Đặc điểm nội dung truyền thuyết dân gianThái Bình

Một phần của tài liệu Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình (Trang 38)

Khảo sát và nghiên cứu di sản truyền thuyết dân gian Thái Bình, chúng tôi nhận thấy đây là một thể loại phong phú về số lượng. Có khoảng trên dưới 150 truyện (những truyện đã được sưu tầm, chưa kể những truyện lưu truyền trong nhân dân chưa được sưu tầm). Trong đó các truyền thuyết dân gian Thái Bình được sáng tác theo các đề tài chủ yếu sau:

- Chùm truyền thuyết về các anh hùng chống giặc ngoại xâm.

- Chùm truyền thuyết về các nữ thần là tấm gương đạo đức, các thần có công mở đất, các tổ nghề, các danh nhân.

- Chùm truyền thuyết về các địa danh.

- Chùm truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo, tín ngưỡng.

2.2.2.1. Chùm truyền thuyết về các anh hùng chống giặc ngoại xâm. Nhận xét .

Chùm truyền thuyết về các vị thần là anh hùng chống giặc ngoại xâm trên mảnh đất Thái Bình là những truyện kể được sưu tầm trong hai cuốn: Nữ

33

thần và thánh mẫu Thái Bình (tác giả Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan) và cuốn

Văn học dân gian Thái Bình của tác giả Phạm Đức Duật. Theo thống kê từ hai

cuốn sách này, chúng tôi thấy có 39 bản kể về 37 vị thần có công đánh giặc ngoại xâm được nhân dân tôn thờ, trong đó truyện về các nữ thần chiếm số lượng nhiều hơn cả (27/37 truyện).

Các truyện kể này có kết cấu riêng lẻ. Hầu hết mỗi truyện đều kể trọn vẹn về cuộc đời và công lao của một vị anh hùng.

Là những truyện kể dân gian nên chùm truyền thuyết về các anh hùng chồng ngoại xâm ở Thái Bình có những dị bản khác nhau khi kể về một số vị anh hùng.

- Truyền thuyết về Mỹ Hy công chúa có 02 bản kể: trong hai cuốn

Nữ thần và Thánh mẫu Thái Bình và Văn học dân gian Thái Bình. Hai bản kể

này đều kể về hai anh em bà Mỹ Hy với tư chất thông minh, tài giỏi, căm thù giặc Hán, làm tướng dưới quyền Hai Bà Trưng, giúp Vua Bà đánh giặc Hán. Nhưng ở hai bản kể có khác nhau một số chi tiết sau:

+ Bản kể trong cuốn Nữ thần và Thánh mẫu Thái Bình kể rằng dưới thời thuộc Hán, tại trang Hương Đường (nay thuộc xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư) có người họ Đỗ tên Hùng văn tài võ giỏi thông tuệ khác thường, làm nghề dạy học và cắt thuốc. Ông đến trang Tịnh Thủy (xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà) mở trường dạy học. Sau đó ông kết duyên với bà Lê Thị Sinh, được hai người con, anh là Kim Xa, em gái là Mỹ Hy cùng có tài văn võ song toàn. Nghe tin Mỹ Hy xinh đẹp, tài giỏi, thái thú Tô Định ép Đỗ Công phải gả Mỹ Hy làm tì thiếp cho hắn. Đỗ Công từ chối nên bị giết hại. Hai anh em Kim Xa, Mỹ Hy căm giận quân giặc liền cùng học trò của cha mộ thêm quân kéo về Mê Linh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng.

