Nghệ thuật xây dựng nhân vật và những motif cơ bản

Một phần của tài liệu Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình (Trang 67)

3.1.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Để thể hiện thái độ, tình cảm, cách đánh giá của mình về những sự kiện lịch sử, những con người lịch sử, nhân dân đã truyền thuyết hóa những nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử ấy từ hiện thực. Hiện thực về con người và sự kiện lịch sử ấy được khúc xạ qua lăng kính của trí tưởng tượng phong phú đậm chất kì ảo. Tuy nhiên không phải ai cũng được nhân dân hư cấu để trở

62

thành nhân vật trung tâm của truyền thuyết. Nghiên cứu các truyền thuyết dân gian Thái Bình, chúng tôi thấy nhân vật trung tâm của truyền thuyết thường là những con người có công lao to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm hay trong lao động khai mở địa bàn cư dân, sáng tạo nghề, những người là tấm gương đạo đức, sáng tạo văn hóa. Họ là những người có nhiều công đức với nhân dân, bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm của nhân dân, không kể nguồn gốc xuất thân giai cấp, tầng lớp của nhân vật.

Khi xây dựng nhân vật, truyền thuyết vốn rất chú trọng vào nguồn gốc quê hương của nhân vật. Truyền thuyết đã sản sinh ra vô số những nhân vật mà khi nhắc đến họ, người ta sẽ hình dung ngay ra mảnh đất nơi họ sinh ra như một đặc trưng mang tính địa phương. Do vậy kho tàng truyền thuyết dân gian Thái Bình là nơi ghi dấu ấn của bao thế hệ người dân trên mảnh đất này. Hầu hết các nhân vật trong truyền thuyết Thái Bình đều là những người có gốc gác nơi đây. Ngoài ra nhân vật trong truyền thuyết dân gian Thái Bình còn bao gồm những người không phải gốc gác Thái Bình nhưng cuộc đời, sự nghiệp của họ gắn liền với vùng đất màu mỡ, phì nhiêu này. Điều đó thể hiện sự tiếp nhận văn hóa cởi mở của dân gian Thái Bình với cảm quan sáng tạo rộng mở, góp phần làm phong phú thêm kho tàng truyền thuyết dân gian trong tỉnh.

Những nhân vật trong truyền thuyết dân gian Thái Bình thường được miêu tả không là những nhân vật có tài năng xuất chúng, tài sắc vẹn toàn, sức khỏe phi thường thì cũng là những tấm gương sáng về đạo đức. Trong cách xây dựng nhân vật, truyền thuyết dân gian Thái Bình kế thừa sự sáng tạo hình tượng nhân vật trong thần thoại. Các mẫu đề thần thoại được sử dụng ở một giới hạn nhất định nhằm mục đích lí tưởng hóa nhân vật. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của các yếu tố thần thoại đã mờ nhạt đi nhiều. Phần lớn các nhân vật

63

trung tâm trong truyền thuyết dân gian Thái Bình có hình dáng gần gũi với con người bình thường, một chút điểm khác ấy là nhân vật được miêu tả với phong tư đĩnh dị, diện mạo hơn người, hoặc dung nhan như tiên giáng trần… Số ít nhân vật được khắc họa với hình dáng, đặc điểm phi phàm như Hùng Quang: “trên trán có 7 sợi lông rất dài, ở bụng có hai chữ Thủy Vương, sau lưng có 28 vẩy hình 28 ngôi sao… Năm mười bảy tuổi cậu đã cao tám thước ta, khỏe lạ thường, mang nặng được trăm cân, chân đi rất nhanh và đặc biệt

có thể ở được dưới nước một ngày” [10, tr. 500]. Hay Linh Lang Đại Vương

liền lúc có thể ăn hết cả chín nong cơm - thịt - muối, uống cạn 5 tấc nước trong hồ, vươn vai một cái thì thân mình rung chuyển, cao lớn dị thường. Các nhân vật trong truyền thuyết dân gian Thái Bình phần lớn là những cá nhân đích thực được sáng tạo trên tinh thần giữ vững tính lịch sử cụ thể của tác phẩm. Bên cạnh đó vẫn có số ít những nhân vật là những biểu tượng thần thoại nhất quán của tập thể có tính chất tượng trưng, phóng đại như Linh Lang Đại Vương trong truyền thuyết cùng tên.

