1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của chính sách phát triển thủy sản theo nghị định 67 2014 nđ CP đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi

92 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Tác động của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐỖ HỒNG MINH

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN THEO NGHỊ ĐỊNH 67/2014/NĐ-CP ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NGƯ DÂN TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI,

TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐỖ HỒNG MINH

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN THEO NGHỊ ĐỊNH 67/2014/NĐ-CP ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NGƯ DÂN TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI,

TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PGS -TS NGUYỄN THỊ KIM ANH

Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Tác động của chính sách phát

triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu của cá

nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Hồng Minh

Trang 4

ý và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Phòng Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thống kê thành phố, Trạm Khuyến nông thành phố Quảng Ngãi, đặc biệt xin cảm ơn các hộ ngư dân ở thành phố Quảng Ngãi đã nhiệt tình cung cấp cho tôi thông tin để tôi thực hiện thành công đề tài

Cảm ơn những anh chị cùng học tập tại Chương trình Cao học Kinh tế Phát triển của Trường Đại học Nha Trang tại Quảng Ngãi về sự hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và làm luận văn

Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp

đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn và chào thân ái!

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Hồng Minh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .iii

LỜI CẢM ƠN .iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .ix

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH xi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .xii

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể .2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .3

1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 4

1.5.1 Về mặt lý luận .4

1.5.2 Về mặt thực tiễn .4

1.6 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6

2.1 Tổng quan về chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 6

2.1.1 Chính sách .6

2.1.2 Chính sách phát triển thủy sản 6

Trang 6

2.1.3 Chính sách đầu tư .6

2.1.4 Chính sách tín dụng .6

2.1.5 Chính sách bảo hiểm .7

2.1.6 Chính sách ưu đãi thuế .7

2.1.7 Một số chính sách khác .8

2.2 Tổng quan về đánh giá tác động của một chính sách 8

2.2.1 Đánh giá sau chính sách .9

2.2.2 Đánh giá trước chính sách .9

2.3 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan 11

2.4 Khung phân tích của nghiên cứu 13

Tóm tắt chương 2 18

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Quy trình nghiên cứu 19

3.2 Cách tiếp cận nghiên cứu 19

3.3 Quy mô mẫu/phương pháp chọn mẫu 20

3.3.1 Quy mô mẫu .20

3.3.2 Phương pháp chọn mẫu .20

3.4 Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu 21

3.4.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp 21

3.4.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp 21

3.5 Các công cụ phân tích dữ liệu 22

Tóm tắt chương 3 24

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

4.1 Tổng quan hoạt động khai thác thủy sản ở tỉnh Quảng Ngãi 25

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên .25

4.1.2 Nguồn lợi thủy sản .31

Trang 7

4.1.3 Nguồn nhân lực ngành thủy sản .32

4.1.4 Sản lượng khai thác thủy sản 33

4.1.5 Số lượng tàu thuyền khai thác, công suất 34

4.2 Mô tả hiện trạng nghề đánh bắt thủy sản xa bờ tại thành phố Quảng Ngãi 36

4.2.1 Hiện trạng nghề đánh bắt thủy sản xa bờ tại thành phố Quảng Ngãi 36

4.2.2 Sản lượng khai thác thủy sản của TP Quảng Ngãi .37

4.2.3 Ngư trường đánh bắt thủy sản của TP Quảng Ngãi .38

4.2.4 Hiện trạng áp dụng Quyết định 48/2010/QĐ-TTg tại TP Quảng Ngãi .38

4.2.5 Hiện trạng áp dụng chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi 39

4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu 44

4.3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 44

4.3.2 Phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế của các đội tàu khai thác tại thành phố Quảng Ngãi trước khi kết nối điểm tương đồng 47

4.3.3 Phân tích tác động của việc tham gia NĐ 67 tới hiệu quả kinh tế 50

4.3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của hai nhóm có/không tham gia NĐ 67 tại thành phố Quảng Ngãi sau khi kết nối điểm tương đồng 51

4.4 Đánh giá ưu, nhược điểm Nghị định 67/2014/NĐ-CP 54

4.4.1 Đối với cả nước nói chung .54

4.4.2 Đối với thành phố Quảng Ngãi nói riêng .55

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ 59

5.1 Kết luận 59

5.2 Một số hàm ý chính sách nhằm góp phần cải thiện công tác triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP một cách hiệu quả 59

