1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ kinh tế nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh ninh bình (TT)

27 917 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 691,94 KB

Nội dung

Tên luận án:Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình2. Thông tin về nghiên cứu sinh Họ tên nghiên cứu sinh: Vũ Đức Hạnh Năm nhập học: 2009 Năm tốt nghiệp: 2015 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.62.01.15Chức danh khoa học và họ tên người hướng dẫn:1. PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng2. TS. Nguyễn Thị Dương NgaCơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam3. Giới thiệu về luận ánLuận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân; đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên kết có hiệu quả trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình.4. Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận của luận ánVề lý luận: Luận án đã tập trung phân tích và làm rõ khái niệm và phân loại các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân; vai trò của liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản của hộ;quy tắc ràng buộc về thời gian, số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, phương thức thanh toán, xử lý tranh chấp...;các yếu tố ảnh hưởng và kết quả thực hiện liên kết bao gồm nhóm các yếu tố thuộc về hộ nông dân, các yếu tố về chủ thể tham gia liên kết với hộ nông dân, các nội dung liên kết, và các yếu tố về môi trường bên ngoài; đề xuất khung phân tích lý thuyết phù hợp làm cơ sở nghiên cứu của đề tài.Về thực tiễn: Luận án đã trình bày khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đi sâu phân tích cơ chế, nội dung, tình hình thực hiện và hiệu quả liên kết của bốn hình thức liên kết chủ yếu là hình thức hạt nhân trung tâm, đa chủ thể, trung gian và phi chính thống; chỉ rõ những hạn chế như tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua các hình thức liên kết còn thấp,...; điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa và quy mô sản xuất của hộ là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm của hộ; đề xuất các giải pháp có căn cứ phù hợp và khả thi nhằm hoàn thiện và pháttriển các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ ptnt HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ VŨ ĐỨC HẠNH NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62 62 01 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2015 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng 2. TS. Nguyễn Thị Dương Nga Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Bằng Đoàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: TS. Nguyễn Mạnh Hải Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Phản biện 3: GS. TS. Bùi Minh Vũ Viện Đào tạo Quản lý và Kinh doanh quốc tế Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 20 Có thể tìm luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ninh Bình là một tỉnh của đồng bằng sông Hồng có tổng diện tích tự nhiên là 1.389,1 km 2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 78,36%. Mặc dù tỷ trọng giá trị sản xất ngành nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua đã giảm đi đáng kể do tác động của quá trình công nghiệp hóa nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Nhiều hình thức tiêu thụ nông sản trong tỉnh đã được hình thành, từng bước phát triển và đã có những đóng góp nhất định trong tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển như hình thức liên kết 4 nhà trong tiêu thụ lúa giống, hình thức liên kết trực tiếp giữa hộ trồng dứa với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao Nhiều câu hỏi về vấn đề liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông sản của hộ đã và đang được đặt ra như: Cơ chế liên kết ra sao; tình hình triển khai thực hiện các hình thức liên kết đó đạt được những kết quả gì; những khó khăn gặp phải đối với các hình thức này là gì; các yếu tố nào ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của Ninh Bình; giải pháp nào nhằm phát triển các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận án là đánh giá thực trạng các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân; Đánh giá thực 2 trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình; Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên kết có hiệu quả trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng thu thập tài liệu để nghiên cứu các hộ nông dân, HTX, Doanh nghiệp, các tác nhân khác và vấn đề thể chế liên quan. Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ năm 2009-2013, tập trung điều tra khảo sát tại 2 huyện, thị đó là: Huyện Yên Khánh, Thị xã Tam Điệp với ba sản phẩm nông sản chú yếu trong tỉnh là lúa giống, dứa và nấm. 4. Những đóng góp mới của luận án Về lý luận: Luận án tập trung phân tích và làm rõ khái niệm, phân loại, các nguyên tắc, phương thức, và tác nhân liên kết; các quy tắc ràng buộc và các nhân tố ảnh hưởng các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân; Đồng thời luận án đã đưa ra các khái niệm cơ bản về liên kết tiêu thụ nông sản, hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân; vận dụng các phương pháp nghiên cứu và đề xuất khung phân tích lý thuyết phù hợp làm cơ sở nghiên cứu của đề tài. Về thực tiễn: Luận án đã trình bày khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đi sâu phân tích cơ chế, nội dung, tình hình thực hiện và hiệu quả liên kết của bốn hình thức liên kết chủ yếu là hình thức hạt nhân trung tâm, đa chủ thể, trung gian và phi chính thống; điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa và quy mô sản xuất của hộ là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm của hộ; chỉ rõ những ưu nhược điểm, tồn tại và triển vọng phát triển và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 3 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN 1.1. Cơ sở lý luận về hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân 1.1.1. Các khái niệm cơ bản Nông sản là các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông nghiệp, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp cơ bản (như lúa, rau quả tươi…), các sản phẩm phái sinh (như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…); Hộ nông dân là hình thức tổ chức SX kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động SXNN với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ;Tiêu thụ nông sản của hộ nông dân được xem là giai đoạn cuối cùng của quá trình SXNN của hộ để đưa sản phẩm nông sản từ nơi SX là hộ nông dân đến nơi chế biến hay tiêu dùng sản phẩm cùng với sự chuyển quyền sở hữu nông sản giữa người bán là hộ nông dân và người mua nhằm thực hiện lợi ích của mỗi bên thông qua hoạt động trao đổi mua bán; Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới; Trong nghiên cứu này hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân được hiểu là phương thức tồn tại và phát triển của các mối quan hệ giữa hộ nông dân với các chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản khác nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả 4 năng, mở ra những thị trường nông sản mới trong những điều kiện nhất định. 1.1.2. Phân loại các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân Phân loại các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản: (i) Căn cứ vào cách thức biểu hiện liên kết hay vai trò, quan hệ kinh tế giữa các tác nhân từ sản xuất đến tiêu dùng; (ii) Căn cứ vào các tác nhân tham gia liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân; (iii) Căn cứ vào hình thức cấu trúc tổ chức liên kết 1.1.3 Vai trò và nguyên tắc của liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nói chung, trong tiêu thụ sản phẩm nông sản nói riêng có vai trò hết sức to lớn đối với hộ nông dân, đối với các DN và đối với toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Các nguyên tắc của liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân được hình thành nhằm đảm bảo: (i) Quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia không ngừng phát triển và đạt hiệu quả ngày càng cao; (ii) Các bên tham gia trên tinh thần tự nguyện, dân chủ, bình đẳng trong các quyết định của liên kết; (iii) Kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia; (iv) Các mối liên kết phải được pháp lý hoá. 1.1.4. Nội dung nghiên cứu hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân Các phương thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân bao gồm: (i) Mua bán tự do trên thị trường; (ii) Hợp đồng miệng (Thoả thuận miệng); (iii) Hợp đồng văn bản. Các tác nhân tham gia trong các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân gồm có: (i) Hộ nông dân; (ii) Hợp tác xã nông nghiệp; (iii) Doanh nghiệp kinh doanh nông sản; (iv) Nhà nước; (v) Các trung gian tiêu thụ khác. 5 Các tác nhân tham gia liên kết: (i) Hộ nông dân; (ii) Hợp tác xã nông nghiệp; (iii) Doanh nghiệp kinh doanh nông sản; (iv) Nhà nước; (v) Các trung gian tiêu thụ khác. Các qui tắc ràng buộc trong liên kết: (i) Qui tắc ràng buộc về thời gian; (ii) Qui tắc ràng buộc về số lượng; (iii) Qui tắc ràng buộc về chất lượng; (iv) Qui tắc ràng buộc về giá cả; (v) Qui tắc ràng buộc về phương thức giao nhận và thanh toán; (vi) Qui tắc ràng buộc về thưởng và phạt; (vii) Qui tắc ràng buộc về xử lý rủi ro; (viii) Qui tắc ràng buộc về xử lý tranh chấp. Hiệu quả của liên kết trong tiêu thụ nông sản: (i) Đối với hộ nông dân;(ii) Đối với các chủ thể tham gia liên kết với hộ nông dân. 