5. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Tiếp nối truyền thống
Thơ Nguyễn Bính không bị mai một đi theo thời gian, thơ Nguyễn Bính sẽ còn vang vọng mãi trong tâm hồn mỗi người Việt Nam dù ở bất cứ phương trời nào còn bởi vì thi nhân đã có những khám phá độc đáo về nghệ thuật biểu hiện, đã tìm được con đường riêng của mình, ngắn nhất và dễ rung cảm nhất, để đến với trái tim những người đọc thơ. Đến với thơ Nguyễn Bính là đến với những hình thức dân gian dân tộc, đến với những giá trị văn hóa truyền thống của quảng đại nhân dân; trong thơ ông, âm hưởng của văn hóa dân gian vang vọng trước hết ở thể lục bát, thể loại điển hình nhất của ca dao, dân ca. Với sự tuần hoàn đều đặn của hai câu sáu - tám, với vần chân và vần lưng bao giờ cũng hiệp vần theo thanh bằng, thể thơ này rất thích hợp cho giọng kể lể, tâm sự, cho những nỗi niềm buồn đau thương xót, bâng khuâng nhớ nhung. Nguyễn Bính là người của cảnh quê, hồn quê nên việc thi nhân sử dụng rất nhuần nhuyễn, điêu luyện thể thơ lục bát là điều tất yếu. Nếu lục bát ca dao mang vẻ tươi thắm của chất trữ tình đồng quê, nếu lục bát Truyện Kiều rất mềm mại, uyển chuyển thì những bài thơ lục bát của Nguyễn Bính như Lỡ bước sang ngang, Chân quê, Người hàng xóm, Tương tư, Đêm cuối cùng, Chờ nhau, Giấc mơ anh lái đò, v.v… vừa thanh thoát, gợi cảm, vừa trau chuốt, điêu luyện. Trong những sáng tác thi ca của Nguyễn Bính trước Cách mạng, thể lục bát chiếm số lượng tới 45 phần trăm. Thực ra nói cho chính xác thì những năm 1930 - 1945 có Nguyễn Bính và Huy Cận gây được nhiều ấn tượng về thể thơ này, nhưng lục bát của Huy Cận mang đậm ý tứ cá nhân (Ngậm ngùi, Buồn đêm mưa… ), còn lục bát của Nguyễn Bính rất đậm sắc thái ca dao. Trong ca dao xưa, cái số phận đau đớn, tủi nhục, ê chề của
người phụ nữ ở những miền quê đói nghèo và tăm tối được gợi tả và gợi cảm bằng hình ảnh so sánh cụ thể:
Thân em nhƣ chổi đầu hè
Phòng khi khuya sớm đi về chùi chân Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi lão hàng xóm có chân thì chùi
Trong thơ Nguyễn Bính cũng thế:
Cũng là thôi cũng là đành
Sang sông lỡ bƣớc riêng mình chị đâu Tuổi son nhạt thắm phai đào
Đầy thuyền hận, có biết bao nhiêu ngƣời!
(Lỡ bước sang ngang)
Đáng phải nhấn mạnh là giọng điệu ca dao, dân ca trong thơ lục bát Nguyễn Bính. Cũng như nhiều nhà thơ tài năng khác của dân tộc, Nguyễn Bính biết cách làm giàu cho sáng tác của mình trên mảnh đất văn hóa dân gian, từ đó khai thác và khơi nguồn cảm hứng để tạo nên những thi phẩm mới. Nếu ca dao có câu:
Em về dọn quán bán hàng Để anh là khách qua đàng trú chân
thì ta gặp lại tình ý ấy trong thơ Nguyễn Bính:
Lòng em là quán bán hàng
Dừng chân cho khách qua đàng mà thôi
(Em với anh)
Hình ảnh con đò và bến nước là những ẩn dụ quen thuộc trong ca dao tình yêu xa xưa:
Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Cũng vẫn những hình ảnh ấy nhưng Nguyễn Bính đã sử dụng để khơi dậy trong người đọc những cảm xúc và tình ý mới mẻ:
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bƣớm giang hồ gặp nhau?
