Ở đây, chúng tôi khái quát những cảm nhận, những quan điểm, những đánh giá, nghiên cứu của một số tác giả trong nước và ngoài nước về Người Dublin để thấy rõ hơn giá trị nội dung và nghệ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đào Duy Hiệp
Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác
Tôi xin cam đoan những thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Tô Thị Thanh Huyền
Trang 4Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm
ơn PGS.TS Đào Duy Hiệp – người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn cho tôi
thực hiện và hoàn thành luận văn này!
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân – những người luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn!
Mặc dù, đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn, nhưng do những hạn chế nhất định về thời gian, kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và các bạn để công trình được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Tô Thị Thanh Huyền
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
4 Phương pháp nghiên cứu 17
5 Cấu trúc của luận văn 18
6 Đóng góp của luận văn 18
CHƯƠNG 1: MINH ĐỊNH THUẬT NGỮ “BỪNG NGỘ” (EPIPHANY) TRONG NGƯỜI DUBLIN 19
1.1 Quan niệm “epiphany” trong tôn giáo và văn học nghệ thuật 19
1.2 Quan niệm về sự “bừng ngộ” trong Người Dublin 22
CHƯƠNG 2: CÁC MÔ TÍP “BỪNG NGỘ” TRONG NGƯỜI DUBLIN 32 2.1 “Bừng ngộ” về “cái tôi” 32
2.1.1 “Cái tôi” tự do và khám phá 33
2.1.2 “Cái tôi” cô đơn và bế tắc 35
2.2 “Bừng ngộ” về tôn giáo 38
2.2.1 Giáo hội Dublin – sự chồng chất của tội lỗi 39
2.2.2 “Ân sủng” của Chúa là vô vọng, bi kịch 42
2.2.3 Tôn giáo – một thế giới tê liệt 46
2.3 “Bừng ngộ” về dân tộc 51
2.3.1 Ailen – một dân tộc đói nghèo 51
2.3.2 Sự chối bỏ dân tộc 54
Trang 6CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG SỰ “BỪNG NGỘ” TRONG
NGƯỜI DUBLIN 59
3.1 Màu sắc của sự trì trệ và hình dạng mê cung vòng tròn 59
3.1.1 Màu sắc của sự u ám, trì trệ 59
3.1.2 Hình dạng mê cung vòng tròn 67
3.2 Sự đụng độ của thị giác và thính giác 76
3.2.1 Di tích của hình ảnh 76
3.2.2 Từ hình ảnh tới âm thanh 80
3.3 Một số biểu tượng 87
3.3.1 Cửa sổ 87
3.3.2 Âm thanh 91
3.3.3 Tranh, ảnh và gương 95
KẾT LUẬN 100
THƯ MỤC THAM KHẢO 103
Trang 7
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Có một nhà văn đã từng mong muốn những sáng tác của mình khiến
cho “các nhà phê bình hàng thế kỉ sau còn phải bận rộn” [10, tr 139] Ông được xem như là “một trong số những nhà văn vĩ đại nhất của thế kỉ XX – Người đã và sẽ là nhà văn độc nhất trong lịch sử bởi chỉ xuất bản không gì
ngoài kiệt tác” [33, tr 14] Nhắc tới ông, người ta nhắc tới Ulysses – cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất trong lịch sử, tới Finnegans Wake – tác phẩm cách mạng nhất trong cuộc đời của ông, tới Dubliners – một trong hai mươi cuốn sách
được yêu thích nhất thế kỉ XX… Nhà văn thiên tài đó không phải ai khác mà chính là James Joyce Ông sáng tác rất ít nhưng những gì mà ông để lại khiến
cho nền văn học của cả thế giới phải ngưỡng mộ và khâm phục
Với một tiếng vang như vậy trong lòng văn học nhân loại, James Joyce
đã mang đến cho chúng tôi một niềm thôi thúc phải khám phá và làm chủ các sáng tạo nghệ thuật độc đáo của ông Tìm về với các sáng tác của ông, chúng tôi coi đây như một thử nghiệm trong hành trình tìm tới giá trị đích thực của văn chương James Joyce
Joyce thường được biết tới như một nhà cách tân trong nghệ thuật viết tiểu thuyết, nhưng giờ đây khi nhắc đến phong cách truyện ngắn hiện đại,
James Joyce cùng với tập Người Dublin vẫn sánh ngang với những tên tuổi đi
tiên phong lĩnh vực này như Guy de Maupassant, Katherine Mansfield, Ernest
Hemingway Người Dublin được đánh giá là “một trong số ít tập truyện có
sức ảnh hưởng lớn nhất, góp phần làm nên diện mạo của truyện ngắn hiện đại”
[33, tr 14] Người Dublin là tác phẩm đầu tay của Joyce, như một sự thể
nghiệm nghệ thuật Nhưng ẩn sau một vẻ ngoài giản dị, ít khoa trương đó lại là một thế giới nghệ thuật độc đáo Sự bí ẩn đó khiến bao người đọc say mê kiếm
tìm ý nghĩa ẩn giấu bên dưới những hàng chữ Người Dublin
Trang 81.2 Joyce thích và thường sử dụng thuật ngữ “epiphany” trong các sáng
tác của mình từ Người Dublin cho tới Ulysses hay Finnegan Wake
“Epiphany” có thể hiểu là sự “bừng ngộ”, hay sự loé rạng thiên khải đột ngột của một con người, một vật thể hay một cảnh trí bình thường Theo hành trình sáng tác các tác phẩm của Joyce, “epiphany” xuất hiện với nhiều ý nghĩa và
giá trị thẩm mĩ khác nhau Tuy nhiên, trong Người Dublin, “epiphany” chính
là sự “bừng ngộ” Sự “bừng ngộ” làm bừng sáng cả tập truyện và khơi dậy sức sống cho các nhân vật Sự “bừng ngộ” ấy xuất hiện trong cả mười lăm câu
chuyện của Người Dublin tạo nên sự đa dạng, phong phú về các hình thức
“bừng ngộ” trong sự thống nhất đặc sắc của nội dung lẫn nghệ thuật trong
chỉnh thể tác phẩm Quả thật, chẳng sai chút nào khi nói: tập Người Dublin
của Joyce là văn chương của sự “bừng ngộ” – “bừng ngộ” của nhân vật và
“bừng ngộ” của chính độc giả Chính sự “bừng ngộ” đã gắn kết mối quan hệ nhà văn Joyce – nhân vật – độc giả Do đó, Joyce đã vươn ra ngoài lĩnh vực văn chương để vươn đến toàn nhân loại bởi giá trị nhân văn ở sự “bừng ngộ”
trong sáng tác của mình, trong đó có Người Dublin Và như Allen Ruch ca
ngợi: “Cùng với thời gian, Joyce là nhà văn duy nhất chúng ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin, con người duy nhất mà chúng ta có thể chắc chắn 1000 năm sau sẽ vẫn được nhớ đến…” [33, tr 13]
Từ những lí do cụ thể trên, cùng với niềm yêu thích và say mê văn học,
chúng tôi đã lựa chọn Các hình thức “bừng ngộ” trong tập truyện Người Dublin của J.Joyce làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
James Joyce sinh năm 1882 tại Rathgar, ngoại ô Thủ đô Dublin Ông bắt
đầu viết văn, làm thơ từ năm 1891 Joyce say mê trường ca Odyssey, và kịch của Henrik Ibsen Tác phẩm chính của Joyce gồm có: Người Dublin (Dubliners, 1914), A Portrait of the Artist as a Young Man (1916), Ulysses
Trang 9(1922) và Finnegans Wake (1939) Sáng tác của J Joyce từ truyện ngắn đến
tiểu thuyết đều có vị trí quan trọng trong nền văn học Âu - Mỹ Chứng cớ ở chỗ, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến E Hemingway, W Faulkner, A Huxley, M Duras, đến cả trường phái “tiểu thuyết mới” ở Pháp, tiểu thuyết tâm lí xã hội
ở Đức, tiểu thuyết “đề tài nhỏ” ở Anh… Joyce chính là “nhà cách mạng tiên phong trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của thế kỉ XX” [31, tr 9] Và những sáng tác nghệ thuật độc đáo của ông đã đưa ông trở thành nhà văn khởi đầu của chủ nghĩa hiện đại
James Joyce đã tuyên ngôn trước thế giới từ khi còn rất trẻ rằng ông sinh
ra là để đi vào cõi bất tử Cái tự tin đầy tính “cá nhân” vào tài năng của mình của một chàng trai Ailen đã làm cho văn học thế giới bước lên một bước khổng lồ “Ảnh hưởng của Joyce đối với toàn nhân loại yêu văn hóa nghệ thuật là không ai có thể chối cãi Rất tiếc, cái ảnh hưởng mang tên James Joyce ấy lại hầu như chưa được gõ cửa “tháp ngà văn chương” của Việt Nam” [59] Những tác phẩm đỉnh cao của thế giới đã làm rung chuyển nền văn chương nhân loại khoảng trăm năm qua mà hầu như người Việt Nam còn ít biết đến Điều này có nhiều lí do, mà theo chúng tôi lí do quan trọng nhất là các tác phẩm của ông còn gây nhiều khó khăn cho các dịch giả Việt Nam Điều đó cũng kéo theo phần tư liệu tham khảo về Joyce ở trong nước còn là một số lượng khá khiêm tốn
2.1 James Joyce và hành trình sáng tạo nghệ thuật
Bàn tới Joyce có nhiều quan điểm trái chiều của các nhà nghiên cứu, phê bình; khen cũng có mà chê cũng có Trong xu hướng còn dè dặt khi tiếp cận các tác phẩm của Joyce, Hoàng Trinh cho những thể nghiệm của ông “không
mạch lạc và lan man” (Phương Tây văn học và con người, Nxb Khoa học Xã hội, 1969) Còn Phạm Văn Sĩ trong Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1986) đã xem Joyce như