Những nhân vật trung tâm trong truyền thuyết Thái Bình được nhân dân hư cấu thêm những yếu tố thần kì mang đầy chất thơ và mộng. Sự sáng tạo đó không hề phi logic mà nó hoàn toàn hợp lí (kể cả dối với những người sống trong xã hội hiện đại, lí giải mọi sự vật, hiện tượng bằng khoa học). Sự hợp lí ấy nằm ở chỗ nó phù hợp với logic tình cảm con người, hợp với việc tôn vinh, thần thánh hóa những người có công với dân, với nước.

Nhân vật trung tâm trong truyền thuyết dân gian Thái Bình thường gắn với những địa danh cố định, những sự kiện lịch sử cố định và cùng với nguồn gốc có thực khiến người ta tin rằng tất cả đều là thật, đồng thời tin vào những điều viết trong truyền thuyết. Mặc dù vậy, nhân vật truyền thuyết không phải là sự mô phỏng nguyên si những nguyên mẫu trong lịch sử. Đó là những sáng tạo, hư cấu theo quan niệm nghệ thuật của nhân dân dưới sự ảnh hưởng của

64

các yếu tố tâm linh, các học thuyết tư tưởng Nho, Phật, Đạo, các tín ngưỡng nguyên thủy.

Cùng với đó, khi sáng tạo hình tượng nhân vật truyền thuyết, nhân dân Thái Bình cũng sử dụng một số motif cơ bản. Dưới đây, chúng tôi đi tìm hiểu, phân tích một số motif đó.

3.1.2.2. Một số motif cơ bản của truyền thuyết dân gian Thái Bình.

* Khái niệm motif.

Nghiên cứu truyện kể dân gian bằng motif là một phương pháp nghiên cứu rất được ưa chuộng trong khoa nghiên cứu văn học dân gian từ trước đến nay. Các nhà folklore học thế giới từ lâu đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này. Tiếp thu những kinh nghiệm có sẵn, các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam cũng đã thể nghiệm thành công một số công trình nghiên cứu về motif truyện kể dân gian Việt Nam. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Motif là những yếu tố, những bộ phận lớn hay nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là

trong văn học nghệ thuật dân gian” [57, tr. 136]. Motif có ý nghĩa trong cấu

tạo đề tài, cốt truyện, là công thức để triển khai cốt truyện hay còn được xem là yếu tố hợp thành cốt truyện của tác phẩm nghệ thuật.

Nghiên cứu truyện kể dân gian bằng motif có thể giúp khám phá được mối dây liên hệ trong những tác phẩm thuộc cùng một kiểu truyện hay cùng chứa đựng những motif như nhau và ý nghĩa của nó cùng được thể hiện như thế nào trong văn hóa học. Thực tế khái niệm motif, ý nghĩa của việc nghiên cứu truyện kể dân gian bằng motif đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học trên thế giới cũng như ở Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu và có rất nhiều công trình đi sâu vào vấn đề này. Chúng tôi tiếp thu những thành tựu đó để đi vào vận dụng tìm hiểu các motif trong truyền thuyết dân gian Thái Bình.

