Trong số những nhà thơ tài năng ấy có Nguyễn Bính, một tên tuổi được nhớ tới với những “định danh” đã trở nên quen thuộc: nhà thơ chân quê, thi sĩ của đồng quê, thi sĩ của thương yêu…
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN VĂN TRỌNG
ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HỌC
HÀ NỘI - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: “Đặc điểm thơ
lục bát Nguyễn Bính” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Trần Văn Trọng
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới PGS TS Đoàn Đức Phương - người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội những người đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, cơ quan đã cử tôi đi học và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy nghiệp sư, gia đình, bạn bè đồng môn, phật hữu, những người đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn Thạc sĩ
Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Trần Văn Trọng
Trang 5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG 1: THỂ THƠ LỤC BÁT VÀ SÁNG TÁC THƠ CỦA NGUYỄN BÍNH 6
1.1 Thể thơ lục bát 6
1.1.1 Lịch sử thể loại 6
1.1.2 Đặc điểm thể loại 7
1.2 Sáng tác thơ của Nguyễn Bính 15
1.2.1 Hành trình sáng tác 15
1.2.2 Quan niệm sáng tác 17
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH 24
2.1 Cái tôi trữ tình đa cảm 24
2.1.1 Giới thuyết về cái tôi trữ tình 24
2.1.2 Cái tôi thôn dân 25
2.1.3 Cái tôi “sầu đô thị” 28
2.1.4 Cái tôi công dân 30
2.2 Tình yêu chân phác, đậm chất thế sự 33
Trang 62.2.1 Tình yêu chân phác, dân dã 33
2.2.2 Chất thế sự trong thơ tình 37
2.3 Cảm hứng quê hương, đất nước 43
2.3.1 Cảm hứng quê hương 43
2.3.2 Cảm hứng đất nước 51
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH 60
3.1 Thể thơ - truyền thống và cách tân 60
3.1.1 Tiếp nối truyền thống 60
3.1.2 Sáng tạo, cách tân 66
3.2 Ngôn ngữ thơ 72
3.2.1 Sắc thái dân gian, dân tộc 72
3.2.2 Sắc thái hiện đại 76
3.3 Thời gian và không gian nghệ thuật 81
3.3.1 Thời gian nghệ thuật 81
3.3.2 Không gian nghệ thuật 86
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam đã sinh ra nhiều nhà thơ tài năng mà tên tuổi của họ
sẽ mãi mãi chói sáng trong “viện bảo tàng” lớn nhất của văn chương dân tộc -
đó là tâm hồn nhân dân, tâm hồn con người Việt Nam Trong số những nhà thơ tài năng ấy có Nguyễn Bính, một tên tuổi được nhớ tới với những “định
danh” đã trở nên quen thuộc: nhà thơ chân quê, thi sĩ của đồng quê, thi sĩ của
thương yêu…
Trước Cách mạng, ngược lại với nhiều nhà thơ mới chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, Nguyễn Bính cùng với Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Vũ Đình Liên… quay lại với truyền thống dân tộc trong cả nội dung sáng tác và phương thức biểu hiện Thơ Nguyễn Bính đã thể hiện thật đậm đặc, tập trung cái hồn quê Việt Nam, cái hồn quê ấy có ở mỗi người Việt Nam qua mọi thời đại Đọc thơ Nguyễn Bính là lạc vào thế giới của ca dao với vườn trầu, hàng cau, bến đò, giàn đỗ ván, ao rau cần, với những học trò trường huyện, trai gái làng, cô lái đò, cô hàng xóm, mẹ già, em dại rất điển hình của nông thôn Việt Nam xưa, tất cả mang vẻ đẹp chân thực đến cổ điển Trên cái nền khung cảnh làng quê thơ mộng ấy, Nguyễn Bính đã làm say đắm tâm hồn con người bởi những tình quê chất phác dung dị xúc động đến lạ lùng: tình cảm gia đình, chòm xóm, bạn bè, tình cảm của những con người tha hương nếm trải mọi ấm lạnh của tình đời lại hướng về quê cũ với tận cùng của lòng xót xa thương nhớ Thơ Nguyễn Bính mang nét buồn chung của thời đại, nhưng chính cái kiểu “nhà quê” gần gũi văn hóa dân gian đã giữ lại sự trong sáng, giản dị mà không quá lãng mạn, ủy mị, bi thương như nhiều tác
phẩm thi ca đương thời Cũng bởi vì văn hóa dân gian là “nơi lui về đồn trú
của những đặc trưng dân tộc về mặt văn hóa luôn luôn bị giai cấp thống trị ngoại bang tìm diệt”[22;179], cho nên nói tính chất dân gian cũng là để nói
tính dân tộc đậm đà trong thơ Nguyễn Bính
Trang 8Từ trước đến nay, giới nghiên cứu và phê bình văn học luôn đánh giá Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ đồng quê trong phong trào Thơ mới Họ cũng luôn khẳng định những sáng tác có giá trị nhất của Nguyễn Bính là ở giai đoạn đầu - thời kỳ trước Cách mạng Tô Hoài,
một người bạn thân của Nguyễn Bính, cũng từng viết: “Nguyễn Bính chỉ thật
riêng một góc trời ở những bài thơ đầu với một mảng thơ đất quê”[16;22] Dù
sao, một điều hiển nhiên ai cũng thấy rõ: tuy là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ lãng mạn nhưng vốn là người đậm đà hồn quê, mang cốt cách giống nòi, thiết tha yêu nước, nên Nguyễn Bính đã bắt kịp nhịp đi hào hùng của dân tộc, khi mọi người theo tiếng gọi của non sông đứng lên chống thực dân, đế quốc và tay sai, tất cả vì một nước Việt Nam mới, độc lập, tự do, hạnh phúc Thơ Nguyễn Bính cũng đã có những chuyển biến lớn lao theo dòng chảy vĩ đại của thời đại mới Nguyễn Bính tham gia Cách mạng tháng Tám, rồi tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, ông liên tục cho ra đời nhiều tập thơ yêu nước Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, ông làm thơ
ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và hướng về sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước Có thể nói bút lực của Nguyễn Bính sau Cách mạng không hề giảm sút, trái lại vẫn dồi dào mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết, chứa chan bao ân tình với cuộc sống và con người Hơn nữa, cái hồn dân tộc từ ngàn đời, cơ hồ đã gắn bó với tâm hồn mỗi chúng ta, được tiếp tục chung đúc một cách đằm thắm và hết sức tinh tế trong thơ Nguyễn Bính
Trong cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám, tiếng nói thi ca của Nguyễn Bính luôn đậm đà hồn quê, hồn dân tộc, hồn đất nước Nguyễn Bính cũng viết nhiều thể thơ, trong đó thể lục bát là thể thơ được ông viết nhiều nhất và thành công hơn cả Nguyễn Bính đã phổ hồn dân tộc vào một thể thơ đặc biệt truyền thống của dân tộc cho nên thơ Nguyễn Bính có sức lay động mạnh mẽ với mọi tâm hồn Việt Nam
Vì những lý do trên, người viết chọn đề tài luận văn là: Đặc điểm thơ lục
bát Nguyễn Bính
Trang 92 Lịch sử vấn đề
Nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn đã viết: “Chỉ trong phạm vi
thế kỷ này, giữa không biết bao nhiêu thi sĩ mà nông thôn nước ta đã cung cấp cho văn học, trước sau, Nguyễn Bính vẫn là một tài năng bậc nhất, hơn nữa, một tài năng tự nhiên, nghĩa là vừa dồi dào vừa độc đáo”[63;206]
Quả vậy, ngay từ độ trình làng bằng bài Mưa xuân (1936) trên tờ Ngày
nay và bài Cô hái mơ (1937), đặc biệt là sau Lỡ bước sang ngang, thơ
Nguyễn Bính đã chiếm được lòng yêu mến của đông đảo bạn đọc và sự chú ý của các nhà nghiên cứu Trước hết là Hoài Thanh với bài giới thiệu Nguyễn
Bính trong Thi nhân Việt Nam: “Cái đẹp của vần thơ Nguyễn Bính, tuy cảm
được một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt vào con mắt của các nhà thông thái thời nay Tình cờ có đọc thơ Nguyễn Bính, họ sẽ bảo „Thơ như thế này thì có gì?‟ Họ có ngờ đâu, đã bỏ rơi một điều mà người ta không thể hiểu bằng lý trí, một điều quý giá vô ngần: hồn xưa của đất nước…”[80;348]
Trong kháng chiến chống Pháp, người ta vẫn trân trọng những “vần thơ xưa” của ông