Trang 10“một nhà hiện sinh chủ nghĩa mà tiểu thuyết thể hiện sự bại hoại của nhân vật, thể hiện ý thức cá nhân đầy lo âu”
Tác giả Phùng Văn Tửu trong cuốn Văn học phương Tây (Nhiều tác giả,
Nxb Giáo dục, 1999) đã điểm đôi nét về tiểu sử và sáng tác của Joyce với lời nhận xét tổng hợp rằng: “Đọc Joyce, phải có chìa khóa riêng để giải mã mới hiểu được, mà nhiều khi những chuyên gia về Joyce cũng không giải thích nổi” Đây cũng là một trong các lí do khiến cho sáng tác của ông có những trở ngại bước đầu khi đến với các độc giả Tuy nhiên, sự trở ngại đó lại trở thành niềm khát khao khám phá của những con người đam mê để vươn tới giá trị đích thực trong sáng tác của Joyce
Nguyễn Linh Chi trong cuốn Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường: James Joyce (Nxb Đại học Sư phạm, 2006) cũng đã nhận
thấy rằng: “Những từ ngữ trong tác phẩm của Joyce còn chứa đựng nhiều ý nghĩa biểu tượng hơn nó vốn có nên chúng gợi lên cho người đọc cảm giác rằng văn phong của Joyce quá khó hiểu và rắc rối” [8, tr 136] Tác giả cũng nhận định: Joyce - “một cuộc đời với những thăng trầm” nhưng với ông sáng tạo nghệ thuật là một “thôi thúc bản năng”
Mai Thục cho rằng mặc dù là một nhà văn viết rất ít và không được trao giải Nobel Văn học như Shaw, Yeats, Beckett và Heaney bởi một số lý do ngoài văn chương, nhưng James Joyce vẫn luôn được coi là “một trong những
nhà văn vĩ đại nhất, có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX” (Mai Thục, Lời giới thiệu về J.Joyce, trích trong cuốn Người Dublin, Nxb Văn học, 2009)
Đặng Anh Đào – một trong những chuyên gia về văn học phương Tây,
cũng có bàn ít nhiều về Joyce Trong cuốn Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây (Nxb Đại học Quốc gia, 2011), tác giả nhắc đến Joyce là nhắc đến hai kiệt tác của ông là Ulysses và Finnegans Wake với nghệ thuật thể hiện thời
gian đồng hiện và kiểu viết dòng ý thức Tuy chưa tập trung nhiều vào Joyce
Trang 11như với những nhà văn hiện đại khác, nhưng chuyên luận đã thực sự mang tới cho những bạn đọc một tư liệu tham khảo quý báu, “mở ra những cánh cửa dẫn
ta vào thế giới diệu kì của sự đổi mới cách viết, gợi mở những hướng tiếp cận văn bản vô cùng mới mẻ về Joyce” Và từ những chuyên luận này “Joyce mới được tôn vinh như là một bậc thày của chủ nghĩa hiện đại” [8, 136]
Tác giả Robert Scholes trong bài Trong những người anh em của chủ nghĩa hiện đại: Picasso và Joyce (In the Brothel of Modernism: Picasso and Joyce), trên
http://www.brown.edu/Departments/MCM/people/scholes/Pic_Joy/Part_1_340.html,
đã chỉ ra sự tương quan giữa hai nghệ sĩ nổi tiếng của chủ nghĩa hiện đại là Joyce và Picasso.Theo tác giả thì “họ đã chọn những khía cạnh khác nhau để tìm thấy chính mình, để thể hiện mình, để mỗi người trở thành một vị trí thống trị trong nghệ thuật hiện đại Và hơn thế nữa, họ đã chọn sự đổi mới nổi bật nhất của mình, đột phá thẩm mĩ để làm thay đổi bộ mặt của nghệ thuật hiện đại” Đó chính là những lời ngợi ca tuyệt vời dành cho cả Picasso và Joyce Và hiện tại, Dublin đã có trung tâm James Joyce để chuyên nghiên cứu, cho tham quan, trưng bày những hình ảnh về cuộc đời và tác phẩm của Joyce – một trong những nhà văn hiện đại nhất của Ailen
Nhận định về văn nghiệp của Joyce, Alfred Appel, Jr có những nhận xét
chí lí trong bài viết James Joyce: “Trên nhiều phương diện, James Joyce là
nghệ sĩ hiện đại tinh tuý Lịch sử sống và sáng tác của những nhà tiên phong đều được tóm thâu vào cuộc đời của ông: suốt thời gian dài, Joyce sống cuộc sống lưu đày khỏi quê hương Ailen, sự xa lạ của ông đối với nhà thờ chính thống; chủ nghĩa hoài nghi của ông và sự vỡ mộng thê thảm với chủ nghĩa duy lí… sự lộ diện về sau của một nhà văn lừng danh như một người thử nghiệm lí thuyết mới, như một thiên tài trác tuyệt Giống như bao nhà hiện đại kiên định, Joyce đã bắt chước, nhại lại, trừu tượng hoá, chuyển dời nguyên mẫu văn phong truyền thống, buộc văn chương phải thừa nhận những đặc tính mới, thể tài mới và phong cách mới ” [5, tr 204]
Trang 12Còn có một số bài viết và công trình ở trong nước bàn về Joyce cũng như những sáng tạo nghệ thuật của ông Nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu và độc giả Việt Nam còn ít biết đến Joyce và văn chương của ông còn gây nhiều khó khăn và thách thức đối với các dịch giả nước ta Hiện tại, chúng ta mới
dịch hai tác phẩm của ông là Người Dublin (Dubliners), Chân dung một nghệ
sĩ thời trẻ (A Portraint of the Artist as a Young Men) Hi vọng trong thời gian
tới những sáng tác của Joyce sẽ đến được với đông đảo bạn đọc Việt Nam hơn nữa
2.2 Về Người Dublin
Theo như ý kiến của nhiều người, Người Dublin là một cuốn sách không
dễ đọc “Nếu đặt bên cạnh Ulysses, sau đó là Finnegans Wake – hai tác phẩm với những sáng tạo đột phá về mặt ngôn từ, thì Người Dublin dễ đánh lừa
người đọc với ấn tượng đây là tác phẩm “dọn đường”, với cái vẻ đơn giản, dễ
hiểu, dễ “vào” Nhưng cũng giống như bức Cậu bé và chiếc tẩu (thời kì Hồng) về sau vẫn sánh ngang với Dora Maar với con mèo (thời kì Lập thể) trong mười bức tranh đắt giá nhất thế giới, có thể nói Người Dublin cũng chứa đựng những giá trị khiến người đọc đau đầu không kém gì Ulysses” [33, tr
14] Ở đây, chúng tôi khái quát những cảm nhận, những quan điểm, những
đánh giá, nghiên cứu của một số tác giả trong nước và ngoài nước về Người Dublin để thấy rõ hơn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm – cơ sở để
tiếp cận sự “bừng ngộ” trong tập truyện
Trong cuốn Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường: James Joyce (Nxb Đại học Sư phạm, 2006), tác giả Nguyễn Linh Chi tuy chủ
yếu bàn tới vấn đề tiểu thuyết của Joyce, nhưng cũng đã nêu lên đặc trưng phong cách của truyện ngắn ông là thực sự “meannes” (tiết giản tới mức tối
đa) và đặc trưng ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm Người Dublin là “trần trụi,
đơn giản và không trang hoàng” Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra giá trị nhân
Trang 13văn sâu sắc của cuốn sách khi từ “cuộc sống” xuất hiện trong mọi câu chuyện,
lặp đi lặp lại tới 79 lần như nói lên khát vọng mãnh liệt sống một cuộc sống ý nghĩa của con người Nhưng vào những thời khắc quyết định sự thay đổi thì con người lại để lỡ mất, để nó vụt qua trong hối tiếc
Lời giới thiệu sách của Công ty sách Bách Việt (Người Dublin, Vũ Mai Trang dịch, Nxb Văn học, 2009) khi đưa cuốn Người Dublin đến với bạn đọc
Việt Nam đã có những lời thật ấn tượng về cuốn sách khiến cho độc giả không thể bỏ qua nó Đó là một cuốn sách thật đáng mua và đáng đọc với
những lời nhận xét đầy trân trọng của Mai Thục Trong Lời giới thiệu, Mai Thục đã cho rằng: “Với Người Dublin người đọc không thể đọc một cách dễ
dàng, lướt qua câu chữ, hay tìm cốt truyện ra sao, như cách đọc văn chương thế kỷ XIX, mà phải đọc và suy nghĩ để tìm bí ẩn tâm hồn hay “phần chìm
của tảng băng trôi” qua những lớp ý nghĩa chìm ẩn trong từng câu chữ Người Dublin là nghệ thuật văn chương hiện đại Nó đáp ứng lối tư duy của con
người hiện đại Đó là cách nghĩ không theo quy luật một chiều và thứ tự giờ giấc như ngày và đêm Đó là lối suy nghĩ tầng này lớp nọ, xuyên thời gian, không gian, chằng chéo, đa chiều, đa phương, khôn khéo che đậy, thậm chí nghĩ một đằng làm một nẻo và nghĩ như thế này, nói như thế kia, đổi thay, quay quắt… với tốc độ lớn” [33, tr.17]
Bài viết Người Dublin – Dấu ấn của mọi thời đại trên trang
http://conan.forum-viet.net đã giới thiệu một cách khái quát và đầy hấp dẫn về
vị trí của Người Dublin Bài viết cho rằng: “Người Dublin - tập truyện ngắn đã
góp phần quan trọng trong việc làm nên diện mạo của truyện ngắn hiện đại, và đây cũng chính là “tập truyện ngắn viễn tưởng đầu tiên của James Joyce, trong
đó đề cập một cách trực diện tới những vấn đề phức tạp của đời sống đương thời” “Tập truyện mang một sức hấp dẫn mới mẻ không kém gì các sáng tác của Kiplin, Maupasant hay Daudet không chỉ thể hiện được sự tinh tế, sắc xảo
