Nghệ thuật kết cấu

Một phần của tài liệu Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình (Trang 66)

Nghiên cứu về truyền thuyết, GS.TS Lê Chí Quế cho rằng: “Kết cấu của truyền thuyết gần giống kết cấu của thần thoại, cổ tích là kết cấu trực tuyến, không có đồng hiện và sự quay trở lại. Sự việc trong truyền thuyết không đầy đủ, chi tiết như trong sử biên niên. Phần giới thiệu lai lịch của nhân vật và kết

cục cuộc đời được hư cấu kì diệu…” [63, tr. 65]

Như vậy, thời gian trong truyền thuyết là thời gian trực tuyến mà chúng ta có thể hình dung như con đường một chiều, trên đó các sự kiện diễn biến tiếp nối nhau theo trình tự trước – sau.

Theo PGS. TS Trần Thị An “Nhìn bề ngoài thì truyền thuyết có vẻ đơn giản. Nhưng nếu đi sâu vào kết cấu ta sẽ thấy nhiều điều thú vị, ở đó có sử dụng những mẫu đề thần thoại, tổng hợp những nghi lễ, phong tục, tập quán. Đi sâu vào trong các truyền thuyết ta sẽ thấy ở đó dồn nén các quan niệm,

của phong tục, của biểu hiện nghệ thuật biểu hiện” [1, tr 73]

Cốt truyện truyền thuyết thường được tổ chức theo những motif cơ bản như: sự ra đời hay xuất thân của nhân vật chính, tài đức và công trạng của nhân vật chính, cái chết bất tử hóa vào núi sông.

Qua nghiên cứu truyền thuyết dân gian Thái Bình, chúng tôi thấy hầu hết các truyện đều có cốt truyện đơn giản. Quá trình phát triển cốt truyện chủ yếu là những đột khởi trong cuộc đời nhân vật chính. Mỗi truyền thuyết tuy kể về những nhân vật khác nhau nhưng chủ yếu kết cấu cốt truyện theo những motif kể trên. Bên cạnh đó ở Thái Bình có một số truyện không tuân theo kết cấu thông thường, cụ thể là một số truyền thuyết ở Thái Bình không kể về sự ra đời của nhân vật, tức là lược bớt motif sinh nở/ xuất thân của nhân vật. Tiêu

61

biểu là truyện kể về Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung với hai bản kể: Sự tích

chùa Ngừ [10, tr. 535 - 544] và Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung (Bà chúa

Ngừ). Cả hai bản kể này đều không kể về sự ra đời của Linh Từ mà đi vào cuộc đời, công lao của bà khi bà đã trưởng thành cho đến cuối đời.

Với motif sự ra đời hay xuất thân của nhân vật chính thường là sự ra đời của nhân vật chính nhuốm màu sắc kì lạ, hoang đường. Nhân vật ra đời thường là kết quả của sự kết hợp giữa người với thần, người với con vật lạ, hay có nguồn gốc từ thượng giới như tiên giáng trần, thần linh đầu thai.

Ở motif tài năng và công trạng của nhân vật chính, nhân vật được dân gian dùng nghệ thuật phóng đại để khắc họa. Nhân vật thường có những tài năng phi thường, kiệt xuất hơn người, chiến công mà họ đạt được thường là những chiến công lớn lao, phi thường, có sự trợ giúp của những lực lượng siêu nhiên, thần thánh.

Kết cấu của truyền thuyết dân gian Thái Bình thường là những truyện có kết cấu đơn lẻ: mỗi truyện tập trung khắc họa về cuộc đời của một nhân vật. Đặc điểm kết cấu thường là kết cấu mở, không chặt chẽ, có phần lỏng lẻo và có thể thêm hoặc bớt một số motif. Tuy vậy không phải truyền thuyết nào cũng có kết cấu giống hệt nhau. Sự bố trí các phần trong truyền thuyết cũng rất linh hoạt và có phần nặng nhẹ khác nhau, tùy thuộc vào ý đồ sáng tác của tác giả dân gian.

Một phần của tài liệu Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)