Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 106 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
106
Dung lượng
636,51 KB
Nội dung
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HOÀI ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH- TỐ HỮU LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN Hà Nội, năm 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HOÀI ĐẶC ĐIỂM THƠ LUC BÁT NGUYỄN BÍNH - TỐ HỮU Chuyên ngành: Văn Học Viêt Nam Mã ngành: 60.22.02.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ VĂN LÂN Hà Nội, năm 2014 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nghiên cứu nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 7 tháng 12 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Thị Hoài 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Lê Văn Lân - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội những người đã tận tình giảng dạy, quan tâm tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn Thạc sĩ. Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Vũ Thị Hoài 5 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 7 NỘI DUNG 22 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ THƠ LỤC BÁT VÀ THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH - TỐ HỮU 22 1.1. Những vấn đề chung về thể thơ lục bát 22 1.1.1. Nguồn gốc và đặc tính chung 22 1.1.2. Tiến trình thể thơ 28 1.2. Khái lược về thơ lục bát của Nguyễn Bính và Tố Hữu 35 1.2.1. Cái nhìn khái quát về thơ lục bát Nguyễn Bính 35 1.2.2. Cái nhìn khái quát về thơ lục bát Tố Hữu 37 CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH VÀ TỐ HỮU PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG 41 2.1. Tình yêu quê hương, đất nước 41 2.1.1. Truyền thống dân tộc 42 2.1.2 Cảnh sắc thiên nhiên 46 2.1.3. Niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai đất nước. 53 2.2. Tình yêu lứa đôi 57 2.2.1. Tình yêu chân phác, giản dị. 57 2.2.2.Tình yêu đậm chất thế sự 63 2.3. Tình yêu cách mạng 68 2.3.1. Hiện thực khốc liệt của chiến tranh 69 2.3.2. Hình ảnh những con người cách mạng 72 6 CHƢƠNG III: ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH VÀ TỐ HỮU PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 83 3.1. Cấu trúc bài thơ, khổ thơ, câu thơ 84 3.1.1. Cấu trúc bài thơ, khổ thơ, câu thơ trong thơ lục bát Nguyễn Bính 84 3.1.2.Cấu trúc bài thơ, khổ thơ, câu thơ trong thơ lục bát Tố Hữu 86 3.2. Ngôn ngữ 89 3.2.1. Ngôn ngữ trong thơ lục bát Nguyễn Bính 90 3.2.2. Ngôn ngữ trong thơ lục bát Tố Hữu 93 3.3. Giọng điệu 97 3.3.1.Giọng điệu trong thơ lục bát Nguyễn Bính 97 3.3.2.Giọng điệu thơ lục bát Tố Hữu 99 KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ xưa tới nay thơ ca luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Nó nảy sinh từ rất sớm, có thể là những bài niệm chú của thầy mo, thầy cúng, là lời cầu nguyện tốt lành cho mùa màng bội thu, là bài hát trong cuộc sống lao động vất vả của người nông dân, là lời đối đáp tình tứ của trai gái trao duyên…Cho tới sau này, trong văn học viết, nó chính là những tác phẩm trữ tình - nơi dung hòa và kết hợp tiếng nói của con tim, của trí tưởng tượng phong phú và chất thơ của cuộc đời. Thơ gắn liền với chiều sâu tâm hồn, với thế giới nội tâm sâu kín của con người. Thơ có lúc là tiếng nói của tình cảm “chảy tràn trên những dòng cảm xúc”. Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”. Đuy Belay nhận xét: “Thơ là người thư kí trung thành của trái tim”. M.Gorki thì cho rằng: “Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm”. Đúng thế, nó là nơi mọi cung bậc cảm xúc của con người được phát khởi: yêu, ghét, giận hờn, nhớ nhung, lo lắng, hờn trách, tủi giận, căm hờn, say mê hay đau khổ… Thơ chính là nơi con người giãi bày, thể hiện cảm xúc, là nơi con người khao khát và ước nguyện và cũng là nơi con người chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời. Thơ không chỉ nói lên tình cảm của riêng nhà thơ mà thông qua đó nói lên niềm hi vọng của dân tộc, ước mơ của nhân dân, nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế của lịch sử loài người như nhà thơ Sóng Hồng đã viết: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Tuy nhiên thơ không chỉ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt mà có lúc thơ mang những hạt nhân lí tính, là tiếng nói của lí trí. Chính vì thơ là sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa lí trí và tình cảm nên thơ cao quý và tinh vi: “nó là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp 4 yếu tố: ý, tình, hình , nhạc” (Mã Giang Lân). Thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam, “nó xuất hiện cách đây khoảng hơn 500 năm, có vai trò đặc biệt qua trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu sáng tác của nghệ sĩ cũng như nhu cầu thưởng thức của quần chúng nhân dân”. Được hình thành từ điều kiện văn hóa dân tộc, vượt qua mọi khoảng cách của thời gian, không gian, sự sàng lọc trong văn hóa- văn học, lục bát như thứ “vàng mười” vẫn tồn 8 tại để minh chứng cho sự bất diệt, trường tồn của mình. Nó biểu tượng cho tiếng Việt, tâm hồn Việt, văn hóa Việt. Từ những câu ca dao ngọt ngào, tha thiết, mộc mạc cho đến Truyện Kiều, đến các nhà thơ hiện đại và đương đại lục bát vẫn tồn tại và khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó không chỉ là hồn của đất nước, hơi thở của thời đại, bóng dáng của lịch sử mà sâu xa hơn nó chính là linh hồn của con người, đời sống của người Việt. Nó lay động và cuốn hút con người bởi nó chính là họ, là chính tâm hồn, hình bóng của họ. Để thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người, đặc biệt trong cái nhìn “khó tính” của người hiện đại, văn học nói chung, thơ ca nói riêng phải thay đổi cho kịp quá trình vận động. Thơ lục bát tự mình đổi mới để hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Vừa kế thừa truyền thống, vừa tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hóa Đông Tây. Thơ lục bát mới mẻ bởi nó đan xen giữa cổ điển với hiện đại, giữa mộc mạc của dân gian với uyên thâm của bác học, giữa say đắm của tình cảm với tỉnh táo của lí trí, trí tuệ. Vì vậy nó không chỉ khẳng định được vị trí của mình trong cái bộn bề của các thể thơ (một chữ, hai chữ, ba chữ, bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, thơ đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ tự do,…) mà nó ngày càng độc đáo, hấp dẫn và cuốn hút bạn đọc. Tuy nhiên việc làm thơ lục bát không phải là một công việc đơn giản: “Lục bát là thể thơ ngỡ như dễ làm, ai cũng làm được nhưng để đạt tới hay thì khó thay nếu không nói là khó nhất”. (Nguyễn Quang Sáng), khó hơn các thể loại thơ khác vì nó là thể thơ nôm na, cổ truyền, đặc trưng Việt Nam. “Người Việt Nam vị tình, thơ lục bát cũng vị tình”. Nó mộc mạc giản dị như cái chân chất trong lối sống, nếp nghĩ của người nông dân. Vì vậy người làm thơ lục bát nếu dụng công