Nhận diện truyện kể dân gianThái Bình

Một phần của tài liệu Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình (Trang 31)

Về truyện kể dân gian Thái Bình, thông thường có 2 cách hiểu

Một là: Truyện kể dân gian Thái Bình do người Thái Bình sáng tác nên. Điều này rất khó xác định.

Hai là: Truyện kể dân gian Thái Bình là những truyện kể dân gian lưu truyền ở Thái Bình. Theo cách hiểu này, ta dễ xác định hơn ngoại diên của đối tượng. Theo đó, truyện kể dân gian lưu truyền tại Thái Bình là những tác phẩm do các nhà Văn học dân gian ở Thái Bình sưu tầm, ghi chép được và đã xuất bản.

Chúng tôi theo quan niệm thứ hai này.

Với trình độ của người viết luận văn, chúng tôi tạm chấp nhận cách phân chia thể loại các tác phẩm văn học dân gian của người sưu tầm, biên soạn sách.

Theo những tài liệu chúng tôi có trong tay, chúng tôi thống kê được khoảng 133 truyện, được tập hợp từ hai cuốn Nữ thần và thánh mẫu Thái Bình (tác giả Phạm Minh Đức – Bùi Duy Lan) và Văn học dân gian Thái Bình (tác giả Phạm Đức Duật), có thể chia theo 3 thể loại chính:

+ Truyền thuyết (chiếm số lượng phong phú nhất). Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát 111 truyền thuyết, chiếm 83 %.

+ Truyện cười (bao gồm cả Truyện trạng), chúng tôi thống kê được 19 truyện, chiếm 14 %

+ Truyện cổ tích (chiếm số lượng ít nhất – theo sưu tầm của tác giả Phạm Đức Duật trong cuốn Văn học dân gian Thái Bình) với 3 truyện, chiếm 3 %.

26

Tiểu kết chương 1

Thái Bình là vùng đất cổ, có lịch sử hình thành từ lâu đời, thuộc vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, có những điều kiện thuận lợi về mặt địa lí, địa hình, điều kiện tự nhiên, là vùng đồng bằng ven biển với nhiều cửa sông, thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản và trồng lúa nước.Tập quán canh tác và lối sống gắn bó với môi trường nước, quen đối mặt, chống chọi với bão lũ, thiên tai đã tôi rèn cho con người nơi đây sự kiên cường, bền bỉ, lòng dũng cảm và sự linh hoạt, mềm dẻo trong tính cách. Bên cạnh đó, Thái Bình còn là vùng đất hội cư của dân tứ xứ. Những con người ở nhiều nơi khi cùng tụ cư trên mảnh đất này đã đem theo cả văn hóa các vùng miền khác nhau… Là vùng đất địa linh nhân kiệt, Thái Bình đã sản sinh và nuôi dưỡng bao anh hùng, những danh nhân văn hóa, những người đã đóng góp công lao to lớn cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển của đất nước. Đây chính là những đặc điểm cốt lõi để nhân dân sáng tạo và lưu truyền một kho tàng văn học dân gian với nhiều thể loại, trong đó khối lượng truyện kể dân gian tương đối phong phú.

Là một bộ phận của phương thức tự sự dân gian, truyện kể dân gian mang những đặc điểm cơ bản của phương thức này. Truyện kể dân gian Thái Bình là bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học dân gian của tỉnh. Với cách hiểu truyện kể dân gian Thái Bình bao gồm những tác phẩm lưu truyền trên mảnh đất Thái Bình, chúng tôi thu thập và thống kê qua một số tài liệu được một số lượng khá phong phú, chủ yếu với 3 thể loại chính đó là: truyền thuyết chiếm số lượng nhiều nhất, truyện cười khoảng hơn 10 truyện, truyện cổ tích có số lượng ít nhất (3 truyện). Truyện kể dân gian Thái bình không phá vỡ tính thống nhất chung trong kho tàng truyện kể dân gian của người Việt mà chỉ góp phần làm cho giàu có hơn, đồng thời vẫn mang những dấu ấn riêng của vùng đất và con người nơi đây.

27

Chƣơng 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN KỂ DÂN GIAN THÁI BÌNH 2.1. Đặc điểm chung của truyện kể dân gian Thái Bình.