+ Bản kể trong cuốn Văn học dân gian Thái Bình thì kể rằng: Dưới thời thuộc Hán, ở trang Hương Đường (Việt Hùng, Vũ Thư) có gia đình họ Đỗ nối

34

đời tu nhân tích đức, sống bằng nghề cắt thuốc và dạy học. Ở trang Hương Đường ít lâu, Đỗ Công chuyển cả gia đình về Tịnh Xuyên. Ông bỏ nghề bán thuốc, chuyên dạy học. Đỗ Công có hai người con. Một trai tên là Kim Xa, một gái tên là Mỹ Hy. Cả hai anh em đều thông minh, tài giỏi. Căm thù giặc Hán hung dữ, hai anh em ngày đêm tập luyện võ nghệ để đền nợ nước. Khi nghe tin Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Mê Linh, họ liền theo về.

- Truyền thuyết về bà Ngọc Nương có 02 bản kể: Ngọc Nương

thánh mẫu và Hoàng Hùng đại vương và Ngọc Nương công chúa. Hai bản kể

này đều kể về vợ chồng bà Ngọc Nương và ông Hùng Quang là hai vị tướng tham gia chống giặc Hán dưới sự chỉ huy của Hai Bà Trưng. Nhưng ở hai bản kể có một số chi tiết khác nhau:

+ Bản kể Ngọc Nương thánh mẫu (Nữ thần và Thánh mẫu Thái Bình) kể rõ:

Lai lịch xuất thân của ông Hùng Công. Ông sinh ra trong gia đình họ Hoàng, sống tại quê ngoại ở trang Thưởng Duyên (xã Văn Lang, huyện Hưng Hà ), mồ côi cha mẹ khi mới lên 10, lại không có đất đai nhà cửa, ông sang trang bên làm nghề chài lưới ven sông.

Bà Ngọc Nương được sinh ra trong một gia đình ở trang Thọ Duyên (xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà), cha là cụ Nguyễn Cư, mẹ là cụ Tô Thị Toán. Bà ra đời ứng với giấc mộng của người mẹ: có người mang cho mâm ngọc, người mẹ bèn nhặt một viên bỏ vào miệng, rồi bà mang thai, sinh ra Ngọc Nương. Ngọc Nương lớn lên tài sắc tuyệt vời, thái thú Tô Định đòi lấy làm vợ. Bị khước từ, Tô Định giết song thân của bà, bản thân bà trốn thoát. Căm giận kẻ thù, bà chiêu mộ trai gái trong làng về ứng nghĩa cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Đoàn người đến bến sông, không có đò sang, được Hùng Công giúp đỡ.

35

Khi Bà Trưng lên làm vua, Hùng Công được phong làm Dũng Lược Cửa ngoài đại vương, Ngọc Nương được phong công chúa. Ai người được tác hợp nên vợ nên chồng. Sau đó Hùng Công về lại Thưởng Duyên cúng tổ ngoại, trong khi đang cúng, Hùng Công hóa. Bà Ngọc Nương viết duệ hiệu của ông cho nhân dân thờ cúng rồi tiếp tục luyện tập võ nghệ, trông coi đồn lũy, dạy dân việc nông tang. Khi giặc Hán trở lại xâm lược, thế cùng, bà đã anh dũng hi sinh.

+ Bản “Hoàng Hùng đại vương và Ngọc Nương công chúa” (Văn học dân gian Thái Bình ) không kể lai lịch ông Hoàng Hùng, chỉ kể ngắn gọn Hoàng Hùng là người trai thôn Ức Duyên. Về sự ra đời của bà Ngọc Nương cũng có đôi chút khác: Ngọc Nương là người trang Thưởng Duyên trong gia đình họ Nguyễn Phúc Đức, cha là Nguyễn Cừ, mẹ là Phạm Thị Đằng. Một hôm người mẹ nằm mơ thấy có viên ngọc trên trời sa xuống, liền nuốt vào, sau đó Phạm mẫu mang thai, sinh ra Ngọc Nương. Ngọc Nương lớn lên nổi tiếng xinh đẹp. Uất hận trước mối thù giết cha của bọn giặc Tô Định, bà ngày đêm luyện tập võ nghệ, lôi kéo trai gái hợp sức chống giặc. Trên đường về tụ nghĩa với Hai Bà Trưng, nhờ sự giúp sức của Hoàng Hùng nên bà cùng anh em nghĩa dũng đã qua được sông. Từ đó, hai người nên nghĩa vợ chồng rồi cùng vào yết kiến Hai Bà Trưng. Sau khi quét sạch quân giặc, Bà Trưng lên ngôi, phong cho Hoàng Hùng là Dũng lược đại vương, Ngọc Nương là công chúa. Hai vợ chồng bà xin vua về thăm lại quê nhà khao thưởng dân làng. Trong bữa tiệc vui, bỗng nhiên hai người đều bay lên trời.