quá, “khôn chữ quá” thì không hay bởi nó thiếu tự nhiên, nó bị gò ép trong cái khuôn âm luật chật hẹp nhưng đồng thời nếu dễ dãi quá nó cũng “dễ tuồn tuột trở thành một bài thơ thường” (Đinh Nam Khương). Cho nên không phải ai cũng thành công, những người đến với thể thơ này phải là những người thật sự có tài năng và bản lĩnh, những người “có duyên”, những người “chịu ân huệ của đất trời”. Trong hàng triệu người làm thơ mới có một vài người xuất sắc. Thành công với thể lục bát, ta có thể kể đến các tác giả tiêu biểu trong suốt quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ trung đại, cận đại cho 9 tới hiện đại và đương đại như: Nguyễn Du, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy Và trong luận văn này, tôi tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về thơ lục bát của hai nhà thơ: Nguyễn Bính và Tố Hữu-hai nhà thơ lớn đại diện cho hai phong trào thơ lãng mạn và thơ cách mạng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nguyễn Bính được mệnh danh là “nhà thơ của đồng quê, chân quê và hồn quê”- một trong những gương mặt tiêu biểu của dòng thơ lãng mạn, và Tố Hữu- nhà thơ của cách mạng, sống và thuỷ chung son sắt với lý tưởng cách mạng . Nguyễn Bính lôi cuốn người đọc không phải ở việc sử dụng ngôn ngữ thơ mới lạ, độc đáo, mà chính ở cái “hồn”, cái chân quê, cái dân dã, mộc mạc. Tố Hữu đi sâu vào lòng người bởi tình yêu dành cho quê hương, đất nước sâu nặng của người chiến sĩ cách mạng. Sự khác nhau trong nghiệp văn của họ chính là do sự ảnh hưởng của hoàn cảnh. Hai ông sống trong hai thời kì lịch sử khác nhau, có thể coi là nối tiếp nhau, đã chi phối đến nhận thức, tư tưởng, quan điểm, điều đó được thể hiện rõ trong thơ của hai ông. Nguyễn Bính và Tố Hữu đã trở thành hai hiện tượng lớn của nghệ thuật thơ ca thu hút được hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Hà Minh Đức, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Đăng Mạnh và các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi Tuy xuất phát từ những yêu cầu mục đích khác nhau, những khía cạnh nghiên cứu khác nhau thì những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình đều có sự thống nhất với nhau và hoàn toàn có cơ sở thực tế. Như bao dòng sông cùng chảy về biển cả, như bao người cùng giải một bài toán và tìm về một đáp số…Song từ thực tế sáng tác của hai nhà thơ, việc khái quát đặc điểm thơ lục bát, nhất là những đặc điểm có ý nghĩa phân biệt thơ lục bát Nguyễn Bính với thơ lục bát Tố Hữu, và vai trò góp phần vào sự phát triển của thể lục bát cũng như nền thơ ca dân tộc thì chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào. Hơn thế nữa, hai tác giả này cũng như một số sáng tác của họ đều được đưa vào chương trình giảng dạy trong các bậc học, đặc biệt là thơ lục bát với một số bài tiêu biểu như: Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Khi con tu hú (Tố Hữu), Tương tư (Nguyễn Bính)… Việc đưa các tác phẩm này vào trong nhà trường giảng dạy đã chứng tỏ chúng có một giá trị nhất định. 10 Ở mặt lý luận thì vậy song ở trong thực tế ta cũng không thể phủ nhận, thơ lục bát của hai nhà thơ đã đi vào trong cuộc sống hàng ngày của con người, với người dân, nó “vô tình” mà trở thành những câu hát dân gian, đâu đó vào một trưa hay một tối, một xóm nhỏ hay một ngõ nhỏ, làng quê hay ở khu phố, ta vẫn nghe thấy tiếng bà ru cháu, tiếng chị nựng em,…– họ vẫn hát, vẫn ru, vẫn nựng bằng những câu thơ, dòng