Tác động của chính sách phát triển giao thông nông thôn đến hiện đại hóa nông nghiệp- nông thôn ở Hà Tĩnh từ 2006 đến nay

97 441 1
Tác động của chính sách phát triển giao thông nông thôn đến hiện đại hóa nông nghiệp- nông thôn ở Hà Tĩnh từ 2006 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN VĂN TRUNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN ĐẾN HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN Ở HÀ TĨNH TỪ 2006 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN VĂN TRUNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN ĐẾN HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN Ở HÀ TĨNH TỪ 2006 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Minh Văn Hà Nội - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy. Tác giả luận văn Phan Văn Trung ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi đến các quý thầy cô giáo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Hà Tĩnh, Khoa Khoa chính trị học, lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đã tạo điều kiện tối đa để chúng tôi có thể hoàn thành chương trình khóa học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn về sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của thầy giáo hướng dẫn – TS. Lưu Minh Văn; sự hỗ trợ, động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sĩ. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan: Thư viện Quốc gia, thư viện Thượng Đình (ĐH KHXH & NV), thư viện Trường Đại học Hà Tĩnh, các cơ quan lưu trữ Tỉnh , đã cung cấp những tài liệu quan trọng, quý báu cho tôi hoàn thành đề tài. Học viên Phan Văn Trung iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10 3.1. Mục đích nghiên cứu 10 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 4.1. Đối tượng nghiên cứu: 10 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 10 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 11 5.1. Cơ sở lý luận: 11 5.2. Cơ sở thực tiễn: 11 5.3. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Đóng góp của đề tài 11 7. Kết cấu của luận văn 11 Chương 1: HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN 12 1.1. Hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn 12 1.1.1. Khái niệm hiện đại hóa 12 1.1.2. Hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn 15 1.2. Chính sách phát triển giao thông nông thôn ở Việt Nam 24 1.2.1. Khái lược chính sách phát triển giao thông nông thôn ở Việt Nam 24 1.2.2. Nội dung chính sách phát triển giao thông nông thôn ở Việt Nam hiện nay. 27 1.2.3. Một số đánh giá chính sách phát triển giao thông ở Việt Nam. 29 1.3. Tác động của chính sách phát triển giao thông với quá trình hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn 30 iv Chương 2 : THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN Ở HÀ TĨNH 35 2.1. Khái lược về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông nông thôn của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2006 đến nay 35 2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển giao thông nông thôn Hà Tĩnh 35 2.1.2. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cụ thể hóa chính sách phát triển giao thông nông thôn 39 2.2. Kết quả huy động vốn xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ nông thôn xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh 43 2.3. Sự tác động của thực hiện chính sách giao thông nông thông đến quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Hà Tĩnh 48 2.3.1. Tác động chính trị, an ninh – quốc phòng của chính sách phát triển giao thông nông thôn 48 2.3.2. Tác động kinh tế của chính sách phát triển giao thông nông thôn 49 2.3.3. Tác động văn hóa – xã hội của chính sách phát triển giao thông nông thôn 53 2.4. Quan điểm và một số khuyến nghị về thực hiện chính sách phát triển giao thông nông thôn ở Hà Tĩnh 56 2.4.1. Quan điểm và chỉ tiêu định hướng phát triển giao thông nông thôn của Tỉnh Hà Tĩnh 56 2.4.2. Một số khuyến nghị về thực hiện chính sách phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh 60 KẾT LUẬN 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 KT – XH Kinh tế - xã hội 2 QP -AN Quốc phòng, an ninh 3 GTNN Giao thông nông thôn 4 CNH-HDH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 5 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 6 GTVT Giao thông vận tải 7 ANND An ninh nhân dân 8 NN Nhà nước 9 ĐCS Đảng Cộng sản 10 VN Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hà Tĩnh là một trong những tỉnh rất khó khăn của cả nước. Trong những năm chiến tranh, nơi đây đã cống hiến biết bao sức người, sức của cho nền độc lập và thống nhất nước nhà. Sau chiến tranh, mảnh đất này, đối diện với bộn bề khó khăn thách thức về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với ý chí quyết tâm của toàn bộ nhân dân trong tỉnh, cùng với sự quan tâm giúp đỡ rất nhiều từ phía trung ương và các tổ chức kinh tế - xã hội về cả tinh thần, vật chất và cơ chế chính sách. Hà Tĩnh dần hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, giải quyết các vấn đề chính sách xã hội. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, số lượng đối tượng chính sách, đồng bào khó khăn càng được cộng đồng quan tâm nhiều hơn. Mức sống của các gia đình có công với cách mạng được đảm bảo bằng mức sống tối thiểu trung bình của nhân dân cả nước. Trong tổng thể các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Hà Tĩnh đã tận dụng và phát huy kịp thời các chính sách phát triển chiến lược của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tổng thể phát triển chung của đất nước, trong đó, Văn kiện Đại hội XI chỉ rõ: "phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn". [9; tr.57] Chính sách phát triển về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thời gian qua đã trở thành động lực phát triển của nền kinh tế và xã hội của Hà Tĩnh nói riêng, của cả nước trong thời kỳ đổi mới nói chung. Tuy nhiên, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã gặp phải một số vấn đề, thách thức như: Khả năng cạnh tranh, năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp còn thấp; sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường nội địa và quốc tế trong nông nghiệp còn rất yếu; nền nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chưa hiệu quả, kém bền vững. 2 Vậy làm thế nào, để tạo ra động lực duy trì sự phát triển bền vững nhất là với các tỉnh nghèo như tỉnh Hà Tĩnh? Khi mà những tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những thách thức cho chính sự phát triển của nông thôn, nông nghiệp như: diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, áp lực về lao động trong nông nghiệp cũng ngày càng tăng lên, vấn đề vốn, và những đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật, tập quán canh tác.v.v cho đến những biến đổi về cấu trúc cộng đồng cư dân nông thôn và lao động nông nghiệp. Chắc chắn, ở đây, cần có sự kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp xây dựng và phát triển khác nhau như nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, chăm lo đời sống cho nhân dân và quyết tâm thay đổi bộ mặt nông thôn bằng chính sách gắn kết công - nông nghiệp với dịch vụ, đưa dịch vụ về đến nông thôn, công nghiệp hóa nông nghiệp bằng cách cung cấp máy móc cho nông nghiệp, cho quy trình chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, tập trung giải quyết vấn đề thừa lao động trong nông nghiệp, tăng thêm cơ hội cho người dân, để họ nâng cao đời sống của mình. Để góp phần thay đổi toàn bộ diện mạo ở nông thôn Việt Nam thời gian vừa qua, trong tổng thể các phương sách xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay, thì chính sách phát triển giao thông nông thôn vừa với tư cách là chiến lược phát triển kinh tế và vừa là ưu tiên chính trị của Đảng và Nhà nước ta có tác động to lớn đối với quá trình hiện đại hóa khu vực nông nghiệp - nông thôn của cả nước, trong đó có Hà Tĩnh. Kết quả quan trọng của thực hiện chính sách này tại địa phương không chỉ đã làm thay đổi cơ sở hạ tầng của tỉnh, từ đó tạo nên những nền tảng quan trọng cho sự phát triển của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên tât cả các mặt của đời sống xã hội. Để làm rõ vai trò, vị trí của quá trình xây dựng và thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn ở Hà Tĩnh, và với tư cách là một cán bộ đang tham 3 gia trực tiếp thực hiện chính sách phát triểm giao thông nông thôn tại địa phương tôi chọn đề tài "Tác động của chính sách phát triển giao thông nông thôn đến hiện đại hoá khu vưc nông nghiệp - nông thôn ở Hà Tĩnh từ 2006 đến nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình viết về chính sách phát triển giao thông nông thôn nói chung, trong đó có một số tác giả đặt trọng tâm xem xét sự chính sách phát triển giao thông nông thôn trong khung cảnh của quá trình hiện đại hoá đất nước nói chung và khu vưc nông nghiệp - nông thôn nói riêng. Ở đó có thể tìm thấy, trong chừng mực nhất định, những cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề này. Tuy nhiên từ nhận thức lý luận đó đến cụ thể hóa để có thể ứng dụng phù hợp với đặc điểm ở địa phương, chẳng hạn ở Hà Tĩnh, thì còn không ít những vấn đề. Các tài liệu dùng để tổng quan tình hình nghiên cứu trong luận văn này được phân loại theo các nhóm tài liệu sau: Nhóm tài liệu về quan điểm của Đảng CSVN về công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Sau 9 năm kháng chiến chống đế quốc Pháp xâm lược lần thứ hai, chúng ta đã giải phóng được một nửa đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) đánh dấu giai đoạn phát triển mới của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội đề ra mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam. Đại hội đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965): Xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu của công nghiệp hoá được đặt ra cho giai đoạn này là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội, thực hiện ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. [...]