Trang 14cùng tài năng của bậc thầy James Joyce, mà còn là tiêu biểu cho cách sử dụng đối thoại của kịch và thể hiện rõ nét tư cách tư duy của con người hiện đại”
Trên trang http://thuvien.maivoo.com, Trần Bình Nam trong bài Cõi chết
đã dành đôi dòng nhắc tới Người Dublin Điều đáng lưu ý trong bài viết này
là tác giả đã đưa ra một cách dịch khác cho câu chuyện The dead – truyện dài
nhất và cũng giàu ý nghĩa nhất của cả tập truyện Ở đây, Trần Bình Nam đã
dịch The dead là Cõi chết, chứ không dịch là Người chết như dịch giả Vũ Mai Trang trong cuốn Người Dublin đã được xuất bản bởi Nxb Văn học, năm
2009 Chúng tôi coi đây là một văn bản dịch tiếng Việt để có thể so sánh, đối chiếu khi tiếp cận truyện ngắncuối cùng The dead
Trang http://tintuc.xalo.vn với bài Trải qua những bất ngờ với Người Dublin có đề cập tới những đặc sắc nghệ thuật của tập Người Dublin Trong
đó, bài viết chú ý tới nghệ thuật mô tả nội tâm nhân vật: “Người Dublin thể
hiện được sự tinh tế, sắc sảo cùng tài năng bậc thầy của James Joyce chẳng những trong việc xử lí thời gian mà còn ở hình thức mô tả những ý nghĩ, cảm
xúc của nhân vật trung tâm Đọc Người Dublin, độc giả sẽ trải qua hết bất ngờ
này đến bất ngờ khác khi thấy người kể do Joyce sáng tạo ra đã làm chủ được các tình huống phức tạp của đời sống, rồi từng bước, thật uyển chuyển và tự nhiên đào sâu vào thế giới nội tâm vô cùng phức tạp của con người”
Tác giả Trần Văn Đức trong Những cái tôi cô đơn, bất lực và tuyệt vọng trong tập truyện ngắn Người Dublin đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, ngày 29/7/2013 đã nêu lên cảm nhận của mình: “Lần đầu tiên đọc Người Dublin, chắc hẳn không tránh khỏi cảm giác nhạt nhẽo, chán chường bởi ta bắt
gặp một không gian ẩm mốc, tối tăm phảng phất trong từng câu chuyện Nơi
đó, con người sống dường như cũng mệt mỏi, u sầu như chính không gian tù đọng mà họ đang tồn tại Nhưng, càng thấm thía trong từng câu chữ, ta lại thấy cảm giác “chán ngắt” ban đầu được thay thế bằng một sự đồng cảm, một hứng
Trang 15thú tìm tòi những uẩn khúc tâm lí và chiều sâu xúc cảm của từng nhân vật” Và
“James Joyce để cho nhân vật của mình có những phút thăng hoa bất chợt, có những giây phút được tận hưởng chút ít hạnh phúc và tình yêu thương ở đời Nhưng nhà văn cũng sớm lấy đi niềm vui ngọt ngào của họ để con người trong tác phẩm của ông thực sự là những người cô độc và đau đớn nhất”
Độc giả Trần Anh Khôi với bài Người Dublin của James Joyce, trên
trang http://www.conmotsach.com/blog/?author=2, đã nhận định “văn của Joyce hầu hết đều khó đọc, chính vì vậy không dễ dàng khi dịch sang ngôn ngữ khác” Tuy nhiên, theo độc giả này nếu chúng ta chịu khó kiên nhẫn đọc lại thì sẽ thấy chân dung xã hội Dublin hiện lên rõ ràng dưới những câu chuyện kể hầu như không có cốt truyện “Chỉ là những trích đoạn của đời sống, được miêu tả lại với giọng văn bình lặng, không kịch tính hay phân tích nội tâm, nhưng nó lột tả sự chán nản, kiệt sức của con người trong một xã hội cũng đang bế tắc”
Do khó khăn trong việc kiếm tìm tư liệu nước ngoài bằng văn bản cứng nên chúng tôi chủ yếu tham khảo các bài viết của các tác giả nước ngoài qua mạng internet
Trang http://en.wikipedia.org, trong bài Dubliners, đã cho rằng Joyce viết Người Dublin với ngôn ngữ trung tính (neutral) và hết sức giản dị Ông ít
khi sử dụng ngôn ngữ cường điệu hay cảm xúc (hyperbole or emotive language), mà chủ yếu dựa trên lớp từ ngữ thân thuộc trong đời sống thường ngày để xây dựng tác phẩm Nhưng chính sự thân thuộc đó cũng không giúp độc giả dễ dàng tiếp cận với những thông điệp mà nhà văn gửi gắm Đọc Joyce, chúng ta phải có cách nhìn đa chiều và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau mới có thể nắm bắt nội dung tư tưởng các sáng tác của ông
Bài viết Các chủ đề chính trong Người Dublin (Major themes in Dubliners) trên http://www.gradesaver.com có đề cập tới một số chủ đề trong
Trang 16tác phẩm Người Dublin của Joyce như: đói nghèo, vấn đề thực dân, chính trị,
tôn giáo, tình trạng tê liệt, sự khao khát giải thoát, độc lập dân tộc… Trên cơ
sở tìm hiểu sự phân tích các chủ đề đó, chúng tôi thấy rằng bài viết tuy không
đề cập trực tiếp tới sự “bừng ngộ” trong Người Dublin nhưng lại giúp chúng
tôi hiểu sâu sắc hơn về xã hội Dublin thời kì đó và là cơ sở để tìm ra tình huống, cách thức và ý nghĩa của sự “bừng ngộ” trong mỗi câu chuyện
Trang http://www.associatedcontent.com, với bài viết Tê liệt trong tất cả các giai đoạn của đời sống trong Người Dublin của Joyce (Paralysis in All Stages of Life as Seen in James Joyce's Dubliners), tác giả Courtney L.Firman
đã phân tích một số đặc điểm của tình trạng tê liệt trong một số câu chuyện
trong Người Dublin Nhưng tác giả mới chỉ dừng ở đó mà chưa chỉ ra rằng họ
có nhận thức được tình trạng tê liệt của mình hay không? Và nếu có nhận thức được thì liệu họ có thể thay đổi được sự tê liệt đó để vươn tới cuộc sống tươi đẹp hay không?
Bài viết Biểu tượng trong Araby của James Joyce (Symbolism in James Joyce's Araby) trên http://www.essortment.com, có đề cập tới biểu tượng tôn giáo trong truyện ngắn Araby Tác giả chỉ dừng lại ở việc phân tích duy nhất
một biểu tượng, mà không có sự liên hệ so sánh với các biểu tượng tôn giáo
khác trong một số câu chuyện trong tập Người Dublin
Đặc biệt, với tập bài viết Sơ đồ Dublin trong Người Dublin của Joyce (Mapping Dublin in James Joyce’s Dubliners) [47], tác giả Tessi di Laurea đã tổng hợp và phân tích nhiều khía cạnh từ cuốn Người Dublin như: cấu trúc Người Dublin theo các sơ đồ, các mô típ, tôn giáo, biểu tượng Đây là bài viết
tổng hợp và có nhiều vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm
Ngoài ra, chúng tôi còn tìm được một số bài phân tích về nội dung cũng
như các đặc sắc nghệ thuật của các câu chuyện cụ thể trong Người Dublin
Chúng tôi coi đó là những tư liệu tham khảo bổ ích, giúp cho chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm
Trang 172.3 “Bừng ngộ” (epiphany) trong Người Dublin
Khi bàn về cuốn Người Dublin của Joyce, thuật ngữ “epiphany” (mà
chúng tôi hiểu là “bừng ngộ”) thường được sử dụng nhưng các tác giả lại có nhiều cách dịch khác nhau và hàm nghĩa cũng khác nhau
Tác giả Lê Huy Bắc trong cuốn Đặc trưng truyện ngắn Anh Mĩ (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009) có dành hẳn một chương viết về James Joyce và Truyện ngắn “Đốn ngộ” Ông gọi Người Dublin là văn chương của sự “đốn ngộ” Theo ông, “đốn ngộ” có nghĩa là: “Các nhân vật đạt đến sự giác ngộ về
bản chất tồn tại, cái đẹp hay giá trị nhân văn nào đó chỉ trong một khoảnh
khắc được chiếu rọi bằng những tiêu chí tự thân của bản thể” [5, tr 207] Đề
cao việc khai sinh ra văn chương “đốn ngộ” của Joyce, tác giả cho rằng
“Joyce đưa ra khái niệm “đốn ngộ” không chỉ để dành riêng cho mình mà còn cho cả nền văn chương hiện đại Một tác phẩm không đạt được sự “đốn ngộ” thì không thể nào được đứng vào hàng ngũ của chủ nghĩa hiện đại” [5, tr.208]
Để minh chứng cho nhận định của mình, tác giả đi vào phân tích một số biểu
hiện của sự “đốn ngộ” trong ba câu chuyện tiêu biểu: Araby, Eveline và Người chết Có thể nói, bài viết của tác giả Lê Huy Bắc là những nhận định
đầu tiên ở nước ta, nhưng lại mang tính chuyên sâu bàn về sự “đốn ngộ” của truyện ngắn James Joyce Đây là một tư liệu vô cùng bổ ích giúp cho chúng tôi triển khai luận văn của mình
Mai Thục với Người Dublin – Bí ẩn tâm hồn hé lộ (Nxb Văn học, 2009)
cho rằng Joyce đã sáng tạo ra “những khoảnh khắc bất ngờ, ngẫu nhiên, bình thường và lặng lẽ, là giây phút mà tính cách bên trong con người bỗng hiển lộ qua những chi tiết sinh hoạt thường ngày chân thật Joyce gọi đó là “hiển lộ” (epiphany)” [32, tr.15] Với cách dịch là “hiển lộ”, nhà văn Mai Thục đã phân
tích những “bí ẩn tâm hồn” Người Dublin và ông đã nhận thấy: “Các nhân vật trong Người Dublin đều nhận thấy thực chất cuộc sống bi thảm của mình,
