1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình

127 2,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình và toàn bộ nội dung luận văn không phải là sự sao chép bất cứ một công trình khoa học hay

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THANH NGA

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN KỂ DÂN GIAN

THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THANH NGA

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN KỂ DÂN GIAN

THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Mã số : 60 22 01 25

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn: GS.TS Lê Chí Quế

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái

Bình và toàn bộ nội dung luận văn không phải là sự sao chép bất cứ một công

trình khoa học hay luận văn nào đã được công bố trong và ngoài nước Các tài liệu sử dụng tham khảo đã được trích nguồn đầy đủ và chính xác

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Bình, tháng 11/ 2014

Người viết luận văn

Nguyễn Thanh Nga

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới GS

TS Lê Chí Quế, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gian Hà Nội đã góp ý tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp

đỡ, động viên của bạn bè và những người thân trong gia đình Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Bình, tháng 11 năm 2014

Học viên

Nguyễn Thanh Nga

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỈNH THÁI BÌNH VÀ VỀ TRUYỆN KỂ DÂN GIAN THÁI BÌNH 9

1.1 Tổng quan về tỉnh Thái Bình 9

1.1.1 Lịch sử hình thành và đặc điểm tự nhiên 9

1.1.2 Đặc điểm xã hội 13

1.2 Tổng quan về truyện kể dân gian Thái Bình 22

1.2.1 Nhận diện truyện kể dân gian 22

1.2.2 Nhận diện truyện kể dân gian Thái Bình 25

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN KỂ DÂN GIAN THÁI BÌNH 27

2.1 Đặc điểm chung của truyện kể dân gian Thái Bình 27

2.2 Truyền thuyết dân gian Thái Bình 32

2.2.1 Tiêu chí xác định văn bản truyền thuyết dân gian Thái Bình 32

2.2.2 Đặc điểm nội dung truyền thuyết dân gian Thái Bình 32

Tiểu kết chương 2 58

Chương 3 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN KỂ DÂN GIAN THÁI BÌNH 60

3.1 Nghệ thuật văn bản truyện kể 60

3.1.1 Nghệ thuật kết cấu 60

3.1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật và những motif cơ bản 61

3.2 Lễ hội - môi trường diễn xướng của truyền thuyết dân gian Thái Bình 78 3.2.1 Khái niệm lễ hội 78

3.2.2 Một số lễ hội tiêu biểu ở Thái Bình 81

Trang 6

3.2.3 Sức sống của truyền thuyết trong đời sống văn hóa của nhân dân Thái

Bình 93

Tiểu kết chương 3 98

PHẦN KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤ LỤC 109

Trang 7

ca dân gian và Tự sự dân gian như: Ca dao, Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Truyện cười, Truyện ngụ ngôn, Truyện trạng… góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian Việt Nam Trong đó truyện kể dân gian là một bộ phận quan trọng trong di sản văn học dân gian của tỉnh Thái Bình 1.2 Tìm hiểu những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình là đi khảo sát và tìm hiểu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của mảng thể loại phổ biến này Trong quá trình khảo cứu chúng tôi nhận thấy đằng sau những văn bản được lưu truyền là cả lớp trầm tích văn hóa lâu đời, gắn liền với công cuộc khai hoang, lập ấp, xây dựng xóm làng, công cuộc chống ngoại xâm gìn giữ không gian sống của dân tộc Hình ảnh những con người, những vùng đất, những đền, chùa… đã đi vào mỗi chuyện kể truyền đời, tất cả đều

in đậm dấu ấn dân gian được lưu truyền gìn giữ cho đến hôm nay Từ những hình tượng nghệ thuật được dân gian xây dựng, lưu giữ, chúng ta thấy được bao kí ức phong phú về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cha ông thuở trước

1.3 Từ trước tới nay, ở Việt Nam đã có một số công trình, bài viết giới thiệu, nghiên cứu về truyện kể dân gian Thái Bình và đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, tuy nhiên số lượng còn khiêm tốn Những công trình này cũng mới chỉ nghiên cứu một tác phẩm cụ thể hoặc một khía cạnh nhỏ

Trang 8

2

chứ chưa có ai đi sâu nghiên cứu một cách tổng thể về mảng đề tài này Bởi lẽ

đó, mảng truyện kể dân gian Thái Bình là một vấn đề vẫn còn nhiều khoảng trống cho tác giả luận văn tìm tòi, đóng góp

1.4 Bản thân người làm luận văn quê ở Thái Bình – nơi lưu truyền những truyện kể với tầng tầng những lớp trầm tích văn hóa dân gian nên

quyết định chọn đề tài Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình

làm đề tài nghiên cứu của mình Đây cũng là đề tài mang ý nghĩa thiết thực và cần thiết Thông qua việc thu thập, nghiên cứu văn bản truyện kể dân gian lưu truyền trên vùng đất Thái Bình, chúng tôi có thể tìm hiểu những nội dung phản ánh và nghệ thuật văn bản của truyện kể dân gian Thái Bình Việc làm

đó không chỉ giúp chúng tôi hiểu được tư tưởng, tình cảm của người dân Thái Bình qua các thế hệ nối tiếp trong dòng chung văn hóa, tư tưởng của dân tộc mà còn cho chúng tôi hiểu được những giá trị của truyện kể dân gian Thái Bình trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Từ đó thêm trân quý những di sản mà cha ông truyền lại

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Truyện kể dân gian Thái Bình vốn đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm Nhưng mỗi người trên những phương diện mục đích nghiên cứu, hướng nghiên cứu khác nhau, thường chỉ quan tâm tới một phần nhỏ nào đó của đề tài này

+ Về mặt văn bản sưu tầm:

Trước tiên phải kể đến cuốn Văn học dân gian Thái Bình , NXB

Văn Hóa Thông Tin, do Phạm Dức Duật biên soạn (Tổng hợp về văn học dân gian Thái Bình gồm nhiều thể loại thuộc hai mảng: thơ ca dân gian và truyện

kể dân gian Đây là cuốn sách sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian Thái Bình, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1981 do NXB Khoa học xã hội, lúc này mới chỉ sưu tầm phần thơ ca dân gian Phần tự sự dân gian vì nhiều lí do đến năm

Trang 9

3

2011 công việc sưu tầm, biên soạn mới hoàn thành và được NXB Văn hóa thông tin xuất bản năm 2013 Phần truyện kể dân gian được sưu tầm và bổ sung thêm vào cuốn Văn học dân gian Thái Bình khiến cho diện mạo nền văn học dân gian trong tỉnh được hình dung đầy đủ và toàn diện hơn

Cuốn Nữ thần và thánh mẫu Thái Bình, NXB Thời Đại của hai tác giả

Phạm Minh Đức và Bùi Duy Lan Trong cuốn này, các tác giả sưu tầm những truyện kể về các nữ thần và thánh mẫu ở Thái Bình theo bốn chủ đề chính: 1 Các nữ thần có công đánh giặc giữ nước, giữ quê, 2 Các nữ thần có công mở đất, lập làng xây dựng phong tục tập quán đẹp, 3 Các nữ thần là tổ nghề, 4 Các nữ thần là những tấm gương sáng về đạo đức trung, hiếu, tiết, nghĩa… được sắp xếp theo trình tự thời gian

Ngoài ra, các tác phẩm truyện kể dân gian Thái Bình còn được tập hợp

trong cuốn Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (tập 1, 2, 3) của Viện Văn

Về thiền sư Không Lộ: đã có khá nhiều bài nghiên cứu về ngài kéo dài trong khoảng thời gian khá dài Đây là nhân vật được nghiên cứu từ lâu Các bài viết trên các báo, tạp chí của nhiều nhà nghiên cứu Tiêu biểu là tác giả

Thiên Đinh với bài viết Truyện Đức Dương Không Lộ đăng trên tạp chí Nam

Phong số 141 (Tháng 8/ 1929) Trong bài viết này, ngoài việc ghi chép lại

Trang 10

4

tiểu sử của nhà sư, tác giả còn đưa thêm các đoạn thơ, lời đối thoại của nhân vật, có cả bình luận ngoại đề và mở rộng những chi tiết về lễ hội

Tác giả Nguyễn Quang Vinh trong bài viết Hình bóng người anh hùng

sáng tạo văn hóa trong truyền thuyết dân gian Không Lộ (1974) cho rằng “có

Không Lộ của sử sách và có Không Lộ của dân gian” Bên cạnh đó tác giả bài báo cũng chỉ ra dấu vết của văn hóa cổ gia nhập vào hiện tượng Không Lộ:

“Không Lộ không chỉ là người anh hùng trong nghề ruộng, nghề cá ở Thái Bình mà còn là người anh hùng trên biển khơi”

Trần Huy Bá – Trương Chính với Thăm chùa Keo (Văn hóa nghệ thuật

số 9 - 1971)

Phạm Đức Duật với Sự tích Không Lộ, Minh Không qua quyển sách chữ

Hán mới sưu tầm (Nghiên cứu Hán Nôm, 1984)