65

Motif sự thụ thai thần kỳ bắt nguồn từ thần thoại và phổ biến trong cả truyền thuyết và truyện cổ tích. Tác giả dân gian đã sử dụng motif sự thụ thai thần kỳ và sinh nở thần kỳ nhằm “lạ hóa” nhân vật, đem đến cho nhân vật một nguồn gốc thần linh, dự báo những điều kỳ lạ, phi thường mà những con người này sẽ đạt được. Trong truyện kể dân gian Việt Nam và thế giới mô típ này đã được nhắc tới rất nhiều. Chúng ta có thể bắt gặp trong các truyện như

Sọ Dừa; Thánh Gióng; Chàng Cóc, Chàng Rùa; Sơn Tinh, Thủy Tinh

Nói về motif này, GS. Nguyễn Đổng Chi khái quát: “Nếu mọi con người sinh ra trên trần thế đều do số mệnh định đoạt thì nhân vật anh hùng của dân gian tất phải có một số mệnh khác người. Vì thế dân gian sẵn sàng mượn tất cả những ước lệ vốn có để giải thích sự “sinh ra” của anh hùng. Từ thần thoại và huyền tích (mẹ dẫm phải dấu chân lạ mang thai; mẹ được thần nhân giao hợp, mẹ bị khỉ, rái cá cưỡng hiếp), đến đạo tiên (anh hùng do người của Ngọc Hoàng thượng đế thác sinh, mẹ chiêm bao nuốt sao vào bụng…), cho đến cả tín ngưỡng phong thủy (tình cờ được huyệt đất quý tang mộ tổ, có khi là hàm rồng, ngựa đá, có khi là “mối đùn”, “hổ tang”…)” [8, tr. 2589 - 2590].

Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy motif này khá phổ biến trong các truyền thuyết dân gian Thái Bình. Trong đó biểu hiện của motif này tiêu biểu ở một số dạng thức sau:

Nhân vật ra đời do người mẹ nằm mộng.

- Truyền thuyết về Mẫu Thượng Thiên kể rằng: Vào đầu thời Lê, ở làng Trần Xá, huyện Đại An, trấn Sơn Nam, có gia đình hào phú, chồng là Phạm Chính, vợ là Đoàn Thị Trinh, vợ chồng làm gương đức hạnh, tu nhân tích đức, lọt vào mắt Ngọc Hoàng. Một hôm, ông bà ngự tại khuê phòng, bỗng cùng nằm mộng thấy Ngọc Hoàng phán bảo: “nhà ngươi cả đời lo việc phúc đức, nghĩa cử ấy cả nhân gian ca tụng, nay ta cho đệ nhị công chúa

66

giáng sinh vào cửa. Vậy các ngươi càng phải gắng tu nhân tạo phúc hơn nữa

cho xứng

Từ sau mộng ấy Đoàn mẫu đem thai. Ngày 6 tháng 3 năm Giáp Dần, vào giờ dần, mây lành lớp lớp tụ về dinh họ Phạm, khuê phòng Đoàn mẫu sực nức hương hoa, trời xanh văng vẳng tiếng đàn, tiếng sáo, trong mây lãng đãng

các bóng tiên nữ rước Tiên Nga đến nhà họ Phạm. [16, tr 19]

- Truyền thuyết về Ả Rồng – Long Nương kể rằng: bà mẹ nằm mộng thấy rồng đen quấn quanh mình, từ đó bà mang thai, sau 12 tháng thai nghén, bà sinh ra một trang thục nữ. [16, tr.82]

- Truyền thuyết Quế Hoa công chúa: bà mẹ mơ thấy có cụ già đem cho một cành quế lá xanh, có mùi thơm. Sau lần đó bà có mang, 12 tháng sau sinh được một người con gái khôi ngô, dung nhan tuyệt đẹp. [16, tr. 87]

- Truyện về Quốc mẫu Chinh Nương đại vương kể: Song thân bà vốn muộn con cái liền đến chùa cầu tự. Sau giấc mơ kì lạ: có một ông tiên đến hỏi Vũ Công muốn xin tiền hay xin người, rồi phán bảo sẽ cho hai người. Sau đó người mẹ mang thai, sau 12 tháng sinh ra một bọc, nở ra một trai, một gái. Khi bà chuyển dạ hương thơm bay khắp nhà, hào quang sáng cả một vùng, khí trời dịu mát. [16, tr. 200]

