Tình yêu chân phác, dân dã

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính (Trang 38)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Tình yêu chân phác, dân dã

Nếu Nguyễn Bính từng cho nắng mưa là bệnh của trời đất, mà trời đất chẳng bao giờ hết nắng mưa, thì suối nguồn yêu đương trong lòng nhà thơ cũng chưa bao giờ vơi cạn. Nguyễn Bính dã dành phần lớn tình cảm của mình cho trái tim yêu đương, cho tình yêu của riêng mình và cho cuộc đời chung:

Yêu yêu mãi thế này

Tôi nhƣ một kẻ sa lầy trong yêu

(Lòng yêu đương)

Có lẽ đương thời Xuân Diệu và Nguyễn Bính là hai nhà thơ tình được yêu mến nhất. Nhưng chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn Pháp, thơ tình xuân Diệu như một luồng gió mới cả về tứ thơ, ngôn ngữ, âm điệu, cách biểu hiện… Với Xuân Diệu, yêu là mục đích, là lẽ sống: “Làm sao sống đƣợc mà không yêu - Không nhớ, không thƣơng một kẻ nào?”. Thế nên thơ tình xuân Diệu luôn có cái đắm say, bộc bệch, lại hối hả, vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng ngay những gì hiện có của cuộc đời, và những vần thơ ấy nhanh chóng chiếm lĩnh được tâm hồn đông đảo thanh niên trong giới trí thức và tầng lớp thị dân. Còn thơ tình Nguyễn Bính lại hợp với tâm hồn người bình dân bởi hồn thơ Nguyễn Bính là hồn ca dao, có rất nhiều câu thơ như thể ca dao tình yêu:

Hồn anh là hoa cỏ may Một chiều cả gió bám đầy áo em

(Hoa cỏ may)

Vì tằm tôi phải chạy dâu Vì chồng tôi phải dầu hao bấc gầy

(Thờì trước)

Người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước những sáng tạo, tìm tòi của thi sĩ. Trong bài Không đề, con thuyền và cánh buồm kia đưa người yêu đi xa

đần rồi mất hút, nhưng nỗi nhớ thì ngày càng lớn dần và tràn đầy tâm hồn người ở lại:

Hôm nay dƣới bến xuôi đò

Thƣơng nhau qua cửa tò vò nhìn nhau Anh đi đấy, anh về đâu?

Cánh buồm nâu… cánh buồm nâu… cánh buồm…

Nguyễn Bính làm thơ tình rất sớm. Mới 13 tuổi, người thi sĩ đồng quê đã nổi tiếng với bài Thơ tiên, một bài thơ làm như lời tiên truyền dạy một cô gái quê:

Nay tiên góp ý cho nàng

Việc trăm năm chọn anh chàng nào đây?...

Từ đó cho tới Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Bính đã viết được 96 bài thơ tình. Những bài thơ lục bát của Nguyễn Bính đã nói lên tiếng lòng của trai gái yêu nhau chốn làng quê. Đó là những rung động sâu xa, thầm kín của tình yêu dược diễn tả thật mộc mạc và tinh tế ở nhiều cung bậc khác nhau: từ lúc còn ngây thơ trong sáng bước vào tuổi yêu đương cho đến khi phải lòng ai đó rồi nhớ nhung tương tư; từ nỗi khắc khoải mong chờ giận hờn khi hẹn hò đến những đau đớn xót xa khi cách trở biệt ly. Trong thơ Việt Nam thời trước thật khó có những câu thơ như thế này:

Em nghe họ nói mong manh

Hình nhƣ họ biết chúng mình… với nhau

Đấy là hai câu thơ trong bài Chờ nhau. Cô gái ấy không muốn dùng chữ “yêu” - cái tiếng rõ ràng và cụ thể quá. Chỉ “chúng mình… với nhau” thế thôi, trốn một động từ nhưng làm rõ cả diện mạo tâm lý. Người con trai có bạo dạn hơn, nhưng khi nhắc đến chữ “yêu” thì cũng phải giảm nhẹ thành “yêu yêu”; tác giả dường như càng đắc ý khi dùng lại được hai tiếng mà ngay cả ở thời ấy cũng đã là quê - “phải lòng”:

Một hôm thấy cô cƣời cƣời Tôi yêu yêu quá nhƣng hơi mất lòng Biết đâu rồi chả nói chòng:

“Làng mình khối đứa phải lòng mình đây!”