Những năm gần đây, vấn đề thiền sư Không Lộ vẫn tiếp tục được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau về tư liệu văn bản, khảo chứng lịch

sử văn hóa, giới thiệu phong tục, lễ hội, kiến trúc của chùa Keo… Có thể kể

đến một số bài viết tiêu biểu như: Đỗ Văn Ninh – Trịnh Cao Tưởng với Chùa

Keo, Lại Hợp Nhân với Tìm hiểu thêm về chùa Keo (Nhân dân cuối tuần, số

47 ra ngày 19/11/1991) Trong đó cả hai cuốn Chùa Keo của Đỗ Văn Ninh – Trịnh Cao Tưởng và Chùa Keo của Phạm Đức Duật – Bùi Duy Lan đều đi từ

truyền thuyết dân gian về Dương Không Lộ, thêm vào đó là việc tìm hiểu kiến trúc chùa Keo, tìm hiểu lễ hội chùa Keo và các đồ vật quý giá

Trên tạp chí Văn hóa dân gian số 2/ 2008 có bài nghiên cứu của tác giả

Lê Thị Thu Hà với tiêu đề Việc thờ phụng thánh Dương Không Lộ ở Bắc Bộ Lại Thị Thương: Truyền thuyết và lễ hội về thiền sư Không Lộ, Khóa

luận tốt nghiệp khoa Văn học, trường Đại Học KHXH&NV – ĐHQGHN (2008) Đây Là công trình nghiên cứu tổng hợp về thân thế, hành trạng của thiền sư Dương Không Lộ, sự chuyển hóa của nhân vật lịch sử vào truyền

Trang 11

từ góc độ văn học, văn hóa có: Mẫu Liễu và Quan Âm Thị Kính qua cảm

quan sáng tạo dân gian của Hoàng Văn Trụ, Liễu Hạnh trong “Vân Cát thần

nữ” và Liễu Hạnh trong tâm thức dân gian của Lã Duy Lan, Thử tìm hiểu cách xây dựng hình tượng Mẫu Liễu của Đặng Văn Lung, Nhân vật Liễu

Hạnh trong sự vận động của thời gian, không gian của Nguyễn Thị Thảo

Ở một phương diện khác, nghệ thuật diễn xướng và lễ hội của một

số truyện kể dân gian cũng được tác giả Nguyễn Thanh nghiên cứu và tập hợp

trong cuốn Lễ hội truyền thống ở Thái Bình (2000), Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Truyện kể dân gian Thái Bình nói chung vô cùng phong phú và đa dạng Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau:

- Nghiên cứu các đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình trên bình diện khái quát chung

- Tập trung nghiên cứu chuyên sâu thể loại truyền thuyết, thể loại phong phú hơn cả trong kho tàng truyện kể dân gian Thái Bình

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn của chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh Thái Bình (cả về thời gian và không gian), nhưng chúng tôi giới hạn luận văn tập

Trang 12

6

trung nghiên cứu những truyện kể dân gian ở Thái Bình đã được tập hợp trong hai cuốn sách:

+ Phạm Đức Duật, Văn học dân gian Thái Bình (Phần truyện kể dân

gian) NXB Văn hóa thông tin, 2013

+ Phạm Minh Đức - Bùi Duy Lan, Nữ thần và thánh mẫu Thái Bình,

NXB Thời đại, 2005

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành khảo sát nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình khảo sát, thống kê, phân loại các thể loại, các nhóm truyện của truyện kể dân gian Thái Bình để làm cơ sở triển khai nội dung của luận văn dựa trên những số liệu thu được

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích nội dung phản ánh và hình thức biểu hiện, các mô típ tiêu biểu của truyện kể dân gian Thái Bình

- Phương pháp so sánh, loại hình: phương pháp này được sử dụng

để so sánh những nét tương đồng cũng như dị biệt của truyện kể dân gian Thái Bình so với truyện kể dân gian ở các vùng khác trong cả nước

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Luận văn kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu của các ngành văn hóa học, xã hội học, dân tộc học, tâm lí học, sử học, ngôn ngữ học… để có những lí giải, khám phá về các nhóm truyện, đồng thời thấy được những giá trị ẩn sâu bên trong kho tàng truyện kể dân gian Thái Bình

Trang 13

đề xung quanh những truyện kể dân gian Thái Bình, từ những câu chuyện lưu truyền đến đời sống tín ngưỡng của nhân dân, các lớp văn hóa địa phương Qua đó thấy được những nét riêng biệt độc đáo của bộ phận văn học này trong dòng chung truyện kể dân gian Việt Nam

5.2 Đóng góp của luận văn

Đây là công trình nghiên cứu về truyện kể dân gian Thái Bình từ góc nhìn văn học – văn hóa Chúng tôi không cầu vọng nói cho hết mọi điều về truyện kể dân gian Thái Bình Bởi lẽ bản thân các truyện kể dân gian là vô cùng, vô tận Luận văn này trước hết hi vọng sẽ là nguồn tư liệu cơ bản giúp những ai quan tâm đến truyện kể dân gian Thái Bình có thể tìm hiểu, nghiên cứu Sau nữa là góp thêm một cái nhìn khái quát và sinh động về bộ phận văn học này

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã hết sức cố gắng và chuyên tâm, song không tránh khỏi những thiếu sót Trên tinh thần học hỏi và cầu tiến, chúng tôi mong mỏi luận văn sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn bè và những người quan tâm

Trang 14

8

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và phụ lục, phần nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về tỉnh Thái Bình và về truyện kể dân gian Thái Bình

Chương 2: Những đặc điểm nội dung của truyện kể dân gian Thái Bình

Chương 3: Những đặc điểm nghệ thuật của truyện kể dân gian Thái Bình

Trang 15

9

NỘI DUNG:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỈNH THÁI BÌNH VÀ VỀ

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN THÁI BÌNH 1.1 Tổng quan về tỉnh Thái Bình

đó có 284 xã, phường, thị trấn Đây là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng; là vùng đất được giới hạn bởi sông Luộc ở phía bắc, sông Hóa ở phía đông bắc, sông Hồng ở phía tây và phía nam, vịnh Bắc Bộ ở phía đông Địa hình này được xác định từ ngày 21-3-1890 khi thực dân Pháp thực hiện kế hoạch “bình định” đồng bằng Bắc Bộ

Từ hàng vạn năm trước, vùng đất Thái Bình có lịch sử chung với khu vực, việc khảo tìm những dấu vết thời tiền sử của vùng đất này thuộc về các

nhà khoa học nhiều ngành Trong phần này chúng tôi chỉ xin tóm lược lịch sử

hình thành vùng đất Thái Bình cách ngày nay trên dưới 3000 năm (dựa vào các tài liệu về di chỉ, di tích, những hiện vật và tài liệu khác liên quan của bảo tàng Thái Bình, cuốn “Đất và người Thái Bình” của hai tác giả Phạm Minh Đức và Bùi Duy Lan biên soạn, xuất bản năm 2003)

Trang 16

Viện Hải dương học Việt Nam cũng cho thông số mực nước có

biến động tương tự Khoảng 6000 đến 4000 năm trước (tr CN) nước biển dâng cao hơn ngày nay khoảng 4m Khoảng 4000-3000 năm trước (tr CN) mực nước thấp hơn ngày nay khoảng 4m, đồng bằng lại được lộ diện, tỉnh Thái Bình vẫn nằm trong vùng đầm lầy, rừng rậm ven biển mà vết tích của nó là những vỉa than sâu trong lòng đất thuộc các huyện Hưng Hà, Đông Hưng,

Kiến Xương và Tiền Hải ngày nay

Đợt biển tiến thời kỳ hậu Hùng Vương (cách ngày nay trên 2300 năm) để lại lớp trầm tích là một tầng đất dày 0,2 đến 0,3 m chứa đầy bã thực vật, xác các loài thảo mộc ở phía Bắc tỉnh, những cây gỗ lớn chết đứng hoặc

đổ xô, gãy gối nhau ở vùng ven biển Xen giữa các ô trũng có nhiều gò, đống, càn, cương, không có rừng bị chết ngập chứng tỏ ngay cả khi lũ đạt cực điểm vẫn có những vùng giúp con gười bám trụ sống chung với lũ Sau khi biển rút, đồng bằng Thái bình và Hải Phòng được hình thành với bề mặt địa hình cơ bản như ngày nay

Qua khảo sát sơ bộ về những di chỉ, di tích lịch sử, những hiện vật và tài liệu của phòng bảo tồn, bảo tàng Thái Bình, chúng ta có thể thấy được các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, phía bắc huyện Đông Hưng và phía bắc huyện

Vũ Thư ngày nay thuộc hương Đa Cương và hương Thái Bình cách đây hơn

2000 năm Các vùng đất còn lại của tỉnh không ngừng được hình thành sau đó

Trang 17

11

cho đến cuối thế kỷ XIX Vào thời nhà Hậu Lê, thời vua Lê Thánh Tông vùng đất này thuộc trấn Sơn Nam Thời Lê Trung Hưng, sang đầu nhà Nguyễn, Thái Bình thuộc trấn Sơn Nam hạ Năm 1832, vua Minh Mạng nhà Nguyễn cắt hai phủ Thái bình và Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên Tỉnh Thái Bình được thành lập vào năm thứ hai niên hiệu Thành Thái nhà Nguyễn (1890) từ hai phủ Kiến Xương và Thái Bình của tỉnh Nam Định và lấy thêm huyện Thần Khê của phủ Tiên Hưng thuộc tỉnh Hưng Yên Huyện Thần Khê lúc đó được nhập vào phủ Thái Bình, sau đó phủ này đổi tên thành Thái Ninh Năm 1894, hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà – phần còn lại của phủ Tiên Hưng cũng được tách ra khỏi Hưng Yên, nhập về Thái Bình Như vậy, lúc mới thành lập, tỉnh Thái Bình có 3 phủ: Kiến Xương, Thái Ninh, Tiên Hưng, bao gồm 12 huyện Ðến lúc này, tỉnh Thái Bình với tư cách là một tỉnh - đơn vị hành chính độc lập

Sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, ngày 10/4/1946, chấp hành quyết định của Quốc hội, HĐND tỉnh quyết định bỏ đơn vị tổng, đổi phủ thành huyện Toàn tỉnh lúc này được chia thành 12 huyện Ngày 17/6/1969, Hội đồng Chính phủ ra quyết định 93-CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới các huyện: Hợp nhất hai huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực thành huyện Quỳnh Phụ; Hưng Nhân và Duyên Hà thành huyện Hưng Hà; Ðông Quan và Tiên Hưng thành huyện Ðông Hưng; Vũ Tiên và Thư Trì thành huyện Vũ Thư; sát nhập một số xã của huyện Vũ Tiên vào huyện Kiến Xương; sát nhập một số

xã của huyện Kiến Xương vào huyện Tiền Hải Năm 1982 và 1986 Hội đồng Bộ trưởng quyết định sát nhập một số xã ở Vũ Thư và mở rộng địa giới hành chính của thị xã Thái Bình Năm 2004, Thị xã Thái Bình được công nhận là Thành phố thuộc tỉnh theo Nghị định số 117/2004/NĐ-CP ngày 29/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ

Trang 18

12

Ngày nay nhiều vùng ven biển của tỉnh vẫn đang trong quá trình được bồi tụ

Về địa chất: Đất đai thuộc tỉnh Thái Bình trước kia vốn thuộc

vùng nước biển sâu, cho đến ngày nay việc cấu thành một miền châu thổ rộng lớn, phì nhiêu diễn ra vào kỷ thứ tư Đó là kết quả của sự bồi đắp phù sa của sông Hồng Phần lớn đất đai của tỉnh được hình thành là đất phù xa thực thụ, giàu dinh dưỡng và phù hợp cho việc thâm canh, phần nhỏ còn lại là đất phù

sa trên cát và đất cát, đây là vùng đất ven biển bị nhiễm mặn

Về khí hậu: Thái Bình chịu ảnh hưởng của khí hậu ẩm nhiệt đới

gió mùa nhưng không quá khắc nghiệt do được làm mát bởi những cơn gió biển thổi vào, mùa đông nhiệt độ cũng không bị hạ quá thấp như nhiều vùng khác trong cả nước Khí hậu phân chia theo bốn mùa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô lạnh ít mưa Nằm trong vùng nhiệt đới nên Thái Bình có lượng bức xạ mặt trời, độ ẩm và lượng mưa tương đối lớn Đặc điểm khí hậu

đó cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc (tổng chiều dài các con sông ngòi của Thái Bình là 8492 km – theo số liệu đo đạc được công bố trên cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình), với bốn con sông lớn chảy qua địa phận là: sông Hồng ở phía tây và nam, sông Trà Lý chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65km, sông Hóa ở phía bắc và đông bắc, sông Luộc ở phía bắc và tây bắc là những thuận lợi cho sinh hoạt cư trú và sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây Tuy nhiên chính vì giáp biển nên Thái Bình cũng thường xuyên hứng chịu sự tàn phá của giông bão vào khoảng từ tháng Năm đến tháng Tám trong năm Lịch sử đã ghi nhận nhiều những sự tàn phá ghê gớm của thiên tai bão lũ lên mảnh đất này Cách đây khoảng hơn 100 năm (năm 1897) một trận động đất kèm theo sóng thần bởi sự hoạt động của núi lửa Crakatice đã nhấn chìm hoàn toàn ba tổng của huyện Tiền Hải Từ đó đến nay hàng trăm cơn bão lớn nhỏ gây không biết bao nhiêu mất mát, tàn phá về con người cũng như nền

Trang 19

13

sản xuất nông nghiệp của người dân Trước đây khi chưa có các cống thủy lợi Nhâm Lang, Đào Thành (Hưng Hà), Trà Ninh (Thái Thụy) thì biển thường đem nước mặn tiến sâu vào đất liền gây khó khăn và thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp

Những đặc điểm về sự hình thành vùng đất, điều kiện tự nhiên trên đây quyết định nhiều đến đặc điểm về xã hội của tỉnh Thái Bình

1.1.2 Đặc điểm xã hội

1.1.2.1 Đặc điểm cư dân

Đồng đất Thái Bình được hình thành dọc theo các triền sông Hồng, sông Luộc , sông Trà Lý là những bờ bãi thuận tiện cho con người cư trú và trồng trọt Với ưu thế của vùng đất ven biển được bồi đắp phù sa màu mỡ, Thái Bình đã cuốn hút cư dân khắp nơi về khai phá, lập làng Năm 2011, Thái Bình

có 1.786.000 người với mật độ dân số 1.138 người/km² Thành phần dân số: Nông thôn: 90,1%, Thành thị: 9,9%

Cư dân Thái Bình vốn là sự tụ hội của các luồng cư dân tứ xứ từ nhiều nơi như: Sơn Tây, Hà Đông, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đông Triều, Quảng Yên, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, có cả bộ phận theo biển từ phía Bắc xuống, từ phía Nam ra vốn làm nghề đánh cá sau hợp cư trên mảnh đất Thái Bình Địa bàn tụ cư của những lớp cư dân đầu tiên là những nơi gò cao, những sống đất cao ven biển phần lớn thuộc đất đai của huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Vũ Thư (vùng Thư Trì cũ), Đông Hưng ngày nay vào cuối thời đại đồng thau cách đây 2700 đến 3000 năm Minh chứng cho điều này là những di chỉ khảo cổ học như những gò, những đống, và những di vật như mũi tên, mũi giáo, lưỡi rìu đồng bằng và những phế tích mộ cổ được tìm thấy ở các vùng Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Vũ Thư Dấu tích của các nhóm cư dân thời cổ chạy lũ lên các gò, đống là ngày nay người dân Thái Bình vẫn dùng từ “đống” để chỉ địa chỉ : Nhà tôi ở đống A, B, nhà bác ở đống

Trang 20

14

B, C Dù ngày nay đống ấy không còn nghĩa chỉ núi cao Theo ngữ, nghĩa

“đống”, “càn”, “nấm” ( người Thái Bình còn gọi là “lấm” ) do đặc thù hoặc

do Hán hóa, đống được ghi, được hiểu, được gọi là “phong” ( gò cao),

“cương” ( gò lớn), “sơn” là núi Hiện trên đất Thái Bình còn các địa danh phản ánh xưa đây là vùng đất cao

Cũng theo hai nhà nghiên cứu Phạm Minh Đức và Bùi Duy Lan

trong cuốn Đất và người Thái Bình đã viết: “Lớp cư dân tiếp cận với vùng

đồng bằng châu thổ nam sông Luộc đầu tiên là dân tộc Đãn và những dân chài thuộc hệ Nam Á họ giỏi đóng thuyền, chèo thuyền, đánh cá Bờ bãi Thái Bình hồi đó còn thưa vắng, rừng ven biển cung cấp củi lửa Thượng nguồn sông Trà, sông Cô, sông Tiên Hưng đầy nước ngọt Ngoài biển có đủ các loại

cá chim, thu, mực, ba ba như ngày nay nhưng mật độ dày hơn Vùng trũng ven sông Hóa như Lộng Khê, Tô Xuyên, Tô Đàm (Quỳnh Phụ), Đăng Tràng, Trà Khê, Trà Hồi, Trà Linh là môi trường nước lợ có nhiều tôm, tép, cá, sò Trong nội đồng có những bến sông chật cá mà đến nay còn những địa danh làng Chiếp Đông, Chiếp Đoài (xã Hồng Lĩnh – Hưng Hà) có ngữ nghĩa là cá chép, làng Cá (Đông Huy – Đông Hưng), làng Mòi (cá mòi, An Bài – Quỳnh Phụ), làng Trạch (Cộng Hòa – Hưng Hà) ” [15, tr 26]

Để sinh tồn, lớp lớp cư dân ở thời đại các vua Hùng đã từ vùng trung du miền núi tràn xuống khai phá vùng đồng bằng, đông đảo nhất là dòng cư dân thứ hai: cư dân Việt – Mường, tuy nhiên đây cũng là lớp cư dân tới muộn hơn so với dòng cư dân khác Chính những cư dân này – lớp cư dân được thừa hưởng thành tựu của nền văn minh đồ đồng thau của văn hóa Phùng Nguyên (Phú Thọ), Quang Vinh (Hà Tây) làm giàu cho các bộ: Dương

Tuyền và Lục Hải trên mảnh đất Thái Bình, hình thành hàng trăm động, xá

nơi đây

Trang 21

15

Truyền thuyết dân gian và thần tích về sự hội nhập giữa hai dòng cư dân cho thấy sự hòa hợp và tự nguyện của những người dân khi hội cư trên mảnh đất Thái Bình dẫu rằng đó đây ít nhiều còn có chút xung đột Chuyện hai anh

em Trần Đông, Trần Điển (thờ tại các làng Tam Tri, Chỉ Bồ - Thái Thụy) giúp vua Hùng đánh giặc Xích Tỵ (mũi đỏ - chỉ người chủng Nam Á cổ) là một ví dụ