- Truyền thuyết về Hoàng Bà và nhị vị công chúa kể lại: cha mẹ đã 50 tuổi mà vẫn chưa có con, nhân tiết thanh minh cúng tổ tiên xong, ngồi than thở về đường con cái, đêm ấy bà mơ thấy một ông lão đem cho một cành đào có ba quả. Sau đó bà mang thai, sau 12 tháng thai nghén, bà sinh được ba người con gái xinh đẹp, khỏe mạnh. [16, tr. 209]

- Truyền thuyết Minh Bảo phu nhân: Một hôm người mẹ nằm mơ thấy phòng mình rực ánh hào quang, có hai bông hoa từ trên trời rơi vào mồm, bà liền nuốt vào bụng. Từ đó bà mang thai, sau 12 tháng sinh được một

67

bọc hai cô con gái. Khi sinh, ánh sáng và hương thơm tỏa khắp nhà. [16, tr. 212]

Cùng dạng thức người mẹ nằm mộng rồi mang thai còn có các truyền thuyết: Hùng triều Vương mẫu, Ngọc Nương thánh mẫu, Môi Nương Tấn Tướng, Trinh nữ Hoàng cô, Linh Nhân Lý hoàng hậu, Đinh triều Quốc mẫu, Đệ Tam cung phi Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, Thái mẫu Vũ Như Sơn, Môi Nương Tấn Tướng, Hải Tây Phương Dung công chúa, Ả Cực công chúa, Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, Đệ nhất tiên nữ công thần, Huyền Thiên Đàn Giáng công chúa,…

Nhân vật ra đời do người mẹ kết hợp với con vật có nguồn gốc thần linh.

Truyền thuyết Quý Nương Hoa Diêm thánh mẫu kể: Bà mẹ là Ngọc Nương một ngày đẹp trời ra biển tắm, nước biển mơn man thấm vào da thịt, tâm hồn như lọt vào thủy động. Vừa lúc định lên bờ thì cát bụi mù mịt, mây bay vần vũ, sớm chớp kín trời, một con giao long thân dài chín xích cuộn lấy ba vòng. Lúc ấy trời thơm ngát, sóng ca điệu nhạc, bà Ngọc Nương mơn man bất tỉnh, từ đó mang thai… Khi Ngọc Nương trở dạ, sản đường sực nức hương thơm, nở ra một bọc đỏ như viên hồng ngọc khổng lồ, nương sai gia nhân đem bọc ra biển Hoa Diêm trả về thủy phủ. Lạ thay bọc ấy không chìm mà lại trôi ngược dòng Diêm Hộ, trăm loài chim chóc che nắng, vạn loài thủy quái bơi theo hộ tống, bào thai trôi đến trang Đào Động, gặp ông Trần Minh vớt lên, một tiếng sấm vang, bọc tự phanh xuất ba vị long xà, ba an hem đều

coi cụ Trần Minh là cha nuôi [16, tr. 62]

Truyền thuyết Ngọc Nương Thánh mẫu (thời Trần) kể rằng: Người mẹ tên là Trương Thị Toán xinh đẹp tuyệt trần. Một hôm bà ra khơi đánh cá một mình, bỗng trời nổi phong ba, thần Giao Long hiển hiện lên thuyền quấn chặt mấy vòng quanh thân, từ đấy bà mang thai… Sau đó bà sinh được một trang

68

nam tử, diện mạo oai hùng, phong tư đĩnh dị, dáng vóc tựa một vị long hầu. [16, tr. 167]