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong tiêu thụ trong nông sản của hộ nông dân Các yếu tố thuộc về phía hộ nông dân: (i) Quy mô sản xuất của hộ; (ii) Nhận thức của nông dân về liên kết tiêu thụ sản phẩm; (iii) Điều kiện kinh tế của hộ nông dân. Các yếu tố thuộc về chủ thể tham gia liên kết với hộ nông dân: (i) Hình thức và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh; (ii) Quy mô sản xuất kinh doanh; (iii) Tiềm lực tài chính và cơ chế hỗ trợ cho hộ nông dân; Môi trường chính sách; Sự phát triển của thị trường nông sản; Điều kiện cơ sở hạ tầng. 1.2. Cơ sở thực tiễn về các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản trên thế giới và Việt Nam Một là: Khẳng định vai trò của Nhà nước trong liên kết tiêu thụ nông sản của hộ. Hai là: Thực tiễn của các nước Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản đều đánh giá cao vai trò của HTX trong quá trình liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân. Ba là: Liên kết kinh tế sẽ thực sự phát triển khi gắn với nó là sự phát triển của thị trường, ngành công nghiệp chế biến, cụ thể như tại Việt Nam; trong quá trình mở cửa thị trường nền kinh tế nông sản của Việt Nam đứng trước 6 một thị trường rộng lớn trong khu vực và thế giới. Đồng thời, việc phát triển của các DN chế biến đã đòi hỏi nhu cầu tất yếu về liên kết kinh tế giữa hộ nông dân và các DN chế biến xuất khẩu, điển hình là các sản phẩm Gạo, Bông, Mía, Thủy sản. Bốn là: Phương thức liên kết kinh tế giữa hộ nông dân và các tác nhân được thực hiện chủ yếu thông qua các hợp đồng. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Với 68,173 ha diện tích đất nông nghiệp cùng những thế mạnh về thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu và con người đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho Ninh Bình phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Có thể nhận thấy diện tích đất nông nghiệp của Ninh Bình được phân theo 3 vùng, miền: Vùng đồi, núi, bán sơn địa thuộc các huyện, thị: Nho Quan, Thị xã Tam Điệp, một phần Gia Viễn, Yên Mô và Hoa Lư; Vùng đồng bằng chiêm trũng thuộc các huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh và Kim Sơn; Vùng ven biển nước lợ thuộc huyện Kim Sơn. Mỗi một vùng có hướng sản xuất nông nghiệp riêng. Vùng đồi núi tập trung phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại cây trồng ngắn hạn; chăn nuôi đại gia súc: bò, dê Vùng đồng bằng, chiêm trũng chủ yếu là trồng lúa nước, các loại cây màu ngắn ngày: khoai lang, lạc, đậu chăn nuôi: gà, vịt, ngan, ngỗng nuôi thả cá, tôm càng xanh ở vùng đất quá trũng, thùng đào, thùng đấu. Vùng ven biển, tập trung phát triển thuỷ sản nước lợ mà trọng tâm là nuôi tôm sú, cua, tôm rảo; ngoài ra còn trồng cói làm nguyên liệu cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp. 7 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: (i) Tiếp cận có sự tham gia; (ii) Tiếp cận hệ thống; (iii) Tiếp cận thể chế; (iv) Tiếp cận nghiên cứu dựa trên mô hình canh tác theo hợp đồng của Charles và Andrew; (v) Khung phân tích. 2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê, các báo cáo về tình hình SXKD nông nghiệp từ các cơ quan chuyên môn trong tỉnh, báo cáo về kết quả SXKD của các đơn vị có liên kết với nông dân trong tiêu thụ nông sản, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ. - Thu thập số liệu sơ cấp: (i) Thảo luận nhóm; (ii) Điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân; (iii) Phương pháp chuyên gia. Bảng 2.1. Số hộ điều tra trong mỗi hình thức liên kết Các hình thức liên kết Sản phẩm Số hộ điều tra 1. Hình thức hạt nhân trung tâm (TX Tam Điệp) 1. Dứa 60 hộ nông dân liên kết với công ty CPTPX Đồng Giao (không có hộ không liên kết) 2. Hình thức đa chủ thể (H. Yên Khánh) 2. Lúa giống 60 hộ nông dân có liên kết với công ty thông qua HTX 3. Hình thức qua trung gian (H. Yên Khánh) 3. Nấm 50 hộ trồng nấm liên kết với công ty nấm Hương Nam 4. Hình thức phi chính thống (H. Yên Khánh) 4. Lúa giống + Nấm 80 hộ nông dân liên kết phi chính thống (40 hộ sản xuất lúa giống và 40 hộ sản xuất nấm ăn) 2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu (i) Phương pháp thống kê mô tả và so sánh; (ii) Phương pháp phân tích ma trận SWOT. 8 2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (i) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và tiêu thụ nông sản của tỉnh Ninh Bình; (ii) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản của các hộ; (iii) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tham gia liên kết và kết quả thực hiện liên kết tiêu thụ nông sản của hộ; (iv) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tham gia liên kết. Chương 3 THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH NINH BÌNH 3.1. Khái quát các hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 3.1.1. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình Trong tổng GTSX ngành trồng trọt thì GTSX cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (64,4%), tiếp đến là cây rau đậu (12,1%), cây ăn quả (8.1%), cây công nghiệp hàng năm (7,5%) và cây công nghiệp lâu năm (0,1%). Trong những năm gần đây, tỷ trọng GTSX cây lương thực có xu hướng giảm dần trong khi tỷ trọng giá trị sản xuất nhóm cây rau đậu thực phẩm và nhóm cây ăn quả có xu hướng tăng lên. Điều này phản ánh xu hướng chuyển dịch theo hướng SXNN hàng hóa đã và đang diễn ra theo hướng tích cực trên địa bàn tỉnh. 3.1.2. Các hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ sản phẩm nông sản ở Ninh Bình Qua nghiên cứu, tỉnh Ninh Bình đã tồn tại một số hình thức liên kết chủ yếu sau: (i) Hình thức hạt nhân trung tâm; (ii) Hình thức đa chủ thể hay liên kết 4 nhà; (iii) Hình thức liên kết qua trung gian; (iv) Hình thức liên kết phi chính thống. [...]