Vào thời đại đồ sắt ( cách đây 1800 – 2700 năm), với nền văn hóa Đông Sơn cư dân Thái Bình đã khá đông đúc, điều này phản ánh chân thực, rõ

nét qua những truyền thuyết dân gian, những thần tích về những người có

công dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương Trải qua hàng ngàn năm dưới ách cai trị của phong kiến phương Bắc, đặc biệt là từ khi Nhà nước phong kiến tự chủ Đại Việt (thế kỷ XI) được thành lập cư dân Thái Bình cơ bản được bổ sung theo các luồng nơi trên Từ thế kỷ XV – XVIII với nhiều nguyên nhân khác nhau, cư dân từ Thanh Nghệ Tĩnh theo đường biển vào định cư, cư dân từ các vùng Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Đông Triều về hợp cư trên mảnh đất Thái Bình Trong số đó không ngoại trừ cả những dóng máu ngoại lai hội nhập vào cư dân Thái Bình do các công hầu, khanh tướng triều Lý, Trần đưa tù binh về khai phá các điền trang thái ấp do triều đình ban tặng

Tuy sống trên vùng đất đai tương đối bằng phẳng có điều kiện thuận lợi cho việc cư trú và sản xuất, nhưng thiên nhiên ở đây cũng không được thuận hòa lắm Như đã nêu ở trên với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa lại giáp biển nên thường xuyên xảy ra hiện tượng bão lụt, nước biển xâm thực sâu vào đất liền Hàng năm cứ từ tháng Năm đến tháng Tám, nạn vỡ đê xảy ra thường xuyên gây hậu quả úng lụt ghê gớm, nhưng mùa nắng đôi khi có hạn hán kéo dài Những đặc điểm tự nhiên đó đã hun đúc nên những đặc điểm riêng biệt của người dân nơi đây trong cuộc sinh tồn Người dân Thái Bình một mặt

Trang 22

16

phải vật lộn chống những trận lũ lụt lớn, những đợt hạn hán kéo dài, mặt khác phải liên tục thau chua rửa mặn cải tạo đồng ruộng mở rộng diện tích canh tác Những dòng sông nhân tạo, cùng hệ thống đê điều dọc theo các sông và ven biển ngày nay là những công trình lao động tập thể vô cùng to lớn phải đánh đổi bằng mồ hôi xương máu của lớp lớp cha ông

Trong quá trình lâu dài cư trú và canh tác, người Thái Bình qua các giai đoạn lịch sử đã đúc kết, tích lũy được khá nhiều kinh nhiệm sản xuất chủ yếu

về mặt cây trồng và đặc biệt là kỹ thuật thâm canh lúa cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ Những kinh nhiệm, kĩ thuật ấy đã trở thành những cung cách làm ăn thuần thục của người dân nơi đây Tuy nhiên phương thức sản xuất cũ trì trệ

đã kìm chặt những sáng tạo của họ trong mỗi gia đình, mỗi làng xóm mà họ sinh sống làm ăn

Qua nhiều giai đoạn kế tiếp trong tiến trình lịch sử người dân Thái Bình

đã thể hiện, xây dựng, giữ gìn và tôi rèn một truyền thống đấu tranh kiên quyết chống lại tất cả mọi trở lực hung bạo dù đó là trở lực do thiên nhiên hay con người Nhân dân Thái Bình trong công cuộc khai hoang, cải tạo tự nhiên, chống lại thiên tai lũ lụt, hạn hán; trong những cuộc khởi nghĩa chống lại ách

đô hộ thống trị của phương Bắc, nổi bật là những nữ tướng ở Thái Bình cùng nhân dân tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trong cuộc chống quân Nguyên thời Trần, những phong trào nông dân chống phong kiến Lê – Trịnh, chống phong kiến nhà Nguyễn, phong trào nông dân chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là những minh chứng cụ thể tỏ rõ ý chí bất khuất của những con người trên mảnh đất này

Khi Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ tổ chức cuộc khẩn hoang quy mô lớn lập ra huyện Tiền Hải vào năm 1828 thì cư dân chủ yếu của Kiến Xương,

Vũ Thư và cư dân vùng Nam Ðịnh, Hà Nam về hợp cư Thế kỷ 12 - 13 dưới triều Trần, trên mảnh đất Thái Bình, cư dân đã đông đúc, các làng xã đã khá

Trang 23

17

ổn định Thái Bình lúc này thuộc đất đai của hai lộ (phủ) Long Hưng và Thiên Trường; về sau vẫn thuộc lộ Long Hưng, phần còn lại thuộc hai lộ mới là Kiến Xương và An Tiêm được tách ra từ lộ Thiên Trường Dưới lộ là huyện, hương (xã) Ðến thời Tây Sơn, Thái Bình thuộc Trấn Sơn Nam Hạ, về địa danh có đổi phủ Thái Bình thành phủ Thái Ninh, còn đơn vị hành chính vẫn

cơ bản như thời Lê Thời Nguyễn (thế kỷ XIX), địa danh cơ bản vẫn như trước Riêng phủ Thái Ninh được trả lại tên cũ là phủ Thái Bình; đổi Thanh Lan thành Thanh Quan (thời Gia Long); đến thời Minh Mệnh nhập vào phủ Kiến Xương; đến thời Tự Ðức, Thanh Quan lại nhập vào phủ Thái Bình, thời Ðồng Khánh đổi huyện Chân Ðịnh thành huyện Trực Ðịnh Năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), sau cuộc khẩn hoang - Thái Bình có thêm huyện Tiền Hải với diện tích 18.900 mẫu; 2.300 suất đinh; 7 tổng; 40 làng; 27 ấp; 20 trại và 40 giáp

Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau thì Thái Bình, trong mọi thời kỳ lịch

sử, người Kinh chiếm tỷ lệ tuyệt đối, số người Mường, Tày từ trước năm

1945 đến nay chỉ thống kê được hàng chục, hàng trăm mà thôi

1.1.2.2 Đặc điểm văn hóa

Như đã trình bày ở trên, cư dân Thái Bình là sự hội tụ của các luồng cư dân tứ xứ từ nhiều nơi về hợp cư Do vậy văn hóa truyền thống của Thái Bình là sự pha trộn, dung hòa những sắc thái văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nước Những sắc thái văn hóa này khi du nhập vào Thái Bình đã khoác lên mình tấm áo địa phương mang đậm dấu ấn của đất và người nơi đây, trong điều kiện môi sinh của vùng đồng bằng sông nước, với cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề cấy lúa nước, đánh bắt thủy hải sản cùng với các nghề phụ Đặc điểm cư dân chủ yếu là nông dân, ngư dân, diêm dân trong công cuộc khai khẩn đất hoang, cải tạo tự nhiên, chống chọi với thiên tai, trong công cuộc sản xuất đã hình thành những nét văn hóa làng tiêu biểu với những lễ hội

Trang 24

18

dân gian truyền thống mà nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh trong cuốn Lễ hội

truyền thống ở Thái Bình đã viết: “… với đặc điểm chủ yếu là chín người mười làng cùng hợp sức đồng tâm trị thủy, khẩn hoang, quai đê lấn biển, thau chua, rửa mặn, thâm canh và quảng canh lúa nước, dâu tằm, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản Trong truyền thống, nét điển hình của văn hóa làng Thái Bình là một vùng kinh tế nông nghiệp đã sớm phát triển trong hoàn cảnh đất chật người đông, đó là một trong những tiền đề tạo cho vùng đất Thái Bình trở thành một vùng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng” [69, tr 10]

Do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, môi trường thay đổi với nhiều tiêu cực dẫn đến một số cư dân đã từng đến vùng đất này phải quay trở về quê cũ

để tiếp tục canh tác nông nghiệp Số còn lại giàu nghị lực và sự bền bỉ, chấp nhận những khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên, vừa gieo xạ trên các khu vực có địa hình cao, vừa đánh bắt thủy hải , hải sản… Từ đó, một số đông chuyển hẳn sang nghề đánh bắt thủy, hải sản Những con người quyết tâm gắn

bó với mảnh đất này vừa nhờ vào nước mà hưởng nguồn lợi thủy, hải sản, đồng thời phải thích nghi với môi trường sông nước, đối mặt với bão gió, lũ lụt để tồn tại Vì thế, nước vừa là nguồn sống, là ân nhân, vừa là thù địch Điều đó đã dần in vào tín ngưỡng tâm linh của người dân Khi đem đến nguồn sống cho con người, nước hóa thân vào những nhân vật được cho là thủy thần nhập thế Khi gieo rắc lũ lụt, nước lại hiện thân là loài thủy tặc, thủy quái Điều đó giải thích vì sao ở Thái Bình miếu Long thần nhiều hơn lầu Thổ địa; thần Hà Bá, Long Vương nhiều hơn thần núi, các đền đài tiêu biểu đều gắn với Long thần

Trong tâm thức người dân Thái Bình, đặc biệt là người dân ven biển, ven sông, hình ảnh những vị thần liên quan đến nước luôn luôn tồn tại Có cả một

số lượng lớn các vị thần như thế Mẫu Thoải (Mai Diêm – Thái Thụy), Trần Đông, Trần Điển (đền Tam Tòa), Nam Hải Đại Vương – Phạm Hải (An Cố,

Trang 25

Sự chung sống, tiếp xúc với các cư dân ở nhiều tỉnh, nhiều vùng miền khác nhau có lẽ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người Thái Bình tôi rèn sự nhạy bén, dễ hấp thu cái hay, cái mới, đồng thời bảo lưu nét đẹp của truyền thống không chỉ ở mặt văn hóa mà cao hơn nữa còn là tư tưởng thẩm mĩ, nhân sinh quan tiến bộ ở mỗi thời đại