Ở bản kể này còn kể thêm sự việc về cụ già tự xưng Thiên quan, Thiên tướng giúp Hai Bà Trưng đánh giặc

Đặc điểm nội dung chùm truyền thuyết về các anh hùng chống giặc ngoại xâm.

36

Truyền thuyết là thể loại được sáng tạo nhằm thể hiện thái độ và sự đánh giá của nhân dân về nhân vật lịch sử hay sự kiện lịch sử. Đối với các truyền thuyết kể về các những anh hùng chống ngoại xâm thì cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca, tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với những người anh hùng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành và giữ nền độc lập, hòa bình cho dân tộc, cuộc sống ấm no, yên ổn cho nhân dân. Để thể hiện điều đó, tác giả dân gian đã lựa chọn, khai thác những chi tiết, sự việc tiêu biểu liên quan đến người anh hùng có giá trị nội dung và nghệ thuật. Và riêng đối với một số vị anh hùng chống ngoại xâm đã đi vào truyền thuyết thì hơn cả sự ngợi ca, tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn của nhân dân còn có cả sự ngưỡng vọng, niềm kính tín.

Khi kể về một người anh hùng chống ngoại xâm, truyền thuyết thường chọn những đột khởi trong cuộc đời nhân vật trong quá trình chiến đấu chống giặc. Các chi tiết, sự việc trong truyền thuyết thường khác với chính sử do truyền thuyết kể về các nhân vật không giống với sử biên niên mà được kể lại trong trí nhớ của nhân dân.

Mỗi truyền thuyết về một một vị anh hùng trên mảnh đất Thái Bình được kể theo những cách khác nhau nhưng cùng có chung một cảm hứng là ngợi ca, thể hiện sự biết ơn của nhân dân, sự tôn vinh của người đời đối với những người có công với nhân dân, đất nước. Đây là những đặc điểm khá thống nhất với đặc điểm truyền thuyết Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, khi tìm hiểu từng tác phẩm cụ thể, ta sẽ thấy sự khác biệt mang tính địa phương không pha trộn với các địa phương khác của truyền thuyết dân gian Thái Bình.

Nghiên cứu, tìm hiểu các truyền thuyết chúng tôi thấy cùng với cảm hứng ngợi ca, tôn vinh, biết ơn, nhân dân đã khắc họa các vị thần là anh hùng có công chống giặc ngoại xâm trên một số phương diện sau:

37

Trong các truyền thuyết về những vị thần có công đánh giặc ngoại xâm, nhân dân đều giới thiệu nhân vật với những đặc điểm nổi bật như: đặc điểm vẻ đẹp ngoại hình, tài năng và sức khỏe phi thường. Qua khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng trong tâm thức nhân dân, những người anh hùng có công chống ngoại xâm đều là những người có tướng mạo, ngoại hình đẹp hơn người, là những người khác thường. Họ thường là những người có tài sắc vẹn toàn. Các nữ tướng thì đều là những người có sắc đẹp trời phú hơn người, công – dung – ngôn – hạnh, có tài năng xuất chúng, võ nghệ, thao lược, binh thư, tư phong không kém nam nhi. Các nam tướng cũng đều là những người có dung mạo khôi ngô, đĩnh độ khác thường, tài năng, trí tuệ vượt trội từ nhỏ, có vị anh hùng còn sớm có phép lạ, hình dạng dị thường, sức khỏe phi thường.