(Tương tư)
Thơ Nguyễn Bính cũng thường là giọng kể lể, tâm sự của thơ ca dân gian. Từ xa xưa, dù yêu thương hay căm ghét, những con người của đồng quê đều mạnh dạn bày tỏ, phơi trải lòng mình công khai, điều đó gợi cảm giác gần gũi, tin cậy giữa người kể và người nghe. Nhiều bài thơ của Nguyễn Bính như những câu chuyện nhỏ, những kỷ niệm thú vị và hấp dẫn, những nỗi buồn thương day dứt - trong đó giọng kể chuyện rõ nhất là ở các bài thơ Lỡ bước sang ngang, Cô gái vườn Thanh. Dù nói về mình hay thác lời cho bao số phận khác, hình như bao giờ Nguyễn Bính cũng muốn thanh minh, lý giải đặng biện hộ cho những tình cảm phức tạp, tốt đẹp của con người mà không phải ai cũng thấu tỏ.
Bức thư của thi sĩ gửi chị Trúc (bài thơ Xây hồ bán nguyệt) được viết bằng giọng điệu kể lể, giãi bày của thơ ca dân gian. Nỗi đắng đót của một tình yêu đơn phương và lỡ dở được bày tỏ chân thực; đó là việc chàng trai có ý định:
Em đi kiếm gạch Bát Tràng
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
Và rồi đi thật, đi cho tới lúc “xây hồ đủ gạch, em thơ chị về” vì nàng mà quyết “Đã làm chƣa chín nồi kê cũng làm”. Nhưng rồi tất cả chỉ là ảo mộng:
Trời gần, trời có xa đâu Thế nào em cũng qua cầu đắng cay Ví bằng thƣơng đến em đây
Chúc cho em chóng mà xây đƣợc hồ
Nếu thiếu đi những điển tích, điển cố, nếu thiếu đi cái chất liệu của đời sống dân dã với nong tằm, lúa dâu, với giữa đêm hăm bốn, rạng ngày hăm nhăm, nếu không có cái cách bày tỏ niềm khao khát yêu đương của ca
dao cũ “ Ƣớc gì ta lấy đƣợc nàng - Để ta mua gạch Bát Tràng về xây”, “Xây dọc rồi lại xây ngang - Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”… thì bài thơ tình của thi sĩ lãng mạn đó chỉ còn là những lời kể lể thật vụng về mà thôi.
Cũng như thơ lục bát dân gian, âm điệu chung của thơ Nguyễn Bính là buồn. Đã biết bao đời người quê Việt Nam sống với nỗi buồn nhiều hơn là niềm vui; hồn quê Nguyễn Bính thấm đẫm nỗi buồn ấy cho nên trong số các bài thơ của ông trước Cách mạng, số bài thuần vui thực ít ỏi. Bất cứ nói đến điều gì, thơ Nguyễn Bính cũng phảng phất giọng điệu buồn, buồn vì tình yêu, buồn vì tha hương, buồn vì cuộc đời dâu bể… Có những câu thơ mang giọng điệu buồn thương, than vãn thật ai oán, não nùng:
Thày đừng nhớ, mẹ đừng thƣơng Cầm nhƣ đồng kẽm, ngang đƣờng bỏ rơi! Thày mẹ ơi!
Tiếc công thày mẹ đẻ ngƣời con hƣ!