Xưa trong hành trình cách tân, giao thoa văn hóa, Thái Bình là một trong những địa phương bảo lưu tập tục thời Hùng Vương sâu đậm như tục ăn trầu Dấu tích của nó là có những vùng cả làng trồng trầu (Xá Thụy – Thụy Hưng),

cả làng trồng cau (Cao Cương, Thụy Ninh, Thái Thụy), có người trồng hàng nghìn gốc cau ở Thọ Cao, Minh Châu, Đông Hưng

Giống như người dân ở nhiều vùng miền trong cả nước, người Thái Bình rất yêu múa hát Nhiều điệu múa dân gian được lưu truyền trong tỉnh từ lâu đời như: múa Đội đèn, múa Cung múa Quạt ở thành phố Thái Bình; múa Lải

Lê, múa ông Đùng bà Đà ở Thái Thụy; múa Đánh bệt, múa Xếp chữ ở Quỷnh Phụ; múa Đò ở Vũ Thư; múa Giáo cờ Giáo quạt ở Đông Hưng… Bên cạnh

đó, những làn điệu dân ca ở Thái Bình cũng rất phong phú như: Hát Đúm, hát

Ru, hát Trống quân, Sa mạc, cò lả, nổi bật là các làn điệu Hò chèo thuyền đánh cá ở ven biển Thái Thụy, Tiền Hải; Hát đò đưa trên các con thuyền dọc sông Trà Lý, sông Diêm, sông Sa Lung

Trang 26

20

Có thể nói Thái Bình là nơi ghi dấu son của một vùng văn hóa Trong thời phong kiến trải X thế kỉ, mảnh đất nơi đây đã sản sinh ra nhiều thế hệ các nhà khoa bảng đức cao vọng trọng Dưới triều Lý – Trần – Hồ có: Đặng Nghiễm thi thư tài giỏi được vua sai giữ chức khuyến học, thái học sinh Đặng Diễn đỗ khoa đầu tiên của Nho giáo thời Trần, văn thần Bùi Mộc Đạc được các vua Trần sủng ái, ngự tiền học sinh Đỗ Tử Bình trải qua trăm trận khi mất được vua Trần Nghệ Tông cho phối thờ ở Văn Miếu, … Đạo học thời này trong sáng, văn chương tao nhã, thiết thực Các nhà nho gặp thời thì làm quan, bất đắc chí thì về quê dạy học hoặc làm dân thường, khi đất nước có giặc đều tham gia chống giặc

Bên cạnh nền Nho học, Phật giáo xâm nhập vào Thái Bình từ rất sớm Chùa chiền ở Thái Bình vào đầu thời Lý đã có rất nhiều, có lẽ vì Phật giáo thời bấy giờ là khát vọng hướng thiện của người Việt Hai triều Lý – Trần đều chuộng đạo Phật, các vua hầu hết tham gia lãnh đạo tăng đoàn Vùng đất Thái Bình thời ấy dân đông, nông nghiệp phát triển nên tăng chúng hướng về Đầu thời Lý có bốn cao tăng nổi tiếng là: Giác Hải, Không Lộ, Minh Không, Từ Đạo Hạnh thì cả bốn vị đều gắn bó với vùng đất Thái Bình Dưới vương triều

Lê, trong bối cảnh chung của cả nước, trên vùng đất này Nho học đạt đến cực thịnh, đạo Phật phục hưng, văn hóa dân gian phát triển rực rỡ Cho đến hôm nay, khi Nho giáo chỉ còn là những “vang bóng một thời” thì đạo Phật vẫn tồn tại và phát triển

Cùng với các tín ngưỡng tôn giáo, các tư tưởng ngoại lai, Thái Bình còn là nơi tồn tại của các tín ngưỡng dân gian trong đó đậm đặc tín ngưỡng thờ Mẫu

Mẫu có thể được hiểu theo nghĩa thông thường là mẹ, mụ, mạ hay mế, dùng để chỉ một người phụ nữ đã sinh thành ra mình Mẫu cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là sự tôn vinh, tôn xưng một nhân vật nữ nào đó (có

Trang 27

21

thật hoặc không có thật) như: Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu nghi thiên hạ… Thậm chí, Mẫu còn được dùng để chỉ sự sinh sôi nảy nở, sinh hóa không ngừng của vạn vật (đặc biệt là những yếu tố mà sự sinh sôi nảy nở của nó ảnh hưởng mật thiết đến đời sống của con người), ví dụ như những danh xưng:

Mẹ cây, Mẹ đất, Mẹ nước, Mẹ lúa, Mẹ chim, Mẹ núi rừng, Mẹ biển, Mẹ cá… Trong tất cả những cách hiểu đó thì Mẫu không mang trong mình tính sáng thế mà chỉ mang ý nghĩa đùm bọc, che chở, bao dung, độ lượng, nuôi dưỡng và sinh sôi nảy nở cho con người và vạn vật mà thôi Có lẽ chính từ những ý nghĩa đó của Mẫu mà số người tìm đến với tín ngưỡng thờ Mẫu không hề suy giảm trong lịch sử cũng như hiện tại

Với cách hiểu như vậy về Mẫu thì tín ngưỡng thờ Mẫu được hiểu là một loại hình tín ngưỡng dân gian được tích hợp bởi các lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần; thờ Mẫu thần; thờ Tam phủ - Tứ phủ; những tín ngưỡng phồn thực sơ

khai của cư dân trồng lúa nước - tôn thờ giống cái, sự sinh sôi nảy nở; sự biến

thể của quan niệm âm - dương ngũ hành với quan niệm âm, nữ, giống cái gắn liền với đất đai - nuôi nấng và dung dưỡng muôn loài; tục thờ cúng tổ tiên của người Việt; chế độ mẫu hệ - mẹ, mẫu là người chủ; chiến tranh, loạn lạc đàn ông luôn chinh chiến vắng nhà con cái gắn liền với người mẹ với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu – đấng sinh sôi, bảo trợ cho sự tồn tại, sinh thành của vũ trụ, đất nước và con người

Có thể khẳng định rằng, mặc dù chỉ là một loại hình tín ngưỡng dân gian những nội dung của tín ngưỡng thờ Mẫu đã chứa đựng rất nhiều các quan niệm tư tưởng về tự nhiên, về con người, về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, mối quan hệ giữa con người với con người Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, tín ngưỡng thờ mẫu đã mang theo mình tất cả những suy nghĩ, ứng xử của người Việt với giới tự nhiên

Trang 28

22

Thái độ hòa hợp với tự nhiên của người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng được hình thành từ rất sớm và được định hình trên cơ sở những quan niệm về con người, về tự nhiên trong lịch sử

Tôn thờ Mẹ - Mẫu, là một đặc sắc trong văn hóa truyền thống Việt Nam

Ở Đồng bằng Bắc Bộ, tục thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng độc đáo với sức lôi cuốn mạnh mẽ và ảnh hưởng to lớn đến đời sống tinh thần của người

Việt Trong đó, Thái Bình là một tiểu vùng văn hóa nằm trong vùng văn hóa

Bắc Bộ nên tín ngưỡng thờ Mẫu tồn tại phổ biến, sâu gốc bền rễ trong tâm thức dân gian Bắc Bộ nói chung, ở Thái Bình nói riêng đã bao đời nay Điều này được thể hiện rất rõ trong kho tàng truyện kể dân gian Thái Bình, đặc biệt qua cuốn sách “Nữ thần và thánh mẫu Thái Bình” của hai tác giả Phạm Minh Đức – Bùi Duy Lan

1.2 Tổng quan về truyện kể dân gian Thái Bình

1.2.1 Nhận diện truyện kể dân gian

1.2.1.1 Giới thuyết về các khái niệm

- Khái niệm truyện kể

Theo Từ điển thuật ngữ văn học do PGS Lê Bá Hán, GS.TS Trần Đình

Sử, GS Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Truyện là thuật ngữ dịch từ tiếng Pháp Récit, và thuật ngữ Narrative (tự sự) cùng được hiểu là: “phương thức

tái hiện đời sống bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cở sở để phân loại tác phẩm văn học”

Các tác giả cuốn từ điển này cũng phân biệt rõ rằng tác phẩm trữ tình thì phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó, còn tác phẩm tự sự (truyện) lại tái hiện đời sống một cách khách quan Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong thời gian, không gian, thông qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người Bên cạnh đó nhà văn cũng thể hiện tình cảm, tư tưởng của mình Nhưng ở đây tư tưởng và

Trang 29

23

tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng dường như không có sự phân biệt nào cả Nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang tự nó phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm và ý muốn của nhà văn

Trong cuốn Thi pháp của truyện kể, R Barthes quan niệm truyện kể

(récit) như một thể loại vô cùng rộng lớn, có tính chất bao trùm lên mọi hình thức kể chuyện thông qua phương thức truyền miệng hoặc viết, thông qua hình ảnh tĩnh hay động; nó có mặt trong thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện hoang đường (conte), truyện ngắn, anh hùng ca, lịch sử, kịch, bi kịch, hài kịch, kịch câm, hội họa, kính ghép màu, điện ảnh, truyện tranh, tin vặt, hội thoại Có thể nói, dưới hình thức gần như vô tận ấy, truyện kể đã có mặt ở

mọi thời, mọi nơi, trong mọi xã hội Tác giả cũng cho rằng: “truyện kể bắt

đầu với chính lịch sử của nhân loại, không có, và không bao giờ có bất cứ một nơi nào một dân tộc nào lại không có truyện kể; tất cả mọi tầng lớp, tất

cả mọi cộng đồng nhân loại đều có truyện kể của mình…”

