1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm thơ Bằng Việt tt.PDF

28 695 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 660,48 KB

Nội dung

Đến nay, hơn nửa thế kỉ làm thơ, Bằng Việt vẫn khẳng định được tiếng thơ đặc sắc của mình qua nhiều tập thơ với nhiều giải thưởng nghệ thuật trong và ngoài nước có giá trị ghi nhận đóng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

MAI NGỌC LỆ

ĐẶC ĐIỂM THƠ BẰNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

MAI NGỌC LỆ

ĐẶC ĐIỂM THƠ BẰNG VIỆT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 34

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lưu Khánh Thơ

Hà Nội - 2011

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Mục đích, ý nghĩa đóng góp của luận văn 9

6 Cấu trúc của luận văn 10

PHẦN NỘI DUNG 10

Chương 1: Thế hệ thơ chống Mỹ và những chặng đường thơ Bằng Việt 10

1 Khái quát về thế hệ thơ chống Mỹ 10

1.1 Hoàn cảnh lịch sử và đội ngũ sáng tác 10

1.2 Những thành tựu thơ chống Mỹ 14

1.2.1 Thành tựu về nội dung 15

1.2.2 Thành tựu về nghệ thuật 20

2 Những chặng đường thơ Bằng Việt 25

2.1 “Người của một thời – Thơ của một thời” 25

2.2 Quan niệm về nghệ thuật 34

Chương 2: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nội dung 39

2.1 Cảm hứng về đất nước và con người Việt Nam 39

2.1.1 Cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh 39

2.1.1.1 Đất nước trong chiến tranh 39

2.1.1.2 Con người trong chiến tranh 50

2.1.2 Cảm hứng về đất nước và con người trong hòa bình 60

2.1.2.1 Đất nước trong hòa bình 61

2.1.2.2 Con người trong cuộc sống đời thường 65

2.2 Cảm hứng thế sự 70

2.2.1 Vẻ đẹp của con người và nhân loại trong thế kỷ XX 70

Trang 4

2.2.2 Những suy tư chiêm nghiệm về một thế giới đầy biến động 73

2.3 Cảm hứng về tình yêu 79

2.3.1 “Tình yêu và báo động” 79

2.3.2 “Gợi dậy tâm hồn và thức dậy tình yêu” 84

Chương ba: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nghệ thuật 89

3.1 Thể thơ 89

3.1.1 Thể thơ tự do 90

3.1.2 Các thể thơ khác 94

3.2 Ngôn ngữ 99

3.2.1 Sự gia tăng các yếu tố văn xuôi vào thơ 100

3.2.2 Ngôn ngữ giàu sắc màu gợi hình, gợi cảm 102

3.2.3 Một số biện pháp tu từ 103

3.3 Biểu tượng thơ 105

3.3.1 Đất và mẹ 106

3.3.2 Ngọn lửa 107

3.3.3 Ngọn gió 109

3.3.4 Hoa 111

3.4 Giọng điệu 114

3.4.1 Giọng trữ tình sâu lắng 114

3.4.2 Giọng suy tư, triết lý 116

PHẦN KẾT LUẬN 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nền thơ hiện đại Việt Nam được tạo nên bởi rất nhiều tiếng thơ,

gương mặt thơ độc đáo Đặc biệt, thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã đóng góp cho thơ ca dân tộc nhiều nhà thơ tài năng và tâm huyết Chỉ trong vòng 10 năm 1964 - 1975, chúng ta đã có một thế hệ nhà thơ trẻ với nhiều gương mặt thơ độc đáo Bằng Việt là một trong số những nhà thơ đó Đến nay, hơn nửa thế kỉ làm thơ, Bằng Việt vẫn khẳng định được tiếng thơ đặc sắc của mình qua nhiều tập thơ với nhiều giải thưởng nghệ thuật trong và ngoài nước có giá trị ghi nhận đóng góp của ông cho nền thơ hiện đại Việt Nam

1.2 Tác phẩm của Bằng Việt được dịch, in trên nhiều tạp chí, sách, báo

quốc tế và được đưa vào chương trình ngữ văn trong nhà trường Trung học

cơ sở

1.3 Năm 2010, Bằng Việt ra mắt tập thơ thứ 10 Bằng Việt – Tác phẩm

chọn lọc đánh dấu chặng đướng 50 năm cầm bút của mình

Đó là những lí do thôi thúc chúng tôi chọn Đặc điểm thơ Bằng Việt làm

đề tài luận văn của mình Việc tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm thơ Bằng

Việt góp phần khám phá các giá trị trong sáng tác của tác giả một cách hệ

thống và chuyên sâu để qua đó, hiểu hơn về một thời kỳ thơ ca quan trọng

của nền thơ hiện đại Việt Nam Đồng thời, đề tài nghiên cứu Đặc điểm thơ

Bằng Việt cũng góp phần thiết thực vào việc giảng dạy ngữ văn trong nhà

trường Trung học cơ sở

1 Lịch sử vấn đề

Với sự sưu tầm, tập hợp trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phân chia các tư liệu nghiên cứu thơ Bằng Việt thành hai nhóm cơ bản Nhóm thứ nhất là các bài giới thiệu, phê bình, đánh giá khái quát về nội dung, nghệ thuật các tập thơ của Bằng Việt, tiêu biểu là những bài viết của các

Trang 6

tác giả: Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Nam, Thiếu Mai, Văn Tâm, Hồng Thọ, Nguyễn Trọng Hoàn, Hà Minh Đức… Nhóm thứ hai là các bài bình giảng, phân tích về các tác phẩm cụ thể của Bằng Việt, tiêu biểu là những bài viết của các tác giả: Vũ Dương Quỹ, Vũ Quần Phương, Lê Quốc Hán, Chu Văn Sơn, Nguyễn Thị Nhàn,… Từng tập thơ, từng khía cạnh trong nghệ thuật và nội dung thơ Bằng Việt đều được các tác giả nhận định khá xác đáng Tuy nhiên, các bài viết chưa nghiên cứu một cách tập trung và hệ thống về thơ Bằng Việt theo chặng đường phát

triển dài của đời thơ tác giả Bếp lửa Các công trình, bài viết đó là những

gợi ý quý báu để chúng tôi hoàn thành đề tài Đặc điểm thơ Bằng Việt

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu đặc điểm thơ Bằng Việt với những biểu hiện trên sự thống nhất giữa nội dung và hình thức Cụ thể, chúng tôi sẽ tìm hiểu những cảm hứng chính của thơ Bằng Việt và các yếu tố nghệ thuật cơ bản làm nên sự độc đáo, sức cuốn hút của thơ Bằng Việt Đến nay, Bằng Việt đã xuất bản 10 tập thơ Chúng tôi đi sâu khảo sát tập thơ

mới nhất Bằng Việt – tác phẩm chọn lọc (NXB Hội nhà văn, 2010)

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng đồng thời các phương pháp sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp thi pháp học

5 Mục đích, ý nghĩa đóng góp của luận văn

Chúng tôi hy vọng luận văn sẽ đem đến một cái nhìn khái quát và đầy

đủ xuyên suốt chặng đường thơ 50 năm của tác giả, từ thời kỳ thơ chống

Mỹ tiếp nối đến thời kỳ đương đại, giúp tìm hiểu, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc về đặc điểm thơ Bằng Việt từ nội dung đến hình thức nghệ thuật Từ đó, thấy được sự vận động của thơ Bằng Việt trong chặng đường thơ 50 năm của tác giả, những nét độc đáo của thơ ca Bằng

Trang 7

Việt trong “dàn đồng ca cùng thế hệ” và những đóng góp giàu giá trị của

tiếng thơ Bằng Việt đối với nền thơ hiện đại Việt Nam

Chúng tôi tin luận văn sẽ giúp ích cho việc giảng dạy, học tập về tác giả Bằng Việt và tác phẩm của ông trong nhà trường phổ thông Chúng tôi cũng muốn qua luận văn sẽ giới thiệu thêm với độc giả và các nhà nghiên cứu những tác phẩm, những câu thơ hay mà mình tâm đắc

6 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong đó, phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Thế hệ thơ chống Mỹ và những chặng đường thơ Bằng Việt

Chương 2: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ nghệ thuật biểu hiện

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Thế hệ thơ chống Mỹ và những chặng đường thơ Bằng

đã ghi nhận sự góp mặt của nhiều tiếng thơ, nhiều nhà thơ – chiến sỹ thuộc mọi thế hệ Ở chặng đường thứ nhất là những tác giả tiêu biểu như: Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Mỹ, Lê Anh Xuân,… đã đem đến cho thơ chống Mỹ những tiếng thơ trẻ trung, tươi tắn, sôi nổi Những vần thơ tràn đầy cảm xúc mê say, chân thành đối với cuộc sống quê hương, đất nước, tuy còn dấu vết sách vở nhưng đã thực sự thổi vào thơ ca giai đoạn này chất men say tuổi trẻ với khát khao được cầm súng chiến đấu, được cống hiến vì Tổ quốc, nhân dân Chặng đường thứ hai khi thơ trẻ chống Mỹ phát triển đến đỉnh cao có sự góp mặt của nhiều tác giả: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm,… đã khẳng định được tiếng thơ của thế hệ mới: khỏe khoắn, trong sáng và đầy tự tin Thơ lúc này đã vươn tới khái quát những mảng hiện thực lớn của cuộc chiến tranh chống Mỹ với những chi tiết chân thực được phát hiện, tìm tòi bằng chính cặp mắt quan sát tinh tế sắc sảo của những nhà thơ – người lính Không khí dữ dội, ác liệt của đời sống chiến trường sinh động, bề bộn ùa vào thơ Ở chặng cuối cùng, đội ngũ sáng tác trẻ càng trở nên đông đảo hơn với nhiều cây bút mới: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Anh Ngọc, Trần Mạnh Hảo, Các nhà thơ

Trang 9

đã đi sâu hơn vào đề tài chiến tranh, đến với hiện thực đời sống để khám phá, đúc kết chân lý, xây dựng nên những hình tượng thơ giàu ý nghĩa khái quát trong thể loại trường ca

1.2 Những thành tựu thơ chống Mỹ

1.2.1 Thành tựu về nội dung

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nội dung chủ yếu, là cảm hứng chủ đạo được thơ khai thác và biểu hiện với nhiều sắc thái Các nhà thơ có một cái nhìn mới đối với chiến tranh, đối với những mất mát, hy sinh, lòng căm thù giặc, tình đồng chí, tình yêu và lòng tin ước mơ chiến thắng, suy nghĩ

về số phận của nhân dân, của Tổ quốc Đề tài Tổ quốc là đề tài bao quát,

trung tâm của thơ chống Mỹ cứu nước, được các nhà thơ khai thác và biểu hiện phong phú Hình tượng Tổ quốc trở thành hình tượng trung tâm, cao

đẹp và thiêng liêng Các bài thơ tiêu biểu gồm có: Chúng tôi chiến đấu cho

Người sáng mãi Việt Nam ơi (Nam Hà), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân) và các bài thơ xuân của Tố

Hữu,…Bên cạnh đó, đề tài chiến đấu cũng có sức thu hút rất lớn các cây

bút, đặc biệt là các cây bút trẻ Trong đề tài này, hình ảnh người chiến sỹ nổi bật với nhiều sáng tạo trong xây dựng hình tượng Tiêu biểu là các tác

phẩm: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Gửi em, cô

thanh niên xung phong (Phạm Tiến Duật), Khoảng trời hố bom (Lâm Thị

Mỹ Dạ), Tiếng hát sang xuân (Tố Hữu), Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh

Xuân), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), Bên cạnh đó, đề tài lao động

sản xuất và đề tài tình yêu cũng được nhiều nhà thơ phản ánh trong thơ

thời kỳ này, góp phần hoàn thiện diện mạo về nội dung của thơ chống Mỹ

Trang 10

giữa truyền thống dân tộc và tinh thần, sức mạnh của thời đại mới trong hình thức thơ Các mô típ dân gian, chất liệu thơ dân gian, thể thơ lục bát truyền thống được vận dụng linh hoạt, khéo léo tạo nên những vần thơ tinh

tế, có chiều sâu nội tâm, dễ đi vào lòng người Chất hiện đại trong thơ chống Mỹ được bộc lộ ở ngôn ngữ thơ và sự gia tăng chất liệu văn xuôi vào thơ Các câu thơ dài mang dáng dấp văn xuôi, ngôn ngữ đời thường mang tính tranh luận, khẩu ngữ trong thơ Chế Lan Viên, Xuân Diệu và đặc biệt trong các nhà thơ trẻ như Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Trần Mạnh Hảo, Hữu Thỉnh,… đã đem lại cho thơ thời kỳ này giọng điệu mới, khỏe khoắn, trẻ trung và độc đáo

Quan niệm nghệ thuật thay đổi, thơ chiến đấu phục vụ Cách mạng và dung lượng phản ánh của thơ được mở rộng thì điều tất yếu hình thức thơ cũng được tự do hóa hơn trước Thể loại trường ca ra đời đáp ứng nhu cầu tất yếu ấy

Thơ chống Mỹ đã tạo dựng được nhiều hình tượng trung tâm nổi bật mang khuynh hướng sử thi lãng mạn, đậm chất anh hùng cách mạng như các hình tượng: Tổ quốc, mẹ, người lính,… làm hoàn thiện đẹp thêm cho bảo tàng lịch sử văn học thơ ca Việt Nam

Một nền thơ lớn tất nhiên được tạo nên bởi những phong cách thơ

phong phú, đa dạng và độc đáo như: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Phạm Tiến

Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Xuân Quỳnh,…

2 Những chặng đường thơ Bằng Việt

2.1 “Người của một thời – Thơ của một thời”

Bằng Việt là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các

nhà thơ chống Mỹ Thuộc vào thế hệ Trường Sơn, thế hệ sáu mươi, nhà thơ Bằng Việt là người của một thời lịch sử đầy biến động

Bằng Việt sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nhưng ông sinh tại phường Phú

Trang 11

Cát, thành phố Huế Tri thức, kiến văn và tâm hồn thơ trữ tình giàu tưởng tượng và truyền thống gia đình đã góp phần làm nên tư chất và phẩm cách thơ Bằng Việt Tuổi thơ Bằng Việt vang động những sự kiện của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Giã từ chiếc khăn quàng đỏ thời niên thiếu, Bằng Việt học xong trung học tại Hà Nội và được cử đi học Đại học Luật ở Liên Xô Chính trong thời gian này, việc tiếp xúc với một nền văn hóa lớn cùng nhiều tên tuổi văn học của thế giới đã có ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách sáng tác và dịch thuật của Bằng Việt Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam Ba năm sau, năm1968, tập thơ đầu tay in chung cùng Lưu Quang Vũ

Hương cây – Bếp lửa ra đời

Đến tháng 12 năm 1969, Bằng Việt chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam Năm 1970, tác giả tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường và làm tại Bảo tàng truyền thống cho đoàn Trường Sơn Năm 1975, Bằng Việt công tác ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới Sau chiến tranh, làm xuất bản và tạp chí tại Hội Nhà văn Việt năm, Bằng Việt hoạt động văn học và quản lý Hội tại Hội Liên hệ văn học – nghệ thuật Hà Nội và công tác chính trị - xã hội trong nhiều đoàn thể quần chúng

Đồng hành cùng với tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, nhìn một cách khái quát có thể chia thơ Bằng Việt thành hai chặng lớn Chặng thứ nhất là

những vần thơ thời chiến tranh (trước 1975) gồm hai tập: Hương cây –

Bếp lửa (1968, in chung với Lưu Quang Vũ) và Những gương mặt, những khoảng trời (1973) Chặng thứ hai là những vần thơ thời hòa bình (sau

1975) gồm các tập: Đất sau mưa (1977), Khoảng cách giữa lời (1984), Cát

sáng (1985) - in chung với Vũ Quần Phương, Phía nửa mặt trăng chìm

(1995), Ném câu thơ vào gió (2001), Thơ trữ tình (2002), Thơ Bằng Việt

Trang 12

1961 – 2001 (2003), Nheo mắt nhìn thế giới (2008), Bằng Việt – Tác phẩm chọn lọc (2010) Qua mỗi chặng đường thơ ấy, ta có thể thấy những biến

đổi, phát triển về nội dung và nghệ thuật trong hành trình sáng tạo nghệ thuật suốt nửa thế kỷ của Bằng Việt

2.2 Quan niệm về nghệ thuật

Với Bằng Việt, “thơ là phần tinh túy nhất của phương tiện thể hiện và trình diễn bằng lời”, “càng thể hiện súc tích và sâu xa nhất bản chất và nội tâm mỗi con người càng đặc sắc” Từ kinh nghiệm của một nhà quản lý nghệ thuật, Bằng Việt rất coi trọng “tính cá biệt và tính đặc thù”, “tính độc đáo trong mỗi khám phá nội tâm của mỗi chủ thể trong thơ” Khát khao khẳng định cái Tôi độc đáo ấy luôn hòa quyện với những lý tưởng nhân văn cao đẹp của cái Ta Bằng Việt mong “sẽ được cởi mở tấm lòng trọn vẹn với bạn đọc cũng như thơ mình luôn luôn là nơi giãi bày, chia sẻ”, nhưng đồng thời cũng mong muốn mỗi nhà thơ cần “luôn phấn đấu làm sao để con người luôn được quyền đứng thẳng, được hít thở hết mình, vươn cao đến hết tầm vóc thực sự của mình để sánh bước đồng hành cùng nhân loại” Khát vọng cao đẹp của người nghệ sỹ chân chính đã được Bằng Việt bộc bạch theo cách riêng trong các bài thơ giàu chất chính luận:

Hoa tường vi, Plixétcaia, Ngôn ngữ và chính trị, Ném câu thơ vào gió, Sự nhạy cảm không có chỗ, Tạm bợ, Ngôi nhà, Nghệ thuật thu nhỏ, Thơ hay

có cần phải chết?, Thơ còn gì hôm nay, Thực ra,…

Trang 13

Chương 2: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nội dung 2.1 Cảm hứng về đất nước và con người Việt Nam

2.1.1 Cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh

2.1.1.1 Đất nước trong chiến tranh

Cảm hứng về đất nước của Bằng Việt được thể hiện tập trung trong

các bài thơ Đất nước, Trước cửa ngõ chiến trường, Viết cho em dọc

Trường Sơn Nhà thơ suy nghĩ về đất nước với tư duy thơ khái quát, tổng

hợp nhưng chất liệu thơ lại là những hình ảnh ghi lại từ hiện thực chiến

trường đậm chất kí sự– những gương mặt và khoảng trời được khúc xạ

chân thực qua tâm hồn người trí thức trẻ nặng tình nghĩa và rất đỗi trung hậu Cảm nhận của Bằng Việt đặc biệt ở chỗ ông nhìn đất nước bằng con mắt lịch sử - thời gian quá khứ và hiện tại, tương lai đan cài Đất nước trong chiến tranh gắn liền những địa danh quê hương từ chiến trường

Trường Sơn, qua Truông nhà Hồ, bên địa đạo Vĩnh Quang, thăm học trò

Hà Tĩnh, đến Cửa Tùng,… Các bài thơ Ghi chép từ một vùng đất lửa, Vùng sâu, Từ chiến trường lại viết cho con đã ghi lại chân thực không khí lịch sử

những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ác liệt mà hào hùng của đất nước

Khai thác đề tài đất nước, tác giả Bằng Việt còn khắc họa vẻ đẹp của đất nước trong lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc:

Trở lại Thái Bình, Hương mùa thu, phố biển, Em hãy đến cánh đồng Mường Thanh,Trở lại trái tim mình… Sức sống bất diệt của đất nước được

cảm nhận bởi những suy tư có tính chất khái quát, tổng hợp về sức mạnh diệu kỳ của nhân dân, đặc biệt từ tầng sâu của nền văn hóa Việt Nam mà

Hà Nội là biểu tượng sáng ngời (Thư gửi người bạn xa đất nước;

Beethoven và âm vang hai thế kỷ; Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc, Trò chuyện với thành phố của đời mình, Đất này, Thăng Long – Hà Nội, Tình yêu và báo động, Một chút thầm thì trong tình yêu Hà Nội) Nhà

Trang 14

thơ viết về đất nước bằng tình yêu đầy trí tuệ và sự gắn bó máu thịt với mảnh đất này

1.1.1.2 Con người trong chiến tranh

Hình ảnh người lính xuất hiện nhiều trong những bài thơ được Bằng Việt sáng tác khi ông đi thực tế chiến trường Tính chất ký sự đậm nét

trong chân dung những chiến sĩ không tên chung sức làm nên lịch sử trong

Những gương mặt, những khoảng trời, Kỷ niệm về Chê Ghêvara, Gương mặt… với những chi tiết đơn sơ, bình dị bộc lộ những phẩm chất anh dũng

kiên cường và nghị lực phi thường ngay trong những công việc âm thầm, bình thường đầy ý nghĩa

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh cũng được tác giả khắc họa rõ nét trong hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, em

gái giao liên, cô nữ dân quân dịu dàng mà kiên cường, dũng cảm (Huế,

tấm lòng em; Về Huế đêm rằm; Đi chợ Tết, Tình yêu và báo động, Mừng

em 16 tuổi) Viết về người phụ nữ, Bằng Việt còn dành những câu thơ xúc

động chân thành, thể hiện lòng biết ơn với bà và mẹ (Bếp lửa, Mẹ, Nghe

đất) Bằng Việt đã phác họa được bức chân dung người phụ nữ Việt Nam

vừa giản dị, đời thường vừa kì vĩ, nổi bật với những phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu Người đọc cảm nhận được thái độ cảm phục, yêu thương và kính trọng của nhà thơ trước sự dũng cảm, bền bỉ, đức hy sinh thầm lặng của

người phụ nữ Việt Nam

Hình ảnh các em nhỏ - tương lai đất nước được nhà thơ khắc họa sinh động với thái độ trân trọng, yêu thương và gửi gắm niềm tự hào, hy vọng,

tin yêu: Phút sinh ra những thần Phù Đổng, Về Nghệ An thăm con, Từ

chiến trường viết cho con, Viết cho con mùa xuân thứ nhất, Học trò Hà Tĩnh…

Với ý thức sâu sắc về trách nhiệm với đất nước, nhân dân, góc nhìn mang màu sắc văn hóa, đậm chiều sâu trí tuệ, mỗi trang thơ của Bằng Việt

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w