Trang 18luôn bị giằng xé bởi thực tại, muốn vươn cao hơn, muốn thay đổi, nhưng họ không làm gì được Tất cả đều rơi vào tình trạng bế tắc đến nghẹt thở qua từng câu chữ của Joyce… và Joyce đang từ nơi xa lắm vẫy gọi ta: Bạn ơi, can đảm lên mà sống Hãy là Ulysses” [33, tr.16]
Năm 2010, với luận văn Thạc sĩ Góc khuất cái tôi James Joyce trong Người Dublin, tác giả Lê Minh Kha đã nhận định: trong quá trình xây dựng
nhân vật, James Joyce đã để cho các nhân vật “được bắt gặp mình, tìm lại mình trong khoảnh khắc bừng ngộ” [19, tr.77] Sự “bừng ngộ” của nhân vật diễn ra trên hai phương diện: nhận thức về đời và ý thức về mình; trong đó “ý thức về mình là vấn đề cốt lõi Ý thức về mình gắn liền với sự bừng tỉnh về cái tôi – cái tôi như một cá thể tự do, hiện sinh, không nô lệ” [19, tr.79] Tuy nhiên, sự “bừng ngộ” không mang đến cho nhân vật sự giải thoát, không làm cho vơi niềm đau Trái lại, nó khiến cho tâm hồn họ thêm “đau đáu, xót xa” Và khoảnh khắc “bừng ngộ” của nhân vật “là cơ sở để người đọc cảm nhận những khuất lấp Đó là khoảnh khắc mà nhà văn giấu kín, những tâm tư chìm sâu dần hiện lên…, trong đó có những suy tư về dân tộc” [19, tr.81] Bàn tới sự “bừng ngộ” của nhân vật, nhưng tác giả Minh Kha chỉ dừng ở một vài biểu hiện trong
sự suy tư về dân tộc, chứ chưa bao quát các sự “bừng ngộ” trong cả tập truyện
Tác giả Nguyễn Linh Chi, với Luận án TS Nhân vật Stephen Dedalus của James Joyce và môtíp mê cung (2011) cũng có nhắc tới thuật ngữ
“epiphany” Trong luận án, tác giả sử dụng nguyên từ gốc “epiphany”, chứ không dịch thành “hiển lộ”, “hiển linh”, hay “bừng ngộ”… Bởi theo tác giả, trong mỗi tác phẩm khác nhau và trong mỗi cảnh huống khác nhau,
“epiphany” lại mang những hàm nghĩa khác nhau Đó có thể là “bừng ngộ”,
“đốn ngộ” hay “căn vặn”, “băn khoăn”, “giằng xé”, “day dứt” hay “phân
vân”… Tuy nhiên, trong Người Dublin, tác giả cũng khẳng định “epiphany”
chính là sự “bừng ngộ” hay “đốn ngộ” Khái niệm “epiphany” bắt đầu xuất
Trang 19hiện với tập truyện ngắn đầu tay Dubliners của Joyce để chỉ những khoảnh
khắc thường nằm ở cuối tác phẩm khi nhân vật “bừng ngộ” và nó dẫn nhân vật tới sự thay đổi nhận thức mang tính chất quyết định Linh Chi đã khẳng định: “epiphany đã trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống quan điểm mĩ học của Joyce Nó đồng thời cũng là một mắt xích quan trọng trong những chiếc chìa khoá hy vọng, giúp chúng ta giải mã một đôi điều trong vô
số những bí ẩn mà Joyce tạo ra trong tác phẩm” [10, tr.134] Như vậy, dù vẫn
sử dụng nguyên từ gốc, nhưng tác giả Linh Chi cũng cho rằng “epiphany”
trong Người Dublin mang hàm nghĩa là “bừng ngộ” và sự “bừng ngộ” ở đây
là một trong những cách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác phẩm Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở những nhận định đó chứ chưa đi vào phân tích và chỉ ra sự “bừng ngộ” diễn ra trong các tác phẩm như thế nào Tuy vậy, đây là
tư liệu tham khảo quý giá, mang đến cho chúng tôi cách nhìn mới phong phú
và linh hoạt hơn về thuật ngữ “epiphany”
Trần Văn Đức trong bài Những cái tôi cô đơn, bất lực và tuyệt vọng trong tập truyện ngắn Người Dublin (2013) [43] đã gọi truyện của Joyce là
những câu chuyện mang tính “thức ngộ” Các nhân vật trong những khoảnh khắc nhất định đã “thức ngộ” được về cuộc đời, về số phận của mình, về
chính cái tôi của mình Lấy dẫn chứng một số truyện tiêu biểu như: Eveline, Người chết, Những bản sao, bài viết của tác giả Trần Văn Đức là những dòng
cảm xúc trôi theo sự cô đơn, bất lực và “thức ngộ” của nhân vật Những
khoảnh khắc “thức ngộ” đó thật sự quý giá, nhưng rồi Người Dublin vẫn
không vượt thoát được cuộc sống trì trệ của mình Sự đau đớn, xót xa dường như trải dài mênh mông hơn khi kết thúc mỗi câu chuyện
Trên http://www.themodernword.com, trong Người Dublin của Joyce như những “epiphany” (Joyce’s Dubliners as Epiphanies), tác giả Francesca
Valente cho rằng: “epiphany” đề cập đến một hiển thị, một biểu hiện
Trang 20“Epiphany” có nghĩa là biểu hiện ra, hiển thị ra Trong truyền thống Kitô giáo, Lễ Hiển Linh mang thông điệp chính là sự mạc khải thiên tính của Chúa Kitô cho các đạo sĩ Tuy nhiên, với Joyce, nó có nghĩa là một sự mạc khải đột ngột của một vật thể, một điều nào đó, thời điểm mà “linh hồn của đối tượng phổ biến dường như trở nên rạng rỡ” Các nghệ sĩ sẽ đi tìm kiếm một sự hiển linh không nằm trong số các vị thần mà nằm trong những con người
“bình thường, không khoe khoang, thậm chí trong những khoảnh khắc khó
chịu” Tác giả nhận xét rằng trong suốt các tác phẩm từ Người Dublin đến Finnegans Wake, Joyce đã thực hiện nhiệm vụ sáng tạo của mình
bằng một loạt các “epiphany”, một chuỗi những khoảnh khắc liên quan với
cái nhìn sâu sắc và sự hiểu biết Từ đây, cũng đối chiếu với Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ, tác giả đi vào phân tích sự mạc khải, hiển linh trong Người Dublin Có thể nói, đây là một tư liệu tham khảo quý báu giúp cho chúng tôi
có thêm một cách tiếp cận mới về thuật ngữ “epiphany”
Tác giả Grant Patten trong bài Cách sử dụng hình thức bừng ngộ trong Người Dublin của Joyce (The use of the epiphanic revelation in Joyce’s Dubliners) trên
http://www.grpatten.com/Epiphanic_Revelation_Dubliners.doc.pdf, đã nhận định: Joyce sử dụng sự “bừng ngộ” như một phương tiện gửi gắm thông điệp rằng
sự “bừng ngộ” phổ biến trong Người Dublin là hoàn toàn thích hợp Theo tác
giả, những khoảnh khắc “bừng ngộ” không chỉ là của nhân vật trong tập truyện mà chúng còn là sự “bừng ngộ” của chính những độc giả trung thành
với tác phẩm Do đó, Người Dublin đã vượt ra ngoài lĩnh vực văn chương để
vươn đến với toàn nhân loại
Anne Michels trong bài Tê liệt và bừng ngộ: Joyce có thể cứu Dublin như thế nào? (Paralysis and Epiphany: How Joyce could save Dublin) trên
http://www.uhh.hawaii.edu, đã phân tích một số nội dung nổi bật về tình trạng
tê liệt của Người Dublin Người Dublin chìm trong sự tê liệt, trì trệ của cuộc
Trang 21sống đáng chán Và Joyce đã cứu thế giới Người Dublin khi ông để cho các
nhân vật của mình có những cơ hội thay đổi với khoảnh khắc tự “bừng ngộ” quý giá Nhưng Joyce liệu có cứu nổi họ? Sự trì trệ, tê liệt đã ăn sâu vào cuộc sống và phút giây “bừng ngộ” chưa đủ sức mạnh giúp họ vượt thoát
Tác giả Koseman trong bài viết Tê liệt tinh thần và bừng ngộ trong Eveline và Nhà trọ của James Joyce (Spiritual Paralysis and Epiphany: James Joyce’s Eveline and The Boarding House) [45] đã phân tích mối quan
hệ giữa sự tê liệt trong đời sống thường ngày với sự “thức tỉnh”, “bừng ngộ” của nhân vật trong tác phẩm của Joyce Điều đặc biệt ở đây là vấn đề đó được tác giả hướng đến đối tượng là các nhân vật nữ trong hai truyện ngắn trên Eveline, bà Monney hay cô con gái Polly đều tồn tại trong sức ép, sự tê liệt, đau khổ của gia đình phụ hệ Họ là những con người muốn vượt thoát đến tự
do, thoát khỏi ràng buộc của những người đàn ông hành hạ, đánh đập vợ con Tuy nhiên, những phút giây chợt tỉnh cho những khát khao đó của họ vẫn chỉ
là những khoảnh khắc hiếm hoi đã trôi qua Hết phút giây “bừng ngộ” đó thì
sự tê liệt lại chiếm lĩnh cuộc sống của họ Đây là một trong những hướng tiếp cận về sự “bừng ngộ”, theo chúng tôi, là có giá trị văn hoá và mang tính nhân văn nhất định khi hướng về nữ giới
Tác giả A Chalana trong bài Sự bừng ngộ của nỗi tuyệt vọng (Epiphanies of Despair) [39] lại cho rằng những giây phút “bừng ngộ” là những khoảnh khắc tồn tại trong cuộc sống của Người Dublin, tuy nhiên kết
thúc của những phút giây “bừng ngộ” đó lại chính là nỗi tuyệt vọng “Bừng ngộ” để rồi tuyệt vọng “Bừng ngộ” chấm dứt, tuyệt vọng sẽ đến Tác giả đi
vào phân tích một vài biểu hiện trong các câu chuyện: Eveline, Đám mây nhỏ, Một trường hợp đau lòng và Người chết để làm nổi bật quan điểm đó Tuy
nhiên, tác giả lại không lí giải vì sao lại có tình trạng đó và nó có bao trùm cho
cả tập truyện hay không?