Như vậy truyện kể ở đây chứa trong nó cả truyện hay truyện hoang

đường có tính chất truyền miệng và truyện ngắn có tính chất văn học, được viết ra để đọc

- Khái niệm truyện kể dân gian:

Khi nghiên cứu văn học dân gian, GS Đinh Gia Khánh đã đưa ra những

ý kiến đề xuất về đặc trưng khu biệt trong quá trình nhận thức các thể loại văn học dân gian Trong đó chủ yếu là nhận diện các thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian và về cơ bản cũng có sự gần gũi nhau về mặt thể loại cũng như thời điểm ra đời Trong cuốn văn học dân gian, GS Đinh Gia Khánh cho rằng:

Trang 30

24

“Văn tự sự dân gian chủ yếu gồm có truyện và vè Truyện dân gian thường là

văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần Còn vè thì bao giờ cũng là văn vần ”

Như vậy có thể hiểu truyện kể dân gian là một bộ phận của phương thức

tự sự dân gian bên cạnh vè Do đó truyện kể dân gian mang những đặc điểm nổi bật của phương thức tự sự dân gian, chú trọng miêu tả hành động của nhân vật và bối cảnh xã hội của hành động ấy, ít chú trọng miêu tả nội tâm nhân vật

1.2.1.2 Các thể loại truyện kể dân gian

Ở nước ta, quá trình nghiên cứu truyện kể dân gian gắn với quá trình nhận thức khu biệt về các thể loại truyện khác nhau Trước đây, danh

từ truyện đời xưa nhằm chỉ chung toàn bộ truyê ̣n kể dân gian Về sau các bộ phận truyện được tách dần như: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích,

truyện ngụ ngôn, truyện cười… Ranh giới giữa các thể loại truyện kể dân gian

nhiều khi rất khó xác định Thành tựu của những năm gần đây của giới nghiên cứu folklore Việt Nam ngày càng có nhi ều đóng góp quan trọng cả về lý thuyết và thực tiễn trong việc xác định và phân loại các thể loại văn học dân gian, đặc biệt trong đó có các thể loại truyện kể dân gian

Theo GS Đinh Gia Khánh, có bốn thể loại được xếp vào truyện kể dân gian đó là: Thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười Với thể loại truyền thuyết, ông không cho đó là một thể loại độc lập mà xếp vào thể loại cổ tích lịch sử

Trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam biên soạn vào đầu

những năm 90 của thế kỉ XX do GS Lê Chí Quế chủ biên, việc phân loại các thể loại truyện kể dân gian có chút thay đổi về nội hàm so với quan niệm của

GS Đinh Gia Khánh Ở giáo trình này, bên cạnh việc trình bày về các thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian như: Thần thoại, sử thi anh hùng, truyện cổ tích, truyện cười, vè, truyện thơ, giáo sư Lê Chí Quế còn đưa ra quan điểm về

Trang 31

25

sự tồn tại độc lập và định nghĩa thể loại truyền thuyết Điều này đánh dấu sự thay đổi của giáo trình Đại học Tổng hợp về quan điểm và nghiên cứu, giảng dạy truyền thuyết nói riêng, các thể loại truyện kể dân gian nói chung

Ở đây chúng tôi đi tìm hiểu về các thể loại truyện dân gian sau: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười

1.2.2 Nhận diện truyện kể dân gian Thái Bình

Về truyện kể dân gian Thái Bình, thông thường có 2 cách hiểu

Một là: Truyện kể dân gian Thái Bình do người Thái Bình sáng tác nên Điều này rất khó xác định

Hai là: Truyện kể dân gian Thái Bình là những truyện kể dân gian lưu truyền ở Thái Bình Theo cách hiểu này, ta dễ xác định hơn ngoại diên của đối tượng Theo đó, truyện kể dân gian lưu truyền tại Thái Bình là những tác phẩm do các nhà Văn học dân gian ở Thái Bình sưu tầm, ghi chép được và đã xuất bản

Chúng tôi theo quan niệm thứ hai này

Với trình độ của người viết luận văn, chúng tôi tạm chấp nhận cách phân chia thể loại các tác phẩm văn học dân gian của người sưu tầm, biên soạn sách

Theo những tài liệu chúng tôi có trong tay, chúng tôi thống kê được khoảng 133 truyện, được tập hợp từ hai cuốn Nữ thần và thánh mẫu Thái Bình (tác giả Phạm Minh Đức – Bùi Duy Lan) và Văn học dân gian Thái Bình (tác giả Phạm Đức Duật), có thể chia theo 3 thể loại chính:

+ Truyền thuyết (chiếm số lượng phong phú nhất) Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát 111 truyền thuyết, chiếm 83 %

+ Truyện cười (bao gồm cả Truyện trạng), chúng tôi thống kê được 19 truyện, chiếm 14 %

+ Truyện cổ tích (chiếm số lượng ít nhất – theo sưu tầm của tác giả Phạm Đức Duật trong cuốn Văn học dân gian Thái Bình) với 3 truyện, chiếm

3 %

Trang 32

26

Tiểu kết chương 1

Thái Bình là vùng đất cổ, có lịch sử hình thành từ lâu đời, thuộc vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, có những điều kiện thuận lợi về mặt địa lí, địa hình, điều kiện tự nhiên, là vùng đồng bằng ven biển với nhiều cửa sông, thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản và trồng lúa nước.Tập quán canh tác và lối sống gắn bó với môi trường nước, quen đối mặt, chống chọi với bão lũ, thiên tai đã tôi rèn cho con người nơi đây sự kiên cường, bền bỉ, lòng dũng cảm và sự linh hoạt, mềm dẻo trong tính cách Bên cạnh đó, Thái Bình còn là vùng đất hội cư của dân tứ xứ Những con người ở nhiều nơi khi cùng tụ cư trên mảnh đất này

đã đem theo cả văn hóa các vùng miền khác nhau… Là vùng đất địa linh nhân kiệt, Thái Bình đã sản sinh và nuôi dưỡng bao anh hùng, những danh nhân văn hóa, những người đã đóng góp công lao to lớn cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển của đất nước Đây chính là những đặc điểm cốt lõi để nhân dân sáng tạo và lưu truyền một kho tàng văn học dân gian với nhiều thể loại, trong đó khối lượng truyện kể dân gian tương đối phong phú

Là một bộ phận của phương thức tự sự dân gian, truyện kể dân gian mang những đặc điểm cơ bản của phương thức này Truyện kể dân gian Thái Bình là bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học dân gian của tỉnh Với cách hiểu truyện kể dân gian Thái Bình bao gồm những tác phẩm lưu truyền trên mảnh đất Thái Bình, chúng tôi thu thập và thống kê qua một số tài liệu được một số lượng khá phong phú, chủ yếu với 3 thể loại chính đó là: truyền thuyết chiếm số lượng nhiều nhất, truyện cười khoảng hơn 10 truyện, truyện

cổ tích có số lượng ít nhất (3 truyện) Truyện kể dân gian Thái bình không phá vỡ tính thống nhất chung trong kho tàng truyện kể dân gian của người Việt mà chỉ góp phần làm cho giàu có hơn, đồng thời vẫn mang những dấu ấn riêng của vùng đất và con người nơi đây

Trang 33

27

Chương 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG CỦA

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN THÁI BÌNH 2.1 Đặc điểm chung của truyện kể dân gian Thái Bình

Khi nhắc đến văn hóa truyền thống Thái Bình, nhiều người thường nhắc đến nghệ thuật chèo, nghệ thuật rối nước, thắng cảnh chùa Keo, khu mộ cổ nhà Trần,… Bên cạnh đó, Thái Bình còn là vùng đất có truyền thống văn học dân gian với nhiều tác phẩm có giá trị Vùng đất đồng bằng ven biển này

không sở hữu “Nhất cao là núi Tản Viên” với những truyền thuyết nổi tiếng như Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhưng lại có “Nhất sâu là nước Thuỷ Tiên, Phú

Hà” cùng những truyền thuyết về các biểu tượng trong tín ngưỡng mang đậm

yếu tố nước, hệ thống các truyền thuyết về người anh hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước Ngoài truyền thuyết, di sản truyện kể dân gian Thái

Bình còn có các thể loại như: truyện cổ tích, truyện cười (bao gồm truyện

trạng), truyện ngụ ngôn và giai thoại

Ở Thái Bình, truyền thuyết là thể loại đã tồn tại và lưu truyền trong đời

sống văn hóa dân gian từ lâu đời Những tác phẩm truyền thuyết này đều được sáng tạo dựa trên những sự kiện lịch sử liên quan đến những con người được sinh ra trên mảnh đất này hoặc đã từng sống, gắn bó và có công lao với mảnh đất, con người nơi đây, được bồi đắp bởi một lớp hư cấu nghệ thuật nhằm gửi gắm tư tưởng thái độ của nhân dân, đồng thời giáo dục các thế hệ

sau Truyện Thần Lài kể về việc vợ chồng ông Vũ Hiền quê ở Ninh Bình làm

quan ở huyện Thần Khê, ông bà ăn ở phúc đức nhưng muộn đường con cái Thần nước – hình ảnh là con giao long - thác sinh nhập thế giúp dân cầu mưa chống hạn, đánh đuổi giặc giã Sau kì thai nghén, người mẹ sinh hạ một người con trai, từ nhỏ cậu bé đã có phép lạ đi đến đâu mưa gió kéo theo đến đó Sau khi đánh tan quân giặc, chàng được vua Hùng phong “Nại Tân Đại Vương” như truyền thuyết còn lưu truyền ở làng Đô Kỳ