5.2.1 Hạn mức vay, lãi suất vay và mức bù chênh lệch lãi suất 60

5.2.2 Chính sách bảo hiểm .60

Trang 8

5.2.3 Nâng cao hiệu quả đóng mới tàu .60

5.2.4 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực .61

5.2.5 Về khoa học – công nghệ và khuyến ngư 61

5.2.6 Về bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản .62

5.2.7 Về cơ chế chính sách .63

5.2.8 Tăng cường công tác quản lý nhà nước 63

5.2.9 Về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế .64

5.3 Kiến nghị 65

5.3.1 Đối với Chính phủ .65

5.3.2 Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .65

5.3.3 Đối với Bộ Tài chính .66

5.3.4 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .66

5.3.5 Đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi .67

5.3.6 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Quảng Ngãi 68

5.3.7 Đối với UBND các huyện, thành phố .68

5.3.8 Đối với Công ty Bảo Minh .68

5.3.9 Đối với các cơ sở đóng tàu vỏ thép .68

5.3.10 Đối với chủ tàu .68

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân bổ cơ cấu mẫu nghiên cứu 20

Bảng 4.1: Lao động khai thác hải sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2016 32

Bảng 4.2: Sản lượng khai thác hải sản giai đoạn từ 2010 đến 2016 33

Bảng 4.3: Thành phần sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn 2010-2016 33

Bảng 4.4: Hiện trạng tàu thuyền của tỉnh Quảng Ngãi qua các năm 34

Bảng 4.5: Khai thác thủy sản theo ngành nghề của tỉnh Quảng Ngãi năm 2016 34

Bảng 4.6: Diễn biến số lượng tàu thuyền của các huyện giai đoạn 2010-2016 35

Bảng 4.7: Cơ cấu nghề nghiệp khối tàu trên 20CV của TP Quảng Ngãi năm 2016 36

Bảng 4.8: Cơ cấu nghề nghiệp khối tàu dưới 20CV của TP Quảng Ngãi năm 2016 36

Bảng 4.9: Sản lượng khai thác thủy sản của thành phố so với Tỉnh Quảng Ngãi 38

Bảng 4.10: Số tàu cá được UBND tỉnh phê duyệt nhận hỗ trợ theo NĐ 67/2014/CP đến năm 2016 41

Bảng 4.11: Chính sách bảo hiểm cho tàu cá TP Quảng Ngãi 43

Bảng 4.12: Thống kê đặc điểm cơ bản của các hộ ngư dân theo hai nhóm có/không tham gia NĐ67 44

Bảng 4.13: Thống kê đặc điểm cơ bản về hoạt động sản xuất của đội tàu nghiên cứu tại thành phố Quảng Ngãi 46

Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả sản xuất của các hộ khai thác có/không tham gia NĐ 67 tại thành phố Quảng Ngãi trước khi kết nối 48

Bảng 4.15: Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các tàu có/không tham gia NĐ67 tại thành phố Quảng Ngãi trước khi kết nối 49

Bảng 4.16: Các nhân tố tác động đến quyết định tham gia NĐ 67 50

Bảng 4.17: So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo doanh thu của 2 nhóm có/không tham gia NĐ 67 sau khi kết nối điểm tương đồng 51

Bảng 4.18: So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo chi phí của 2 nhóm có/không tham gia NĐ 67 sau khi kết nối điểm tương đồng 52

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Đánh giá tác động trước và sau chính sách .8

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu quyết định tham gia chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 .14

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 19

Hình 4.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 .25

Hình 4.2: Sản lượng khai thác hải sản giai đoạn từ 2010 đến 2016 33

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Nghiên cứu “Tác động của chính sách phát triển thủy sản theo

NĐ67/2014/NĐ-CP đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình phát triển thủy sản

NĐ 67 hiện nay Cụ thể, nghiên cứu xem xét: (1) Hiệu quả kinh tế đem lại từ chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 đối với ngư dân trên cơ sở so sánh hiệu quả kinh

tế của nhóm không tham gia vào chương trình; (2) Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia và không tham gia chương trình hỗ trợ thủy sản theo NĐ 67/CP của các

hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi; (3) Từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho chính quyền và chủ hộ khai thác nhằm phát triển nghề khai thác bền vững