Trang 22John Lavin phân tích sự “bừng ngộ” trong một truyện ngắn cụ thể -
truyện Người chết với bài viết Những sự bừng ngộ trong truyện Người chết của Joyce (Epiphanies on Joyce’s The Dead) [49] Ở đây, ông tập trung đi
vào phân tích một vài nét biểu hiện của sự “bừng ngộ” trong truyện từ nhân vật Lily và Gabriel Chúng tôi coi đây là một bài viết sâu sắc để hướng đến việc tìm ra các hình thức “bừng ngộ” của cả tập truyện
Trong công trình Futile Epiphany: James Joyce’s Dubliners Trapped in Routine [44], tác giả Suraiya dành hẳn một chương viết về “epiphany” Tiếp cận
“epiphany” trong Người Dublin chủ yếu dưới góc độ tôn giáo, tác giả cho
rằng Joyce đã mượn thuật ngữ “epiphany” trong Kitô giáo để phục vụ cho mục đích nghệ thuật của mình Joyce đã biến nó thành “sự rạng rỡ đột ngột và
mạc khải xảy ra trong hành vi, nhận thức của đối tượng chung” Trong Người Dublin, Joyce đã sử dụng khái niệm về sự hiển linh để thể hiện những nhân
vật tự xúc cảm về tinh thần hoặc tự giác ngộ Mỗi nhân vật trong tập truyện đều sống trong một cảnh huống có vấn đề Mỗi người đều bắt gặp những khoảnh khắc của riêng mình khi họ đánh giá lại các sự kiện trong quá khứ Cuối cùng, họ nhận ra một sự thật bất ngờ với một cái nhìn sâu sắc soi sáng
chính họ hoặc sự tồn tại của họ
Như vậy, với thuật ngữ “epiphany”, mỗi tác giả lại có cách dịch khác nhau Nhà nghiên cứu này dịch là “bừng ngộ”, nhà nghiên cứu khác lại dịch là
“hiển lộ”, “thức ngộ” hay “đốn ngộ” hoặc “hiển linh”, “mạc khải”… Trong
luận văn, khi nghiên cứu tập truyện Người Dublin, chúng tôi thống nhất dịch
“epiphany” là “bừng ngộ”
Đồng thời, điểm qua một loạt các bài viết, các công trình bàn về James
Joyce và các sáng tác của ông, trong đó có sự “bừng ngộ” trong Người Dublin, chúng tôi có thể khẳng định Các hình thức “bừng ngộ” trong tập truyện Người Dublin chưa có bất kì một công trình nào tiếp cận và khám phá
Trang 23một cách đầy đủ và sâu sắc Các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc giải thích thuật ngữ “epiphany”, sau đó phân tích một số biểu hiện “epiphany” trong một số truyện riêng lẻ tiêu biểu, chứ chưa chỉ ra hệ thống “epiphany” trong cả tập truyện
Khi đi vào tìm hiểu đề tài Các hình thức “bừng ngộ” trong tập truyện Người Dublin của J.Joyce, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu sắc hơn các giá trị
nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông – Điều khiến ông trở thành “một trong những nhà văn vĩ đại nhất của thế kỉ XX” [31, tr 5]
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu tập truyện ngắn Người Dublin của James Joyce dựa
trên bản dịch sang tiếng Việt của dịch giả Vũ Mai Trang, Nxb Văn học, năm
2009 Đây được coi là bản dịch cụ thể, tỉ mỉ và đầy đủ nhất hiện có ở Việt Nam Trong luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu các hình thức “bừng ngộ”
được biểu hiện trong tập truyện Người Dublin của Joyce
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu các hình thức “bừng ngộ” biểu hiện trên các phương diện nội dung “bừng ngộ”; đồng thời khám phá nghệ thuật xây dựng
sự “bừng ngộ” của Joyce
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hệ thống: tìm hiểu sự “bừng ngộ” xuất hiện ở từng nhân
vật, từng câu chuyện trong sự thống nhất chung của cả tập truyện, từ đó toát lên được ý nghĩa, giá trị nhân văn trong tập truyện của Joyce
- Phương pháp loại hình: dùng để nhóm các mô típ “bừng ngộ”, phân
loại các biểu tượng… trong nghệ thuật xây dựng sự bừng ngộ
- Phương pháp tiểu sử: nghiên cứu sự “bừng ngộ” của nhân vật có gắn
với yếu tố cuộc đời của tác giả
Trang 24- Phương pháp lịch sử - xã hội: là một trong các phương pháp để truy
tìm căn nguyên, ý nghĩa của các hình thức “bừng ngộ”
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Thư mục tham khảo, luận văn
gồm có ba chương:
Chương 1: Minh định thuật ngữ “bừng ngộ” (epiphany) trong
Người Dublin
Chương 2: Các mô típ “bừng ngộ” trong Người Dublin
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng sự “bừng ngộ” trong Người Dublin
6 Đóng góp của luận văn
Khám phá Các hình thức “bừng ngộ” trong tập truyện Người Dublin của J.Joyce, chúng tôi muốn khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo của Người Dublin – điều góp phần làm nên những giá trị đích thực của
văn chương nghệ thuật James Joyce
Trang 25Chương 1
MINH ĐỊNH THUẬT NGỮ “BỪNG NGỘ” (EPIPHANY)
TRONG NGƯỜI DUBLIN
Thuật ngữ “epiphany” trong các hoàn cảnh khác nhau, tình huống khác nhau thì ngữ nghĩa của nó có sự thay đổi Và trong cách hiểu, cách quan niệm của mỗi nhà nghiên cứu thì thuật ngữ này cũng có sự khác nhau Tuy nhiên, trong luận văn, với tập truyện ngắn của Joyce, chúng tôi nhận thấy thuật ngữ
“epiphany” mang nghĩa là “bừng ngộ” Sự “bừng ngộ” của các nhân vật và của chính độc giả trong mỗi câu chuyện, sự “bừng ngộ” từ cả tập truyện Trước
khi đi vào tìm hiểu một cách cụ thể về sự “bừng ngộ” trong sáng tác Người Dublin của Joyce, chúng tôi đi vào tìm hiểu thuật ngữ “epiphany” theo quan
niệm tôn giáo và văn học nghệ thuật để có cách hiểu sâu sắc và tường tận hơn
về thuật ngữ này, đồng thời để tránh sự nhầm lẫn trong cách dịch sang tiếng
Việt, áp dụng với trường hợp tác phẩm Người Dublin
1.1 Quan niệm “epiphany” trong tôn giáo và văn học nghệ thuật
“Epiphany” trong tôn giáo với ngữ nghĩa danh từ được gọi là Lễ Hiển linh Lễ Hiển linh có nguồn gốc là một ngày lễ cổ xưa của người Kitô giáo tương tự với Lễ Giáng sinh và Lễ Phục sinh
Từ Đông phương, Lễ Hiển linh lan sang Châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ
IV và được nói đến lần đầu tiên tại xứ Gaule vào năm 361 Đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các Giáo hội đều cử hành ngày lễ trọng này Ban đầu, ở Tây phương, người ta có thói quen cử hành chung các biến cố hạ sinh của Giêsu vào ngày Giáng sinh, biến cố các đạo sĩ đến thờ lạy Chúa và cuộc tàn sát các Thánh Anh Hài Nhưng khi Roma bắt đầu mừng Lễ Hiển linh thì hai biến cố cuối cùng này được tách rời ra khỏi ngày lễ 25 tháng Chạp để dành tôn kính các đạo sĩ là chủ đề chính cho ngày lễ trọng mới vào ngày
Trang 266 tháng Giêng Lễ Hiển linh trong phụng vụ Roma mang thông điệp chính là
sự mạc khải của Đức Kitô cho mọi dân tộc được biểu tượng qua các đạo sĩ Với Giáo Hội Đông phương, Lễ Hiển linh đã trở thành đại lễ mừng thiên tính của Đức Kitô; mầu nhiệm Nhập thể và sự thờ lạy của các đạo sĩ vì thế được
cử hành vào ngày Lễ Giáng sinh Sau đó, Lễ Hiển linh ngày càng được hiểu như là Lễ Đức Kitô chịu phép rửa Do đó mà ở Đông phương có tục lệ làm phép nước rửa tội, nước giếng rửa tội, các nguồn nước và sông suối vào dịp
Lễ Hiển linh Vào ngày này, nhiều đám đông kéo nhau đến bờ sông Giođan
để dìm mình ba lần trong trong dòng sông theo như nghi thức rửa tội của Đông phương Tuy nhiên, nhiều người đã bắt đầu áp dụng truyền thống phương Tây để kỷ niệm nó vào ngày 6 tháng Giêng, ngày thứ mười hai của Giáng sinh Giáo hội Tin lành thường ăn mừng Lễ Hiển linh cả một mùa, kéo dài từ ngày cuối cùng của Giáng sinh cho đến khi Thứ tư Lễ Tro
Trong tôn giáo, từ “epiphany” mang nghĩa là “hiển linh” được sử dụng khi một người nhận ra đức tin của mình, hoặc khi anh ta tin rằng một sự kiện xảy
ra hoặc đã thực sự được gây ra bởi một vị thần hay là đức tin của mình Trong
Ấn Độ giáo, “hiển linh” có thể bàn đến việc nhận thức của Arjuna rằng Krishna
- hiện thân của Thiên Chúa phục vụ như là người đánh xe ngựa trong
“Bhagavad Gita”, thực sự là đại diện cho vũ trụ Thuật ngữ Hindu cho “hiển linh” sẽ là “bodhodaya”; từ tiếng Phạn “bodha” - khôn ngoan và “udaya” - tăng Trong Phật giáo, thuật ngữ này liên quan đến việc Phật cuối cùng cũng nhận ra bản chất của vũ trụ, và do đó đạt được Niết bàn, có nghĩa là “ngộ”,
“đốn ngộ” hay “chứng ngộ” Trong Thiền, thuật ngữ “kensho” cũng diễn tả khoảnh khắc này, đề cập đến cảm giác khi ta tìm ra câu trả lời cho một công án Ngày nay, khái niệm “epiphany” – “hiển linh” thường được sử dụng, tuy nhiên nó thường và không có ý nghĩa tôn giáo như vậy, mà “hiển linh” chính
là siêu nhiên, là phát hiện ra điều gì đó dường như đến bất ngờ từ bên ngoài
Trang 27Không mang nét nghĩa của tôn giáo, “epiphany” còn là một từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “biểu hiện, nổi bật xuất hiện”, một kinh nghiệm của
sự bất ngờ và ấn tượng Thuật ngữ này được dùng để mô tả bước đột phá khoa học, khám phá tôn giáo hay triết học, nhưng nó có thể áp dụng trong bất kỳ tình huống nào, trong đó một sự khai sáng cho phép một vấn đề hoặc tình huống phải được hiểu từ một góc nhìn mới và sâu sắc hơn “Epiphany” được nghiên cứu bởi các nhà tâm lí và các học giả khác, đặc biệt là những nỗ lực để nghiên cứu quá trình đổi mới