thơ lục bát của hai nhà thơ này. Nhà thơ đã thả hồn mình, tâm mình, lời mình vào nhân dân và cuộc sống, khắc sâu vào trong “ký ức văn hóa của đồng bào”. Họ cũng như thơ họ sống mãi trong lòng người dân nước Việt và trên từng mảnh đất của người Việt. Vì tất cả những lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính và Tố Hữu” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Thơ lục bát là thể thơ thuần Việt, nó gần gũi và quen thuộc với người dân Việt. Trở về với thể lục bát là trở về với cội nguồn, trở về với dòng trữ tình dân gian. Từ ca dao đến Truyện Kiều của Nguyễn Du rồi đến thơ hiện đại với các tên tuổi: Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, …thơ lục bát là mạch nguồn xuyên suốt thể hiện được tâm thức của dân tộc và thời đại. Việc nghiên cứu thể thơ này là một công việc khoa học nghiêm túc, là chìa khóa để giải mã dòng thơ mang âm hưởng dân gian. Từ trước tới nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về thể thơ này, các tác giả đề cập trên nhiều khía cạnh, nhiều góc độ, nhiều phương diện: nguồn gốc, cấu trúc, chức năng, âm luật, thể tài,… Về nguồn gốc của thể lục bát có nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.Ví dụ các công trình nghiên cứu của: Chu Xuân Diên, Phan Diễm Phương, Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Xuân Đức,… Các nghiên cứu của họ đều gặp nhau ở một điểm là: Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam, không chịu ảnh hưởng của những yếu tố ngoại lai, nó xuất hiện sớm nhất vào thế kỷ XV trong văn học viết… Trong bài nghiên cứu của Chu Xuân Diên (Tục ngữ Việt Nam), Nguyễn Xuân Đức (Đi tìm nguồn gốc thể loại lục bát Việt Nam)… cho rằng thể lục bát có dấu vết của ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Trong nghiên cứu của Phan Thị Diễm [...]... cho thơ Nguyễn Bính đẹp lên gấp nhiều lần trong lòng độc giả nhiều thế hệ Có thể nói có rất nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu, các luận văn, luận án nói về hiện tượng Nguyễn Bính như đã nói ở trên Và gần đây nhất là luận văn Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính của học viên cao học Trần Văn Trọng, chuyên ngành Lí luận văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trong. .. thơ lục bát Nguyễn Bính- Tố Hữu, phương diện nội dung Chương III: Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính- Tố Hữu, phương diện nghệ thuật -Phần kết luận 7 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Chỉ ra được những giá trị về nội dung và nghệ thuật, khẳng định những đặc sắc thẩm mĩ trong thơ lục bát hai tác giả Đồng thời làm nổi bật những đóng góp, cống hiến của họ đối với lịch sử văn học Việt Nam Bên cạnh đó, chúng tôi chỉ ra điểm. .. Trung Thu, Tạp chí Văn học, 1968, số 6 (tháng 6 năm 1968) - Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Báo Nhân dân, ngày 15/5/1968 - Tính dân tộc hiện đại của ngôn từ thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử, Báo Văn nghệ, ngày 7/9/1985 -Nhịp trong thơ lục bát của Tố Hữu, Phạm Minh Thúy, Luận văn Cao học khóa 5, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1982 Cũng như Nguyễn Bính, Tố Hữu làm thơ theo nhiều thể... về thơ giữa tác giả và nhà thơ, là sự đánh giá, bình luận, cảm nhận về thơ Tố Hữu qua các chặng đường thơ cũng như chặng đường hoạt động cách mạng Ngoài một số công trình tiêu biểu trên, ta có thể kể đến các bài viết, luận văn về Tố Hữu và thơ lục bát của ông như: - Phong vị dân ca ca dao trong thơ Tố Hữu, Nguyễn Phú Trọng, Tạp chí Văn học, 1968, số 11(tháng 11 năm 1968) - Nhạc điệu thơ Tố Hữu, Nguyễn. .. dị biệt trong thơ lục bát của hai nhà thơ để làm nổi bật phong cách tác giả 21 NỘI DUNG CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ THƠ LỤC BÁT VÀ THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH - TỐ HỮU 1.1 Những vấn đề chung về thể thơ lục bát 1.1.1 Nguồn gốc và đặc tính chung 1.1.1.1 Nguồn gốc Trong nền thơ ca dân tộc có sự đóng góp không nhỏ của một thể thơ được coi là kết tinh của tâm hồn Việt Đó chính là thể thơ lục bát Ngay... mạnh trong phong cách thơ cũng như các giai đoạn sáng tác khác nhau Thi pháp thơ Tố Hữu của GS.Trần Đình Sử - Đây có thể được coi là tư liệu quý giá để tham khảo về thơ lục bát Tố Hữu Trong chuyên luận, ông đề cập tới hai vấn đề chính: Quan niệm của Tố Hữu về văn học nghệ thuật và con đường thơ Tố Hữu Phần hai đi sâu nghiên cứu tác phẩm, tác giả đề cập bốn vấn đề chính: Tố Hữu- người mở đầu cho nền thơ. .. phát huy vốn văn hóa đó 19 3.2.Nhiệm vụ -Khái quát những vấn đề lí luận chung về thơ lục bát -Khảo sát phân tích tác phẩm - i sâu tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, thành tựu trong thơ lục bát của hai nhà thơ trong mối quan hệ và tiến trình thể loại 4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong quá trình làm đề tài này chúng tôi dựa vào các tập: - Tuyển tập Tố Hữu- Thơ NXBGD, H, 1994 Lời giới thiệu của Hà Minh Đức - Ta với ta... của luận văn cũng bao gồm hai chương trên -Phân tích tác phẩm: Là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu Thông qua các dẫn chứng rồi lập luận, phân tích, chứng minh và cuối cùng người viết đánh giá, tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề 20 6.CẤU TRÚC LUẬN VĂN -Phần mở đầu -Phần nội dung Chương I: Những vấn đề chung về thể thơ lục bát và thơ lục bát Nguyễn Bính- Tố Hữu Chương II: Đặc điểm thơ. .. chủ Đông Dương, thơ Tố Hữu được đăng trên các tờ báo cách mạng Bài viết đầu tiên giới thiệu thơ Tố Hữu là bài Tố Hữu - nhà thơ của tương lai của K và T, được đăng trên báo Mới số 1(ngày 1/5/1939) Với tư cách là một người yêu thơ Tố Hữu, tác giả “giới thiệu Tố Hữu với bạn đọc để yêu Tố Hữu như tôi Vì Tố Hữu không phải là nhà thơ riêng của tôi, mà là nhà thơ của tất cả thanh niên, nhà thơ của tương lai”[15,169]... đường thơ, hình tượng, phong cách, bút pháp và thi pháp…Những công trình chuyên khảo được coi là dày dặn về thơ Tố Hữu là cuốn Thơ Tố Hữu của GS Lê Đình Kỵ (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1979), Thơ Tố Hữu- tiếng nói đồng chí, đồng tình của GS.TS Nguyễn Văn Hạnh (Nxb Thuận Hóa, 1985) và Thi pháp thơ Tố Hữu của GS Trần Đình Sử( Nxb Tác phẩm mới, 1987) Thơ Tố Hữu của GS.Lê Đình Kỵ (Nxb Đại học . bát của Nguyễn Bính và Tố Hữu 35 1.2.1. Cái nhìn khái quát về thơ lục bát Nguyễn Bính 35 1.2.2. Cái nhìn khái quát về thơ lục bát Tố Hữu 37 CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH VÀ TỐ. III: ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH VÀ TỐ HỮU PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 83 3.1. Cấu trúc bài thơ, khổ thơ, câu thơ 84 3.1.1. Cấu trúc bài thơ, khổ thơ, câu thơ trong thơ lục bát Nguyễn Bính. 3.1.2.Cấu trúc bài thơ, khổ thơ, câu thơ trong thơ lục bát Tố Hữu 86 3.2. Ngôn ngữ 89 3.2.1. Ngôn ngữ trong thơ lục bát Nguyễn Bính 90 3.2.2. Ngôn ngữ trong thơ lục bát Tố Hữu 93 3.3. Giọng