Hòa bình lập lại, ở miền Bắc, cùng chịu chung số phận với các nhà thơ mới, việc giới thiệu và nghiên cứu thơ Nguyễn Bính ít được chú trọng Ở
miền Nam, thơ Nguyễn Bính được giới thiệu trong giáo trình Thế hệ 1932
của Đại học Văn khoa Sài Gòn, được nhận xét, thẩm định trong một số
chuyên luận về thơ tiền chiến (Việt Nam thi nhân tiền chiến của Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của
Phạm Thế Ngũ…)
Sau năm 1975, việc nghiên cứu thơ Nguyễn Bính có bước tiến mạnh mẽ
Thơ Nguyễn Bính được nghiên cứu sâu trong nhiều công trình: Phong trào
Thơ mới (Phan Cự Đệ), Thơ mới những bước thăng trầm (Lê Đình Kỵ), Giáo trình văn học Việt Nam 1930 - 1945 (Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn
Hoành Khung), Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Vũ Đình Liên (Lê Bảo), Nguyễn
Bính thi sĩ của đồng quê (Hà Minh Đức), Nguyễn Bính hành trình sáng tạo thi
Trang 10ca (Đoàn Đức Phương), Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử (Chu Văn Sơn)… Bên cạnh đó, phải kể đến hàng loạt bài viết của
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhà văn, nhà thơ đã viết về Nguyễn Bính và thơ Nguyễn Bính với tình cảm yêu mến và trân trọng, như: Tô Hoài, Vũ Quần Phương, Lê Đình Kỵ, Mã Giang Lân, Đỗ Lai Thúy, Hoài Việt, Bùi Hạnh Cẩn,
Lại Nguyên Ân… Nữ sĩ Mộng Tuyết viết: “Bính viết lục bát nhanh như văn
xuôi” Đoàn Thị Đặng Hương khẳng định: “Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ bậc nhất của thế kỷ này về thơ lục bát” Ngoài ra, còn nhiều bài viết,
khóa luận, luận văn, luận án khác lấy Nguyễn Bính và thơ Nguyễn Bính làm
đề tài nghiên cứu
Đặc biệt, nhà thơ Nga Ilia Phônhiacôp đã giới thiệu văn học Việt Nam và
thơ Nguyễn Bính với độc giả Xô Viết: “Đã xuất hiện nhiều tuyển tập của nhà
văn nổi tiếng Vũ Trọng Phụng…, lại vang lên những câu thơ bộc bạch tâm tư mạnh mẽ, lạnh lùng của thi sĩ Hàn Mặc Tử… Nhưng có lẽ hiện tượng nổi bật
nhất là sự trở về của Nguyễn Bính”[63;292]
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến mọi phương diện nội dung
và nghệ thuật thơ Nguyễn Bính Tuy nhiên, chưa có công trình, bài viết nào tập trung nghiên cứu đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính Đó là điều kiện để chúng tôi, trên tinh thần kế thừa và phát triển, với tinh thần cầu thị, có thể đi sâu vào tìm hiểu và đạt được mục đích nghiên cứu
3 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm thơ lục bát của Nguyễn Bính
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thơ lục bát của Nguyễn Bính ở cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945
Luận văn hướng tới mục đích là phát hiện và khẳng định giá trị nội dung
tư tưởng, giá trị nghệ thuật biểu hiện của thơ lục bát Nguyễn Bính nói riêng, thơ Nguyễn Bính nói chung
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 11Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Thể thơ lục bát và sáng tác của Nguyễn Bính
- Chương 2: Đặc điểm nội dung thơ lục bát Nguyễn Bính
- Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật thơ lục bát Nguyễn Bính
Trang 12Chương 1 THỂ THƠ LỤC BÁT
VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN BÍNH
1.1 Thể thơ lục bát
1.1.1 Lịch sử thể loại
Thơ lục bát đã có truyền thống lâu đời Theo ý kiến chung của nhiều nhà
nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa dân gian (Nguyễn Văn Hoàn - Thể lục bát
từ ca dao đến Truyện Kiều; Nguyễn Xuân Kính - Thi pháp ca dao…), thể lục
bát, sớm nhất, cũng chỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ XV
Từ đó đến nay, thể thơ này đã phát triển qua các giai đoạn: lục bát từ
cuối thế kỷ XV đến trước Truyện Kiều; lục bát trong Truyện Kiều; lục bát
trong Phong trào Thơ mới; lục bát đương đại
Lục bát là thể thơ cách luật đặc sắc của dân tộc, gần gũi với đời sống như hơi thở con người Lục bát là đứa con cưng của tiếng Việt; tiếng Việt đã nuôi lớn lục bát, đồng thời chính lục bát góp phần làm cho tiếng Việt hay hơn, đẹp
hơn Từ lục bát của ca dao, đến Truyện Kiều rồi thơ hiện đại, thể thơ dân tộc
này đã hiện hình một cách tài hoa, đã xác định cho mình một cấu trúc hoàn chỉnh, chuẩn mực Trong các thể thơ bền vững, lục bát có sức sống kỳ diệu, liên tục được bạn đọc yêu thích Bảng thống kê tỉ lệ thơ lục bát trong số 1144
bài thơ ở Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000 sẽ cho ta thấy rõ điều này:
Thể thơ
(chữ) 4 5 6 7 8
Lục bát
Tự do và hợp thể
Thơ văn xuôi
Trang 13trƣng dân tộc về mặt văn hóa đã nén lại trong dạng dân gian để tồn tại”
[22;188-198]
So với các thể thơ khác, thể lục bát - hồn phách của dân tộc Việt, với sự phối hợp hài hòa giữa dòng 6 chữ và dòng 8 chữ, cùng với nhịp điệu mềm mại và cách phối vần lưng đặc trưng của nền văn hóa Á Đông đã sống mạnh
mẽ cùng với nhiều thế hệ Việt Nam từ thuở khai sinh đến nay (bắt đầu từ cuối thế kỷ XV, khi nó được sinh ra cùng với người anh em song thất lục bát) Sự dung dị, mềm mại và khả năng dung nạp được cùng lúc nhiều nội dung đa dạng của đời sống đã khiến cho thể thơ này có sức sống trường tồn Ngay từ cấu trúc âm luật sáu - tám nhẹ nhàng, mượt mà, giản dị, hài hoà, dễ phối thanh, thể lục bát vốn dĩ đã rất gần gũi lối nói của người dân quê, dễ nghe, dễ nhớ, phù hợp với cảm xúc, lối sống của con người Việt Nam ta Thêm nữa, thể lục bát lại có khả năng biến hoá linh hoạt chứ không khô cứng Nó có thể duy trì hình thức chuẩn mực cổ điển, có thể trở về với dân gian hoặc tiến lên theo thi pháp hiện đại Trên bình diện thưởng thức, thơ lục bát cũng được dân
ta ưa chuộng, gìn giữ Bắt đầu từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện Nôm và đạt đến sự hoàn thiện với thiên tài Nguyễn Du, thơ lục bát vẫn được phát huy sức sống mãnh liệt của nó trong nền thi ca hiện đại Việt Nam
Do đó, lục bát là thể thơ có thế mạnh hơn cả trong việc thể hiện tâm hồn dân tộc, những nét văn hóa làng quê, đời sống và con người Việt Nam
1.1.2 Đặc điểm thể loại
Các thể thức của lục bát được tập trung thể hiện trong một khổ gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát) Có thể xem cặp 6 tiếng + 8 tiếng là đơn vị tế bào, một chỉnh thể tối thiểu của thơ lục bát:
Muốn cho biển hẹp nhƣ ao Bắc cầu đòn gánh mà trao nhân tình (Ca dao)
Trang 14Với sự tuần hoàn đều đặn của hai câu sáu - tám, thể thơ này rất thích hợp cho giọng kể lể, tâm sự, cho những nỗi niềm buồn đau thương xót, bâng khuâng nhớ nhung
Cũng như thể thơ Đường luật, thơ lục bát tuân thủ quy tắc “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”, nghĩa là các tiếng 1,3,5 trong câu có thể tự do
về thanh, nhưng các tiếng 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ Câu lục theo thứ tự
tiếng 2,4,6 là bằng; câu bát theo thứ tự tiếng 2,4,6,8 là
bằng-trắc-bằng-bằng:
Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Về vần, cách gieo vần phổ biến là vần bằng, vừa gieo vần chân, vừa gieo vần lưng Tiếng cuối của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng thứ 8 của câu bát lại hiệp vần với tiếng 6 của câu lục tiếp theo Chính sự đắp đổi đều đặn của hai phép gieo vần chân - lưng đã làm cho thơ lục bát có nhịp điệu uyển chuyển nhịp nhàng Sự chuyển đổi thanh điệu và khuôn âm của hai chữ mang vần ở câu bát đã làm cho hệ thống vần của thơ lục bát luôn chuyển hóa và thông thoáng, rất tự do và dễ liên kết Nếu lục bát dân gian có xu hướng tự do hóa mình bằng cách mở rộng dung lượng câu và thay đổi cách
gieo vần thì lục bát Truyện Kiều lại ổn định số lượng câu chữ và cách gieo
vần, nhưng lại tự do hóa mình bằng cách ngắt nhịp trong nội bộ câu Rất
nhiều câu thơ Truyện Kiều nếu đem đặt các dòng thơ theo nhịp thì sẽ thấy hệt
như những câu thơ tự do hiện đại :
Hỏi tên Rằng
Mã Giám sinh Hỏi quê
Rằng Huyện Lâm Thanh Cũng gần
Trang 15Thơ lục bát luôn uyển chuyển nhịp nhàng một cách ổn định, đồng thời
vẫn dễ co thắt, dễ duỗi dài Tính đàn hồi này đã làm giàu có thêm khả năng
diễn tả của thơ lục bát mà các thể thơ khác khó sánh kịp
Thế nhưng đôi khi tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát có thể tự do, có
thể chuyển sang thanh trắc; hoặc là câu lục giữ nguyên, còn câu bát lại theo
thứ tự trắc-bằng-trắc-bằng, người ta gọi là lục bát biến thể:
- Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
- Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
(Ca dao)
Về cách gieo vần, trong thơ lục bát có hai loại là vần chính và vần thông
Vần chính gọi là vần „giàu‟ hoặc vần „sát‟ gồm những tiếng theo một khuôn
âm như ao với sao, mờ với tơ, tơ với chờ:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai
(Ca dao)
Vần thông còn gọi là vần „nghèo‟ hoặc vần „gượng‟ gồm những
tiếng hợp nhau về thanh nhưng chỉ tương tự với nhau về âm, như đình với
cành, sen với xin:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
(Ca dao)
Trang 16Về luật phối thanh, các tiếng chẵn 2 và 6 là thanh bằng, đối nhau qua thanh trắc (4), câu bát có thêm một nhịp bằng nhưng bằng (6) và bằng (8) phải đối nhau về âm vực trầm (thanh huyền), bổng (thanh ngang)
Về đối, thơ lục bát không quy định nhất thiết phải có đối Tuy vậy, đặc trưng phổ biến của lục bát lại là tiểu đối và là đối thanh trong hai tiếng thứ tư hoặc thứ sáu của câu bát với tiếng thứ tám của câu đó Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại Có khi đối ý, có khi lại đối cả ý và thanh
Về nhịp, lục bát thường ngắt nhịp chẵn, mỗi nhịp 2 tiếng nhưng có thể gặp lối ngắt nhịp lẻ và xen kẽ nhịp chẵn / lẻ tùy theo nội dung cảm xúc; ví dụ, nhịp chẵn 4/2 và 2/2/4:
Trời mưa ướt bụi/ướt bờ
Ướt cây/ướt lá/ai ngờ ướt em
(Ca dao)
hay nhịp lẻ 3/3 trong câu lục:
Người quốc sắc/kẻ thiên tài
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e
(Truyện Kiều)
Có một số biến thể khác trong cấu trúc của thể lục bát:
- Thanh bằng ở tiếng thứ 2 đổi thành thanh trắc Thanh trắc ở tiếng thứ 4 đổi thành thanh bằng (ít gặp)
- Gieo vần câu bát ở tiếng thứ tư (có khi là tiếng thứ 2) Tiếng thứ tư này vốn mang thanh trắc phải chuyển thành thanh bằng (trầm)
- Câu thơ không phải là 6/8 mà có thể thêm hoặc bớt một số tiếng
Lục bát được nghiên cứu từ rất sớm, ít nhất từ đầu thế kỷ XX trong các công trình nghiên cứu của Dương Quảng Hàm, Hoa Bằng, Đặng Việt Thanh, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Lân, Nguyễn Hồng Phong, Hoàng Xuân Hãn, Lê
Trí Viễn, Phương Lựu, Trần Đình Sử… Hầu hết các tác giả đều thống nhất:
thơ lục bát có ngọn nguồn từ văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, thành ngữ) và
Trang 17tác phẩm thơ lục bát cổ nhất (Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê
Đức Mao) là khoảng thế kỷ XV Nó là “lối văn riêng của ta mà Tàu không
có”, “phát nguyên bởi ca dao phương ngôn, ngạn ngữ đời cổ”, là “thể văn tuyệt diệu của ta”, là “thể thơ quen thuộc của dân tộc mang cốt cách thuần túy Việt Nam”[67;123]
Riêng Nguyễn Xuân Kính lại có quan điểm: “Ở văn học người Hán của
Trung Quốc không có thể lục bát Trong lịch sử văn học Việt Nam, lục bát có vai trò đặc biệt và có sức sống mạnh mẽ”[43;215]
Lục bát được phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau Thơ lục bát ở
giai đoạn cuối thế kỉ XV đến trước Truyện Kiều còn trong tình trạng chưa
hoàn chỉnh, hình hài chưa cụ thể, còn xô bồ, tự do và có đôi chút lỏng lẻo Chức năng riêng của thể loại chưa được xác định, nó được dùng theo ngẫu
hứng, tự nhiên
Đến giai đoạn sau, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đánh dấu son cho sự
mẫu mực, cổ điển của thể loại lục bát Hai yếu tố gieo vần và phối điệu đã đạt tới sự thống nhất, ổn định Câu thơ đã xuất hiện hình thức đối Do có đối nên
sự diễn ý thơ đã có thêm khả năng mới, dòng thơ 6 hoặc 8 âm tiết được nhận thức như một tổ hợp hai đơn vị mới, mỗi đơn vị gồm 3 hoặc 4 âm tiết Vì thế dòng thơ như dồn nén lại, ý thơ trở nên súc tích, trọng lượng hơn
Lục bát thời kỳ nửa sau thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX
đều đi theo hướng mẫu mực đã được khẳng định chắc chắn từ trong Truyện
Kiều, về cơ bản nó không có sự tìm kiếm, lựa chọn nào khác
Cuối thế kỷ XIX, tác dụng của lục bát không kể chuyện được nữa mà chuyển sang nhận chức năng trữ tình làm chức năng chủ yếu Giai đoạn này chứng tỏ khả năng phong phú của lục bát trong việc biểu đạt nội dung của tác
phẩm trữ tình nhỏ Tiêu biểu cho thể thơ dân tộc ở giai đoạn này là Tản Đà
Lục bát trong Thơ Mới (1932 - 1945) đã có nhiều cách tân đa dạng về cả hình thức thể hiện (về gieo vần, về phối điệu…) cũng như nội dung biểu đạt
Trang 18Ngoài ra, còn có hiện tượng mới mẻ nhưng lại diễn ra ở khá nhiều tác phẩm, tác giả thời kì này là sự biến đổi về mặt cú pháp trên các dòng thơ Ranh giới dòng thơ và đơn vị cú pháp không còn trùng khít nữa, biểu hiện ở hai hướng:
(Uống rượu với Tản Đà - Trần Huyền Trân)
Hay đó là trường hợp ba dòng lục đi với một dòng bát:
Bẽ bàng, lá vẫn theo bên
Si tình, lá vẫn theo bên
Thuyền trôi vẫn quyến sao đêm
Hào quang vẫn ngủ êm đềm trong thơ
(Tình si - Vũ Hoàng Chương)
Trang 19Trong giai đoạn này, lục bát vẫn khẳng định chức năng trữ tình nhỏ nhưng theo khuynh hướng hiện đại Đó là bộc lộ trực tiếp cảm xúc và cái tôi cá thể đầy tính chủ quan
Lục bát sau năm 1945 đến nay được thừa hưởng những thành tựu nghệ
thuật giai đoạn trước, nên đã lớn lên theo tầm vóc của dân tộc; nó mới mẻ cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật
Về nhịp, lục bát thời kỳ này có sự ngắt nhịp, phối thanh linh hoạt của Thơ mới và đẩy nó lên cao hơn khi một câu thơ được cắt thành 5 hoặc 6 tiết
tấu, trong đó có đến 4 hoặc 5 nhịp 1:
Dẫu tôi đã dán mắt nhìn
Dẫu tôi nghiêng ngó//soi tìm quẩn quanh
Vẫn là mười ngón tay anh
(Xem ảo thuật - Thúc Hà)
Về phối điệu, gieo vần, cơ bản là theo quy tắc của truyền thống nhưng lục bát hiện đại có xu hướng cãi lại truyền thống êm đềm của thể loại ở chỗ sử dụng nhiều thanh trắc ở vị trí lẻ Có một số trường hợp có sự phá cách gieo vần ở tiếng thứ tư của câu bát theo một dụng ý nghệ thuật:
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội xuống bùn tay cấy mạ non”
(Bầm ơi - Tố Hữu)
Trang 20Sự cách tân trong vắt dòng, xếp câu thơ theo kiểu bậc thang được thể hiện ở mức độ cao hơn, phổ biến hơn Sự vắt dòng thơ không phải chỉ trong 2 dòng mà có khi đến 4 dòng, cá biệt lên đến 6 dòng Câu thơ xếp bậc thang liên tục mỗi chữ một dòng:
Chia cho em một đời Thơ
(Chia - Nguyễn Trọng Tạo)
Hiện tượng chấm câu giữa dòng cũng phổ biến và tạo được hiệu quả thẩm