Đó là những nữ nhi vốn nổi tiếng xinh đẹp, công – dung – ngôn - hạnh vẹn tròn như Môi Nương Tấn Tướng, Ả Rồng – Long Nương, Kiều Hoa công chúa, Nga Hoàng công chúa, Ả Phương Dung...

Đó là Ngọc Nương thánh mẫu “đẹp như tiên nữ, dáng yểu điệu thướt

tha, tài sắc một vùng không ai sánh nổi”. (Truyện Ngọc Nương thánh mẫu –

Nữ thần và Thánh mẫu Thái Bình).

Đó còn là những nữ nhi nổi tiếng thông minh, học giỏi từ nhỏ, sớm tinh thông cả võ nghệ như hai chị em Càn Nương và Tấu Nương.

Bát Nạn Tướng Quân Vũ Thị Thục xinh đẹp tuyệt trần, lại đủ cả văn tài, võ lược: “mắt phượng mày ngài, môi đỏ như son, da đẹp tựa ngọc… Thục nương càng lớn càng xinh, như “bông phù dung buổi sớm” trăng trông phải thẹn, hia sánh thấy hèn. Tài học “học một biết mười” xuất khẩu thành thơ. Tài võ nghệ còn tinh thông hơn cả thơ văn “múa kiếm như gió thổi, mây

bay””. (Truyện Bát Nạn tướng quân Vũ Thị ThụcNữ thần và Thánh mẫu

38

Anh em Kiều Hoa với tài năng, tư chất thông minh thiên bẩm, lên 5 tuổi chưa học đã biết chữ. (Truyện Kiều Hoa “công chúa”Nữ thần và Thánh

mẫu Thái Bình). Anh em Mỹ Hy có tài thao lược, văn võ song toàn. (Truyện

Mỹ Hy công chúaNữ thần và Thánh mẫu Thái Bình).

Quế Hoa xinh đẹp, sớm hiểu biết, thông thạo chữ nghĩa, văn võ song toàn.

Hai chị em Nàng Cả, Nàng Hai xinh đẹp, tài năng, thầy dậy “chẳng bao lâu đã thông hiểu kinh sử lại xin học binh pháp võ nghệ, hai nàng lại thông

thạo đường cung mũi kiếm”. (Truyện Nàng Cả, Nàng HaiNữ thần và

Thánh mẫu Thái Bình).

Đó còn là những trang nam nhi có tư chất phi phàm, có tài năng xuất chúng, có phép lạ, hình hài kì dị, sức khỏe phi thường

Thần Lài được mô tả từ nhỏ đã là một cậu bé có nhiều phép lạ, đi đến đâu, mưa gió kéo theo đến đấy. Vào kì đại hạn, đồng ruộng khô nẻ, cây cối héo hon, vua vời chàng vào triều làm mưa giải hạn. Với phép lạ của mình, chàng đi đến đâu, mưa theo đến đó, cây cối cũng vì thế mà tươi tốt trở lại. (Truyện Thần LàiVăn học dân gian Thái Bình).

Hùng Quang khôi ngô, tuấn tú, sinh ra đã mang hình hài kì dị “trên trán có bảy sợi lông rất dài, ở bụng có hai chữ Thủy Vương, sau lưng có 28 vẩy

hình 28 ngôi sao… ”, sức khỏe phi thường, dáng hình cao lớn, sức nhấc được

trăm cân, chân đi rất nhanh, có thể ở dưới nước cả một ngày.

Trong truyền thuyết về Linh Lang đại vương, nhân dân miêu tả Linh Lang là nhân vật kiệt xuất, kì tài, với nhiều đặc điểm khác thường, tài năng xuất chúng thần kì. Linh Lang lên bảy tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười bỗng cất tiếng nói khi sứ giả truyền tin tìm người tài diệt giặc ngoại xâm. Trước khi ra trận, chàng ăn hết liền lúc 9 nong cơm thịt và muối, uống cạn 5 tấc nước trong hồ sen ở vườn thượng uyển, vươn vai một cái thân hình rung chuyển,

39

cao lớn dị thường, nhảy lên mình ngựa thì ngựa bẹp dí, sức khỏe phi thường, uốn nhẹ thanh sắt khổng lồ khiến thanh sắt cong như cánh cung.

Chàng trai họ Phạm làng Hữu Tiệm, Kiến Xương có sức khỏe hơn người, có chí rèn luyện gươm đao theo nghề binh nghiệp, võ nghệ cao cường.

* Là những ngƣời trung hiếu, dũng cảm, tiết liệt, kiên cƣờng.

Những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng luôn luôn được nhân dân đề cao, ca ngợi. Trong đó đức trung hiếu, lòng dũng cảm, sự kiên cường luôn luôn là những phẩm chất gắn liền với hình ảnh người anh hùng của dân tộc trong công cuộc chống ngoại xâm. Hình tượng những người anh hùng chống ngoại xâm trên mảnh đất Thái Bình trong hồi cố tư duy của nhân dân thường gắn liền với những phẩm chất đó.

Đó là những nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vang danh một thuở. Trong truyền thuyết, họ được khắc họa là những con người dũng cảm, kiên cường, coi thường sống chết, trọn đạo hiếu với mẹ cha, rất mực trung quân, ái quốc.

Mang mối thù nhà, nợ nước, những nữ lưu anh kiệt ấy nuôi chí căm thù giặc, rèn luyện võ nghệ, binh thư, chiêu mộ binh sĩ thành những đội quân hùng dũng, rồi tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Trong truyền thuyết, Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục được nhân dân miêu tả là một nữ tướng có chí khí ngang tàng, có lòng dũng cảm. Trước mối “thù nhà”: cha và vị hôn phu bị giặc Tô Định giết hại, bản thân bị ép lấy tướng giặc, bà đã đem gửi mẹ ở một nơi an toàn, còn mình với tài mưu trí, dũng lược, bà “chờ cho đám quân giặc dàn nghi lễ, kẻ ghé vai khiêng đòn, người vác biển che tán… mới bất ngờ vung đôi kiếm bạc, gạt đông chém tây, đâm tả chém hữu, mở đường chạy ra bến sông đoạt thuyền, lấy kiếm làm chèo

nước, lao như tên bắn trên dòng sông trong đêm tối”. Sau những trăn trở

40

dưới cờ của Trưng nữ Vương. Theo lời kể, trong cái nhìn của Trưng Vương, bà là một vị tướng soái uy dũng, oai phong, đội quân của bà chỉnh tề, lẫm liệt. Bởi thế bà được Trưng nữ Vương phong là “Đông Nhung đại tướng quân”. Trước tình thế bị giặc vây ép, biết không thể thắng giặc, đối diện cái chết bà vẫn cùng đội cận vệ đánh đến người cuối cùng, hết đường lui còn vung kiếm giết thêm hàng chục tên giặc rồi mới hóa. Chí khí ấy, tinh thần ấy tưởng chừng chỉ có thể có ở đấng nam nhi.

Cùng sinh vào thời loạn lạc, cùng mang mối thù nhà nợ nước, những bậc nữ lưu như Ả Rồng – Long Nương cùng chồng chiêu mộ binh sĩ, lập đại bản doanh ở Mĩ Lộc; Quế Hoa tập hợp nghĩa dũng, cùng tụ nghĩa ở Mê Linh với đội quân của Hai Bà Trưng, tinh thần, ý chí khiến Vua Bà mến phục. chống giặc đến cùng và anh dũng hi sinh; Ả Cực đội tang chồng đi khắp vùng chiêu

Một phần của tài liệu Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)