Khi nhắc đến văn hóa truyền thống Thái Bình, nhiều người thường nhắc đến nghệ thuật chèo, nghệ thuật rối nước, thắng cảnh chùa Keo, khu mộ cổ nhà Trần,… Bên cạnh đó, Thái Bình còn là vùng đất có truyền thống văn học dân gian với nhiều tác phẩm có giá trị. Vùng đất đồng bằng ven biển này không sở hữu “Nhất cao là núi Tản Viên” với những truyền thuyết nổi tiếng

như Sơn Tinh, Thủy Tinh,... nhưng lại có “Nhất sâu là nước Thuỷ Tiên, Phú

Hà” cùng những truyền thuyết về các biểu tượng trong tín ngưỡng mang đậm yếu tố nước, hệ thống các truyền thuyết về người anh hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngoài truyền thuyết, di sản truyện kể dân gian Thái Bình còn có các thể loại như: truyện cổ tích, truyện cười (bao gồm truyện

trạng), truyện ngụ ngôn và giai thoại.

Ở Thái Bình, truyền thuyết là thể loại đã tồn tại và lưu truyền trong đời sống văn hóa dân gian từ lâu đời. Những tác phẩm truyền thuyết này đều được sáng tạo dựa trên những sự kiện lịch sử liên quan đến những con người được sinh ra trên mảnh đất này hoặc đã từng sống, gắn bó và có công lao với mảnh đất, con người nơi đây, được bồi đắp bởi một lớp hư cấu nghệ thuật nhằm gửi gắm tư tưởng thái độ của nhân dân, đồng thời giáo dục các thế hệ sau. Truyện Thần Lài kể về việc vợ chồng ông Vũ Hiền quê ở Ninh Bình làm quan ở huyện Thần Khê, ông bà ăn ở phúc đức nhưng muộn đường con cái. Thần nước – hình ảnh là con giao long - thác sinh nhập thế giúp dân cầu mưa chống hạn, đánh đuổi giặc giã. Sau kì thai nghén, người mẹ sinh hạ một người con trai, từ nhỏ cậu bé đã có phép lạ đi đến đâu mưa gió kéo theo đến đó. Sau khi đánh tan quân giặc, chàng được vua Hùng phong “Nại Tân Đại Vương” như truyền thuyết còn lưu truyền ở làng Đô Kỳ.

28

Những truyền thuyết về các nữ tướng của Hai Bà Trưng trong cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ phương Bắc cũng khá phong phú. Các truyền thuyết về những trang liệt nữ như Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục xã Đoan Hùng, Hoàng Hùng Đại Vương và Ngọc Nương công chúa ở trang Thưởng Duyên, Mỹ Hy công chúa ở đình Tịnh Thủy, Ngọc Nương thánh mẫu ở trang Ức Duyên… hiện còn in dấu ấn trong hồi cố tư duy của nhân dân Hưng Hà. Truyền thuyết về bà Quế Hoa ở đất Vũ Thư. Ở Đông Hưng có ba chị em bà Đào Thị Phúc ở trang Thượng Phán, Lương Thị Kiền, Lương Thị Tần ở trang Phúc Hưng…

Mảng truyền thuyết viết về các nhân vật danh tiếng như truyện về Linh Nhân Lý Hoàng Hậu, Linh Nhân Hoàng Thái Hậu, Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng Thái Hậu, Thái Sư Trần Thủ Độ, Không Lộ thiền sư…

Sự hình thành những vùng đất, những trang ấp, những việc đào sông lập thổ, khai mở ruộng hoang… cũng được phản ánh trong truyền thuyết. Nó phản ánh nét nổi bật trong cung cách làm ăn của con người nơi đây: lấy nông nghiệp là chính.

Bên cạnh thể loại truyền thuyết với số lượng phong phú, kho tàng truyện kể dân gian Thái Bình hiện còn lưu giữ một số truyện cổ tích. Theo sưu tầm của nhà nghiên cứu Phạm Đức Duật trong cuốn Văn học dân gian Thái Bình, có 3 truyện cổ tích lưu truyền ở Thái Bình, đó là các truyện: Hai mươi năm

kiếp chim, Lý Minh – Lý Nguyệt, Viên ngọc thần kì. Truyện Hai mươi năm

kiếp chim phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp theo tư tưởng: chính nghĩa thắng

gian tà. Đây cũng là nội dung thường thấy trong kho tàng cổ tích của người Việt nói chung. Câu chuyện kể rằng: Ngày xưa, ở một làng quê hẻo lánh, có hai vợ chồng lấy nhau đã hơn năm mươi năm mà vẫn chưa có con. Một hôm bà lão ra ruông hái rau bỗng thấy một con chim bay đến đậu vào nón. Về nhà bà mang thai, sau chín tháng mười ngày bà sinh ra một quả trứng chim, quả

29

trứng nở ra một con chim sẻ bé xíu. Vợ chồng già mừng rỡ, ngày ngày nâng niu, chăm sóc chú chim. Một hôm nghe cha mẹ kể chuyện nhà vua lâm bệnh không ai chữa khỏi, chú chim lặng lẽ bay vào cung, sau nhiều lần đánh bại loài hải tinh – nguyên nhân khiến nhà vua lâm bệnh, chú chim lại dùng mưu kế đánh đuổi giặc ngoại xâm. Lập công lớn, chim sẻ được nhà vua gả công chúa Quỳnh Hương như đã hứa. Trong lễ thành hôn, chú chim biến thành chàng trai tuấn tú, sánh duyên cùng công chúa kiều diễm trước sự vui mừng, hoan hỉ của nhà vua và quần thần. Khi trở lại quê nhà đón cha mẹ thì ông bà đã không bệnh mà cùng mất, vợ chồng công chúa khóc lóc thảm thiết rồi lo hậu sự vẹn tròn cho cha mẹ, sau đó xin vua lập miếu thờ song thân.