Trong văn học nghê thuật, “epiphany” cũng được các tác giả sử dụng với
những ngữ nghĩa khác nhau Như ở phần Mở đầu, trong mục Lịch sử vấn đề
về Bừng ngộ trong Người Dublin, chúng tôi đã chỉ ra các cách sử dụng đa
dạng đó của các tác giả: đó có thể là “hiển linh”, là “mạc khải”, là “bừng ngộ”, là “thức ngộ”, “đốn ngộ” hay “căn vặn”, “băn khoăn”… Tuy nhiên, chúng tôi đồng ý với quan điểm với một số người nghiên cứu (Nguyễn Linh
Chi, Lê Minh Kha…) và xác định rằng: trong Người Dublin “epiphany” mang
nghĩa là “bừng ngộ”
“Epiphany” với nghĩa “bừng ngộ” chính là một sự nhận thức thình lình, trực quan một cách đột ngột của cái nhìn sâu sắc vào thực tế hay ý nghĩa quan trọng của một cái gì đó, thường bắt đầu bằng một số cái đơn giản hoặc dựa trên kinh nghiệm phổ biến Đây là một thuật ngữ trong phê bình văn học liên quan tới một hiện thực bất ngờ - một sự nhận ra trong nháy mắt một ai đó, một cái gì đó được nhìn thấy trong một ánh sáng mới Hầu hết mọi người, ai cũng có ít nhất một thời điểm trong cuộc sống trải nghiệm một sự mạc khải mới hoặc một cái nhìn mới về một điều gì đó và xốc chúng ta ra khỏi trạng
thái hiện tại của mình Theo Navraj Narula trong bài viết Bừng ngộ như một khoảnh khắc phù du: một lát flash của ánh sáng trong Người Dublin của Joyce (The epiphany as the evanescent moment: flashes of unintellectual light in
Trang 28James Joyce’s Dubliners) thì tiểu thuyết gia Josep Conrad cho “bừng ngộ”
chính là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi của sự thức tỉnh, trong đó tất
cả mọi thứ xảy ra trong nháy mắt Nhà thơ Shelly mô tả nó như là “khoảnh khắc đẹp nhất và hạnh phúc nhất… phát sinh không lường trước được”…
Nhà văn thường sử dụng “epiphany” – “bừng ngộ” với nhiều mục đích khác nhau - để tiếp tục phát triển cốt truyện, phát triển nhân vật, để lộ ra một thời điểm siêu việt, làm cho câu chuyện thêm phần bí ẩn, hay là dấu hiệu kết luận của một câu chuyện… Những khoảnh khắc “bừng ngộ” có vai trò nhất định trong cuộc đời của nhân vật; nó có thể làm bất cứ điều gì để thay đổi quan điểm của nhân vật, nhắc nhở nhân vật thay đổi cuộc sống của mình, thúc đẩy một người mẹ phải từ bỏ đứa con của mình, hoặc cung cấp những lý do cho một nhân vật phản diện thực hiện hành vi tàn ác… Các nhà phê bình văn học cần phải nhận ra được sự “bừng ngộ” đó như một phương diện đánh giá các sáng tạo văn chương
1.2 Quan niệm về sự “bừng ngộ” trong Người Dublin
Người Dublin là bộ sưu tập của mười lăm truyện ngắn Tuy nhiên, bất
chấp các chuẩn mực văn học đối với cấu trúc một truyện ngắn, Joyce đã phá
vỡ định dạng cốt truyện trong sáng tác của mình Ý nghĩa của Người Dublin
chủ yếu không được tạo nên bởi các yếu tố cốt truyện mà bằng sự “bừng ngộ” trong mỗi câu chuyện Joyce đã thực hiện nhiệm vụ sáng tạo của mình bằng một loạt sự “bừng ngộ”, một chuỗi các khoảnh khắc liên quan tới cái nhìn sâu sắc và hiểu biết Đó là khoảnh khắc mà “linh hồn được sinh ra” [46] Và người nghệ sĩ phải có nghĩa vụ tìm kiếm được những khoảnh khắc đó tồn tại không phải trong các vị thần mà trong chính những con người bình thường, giản dị, không khoe khoang hoặc trong những con người thường mắc lỗi lầm hay tàn ác, xấu xa
Trang 29Trong những năm đầu của thế kỉ XX, Giáo hội Công giáo La Mã đã có một tác động lớn đến cuộc sống người Ailen Đời sống xã hội cũng như đời sống của mỗi cá nhân được xây dựng trên đức tin Công giáo và quy tắc của
nó James Joyce cũng là một Công giáo Ailen và ông đã quá quen thuộc với những đức tin và các học thuyết Công giáo Nhưng ông đã sử dụng thuật ngữ Kitô giáo “epiphany” với nhiều ý nghĩa khác nhau Joyce đã thực sự táo bạo khi dùng giáo lí của Kitô giáo một cách thế tục với đầy sự nghi ngờ và chỉ trích đức tin Công giáo trong sáng tác của mình, bởi không ai được phép đặt câu hỏi về tôn giáo hoặc nói bất kể điều gì đó chống lại các quy tắc tôn giáo Joyce đã từ chối đức tin của Công giáo, của nhà thờ khi ông được mười sáu
tuổi Trong nhiều câu chuyện của Người Dublin, có rất nhiều nhân vật nghi
ngờ tôn giáo, hay thiếu niềm tin và trở nên thất vọng, chán nản dưới Giáo hội
Công giáo Người Dublin chính là một sáng tác mà Joyce phản ánh ý kiến của mình về vấn đề tôn giáo Trong Stephen Hero, nhân vật chính Stephen là một
người Công giáo và mong mỏi cuộc sống của một nghệ sĩ Tuy nhiên, anh ta e rằng Giáo hội sẽ đè bẹp giấc mơ trở thành nghệ sĩ của mình… Do đó, không quá khó hiểu khi Joyce sử dụng thuật ngữ tôn giáo “epiphany” cho mục đích sáng tạo nghệ thuật của mình
Khi đưa ra thuật ngữ này, Abrams đã gắn việc sử dụng thuật ngữ này với tên tuổi của Joyce – “người đã biến “epiphany” trở thành một trong những kĩ thuật viết chủ đạo” [10, tr.132] Tuy nhiên, theo tác giả Nguyễn Linh Chi,
“Joyce không phải là người đầu tiên khám phá ra sức mạnh của những phút giây loé rạng thiên khải đó trong tâm hồn con người Trước ông đã có nhiều nhà văn đề cập đến những khoảnh khắc thần diệu đó như: Shelley, Tennyson,
Wordsworth, Coleridge… Ashton Nichols trong cuốn phê bình văn học The Poetics of Epiphany đã tìm được nguồn gốc dấu vết đầu tiên của khái niệm
này trong thơ của Wordsworth Nằm trong xu hướng gắn “epiphany” với văn xuôi hiện đại, Morris Beja thậm chí đã không ngần ngại xác nhận quyền sở
Trang 30hữu khái niệm này cho Joyce Đến Joyce và chỉ với Joyce, epiphany mới được trao một ý nghĩa trọn vẹn về mặt mĩ học” [10, tr 132] “Epiphany” đã đạt tới mức độ tuyệt vời khiến cho nhiều nhà văn ngưỡng mộ - cái mà bây giờ các nhà phê bình, nghiên cứu gọi đó là “Joycen epiphany” trong văn học hiện đại
“Epiphany trở thành một mắt xích quan trọng trong những chiếc chìa khoá hi vọng giúp chúng ta giải mã đôi điều trong vô số những bí ẩn mà Joyce tạo ra trong tác phẩm” [10, tr 136) Dù thuật ngữ “epiphany” bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau (mà chúng tôi đã trình bày trong mục 1.1 của chương này) và với Joyce, nó cũng mang một ý nghĩa vô cùng sinh động và linh hoạt tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh Tuy nhiên, chúng tôi đồng ý với quan điểm của
nhà nghiên cứu Linh Chi rằng: “epiphany” trong Người Dublin có nghĩa là
“bừng ngộ” Đó là sự biểu hiện về mặt tinh thần, nhận thức, hay thức tỉnh về mặt tâm hồn, về cuộc đời, bất ngờ hiểu, chợt phát hiện ra bản chất hoặc ý nghĩa của một điều gì đó, của một ai đó Đó là khoảnh khắc con người đánh giá lại các sự kiện vừa diễn ra hoặc đã xảy ra trong quá khứ để rồi họ nhận ra một sự thật bất ngờ với một cái nhìn mới đầy sâu sắc của bản thân mình
Sự “bừng ngộ” trong Người Dublin luôn luôn gắn với tình trạng tê liệt Hay nếu câu hỏi là: Người Dublin “bừng ngộ” về cái gì?, thì câu trả lời cho nó
chính là: “Bừng ngộ” về trạng thái tê liệt Trạng thái tê liệt được coi là chủ đề
chính bao trùm toàn bộ tập truyện Người Dublin Cái mà thế giới người
Dublin ấy, đồng thời cả độc giả của truyện được “bừng ngộ” chính là cái tê liệt xảy ra ở nhiều cấp độ: từ thơ ấu tới trưởng thành; từ cá nhân cho tới cộng đồng; từ tầng lớp thấp tới tầng lớp cao; từ mọi kiểu loại người cho tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội như tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật, chính trị,
kinh tế… tồn tại trong tác phẩm Và Người Dublin được xem như là một
chuỗi các sự “bừng ngộ” gắn kết sự tê liệt ở những khía cạnh khác nhau
Câu mở đầu của truyện ngắn Chị em gái: “lần này không còn hi vọng
gì…” đã chi phối toàn bộ cuốn truyện với cảm giác mất mát, tuyệt vọng với giá
Trang 31trị con người bị thoái hoá, đi xuống trầm trọng… Tất cả hoàn toàn bị tê liệt Tê liệt là một cái chết sống, một sự sống trong những mê cung không lối thoát, là trạng thái mà tất cả các giác quan chìm đắm trong bóng tối của mê cung
Nhưng đáng buồn thay, đó lại là thế giới tồn tại của những Người Dublin
Joyce đã tự khẳng định điều này trong một bức thư tháng 7/ 1904 tới Curran
rằng: ông dự định viết Người Dublin chính là thành phố “bị phản bội linh hồn
bởi chứng liệt một phần hoặc liệt hoàn toàn” [46] Do đó, Joyce đã hình thành công việc sáng tạo của mình như một chuỗi các sự “bừng ngộ” như ông đã
từng nói trong một bức thư ngày 8/ 02/ 1903 gửi tới Stanislaus: Ông viết Người Dublin là để cho những người Ailen có “một cái nhìn tốt vào chính bản thân
mình trong chiếc gương soi bóng loáng tuyệt diệu” [46] Như vậy, có thể coi
Người Dublin chính là một chiếc gương soi, nơi mà người Ailen có thể nhìn
thấu chính mình và khám phá sự thật trong khoảnh khắc của chiếc gương soi Tuy nhiên, gương vẫn luôn là ảo ảnh, sự “bừng ngộ” của họ mãi chỉ tồn tại trong thế giới hư vô của chiếc gương soi để rồi lại tan vỡ trong thực tại