mỹ cao:
Buồn như trăng đã lên rằm
thương người như đã trăm năm Tạ từ
(Tạ từ - Nguyễn Trọng Tạo)
Về chức năng biểu đạt: thơ lục bát từ sau năm 1945, nhất là từ sau năm
1975 đến nay thật phong phú, vừa trữ tình sâu đậm, vừa đầy những suy nghĩ tỉnh táo Có thể thấy so với lục bát những giai đoạn trước, lục bát giai đoạn này đa dạng hơn về giọng điệu, phong phú hơn về nội dung Không chỉ dừng lại việc biểu hiện những buồn thương ngậm ngùi, những nhớ nhung, lục bát giai đoạn này tiến tới biểu đạt những nội dung mới có tính chất suy lý tỉnh
Trang 21táo, hiện thực, chất chứa những tâm sự cá nhân trăn trở giống như các thể thơ
Nguyễn Bính đến với thơ rất sớm Tháng ba âm lịch Tân Mùi (1931), vào dịp Hội Phủ Dầy, chú bé 13 tuổi Nguyễn Bính đã có bài thơ đầu tiên công
bố được mọi người tán thưởng
Năm 1932, Nguyễn Bính theo anh ruột Trúc Đường ra Hà Nội Khi ấy, Trúc Đường đang dạy học ở một trường tư thục Bên cạnh vốn văn thơ dân tộc ngàn đời của làng quê đã thấm sâu trong tâm hồn mình, Nguyễn Bính còn được tiếp cận với văn học Pháp qua những bài dạy của anh cả Trúc Đường
Năm 1937, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với bài thơ Cô hái mơ và thực sự trở thành cái tên nhận được sự chú ý trên thi đàn lúc bấy giờ với Lỡ bước
sang ngang Cũng trong năm 1937, Nguyễn Bính đã nhận giải Khuyến khích
về thơ của Tự lực văn đoàn, một giải thưởng văn chương danh giá đương thời Vốn là người thích đi đây đó, và sau này, một phần cũng xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, Nguyễn Bính đã bôn ba khắp nơi Từ năm 1937, Nguyễn Bính vào Nam ra Bắc nhiều lần, và ở nơi đâu, Nguyễn Bính cũng để lại những kỷ niệm vui buồn trong lòng bạn bè, cũng có những bài thơ hay, ghi lại dấu ấn của cuộc đời mình
Trong thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), Nguyễn Bính chủ yếu sống ở Nam Bộ Những sáng tác của ông trong thời kỳ này lấy cảm hứng chính từ cuộc sống chiến đấu, sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây Nguyễn Bính hăng hái tham gia các hoạt động cách mạng, được giao giữ nhiều trọng trách: phụ trách Hội Văn nghệ cứu quốc tỉnh Rạch
Trang 22Giá, làm ở Ban Văn nghệ tỉnh Rạch Giá, làm Phó Chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh tỉnh Rạch Giá
Từ sau hòa bình lập lại đến những năm cuối đời (1954 - 1960), Nguyễn Bính trở về miền Bắc và sống những năm tháng êm đềm nơi quê hương nghĩa nặng tình sâu Ngày 30 Tết năm Ất Tỵ (20/1/1966), ông mất đột ngột tại nhà một người bạn yêu thơ ở xã Hòa Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Trong hơn 30 năm sáng tác, Nguyễn Bính để lại 19 tập thơ, 5 truyện thơ,
2 kịch thơ, 4 tập truyện, 2 kịch bản chèo và 1 tập lý luận sáng tác (Cách làm
thơ lục bát)
Tập thơ đầu tiên của Nguyễn Bính là Lỡ bước sang ngang (1940) Tiếp
đó là 6 tập thơ: Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân (1941), Một nghìn cửa
sổ (1941), Mười hai bến nước (1942), Người con gái ở lầu hoa (1942), Mây Tần (1942) Đây là giai đoạn sáng tác sung sức nhất và cũng thể hiện rõ rệt
nhất bản chất của “nhà thơ chân quê”
Sau Cách mạng, Nguyễn Bính cho ra mắt các tập thơ: Ông lão mài
gươm (1947), Đồng Tháp Mười (1955), Trả ta về (1955), Gửi người vợ miền Nam (1955), Trông bóng cờ bay (1957), Tiếng trống đêm xuân (1958), Tình nghĩa đôi ta (1960), Đêm sao sáng (1962) Giai đoạn này đánh dấu
những thay đổi cơ bản của Nguyễn Bính trong cách nhìn cuộc đời và con người
1.2.2 Quan niệm sáng tác
Nguyễn Bính từng viết về gia cảnh của mình trong bài Nhà tôi:
Thày tôi dạy học chữ nho
Dạy dăm ba đứa học trò loanh quanh
Trang 23Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo khó, ngay từ nhỏ, Nguyễn Bính đã được cha mình là ông đồ Nguyễn Đạo Bình dạy cho những bài học
đạo đức vỡ lòng, coi trọng chữ nghĩa, tài năng:
Nhà ta coi chữ hơn vàng
Coi tài hơn cả giàu sang ở đời
(Con nhà nho cũ)
Nguyễn Bính viết bài thơ vào năm 1943, gửi tặng Bùi Hạnh Cẩn, trong
đó nhà thơ tâm sự về cái giấc mộng công danh, sự nghiệp bút nghiên của mình, với hình ảnh thầy khóa, sĩ tử hồ hởi đèn sách lên kinh ứng thí, mong chiếm được bảng rồng, được trở thành Trạng nguyên Cái chua chát ở đây là thực tế phũ phàng, là sự vỡ mộng:
Bây giờ thời thế biến thiên
Nhà vua không lấy Trạng nguyên nữa rồi
Mực tàu giấy bản là thôi
Nước non đã hết những người áo xanh
Lỡ duyên búi tóc củ hành
Trường thi Nam Định biến thành trường bay
Tuy vậy, Nguyễn Bính vẫn đến với thơ ca như một định mệnh Thi sĩ đã
nhiều lần nói bằng thơ và bằng cả tâm tình về cái duyên nghiệp ấy: “Ai bảo
bước vào duyên bút mực - Suốt đời mang lấy số long đong - Người ta đi kiếm
giàu sang cả - Mình chỉ mơ toàn chuyện viển vông” (Xuân tha hương) Cảm
được cái viển vông, bẽ bàng của một đời thi sĩ nghèo trong xã hội bất công, nhưng không phải là nỗi thù hận đối với cuộc đời Duyên nghiệp hay cơ may
phải chăng chỉ là một, khi mà “Mình tôi giời bắt làm thi sĩ” (Hoa với rượu)
để ôm trọn kiếp “giời đày làm thơ” mà “Vốn riêng chỉ có bốn mùa lá rơi”
(Tiền và lá) Hơn nữa, Nguyễn Bính hiện diện trong làng thơ khi phong trào
Thơ mới đang ở vào thời kỳ phồn thịnh Lặng lẽ và khiêm nhường, nhưng độc đáo và đầy sức thuyết phục, với một năng lực sáng tạo nghệ thuật dồi dào, một dáng dấp không ai bắt chước được, một hồn thơ của thi sĩ lãng mạn, một
Trang 24tâm hồn thuần Việt bất tử cùng thời gian, đứng bên cạnh một Bàng Bá Lân, một Đoàn Văn Cừ, một Vũ Đình Liên, một Anh Thơ,… Nguyễn Bính xứng đáng với vai trò chủ soái đại diện cho một khuynh hướng thơ tiêu biểu của Thơ mới lãng mạn đương thời Và một cách hoàn toàn không khoa trương có thể nói rẳng: đó chính là một tinh hoa nằm cạnh những di sản quý báu của một lớp trầm tích văn hóa dân tộc trường tồn cùng thời gian Có thể nói, thơ Nguyễn Bính có một con đường riêng, không đến nỗi quá đặc biệt, nhưng rất chắc chắn để chinh phục bạn đọc Nói không quá đặc biệt, bởi trên thi đàn Thơ mới, mỗi người đều có những nét độc đáo riêng; nhưng nói chắc chắn, bởi xét ở góc độ quan niệm sáng tác, thơ Nguyễn Bính được bắt nguồn từ mạch tình cảm trong sáng, tha thiết, chân thành từ truyền thống của làng quê,
từ cội nguồn văn hóa Việt Nam, thơ Nguyễn Bính mang đậm đà phong cách
dân gian “Dấu ấn của Nguyễn Bính trên thi đàn Thơ mới là dấu ấn của một
trái tim chân quê hát những lời ca trữ tình của một hồn thơ lãng mạn Trong phong trào Thơ mới không có ai hát giống nhà thơ ấy Nguyễn Bính giống như một con chim sơn ca đồng nội bình dị, nó hót cái giọng riêng của mình trong bản giao hưởng thi ca buổi sáng của thế kỷ này trong văn chương Việt Nam.”[41;594] Đường về “chân quê” là con đường nghệ thuật của hồn thơ
lãng mạn Nguyễn Bính, đến với thơ Nguyễn Bính là đến với những hình thức dân gian dân tộc, đến với những giá trị văn hóa truyền thống của quảng đại
nhân dân “Không có gì đáng trách, khi thể hiện cái chân quê, Nguyễn Bính
vẫn không thôi là con người của hiện đại, cũng như khi phảng phất cái tình điệu lãng mạn đương thời, thơ Nguyễn Bính vẫn giữ được cái tình quê vốn dĩ”
(Lê Đình Kỵ)[45;296]
Mặt khác, sự độc đáo của hồn thơ Nguyễn Bính còn ở màu sắc cá thể hóa trong cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ; từ quan niệm sáng tác, đấy là ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân Sáng tác thơ ca trước hết là nhu cầu tự biểu hiện của cá nhân nhà thơ với tư cách một cái tôi trữ tình Cái tôi của Nguyễn Bính
là cái tôi nội cảm nhưng cũng là cái tôi đồng vọng của bao thời đại, bao lớp
Trang 25người, bao cảnh ngộ Nhưng ở thời Nguyễn Bính, cái tôi ấy bị chi phối bởi
hai góc nhìn, nói như Hà Minh Đức: “Ở Nguyễn Bính dường như có hai con
người, con người của đồng quê và con người thi sĩ giang hồ đắm đuối với sự nghiệp”(Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê)
Từ góc nhìn con người của đồng quê, hành trình sáng tạo thi ca của Nguyễn Bính là hành trình trở về quê hương yêu dấu muôn đời, trở về với
“hồn xưa của đất nước” Trong cảm quan nghệ thuật của Nguyễn Bính, quê hương rất đẹp, nó được xây dựng từ những kỷ niệm dễ gợi cảm nhất trong tâm linh con người về một miền quê thanh bình, hạnh phúc, đẹp một cách chân thực kiểu cổ điển chỉ có trong tưởng tượng Cái tôi thôn dân của nhà thơ thường hóa thân vào các nhân vật của mình (anh lái đò, cậu học trò trường huyện, anh khóa nghèo, cô gái hái dâu, người mẹ,… ) là những mảnh tâm hồn nơi thôn dã Đi cùng với cảm hứng nghệ thuật ấy, tư duy thơ Nguyễn Bính khi ấy không chỉ là hướng nội mà còn là hướng ngoại: hướng về làng quê và cuộc sống thực của những người bình dân, những cảnh đời éo le, ngang trái
Từ góc nhìn của con người thi sĩ giang hồ đắm đuối với sự nghiệp, Nguyễn Bính đã có những cảm nhận mới mẻ về cuộc sống hiện đại Môi trường đô thị với hiện thực đầy biến động của nó đã thật sự chi phối đến cảm quan nghệ thuật của thi sĩ, khi ấy cái tôi tiểu tư sản hiện diện, khẳng định và bộc lộ những trạng huống tình cảm của mình trước hiện thực Nếu lúc trước là
nguồn mạch cảm hứng “chân quê” thuần phác, hồn hậu khi viết về con người
và cuộc đời, là cái cảm xúc thẩm mỹ thiên về việc ngợi ca cái đẹp, cái thi vị,
hữu tình, vượt thoát lên trên cái khổ đau, lầm lụi, thì bây giờ giữa nơi “thành
thị gió mưa phai” tâm hồn thi sĩ đượm một vẻ sầu thương của những mối tình
đơn phương, lỡ dở, của những chia ly, thất vọng và của cuộc đời một thi sĩ
lãng mạn trong bi kịch tha hương, đeo đẳng một mối “sầu đô thị” Trên những nẻo đường đất khách “quê người đắng khói, quê người cay men”, sớm tiếp
xúc với cuộc sống đô thị phồn hoa nhưng cũng rất lạnh lùng khắc nghiệt, nhà thơ nhận ra bản thân mình không hòa nhập nổi với nó nên xót xa, ân hận, tiếc
Trang 26nhớ không nguôi về một quê hương thanh bình, tuyệt vời ân nghĩa Trong ý nghĩa ấy, sáng tác thi ca của Nguyễn Bính không chỉ là những buồn thương của một con người xa xứ, nó còn là khát vọng tình yêu, hạnh phúc, yêu quê hương nồng nàn Đấy cũng là cơ sở để sau Cách mạng tháng Tám, cảm hứng thi ca của Nguyễn Bính mở rộng trong cách nhìn mới với quê hương: quê hương cách mạng, quê hương Việt Nam, đất nước Việt Nam
Sinh thành và phát triển chủ yếu ở chặng đường mười năm trước Cách mạng (1945), giữa bão táp những biến động lớn lao của lịch sử và của thơ ca, thơ Nguyễn Bính lại mang được sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và những cách tân mới mẻ để trở thành nét đặc trưng của một hiện tượng thơ đã
là minh chứng cho quy luật phát triển của Thơ mới lãng mạn trong thời kỳ thăng hoa, phồn thịnh Nguyễn Bính là người nhạy cảm với cái mới, nhưng cuộc cách tân của Thơ mới được Nguyễn Bính thâu nhận một cách chừng mực Biểu hiện cách tân trong thơ Nguyễn Bính hài hòa, đan xen với đặc trưng mang tính truyền thống vốn đã trở thảnh bản sắc trong thơ ông Vậy nên
sự cách tân - đổi mới của thơ Nguyễn Bính không phải là một sự thay đổi đường đột, cực đoan Ngay từ những bài thơ đầu trong tập thơ thứ nhất của Nguyễn Bính trước Cách mạng đã có biểu hiện của sự cách tân; và ngược lại, đôi khi ở những thi phẩm mang đề tài mới, hiện đại nhưng lại được nhà thơ thể hiện bằng một hình thức truyền thống, hoặc vừa có yếu tố truyền thống, vừa có yếu tố cách tân
Từ sâu xa trong quan niệm sáng tác của Nguyễn Bính, những cách tân thơ ca (cả về nội dung và hình thức) không chỉ dựa trên cơ sở của truyền thống mà còn mang tính chất kế thừa và phát huy tinh hoa của truyền thống Bởi thế nó chính là những cách tân nghệ thuật chân chính và đương nhiên nó
sẽ được sáp nhập vào cái truyền thống và trở thành truyền thống
Nỗi buồn trong thơ Nguyễn Bính được diễn tả như một chủ đề cơ bản để bộc lộ tâm trạng của cái tôi tiểu tư sản Với màu sắc thẩm mỹ: buồn mà đẹp
mà thi vị, thơ Nguyễn Bính gợi chứa cái tâm sự đa sầu đa cảm mà thanh thoát
Trang 27của những tâm hồn thuần Việt đã được thể hiện trong thơ xưa Nó thật khác
xa với nỗi buồn bi lụy, tang tóc, nỗi buồn đã trở thành “chứng bệnh không gì cứu chữa nổi” của các thi sĩ lãng mạn đương thời Cũng như thế, tiếng thơ tình yêu của chàng thi sĩ lãng mạn “chân quê” này dẫu có phảng phất nỗi buồn xa xót của những dang dở, lỡ làng… thì cũng vẫn thật trong lành hồn hậu, đầy khao khát chân thành để hướng tới sự thủy chung như nhất, nó hoàn toàn không phải là thứ tình yêu nhục dục, cuồng si mà đôi khi vì “quá đà” và bất lực các thi sĩ trẻ tuổi đã coi nó như một thứ cứu cánh, một triết lý sống ở đời Vậy nên sự thể hiện cái tôi nội cảm của Nguyễn Bính trong thơ là một biểu hiện của những cách tân về phương diện nội dung Nhưng đó không phải
là cái tôi cô độc, đối lập với mọi người Ngược lại, thi sĩ đã bằng tâm sự của cái tôi cá nhân mà nói hộ cho nhiều người những khao khát, nghĩ suy trong cuộc sống Và ở những khía cạnh nhất định nó đã thấm nhuần cái đạo lý
“thương người như thể thương thân” của người xưa, làm nên giá trị nhân văn sâu sắc của thơ ca truyền thống
Về phương diện hình thức, những cách tân trong thơ Nguyễn Bính bộc lộ
sự nhạy cảm khi tiếp nhận cái mới, sự biến đổi theo đúng quy luật vận động, tồn tại của một hiện tượng văn học Nhưng những cách tân ấy, xét về bản chất, lại là sự khai thác, kế thừa, nhân lên những vẻ đẹp đa dạng của thơ truyền thống Thể lục bát hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Bính có thể được coi là mẫu mực Bởi lẽ, bên cạnh sự sinh động và linh hoạt của nghệ thuật biểu hiện, bên cạnh ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, mang tính cách điệu hóa cao của thơ ca hiện đại, vẫn là cái sắc thái nuột nà, nhuần nhụy, cái hồn hậu, thi vị của ca dao xưa được coi như âm điệu chính, chi phối và làm nên sự độc đáo của hồn thơ Nguyễn Bính
Điều đáng chú ý là Nguyễn Bính không làm thơ lục bát theo kiểu ca dao
Lê Đình Kỵ viết: “Nói hương vị quê hương đất nước thì không đâu bằng ca
dao Nhưng nếu thơ Nguyễn Bính không khác gì ca dao xưa thì Thơ mới sẽ nghèo đi mất một Nguyễn Bính Thơ Nguyễn Bính có đóng góp vào thơ ca
Trang 28Việt Nam, không tan biến vào cái biển ca dao mênh mông kia chính là vì Nguyễn Bính là người của Thơ mới đương thời, trong thơ anh vừa có cái không khí, cái linh hồn của ca dao xưa vừa phảng phất một cái gì đó của Thơ mới”[45;106] Dù sao Nguyễn Bính cũng là con người của thời đại ông và
đường về ca dao chỉ là một phương thức để thi nhân biểu hiện những tình ý mới mẻ của xã hội đương thời
Từ xa xưa, thể lục bát và đặc trưng của thể thơ thuần Việt này đã cho phép tác giả dân gian diễn tả một cách hồn nhiên, tự nhiên tâm tình vốn mộc mạc mà thi vị, trữ tình của họ trong cuộc sống Để chuyển tải những tình ý
của mình, Nguyễn Bính tập trung sử dụng thể lục bát (trong cuốn Nguyễn
Bính thơ và đời, Hoàng Xuân thống kê trong số 77 bài thơ trước Cách mạng
của Nguyễn Bính được tuyển chọn, giới thiệu, có tới 32 bài lục bát) Nguyễn Bính đã tiếp thu và kế thừa những đặc sắc nghệ thuật của thơ ca dân gian, tạo nên những thi phẩm độc đáo Điểu đáng quan tâm là cái tài hoa của một thi sĩ lãng mạn khi đưa một thể thơ đặc trưng của văn học dân gian vào văn học viết
mà vẫn giữ lại được cái hồn tinh túy của lối thơ truyền thống đó từ trong kết cấu, giọng điệu, thậm chí là cả thi tứ, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật,… Đồng thời, trên nền tảng, hồn cốt của lục bát ca dao, Nguyễn Bính đã biểu hiện tâm sự trữ tình, những cảm xúc, suy tư của con người cá nhân thời hiện đại Trong quan niệm sáng tác của Nguyễn Bính, thể thơ đắc dụng và linh hoạt nhất, phù hợp nhất với một nhà thơ chân quê, một thi sĩ lãng mạn như ông, đó là thể thơ lục bát
Trang 29
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH
2.1 Cái tôi trữ tình đa cảm
2.1.1 Giới thuyết về cái tôi trữ tình
Sáng tác thơ ca trước hết là nhu cầu tự biểu hiện của cá nhân nhà thơ với
tư cách một cái tôi trữ tình Trong cuốn Mỹ học, khi đề cập đến nội dung của thơ trữ tình, Hêghen viết: “Nguồn gốc và điểm tựa của nó là ở chủ thể, và chủ
thể là người duy nhất, độc nhất, mang nội dung Chính vì vậy cho nên cá nhân phải có được một bản tính thi sĩ, phải có một trí tưởng tượng phong phú, phải có một cảm xúc dồi dào, có thể lĩnh hội được những ý niệm sâu sắc.” Cái tôi trữ tình trong thơ là một cá tính sáng tạo, nhà thơ phải nói về
cuộc sống thông qua cảm nghĩ chủ quan của mình, nhà thơ phải hiện diện trong thơ với gương mặt tâm hồn độc đáo của mình; mặt khác tiếng lòng của nhà thơ cũng phải có sự đồng vọng, chia sẻ, cảm thông để có thể hòa hợp với tâm hồn của mọi người
Nếu cái tôi nhà thơ là toàn bộ con người nhà thơ trong cuộc sống thực thì cái tôi trữ tình là cái tôi nhà thơ được nghệ thuật hóa, là sự biểu hiện cụ thể những phẩm chất tâm hồn của nhà thơ trong tác phẩm thi ca Rõ ràng hai cái tôi ấy không phải là một, không hề có sự đồng nhất, nhưng luôn có mối quan
hệ thống nhất Cái tôi trữ tình gắn bó mật thiết với tính cách và cuộc đời nhà
thơ, nói như Hàn Mặc Tử: “Người thơ phong vận như thơ ấy.” Cuộc đời mỗi
nhà thơ đâu chỉ chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời đại mà còn có biết bao nỗi niềm riêng tư… tất cả đều in bóng trong sự tự biểu hiện của cái tôi trữ tình trên mỗi trang thơ
2.1.2 Cái tôi thôn dân
Tuy gốc gác không phải là một nông dân nhưng Nguyễn Bính vẫn luôn là một thôn dân bởi lẽ ở tuổi thơ, Nguyễn Bính đã tiếp thu sâu sắc tinh
Trang 30hoa của văn minh thôn dã, văn hóa xóm làng, ở tuổi hoa niên, Nguyễn Bính phiêu bạt giang hồ khắp nơi trên đất nước, sống ở chốn thị thành mà tâm hồn bao giờ cũng hướng về nơi xóm mạc thôn quê
Với tư cách là một cái tôi thôn dân, gương mặt thơ ca của Nguyễn Bính đã được khẳng định rõ nét trong Phong trào Thơ mới Giữa bao nhiêu
cái tôi trữ tình độc đáo mới thấy thật đúng và hay là lời của Hoài Thanh “quê
mùa như Nguyễn Bính” Đúng và hay vì đấy là một xác định về phẩm chất với
ý khen ngợi Đúng là những ai đã từng yêu thơ Nguyễn Bính thì không thể không một lần rung động khi nghe khúc nhạc của lòng ông và cũng là khúc nhạc tâm hồn của người quê bao đời Nguyễn Bính chỉ thật là Nguyễn Bính khi cái tôi trữ tình của ông có ý nghĩa điển hình cho bao tâm tư và tình cảm,
bao nghĩ suy và khát vọng của những người đã, đang và sẽ sống “trong lũy tre
xanh - giới hạn làng” Giọng thơ Nguyễn Bính vừa cất lên, người ta đã thấy
ngay cái hồn của làng mạc, vườn tược, ruộng đồng:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư)
Đấy là cái tôi thôn dân chân thành, tha thiết có nhu cầu phơi trải lòng mình một cách trực diện trong cái “bệnh” khó chữa, bệnh tương tư Tâm sự của cái tôi ấy được thể hiện bằng lời ăn tiếng nói của người quê trong cuộc sống hàng ngày, rất tự nhiên, mộc mạc, phù hợp với không khí chung của
toàn bài thơ: “Hai thôn chung lại một làng - Cớ sao bên ấy chẳng sang bên
này?” Hệ thống hình ảnh trong bài thơ là sự kết nối của những gì đã thành
ước lệ trong tâm thức của mọi thôn dân: thôn Đoài, thôn Đông, con đò, bến
nước, đình làng, hoa bướm, giàn giầu, hàng cau Lối suy nghĩ của cái tôi thôn
dân này cũng gắn chặt với đất trời cây cỏ quê hương, ngày, tháng, năm trôi
qua được nhận biết bằng sự biến đổi của cây lá “Ngày qua ngày lại qua ngày -
Trang 31Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”, được ước đếm bằng cách tính khoảng
chừng “Tương tư thức mấy đêm rồi - Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?” Ngay khoảng cách cũng được ước định khoảng chừng “Nhưng đây cách một
đầu đình - Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?”; và chất liệu của nỗi nhớ cũng
đậm đặc tâm lý thôn dân “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông - Cau thôn Đoài nhớ
giầu không thôn nào?”
Cái tôi của Nguyễn Bính là cái tôi nội cảm nhưng cũng là cái tôi đồng vọng của bao thời đại, bao lớp người, bao cảnh ngộ Có thể nói cái tôi trữ tình của Nguyễn Bính nhập thân rất sâu vào tâm hồn những người quê, hay nói cách khác, những yêu thương và trăn trở của dân quê là của chính tác giả Nguyễn Bính đã dễ dàng nói được cái tâm lý dân quê trong thơ mình, cái tâm
lý trân trọng cội nguồn, gắn bó thủy chung với những gì mộc mạc, giản dị mà thắm thiết tình người - qua đó nhà thơ đã khơi gợi được những tình cảm tốt đẹp về quê hương trong lòng ban đọc:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
(Chân quê)
Nông thôn Việt Nam vốn quen thuộc với nếp sống cộng đồng làng xã Con người ở đây được bao bọc trong những tình quê nguyên sơ, đậm đà, trong sáng: tình cảm gia đình, họ hàng, xóm giềng, bè bạn… Giữa một thiên nhiên vô tư khoáng đạt, giữa một nhịp điệu sống bình lặng nhẹ nhàng, những người quê có điều kiện để sống thực với bản chất của mình, yêu và ghét đều hết mình, bộc lộ chân thực niềm mong mỏi, mơ ước về những điều tốt đẹp và hạnh phúc Tình quê trong thơ Nguyễn Bính nói rộng ra là tình cảm hướng về cái đẹp và cái thiện, khao khát trở về hồn cốt thiêng liêng của đời sống dân tộc Điều quan trọng là Nguyễn Bính đã biết cách cụ thể hóa cái gọi là hồn quê trừu tượng kia bằng những biểu hiện của tình quê chân thực, đằm thắm, cũng như những nét tâm lý điển hình gợi nên dáng dấp sinh hoạt của một thời Một người mẹ nghèo khổ tiễn con gái về nhà chồng, một cô thôn nữ ngây thơ
Trang 32và e thẹn trong đêm hát chèo, một anh trai làng lo sợ và ghen bóng ghen gió khi đón người yêu đi tỉnh về, những rạo rực say mê khi mùa xuân tới, nỗi cô đơn của người hàng xóm, giấc mơ quan trạng huy hoàng ăn sâu vào tiềm thức
từ gã thư sinh cho tới anh lái đò… và bao nỗi tâm tình chân chất, giản dị không khỏi làm người ta xúc động đến nao lòng:
Cái ngày cô chưa có chồng
Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa
… Từ ngày cô đi lấy chồng
Gớm sao có một quãng đồng mà xa
(Qua nhà)
Từ trong bản chất, Nguyễn Bính đã là người rất chân quê trong số những người quê và ông đã luôn dùng cái tôi trữ tình thôn dã của mình để kể chuyên làng quê Nhiều khi cái tôi ấy đã hóa thân vào các nhân vật trữ tình, những người, những vật, những bướm và hoa:
Có cô em bé chưa chồng
Bướm có bằng lòng tôi mối manh cho
Kết hoa mười mấy bến đò
Kết hoa trắng cả hai bờ sông trong
(Đám cưới bướm)
Nguyễn Bính đã thổi vào các sự vật cái hồn quê của mình Nguyễn Bính đã giữ được cái hồn cốt thôn dân khi đương thời chính nó đã mai một, phôi pha Có lẽ Nguyễn Bính biểu đạt cái chân quê của mình để thức gợi cái
chân quê, cũng là cái “hồn xưa của đất nước” ở những đồng bào xiết bao
thương mến và gắn bó của thi nhân Và phải chăng với cái tôi thôn dân, Nguyễn Bính đã chuẩn bị sẵn cho mình cái khả năng hòa lẫn trong vô số những tác giả xưa sống giữa dân gian, tên tuổi của họ bị lãng quên, nhưng tác phẩm của họ sẽ được lưu truyền mãi mãi từ đời này sang đời khác, nhất là ở chốn đồng quê
Trang 332.1.3 Cái tôi “sầu đô thị”
Nguyễn Bính không thể đứng ngoài thời đại của ông, một thời đại có
biết bao biến đổi thăng trầm đã buộc không ít người quê phải ra tỉnh, phải lưu lạc xứ người Thật đúng khi có ý kiến cho rằng Nguyễn Bính là người lái đò qua lại giữa hai bờ nông thôn và thành thị trên khúc sông của buổi giao thời
Nguyễn Bính thường coi hành động rời quê ra tỉnh của mình là chuyện “lỡ
bước sang ngang”, là kiếp “chim lìa đàn” để rồi “Sớm nay sực tỉnh sầu đô thị” khi nhận thấy bước đường lưu lạc của mình cũng là bước đường của
nhiều mất mát, đau đớn, xót xa
Nếu ở những trang thơ viết về thôn quê, Nguyễn Bính thường có những dòng thơ thật trong sáng, đẹp đẽ, thơ mộng thì ở những trang thơ viết
về đời sống thị thành, Nguyễn Bính lại có cách nhìn khác hẳn, nhà thơ chân quê ấy ít thấy cái đẹp, cái mơ mộng, mà kỷ niệm về thành thị thường là những
kỷ niệm buồn luôn gắn với sự mệt mỏi, túng thiếu, cô đơn, chán nản Đối với một thôn dân như Nguyễn Bính, khuôn mặt thành thị hiện ra thật xa lạ, nó
mang nghĩa đối lập với nông thôn (phồn hoa đối thanh đạm, xứ người đối quê
mình), nó gắn liền với những gì dễ đổi thay, bất an, tha hóa, tạo cho con người
cảm giác lạc loài, bơ vơ và lo âu
Có thể nói ngay ở nỗi “sầu đô thị”, cái tôi trữ tình của Nguyễn Bính cũng có ý nghĩa điển hình cho tâm trạng của biết bao người trong buổi đầu tiếp xúc với cuộc sống thị thành Ở đây, trong sự tương phản sâu xa giữa cuộc sống thôn dã bình lặng, bất biến với cuộc sống nơi đô thị ồn ã, đầy biến động, một tâm hồn chất phác, chân quê như Nguyễn Bính cảm nhận sâu sắc sự xung
khắc, khó hòa nhập nổi với cái nơi “Kinh đô cát bụi bay nhiều - Tìm đâu thấy
một người yêu hoa hồng”(Đóa hoa hồng) Hơn đâu hết, cuộc sống đô thị hiện
đại là cuộc sống của những người tứ xứ họp lại, cuộc sống ấy mài sắc ý thức
về bản thân, về gia đình mỗi người Trong thơ về thôn quê, Nguyễn Bính thường hóa thân vào những mảnh tâm hồn nơi thôn dã, những bà mẹ, những anh khóa, anh lái đò, cô hái dâu…; trái lại, trong những dòng thơ “sầu đô thị”,
Trang 34Nguyễn Bính thường xuất đầu lộ diện và xưng “tôi” một cách mạnh dạn, tự khẳng định Khi ấy cái tôi của nhà thơ vừa là một sản phẩm đô thị, vừa là một thực thể độc lập, tách biệt với chính cuộc sống đô thị, do vậy con người ấy ở đâu cũng cảm thấy mình là kẻ lỡ làng một cá nhân ý thức sâu sắc về sự lạc loài, cô đơn
Nỗi buồn cô đơn là nét tâm trạng điển hình của nhiều nhà thơ mới:
“Cô đơn muôn lần, muôn thuở cô đơn”(Xuân Diệu), “Một chiếc linh hồn nhỏ
- Mang mang thiên cổ sầu”(Huy Cận), “Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ - Một đôi người u uất nỗi chơ vơ”(Vũ Hoàng Chương)… Nguyễn Bính cũng thế
Rời bỏ đồng quê để tha hương nơi đô thị, thế mà tha hương cũng không tìm thấy cuộc sống hạnh phúc thanh thản hơn thì vốn là người đa sầu đa cảm, Nguyễn Bính lại càng có dịp đào sâu khai thác cái thế giới nội tâm u uẩn của con người, nhất là tâm trạng cô đơn Nhưng tâm trạng cô đơn của Nguyễn Bính không phải là sự thoát ly cuộc đời, trái lại, nhà thơ vẫn luôn gắn bó với cuộc đời, vẫn mải miết trên hành trình vô vọng của mình để tìm sự chia sẻ, cảm thông, để quên đi nỗi buồn cô đơn, nỗi buồn xa quê Trên hành trình tha hương, đã hơn mười lần Nguyễn Bính nhắc đến chuyện uống rượu cho say
để quên cảnh lữ thứ, nhưng cả đến rượu cũng không làm người ta quên được nỗi buồn, Nguyễn Bính lại ra đi như mong tìm kiếm hạnh phúc ở một nơi nào xa xôi:
Nửa đêm nghe tiếng còi tàu
Ngày mai ta lại bắt đầu ra đi
(Nửa đêm nghe tiếng còi tàu)
Không đi cũng uổng một đời
Nhổ sào lên chứ khi trời rạng đông
(Con nhà nho cũ)
Sự cô đơn, lòng sầu xứ, tâm trạng lưu đày, nỗi bế tắc, cảm giác không hòa nhập được với cuộc sống phồn hoa đã làm đậm thêm mối “sầu đô thị”, đã mang tới cho cái tôi trữ tình Nguyễn Bính hơi thở chua chát, thê lương và đốt
Trang 35nóng lên ngọn lửa khao khát ngày trở về quê hương (Thư gửi thày mẹ)
Chính trong những lúc “sầu đô thị”, cái tôi thôn dân của Nguyễn Bính càng bộc lộ rõ hơn bao giờ hết
2.1.4 Cái tôi công dân
Thời đại và ý thức trách nhiệm của người công dân đã làm chuyển biến mạnh mẽ ngòi bút Nguyễn Bính Qua cái tôi nội cảm của mình, Nguyễn Bính đã nói lên được cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của con người Việt Nam trong cuộc sống mới sau Cách mạng Niềm vui lớn nhất của Nguyễn Bính là niềm vui của người nô lệ được cởi bỏ gông xiềng Càng thấm thía kiếp sống khổ nhục của người dân mất nước, Nguyễn Bính càng cảm nhận sâu sắc ý nghĩa đích thực của cuộc đời tự do Những vần thơ đầu tiên của Nguyễn Bính trên ngả đường mới đã ra đời ở miền Đông Nam Bộ:
Những ai xứng đáng là người
Hãy hy sinh hết cho nòi giống ta
Hãy nên vì nước quên nhà
Coi thường thân sống mới là trượng phu
Nguyễn Bính đã thực sự hòa mình vào dòng thác vĩ đại của dân tộc trong cuộc Cách mạng tháng Tám và tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Pháp Nhà thơ chân quê thuở trước, nhà thơ của bao nỗi sầu thương, tương tư, mong nhớ, hờn tủi, bẽ bàng, bây giờ làm một “tuyên truyền viên” cho cuộc kháng chiến, “ba cùng” với đồng bào và chiến sĩ, làm thơ vạch rõ dã tâm quân xâm lược, động viên, khích lệ mọi người hăng say tham gia kháng chiến Những
ngày đó thơ Nguyễn Bính thường đăng trên tờ báo Tổ quốc, cơ quan tuyên truyền của khu Tám và trên tờ Văn nghệ Đồng Tháp Những câu thơ Nguyễn
Bính nôm na, mộc mạc như hò, vè nhưng lại có sức mạng khơi gợi, thức dậy nghĩa khí của người dân Nam Bộ nên được nhiều người thuộc lòng, truyền tụng và khi hò khi hát trên mọi nẻo đường sông nước phương Nam:
Trang 36Nước ta độc lập chưa thành
Dân ta sao nỡ sao đành ngồi yên?
Chim kia có cánh thì bay
Con ơi, có nước thì mày phải thương!
Những lời tâm huyết ấy cho thấy Nguyễn Bính đã nhập cuộc hết mình vào cuộc sống kháng chiến, nói lên thật chân thành tâm tư tình cảm của những người kháng chiến Nhiều bài ca dao của Nguyễn Bính được truyền tụng bởi lời lẽ mộc mạc, dễ nhớ mà tình ý lại lắng đọng, sâu xa:
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy sen lại nhớ đồng quê Tháp Mười
Thấy trăng thì nhớ đến người
Thấy sao lại nhớ đến lời thề xưa
…Nước ta quý nhất quốc kỳ
Dân ta quý nhất người đi chiến trường!