Các phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp so sánh điểm tương đồng (Propensity score matching PSM) để đánh giá ảnh hưởng của các quyết định tham gia chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 và không tham gia NĐ tới hiệu quả kinh

tế của các hộ khai thác thủy sản Với mẫu khảo sát của nghiên cứu chính thức n = 60 tàu, kết quả chính của nghiên cứu gồm: các thông số chung về của các hộ như: Các nhân tố được xem xét có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia NĐ 67 của các hộ gia đình sống tại thành phố Quảng Ngãi là: tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm, có vốn đối ứng, nghề khai thác, vùng biển khai thác Tuy vậy, kết quả cho thấy có ba nhân tố là trình độ học vấn, kinh nghiệm và nghề chính có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến quyết định tham gia NĐ 67 Điều đó cho thấy những người có kiến thức tốt, có trình

độ học vấn tốt hơn thì nhìn thấy được tính hiệu quả của chương trình, lợi ích của chương trình, vì vậy càng có động cơ tham gia NĐ 67

Kết quả chi tiết đánh giá tác động trên cơ sở so sánh tổng thể hiệu quả theo doanh thu (thu nhập trên doanh thu, dòng tiền ròng trên doanh thu, lợi nhuận trên doanh thu) và hiệu quả theo chi phí (thu nhập trên chi phí, dòng tiền ròng trên chi phí, lợi nhuận trên chi phí) của 2 nhóm có tham gia NĐ 67 và không tham gia NĐ 67 Kết quả sử dụng cho thấy có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê về lợi nhuận khi được NĐ hỗ trợ và cả khi không được NĐ hỗ trợ Nói cách khác, nhóm tham gia NĐ

67 có hiệu quả trên một đồng chi phí, và hiệu quả trên một đồng doanh thu trong dài hạn hơn so với nhóm không tham gia NĐ 67

Trang 13

Kết quả kiểm định mức độ tương đồng về thuộc tính giữa hai nhóm (nhóm tham gia NĐ 67 và nhóm không tham gia NĐ 67) trước và sau kết nối Kết quả về sai lệch chuẩn hóa trung bình cho thấy mức độ khác nhau về giá trị xác xuất của hai nhóm sau khi kết nối đã giảm một cách có ý nghĩa thống kê Giá trị Pseudo-R2 thấp và kiểm định Likelihood không có ý nghĩa thống kê đã giúp khẳng định rằng 2 nhóm có điểm tương đồng về thuộc tính sau khi kết nối Tuy nhiên giá trị Pseudo-R2 thấp nhưng không bằng 0 điều đó chứng tỏ kết nối đã giúp loại bỏ các quan sát ngoại lai, không loại bỏ những sai lệch tiềm năng trong đánh giá nhưng không hoàn toàn nhằm đảm bảo sự tương đồng về thuộc tính giữa hai nhóm Điều này cho thấy phương pháp được

sử dụng nhìn chung phù hợp với dữ liệu nghiên cứu

Từ Khóa: chính sách phát triển thủy sản, NĐ67/CP, hiệu quả kinh tế, thành

phố Quảng Ngãi

Trang 14

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ban hành vào ngày 07/7/2014 và có hiệu lực từ ngày 25/8/2014 Nghị định này quy định đầy đủ, đồng bộ các chính sách cơ bản nhất cho việc khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn, vỏ thép để dần chuyển từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn Trong đó, nổi bật nhất là chính sách tín dụng

hỗ trợ đóng tàu

Nghị định 67 quy định mức lãi suất hết sức ưu đãi, từ 1-3%/năm (mức lãi suất thấp nhất hiện nay), Ngân sách Nhà nước cấp bù từ 4-6% với thời gian cho vay là 11 năm; trong đó, có một năm ân hạn, hạn mức cho vay từ 70-95% giá trị đóng mới tàu

Cụ thể, với tàu đóng mới vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 400 đến dưới 800CV, chủ tàu được vay vốn ngân hàng tối đa 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 5%/năm; với trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 800CV trở lên, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm; với trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ và đóng mới tàu vỏ

gỗ đồng thời gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới cho tàu chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm

Sau khi triển khai Nghị định 67 của Chính phủ, mặc dù đã đạt những thành quả bước đầu nhưng cũng không ít vướng mắc nảy sinh khi ngư dân tiếp cận nguồn vốn Nghị định 67 Cụ thể theo kế hoạch, với sự ra đời của Nghị định 67, cả nước sẽ có 2.079 tàu khai thác đánh bắt xa bờ và 205 tàu dịch vụ hậu cần được đóng mới bổ sung Vậy nhưng, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay mới chỉ có 23/28 địa phương ven biển phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện vay vốn, với 818 tàu trên 400CV; trong đó đóng mới 731 tàu, nâng cấp 87 tàu; đã cho vay để đóng mới, nâng cấp 52 tàu, với tổng số tiền 525 tỷ đồng, các vướng mắc chính là ở khâu thiết kế mẫu tàu và quy trình phê duyệt hồ sơ ở địa phương, vốn đối ứng của ngư

dân và “Hoàn thuế giá trị gia tăng”

Trang 15

Thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi có đường biển dài 15km, có các khu vực bãi ngang ven biển, có các cửa sông biển đó là Cảng Sa Kỳ, Khu neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa, Cửa Đại, Cửa Lở, … Thích hợp với việc đánh bắt hải sản Đến năm

2016 toàn thành phố 2.197 tàu cá khai thác hải sản với tổng công suất trên 403.500CV Trong đó, có 587 chiếc tàu trên 300CV với tổng công suất hơn 176.100CV, sản lượng khai thác hàng năm đạt khoảng 55 – 60 nghìn tấn Tuy nhiên, với số lượng tàu lớn, nhưng nhìn chung sản lượng khai thác còn nhiều bất cập, đặt biệt các loại hải sản khai thác chất lượng chưa cao do số lượng tàu thuyền có công suất lớn, thiết bị đánh bắt, trình độ chuyên môn còn hạn chế và rủi ro còn nhiều Vì vậy, với sự ra đời của Nghị định 67 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ ngư dân được được hỗ trợ chính sách

về vốn để trang bị cơ sở vật chất trong việc chế tạo, đóng mới, hoán đổi tàu thuyền là điều kiện rất cần thiết Cụ thể ở đây là chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67

đến hoạt động kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi – tỉnh Quảng Ngãi vừa

có ý nghĩa khoa học, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn phát triển hiện nay

Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Tác động của chính sách phát

triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” làm đ ề t à i n ghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định tham gia chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi, trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ ngư dân được hỗ trợ chính sách này

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất: Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chính

sách hỗ trợ tín dụng thuộc chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi

Thứ hai: So sánh hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân được nhận hỗ trợ và

không được nhận hỗ trợ tín dụng từ chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67

Trang 16

Thứ ba: Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế

cho các hộ ngư dân được hỗ trợ tín dụng thuộc chương trình phát triển thủy sản theo

NĐ 67 tại thành phố Quảng Ngãi

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:

Thứ nhất: Những nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia hỗ trợ

tín dụng trong chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi?

Thứ hai: Xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên như thế nào? Thứ ba: Hiệu quả kinh tế của nhóm hộ ngư dân được nhận hỗ trợ tín dụng trong

chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 có tốt hơn so với nhóm không được nhận

hỗ trợ chính sách tín dụng không?

Thứ tư: Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ

dân khai thác nói chung và để phát huy chính sách hỗ trợ tín dụng trong chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 có hiệu quả hơn?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Có nhiều chính sách thuộc chương trình phát triển thủy sản Tuy nhiên do thời gian và nguồn lực nghiên cứu có hạn, nên đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào các tác động của chính sách hỗ trợ tín dụng trong chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 đến hiệu quả kinh tế của hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: Thành phố Quảng Ngãi, cụ thể là các xã: Nghĩa An, Nghĩa Phú và Tịnh Kỳ

Thời gian nghiên cứu:

+ Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập trong 02 năm, kể từ khi NĐ 67 được triển khai + Dữ liệu sơ cấp: Do tác giả thu thập các thông tin về kết quả hoạt động trong năm 2016 của các hộ ngư dân tham gia và không tham gia NĐ 67

Trang 17

1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

1.5.1 Về mặt lý luận

- Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chính sách hỗ trợ phát triển nói chung và chương trình hỗ trợ chính sách phát triển thủy sản nói riêng

- Thứ hai, đề tài nghiên cứu sẽ tổng hợp và kế thừa các công trình nghiên cứu

có liên quan, các công trình nghiên cứu trước; từ đó làm rõ được các đóng góp và hạn chế của đề tài, gợi ý các công trình nghiên cứu sau ở các khu vực khác

- Thứ ba, từ cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó, đề tài nghiên cứu sẽ vận dụng phương pháp đánh giá so sánh điểm tương đồng (PSM), từ