Ở truyện Hai mươi năm kiếp chim, motif người đội lốt vật là motif chính, quán xuyến toàn bộ cốt truyện. Hình tượng trung tâm là chú chim sẻ có nhiều tài năng - con của đôi vợ chồng già hiếm muộn, vốn là thần tiên trên thiên đình, do đánh vỡ chén ngọc nên bị đày xuống trần gian chịu kiếp chim. Sau hai mươi năm đội lốt chim, nhân vật trút xác thành người với vẻ đẹp hài hòa, toàn diện cả về tài năng, phẩm chất và ngoại hình. Cuộc chiến đấu của chàng trai dưới lốt chim sẻ là cuộc chiến đấu đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà: loài hải tinh hại vua và quân xâm lược phi nghĩa. Chiến thắng của chàng như là một tất yếu trong quan niệm của nhân dân theo định đề: chính nghĩa thắng gian tà.

Truyện Lý Minh, Lý Nguyệt kể về cuộc chiến đấu của hai cô gái xinh đẹp, nết na với loài yêu tinh độc ác, xảo trá đề giữ hạnh phúc bên nhà vua. Truyện Viên ngọc thần kì mượn lời của loài vật để thể hiện tinh thần phản phong mạnh mẽ, tinh thần đấu tranh chống lại giai cấp thống trị gian tham… đều là những truyện cổ tích được nhân dân Thái Bình lưu giữ và truyền lại cho đến ngày nay.

30

Truyện cười là một thể loại nằm trong di sản truyện kể dân gian Thái

Bình với số lượng không nhiều (19 truyện). Trong đó, chúng tôi coi truyện trạng là một bộ phận của truyện cười. Do truyện trạng là những xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện nhỏ về một nhân vật, dùng tiếng cười để làm vui nhộn thêm đời sống trong lao động, thông qua tiếng cười, truyện trạng nhằm lên án, đả kích, chống áp bức, bất công. Trong số những truyện cười ở Thái Bình mà chúng tôi thống kê được qua các tài liệu của một số nhà nghiên cứu văn học dân gian Thái Bình, có 2 dạng truyện cười: dạng truyện cười là những mẩu truyện riêng lẻ, có dung lượng ngắn (khoảng trên dưới một trang), đây là các truyện chủ yếu mang nội dung thô tục như các truyện: Xin tí lửa, Ra mà ăn

kẹo, Thụt mất rồi, Của nhà đây, Thủng bụng rồi. Tiếng cười bật ra từ chính sự

thô tục rất bình dân, mang ý nghĩa mua vui thuần túy. Bên cạnh đó, những truyện như: Thi nói khoác, Chưa chắc, Đối nôm cũng đem lại tiếng cười từ sự hài hước pha lẫn trí tuệ thông minh của dân gian.

Ngụ ngôn và giai thoại cũng tồn tại trong kho tàng truyện kể dân gian

Thái Bình nhưng số lượng ít.

Nhận xét chung:

Qua những khảo sát, nghiên cứu tổng quát, sơ bộ, chúng tôi nhận thấy rằng các truyện kể dân gian Thái Bình đã phản ánh đậm nét và vô cùng phong phú hầu hết mọi mặt trong đời sống xã hội cũng như con người qua tiến trình lịch sử. Đó là những cuộc đấu tranh của con người trên mảnh đất Thái Bình chống giặc ngoại xâm, chống chọi với thiên tai, xây dựng và gìn giữ phong tục, tập quán, cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống những thế lực phong kiến, với những cái xấu, cái ác tồn tại trong xã hội… Với những đặc điểm đó, truyện kể dân gian Thái Bình vừa mang những nét phổ biến của truyện kể dân gian Việt Nam, vừa mang những nét riêng biệt của địa phương.

31

- Các truyền thuyết lịch sử tập trung ca ngợi những vị anh hùng có công đánh giặc, thành lập, xây dựng và bảo vệ quốc gia. Những nhân vật truyền thuyết này đều mang một đặc điểm nổi bật đó là : có tấm lòng trung quân, ái quốc, yêu dân, trọng dân.