... cơ hội thách thức của các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh NB Căn cứ vào thực trạng sản xuất nông sản hàng hóa và các hình thức liên kết hiện có trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân trong tỉnh, luận án đã chỉ ra những hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân bao gồm: (i) Hình thức hạt nhân trung tâm; (ii) Hình thức đa chủ thể hay liên kết 4 nhà; (iii) Hình. .. Ninh Bình đó là: Luận án đã chỉ ra 6 điểm mạnh ứng với 6 cơ hội và 6 thách thức ứng với 6 điểm yếu trong các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh NB Chương 4 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH NINH BÌNH 4.1 Quan điểm và định hướng hoàn thiện các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình (i) Các. .. thiện các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 19 (ii) Định hướng hoàn thiện các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình Định hướng: Tăng cường liên kết, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để bảo đảm và tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất; Phát triển hình thức tiêu thụ sản phẩm thông qua liên kết ngang giữa người sản xuất với người sản. .. đến hình thức liên kết theo thỏa thuận này Hai hình thức như bổ sung cho nhau làm quá trình tiêu thụ sản phẩm của bà con được diễn ra thuận lợi 3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 3.3.1 Nhóm các yếu tố thuộc về hộ nông dân 3.3.3.1.1 Quy mô sản xuất của hộ Đa số hộ liên kết với DN Hương Nam (thông qua HTX) là những hộ có... thụ nông sản Hệ thống hóa cơ sở lý luận nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân theo logic vần đề nghiên cứu như sau; phân loại các hình thức; vai trò và nguyên tắc; nội nghiên cứu các hình thức như phương thức, tác nhân liên kết; các quy tắc ràng buộc; các nhân tố ảnh hưởng 20 Đồng thời kết hợp với nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước trên thế giới như Mỹ, Thái...3.2 Đánh giá thực trạng các hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh NB 3.2.1 Hình thức hạt nhân trung tâm tại công ty CPTPXK Đồng Giao - Về hình thức liên kết: Công ty CPTPXK Đồng Giao hiện đang liên kết với hộ dân sản xuất dứa theo hình thức chủ yếu là giao khoán đất của công ty cho hộ dân và thu mua lại sản phẩm dứa nguyên liệu của hộ theo Nghị định 135/NĐ-CP/2005 của. .. với người sản xuất để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhằm thuận lợi trong quá trình tổ chức sản xuất (iii) Hình thức tham gia liên kết tiêu thụ nông sản trong thời gian tới 4.2 Những giải pháp chủ yếu phát triển các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản ở Ninh Bình (i) Nhóm giải pháp về tuyên truyền; (ii) Lựa chọn hình thức tổ chức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân phù hợp; (iii)... đồng Các giải pháp đề xuất đã căn cứ vào thực trạng liên kết và dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết đã đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của giải pháp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 1) Về cơ sở lý luận và thực tiễn, trên cơ sở kế thừa các khái niệm đã xây dựng được các khài niêm về nông sản, tiêu thụ nông sản, liên kết kinh tế, hình thức liên kết tiêu thụ nông sản. .. Hình thức liên kết qua trung gian; (iv) Hình thức liên kết phi chính thống Tuy nhiên trong mỗi hình thức liên kết đều thể hiện những ưu nhược điểm nhất định, cũng như những thuận lợi và khó khăn riêng và sự khác biệt giữa các hình thức Kết quả điều tra các hộ nông dân và thảo luận với cán bộ địa phương đã cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản. .. liên kết dưới các hình thức khác nhau như hình thức hạt nhân trung tâm, hình thức liên kết đa chủ thể, liên kết qua trung gian và liên kết phi chính thống - Trong các hình thức liên kết thì hình thức hạt nhân trung tâm với sự hỗ trợ các yếu tố đầu vào và sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của đơn vị liên kết đã tương đối bảo đảm việc tuân thủ điều khoản trong hợp đồng thỏa thuận Trong năm 2012 đơn vị liên kết . CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH NINH BÌNH 3.1. Khái quát các hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 3.1.1. Khái. tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình trong. 1.1.4. Nội dung nghiên cứu hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân Các phương thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân bao gồm: (i) Mua bán tự do trên thị

Ngày đăng: 17/04/2015, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w