khuếch trương quá. Lấy ví dụ về một sự kiện quảng cáo Maradona sẽ sang Việt Nam, liên tục 84 trong cả tháng trời, ngày nào VTC cũng ra rả“cậu bé vàng bằng xương bằng thịt Maradona sẽ có mặt tại Việt Nam”. Thế nhưng trước lịch hẹn cập bến Việt Nam khoảng hai tuần thì tự nhiên mọi thông tin lại rơi vào im lặng một cách khó hiểu. Còn Đài Hà Nội, thật ra đến giờ tôi chưa hiểu thế mạnh của Đài là gì, phim truyện chăng vì tôi thấy Đài có nhiều khung giờ dành cho phim truyện lắm? Theo ý kiến chủ quan của tôi, Đài Hà Nội chưa tạo được dấu ấn riêng của mình trong quá trình toàn cầu hóa tin tức ngày nay. Ngay cả bản sắc riêng Đài cũng chưa tạo được, mặc dù nhiều đài địa phương khác làm rất tốt vấn đề này.” Lê Anh, nam, 57 tuổi, Hoàn Kiếm, Chuyên gia một tổ chức phi chính phủ (H): Anh thích nhất xem kênh truyền hình nào? (TL): VTV1. Tôi chưa bao giờ bỏ thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, trừ khi đi công tác hoặc nhà có việc. (H): Anh đánh giá thế nào về truyền hình Hà Nội? (TL): Về kĩ thuật, Đài Hà Nội cũng như VTV, VTC và nhiều đài địa phương khác đều được đầu tư rất tốt. Nhưng về nội dung phát sóng thì có nhiều điều phải bàn lắm. Đài Hà Nội là đài Thủ đô nhưng nội dung phát sóng còn rất nghèo nàn, thông tin cũng không được cập nhật cho lắm. Một điều nữa là MC của nhà đài trẻ trung, xinh xắn nhưng không hiểu sao cách dẫn còn khô khan, trịnh trọng quá, từ bản tin chính luận như thời sự cho tới các chương trình giải trí, khoa giáo. Nếu đánh giá, tôi chỉ chấm cho họ được 6 điểm thôi. Đài quốc tế họ đã làm rất tốt công cuộc “giải trí hóa tin tức”, vậy mà ta thì cứ “trịnh trọng hóa vấn đề”, sao mà lôi cuốn được” 85 Trần Bích Hường, nữ, 55 tuổi, Thanh Xuân, Nội trợ (H) Chị thích nhất chương trình nào phát trên Đài PT-TH Hà Nội? (TL): Phim truyện buổi trưa. (H): Chị có theo dõi các chuyên đề về sức khỏe trên Đài không? (TL): Có, đó cũng là chương trình tôi thấy thiết thực nhất. Ví dụ Chuyện tuổi già, Lắng nghe cơ thể bạn, Cây thuốc Việt. (H): Nếu có góp ý với những người sản xuất, chị sẽ nói gì? (TL): Giá mà MC dẫn dắt khéo léo hơn nữa thì hay biết mấy Về vấn đề khán giả đề cập, ông Kiều Thanh Hùng cho biết: “Trước đây, Đài PT-TH Hà Nội còn sử dụng phát thanh viên, nếu hiểu đơn giản đó là hình thức “máy nói” nên có thể họ chưa chuyển tải được hết ý nghĩa mà những người sản xuất muốn gửi gắm tới khán giả. Giờ đây, các BTV của chúng tôi đã kiêm cả vai trò của phát thanh viên, họ biết đứa con tinh thần của mình có đặc điểm gì, tâm tính ra sao, định hướng như nào…vì thế chất lượng trình độ đội ngũ MC của Đài có thể nói đã hơn hẳn trước. Với góp ý của khán giả, chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để đào tạo đội ngũ PV, BTV đạt chuẩn. Hi vọng công chúng của Truyền hình Hà Nội tiếp tục có những phản hồi để chúng tôi có thể hoàn thiện tốt hơn các chương trình phát sóng”. Bên cạnh đó, trong số công chúng đã từng liên hệ với Đài PT-TH Hà Nội thì 23,5% chủ động chia sẻ và cung cấp thông tin cho nhà đài về sự kiện, vấn đề mới nảy sinh. Mặc dù tỉ lệ này không phải là cao nhưng nó đánh dấu biểu hiện của hoạt động tham gia quá trình truyền thông của một bộ phận công chúng. 86 Trong số 79,2% công chúng đươc hỏi cho biết chưa bao giờ trao đổi thông tin với nhà Đài, cơ cấu thể hiện như sau: Không biết nhà Đài quan tâm hay không 23% Không quan tâm 47% Cảm thấy nhà Đài không quan tâm tới quan điểm của mình về vấn đề đó 12% Ngại thông tin cá nhân lên truyền hình 18% Biểu đồ 2.2 Mức độ quan tâm của công chúng truyền hình Hà Nội Gần một nửa trong số những người chưa bao giờ liên hệ với Đài PT-TH Hà Nội (47%) nói rằng họ không quan tâm tới các vấn đề của Đài đề cập. Họ nói rằng chỉ xem với mục đích giải trí nên gặp gì họ xem nấy. 23% trong số khán giả chưa từng liên hệ với Đài có băn khoăn “không biết nhà Đài có quan tâm tới ý kiến của mình hay không”, 12% người cảm nhận rằng nhà Đài sẽ không quan tâm tới quan điểm của mình trước sự kiện mình đề cập. 18% trong số công chúng còn lại không muốn thông tin cá nhân của mình bị “phơi” cho công chúng. Theo ông Kiều Thanh Hùng: “Bộ phận trả lời thư của Đài PT-TH Hà Nội sẽ cố gắng hồi âm sớm nhất. Tuy nhiên, mỗi tuần chúng tôi chỉ có 15 phút cho chuyên mục Thư và Trả lời thư nên rất khó để chúng tôi trả lời toàn bộ thư và 87 yêu cầu của công chúng gửi đến bằng văn bản. Vì thế, thông tin trên Đài có thể coi là một dạng văn bản trả lời cho những vấn đề mà công chúng quan tâm. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng để có thể kết nối với công chúng một cách nhiều nhất qua nhiều chương trình khác nữa chứ không chỉ với chuyên mục Thư và trả lời thư hiện nay”. 88 Tiểu kết chương 2 Như vậy chương 2 của luận văn đã trình bày các kết quả điều tra bằng bảng hỏi và thảo luận nhóm tập trung của công trình nghiên cứu, trong đó có những điểm cụ thể về cách thức và mức độ theo dõi các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội. Đồng thời trong luận văn, qua 400 phiếu trả lời của công chúng Thủ đô, có thể thấy khá rõ nét về đặc điểm của công chúng truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội. Công chúng ngày nay có thể tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, vì thế truyền hình với đặc điểm là có sự hấp dẫn hơn hẳn so với các phương tiện truyền thông khác khi nó kết hợp hình ảnh với âm thanh sống động sẽ trở thành nơi cung cấp thông tin lí tưởng, sân chơi và như một trường học đối với công chúng. 89 Chương 3: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PT- TH HÀ NỘI 3.1 Xu hướng về nhu cầu thông tin của công chúng truyền hình Chân dung xã hội của một nhóm công chúng khi được “định dạng” sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà truyền thông bởi nó giúp tìm ra những phương pháp tiếp cận nhóm một cách thích hợp, nhằm đạt hiệu quả truyền thông cao nhất. Chân dung xã hội của nhóm công chúng được mô tả bằng giới tính, độ tuổi, địa bàn cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc có thể là những nhu cầu, sở thích…Vì thế, những phân tích của tác giả ở chương 2 có thể khẳng định rằng Công chúng truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội có đóng góp rất lớn trong việc đưa các chương trình của đài đến gần hơn với khán giả. Những năm gần dây, sự phát triển của nền kinh tế việt Nam đã tạo ra một diện mạo hết sức mới mẻ cho xã hội. Đời sống của các tầng lớp cư dân đang có những chuyển biến rõ rệt, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, kéo theo mọi nhu cầu mọi mặt cũng thay đổi nhanh chóng và ngày một cao hơn. Vì thế mà sự đòi hỏi chất lượng các kênh truyền hình cũng phải được nâng cao. Mặt khác, trình độ văn hóa của công chúng cũng ngày được cải thiện. Hiện nay với số lượng hơn 400 trường Đại học, Học viện, Cao đẳng và hàng nghìn trường trung cấp đào tạo nghề trên cả nước , chúng ta đã có một hệ thống giáo dục có chất lượng, hàng năm đào tạo được hàng chục nghìn người có trình độ cao. Trình độ dân số ngày càng cao cũng tạo cho truyền hình những nhóm công chúng hiện đại, là công chúng có chất lượng, có kiến thức và chủ động tiếp nhận các thông tin và chính họ cũng là những người có nhiều đóng góp xây dựng 90 truyền hình ngày càng hoàn chỉnh hơn. Sự tham gia của công chúng vào ngành công nghiệp truyền hình đang có xu hướng tăng mạnh, tạo nên mối liên hệ khăng khít giữa công chúng với đài truyền hình. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao và đi kèm theo đó là yêu cầu ngày càng cao về việc được cung cấp thông tin. Thông tin sẽ trở thành một phần quan trọng đối với con người trong xã hội phát triển. Con người ngày càng có nhiều mối quan hệ, nhiều mối quan tâm tới các vấn đề trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thông tin về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, các thông tin trực tiếp tác động đến đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội, và tất nhiên đây là một nhu cầu không thể thiếu. Công chúng không chỉ mong thu nhận thông tin đơn thuần mà còn mong được chia sẻ những mối quan tâm của bản thân mình với xã hội, vì thế họ muốn các phương tiện thông tin đại chúng phải là diễn đàn, phải là nơi họ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với xã hội. Hơn hết, công chúng muốn tìm hiểu, học hỏi nhiều điều mới lạ thoải mãn trí tò mò, sự ham học của mình, thể hiện một lối nghĩ mới của công chúng, họ không ngại phải lên hình hay xuất hiện trước đám đông. Nhu cầu về thông tin của công chúng hiện đại cần cả hình thức và chất lượng, trình độ cao nên nhận thức hay cách tiếp nhận thông tin của họ cũng tinh tế hơn rất nhiều. Theo thống kê của luận văn, thời gian khán giả thường theo dõi các chương trình của Đài PT-TH Hà Nội là khoảng thời gian trưa (từ 11h – 13h30) và tối (từ 18h-22h), đặc biệt là chương trình Thời sự lúc 18h30. Mục đích xem truyền hình của công chúng Thủ đô thường gắn với nhu cầu tiếp nhận thông tin thời sự, nâng cao hiểu biết và giải trí, trong đó mục đích tiếp nhận thông tin thời sự là điều quan trọng nhất đối với công chúng ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, địa bàn cư trú. Với những nhóm công chúng có trình độ văn hóa cao như công chức, 91 học sinh, sinh viên… có điều kiện tiếp xúc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như báo in, báo điện tử, thông tin trên điện thoại đi dộng… nên tỉ lệ xem truyền hình của nhóm đối tượng này có thể giảm. Ngược lại, nhóm công chúng khác như nông dân sẽ tăng lên do trình độ kĩ thuật của truyền hình ngày một hiện đại, nội dung chương trình ngày càng hấp dẫn. Xem truyền hình để nâng cao trình độ hiểu biết là nhu cầu chính đáng của công chúng. Tuy nhiên mục tiêu này có thể giảm sút khi công chúng có điều kiện tiếp xúc với tri thức nhiều hơn qua nhiều kênh khác nhau như ở nhà trường (với học sinh, sinh viên), các chương trình giáo dục trên truyền hình. Ví dụ trước đây, đài PT-TH Hà Nội có chuyên mục Học IELTS trên truyền hình Hà Nội đã thu hút được đông đảo công chúng là học sinh phổ thông. Bên cạnh đó, trong xã hội ngày nay, công việc với nhiều áp lực cộng với thói quen truyền thống, nhiều người vẫn chọn truyền hình là phương tiện giải trí hữu hiệu. Đây không chỉ là thói quen hiện tại mà nó còn là xu hướng ổn định trong tương lai, khi mà sức hút của các chương trình vào giờ vàng không hề giảm, mà trái lại vẫn tăng trưởng theo chiều hướng rất tích cực, điển hình là khung giờ từ 18h30 đến 22h hàng ngày. Quá trình mở cửa và hội nhập ở Việt Nam đã khiến dịch vụ truyền hình phát triển rất đa dạng. Từ đây đã xuất hiện các kênh truyền hình phục vụ theo yêu cầu của từng nhóm công chúng truyền hình chuyên biệt như nhóm công chúng yêu thích thể thao, nhóm yêu ca nhạc, nhóm thích theo dõi phim truyện….Ngoài ra truyền hình thực tế cũng đang và sẽ là một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ của truyền hình trong tương lai. 92 3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội Theo quyết định số 2451 kí ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất, thì đến năm 2020 tất cả các đài truyền hình địa phương và trung ương phải chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự (analog) sang công nghệ số (digital). Tuy nhiên, kĩ thuật dù được hiện đại đến mấy nhưng nội dung chương trình nếu không đáp ứng được nhu cầu của công chúng thì hiệu quả truyền hình sẽ không được phát huy tối đa. Chính vì thế, để đáp ứng được nhu cầu của đại đa số công chúng thì Đài PT – TH Hà Nội cần phải: 3.2.1 Lập kế hoạch, định hướng, đường lối phát triển cho Đài một cách rõ ràng, cả ngắn hạn và dài hạn Với Đài PT-TH Hà Nội, phạm vi phát sóng không chỉ giới hạn trong khu vực Thủ đô mà còn nhiều các tỉnh thành lân cận khác. Vì thế, truyền hình Hà Nội phải xây dựng được chiến lược phát triển toàn diện vừa đáp ứng được nhu cầu của công chúng Thủ đô, lại vừa có khả năng cạnh tranh với các kênh truyền hình nước ngoài, các kênh truyền hình địa phương khác và các phương tiện truyền thông đã, đang và sẽ cạnh tranh ngày một rõ nét. Lãnh đạo Đài phải đưa ra được một kế hoạch phát sóng trong ít nhất ba tháng. Điều này vừa tránh được sự bị động, có đủ chương trình chuyên sâu, chương trình “gối”, vừa có sự lựa chọn đa dạng, kĩ lưỡng hơn, thích hợp hơn, vì thế sẽ tạo nên sức hấp dẫn hơn. Việc lựa chọn chương trình, nhân vật hay vấn đề thảo luận không chỉ vừa phải đáp ứng được yêu cầu thời sự, hấp dẫn mà còn phải phản ánh được tôn chỉ, mục đích của nhà Đài. Chính vì thế, định hướng chiến lược cho các chương trình phát sóng là 93 rất quan trọng và việc đó cần được Ban Giám đốc Đài PT – TH Hà Nội quan tâm và chỉ đạo sát sao bằng các giải pháp vĩ mô. 3.2.2. Xây dựng các kênh truyền hình chuyên biệt, kênh truyền hình trực tuyến Đến thời điểm hiện tại, Đài PT-TH Hà Nội mới cung cấp truyền hình quảng bá không thu tiền, truyền hình cáp mà chưa có các kênh truyền hình chuyên biệt nhằm phục vụ nhu cầu của các nhóm đối tượng khác nhau. Tính từ năm 2005 đến nay đã có hàng chục kênh truyền hình chuyên biệt đã ra đời như VNEWS (Thông tấn xã Việt Nam), Thể thao TV (VCTV), K+1 (VCTV), Fansipan TV (VCTVI), RealTV (VCTV), Yeah1TV (VTC). Các kênh truyền thông chuyên biệt theo nội dung đang chứng tỏ sự vượt trội so với các kênh truyền thông chuyên biệt theo đối tượng phục vụ, cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ. Vì thế, phát triển kênh truyền hình chuyên biệt là một vấn đề cần thực hiện trong thời gian sớm nhất tại đài Thủ đô. Thậm chí, ngay cả các chương trình truyền hình quảng bá cũng cần có nội dung chương trình phong phú để tạo sức hấp dẫn với khán giả, đồng thời thời lượng phát sóng cũng cần được điều chỉnh. Các chương trình phát thanh trực tuyến và truyền hình trực tuyến cũng cần được ban lãnh đạo Đài PT-TH Hà Nội đầu tư phát triển hơn. Theo kết quả điều tra của Hoàng Thị Thu Hà năm 2011 cho thấy cho thấy 67,9% mẫu điều tra hầu như không theo dõi truyền hình trên mạng internet và 94% mẫu điều tra hầu như không nghe phát thanh trên mạng internet. Rõ ràng, phát thanh và truyền hình tại Việt Nam hầu như chưa quan tâm tiếp cận nhóm công chúng này thông qua phương tiện truyền thông gắn bó nhất với họ là mạng internet. Một số trang web cho phép nghe phát thanh, ví dụ http://tnvn.gov.vn của Đài Tiếng nói Việt Nam, mới chỉ có chức năng nghe phát thanh trên mạng internet. Nghĩa là một chương 94 trình được phát đồng thời trên sóng phát thanh và trên mạng internet. Trong khi đó, các chương trình phát thanh trực tuyến với ưu điểm nổi bật là công chúng có thể nghe theo yêu cầu (on – demand) thì hầu như chưa được quan tâm phát triển tại Việt Nam. Đến nay mới chỉ có một số trang web, bao gồm trang Media Online của báo Tuổi Trẻ Tp.Hồ Chí Minh bước đầu triển khai được các chương trình theo yêu cầu. Việc phát triển phát thanh và truyền hình trực tuyến sẽ giúp cho công chúng dần củng cố và làm mới sự quan tâm của họ đối với hai loại hình báo chí – truyền thông truyền thống là phát thanh và truyền hình. 3.2.3. Đổi mới nội dung chương trình, tăng cường thời lượng phát sóng Đối với các chương trình mang yếu tố chính trị, cần bám sát tính thời sự để hấp dẫn được đông đảo người xem. Chương trình “Tiêu điểm” (trước đây) hay “Chuyển động 24” (hiện nay) của VTV là ví dụ cụ thể nhất cho thấy hiệu quả của “tính thời sự” đối với tin tức phát sóng. Những thông tin trên “Tiêu điểm” và “Chuyển động 24” đều thấm đẫm “hơi thở” của cuộc sống mà cả làng báo lẫn công chúng đều rất quan tâm. Tính thời sự được nâng cao vừa tạo nên sự sinh động trong hoạt động tác nghiệp, vừa làm phong phú cho diễn đàn thông qua chia sẻ của người trong nghề. Chính vì thế, Đài PT – TH Hà Nội nên đẩy mạnh việc phản ánh những vấn đề mới, sự kiện quan trọng đang được công chúng quan tâm qua những chuyên mục cụ thể chứ không nên đưa tin một cách chung chung trong các bản tin hàng ngày. Bên cạnh sự chỉ đạo, định hướng tạo điều kiện từ đội ngũ lãnh đạo, tổ chức sản xuất, điều quan trọng hơn cả là cần có sự nhiệt tình, không ngại khó của đội ngũ PV, quay phim thực hiện chương trình. Chỉ có bằng sự quyết tâm, bằng lòng yêu nghề thì mới có những câu chuyện cụ thể, những hình ảnh đắt giá, phản ánh 95 những vụ việc nóng đang được dư luận quan tâm. Việc phản ánh theo chiều sâu sẽ tăng thêm tính thuyết phục của chương trình, điều đó được thể hiện bằng những bản tin có dẫn chứng cụ thể, trả lời phỏng vấn trực tiếp của người trong cuộc; hình ảnh đắt giá, số liệu thống kê bao quát, bình luận đánh giá chuyên sâu của các chuyên gia. Dẫn chứng phải được thể hiện bằng những câu chuyện, vụ việc cụ thể để tác động mạnh đến người xem. Ngoài ra, để thực sự nội dung có chiều sâu, có sự bình luận phân tích mang tính khoa học thì cần đến vai trò của các chuyên gia, các nhà khoa học. Khi đã phản ánh một cách tương đối toàn diện bức tranh toàn cảnh thực tế, nhà báo, PV có thể đưa ra bình luận, đánh giá của riêng mình. Tuy nhiên sự đánh giá của các nhà khoa học, với tư cách là người nghiên cứu chuyên sâu sẽ có giá trị hơn, có “sức nặng” hơn nhờ uy tín của chính những vị khách mời đó. Tăng cường số lượng, thời lượng phát sóng cũng là một trong những yếu tố để nhà Đài lưu tâm. Trong khi rất nhiều đài truyền hình địa phương khác đã phát sóng 24/24h thì đài PT-TH Hà Nội vẫn chỉ lên sóng từ 5h30. Thời điểm, khung giờ phát sóng các chương trình tiêu điểm của Đài cũng cần được ưu tiên nhiều hơn, ví dụ như một số chương trình gameshow ăn khách, các chương trình truyền hình thực tế vốn dĩ thu hút rất đông người tham gia 3.2.4 Tăng cường, đẩy mạnh công tác nghiên cứu công chúng Nghiên cứu công chúng truyền thông là một trong những biện pháp rất hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng nhưng cho đến nay việc nghiên cứu công chúng truyền hình Hà Nội vẫn chưa được thực hiện một cách độc lập. Hay chăng đó chỉ là những công trình nghiên cứu về công chúng truyền hình ở Việt Nam hoặc công chúng truyền thông nói chung. Vì thế, 96 chính những người làm truyền hình cũng không đánh giá được chính xác hiệu quả sản phẩm của mình, và từ đó chỉ thực hiện chương trình theo kinh nghiệm đúc rút của cá nhân và theo cảm giác của mình. Chính vì thế, để có thể sản xuất chương trình “ăn khách”, đáp ứng nhu cầu của khán giả truyền hình, lãnh đạo đài PT-TH Hà Nội nên tổ chức các công trình nghiên cứu một cách cụ thể và chuyên nghiệp, thực hiện trên quy mô rộng, với khoảng thời gian dài để nắm bắt tâm lí, nhu cầu, mong muốn của công chúng trong toàn khu vực, để có thể phát triển từng chuyên mục, từng chương trình một các hiệu quả nhất. 3.2.5 Thiết lập, duy trì tốt mạng lưới CTV cho các chuyên mục, chuyên đề phát sóng - CTV là các chuyên gia thuộc lĩnh vực báo chí, các nhà báo, giảng viên báo chí thường xuyên tham gia trả lời và bình luận các vấn đề thời cuộc liên quan đến báo chí để công chúng có cái nhìn khách quan trước các sự kiện được nhà Đài phản ánh. - CTV có thể là chính công chúng của truyền hình Hà Nội, bởi họ có thể là “tai mắt” cho nhà Đài ở rất nhiều địa điểm, vị trí khi có một sự kiện, hiện tượng xảy ra bất ngờ, ngoài dự kiến Không chỉ xây dựng mạng lưới CTV mà việc tạo sự gắn kết với cộng tác viên cũng rất cần thiết. Cụ thể là: + Cần thiết lập đường dây nóng, luôn có một biên tập viên phụ trách để sẵn sàng tiếp nhận và xử lí những tin tức mới nhất của các CTV. + Thường xuyên liên lạc với CTV qua điện thoại hoặc email để giữ mối liên hệ. 97 + Tổ chức định kì các cuộc họp CTV để trao đổi và lắng nghe những ý kiến đóng góp quý báu của họ nhằm nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng trong quá trình phát triển. + Có chế độ nhuận bút