Nhưng tinh tế và gợi cảm hơn cả là những vần thơ tình mà ở đó Nguyễn Bính tự biểu hiện cái tôi trữ tình của chính mình. Nguyễn Bính đa tình và đi nhiều, đến đâu cũng tưởng tượng ra để yêu và làm thơ tình; đương thời người ta vẫn truyền nhau giai thoại về cái hộp sắt tây đựng đầy thơ tình và thư tình của Nguyễn Bính. Ngay khi biết là mình đã yêu rồi, người đa tình ấy cũng chưa dám thổ lộ mà cứ rụt rè, e ấp mãi:

Phƣờng chèo hát Nhị Độ Mai Sao em lại đứng với ngƣời đi xem? Mấy lần tôi muốn gọi em

Lớp Mai Sinh tiễn Hạnh Nguyên sang Hồ

(Đêm cuối cùng)

Cùng chung một tâm trạng yêu đương rụt rè, e ấp này còn có các bài

Mỵ Nương, Tình tôi, Đàn tôi. Nhưng tình yêu không phải bao giờ cũng vui tươi, hồn nhiên mãi vì “Cái yêu làm tội làm tình cái thân”. Khi yêu là bắt đầu chuốc lấy nhớ mong, tương tư, khắc khoải đợi chờ, trách móc giận hờn và cả ghen tuông nghi ngờ. Với hồn quê mộc mạc dân dã, Nguyễn Bính hay cụ thể hóa những tình cảm yêu đương trừu tượng thành những sự vật, hiện tượng cụ thể, chẳng hạn đây là nỗi nhớ:

Nhớ ngƣời nhớ cả vầng trăng Đêm đêm giời cứ xây bằng nƣớc mƣa

(Nghĩ làm gì nữa) Đây là sự say mê đến mức như tôn thờ:

Ai yêu nhƣ tôi yêu nàng

Họp nhau lại, họp thành làng cho xinh Chung nhau dựng một trƣờng đình Thờ riêng một vị thần linh là Nàng

(Lòng yêu đương)

Chiều nay tôi chết thật rồi

Giá chôn tôi đƣợc vào đôi mắt nàng …Nàng ơi, nàng có thƣơng tình Tạc cho tôi chiếc bia hình trái tim

(Một chiều say)

Thơ Nguyễn Bính biểu hiện thế giới nội tâm sâu kín của con người bằng chính tiếng nói của con tim nhà thơ đang bùng cháy; người đã thuyết phục bạn đọc bởi những tình cảm cụ thể, chân thực với duyên thơ ý nhị, đậm đà - trong đó trạng thái tương tư được diễn tả với nhiều cung bậc khác nhau ở nhiều bài thơ: Tương tư, Hoa cỏ may, Chân quê… Đặc biệt, với Nguyễn Bính, tình yêu luôn gắn với khát vọng về tổ ấm gia đình, về hôn nhân và hạnh phúc. Có lúc hạnh phúc là giấc mơ đẹp đẽ đầy ảo giác thần tiên, nhưng phần lớn đấy là những ao ước thật bình dị, đơn sơ. Vốn gốc rễ là người chân quê, ưa thực tế hơn vẽ vời hoa lá, Nguyễn Bính không muốn hạnh phúc là ảo giác xa vời, nhà thơ đã nói lên tiếng lòng của những người quê bình dị - một niềm vui thật nhỏ bé, một ao ước thật đơn sơ:

Sáng giăng chia nửa vƣờn chè Một gian nhà nhỏ đi về có nhau

(Thời trước)

Nguyễn Bính không chỉ có công phát hiện cho thời đại biết bao ngôn ngữ thầm kín của tình yêu mà còn thể hiện được cái khát vọng tình yêu thật đẹp đẽ của những người chân quê ở mọi thời.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính (Trang 38)