... Tác động của chính sách phát triển giao thông nông thôn đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các chính sách phát triển giao thông nông thôn ở Hà Tĩnh từ năm 2006 đến nay, trên cơ sở có tham khảo các chính sách phát triển kinh tế xã hội của một số địa phương ở nước ta trong đó tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng... về chính sách phát triển giao thông nông thôn, công nghiệp hóa và hiện đại hóa Thứ hai, Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện của chính sách phát triển giao thông nôn thôn ở Hà Tĩnh hiện nay Thứ ba, đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển chính sách giao thông nông thôn của tỉnh Hà Tĩnh 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Tác động. .. khảo cứu một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về chính sách và tác động của chính sách phát triển giao thông nông thôn đến khu vực nông nghiệp, nông thôn, luận văn hướng đến phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển giao thông nông thôn của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh và đề xuất một số khuyến nghị về thực hiện chính sách trên tại địa phương 3.2 Nhiệm vụ nghiên... hóa, hiện đai hóa nói chung và đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng - Thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong các lĩnh vực chính sách công, chính sách phát triển giao thông nông thôn và những tác động kinh tế, chính trị - xã hội của chính sách đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước nói chung và của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh nói riêng 5.2 Cơ sở thực... triển giao thông nông thôn ở Việt Nam hiện nay Phát triển Giao thông nông thôn phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phát triển Giao thông nông thôn một cách bền vững, tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt 27 từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường... chính sách và điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng ta đã đề ra Có thể nói, thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trực tiếp phụ thuộc vào vai trò quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước 1.2 Chính sách phát triển giao thông nông thôn ở Việt Nam 1.2.1 Khái lược chính sách phát triển giao thông nông thôn ở Việt Nam Mười... điểm chính sách cụ thể của nhà nước Việt Nam hiện nay Nhưng đó không phải là những tổng kết, hoặc sáng tạo lý thuyết cho sự hoạch định chính sách giao thông nông thôn Vì vậy, đây có thể coi là một khoảng trống nhất định chính sách giao thông nông thôn từ phương diện kiến tạo môi trường cho công cuộc hiện đại hóa nông thôn ở nước ta hiện nay 9 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Từ. .. HÓA NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN 1.1 Hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn 1.1.1 Khái niệm hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa bắt đầu ở các nước tư bản trong đó đáng chú ý là cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh Sau đó là hàng loạt các quốc gia, vùng lãnh thổ khác ở mọi châu lục bằng những con đường, mô hình, cách thức khác nhau đều đã hoặc đang thực hiện. .. tiến hành lấy công nghiệp hóa theo hướng hiện đại làm nền tảng của quá trình hiện đại hóa tất cả các mặt của đời sống xã hội nói chung Quan niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa như trên là bước chuyển trong nhận thức lý luận cách mạng của các nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam 1.1.2 Hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn Từ quan niệm đã trình bày ở mục 1.1.1, có thể hình dung hiện đại. .. đề chính trị học, chính sách công Đóng góp về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng cho công tác triển khai chính sách phát triển giao thông nông thôn và thực hiện chủ trương hiên đại hóa nông nghiệp – nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài gồm hai chương, năm tiết 11 Chương 1 HIỆN ĐẠI HÓA . phòng của chính sách phát triển giao thông nông thôn 48 2.3.2. Tác động kinh tế của chính sách phát triển giao thông nông thôn 49 2.3.3. Tác động văn hóa – xã hội của chính sách phát triển giao. xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh 43 2.3. Sự tác động của thực hiện chính sách giao thông nông thông đến quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Hà Tĩnh 48 2.3.1. Tác động chính trị,. thực hiện chính sách phát triển giao thông nông thôn của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2006 đến nay 35 2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển giao thông nông thôn Hà

Ngày đăng: 06/07/2015, 20:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan