Chất thế sự trong thơ tình

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính (Trang 41)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Chất thế sự trong thơ tình

Thơ Nguyễn Bính là thơ về người bình dân, thơ của người bình dân, mà cuộc sống thôn quê nói riêng và rộng ra cả xã hội đương thời nói chung cũng không nhiều chất lãng mạn, bay bổng, chủ yếu lại là đắng cay, chua xót, đen tối, đau thương, do vậy thơ tình của ông rất đậm đà chất thế sự. Chuyện đời thời ấy đầy bất trắc và tình yêu trong thơ Nguyễn Bính luôn đầy ắp những

lo âu khắc khoải, những éo le bất hạnh bởi sự dối lừa bội bạc của đời, của người:

Tƣởng rằng bền, ngỡ rằng lâu Lửa giầu sang đốt cháy cầu tơ duyên

(Tôi còn nhớ lắm)

Đáng chú ý là trong thơ Nguyễn Bính, nếu ở những vần thơ quê hương phần mộng thường nhiều hơn phần thực thì ở những vần thơ tình phần

thực lại nhiều hơn phần mộng. Đa số những bài thơ tình của Nguyễn Bính viết về những mối tình dang dở, lỡ làng. Có vô vàn lý do chia cắt những cuộc tình, nhưng lý do thường gặp nhất là do hoàn cảnh khó khăn, địa vị kém cỏi không đáp ứng nổi những đòi hỏi của thói đời phiền nhiễu:

Con tằm đƣợc mấy tiền tơ Chao ôi mà ƣớc mà mơ lấy nàng

(Nhà tôi)

Dù sao đấy là những dâu bể thường tình trong xã hội. Hình bóng “cố nhân” rồi sẽ phai nhạt dần, đau đớn xót xa rồi cũng nguôi ngoai và người ta có thể cao thượng cười nhạt:

Cao tay nâng chén rƣợu hồng Mừng em, em sắp lấy chồng xuân nay

(Rượu xuân)

Nhưng cũng có lúc thật khó cười nhạt như thế mà chỉ còn cách âm thầm lặng lẽ chịu đựng những cay cực của đời. Ấy là bi kịch tình yêu trong bài Giấc mơ anh lái đò. Mở đàu là kỷ niệm thân thiết của một thời xa vắng, là một niềm ao ước nhỏ bé nhưng ngập tràn tình yêu:

Năm xƣa chở chiếc thuyền này Cho cô sang bãi tƣớc đay chiều chiều Để tôi mơ mãi mơ nhiều

Ước mơ cứ lớn mãi, bay bổng lên cao mãi để trở thành điều kỳ diệu như một phép tiên; có lẽ đấy chính là biểu hiện của một hồn thơ thấm đẫm những suy tư dân gian - những gì khó có thể thực hiện trong đời thì đều có thể thực hiện được trong thơ: “Tƣng bừng vua mở khoa thi - Tôi đỗ quan Trạng vinh quy về làng.” Anh lái đò chìm đắm trong mơ màng về cảnh tượng vinh hiển và hạnh phúc ấy, anh hình dung ngày vui không thể thiếu vắng người con gái mà anh mến thương: “Võng anh đi trƣớc võng nàng - Cả hai chiếc võng cùng sang một đò”, anh tưởng tượng về một đám cưới to có lẽ miền quê đó chưa thấy bao giờ… Anh mải sống với ảo ảnh mà quên đi cuộc đời thực “Buông sào cho nƣớc sông trôi - Bãi đay thấp thoáng tôi ngồi tôi mơ.” Nhưng bởi là mơ, lại là giấc mơ quá đẹp, quá huy hoàng trong một thực tế phũ phàng, do đó nó cũng nhanh chóng tan đi y như nó chợt đến:

Con sông nó có hai bờ

Tôi chƣa đỗ Trạng, thôi cô lại nhà

Bài thơ kết thúc và để lại trong lòng ta một chút hẫng hụt, những dư vị bâng khuâng nuối tiếc, khi từ thế giới kỳ ảo của mộng mơ lại trở về với những nhọc nhằn lam lũ của đời thường.