- Khi giai cấp phong kiến suy tàn, cuộc sống của nhân dân lầm than, cơ cực, truyện kể dân gian Thái Bình không nằm ngoài xu hướng chung của truyện kể dân gian trong cả nước, đó là đấu tranh chống lại chế độ phong kiến thối nát, suy vong, bênh vực, đứng về phía nhân dân, khẳng định vai trò của nhân dân, thể hiện tư tưởng trọng dân.

- Hình ảnh đất nước hào hùng và người dân dũng cảm, bất khuất là hình ảnh quán xuyến trong hầu hết các truyện kể dân gian thuộc dòng tự sự lịch sử sưu tầm được ở Thái Bình. Điều đó chứng tỏ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm đối với đất nước của nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Thái Bình nói riêng đã sớm phát triển, kết thành một truyền thống lâu đời, có bề dày lịch sử.

- Bên cạnh những nét chung phổ biến, tương đồng với đặc điểm truyện kể dân gian cả nước, truyện kể dân gian Thái Bình vẫn mang những nét độc đáo riêng biệt của vùng đất và con người nơi đây, khó pha lẫn với những truyện kể dân gian có sắc thái địa phương khác.

Trong quá trình khảo sát các truyện kể dân gian Thái Bình, chúng tôi nhận thấy truyền thuyết là thể loại phong phú hơn cả về số lượng cũng như nội dung phản ánh. Đây cũng là thể loại truyện kể dân gian có giá trị nổi bật cả về nội dung và nghệ thuật trong kho tàng truyện kể dân gian Thái Bình. Vì vậy, sau những khảo sát tổng quát về truyện kể dân gian Thái Bình, chúng tôi đi sâu nghiên cứu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết dân gian Thái Bình.

32

2.2. Truyền thuyết dân gian Thái Bình

2.2.1. Tiêu chí xác định văn bản truyền thuyết dân gian Thái Bình.

Những văn bản được chúng tôi tập hợp khảo sát, nghiên cứu là những văn bản đảm bảo các tiêu chí sau:

- Văn bản đó là những truyện kể dân gian (có cốt truyện, nhân vật, tình tiết, ngôn ngữ kể chuyện) lưu truyền trên mảnh đất Thái Bình, được nhân dân Thái Bình lưu giữ và truyền tụng.

- Văn bản đó phải mang đậm chất dân gian, được quần chúng công nhận, tồn tại trong đời sống dân gian, thể hiện tâm tư, nguyện vọng và quan điểm đánh giá của nhân dân.

- Văn bản đó phải gắn liền với một chứng tích văn hóa – lịch sử (lăng mộ, đền, chùa, lễ hội, địa danh…) trên mảnh đất Thái Bình.

2.2.2. Đặc điểm nội dung truyền thuyết dân gian Thái Bình.

Khảo sát và nghiên cứu di sản truyền thuyết dân gian Thái Bình, chúng tôi nhận thấy đây là một thể loại phong phú về số lượng. Có khoảng trên dưới 150 truyện (những truyện đã được sưu tầm, chưa kể những truyện lưu truyền trong nhân dân chưa được sưu tầm). Trong đó các truyền thuyết dân gian Thái Bình được sáng tác theo các đề tài chủ yếu sau:

- Chùm truyền thuyết về các anh hùng chống giặc ngoại xâm.

- Chùm truyền thuyết về các nữ thần là tấm gương đạo đức, các thần có công mở đất, các tổ nghề, các danh nhân.

- Chùm truyền thuyết về các địa danh.

- Chùm truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo, tín ngưỡng.

2.2.2.1. Chùm truyền thuyết về các anh hùng chống giặc ngoại xâm. Nhận xét .

Chùm truyền thuyết về các vị thần là anh hùng chống giặc ngoại xâm trên mảnh đất Thái Bình là những truyện kể được sưu tầm trong hai cuốn: Nữ

33

thần và thánh mẫu Thái Bình (tác giả Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan) và cuốn

Văn học dân gian Thái Bình của tác giả Phạm Đức Duật. Theo thống kê từ hai

cuốn sách này, chúng tôi thấy có 39 bản kể về 37 vị thần có công đánh giặc ngoại xâm được nhân dân tôn thờ, trong đó truyện về các nữ thần chiếm số lượng nhiều hơn cả (27/37 truyện).

Các truyện kể này có kết cấu riêng lẻ. Hầu hết mỗi truyện đều kể trọn vẹn về cuộc đời và công lao của một vị anh hùng.

Là những truyện kể dân gian nên chùm truyền thuyết về các anh hùng chồng ngoại xâm ở Thái Bình có những dị bản khác nhau khi kể về một số vị

Một phần của tài liệu Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)