Đề tài kháng chiến là đề tài khó, lại phải viết kịp thời, điều ấy thật
không dễ với mọi nhà thơ, nhất là với những nhà thơ từng đứng chân trong trào lưu thơ mới lãng mạn trước 1945 Thấm thia lẽ đời ấy của thơ ca, nhà văn
Sơn Nam viết: “Nguyễn Bính đã thành công lớn, trong giai đoạn mà ít ai
thành công Bây giờ nếu cho rằng Nguyễn Bính là một thiên tài có lẽ hơi sớm Nhưng hậu thế cho ta thấy rằng thơ của Nguyễn Bính có nhiều câu trở thành
ca dao.”[63;117]
Từ một nhà thơ trữ tình đồng quê, Nguyễn Bính đã trở thành nhà thơ trữ tình công dân, trữ tình cách mạng Cùng với biết bao văn nghệ sĩ yêu nước, giàu nhiệt huyết thời ấy, Nguyễn Bính vững bước đi theo kháng chiến
vì tin vào sự nghiệp chính nghĩa, tin vào sức mạnh vĩ đại của nhân dân, tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ Sống và chiến đấu với đồng bào Nam Bộ, hiểu rõ tâm tư tình cảm của họ, Nguyễn Bính đã nói lên thật sâu sắc, thấm thía tấm lòng của những người con mộc mạc, giản dị mà bền bỉ,
Trang 37thủy chung, họ gửi trọn niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của vị Cha già kính yêu:
Con giờ gian khổ đến đâu
Vững tin vì biết trên đầu có Cha
Muôn năm Cha mãi không già
Cha là hạnh phúc, Cha là tương lai
Nguyễn Bính ý thức được vận mệnh của dân tộc gắn với tài thao lược của Bác, cho nên nhà thơ khẳng định bao giờ còn đất trời non nước thì vẫn còn đó niềm tin yêu, tôn thờ người soi đường, chỉ lối, còn tấm lòng kiên trung với quê hương đất nước:
Còn trời, còn nước, còn non
Nước non còn đó con còn thờ Cha
(Thư gửi về Cha)
Nhà thơ Bảo Định Giang cho rằng trong những năm tháng “đi mút mùa” với cách mạng và kháng chiến, Nguyễn Bính đã để lại nhiều vần thơ quý giá, được đồng bào truyền tụng và thực sự trở thành sức mạnh của họ, giúp họ vượt lên bao gian khổ, thiếu thốn, bao đau thương, mất mát, hy sinh
để kiên cường kháng chiến Không phải ngẫu nhiên, khi nhận xét về sự thay đổi mạnh mẽ của ngòi bút Nguyễn Bính, một người bạn rất yêu mến thi nhân
đã so sánh thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng:
Tình thơ say đắm hương quê
Vấn vương ngõ trúc đi về bướm hoa
với thơ Nguyễn Bính trong kháng chiến:
Thơ vào thời thế tráng ca
Gửi vô trong nớ, gửi ra chiến hào
(Lộng Chương - Đọc lại thơ Nguyễn Bính)
Trang 382.2 Tình yêu chân phác, đậm chất thế sự
2.2.1 Tình yêu chân phác, dân dã
Nếu Nguyễn Bính từng cho nắng mưa là bệnh của trời đất, mà trời đất
chẳng bao giờ hết nắng mưa, thì suối nguồn yêu đương trong lòng nhà thơ cũng chưa bao giờ vơi cạn Nguyễn Bính dã dành phần lớn tình cảm của mình cho trái tim yêu đương, cho tình yêu của riêng mình và cho cuộc đời chung:
Yêu yêu mãi thế này
Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu
(Lòng yêu đương)
Có lẽ đương thời Xuân Diệu và Nguyễn Bính là hai nhà thơ tình được yêu mến nhất Nhưng chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn Pháp, thơ tình xuân Diệu như một luồng gió mới cả về tứ thơ, ngôn ngữ, âm điệu, cách biểu
hiện… Với Xuân Diệu, yêu là mục đích, là lẽ sống: “Làm sao sống được mà
không yêu - Không nhớ, không thương một kẻ nào?” Thế nên thơ tình xuân
Diệu luôn có cái đắm say, bộc bệch, lại hối hả, vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng ngay những gì hiện có của cuộc đời, và những vần thơ ấy nhanh chóng chiếm lĩnh được tâm hồn đông đảo thanh niên trong giới trí thức và tầng lớp thị dân Còn thơ tình Nguyễn Bính lại hợp với tâm hồn người bình dân bởi hồn thơ Nguyễn Bính là hồn ca dao, có rất nhiều câu thơ như thể ca dao tình yêu:
Hồn anh là hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may)
Vì tằm tôi phải chạy dâu
Vì chồng tôi phải dầu hao bấc gầy
(Thờì trước)
Người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước những sáng tạo, tìm tòi của
thi sĩ Trong bài Không đề, con thuyền và cánh buồm kia đưa người yêu đi xa
Trang 39đần rồi mất hút, nhưng nỗi nhớ thì ngày càng lớn dần và tràn đầy tâm hồn người ở lại:
Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu… cánh buồm nâu… cánh buồm…
Nguyễn Bính làm thơ tình rất sớm Mới 13 tuổi, người thi sĩ đồng quê
đã nổi tiếng với bài Thơ tiên, một bài thơ làm như lời tiên truyền dạy một cô
gái quê:
Nay tiên góp ý cho nàng
Việc trăm năm chọn anh chàng nào đây?
Từ đó cho tới Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Bính đã viết được 96 bài thơ tình Những bài thơ lục bát của Nguyễn Bính đã nói lên tiếng lòng của trai gái yêu nhau chốn làng quê Đó là những rung động sâu xa, thầm kín của tình yêu dược diễn tả thật mộc mạc và tinh tế ở nhiều cung bậc khác nhau: từ lúc còn ngây thơ trong sáng bước vào tuổi yêu đương cho đến khi phải lòng ai
đó rồi nhớ nhung tương tư; từ nỗi khắc khoải mong chờ giận hờn khi hẹn hò đến những đau đớn xót xa khi cách trở biệt ly Trong thơ Việt Nam thời trước thật khó có những câu thơ như thế này:
Em nghe họ nói mong manh
Hình như họ biết chúng mình… với nhau
Đấy là hai câu thơ trong bài Chờ nhau Cô gái ấy không muốn dùng
chữ “yêu” - cái tiếng rõ ràng và cụ thể quá Chỉ “chúng mình… với nhau” thế
thôi, trốn một động từ nhưng làm rõ cả diện mạo tâm lý Người con trai có
bạo dạn hơn, nhưng khi nhắc đến chữ “yêu” thì cũng phải giảm nhẹ thành
“yêu yêu”; tác giả dường như càng đắc ý khi dùng lại được hai tiếng mà ngay
cả ở thời ấy cũng đã là quê - “phải lòng”:
Một hôm thấy cô cười cười
Tôi yêu yêu quá nhưng hơi mất lòng
Biết đâu rồi chả nói chòng:
“Làng mình khối đứa phải lòng mình đây!”
(Qua nhà)
Trang 40Nhưng tinh tế và gợi cảm hơn cả là những vần thơ tình mà ở đó Nguyễn Bính tự biểu hiện cái tôi trữ tình của chính mình Nguyễn Bính đa tình và đi nhiều, đến đâu cũng tưởng tượng ra để yêu và làm thơ tình; đương thời người ta vẫn truyền nhau giai thoại về cái hộp sắt tây đựng đầy thơ tình
và thư tình của Nguyễn Bính Ngay khi biết là mình đã yêu rồi, người đa tình
ấy cũng chưa dám thổ lộ mà cứ rụt rè, e ấp mãi:
Phường chèo hát Nhị Độ Mai
Sao em lại đứng với người đi xem?
Mấy lần tôi muốn gọi em
Lớp Mai Sinh tiễn Hạnh Nguyên sang Hồ
(Đêm cuối cùng)
Cùng chung một tâm trạng yêu đương rụt rè, e ấp này còn có các bài
Mỵ Nương, Tình tôi, Đàn tôi Nhưng tình yêu không phải bao giờ cũng vui
tươi, hồn nhiên mãi vì “Cái yêu làm tội làm tình cái thân” Khi yêu là bắt đầu
chuốc lấy nhớ mong, tương tư, khắc khoải đợi chờ, trách móc giận hờn và cả ghen tuông nghi ngờ Với hồn quê mộc mạc dân dã, Nguyễn Bính hay cụ thể hóa những tình cảm yêu đương trừu tượng thành những sự vật, hiện tượng cụ thể, chẳng hạn đây là nỗi nhớ:
Nhớ người nhớ cả vầng trăng
Đêm đêm giời cứ xây bằng nước mưa
(Nghĩ làm gì nữa)
Đây là sự say mê đến mức như tôn thờ:
Ai yêu như tôi yêu nàng
Họp nhau lại, họp thành làng cho xinh