Và Joyce đã trung thành với ý định của chính mình, các câu chuyện của ông đã thể hiện tất cả sự bất lực, thất vọng và chết chóc Thành phố Dublin chính là trung tâm của sự tê liệt về tinh thần, đạo đức, trí tuệ…, nơi mà các công dân của nó đều trở thành những nạn nhân đáng thương Sự tê liệt như
đeo bám Người Dublin từ truyện đầu tiên cho tới truyện cuối cùng Tập
truyện mở đầu bằng hình ảnh của người liệt, không thể cứu vãn nổi nữa và kết
thúc bằng câu chuyện Người chết Và Người chết đã đánh dấu sự lây lan tình
trạng tê liệt trên khắp Ailen ở mọi cấp độ và mang tính phổ biến với sự nhấn mạnh hình ảnh tuyết bao phủ toàn bộ đất nước Chính trị, nghệ thuật, tôn giáo trong câu chuyện đều bị tê liệt theo cách riêng của nó Chính trị đã bị chết và đánh mất vai trò của nó trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và cuồng tín của cô Ivors Tôn giáo bị bê tha, hư đốn với hình ảnh sinh động của các tu sĩ trong
Trang 32những chiếc quan tài của họ Còn nghệ thuật đi đến sự suy thoái với việc ca hát
không có hiệu quả, không hấp dẫn người nghe Mỗi câu chuyện của Người Dublin đã trình bày sự “bừng ngộ” khác nhau và tất cả các sự “bừng ngộ” đó
đã tiết lộ tình trạng tê liệt của toàn Dublin nói riêng và Ailen nói chung
Một trong những đặc điểm giúp chúng ta nhận dạng được sự “bừng ngộ” của Người Dublin chính là đối tượng hướng đến của sự “bừng ngộ”
Tập truyện là sự “bừng ngộ” không chỉ của nhân vật mà còn của cả người đọc nữa Đọc mỗi câu chuyện, người đọc cũng chợt thức tỉnh về một sự thật nào đó
diễn ra trong tác phẩm Đây chính là điều đặc biệt của tập truyện Người Dublin
Dựa trên sự nhận dạng này thì mười lăm câu chuyện đều có sự “bừng ngộ” Những khoảnh khắc mà trong đó “linh hồn được sinh ra” được xem là sự
“bừng ngộ” hoặc là của nhân vật diễn tả kinh nghiệm của họ hoặc là của người đọc, hoặc là cả hai; diễn tiến trong câu chuyện thể hiện sự thật về chính bản thân nhân vật hoặc trạng thái mà họ ở trong đó; trong khi đó, người đọc được hiển thị toàn bộ quá trình đó, đến lượt nó sẽ trở thành một sự “bừng ngộ” cho chính người đọc Với người đọc, sự “bừng ngộ” mang ý nghĩa là sự
hé lộ sự thật, một sự nhận thức đột ngột về bản chất của nhân vật hoặc thế giới có sự tồn tại của nhân vật Có những câu chuyện, sự “bừng ngộ” phải phụ
thuộc vào chính độc giả chứ không phải là nhân vật Ví dụ như truyện Ân sủng, độc giả phải tự đọc và nhận thức về sự thật tôn giáo được phơi bày
trong tác phẩm… Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi thấy không thật cần thiết để phân biệt rạch ròi sự “bừng ngộ” của nhân vật hay của độc giả Bởi chúng tôi nhận thấy dù sự “bừng ngộ” đó có xảy ra bên trong câu chuyện (nhân vật) hay bên ngoài câu chuyện (độc giả) thì chúng đều toát lên một sự thật về Dublin, một bức tranh toàn cảnh về thế giới con người và không gian tồn tại của cả Ailen – đó là một sự tê liệt đến chết người Chúng tôi sẽ phân loại, đánh giá
sự “bừng ngộ” một cách đa dạng về các phương diện khác nhau trong tập truyện để chỉ ra sự phong phú về các hình thức “bừng ngộ” ở trong chương 2
Trang 33Như vậy, với cách quan niệm ở trên, chúng tôi thấy có câu chuyện chỉ có
sự “bừng ngộ” của nhân vật, có câu chuyện lại chỉ có của người đọc và có cả câu chuyện lại có sự “bừng ngộ” của cả hai đối tượng; đồng thời, không phải tất cả các nhân vật trong tập truyện đều “bừng ngộ”; có truyện chỉ có một nhân vật “bừng ngộ”, có truyện lại có hai hoặc hơn thế nữa…
Sự “bừng ngộ” trong tập Người Dublin thường xuất hiện ở cuối mỗi câu chuyện như Araby, Eveline, Một cuộc chạm trán…Nhưng nó cũng có thể đến
một cách đột ngột trong quá trình xảy ra câu chuyện Đó là sự “bừng ngộ” của độc giả về vấn đề dân tộc với cách chọn lựa cái tên Murphy, Smith của cậu bé
trong Một cuộc chạm trán; hay trong ván bài đen đỏ của Jimmy với những
người bạn ngoại quốc,… Bởi thế, một câu chuyện có thể có một sự “bừng
ngộ” hoặc là nhiều hơn Joyce viết Người Dublin với một sự tiết giản ngôn
ngữ tới mức tối đa, nơi mà mỗi từ ngữ và hình ảnh đều có giá trị riêng của nó, không có một chút từ vô bổ nào thì vai trò của người đọc lại càng được đánh giá cao hơn khi thấy được sự “bừng ngộ” của mỗi tác phẩm Sự “bừng ngộ”,
vì thế, càng đa dạng, phong phú và lôi cuốn người đọc suy ngẫm vào thế giới
Người Dublin
Người Dublin có sự “bừng ngộ” được trình bày một cách trực tiếp, người
đọc dễ dàng nhận ra được, nhưng cũng có những sự “bừng ngộ” có cấu trúc phức tạp hơn đòi hỏi phải tập trung cảm nhận mới có được sự “bừng ngộ” Sự
“bừng ngộ” được trình bày một cách trực tiếp mà dễ dàng cảm nhận, nắm bắt
được như trong truyện Chị em gái, Sau cuộc đua, Nhà trọ, Một người mẹ…
Một số truyện khó nắm bắt mà bản thân nhân vật hay cả người đọc phải đi cả một quá trình mới có được sự “bừng ngộ” cho riêng mình, có thể kể đến như
truyện Araby, Người chết, Một cuộc chạm trán… Tuy nhiên, có thể thấy sự
“bừng ngộ” dễ dàng tới với nhân vật thì cũng dễ dàng được cảm nhận bởi người đọc; còn sự “bừng ngộ” dành cho chính độc giả thì nó còn tuỳ thuộc
Trang 34vào bối cảnh của câu chuyện và trình độ, tâm lí, nghề nghiệp, giới tính của mỗi độc giả Truyện của Joyce thực sự kén người đọc; nếu bạn không có một vốn tri thức phong phú, một sự am hiểu văn hoá nhất định thì bạn khó có thể nắm bắt được những dụng ý nghệ thuật trong tác phẩm của ông
Sự “bừng ngộ” chỉ xảy ra trong khoảnh khắc mà thôi Đó là thời điểm nhân vật đột ngột nhận thức được về sự tồn tại của mình và thế giới xung quanh để rồi họ bộc lộ trạng thái tâm lí, cảm xúc đặc biệt; thời điểm mà người đọc bỗng chốc hiểu ra vấn đề, nắm bắt được sự thật hiển hiện lên trong cử chỉ,
dáng điệu, tâm lí, quyết định, lời nói của nhân vật Trong Người Dublin, các
khoảnh khắc tạo nên sự “bừng ngộ” cho cả nhân vật và người đọc có thể kể
đến như: giấc mơ của cậu bé trong Chị em gái, giây phút cậu bé Smith vụt chạy trốn lão già trong Một cuộc chạm trán; phút giây cảm xúc giận dữ, uất
ức của cậu bé ở cuối truyện Araby; thời điểm Eveline vùng chạy khỏi lời nói
man dại của mẹ vang lên trong tâm tưởng hay thời điểm cô rơi vào cơn tuyệt vọng, quay cuồng trong sóng biển ở cuối câu chuyện cùng tên; thời khắc mà Little Chandler cảm thấy hai má rực lên xấu hổ khi làm cho đứa con bé bỏng
của mình khóc lên dữ dội trong Đám mây nhỏ; khoảnh khắc mà Maria bốc phải đất sét trong Đất sét… Đó là những thời khắc mà các nhân vật của Người Dublin có được sự “bừng ngộ” đáng quý trong cuộc sống của họ Đó cũng là
những thời điểm giúp người đọc tiến tới “bừng ngộ” về ý nghĩa những câu chuyện của Joyce
Những thời khắc đó chợt đến rồi chợt đi; nó chính là cơ hội để nhân vật nhận ra được bản chất tồn tại trong cuộc đời Tuy nhiên, không phải nhân vật nào cũng nắm bắt được cơ hội đó để “bừng ngộ” Những cơ hội đã bị nhân vật
bỏ lỡ đó được trao cho người đọc Người đọc bằng khả năng của mình có thể
sẽ “bừng ngộ” Các nhân vật chỉ thực sự “bừng ngộ” nếu họ nhận chân được vấn đề và thay đổi tâm lí, tình cảm hay có những hành động khác thường Các
Trang 35cậu bé trong ba câu chuyện đầu tiên đều có sự “bừng ngộ” Trong Chị em gái,
cậu bé đã “bừng ngộ” được sự thật về bản chất cha Flynn bởi cậu cảm thấy được tự do sau cái chết của Cha, chứ không phải là một cảm giác đau buồn, bi
ai Cậu bé trong Một cuộc chạm trán đã nhận chân được cuộc đời thực tế hoàn
toàn khác xa với những trang sách, những tờ báo miêu tả phiêu lưu; nó không đẹp đẽ, không tuyệt vời như cậu vẫn hằng tưởng tượng để rồi “bừng ngộ” ra
cậu sợ hãi, đứng bật dậy chạy trốn Còn cậu bé trong Araby thì “bừng ngộ” về
sự phù phiếm của cuộc đời khiến hai mắt cậu rực lên uất ức và giận dữ Eveline trong câu chuyện cùng tên đã “bừng ngộ” về sự tê liệt mãi mãi trong cuộc đời mình khi nghe bên tai giọng mẹ lặp đi lặp lại trong man dại nên “Cô đứng bật dậy kinh hoàng Chạy trốn Cô phải chạy trốn” [33, tr.84]… Sự
“bừng ngộ” xuất hiện vô cùng phong phú trong tập Người Dublin và nếu nhân
vật trong những khoảnh khắc “có thể giúp họ bừng ngộ” mà họ lại không thể
“bừng ngộ” thì độc giả sẽ là người có khả năng “bừng ngộ”
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Lê Minh Kha rằng “sự bừng ngộ của nhân vật thường diễn ra khi có tình huống tác động mạnh vào tâm
hồn nhân vật” [19, tr.81] Đó là cái chết của Cha Flynn trong Chị em gái, là cuộc gặp gỡ với một người đàn ông già trong Một cuộc chạm trán; là sự dùng dằng giữa đi và ở trong Eveline; là sau cuộc đua trong tác phẩm cùng tên…
Trước tình huống đó chính là sự u mê của nhân vật và sau tình huống đó chính là sự “bừng ngộ” của họ Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, sự
“bừng ngộ” của độc giả có thể xuất hiện trong khi cảm nhận các chi tiết nhỏ đối với nhân vật, với những hình ảnh và âm thanh mà nhân vật cảm nhận