Còn có nhiều bi kịch khác: yêu người mà không được người yêu lại cũng khổ; yêu nhau rồi mà phụ nhau thì còn khổ hơn. Trong tình yêu sự bội bạc luôn bị lên án, hơn cả giận hờn mà là khinh bỉ, hơn cả oán trách mà là mỉa mai:

Hồn tôi giếng ngọt trong veo

Trăng thu trong vắt, biển chiều trong xanh Hồn cô cát bụi kinh thành

Đa đoan vó ngựa, chung tình bánh xe

(Tình tôi)

Trên bước đường tha hương, Nguyễn Bính đã cảm nhận, trải nghiệm và chứng kiến những mối tình nơi thị thành đầy bụi bặm, gió mưa phai. Nó khác hẳn thứ tình yêu thôn quê nhẹ nhàng mà đằm thắm, là chất keo dính tâm

hồn của những chàng trai, cô gái thôn quê. Nó đa đoan, đa sự, thực tế và lạnh lùng:

Hồn tôi nhƣ vũng nƣớc đầy Em nhƣ cữ nắng bảy ngày chƣa thôi

(Vũng nước)

Lòng em nhƣ chiếc lá khoai

Đổ bao nhiêu nƣớc ra ngoài bấy nhiêu

(Em với anh)

Không hề lãng mạn, đấy là tính hiện thực, là chất thế sự trong thơ tình Nguyễn Bính.

Tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi người ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại, bởi như Ghécxen, nhà cách mạng dân chủ, nhà văn Nga đã nói “Nhà văn là một nỗi đau khổ”. Nguyễn Bính đã trả giá bằng những yêu đương đau khổ của cuộc đời mình để có được những vần thơ tình tuyệt diệu; với Nguyễn Bính, ngôn ngữ tình yêu cất lên tiếng nói mọi nỗi niềm u uẩn sâu kín nhất của con người, đặc biệt là khi buồn bã đau thương vì dang dở. Suy đến cùng, những bi kịch tình yêu trong thơ Nguyễn Bính là sự phản chiếu cuộc đời có quá nhiều bi kịch xót xa. Nguyễn Bính đã thực sự trở thành nhà thơ của nhân dân khi ông thác lời cho nhiều số phận tình yêu. Gương mặt các nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Bính rất đa dạng, đó là những học trò trường huyện, trai gái làng, cô lái đò, người hàng xóm, người con gái lỡ bước sang ngang, người vợ trẻ, và cả những nhân vật cổ tích… Ở đây thơ Nguyễn Bính phảng phất chất ký sự, đôi khi có cả cốt truyện với những sự kiện và tình huống cụ thể: một cuộc hẹn hò trong đêm hội chèo mùa xuân, một tình yêu xuất phát từ những kỷ niệm tuổi thơ, bến đò chứng kiến mối tình hợp - tan… Nguyễn Bính nhập vai rất tài tình và nắm bắt chính xác, nhanh nhạy những nét tình cảm điển hình của nhân vật để rồi nói lên tiếng lòng của họ rất chân thực và gợi cảm. Về những nhân vật, những thân phận

tình yêu ấy, nổi tiếng nhất, được nhiều người thuộc và lưu truyền rộng rãi là bài thơ lục bát 110 câu Lỡ bước sang ngang.

Giống như những tích chèo cổ Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa người Việt xưa ai mà không thuộc, Lỡ bước sang ngang được yêu thích bởi sự liên cảm về cảnh ngộ, bởi đã biểu hiện tập trung bản sắc độc đáo của hồn thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng, một hồn thơ luôn hướng tới và cảm thông sâu xa với những cảnh đời ngang trái, những duyên phận éo le. Đầu tiên là lời của cô gái với người em, rồi người em lại kể thêm những điều chị mình chưa nói. Và vì là giọng thơ kể lể tâm sự nên câu chuyện không đi theo lôgíc thông thường mà chạy theo dòng tình cảm ký ức, nghĩ gì nói thế, nhớ đến đâu kể đến đấy, nhớ thêm điều gì lại kể bổ sung. Dòng tình cảm xúc động như những đợt sóng trào lên hết lớp này đến lớp khác, mỗi lần lại tô đậm, in sâu thêm cái ấn tượng não nề, buồn thương vào tâm trí con người.

Bài thơ mở ra bằng lời dặn dò của người chị với người em trước khi đi lấy chồng:

Em ơi! Em ở lại nhà

Vƣờn dâu em đốn, mẹ già em thƣơng Mẹ già một nắng hai sƣơng

Chị đi một bƣớc trăm đƣờng xót xa

Lời dặn dò ấy thảm thiết như lời của người đi vào cõi chết, nhìn tương lai mù mịt tối tăm không lối thoát. Thực ra chưa có gì báo trước cuộc đời người con gái khi bước chân về nhà chồng sẽ tốt đẹp hay bất hạnh, nhưng lòng bi quan về tương lai đã giết chết tâm hồn người ra đi; và tâm trạng người con gái đã làm cho những người thân không kém phần xót xa thương cảm qua giọng kể ngậm ngùi của người em:

Chị tôi nƣớc mắt đầm đìa Chào hai họ để đi về nhà ai Mẹ trông theo mẹ thở dài

Lần thứ hai, lời người chị vang lên kể lại quãng đời từ khi về nhà chồng; cuộc tình duyên ấy thực sự đầy buồn tủi, đắng cay:

Mƣời năm gối hận bên giƣờng

Mƣời năm nƣớc mắt bữa thƣờng thay canh Mƣời năm đƣa đám một mình

Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên

Có thể coi đấy là những câu thơ điển hình nhất cho tâm trạng những người con gái lấy chồng mà không có tình yêu, hạnh phúc, lúc nào cũng phải sống trong tủi hờn, cô đơn - cuộc hôn nhân ấy chỉ là sự “lỡ bước” mà thôi. Đặt trong sự tương phản với tình duyên lỡ làng, ngang trái đó, mối tình của người con gái với người nghệ sĩ mang đầy vẻ đẹp lý tưởng:

Chị nay lòng ấm lại rồi

Mối tình chết đã có ngƣời hồi sinh Chị từ dan díu với tình

Đời tƣơi nhƣ buổi bình minh nạm vàng

Lời thơ sáng lên đẹp đẽ khác thường trong cả một bài thơ dài thở than, buồn bã, làm nổi bật tâm trạng yêu đương đang hồi sinh và tràn trề hy vọng. Nhưng cũng nhờ vào khoảng sáng ngắn ngủi chợt lóe lên ấy, Nguyễn Bính đã hoàn toàn thành công trong việc khắc họa bóng tối một lần nữa đổ ập xuống số phận người con gái và lần này là bóng tối vĩnh viễn. Hạnh phúc tuyệt diệu trong tầm tay mà để tuột mất vì đó chỉ là tình duyên không chính thức, không được thừa nhận bởi thể chế lễ giáo khắt khe trong xã hội đương thời: “Một lầm hai lỡ keo sơn - Mong gì gắn lại phím đờn ngang cung”. Đoạn kết bài thơ hòa trong giọng điệu của người em và người chị là đoạn thơ cay đắng nhất, đỉnh cao của bi kịch, trở lại âm điệu dặn dò và nhắn nhủ ở đầu nhưng đây là lời vĩnh biệt cuối cùng, không chỉ vĩnh biệt người yêu mà còn vĩnh biệt cả hạnh phúc và tình yêu:

Thế là tàn một giấc mơ Thế là cả một bài thơ não nùng … Chị giờ sống cũng bằng không Coi nhƣ chị đã ngang sông đắm đò

Lỡ bước sang ngang được đánh giá cao về tinh thần nhân văn, nó thác lời cho biết bao số phận đau thương, bất hạnh của những người phụ nữ. Thế mới biết, khi đã hòa chung niềm vui nỗi khổ với mọi người, đập chung nhịp đập của trái tim quần chúng, thơ Nguyễn Bính dù là cất lên tiếng nói lòng mình hay nỗi lòng tâm sự của người khác thì bao giờ cũng chân thành và giàu lòng trắc ẩn, do vậy tiếng thơ ấy sẽ còn lại mãi mãi trong những tâm hồn tha thiết yêu thương.

2.3. Cảm hứng quê hƣơng, đất nƣớc

2.3.1. Cảm hứng quê hương

Sinh ra và lớn lên ở một miền quê đói nghèo nhưng cũng là một miền quê nằm trong cái nôi của nền văn minh châu thổ sông Hồng, Nguyễn Bính đã sớm đắm mình trong không gian thôn dã, hấp thu được những giá trị văn hóa dân gian, dân tộc nơi xóm làng. Quê hương đã nhuộm thắm tâm hồn thi sĩ, ấn định bản sắc chính của một phong cách thơ “chân quê”. Nhà thơ này yêu thôn quê một cách kỳ lạ, quê hương là hình ảnh không bao giờ vắng bóng trong thơ ông và tình yêu ấy làm cho thơ Nguyễn Bính ở những câu bình dị nhất vẫn có cái duyên riêng xao động lòng người. Nguyễn Bính có cái lối nói trong thơ chân chất, tự nhiên như người quê kể chuyện, thi sĩ đã kể về quê mình bằng những lời giản dị mà vương vương những mến yêu, xa xót:

Quê tôi có gió bốn mùa

Có giăng giữa tháng, có chùa quanh năm Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi

Với Nguyễn Bính, “quê hương là tất cả mà cũng là nơi in đậm dấu vết của đời mình”, cho dù Nguyễn Bính chỉ sống ở đó một quãng thời gian ngắn (13 năm) so với cả một đời người. Điều gì đã làm nên sự gắn kết, sự thiết tha của tâm hồn thi nhân với mảnh đất bình dị và đời sống của những người bình dân nơi thôn dã? Ngay cả khi đã “một đi bảy nổi ba chìm”, “tha hương” nơi kinh thành gió bụi thì sự trở về “chân quê” cả trong tiềm thức, trong khát khao, trong yêu thương và mơ mộng vẫn cứ cồn cào, đau đáu. Nguồn tình cảm nhân bản, tha thiết ấy là sự kết tinh giá trị tinh thần của đời sống người dân quê với biết bao yêu thương, trìu mến, trong thiếu thốn, khổ đau mà vẫn nồng hậu, chân thành (theo lời kể của ông Bùi Hạnh Cẩn thì Nguyễn Bính mồ côi mẹ từ khi ba tháng tuổi, nên từ nhỏ đã sống tại quê ngoại thôn Vân)… là cái ý thức của một thiếu niên sớm cảm nhận được cái nếp nhà thanh bần của “con nhà nho cũ” - bởi:

Nhà ta coi chữ hơn vàng Coi tài hơn cả giàu sang ở đời

Thôn Vân quê ngoại và thôn Trạm quê cha là những nơi đi về đầy mến yêu trong cuộc đời thực của nhà thơ, suốt quãng ngày thơ trẻ. Nhưng nó cũng là cái cội nguồn để rồi nảy nở, sinh thành một thứ tình cảm thủy chung nồng hậu với cảnh sắc và con người làng quê.

Nguyễn Bính đã có công phát hiện vô vàn những vẻ đẹp tinh tế của thôn quê mà mắt thường không nhận ra được. Cảnh quê ở đây rất đẹp, nó được xây dựng từ những kỷ niệm dễ gợi cảm nhất trong tâm linh con người về một miền quê thanh bình, hạnh phúc, đẹp một cách chân thực kiểu cổ điển chỉ có trong tưởng tượng. Cuộc sống thực lam lũ, khổ đau không cho người ta sống như mong ước thì thơ là niềm khao khát, là ước nguyện của con người, cũng vì thế cảnh quê trong tâm tưởng tác giả đồng thời là giấc mộng ngàn đời. Phải chăng đối với nhiều người, ý niệm về quê hương, về nhà quê ngày xưa phải là một ý niệm đẹp, thú vị, đáng nhớ, một nông thôn trong cảnh điền viên

lý tưởng đáng mơ ước? Người ta tiếp nhận không phải vì nó giống thực mà vì nó giống như mơ ước, mơ ước của nhiều người qua suốt nhiều thời.

Thơ quê hương của Nguyễn Bính không hiện thực mà lãng mạn, nhà thơ ít miêu tả những số phận đắng cay, những cảnh đời cơ cực nhọc nhằn mà hình ảnh làng quê trong thơ ông thường tươi sáng, thơ mộng. Thi sĩ có những câu thơ thật đẹp về một nông thôn yên vui, no ấm, thanh bình; nhất là khi Tết đến, cùng với những ngày hội xuân, khung cảnh làng quê hiện ra đẹp như tranh lụa, mơ màng như giấc chiêm bao:

Tháng giêng vừa Tết đầu xuân Xanh um lá mạ, trắng ngần hoa cam Mƣa xuân rắc bụi quanh làng Bà già sắm sửa hành trang đi chùa Ông già vào núi đề thơ

Trai tơ đình đám, gái tơ hội hè

(Tỳ bà truyện)

Nguyễn Bính muốn thi vị hóa cuộc sống, hay ông muốn tìm đến hình ảnh chung của làng quê Việt Nam? Có lẽ cả hai điều ấy đều đúng. Hồn Nguyễn Bính nhập với hồn quê, mà thi sĩ vốn nhiều mộng tưởng nên cảnh quê của Nguyễn Bính phần mộng thường nhiều hơn phần thực, hay đấy là cái phần mộng của hồn phổ vào cảnh thực của đời? Trong thơ ông, hình ảnh làng quê thường được xây dựng từ kỷ niệm, từ cái ngày xưa, với những gì đẹp đẽ, gợi cảm nhất còn lại trong tâm linh: thôn Đoài, thôn Đông, gian nhà nhỏ, hàng cau, vườn trầu… Những cảnh ấy có ở mọi miền quê, mọi thời, chúng tạo nên những nét riêng của làng mạc nước mình, chúng gợi tới những gì xa xưa, bền vững mà tâm hồn người Việt Nam nào cũng từng cảm nhận, từng ghi nhớ. Đặc biệt, Nguyễn Bính có tài dựng lên cái hồn của Việt Nam nông nghiệp, một chất thơ đồng nội chân thực, hồn hậu:

Trƣa hè một buổi nắng to Gió tây nổi cánh đồng ngô rào rào

Nhà tôi có một vƣờn dâu Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần Hoa đỗ ván nở mùa xuân

Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm

(Nhà tôi)

Nông thôn Việt Nam trước Cách mạng khác xa nông thôn Việt Nam ngày nay nhưng lại rất gần gũi với nông thôn Việt Nam xa xưa: đời sống như

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)