Trang 34

Ức Duyên… hiện còn in dấu ấn trong hồi cố tư duy của nhân dân Hưng Hà Truyền thuyết về bà Quế Hoa ở đất Vũ Thư Ở Đông Hưng có ba chị em bà Đào Thị Phúc ở trang Thượng Phán, Lương Thị Kiền, Lương Thị Tần ở trang Phúc Hưng…

Mảng truyền thuyết viết về các nhân vật danh tiếng như truyện về Linh Nhân Lý Hoàng Hậu, Linh Nhân Hoàng Thái Hậu, Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng Thái Hậu, Thái Sư Trần Thủ Độ, Không Lộ thiền sư…

Sự hình thành những vùng đất, những trang ấp, những việc đào sông lập thổ, khai mở ruộng hoang… cũng được phản ánh trong truyền thuyết Nó phản ánh nét nổi bật trong cung cách làm ăn của con người nơi đây: lấy nông nghiệp là chính

Bên cạnh thể loại truyền thuyết với số lượng phong phú, kho tàng truyện

kể dân gian Thái Bình hiện còn lưu giữ một số truyện cổ tích Theo sưu tầm

của nhà nghiên cứu Phạm Đức Duật trong cuốn Văn học dân gian Thái Bình,

có 3 truyện cổ tích lưu truyền ở Thái Bình, đó là các truyện: Hai mươi năm

kiếp chim, Lý Minh – Lý Nguyệt, Viên ngọc thần kì Truyện Hai mươi năm kiếp chim phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp theo tư tưởng: chính nghĩa thắng

gian tà Đây cũng là nội dung thường thấy trong kho tàng cổ tích của người Việt nói chung Câu chuyện kể rằng: Ngày xưa, ở một làng quê hẻo lánh, có hai vợ chồng lấy nhau đã hơn năm mươi năm mà vẫn chưa có con Một hôm bà lão ra ruông hái rau bỗng thấy một con chim bay đến đậu vào nón Về nhà bà mang thai, sau chín tháng mười ngày bà sinh ra một quả trứng chim, quả

Trang 35

29

trứng nở ra một con chim sẻ bé xíu Vợ chồng già mừng rỡ, ngày ngày nâng niu, chăm sóc chú chim Một hôm nghe cha mẹ kể chuyện nhà vua lâm bệnh không ai chữa khỏi, chú chim lặng lẽ bay vào cung, sau nhiều lần đánh bại loài hải tinh – nguyên nhân khiến nhà vua lâm bệnh, chú chim lại dùng mưu

kế đánh đuổi giặc ngoại xâm Lập công lớn, chim sẻ được nhà vua gả công chúa Quỳnh Hương như đã hứa Trong lễ thành hôn, chú chim biến thành chàng trai tuấn tú, sánh duyên cùng công chúa kiều diễm trước sự vui mừng, hoan hỉ của nhà vua và quần thần Khi trở lại quê nhà đón cha mẹ thì ông bà

đã không bệnh mà cùng mất, vợ chồng công chúa khóc lóc thảm thiết rồi lo hậu sự vẹn tròn cho cha mẹ, sau đó xin vua lập miếu thờ song thân

Ở truyện Hai mươi năm kiếp chim, motif người đội lốt vật là motif

chính, quán xuyến toàn bộ cốt truyện Hình tượng trung tâm là chú chim sẻ có nhiều tài năng - con của đôi vợ chồng già hiếm muộn, vốn là thần tiên trên thiên đình, do đánh vỡ chén ngọc nên bị đày xuống trần gian chịu kiếp chim Sau hai mươi năm đội lốt chim, nhân vật trút xác thành người với vẻ đẹp hài hòa, toàn diện cả về tài năng, phẩm chất và ngoại hình Cuộc chiến đấu của chàng trai dưới lốt chim sẻ là cuộc chiến đấu đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà: loài hải tinh hại vua và quân xâm lược phi nghĩa Chiến thắng của chàng như là một tất yếu trong quan niệm của nhân dân theo định đề: chính nghĩa thắng gian tà

Truyện Lý Minh, Lý Nguyệt kể về cuộc chiến đấu của hai cô gái xinh

đẹp, nết na với loài yêu tinh độc ác, xảo trá đề giữ hạnh phúc bên nhà vua

Truyện Viên ngọc thần kì mượn lời của loài vật để thể hiện tinh thần phản

phong mạnh mẽ, tinh thần đấu tranh chống lại giai cấp thống trị gian tham… đều là những truyện cổ tích được nhân dân Thái Bình lưu giữ và truyền lại cho đến ngày nay

Trang 36

30

Truyện cười là một thể loại nằm trong di sản truyện kể dân gian Thái

Bình với số lượng không nhiều (19 truyện) Trong đó, chúng tôi coi truyện trạng là một bộ phận của truyện cười Do truyện trạng là những xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện nhỏ về một nhân vật, dùng tiếng cười để làm vui nhộn thêm đời sống trong lao động, thông qua tiếng cười, truyện trạng nhằm lên án,

đả kích, chống áp bức, bất công Trong số những truyện cười ở Thái Bình mà chúng tôi thống kê được qua các tài liệu của một số nhà nghiên cứu văn học dân gian Thái Bình, có 2 dạng truyện cười: dạng truyện cười là những mẩu truyện riêng lẻ, có dung lượng ngắn (khoảng trên dưới một trang), đây là các

truyện chủ yếu mang nội dung thô tục như các truyện: Xin tí lửa, Ra mà ăn

kẹo, Thụt mất rồi, Của nhà đây, Thủng bụng rồi Tiếng cười bật ra từ chính sự

thô tục rất bình dân, mang ý nghĩa mua vui thuần túy Bên cạnh đó, những

truyện như: Thi nói khoác, Chưa chắc, Đối nôm cũng đem lại tiếng cười từ sự

hài hước pha lẫn trí tuệ thông minh của dân gian

Ngụ ngôn và giai thoại cũng tồn tại trong kho tàng truyện kể dân gian

Thái Bình nhưng số lượng ít

Nhận xét chung:

Qua những khảo sát, nghiên cứu tổng quát, sơ bộ, chúng tôi nhận thấy rằng các truyện kể dân gian Thái Bình đã phản ánh đậm nét và vô cùng phong phú hầu hết mọi mặt trong đời sống xã hội cũng như con người qua tiến trình lịch sử Đó là những cuộc đấu tranh của con người trên mảnh đất Thái Bình chống giặc ngoại xâm, chống chọi với thiên tai, xây dựng và gìn giữ phong tục, tập quán, cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống những thế lực phong kiến, với những cái xấu, cái ác tồn tại trong xã hội… Với những đặc điểm đó, truyện kể dân gian Thái Bình vừa mang những nét phổ biến của truyện kể dân gian Việt Nam, vừa mang những nét riêng biệt của địa phương

Trang 37

31

- Các truyền thuyết lịch sử tập trung ca ngợi những vị anh hùng có công đánh giặc, thành lập, xây dựng và bảo vệ quốc gia Những nhân vật truyền thuyết này đều mang một đặc điểm nổi bật đó là : có tấm lòng trung quân, ái quốc, yêu dân, trọng dân

- Khi giai cấp phong kiến suy tàn, cuộc sống của nhân dân lầm than, cơ cực, truyện kể dân gian Thái Bình không nằm ngoài xu hướng chung của truyện kể dân gian trong cả nước, đó là đấu tranh chống lại chế độ phong kiến thối nát, suy vong, bênh vực, đứng về phía nhân dân, khẳng định vai trò của nhân dân, thể hiện tư tưởng trọng dân

- Hình ảnh đất nước hào hùng và người dân dũng cảm, bất khuất là hình ảnh quán xuyến trong hầu hết các truyện kể dân gian thuộc dòng tự sự lịch sử sưu tầm được ở Thái Bình Điều đó chứng tỏ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm đối với đất nước của nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Thái Bình nói riêng đã sớm phát triển, kết thành một truyền thống lâu đời, có bề dày lịch sử

- Bên cạnh những nét chung phổ biến, tương đồng với đặc điểm truyện kể dân gian cả nước, truyện kể dân gian Thái Bình vẫn mang những nét độc đáo riêng biệt của vùng đất và con người nơi đây, khó pha lẫn với những truyện kể dân gian có sắc thái địa phương khác

Trong quá trình khảo sát các truyện kể dân gian Thái Bình, chúng tôi nhận thấy truyền thuyết là thể loại phong phú hơn cả về số lượng cũng như nội dung phản ánh Đây cũng là thể loại truyện kể dân gian có giá trị nổi bật

cả về nội dung và nghệ thuật trong kho tàng truyện kể dân gian Thái Bình Vì vậy, sau những khảo sát tổng quát về truyện kể dân gian Thái Bình, chúng tôi

đi sâu nghiên cứu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết dân gian Thái Bình

