Nhận diện truyện kể dân gian

Một phần của tài liệu Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình (Trang 28)

1.2.1.1. Giới thuyết về các khái niệm.

- Khái niệm truyện kể.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học do PGS Lê Bá Hán, GS.TS Trần Đình Sử, GS. Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Truyện là thuật ngữ dịch từ tiếng Pháp Récit, và thuật ngữ Narrative (tự sự) cùng được hiểu là: “phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch, được

dùng làm cở sở để phân loại tác phẩm văn học”.

Các tác giả cuốn từ điển này cũng phân biệt rõ rằng tác phẩm trữ tình thì phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó, còn tác phẩm tự sự (truyện) lại tái hiện đời sống một cách khách quan. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong thời gian, không gian, thông qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người. Bên cạnh đó nhà văn cũng thể hiện tình cảm, tư tưởng của mình. Nhưng ở đây tư tưởng và

23

tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng dường như không có sự phân biệt nào cả. Nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang tự nó phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm và ý muốn của nhà văn.

Trong cuốn Thi pháp của truyện kể, R. Barthes quan niệm truyện kể

(récit) như một thể loại vô cùng rộng lớn, có tính chất bao trùm lên mọi hình thức kể chuyện thông qua phương thức truyền miệng hoặc viết, thông qua hình ảnh tĩnh hay động; nó có mặt trong thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện hoang đường (conte), truyện ngắn, anh hùng ca, lịch sử, kịch, bi kịch, hài kịch, kịch câm, hội họa, kính ghép màu, điện ảnh, truyện tranh, tin vặt, hội thoại. Có thể nói, dưới hình thức gần như vô tận ấy, truyện kể đã có mặt ở mọi thời, mọi nơi, trong mọi xã hội. Tác giả cũng cho rằng: “truyện kể bắt đầu với chính lịch sử của nhân loại, không có, và không bao giờ có bất cứ một nơi nào một dân tộc nào lại không có truyện kể; tất cả mọi tầng lớp, tất

cả mọi cộng đồng nhân loại đều có truyện kể của mình…”.

Như vậy truyện kể ở đây chứa trong nó cả truyện hay truyện hoang đường có tính chất truyền miệng và truyện ngắn có tính chất văn học, được viết ra để đọc.

- Khái niệm truyện kể dân gian:

Khi nghiên cứu văn học dân gian, GS. Đinh Gia Khánh đã đưa ra những ý kiến đề xuất về đặc trưng khu biệt trong quá trình nhận thức các thể loại văn học dân gian. Trong đó chủ yếu là nhận diện các thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian và về cơ bản cũng có sự gần gũi nhau về mặt thể loại cũng như thời điểm ra đời. Trong cuốn văn học dân gian, GS. Đinh Gia Khánh cho rằng:

24

Văn tự sự dân gian chủ yếu gồm có truyện và vè. Truyện dân gian thường là

văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần. Còn vè thì bao giờ cũng là văn vần.

Như vậy có thể hiểu truyện kể dân gian là một bộ phận của phương thức tự sự dân gian bên cạnh vè. Do đó truyện kể dân gian mang những đặc điểm nổi bật của phương thức tự sự dân gian, chú trọng miêu tả hành động của nhân vật và bối cảnh xã hội của hành động ấy, ít chú trọng miêu tả nội tâm nhân vật.

1.2.1.2.Các thể loại truyện kể dân gian.

Ở nước ta, quá trình nghiên cứu truyện kể dân gian gắn với quá trình nhận thức khu biệt về các thể loại truyện khác nhau. Trước đây, danh

từ truyện đời xưa nhằm chỉ chung toàn bộ truyê ̣n kể dân gian . Về sau các bộ

phận truyện được tách dần như: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích,

truyện ngụ ngôn, truyện cười… Ranh giới giữa các thể loại truyện kể dân gian

nhiều khi rất khó xác định. Thành tựu của những năm gần đây của giới nghiên cứu folklore Việt Nam ngày càng có nhi ều đóng góp quan trọng cả về lý thuyết và thực tiễn trong việc xác định và phân loại các thể loại văn học dân gian, đặc biệt trong đó có các thể loại truyện kể dân gian.

Theo GS. Đinh Gia Khánh, có bốn thể loại được xếp vào truyện kể dân gian đó là: Thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Với thể loại truyền thuyết, ông không cho đó là một thể loại độc lập mà xếp vào thể loại cổ tích lịch sử.

Trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam biên soạn vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX do GS. Lê Chí Quế chủ biên, việc phân loại các thể loại truyện kể dân gian có chút thay đổi về nội hàm so với quan niệm của GS Đinh Gia Khánh. Ở giáo trình này, bên cạnh việc trình bày về các thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian như: Thần thoại, sử thi anh hùng, truyện cổ tích, truyện cười, vè, truyện thơ, giáo sư Lê Chí Quế còn đưa ra quan điểm về

25

sự tồn tại độc lập và định nghĩa thể loại truyền thuyết. Điều này đánh dấu sự thay đổi của giáo trình Đại học Tổng hợp về quan điểm và nghiên cứu, giảng dạy truyền thuyết nói riêng, các thể loại truyện kể dân gian nói chung.

Ở đây chúng tôi đi tìm hiểu về các thể loại truyện dân gian sau: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười.

Một phần của tài liệu Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)