5. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Thời gian nghệ thuật
Thời gian trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bính cũng in đậm sắc thái dân gian của thơ ca truyền thống. Nơi xóm mạc dân dã tâm hồn con người không bị ràng buộc bởi những so đếm tính toán chi ly, kể cả về thời gian - chịu ảnh hưởng sâu sắc điều đó, thời gian nghệ thuật trong thơ lục bát Nguyễn Bính thường là thời gian của tâm tưởng, không phụ thuộc vào thế giới bên ngoài, công thức thời gian, cách tính thời gian là hoàn toàn ước lệ. Nguyễn Bính rất hay dùng những từ: thuở ấy, năm xƣa, cái ngày, mới rồi, một buổi,… chúng luôn làm trạng ngữ tạo hoàn cảnh và tình thế để gắn tâm trạng vào đó. Công thức thời gian mơ hồ, không gắn với một mốc cụ thể nào đã tạo khoảng thời gian chung dễ giao cảm với mọi tâm hồn, bởi đã là thế giới của tâm hồn, thế giới những ký ức không bao giờ nhạt nhòa của tình cảm thì những biểu hiện chính xác quá về thời gian có khi lại trở thành gò bó, trói buộc với cảm xúc tự nhiên của con người. Nói cách khác, chính sự ước lệ trong xác định thời gian vừa khái quát hóa được hoàn cảnh vừa vĩnh cửu hóa được thời điểm sự việc, dễ được chấp nhận trong tư duy người bình dân ở mọi thời. Đó là thời gian được khắc sâu trong ký ức: “Năm xƣa chở chiếc đò này”; “Cái ngày cô chƣa có chồng”; “Từ ngày cô chửa thành hôn”; “Từ ngày anh khóa hãy còn hàn vi”; “Mới rồi mãn khóa thi hƣơng”,… Thời gian yêu đương của những mối tình quê cũng được tính bằng khoảng thời gian không xác định, và có lẽ, với cảm nhận thời gian “không chính xác”, “không cần chính xác” của người dân thôn quê, thì cách tính này xem chừng không quá khó hiểu:
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Trong thơ tình Nguyễn Bính ít khi gặp những tính toán thời gian chính xác kiểu như vừa bốn hôm, trắng ba đêm, mà ngay cả khi nói như thế cũng chỉ là tượng trưng, thường chỉ là những ước đếm khoảng chừng:
Láng giềng đã đỏ đèn đâu
Chờ em ăngiập bã giầu em sang
(Chờ nhau)
Thời gian hẹn ước, tâm tình không được xác định cụ thể, mà chỉ áng chừng, khi nhà nhà đã đỏ đèn, và thời gian chờ đợi tương ứng với thời gian làmgiập miếng giầu. Đây là quy ước thời gian của riêng người dân quê, thời gian được tính bằng hành động quen thuộc, vừa rất chung chung, lại vừa rất cụ thể, chỉ có thể hiểu bằng trực cảm mà thôi. Mối tình quê, vì thế, cũng rất nên thơ, rất dịu dàng và đáng yêu.
Nói như vậy không có nghĩa là thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng chỉ có những công thức ước lệ, mơ hồ, không xác định cụ thể. Qua khảo sát có thể thấy thời gian trong thơ lục bát Nguyễn Bính cũng được xác định cụ thể bằng những từ ngữ như: hôm nay, từ nay, sáng mai, đêm qua,… Đây là thời gian trong niềm xót thương của người chị khi phải từ biệt gia đình, từ biệt tuổi thơ, từ biệt mối tình đầu để về nhà chồng:
Hôm nay xác pháo đầy đƣờng Ngày mai khói pháo còn vƣơng khắp nhà … Đêm qua là trắng ba đêm
Chị thƣơng chị kiếp con chim lìa đàn
(Lỡ bước sang ngang)
Đây là thời gian trong nỗi buồn thương người hàng xóm - mối tương tư của mình, vừa qua đời:
Hôm nay mƣa đã tạnh rồi
Tơ không hong nữa, bƣớm lƣời không sang … Đêm qua nàng đã chết rồi
Nghẹn ngào tôi khóc quả tôi yêu nàng
Tuy nhiên, kiểu thời gian cụ thể và xác định này chủ yếu xuất hiện trong những vần thơ tha hương. Thời gian nghệ thuật thơ tha hương của Nguyễn Bính hoàn toàn khác với kiểu ước lệ, tượng trưng, khoảng chừng theo kiểu thơ ca dân gian. Thời gian nghệ thuật ở đây chính xác, cụ thể, một chiều, một đi không trở lại và thời gian không chỉ là một chuỗi sự kiện nối tiếp mà còn thay đổi trong chính sự vật. Nếp sống hiện đại, sự biến đổi liên tục của xã hội giao thời buộc người ta phải định lượng thời gian một cách chính xác để làm chủ bản thân, đương đầu với cuộc sống. Năm tháng tha hương được khắc khoải tính theo mỗi mùa, mỗi tháng, mỗi tuần, mỗi đêm, thậm chí mỗi canh tàn:
Mấy tuần ròng rã gió mƣa
(Gió mưa)
Viết cho chị lá thƣ này
Giữa đêm hămbốn rạng ngày hăm nhăm
(Xây hồ bán nguyệt)
Nhưng cái quan trọng ở đây là con người cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết thời gian là quý báu, những gì trôi qua sẽ không bao giờ gặp lại nữa, những gì đã mất không bao giờ tìm thấy được, cũng như con người không thể soi bóng mình hai lần trên cùng một dòng sông. Nhớ về quê hương, gia đình, hình ảnh thày mẹ hiện lên trong tâm trí nhà thơ rất đỗi thân thương và da diết. Ngày rời bỏ làng quê để đi xây đắp mộng giang hồ tưởng chừng đã rất xa xôi, nhưng bỗng chốc hiện về trước mặt, giày vò nhà thơ. Cảm nhận về thời gian được xác định một cách tương đối chính xác:
Con đi mười mấy năm trời
Một thân bé bỏng, nửa đời gió sƣơng … Con đi năm ấy tháng tư
Lúa chiêm xấp xỉ giỗ từ tháng ba
Hơn ai hết, người khách giang hồ cảm nhận thấy sự trôi chảy vô tình của thời gian. Mới thấy yêu, thấy quý và mong muốn níu kéo thời gian, bởi thời gian không thể quay trở lại, và thời gian càng cho người ấy nhận thấy những trải nghiệm cay đắng của cuộc đời. Đáng chú ý là trong trục thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai, Nguyễn Bính chú ý nhiều hơn đến hiện tại. Những gì êm đẹp đã trôi qua tầm tay, cái còn lại chỉ còn trong nỗi nhớ, quá khứ là thời gian hoài niệm vô hạn định; còn tương lai thì bế tắc, mịt mờ, chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Đối với kẻ tha hương, cũng như với thân phận người khác thời đại ấy, quan trọng nhất lúc này, chỉ có thể là thời gian thực tại, là hôm nay, sớm nay, bây giờ,…
Bây giờ cắt cỏ chăn trâu Bây giờ em đã làm dâu nhà ngƣời
(Làm dâu)
Có thể nói, khác với thời gian “thôn quê”, là thời gian của mộng ước, của tâm tưởng, và chiều đi thời gian chủ yếu theo lối tuần tự, kết nối theo kiểu tuyến tính, thời gian tha hương hiện lên trong thơ Nguyễn Bính chính là thời gian của hiện thực, nó hiện diện kèm theo nỗi khắc khoải, day dứt của người khách giang hồ. Cái cảm thức về mặt thời gian được kéo dài, rút ngắn, đảo ngược, lúc gần, lúc xa, khiến người đọc cảm nhận sâu sắc sự bế tắc, tuyệt vọng và ước mong níu kéo của nhân vật trữ tình. Nỗi khát khao ngày trở về là rất thực; những khi ấy hình ảnh quê mẹ hiện tại lại hiện lên thao thức:
Ơi thôn Vân! Hỡi thôn Vân! Phƣơng nao kết giải mây Tần cho ta
Từ nay khi nhớ quê nhà
Thấy mây Tần tƣởng đó là thôn Vân
(Anh về quê cũ)
Sau Cách mạng, người ta cũng vẫn thấy trong thơ Nguyễn Bính đây đó thấp thoáng kiểu cảm nhận thời gian nghệ thuật mang tính ước lệ, phiếm định: “Cũng vừa gà gáy sang canh” (Làng tôi); “Mẹ ngồi thức mấy canh gà”
(Gửi người vợ miền Nam);… Nhưng cuộc sống mới không theo nhịp đời bình lặng, mấy trăm năm không hề đổi thay của xã hội xưa, mà là nhịp đời sôi động, từng giờ từng phút chứng kiến những biến chuyển lớn lao. Trong cuộc sống luôn vận động ấy, cảm nhận về thời gian của con người thường xác định; với Nguyễn Bính, những thời điểm cụ thể luôn là đơn vị nghệ thuật có ý nghĩa cắm mốc cho dòng chảy của cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng. Thời gian được cảm nhận thật chính xác cùng với nỗi sốt ruột ngày càng tăng lên của người thấy mình chưa làm được gì nhiều như tâm tư ước nguyện:
Kể mùa đã hết mùa xuân
Kể năm đã hết một phần tư năm
Kể ngày, ngày đã gần trăm
Kể rằm, rằm đã ba rằm trăng trong
(Hết tháng ba)