(Thư gửi thày mẹ)
Đặc biệt, Nguyễn Bính đã phát huy cao độ sự phù hợp giữa đặc trưng của thể lục bát là uyển chuyển, mềm mại, giàu nhạc điệu với phong cách thơ của mình là mộc mạc, đằm thắm, dịu dàng. Nhà thơ thường dùng cách ngắt nhịp hai chữ một của truyền thống; cách ngắt nhịp này tạo âm hưởng trầm buồn tha thiết:
Mẹ già / một nắng / hai sƣơng Chị đi / một bƣớc / trăm đƣờng / xót xa
(Lỡ bước sang ngang)
Nguyễn Bính cũng chú ý sử dụng những tiểu đối theo kiểu lục bát cổ (đối vế nọ với vế kia) để tăng sức gợi tả gợi cảm:
Đèo cao cho suối ngập ngừng
Nắng thoai thoải nắng // chiều lƣng lửng chiều
Nghệ thuật đối cách cú (đối câu này với câu khác) lại làm nên hiệu quả độc đáo khi nó trở thành lời giãi bày tâm trạng của chủ thể trữ tình, lời trách cứ của chàng trai đang nồng nàn tình cảm yêu đương mà bị hững hờ nhạt nhẽo ở những bài thơ Tình tôi, Hai lòng…
Nhà thơ đã phát huy được cái tinh hoa của lục bát truyền thống là hiệp vần nhất loạt vào chữ thứ sáu của câu bát, chứ không gieo vần vào chữ thứ tƣ của câu bát bởi kiểu gieo vần ấy có phần nặng nề và thô (Từ ngày Tự Đức lên ngôi - Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc nhƣ ri). Cách gieo vần ở chữ thứ sáu câu bát của Nguyễn Bính rất chuẩn mực, tinh tế:
Lòng tôi rối những tơ đàn
Cao vời những ƣớc, đầy tràn những mơ
(Tình tôi)
Một ngàn năm, một vạn năm
Con tằm vẫn kiếp con tằm vƣơng tơ
(Dòng dư lệ)
Nói về sự tiếp nối truyền thống, còn thấy thơ Nguyễn Bính tiếp nhận nghệ thuật thơ Nôm (nhất là Truyện Kiều) của Nguyễn Du khá rõ. Có thể nói đến những biểu hiện độc đáo này trong hai tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính: Cây đàn tỳ bà và Lỡ bước sang ngang.
Với trên một ngàn câu lục bát, câu chuyện thơ Cây đàn tỳ bà vừa có cái tinh tế, ý nhị của ca dao, lại có cái chất trữ tình, uyên bác của Nguyễn Du. Bút pháp của Nguyễn Bính trong việc tả tình, tả cảnh, tả người, tả tiếng đàn phảng phất nét tài hoa của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Hình ảnh Triệu Ngũ nương ôm cây đàn tỳ bà ra đi không bao giờ trở lại đã gây cho người đọc cảm xúc mạnh mẽ trước cuộc đời của một người đàn bà tài hoa, rất mực thủy chung, hiếu thảo mà bị phụ bạc, chịu bao nỗi đau nhân tình, hình ảnh đó gợi liên tưởng tới cuộc đời của nàng Kiều, cuộc đời của những người con gái bạc phận trong xã hội cũ:
Nàng đi trong bóng chiều mờ
Nàng đi trong tiếng chuông chùa ngân nga Nàng đi với chiếc tỳ bà
Nƣớc non thôi hết ai là tri âm Nàng đi từng bƣớc âm thầm
Đầu xanh tóc ngắn áo chàm màu tang Nàng đi hạc nội mây ngàn
Bóng đêm vùi lấp bóng nàng rồi thôi…
Âm vang của Truyện Kiều và các truyện Nôm khác đến với Lỡ bước sang ngang lại như rất rõ nét trong từng chi tiết thơ và nghệ thuật biểu đạt cảm xúc của ngòi bút thơ Nguyễn Bính. Đó cũng lại là một thi phẩm tiềm chứa chất nhân văn sâu sắc khi viết về cuộc đời những người phụ nữ giữa “mƣời hai bến nƣớc” và bi kịch của cuộc đời của chính tác giả trong xã hội cũ. Nỗi lòng của người con gái khi xuống đò sang sông với những lời nhắn gửi cho đứa em thơ dại cũng giống như cái nức nở, xót xa của nàng Kiều trong lời trao duyên “Cậy em em có chịu lời”. Điệp từ “mƣời năm” được Nguyễn Bính sử dụng tới bốn lần trong một đoạn thơ ngắn bộc lộ nỗi niềm khổ đau, cay đắng của người con gái trong những năm trời trầm luân:
Mƣời năm gối hận bên giƣờng
Mƣời năm nƣớc mắt bữa thƣờng thay canh Mƣời năm đƣa đám một mình
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên Mƣời năm lòng lạnh nhƣ tiền Tim đi hết máu cái duyên không về…
Dường như đó cũng là cái cảm giác ta bắt gặp khi Nguyễn Du miêu tả nỗi buồn thương lạc loài của Kiều, lúc hoài vọng quê hương giữa cái cảnh “Buồn trông cửa bể chiều hôm”…