xứng đáng, thù lao hỗ trợ tăng thêm… đối với đội ngũ CTV để khuyến khích, động viên họ, tạo sự gắn kết lâu bền và hiệu quả với Đài. 3.2.6 Thiết lập, duy trì, củng cố chặt chẽ mối quan hệ với đài bạn Đài PT-TH Hà Nội cũng như các đài truyền hình địa phương và quốc gia cần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau hơn nữa trong việc trao đổi, phối hợp các chương trình liên quan tới vấn đề bản quyền. Ví dụ, trong thời gian qua, dư luận xôn xao khi các nhà đài liên tục đàm phán, ý kiến về việc mua bản quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh với giá cao, rồi sau đó đã thuộc độc quyền của K+. Gần đây nhất là bản quyền phát sóng World Cup cũng khiến các nhà đài đau đầu tìm giải pháp thương thảo với VTV. Vì thế, để hoạt động một cách hiệu quả khi các chương trình mua bản quyền hiện nay chỉ được sử dụng cho một đài, Đài PT-TH Hà Nội nên phối hợp với các Đài để tránh lãnh phí không cần thiết. Tính đến nay, cả nước có 1 đài truyền hình quốc gia và 64 đài khu vực. Với đội ngũ đông đảo nhà Đài như vậy, đòi hỏi đội ngũ PV, BTV, kĩ thuật viên phải có trình độ kiến thức và kĩ thuật cao để phát huy tối đa hiệu quả của các chương trình truyền hình. Việc đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là một việc rất quan trọng mà lãnh đạo Đài PT-TH Hà Nội phải thường xuyên chú ý và là công việc liên tục, được quan tâm đầu tư 3.2.7 Đầu tư lớn về nguồn lực Để có được những chương trình truyền hình chất lượng cao về cả nội dung và kĩ thuật đòi hỏi đội ngũ BTV, PV, quay phim, kĩ thuật dựng phải được đào tạo bài bản, được trang bị kiến thức thực tế vững vàng: 98 + Với Tổ chức sản xuất, BTV Người tổ chức sản xuất có thể kiêm luôn vai trò BTV sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp về nội dung mỗi chương trình và triển khai công việc cho cả ê kíp thực hiện. Chính vì thế hơn ai hết người tổ chức sản xuất phải là người am hiểu đường lối chính trị, các chủ trương chính sách pháp luật để đưa ra sự định hướng khai thác đề tài sao cho phù hợp. Với những chương trình mang màu sắc chính trị, các talkshow đòi hỏi BTV phải có trình độ chuyên môn tốt, am hiểu nhiều lĩnh vực để đưa ra những phân tích, đánh giá, bình luận mang tính lôgic khoa học. Không chỉ đóng vai trò là người định hướng khai thác đề tài, người tổ chức sản xuất cũng phải là người có kinh nghiệm, am hiểu nghiệp vụ để có thể đưa ra phương án tác nghiệp khả thi nhất, đạt hiệu quả xét cả trên góc độ khai thác nội dung và tiết kiệm chi phí sản xuất. Thực tế cho thấy quá trình tác nghiệp ngoài hiện trường của PV truyền hình rất phức tạp vì liên quan đến cả quay phim, xe ô tô đi lại…Phương án tác nghiệp như đi ghi hình tại đâu, tiếp phỏng vấn đối tượng nào….phải được dự trù trước một cách tương đối cụ thể. Khi các PV trình bày kế hoạch tác nghiệp thực hiện sản xuất đề tài, người tổ chức sản xuất phải là người có kinh nghiệm để duyệt, cũng như đưa ra sự điều chỉnh hợp lí. Ngoài việc làm tốt công tác chuẩn bị tiền kì thì công tác hậu kì cũng cần nhiều đến vai trò của tổ chức sản xuất. Quá trình ghi hình tại trường quay cũng như ngoài hiện trường có thể có nhiều điều khó lường, nhất là với các chương trình ghi hình trực tiếp. Một vài sự cố có thể xảy ra như: không ghi được hình ngoài hiện trường, nhân vật từ chối trả lời phỏng vấn trực tiếp, khách mời trường quay bình luận không hợp lí, có nhiều điểm thái quá, tiêu cực…Những lúc như vậy, người tổ chức sản xuất là người cần linh hoạt đưa ra quyết định xử lí, điều chỉnh thay đổi để có được nội dung phù hợp ở mức chấp nhận được. 99 Vai trò của người BTV cũng gần tương tự người tổ chức sản xuất, dù có thể mức độ trách nhiệm có thể thấp hơn. BTV đóng vai trò là người kiểm duyệt, chỉnh sửa các lỗi sai về lời bình, hình ảnh, ánh sáng…trước khi người tổ chức sản xuất duyệt phát sóng. BTV cũng là người quán xuyến xuyên suốt quá trình sản xuất nội dung chương trình, từ khâu tiền kì đến hậu kì. Đôi lúc BTV còn phải thực hiện việc tổng hợp các nội dung thông tin thô của các PV khai thác được để tạo nên các tác phẩm truyền hình mang tính bình luận sâu. Chính vì thế người tổ chức sản xuất và các BTV phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vực và lẽ dĩ nhiên phải là người có kinh nghiệm làm nghề lâu năm, giỏi nghiệp vụ. + Với PV Không giống như các loại hình báo chí khác, tác nghiệp truyền hình cần đến sự phối hợp của ít nhất là 02 người: PV và quay phim. Để có được những bản tin nóng, PV là những người xông xáo luôn tìm tòi để khai thác những đề tài mới, lạ, phần nhiều trong số đó là phản ánh những bất cập hạn chế đã và đang tồn tại trong cuộc sống. Tiếp cận, khai thác những đề tài này rất khó, thường gặp sự cản trở chống đối, hoặc bất hợp tác của nhiều đối tượng, quá trình tác của PV vì thế gặp rất nhiều áp lực. Vì thế, PV truyền hình phải có:  Lập trường chính trị vững vàng, am hiểu kiến thức nhiều lĩnh vực Cùng một vụ việc nhưng khi phỏng vấn người dân, phỏng vấn doanh nghiệp, phỏng vấn người lãnh đạo, quảy lí hay các chuyên gia…sẽ có sự khác nhau. Đứng trước “ma trận” đó, người PV phải có lập trường kiên định khi phản ánh thông tin về từng vụ việc vấn đề. Việc phản ánh thông tin của PV một mặt đảm bảo tính “đa chiều”, mặt khác cần đảm bảo có sự định hướng tư tưởng rõ 100 ràng: phù hợp với chủ trương đường lối của Nhà nước, với quyền lợi của đa số nhân dân lao động. Có được phông kiến thức nền cũng sẽ giúp PV thuận lợi trong quá trình lựa chọn đề tài, cũng như có sự độc lập tương đối trong việc tự định hướng khi khai thác, triển khai đề tài ngoài thực tế.  Am hiểu luật pháp nói chung và luật báo chí nói riêng Với bất kì PV nào thì sự am hiểu luật pháp nói chung và luật báo chí nói riêng là điều vô cùng cần thiết. Trong quá trình khai thác thông tin, các PV sẽ phải tiếp cận với các vấn đề đang gây nhiều bức xúc, tranh cãi trong dư luận. Đứng trước các vấn đề đó, để có thể phản ánh và làm rõ tính đúng sai của vấn đề thì phải dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật. Do đó PV phải có sự am hiểu pháp luật ở mức độ nhất định. Sự am hiểu pháp luật cũng sẽ giúp cho PV có được sự định hướng trong quá trình tác nghiệp, khi nhận thức được tính “đúng, sai” của vấn đề để biết khai thác thông tin như thế nào, phỏng vấn ai để tác phẩm của mình đạt được sự thuyết phục cao nhất. o Có kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ báo chí truyền hình; linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tác nghiệp Có kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ báo chí là điều cần thiết với mọi PV khi tác nghiệp. Với PV truyền hình yêu cầu này càng trở nên quan trọng và là điều tiên quyết để có thể hoàn thành nhiệm vụ. Kĩ năng nghiệp vụ báo chí truyền hình bao gồm như: kĩ năng khai thác tìm kiếm thông tin, tư duy hình ảnh, kĩ năng phỏng vấn truyền hình, khái quát thông tin, dẫn ngoài hiện trường…Đây là những kĩ năng cơ bản mà PV truyền hình phải có, phải thành thạo để có thể chủ động tác nghiệp, khai thác được lượng thông tin tối đa từ thực tế cuộc sống.  