được Đó là giấc mơ về Batư của cậu bé trong Chị em gái gợi người đọc
“bừng ngộ” về niềm khao khát vượt thoát ra bên ngoài của cậu bé, cao hơn nữa là vấn đề dân tộc đối với mỗi người Dublin Đó là cách lựa chọn cái tên
trong Một cuộc chạm trán Đó là những hình ảnh mà Little Chandler cảm
Trang 36nhận về những ngôi nhà, về thành phố của mình giúp người đọc “bừng ngộ”
về cái nghèo đói, tê liệt của Dublin… Như vậy, nếu người đọc càng tỉ mỉ cảm nhận và xem xét kĩ lưỡng từng vấn đề trong mỗi câu chuyện thì họ sẽ càng có nhiều sự bất ngờ bởi được “bừng ngộ”
“Bừng ngộ” đóng vai trò quan trọng đối với nhân vật và đối với nghệ
thuật kể chuyện Đối với nhân vật của Người Dublin, sự “bừng ngộ” mang tới
khoảnh khắc hiếm hoi trong cuộc đời nhân vật để họ có thể nhìn thấu đáo về cuộc đời của chính họ và về những người xung quanh Sự “bừng ngộ” vừa là
sự tổng kết kinh nghiệm, đồng thời cũng là bước ngoặt trong cuộc đời của chính họ Tuy nhiên, “bừng ngộ” không mang tới những trải nghiệm mới và khả năng cải cách như người ta thường mong đợi trong những khoảnh khắc như vậy Thay vào đó, sự “bừng ngộ” giúp các nhân vật hiểu rõ hơn về hoàn cảnh cụ thể của mình, một hoàn cảnh với nhiều nỗi buồn, để sau đó họ quay trở về với thực tại, cùng với trách nhiệm và nỗi thất vọng không thể vượt thoát nổi Còn đối với người đọc thì sự “bừng ngộ” cùng câu chuyện giúp họ
có thể trải nghiệm khả năng cảm nhận và đánh giá tri thức của bản thân mình Không giống như nhân vật, “bừng ngộ” có thể là sự tổng kết kinh nghiệm của
họ thì đối với độc giả, “bừng ngộ” mang tới sự trải nghiệm mới mẻ, giúp họ
có những khám phá và cách nhìn riêng
“Bừng ngộ” vừa là đặc điểm bao trùm của nhân vật Người Dublin vừa là
nét đặc trưng riêng biệt trong phương pháp sáng tác truyện ngắn của Joyce Chủ đề chính của sự “bừng ngộ” là trạng thái tê liệt vốn đã đeo bám dai dẳng con người và xã hội nơi đây Sự “bừng ngộ” trong tập truyện diễn ra vô cùng
đa dạng và phong phú trên những phương diện, khía cạnh khác nhau của đời sống; trong mọi tầng lớp, mọi loại người của xã hội… Điều đặc biệt là sự
“bừng ngộ” của nhân vật chỉ có thể trở thành một nét kinh nghiệm sống cho
họ chứ chưa thể là nguồn động lực hay cơ hội giúp họ thay đổi được cuộc đời
Trang 37Truyện ngắn của Joyce kết thúc ở những trạng thái tâm lí đột ngột của nhân vật trước những khoảnh khắc được “bừng ngộ” có thể sẽ hứa hẹn những sự đổi thay của nhân vật Tuy nhiên, sự đổi thay đó có lẽ là vô cùng mong manh bởi sự tê liệt đã ăn sâu vào nhận thức và hành động của họ Những phút
“bừng ngộ” chỉ như những tia nắng chiếu rọi rồi vụt tắt để lại bóng đêm trong
thế giới Người Dublin
sử dụng cách viết: [“bừng ngộ”] để thấy rằng sự bừng ngộ này là quen thuộc
của cả tập truyện Người Dublin, chứ không phải là một thuật ngữ đặc biệt
Trang 38Chương 2
CÁC MÔ TÍP “BỪNG NGỘ” TRONG NGƯỜI DUBLIN
Ở chương 1, chúng tôi đã trả lời câu hỏi: Sự bừng ngộ trong Người Dublin là bừng ngộ về cái gì? Câu trả lời chính là bừng ngộ về trạng thái tê
liệt Trạng thái tê liệt đã, đang và có lẽ vẫn là tình trạng tồn tại chung của thế giới con người nơi đây Có người đã nhận ra được sự bế tắc, tê liệt của chính bản thân nhưng cũng có những người chưa thể nhận ra Nhưng người đọc đã cảm nhận được trạng thái tê liệt xuất hiện bao trùm cả tập truyện Sự tê liệt
trong Người Dublin diễn ra mạnh mẽ, rộng lớn bao gồm nhiều vấn đề, nhiều lĩnh
lực, nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ… đã mang tới cho sự bừng ngộ trong tập truyện
vô cùng đa dạng, phong phú và tinh tế Sự bừng ngộ ở đây có thể tập hợp vào các dạng, các hình thức, các nhóm khác nhau Cái đó chính là sự phong phú về
mô típ các hình thức bừng ngộ trong các sáng tác truyện ngắn của Joyce
2.1 “Bừng ngộ” về “cái tôi”
“Cái tôi” chính là yếu tố “mình”, yếu tố cá nhân, cá thể “Cái tôi” bao gồm trong nó mọi vấn đề liên quan tới cái “mình” đó từ vật chất lẫn tinh thần
Đó là tên, họ, nghề nghiệp, hình dáng, đam mê, khao khát, nỗi sợ hãi, sự rụt
rè, hay thái độ đối với thế giới xung quanh… “Cái tôi” đó chính là cái riêng
lẻ, cái một mình tồn tại trong thực thể số đông
Bừng ngộ về “cái tôi” chính là sự chợt nhận ra, chợt ý thức về chính bản thân Đó là khoảnh khắc “cái tôi” biết là chính nó, “cái tôi” nhận ra thực tại về chính mình để mà yêu thương, băn khoăn, day dứt… cho nó “Cái tôi” sẽ khao khát sự đổi thay để hạnh phúc “Cái tôi” mong ước mọi u ám sẽ không đeo đuổi mình nữa
Trong Người Dublin, “cái tôi” biểu hiện vô cùng đa dạng và phong phú
Nếu trước đây, họ không nhận thức, nắm bắt rõ ràng về bản thân mình thì bây giờ, chính trong những khoảnh khắc được bừng ngộ này, họ đã thấy được bản
Trang 39chất tồn tại thực sự của họ - điều mà chưa bao giờ họ biết đến hoặc chưa bao giờ họ nghĩ tới
2.1.1 “Cái tôi” tự do và khám phá
Thế giới Người Dublin được mở ra bằng hình ảnh của trẻ thơ Thế giới
của các cậu học trò được khám phá những gì là mới mẻ của thế giới xung quanh Một “cái tôi” muốn được tự do để khám phá, để trải nghiệm
Cậu bé xưng “tôi” trong Chị em gái bừng ngộ về sự tự do của chính bản
thân mình sau cái chết của Cha Flynn Những lời nói lấp lửng, sự đồn đại của mọi người xung quanh về Đức Cha khiến cậu khó chịu và cậu khao khát phám khá điều bí ẩn ẩn sau những lời đồn đại đó Và cậu đã tìm ra sự thật khi chiêm nghiệm lại kí ức về ông Cậu nhận thấy ông không hề tốt đẹp như cậu
đã nghĩ Phía sau cái chức linh mục đáng kính của ông là một con người với bản chất xấu xa Ông chết đi, cậu thấy mình được tự do, thoải mái Cậu đã được giải thoát Cậu không phải học những quy tắc, lễ giáo cứng nhắc nữa và
có lẽ cũng sẽ không phải trở thành một mục sư tương lai nữa Cậu đã được tự
do phám phá cuộc đời một cách tự nhiên dưới con mắt trẻ thơ; được tự do học hỏi những điều tốt đẹp hơn chứ không phải là sự giả dối, xấu xa
Sự bừng ngộ này, trước đây cậu không nhận ra bởi khi đó cuộc sống của cậu cũng chìm trong sự tê liệt khi gắn bó với ông linh mục này Cậu bị tê liệt trong những bài học rối rắm, khó hiểu; tê liệt trong cả những thói quen ghê tởm, khó chịu của ông Vì vậy, ông chết, cuộc đời cậu như mới thoát khỏi tê liệt trong khoảnh khắc đó Cậu nhận thấy thế giới không có sự tồn tại của ông chính là sự tự do cho cậu
Được tự do, các cậu bắt đầu khám phá Tự tạo cho mình một hành trình
khám phá riêng, cậu bé trong Một cuộc chạm trán đã bừng ngộ được điều gì
về bản thân mình? Sự bừng ngộ đó chính là về khả năng của bản thân, về nỗi
sợ hãi vốn tiềm tàng trong con người cậu Khao khát phiêu lưu như những
Trang 40anh chàng cao bồi của Miền Tây hoang dã, cậu bé chợt nhận ra trái tim còn quá bé bỏng của mình so với cái thế giới thực rộng lớn bên ngoài Trái tim đó
dễ bị tổn thương, bị làm cho sợ hãi đến lúc phải chạy trốn trước những cái xấu
xa, độc ác của người lớn Và chính trong giây phút sợ hãi đó, cậu bừng ngộ về khả năng của chính bản thân mình Sự bé bỏng của các cậu cần phải có sự yêu thương, chở che, dạy dỗ một cách thiện tình thiện chí đầy nhẹ nhàng, âu yếm chứ không phải bằng những lời nói và hành động hung dữ, kinh tởm Trái tim đầy sợ hãi đã khiến cậu gọi vang cả bãi đất tìm kiếm sự trợ giúp của người đồng đội Đến đây cậu nhận ra sức mạnh của số đông, nhận ra việc không được xem thường khả năng của người khác
Nếu Chị em gái là sự bừng ngộ về tự do thân thể và tinh thần, Một cuộc chạm trán là bừng ngộ về khả năng của bản thân; thì Araby lại là sự bừng ngộ
về mặt cảm xúc tình yêu Araby là câu chuyện đầy tâm tư, xúc cảm của cậu bé
xưng “tôi” với cô chị hàng xóm Tình cảm đó rất đặc biệt bởi đó là cảm xúc đầu đời của cậu trước người khác giới, do vậy nó vô cùng thanh khiết và đẹp
đẽ Hình ảnh cô tràn ngập trong tâm trí cậu, cô đi vào giấc mơ, vào những bài giảng của thày và vào từng thời khắc sống của cậu Cậu háo hức tới buổi chợ
từ thiện Araby để mua một món đồ tặng người cậu thích Đó chính là sự say
mê cái đẹp, làm hài lòng cái đẹp, niềm vui được phục vụ cái đẹp Cậu yêu thích và say mê vì người đẹp mà hiến dâng Thế nhưng, sự hờ hững của thế giới xung quanh, từ người chú của cậu cho tới những người bán hàng đã khiến cậu tức giận Và chính trong khoảnh khắc đó, cậu chợt bừng ngộ về
“cái tôi” đau khổ và ngu ngốc của bản thân mình Niềm đam mê không được đáp ứng, cậu lại còn cảm thấy mình bị dẫn dắt và cười nhạo bởi thế giới phù hoa – cái thế giới mà chỉ có trí óc cậu tưởng tượng ra Thế giới đó chỉ đến trong suy nghĩ, cảm xúc của cậu chứ không thực tồn tại bên ngoài Sự bừng ngộ đó cũng là sự cười nhạo chính bản thân mình của cậu bé, nó cho thấy một cái nhìn thất vọng về chính bản thân mình, về thế giới xung quanh