Truyện Trinh nữ Hoàng cô và Sát Hải đại vương: Vào đời nhà Trần có nàng trinh nữ họ Hoàng xinh đẹp. Một hôm nàng ra sông gánh nước, gặp một con trâu trắng đang đầm mình dưới nước, tưởng là trâu cày đang tắm nên nàng thản nhiên xuống tắm, bất thần trấu ấy xông tới hít hít mình nàng, nàng mắng mỏ, xua đuổi trâu vẫn đắm đuối, giận quá nàng lấy đòn gánh đánh cho một trận, trâu liền lặn xuống nước đi mất. Trên đầu đòn gánh còn dính bốn, năm sợi lông trâu, nàng liền nhặt xem, thấy hương thơm ngào ngạt, cho là của quý, Hoàng thị liền buộc chặt vào vạt yếm, khi về tới nhà, cả người toát mùi hương ngất ngất, hương thơm lan tỏa khắp nơi. Từ đó nàng mang thai, 14 tháng sau nàng sinh một người con trai, đặt tên là Hoàng Minh. [16, tr. 263]

Truyền thuyết Hùng Quang kể: bà vợ xuống sông tắm, bỗng thấy xuất hiện một con rắn nước rất to. Rắn quấn quanh mình bà ba vòng. Từ đó bà mang thai. Đến ngày, bà sinh ra một cái túi, từ trong túi hiện ra một chú bé khôi ngô tuấn tú, trên trán có 7 sợi lông rất dài, ở bụng có hai chữ Thủy Vương, sau lưng có 28 vẩy hình 28 ngôi sao. [10, tr. 499]

Truyện về Nại Tân Đại Vương, hai bản kể Thần Lài và Khánh Lai Thủy

Thần đều miêu tả: Một ngày trời nắng nóng, bà mẹ xuống bến Nại Tân tắm.

trời đang sáng đẹp bỗng nhiên u ám, nước sông dào lên, giao long hiện ra từng đàn đầy mặt sông, có con dài hơn ba trượng quấn quanh người bà ba vòng. Bà thấy thân mình khác lạ, tỏa hương thơm phức. Sau đó bà sinh một người con trai. [10, tr. 497, 567]

Nhân vật ra đời do một lực lượng siêu nhiên đầu thai.

- Truyện Linh Lang đại vương kể: Ngày xưa ở vùng nọ có người con gái xinh đẹp. Một hôm, nàng đi gánh nước ở giếng làng, tự nhiên có một ngôi sao sa vào nồi nước. Từ đó nàng có thai. Nàng bị cha mẹ đuổi ra khỏi

69

nhà. Nàng vào rừng ở, sinh một con trai. Nàng liều đem con ra đường cái định để trâu dẵm chết. Nhưng thấy cháu nhỏ, trâu bò khiếp sợ, đều tránh xa. Nàng đành đem con về đặt tên là Linh Lang. Bảy năm qua đi mà đứa trẻ chưa biết nói, biết cười. [10, tr. 513]

- Truyện Tiên Dung công chúa kể về sự ra đời của công chúa Tiên Dung như sau: Vua Hùng thứ 18 có bà phi họ Nguyễn rất được sủng ái, trời ban điềm lành, có rồng vàng giáng nhập, cung phòng hương thơm ngào ngạt, ánh sáng chói lòa, cảm khí thiêng mà đem thai, giờ ngọ ngày 14 tháng 3 sinh công chúa Tiên Dung, dung nhan lộng lẫy gấp vạn các tiên, thông tuệ gấp vạn lần các bậc thông tuệ. [16, tr. 57]

- Ở truyện Thúy Nương Đoan Chính Trinh Thục phù quốc đại vương: đôi vợ chồng ngoài bốn mươi tuổi vẫn chưa có con. Một đêm ngồi ngắm sao, thấy ngôi sao kì lạ chiếu bảy sắc cầu vồng vào vại nước, hai vợ chồng bảo nhau có lẽ trời ban phúc, liền múc nước trong vại uống, uống đến đâu mát lạnh đến đó, trong lòng chuyển động, từ đó, bà mang thai. Một năm

Một phần của tài liệu Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)