Có tinh thần trách nhiệm, quả cảm khi tác nghiệp 101 Với những phóng sự về mặt trái, góc khuất của xã hội đòi hỏi PV phải có tinh thần dũng cảm, không ngại khó hoặc bỏ cuộc bằng những lí do khách quan để thoái thác công việc Xây dựng được đội ngũ PV có tinh thần trách nhiệm, có lòng yêu nghề, có tinh thần quả cảm khi tác nghiệp là điều rất khó khăn. Đội ngũ lãnh đạo quản lí của các Đài truyền hình cần phải quan tâm xây dựng, tạo điều kiện cho PV rèn luyện lâu dài mới có thể gặt hái được thành công như mong muốn. + Với người dẫn chương trình Người dẫn chương trình cũng là yếu tố không kém phần quan trọng trong các chương trình truyền hình. Với chương trình talk show thì vai trò của người dẫn chương trình quan trọng không kém gì vai trò của PV, BTV. Là một người dẫn chương trình truyền hình, lẽ dĩ nhiên cần đến các yếu tố như phát âm chuẩn, hoạt ngôn... Sự am hiểu kiến thức trên nhiều lĩnh vực cho phép người dẫn chương trình có thể linh hoạt tương tác khi dẫn, nhất là trong các tình huống đối thoại, trao đổi với khách mời. Bên cạnh đó người dẫn chương trình đặc biệt phải có kĩ năng báo chí, am hiểu cách khai thác thông tin của báo chí, và đặc biệt là kĩ năng phỏng vấn, khả năng khái quát vấn đề…Hội tủ đầy đủ các yếu tố trên sẽ giúp người dẫn chương trình có thể chủ động linh hoạt, khi dẫn các chương trình mang tính chính luận, thay vì phải phụ thuộc quá nhiều vào văn bản dẫn. Hiện nay không có nhiều người dẫn chương trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Thực tế cho thấy sẽ là tuyệt vời hơn cả nếu các PV, BTV thực hiện chương trình kiêm luôn vai trò người dẫn chương trình. Khi đó bản thân người dẫn cũng là PV, BTV sẽ nắm được sự định hướng nội dung ngay từ ban đầu và có thể chủ động linh hoạt trong các tình huống bất ngờ. Tất nhiên để đạt được sự chuyên 102 nghiệp cao thì các PV, BTV cần được đào tạo ở một mức độ nhất định về nghiệp vụ dẫn chương trình. Ngoài ra kĩ năng thể hiện ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ điệu bộ cũng rất quan trọng với người dẫn chương trình. Thể hiện tốt điều này, một mặt tăng tính chuyên nghiệp của người dẫn, mặt khác tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn khán giả nhiều hơn. Các Đài truyền hình cũng cần tính đến việc tạo dựng những người dẫn chương trình có uy tín, nổi tiếng cho riêng mình. Tên tuổi, uy tín, sự nổi tiếng của một người dẫn chương trình cũng góp phần tạo nên thành công, tăng sức hút cho các chương trình truyền hình. + Với quay phim Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong truyền hình. Bởi truyền hình là sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh, và “trăm nghe không bằng một thấy”. Chính vì thế, hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng trong truyền hình. Hình ảnh đẹp hay xấu, điều đó phụ thuộc phần lớn vào vai trò của quay phim, đặc biệt trong các chương trình truyền hình trực tiếp thì đạo diễn hình đóng góp phần nửa cho sự thành công của chương trình đó. Để làm đạt được yêu cầu này, người quay phim lẽ dĩ nhiên phải nắm được các kiến thức cơ bản liên quan đến nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên ngoài yêu cầu đó ra thì bản thân người quay phim cũng phải có kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ báo chí. Thực tế cho thấy hiện nay, người quay phim chỉ được đào tạo tốt về các kĩ năng sử dụng máy, các thủ thuật ghi hình…còn kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội…đều rất hạn chế. Hạn chế này khiến người quay phim rất bị động khi đứng trước bối cảnh thực tế, do không hiểu vấn đề cần thông tin và việc lựa chọn hình, góc quay nhiều khi không sát với nội dung của phóng sự, của chương trình mình thực hiện. Trong quá trình tác nghiệp, các PV cũng phải chủ động trao đổi, thống nhất nội dung đề tài khai thác với quay phim. Tuy nhiên sự trao đổi cũng bị hạn chế, khó đạt yêu cầu nếu người 103 quay phim không có sự am hiểu, hiểu biết nhất định về các lĩnh vực liên quan đến đề tài. Khi nhận một nhiệm vụ thực hiện một đề tài báo chí, bản thân người quay phim phải cố gắng hình dung và hiểu được một cách tương đối về các vấn đề, nội dung đề tài cần khai thác. Chỉ khi hiểu được thì quá trình tư duy lựa chọn hình ảnh lúc ghi hình mới đạt hiệu quả. Người quay phim sẽ tự biết được cần phải ghi hình gì, lựa chọn các góc quay ra sao để vừa hình ảnh vừa chuyển tải được thông tin vừa có tính nghệ thuật, gây tác động mạnh đến cảm xúc của người xem. Bên cạnh đó, kĩ thuật viên quay phim cũng cần phải có kinh nghiệm, linh hoạt, thông minh trong việc xử lí tình huống, và cũng cần đến sự quả cảm khi gặp phải các tình huống tác nghiệp khó khăn. Đây là điều cũng rất cần thiết. Bản thân PV truyền hình nếu không có hình ảnh, thì sẽ rất khó trong việc viết lời bình. Khán giả sẽ không thấy được sự thuyết phục do không có hình ảnh cụ thể. Với tinh thần yêu nghề, sự dũng cảm, cùng sự linh hoạt thông minh, người quay phim sẽ tự biết cách tác nghiệp như thế nào có được hình ảnh một cách toàn mĩ nhất. Bên cạnh đó, lãnh đạo Đài cũng phải mạnh dạn thay đổi, phải trẻ hóa đội ngũ, tạo điều kiện cho lớp trẻ xông pha để phát triển bền vững. Ban lãnh đạo Đài cũng nên có chương trình triển khai các khóa đào tạo, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ, tạo điều kiện cho những người trẻ có cơ hội khẳng định cũng như có môi trường cạnh tranh thực sự. Đặc biệt từ giữa năm 2008 đến nay, khi Quốc hội quyết định hợp nhất Hà Tây với Thủ đô Hà Nội, công việc của Đài bộn bề nhiều thứ. Việc sử dụng các trang, thiết bị và dung lượng chương trình tăng gấp đôi. Tầm vươn của phát thanh, truyền hình rộng lớn. Đội ngũ cán bộ, PV, BTV, kĩ thuật viên và công nhân viên phải sắp xếp lại để tạo thành một khối thống nhất, vận hành đồng bộ theo nhịp hoạt động của một Đài Trung tâm trên vị thế chính 104 trị đặc biệt – trái tim của cả nước để khẳng định vị thế của Đài trong đời sống xã hội Thủ đô và cả nước, uy tín của cán bộ lãnh đạo Đài càng được nâng cao. Tiểu kết chương 3 Ảnh hưởng của sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế kéo theo nhiều biến động về văn hóa và xã hội theo chiều hướng tích cực, trong đó đời sống của người dân được cải thiện về mọi mặt. Chuyển biến này là rất quan trọng với những người làm truyền hình. Với mục tiêu hướng đến sự hấp dẫn và tiện lợi, đòi hỏi những người làm truyền hình phải tăng cường hơn nữa nguồn lực và sự sáng tạo để đáp ứng được nhu cầu của người xem. Trong thời gian tới, nhu cầu của công chúng truyền hình vẫn tập trung vào các mục đích xem truyền hình để nắm bắt thông tin thời sự vì khi trình độ văn hóa càng cao, người ta càng quan tâm tới các thông tin chính trị, xã hội. Thứ hai, rất nhiều công chúng vẫn xem truyền hình nhằm mục đích nâng cao trình độ hiểu biết vì các hình thức phổ biến kiến thức trên truyền hình dễ nhớ, dễ hiểu. Thứ ba, công chúng xem truyền hình để giải trí khi áp lực công việc ngày càng tăng lên. Vì thế, để đáp ứng được các nhu cầu này, truyền hình phải vận động tìm cách thể hiện mới, hoàn thiện các dịch vụ, kĩ thuật sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất. 105 KẾT LUẬN Truyền hình ngày hôm nay khác với truyền hình của thế kỉ XX và truyền hình tương lai cũng sẽ khác với truyền hình hôm nay. Từ vị trí người hưởng thụ bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp nội dung truyền hình từ giờ phát sóng đến chương trình phát sóng, khán giả truyền hình từ thập niên 1960 đã bắt đầu có nhiều sự lựa chọn khi truyền hình phát triển thêm nhiều thể loại và nhiều kênh phát sóng. Đến đầu thập niên 90, nhờ sự phát triển của công nghệ, khán giả truyền hình đã có thêm quyền chủ động khi họ có thể quyết định thời điểm theo dõi chương trình phù hợp với điều kiện làm việc và nghỉ ngơi của mình. Và giờ đây, trong thời đại kỉ nguyên kĩ thuật số, khán giả xem truyền hình đã trở thành người giữ quyền kiểm soát. Khán giả muốn xem cái gì, vào lúc nào, ở bất cứ nơi đâu và bằng bất cứ phương tiện nào. Đó có thể là một chiếc điện thoại di động, là bàn phím và màn hình máy tính bên cạnh những chiếc tivi truyền thống Mặc dù công nghệ hiện đại đã trao quyền cho khán giả về thời gian, nơi chốn và cách thức theo dõi truyền hình nhưng điều duy nhất còn lại khiến khán giả vẫn còn phải háo hức, đợi chờ, phụ thuộc vào nhà cung cấp truyền hình chính là “cái gì”. Cái gì ở đây có nghĩa là nội dung của các chương trình truyền hình. Nhu cầu và thái độ của khán giả đối với nội dung của sản phẩm truyền hình có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của truyền hình trong tương lai vì điều đó quyết định mục tiêu sản xuất nội dung, cách thức phân phối nội dung của nhà Đài – những người sản xuất chương trình truyền hình. Chính vì thế, các nhà sản xuất chương trình truyền hình phải biết công chúng cần “cái gì” và việc làm của mình ảnh hưởng đến thái độ, cách cư xử của công chúng như thế nào, phải hiểu biết được công chúng truyền hình để tạo nên hiệu quả của truyền thông. Để có được những tác phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự mà còn khiến công 106 chúng thích thú, người làm truyền hình phải không ngừng rèn luyện và nghiên cứu công chúng của mình để có được kinh nghiệm thiết thực và bổ ích. Việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp với công chúng đã trở thành một trong những yêu cầu quan trọng trong năng lực, phẩm chất, nghề nghiệp của một nhà báo truyền hình hiện đại Ngày nay, công chúng không chỉ có nhu cầu biết thông tin mà còn có nhu cầu được chia sẻ và trao đổi thông tin. Vì thế, các BTV của Đài phải tạo được chiếc cầu nối giao lưu giữa công chúng với truyền hình bởi quá trình chuyển đổi từ độc thoại sang đối thoại chắc chắn sẽ cho hiệu quả tiếp nhận cao hơn. Với sự tham gia trực tiếp của công chúng, thông tin trên truyền hình sẽ trở nên khách quan hơn, chân thực hơn và quan trọng là khi đó truyền hình đã trở thành sân chơi, diễn đàn với đông đảo công chúng, giúp truyền hình đến với công chúng một cách dễ dàng hơn. Với vị thế của một đài Thủ đô, Đài PT-TH Hà Nội nên có những bước đi mạnh dạn hơn nữa trong việc gắn kết chặt chẽ mối quan hệ với công chúng Thủ đô, bởi đây là mối quan hệ tương tác, hợp tác cùng phát triển. Công chúng qua truyền hình sẽ nắm bắt được thông tin, tri thức và giải trí. Ngược lại, truyền hình cũng nhờ công chúng mà phát triển. Vì thế, việc nghiên cứu công chúng sẽ giúp cho sự phát triển của truyền hình ngày càng mạnh mẽ và hoàn chỉnh hơn. Luận văn Công chúng truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội chỉ là một nghiên cứu trong một phạm vi nhỏ và là nghiên cứu bước đầu về nhóm công chúng của truyền hình Hà Nội. Hi vọng luận văn này có thể gợi ý cho các công trình nghiên cứu quy mô hơn trong tương lai, đó có thể là nhóm công chúng truyền hình chuyên biệt của Đài PT-TH Hà Nội, việc xây dựng các kênh truyền hình cho các nhóm công chúng, hoặc đó có thể là việc nghiên cứu để triển khai các kênh phát thanh 107 và truyền hình trực tuyến theo yêu cầu. Bên cạnh đó, nghiên cứu đối sánh hai xu hướng chuyên biệt theo nội dung và chuyên biệt theo đối tượng phục vụ và nghiên cứu về khả năng tích hợp giữa các phương tiện truyền thông đại chúng cũng là những hướng nghiên cứu hợp lí trong bối cảnh truyền thông đương đại. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2004), Tình hình phát triển và quản lí báo chí qua 20 năm đổi mới. 2. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2005), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lí công tác báo chí, xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Tạp chí Truyền hình – Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện (2003) - Dư luận xã hội với truyền hình Việt Nam – các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình. 4. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Nxb Thống kê, Hà Nội. 5. Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa (2010), Từ điển Xã hội học Oxford, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 6. Lê Thanh Bình (1989), Quản lí và phát triển báo chí xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Pliplippe Breton – Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông – Sự ra đời của một ý thức hệ mới, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 8. Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lí luận Chính trị. 9. Trần Bá Dung (2008), Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội - Luận án Tiến sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 10.Vũ Phương Dung (2005), Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình của sinh viên Hà Nội (Khảo sát các chương trình truyền hình 109 trên sóng VTV1, VTV2, VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam), luận văn Thạc sĩ của, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 11. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (Từ hàn lâm đến đời thường), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 12.Hà Minh Đức (1997), Báo chí những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 13.Nguyễn Thu Giang (2007) , Công chúng Hà Nội với việc đọc Báo in và Báo điện tử, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Báo chí – Truyền thông, ĐH KHXHNV, Hà Nội. (Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Quỳnh Nam). 14.G.V.Cudơwnhetxốp, X.L.Xvích, A.la.lurốpxki (2004), Báo chí truyền hình (tập 1,2), Nxb Thông tấn, Hà Nội. 15. Vũ Quang Hào (2010), Ngôn ngữ truyền thông,NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 16. Đỗ Thị Thu Hằng (2000), Tâm lí tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng sinh viên thanh niên hiện nay – Luận văn thạc sĩ, Phân viên Báo chí và Tuyên truyền. 17.Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 18.Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông, NXB ĐHQG Hà Nội 19.Trần Bảo Khánh (2007), Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Báo chí, Học viên Báo chí và Tuyên truyền. 20.Claudia Mast (2003), TTĐC – Công tác biên tập, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 110 21.Trương Văn Minh, (2014), Thái độ và nhu cầu của khán giả truyền hình từ góc nhìn văn hóa hội tụ 22.Vũ Trà My, (2010), Văn hóa ứng xử với truyền thông của công chúng truyền thông hiện đại. 23. Mai Quỳnh Nam (1996), “TTĐC và dư luận xã hội”, Tạp chí Xã hội học, số 1. 24.The Missouri Group (2009), Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ 25.Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông, NXB TP Hồ Chí Minh 26.Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 27. Đinh Ngọc Sơn (2001), Nâng cao chất lượng hiệu quả nghiên cứu ý kiến công chúng về chương trình truyền hình, Luận văn thạc sĩ, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền 28.Bùi Hoài Sơn (2006) Ảnh hưởng của internet đối với thanh niên Hà Nội. 29.” Trần Đình Sử (1991), Ngôn ngữ nghệ thuật, mã và phê bình văn học hôm nay, Thông báo khoa học, Đại học sư phạm Hà Nội, số 6. 30.Tạ Ngọc Tấn (2004), Hồ Chí Minh bàn về báo chí, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31.Tạ Ngọc Tấn (2001), TTĐC, NXB Chính trị Quốc gia 32.Vũ Thị Ngọc Thu (2010), Luận văn thạc sĩ 111 33. Nguyễn Thị Thanh Vân, (2007) Mối quan hệ giữa công chúng với Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Báo chí – Truyền thông, ĐH KHXHNV, Hà Nội. (Người hướng dẫn: PGS.TS. Dương Xuân Sơn). 34.Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lí luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 35.http://www.netnam.vn/index.php/vi/tin-tuc/tin-tuc/51-tin-netnam/344-kyniem-15-nam-internet-chinh-thuc-vao-viet-nam.html 36.http://en.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/2.670/chn-ch-nh-qu-n-l-thong-tin-tren-in-t-net-1.352709?mode=print 37.Yahoo! Vietnam và Kantar Media (2011), Net Index 2011 – Một số điểm nổi bật, http://www.slideshare.net/thucvan/vnnet-index-2011-vietnamesefinal, 04/10/2011 Tài liệu tiếng Anh 38.Adorno, Theodor W. (1991), The Culture Industry: Selected essays on mass culture, Routledge, London. 39. Barker, C. (1997) Global Television: An Introduction, Oxford: Blackwell Publishers. 40. Berger, A.A (2000). Media and Communication Reseach methods. London: Sage Publications 41. Berg, B. L. (2001). Qualitative Research Methods for the Social Sciences, (4th Ed.). Needam Heights, MA: Allyn and Bacon. 42. Fiske, John. (1989) Understanding Popular Culture, London: Unwin Hyman 43. Horkheimer, Max, & Adorno, Theodor W. (1979), Dialectic of Enlightenment. London: Verso. 112 PHỤ LỤC BẢNG HỎI Mong ông bà đọc kĩ các câu hỏi và lựa chọn phương án trả lời bằng cách đánh dấu (x) hoặc khoanh tròn (O) vào câu trả lời được lựa chọn. Với những câu hỏi không có đáp án sẵn, xin ông bà vui lòng điền giúp thông tin vào phần để trống. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của ông/bà! THÔNG TIN BẢN THÂN 1. Ông/ bà thuộc nhóm tuổi nào 1 20 – 30 tuổi 2 31 - 40 tuổi 3 41- 50 tuổi 4 51 – 60 tuổi 2. Hiên ông/ bà đang sinh sống ở quận/huyện nào trên địa bàn Thành phố? 1 Hoàn Kiếm 2 Thanh Xuân 3 Hà Đông 4 Thanh Oai 3. Giới tính 1 Nam 2 Nữ 2 Trung học cơ sở 4. Trình độ học vấn 1 Tiểu học 4 Đại học/ Cao đẳng 5 Trên đại học 3 Trung học phổ thông 6 Khác:………………. 5. Lĩnh vực nghề nghiệp chính của ông/ bà 1 Cán bộ trong cơ quan nhà nước 2 3 Làm trong khối doanh nghiệp tư nhân 4 Làm trong khối doanh nghiệp nước ngoài 5 Cán bộ lực lượng vũ trang 6 Nông dân 7 Học sinh/ Sinh viên Khác…… 6. Tình trạng việc làm 1 Đang đi làm 2 Chưa đi làm 3 Nghỉ hưu 4 Khác……….. 113 CÂU HỎI 7. Tần suất ông/bà xem chương trình của Đài PT-TH Hà Nội như thế nào? 1 Xem hàng ngày 2 Thỉnh thoảng (một tuần vài lần) 3 Ít khi xem 4 Không bao giờ xem 8. Thời gian ông/bà xem các chương trình của Đài PT-TH Hà Nội? 1 Sáng 2 Trưa 3 4 Tối 5 Đêm (từ 22h trở đi) Chiều 9. Thời lượng ông/bà theo dõi các chương trình của Đài PT-TH Hà Nội 1 Dưới 1 tiếng 2 Từ 1-3 tiếng 3 Trên 3 tiếng 4 Khác… 10. Ông/bà xem các chương trình của Đài PT-TH Hà Nội như thế nào? 1 Chỉ xem một số chuyên mục yêu thích 2 Chỉ xem những chuyên mục cần thiết cho công việc 3 Chỉ xem khi có thời gian rảnh rỗi 4 Khác……………………………………………….. 11. Ông/ bà thường xem các chương trình nào của Đài PT-TH Hà Nội? (Xin vui lòng đánh số từ 1- 10 theo thứ tự xem các chương trình giảm dần) 1Thời sự 2. Văn hóa xã hội 4. Khoa học – Giáo dục 3. Kinh tế 5. Thể thao – Giải trí 6. Phim truyện 7. Ca nhạc 8. Hộp thư 9 Đô thị 10. Quảng cáo 11. Khác…… 12. Ông/bà có thể vui lòng cho biết chuyên mục nào ông/ bà thường xem nhất trên sóng Đài PT-TH Hà Nội? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 114 13. Ông/ bà đánh giá thế nào về nội dung các chương trình phát sóng của Đài PT-TH Hà Nội? Phong phú, đa dạng Sinh động, hấp dẫn Nóng, cập nhật Không cập nhật Khô khan, buồn tẻ Khác… 14. Ông/ bà đánh giá thế nào về người dẫn chương trình của Đài PT-TH Hà Nội Xinh đẹp, duyên dáng, gợi cảm thu hút người xem Giọng nói chuẩn, truyền cảm Phong cách dẫn khéo léo không khiến khán giả bị “hẫng” Cách dẫn khô khan, thiếu truyền cảm Khác… 15. Ông/ bà đánh giá thế nào về chất lương sóng của Đài PT-TH Hà Nội (kĩ thuật hình ảnh/ kĩ thuật âm thanh) Hình ảnh mượt Âm thanh chuẩn Sóng nhiễu Âm thanh không tốt Khác…. 