Trang 38

32

2.2 Truyền thuyết dân gian Thái Bình

2.2.1 Tiêu chí xác định văn bản truyền thuyết dân gian Thái Bình

Những văn bản được chúng tôi tập hợp khảo sát, nghiên cứu là những văn bản đảm bảo các tiêu chí sau:

- Văn bản đó là những truyện kể dân gian (có cốt truyện, nhân vật, tình tiết, ngôn ngữ kể chuyện) lưu truyền trên mảnh đất Thái Bình, được nhân dân Thái Bình lưu giữ và truyền tụng

- Văn bản đó phải mang đậm chất dân gian, được quần chúng công nhận, tồn tại trong đời sống dân gian, thể hiện tâm tư, nguyện vọng và quan điểm đánh giá của nhân dân

- Văn bản đó phải gắn liền với một chứng tích văn hóa – lịch sử (lăng mộ, đền, chùa, lễ hội, địa danh…) trên mảnh đất Thái Bình

2.2.2 Đặc điểm nội dung truyền thuyết dân gian Thái Bình

Khảo sát và nghiên cứu di sản truyền thuyết dân gian Thái Bình, chúng tôi nhận thấy đây là một thể loại phong phú về số lượng Có khoảng trên dưới

150 truyện (những truyện đã được sưu tầm, chưa kể những truyện lưu truyền trong nhân dân chưa được sưu tầm) Trong đó các truyền thuyết dân gian Thái Bình được sáng tác theo các đề tài chủ yếu sau:

- Chùm truyền thuyết về các anh hùng chống giặc ngoại xâm

- Chùm truyền thuyết về các nữ thần là tấm gương đạo đức, các thần có công mở đất, các tổ nghề, các danh nhân

- Chùm truyền thuyết về các địa danh

- Chùm truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo, tín ngưỡng

2.2.2.1 Chùm truyền thuyết về các anh hùng chống giặc ngoại xâm Nhận xét

Chùm truyền thuyết về các vị thần là anh hùng chống giặc ngoại xâm

trên mảnh đất Thái Bình là những truyện kể được sưu tầm trong hai cuốn: Nữ

Trang 39

Các truyện kể này có kết cấu riêng lẻ Hầu hết mỗi truyện đều kể trọn vẹn về cuộc đời và công lao của một vị anh hùng

Là những truyện kể dân gian nên chùm truyền thuyết về các anh hùng chồng ngoại xâm ở Thái Bình có những dị bản khác nhau khi kể về một số vị anh hùng

- Truyền thuyết về Mỹ Hy công chúa có 02 bản kể: trong hai cuốn

Nữ thần và Thánh mẫu Thái Bình và Văn học dân gian Thái Bình Hai bản kể

này đều kể về hai anh em bà Mỹ Hy với tư chất thông minh, tài giỏi, căm thù giặc Hán, làm tướng dưới quyền Hai Bà Trưng, giúp Vua Bà đánh giặc Hán Nhưng ở hai bản kể có khác nhau một số chi tiết sau:

+ Bản kể trong cuốn Nữ thần và Thánh mẫu Thái Bình kể rằng dưới thời

thuộc Hán, tại trang Hương Đường (nay thuộc xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư)

có người họ Đỗ tên Hùng văn tài võ giỏi thông tuệ khác thường, làm nghề dạy học và cắt thuốc Ông đến trang Tịnh Thủy (xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà)

mở trường dạy học Sau đó ông kết duyên với bà Lê Thị Sinh, được hai người con, anh là Kim Xa, em gái là Mỹ Hy cùng có tài văn võ song toàn Nghe tin

Mỹ Hy xinh đẹp, tài giỏi, thái thú Tô Định ép Đỗ Công phải gả Mỹ Hy làm tì thiếp cho hắn Đỗ Công từ chối nên bị giết hại Hai anh em Kim Xa, Mỹ Hy căm giận quân giặc liền cùng học trò của cha mộ thêm quân kéo về Mê Linh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng

+ Bản kể trong cuốn Văn học dân gian Thái Bình thì kể rằng: Dưới thời

thuộc Hán, ở trang Hương Đường (Việt Hùng, Vũ Thư) có gia đình họ Đỗ nối

Trang 40

34

đời tu nhân tích đức, sống bằng nghề cắt thuốc và dạy học Ở trang Hương Đường ít lâu, Đỗ Công chuyển cả gia đình về Tịnh Xuyên Ông bỏ nghề bán thuốc, chuyên dạy học Đỗ Công có hai người con Một trai tên là Kim Xa, một gái tên là Mỹ Hy Cả hai anh em đều thông minh, tài giỏi Căm thù giặc Hán hung dữ, hai anh em ngày đêm tập luyện võ nghệ để đền nợ nước Khi nghe tin Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Mê Linh, họ liền theo về

- Truyền thuyết về bà Ngọc Nương có 02 bản kể: Ngọc Nương

thánh mẫu và Hoàng Hùng đại vương và Ngọc Nương công chúa Hai bản kể

này đều kể về vợ chồng bà Ngọc Nương và ông Hùng Quang là hai vị tướng tham gia chống giặc Hán dưới sự chỉ huy của Hai Bà Trưng Nhưng ở hai bản

kể có một số chi tiết khác nhau:

+ Bản kể Ngọc Nương thánh mẫu (Nữ thần và Thánh mẫu Thái Bình) kể

rõ:

Lai lịch xuất thân của ông Hùng Công Ông sinh ra trong gia đình họ Hoàng, sống tại quê ngoại ở trang Thưởng Duyên (xã Văn Lang, huyện Hưng Hà ), mồ côi cha mẹ khi mới lên 10, lại không có đất đai nhà cửa, ông sang trang bên làm nghề chài lưới ven sông

Bà Ngọc Nương được sinh ra trong một gia đình ở trang Thọ Duyên (xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà), cha là cụ Nguyễn Cư, mẹ là cụ Tô Thị Toán Bà

ra đời ứng với giấc mộng của người mẹ: có người mang cho mâm ngọc, người

mẹ bèn nhặt một viên bỏ vào miệng, rồi bà mang thai, sinh ra Ngọc Nương Ngọc Nương lớn lên tài sắc tuyệt vời, thái thú Tô Định đòi lấy làm vợ Bị khước từ, Tô Định giết song thân của bà, bản thân bà trốn thoát Căm giận kẻ thù, bà chiêu mộ trai gái trong làng về ứng nghĩa cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng Đoàn người đến bến sông, không có đò sang, được Hùng Công giúp

đỡ

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị An (1994), Nghiên cứu truyền thuyết – những vấn đề đặt ra, Tạp chí văn học (số 7), tr. 34 – 37, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn học
Tác giả: Trần Thị An
Năm: 1994
2. Trần Thị An (2000), Đặc trưng thể loại truyền thuyết và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Thư viện Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng thể loại truyền thuyết và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam
Tác giả: Trần Thị An
Năm: 2000
3. Trần Thị An, Phạm Minh Thảo, Bùi Xuân Mỹ (1998), Truyền thuyết Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết Việt Nam
Tác giả: Trần Thị An, Phạm Minh Thảo, Bùi Xuân Mỹ
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 1998
4. Đào Duy Anh (2012), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất nước Việt Nam qua các đời
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2012
5. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
6. Nguyễn Huy Bình (2011), Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc, Luận án tiến sĩ văn học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc
Tác giả: Nguyễn Huy Bình
Năm: 2011
7. Nguyễn Đổng Chi (1993), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (tập 3), Viện văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Năm: 1993
8. Nguyễn Đổng Chi (1993), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (tập 5), Viện văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Năm: 1993
9. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian - mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian - mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
10. Phạm Đức Duật (2013), Văn học dân gian Thái Bình. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Thái Bình
Tác giả: Phạm Đức Duật
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2013
11. Phạm Đức Duật, Bùi Duy Lan (1985), Chùa Keo, Sở Văn hóa thông tinThái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Keo
Tác giả: Phạm Đức Duật, Bùi Duy Lan
Năm: 1985
12. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001
13. Cao Huy Đỉnh (1976), Tìm hiểu tiến trình Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tiến trình Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1976
14. Cao Huy Đỉnh (1971), Hình tượng khổng lồ và tập thể anh hùng dựng nước, giữ nước trong truyện cổ dân gian Việt Nam, Truyền thống anh hùng trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hình tượng khổng lồ và tập thể anh hùng dựng nước, giữ nước trong truyện cổ dân gian Việt Nam, Truyền thống anh hùng trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1971
15. Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan (2003), Đất và người Thái Bình, Trung tâm UNESCO – Thông tin tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất và người Thái Bình
Tác giả: Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan
Năm: 2003
16. Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan (2013), Nữ thần và thánh mẫu Thái Bình, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nữ thần và thánh mẫu Thái Bình
Tác giả: Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2013
17. Lê Thị Diệu Hà (2012), Phân biệt truyền thuyết lịch sử và giai thoại lịch sử - Một góc nhìn, Nghiên cứu văn học, Viện Văn học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, tr. 94 – 102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một góc nhìn, Nghiên cứu văn học
Tác giả: Lê Thị Diệu Hà
Năm: 2012
18. Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Bích Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
19. Lê Thị Thu Hà (2008), Việc thờ phụng thánh Dương Không Lộ ở Bắc Bộ, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, tr. 52 – 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn hóa dân gian
Tác giả: Lê Thị Thu Hà
Năm: 2008
20. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam
Tác giả: Mai Thanh Hải
Nhà XB: Nxb Văn hóa - thông tin
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w