16. Ông/ bà đã bao giờ gửi thư hoặc liên lạc với lãnh đạo/PV/ BTV/ kĩ thuật viên của Đài PT-TH Hà Nội phản hồi về các chương trình ông/bà hài lòng hoặc chưa hài lòng không? 1 Thường xuyên gửi thư/gọi điện trao đổi 2 Thỉnh thoảng gửi thư/gọi điện trao đổi 3 Một lần gửi thư/gọi điện trao đổi điện trao đổi 115 4 Chưa bao giờ gửi thư/gọi 17. Nếu có thể, ông/bà vui lòng cho biết nội dung ông/bà đã gửi thư/gọi điện trao đổi với lãnh đạo/PV/ BTV/ kĩ thuật viên của Đài PT- TH Hà Nội? 1 Trao đổi/ góp ý về thông tin phát sóng 2 Cung cấp/ chia sẻ thông tin ông/ bà biết được cho nhà Đài 3 Chia sẻ thông tin cá nhân, thắc mắc nhờ Đài giải đáp hoặc giúp đỡ 4 Đóng góp ý kiến cá nhân về một, một vài chương trình hoặc nội dung chương trình phát sóng 5 Gửi tin, bài cộng tác 6 Khác…. 18. Ngoài các chương trình của Đài PT/TH Hà Nội, ông/bà còn sử dụng các kênh thông tin nào dưới đây? Tần suất sử dụng các kênh thông tin đó? Tần suất Kênh thông tin 1 2 3 4 Hàng ngày Thỉnh thoảng (3 lần/tuần) Ít khi Không bao giờ Xem truyền hình Việt Nam VTV Xem truyền hình kĩ thuật số VTC Xem truyền hình quốc tế (BBC, CNN) Nghe đài phát thanh Đọc báo in Đọc báo điện tử Xem tin tức trên mạng xã hội Xem tin tức trên điện thoại di động 116 19. Lí do ông/bà sử dụng các kênh thông tin trên? Lí do Thông tin cập nhật Kênh Thông tin phong phú, đa dạng, Truyền hình Việt Nam VTV Truyền hình kĩ thuật số VTC Truyền hình quốc tế (BBC, CNN) Đài phát thanh Báo in Báo điện tử Mạng xã hội Điện thoại di động 117 Cách đưa tin, bài hấp dẫn Thuận tiện dễ theo dõi 118 [...]... PT-TH Hà Nội Từ kết quả trên, luận văn sẽ nhận diện được công chúng truyền hình của Đài PT- TH Hà Nội, từ đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả phát sóng các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội nói riêng và các chương trình truyền hình nói chung 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này sẽ là công chúng của đài PT-TH Hà Nội sinh sống tại Thủ đô Hà Nội trong... của công chúng Thủ đô 12 Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài đi vào phân tích những nội dung sau: - Những đặc điểm nhân khẩu và xã hội học của công chúng truyền hình đài PT-TH Hà Nội - Khảo sát mức độ, cách thức tiếp nhận thông tin và nhu cầu của công chúng Hà Nội - Khảo sát mức độ tham gia vào quá trình truyền thông, phản hồi của công chúng đối với các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà. .. đài PT-TH Hà Nội Đây cũng là lí do khiến chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Công chúng truyền hình của đài PT- TH Hà Nội 3 Mục đích và nội dung nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu về thói quen, nhu cầu, cách thức tiếp cận thông tin của công chúng Hà Nội và nhận xét đánh giá của họ đối với các chương trình truyền hình của đài PT-TH Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất... Tuyên truyền, 2007 - Báo HàNộimới và công chúng thủ đô - Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thu Hà, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 - Công chúng Hà Nội với việc đọc Báo in và Báo điện tử - Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thu Giang, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 - Nghiên cứu nhu cầu truyền thông của công chúng Hà Nội - Luận văn thạc sĩ của. .. xem truyền hình với các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam, các yếu tố tác động đến công chúng xem truyền hình 1.2 Truyền hình – đặc điểm và vài trò của truyền hình trong đời sống xã hội Ra đời vào những năm đầu thế kỉ XX, truyền hình đã nhanh chóng xác lập được vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời đã tạo cho mình một lớp công chúng đông đảo Công chúng. .. đã định hình khá rõ nét về chân dung, đặc điểm, cách thức tiếp nhận các chương trình truyền hình của công chúng truyền hình Việt Nam Ngoài ra còn có một số công trình khoa học khác liên quan tới vấn đề TTĐC và công chúng truyền thông như Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình của sinh viên Hà Nội (Khảo sát các chương trình truyền hình trên sóng VTV1, VTV2, VTV3 - Đài truyền hình Việt... hiện chân dung công chúng truyền thông của Đài PT-TH Hà Nội, để từ đó có những điều chỉnh thích hợp về nội dung, hình thức của các chương trình truyền hình trên sóng Đài PT-TH Hà Nội Đây sẽ là những kinh nghiệm thực tế quý báu cho những người làm báo nói chung và các BTV sản xuất chương trình tại Đài PTTH Hà Nội (trong đó có bản thân tác giả) nói riêng Kết quả của đề tài có thể trở thành tài liệu hữu... tuổi thọ của tin tức Công chúng dần hình thành nhu cầu về một mô thức truyền tin khác mà ở đó vai trò của công chúng được nâng cao và chủ động hơn.Nhu cầu ấy chính là cơ sở cho xu hướng phi đại chúng hóa TTĐC, cũng như chuyên biệt hóa, khu biệt hóa công chúng truyền thông Luận án tiến sĩ Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay” của Trần Bảo Khánh, (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ... tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo báo chí, TTĐC trong nước 7 Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương Chương 1: Lí luận chung về nghiên cứu truyền thông và công chúng truyền hình Chương 2: Khảo sát thực trạng xem truyền hình và ý kiến đánh giá của công chúng truyền hình Hà Nội Chương 3:... chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội 15 Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG CHÚNG TRUYỀN HÌNH Trong các nghiên cứu về truyền thông, nghiên cứu công chúng luôn có vai trò quan trọng Hoạt động nghiên cứu công chúng TTÐC gắn liền với lịch sử nghiên cứu TTĐC nói chung và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận từ đầu thế kỉ XX Các hướng nghiên cứu được tiến hành đều có ... trình truyền hình … Vì thế, số lượng phạm vi công chúng Đài PT-TH Hà Nội không ngừng phát triển mở rộng, tạo thành lớp công chúng truyền hình với nhiều đặc điểm khác trước Công chúng truyền hình Hà. .. trình truyền thông, phản hồi công chúng chương trình truyền hình Đài PT-TH Hà Nội Từ kết trên, luận văn nhận diện công chúng truyền hình Đài PT- TH Hà Nội, từ góp phần vào việc nâng cao hiệu phát. .. vài trò truyền hình đời sống xã hội 26 1.3 Công chúng báo chí, công chúng truyền hình 32 1.4 Các yếu tố tác động tới công chúng truyền hình 36 1.5 Diện mạo Hà Nội người Hà Nội

Ngày đăng: 07/10/2015, 20:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w