đó xây dựng mô hình nghiên cứu về mức độ tác động của chương trình hỗ trợ chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 đến đời sống kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi

- Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng và mô hình nghiên cứu của

đề tài, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm đẩy mạnh chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 đối với các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi

- Thứ tư, đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo, cung cấp các dữ liệu khoa học cho các nhà quản lý, sinh viên các trường đại học, học viên cao học, đồng thời cũng là nền tảng các dẫn liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo

1.6 Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần như: Mở đầu, bảng biểu, trích yếu luận văn, tài liệu tham khảo,

phụ lục,… luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:

Chương I: Giới thiệu

Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Trang 18

của đề tài “Tác động của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ –

CP đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” và cấu trúc của luận văn

Chương II: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: chính sách, hiệu quả chính sách trước và sau khi áp dụng chính sách; Trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan để xây dựng khung phân tích của nghiên cứu và các giả thuyết của nghiên cứu

Chương III: Phương pháp nghiên cứu

Trình bày cách tiếp cận nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu/quy mô mẫu: dữ liệu thu thập, công cụ phân tích dữ liệu Cụ thể, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu: phương pháp điều tra thực địa kết hợp phương pháp so sánh tương đồng (Propensity Score Matching) để xác định hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân khai thác, mô hình hồi quy Binary Logistic lượng hóa để xác định tác động của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/CP đến hiệu quả kinh tế của hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi

Chương IV: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu

Mô tả hiện trạng nghề đánh bắt thủy sản xa bờ tại thành phố Quảng Ngãi và việc áp dụng chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi Từ đó phân tích tác động của việc áp dụng chính sách tới hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân

Chương V: Kết luận, gợi ý chính sách và kiến nghị

Trình bày các kết luận chính rút ra từ kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách,

kiến nghị

Trang 19

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67

2.1.1 Chính sách

Là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Chính phủ

nó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện chặt chẽ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, môi trường, quốc phòng, an ninh

2.1.2 Chính sách phát triển thủy sản

Là tập hợp các chủ trương và hành động của Chính phủ nhằm quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển thủy sản

2.1.3 Chính sách đầu tư

- Đối với các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm cầu cảng; kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; công trình neo buộc tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu;

hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng)

- Ngân sách Trung ương đầu tư 100% tổng mức đầu tư (kể cả giải phóng mặt bằng, các hạng mục hạ tầng thiết yếu và các hạng mục khác) đối với các tuyến đảo, bao gồm các dự án cảng cá (cảng loại I, loại II) và khu neo đậu tránh trú bão thuộc tuyến đảo

- Đối với các hạng mục hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản; vùng sản xuất giống tập trung bao gồm: Hệ thống cấp thoát nước đầu mối (ao, bể chứa, cống, kênh, đường ống cấp, tiêu nước, trạm bơm), đê bao, kè, đường giao thông, hệ thống điện, công trình

xử lý nước thải chung; nâng cấp cơ sở hạ tầng các Trung tâm giống thủy sản quốc gia, Trung tâm giống thủy sản cấp vùng, cấp tỉnh; Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản, Trung tâm khảo nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản cấp Trung ương và cấp vùng

2.1.4 Chính sách tín dụng

Chủ tàu đặt hàng đóng mới tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên; nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính dưới 400CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu có tổng công suất

Trang 20

máy chính từ 400CV trở lên để khai thác hải sản xa bờ và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ

2.1.5 Chính sách bảo hiểm

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên:

- Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu

- Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức:

+ Hỗ trợ 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính

từ 90CV đến dưới 400CV

+Hỗ trợ 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên

2.1.6 Chính sách ưu đãi thuế

- Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác

- Không thu lệ phí trước bạ đối với tàu, thuyền khai thác thủy, hải sản

- Miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá

- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

- Các trường hợp sau không chịu thuế giá trị gia tăng:

+ Sản phẩm thủy sản của tổ chức, cá nhân nuôi trồng, khai thác bán ra

+ Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp khai thác hải sản

- Chủ tàu khai thác hải sản được hoàn thuế giá trị gia tăng của tàu dùng để khai thác hải sản đối với tàu được đóng mới, nâng cấp có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên

Trang 21

- Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp khai thác hải sản

- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản, thu nhập từ dịch vụ hậu cần phục vụ trực tiếp cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ; thu nhập từ đóng mới, nâng cấp tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên để phục vụ hoạt động khai thác hải sản

- Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên

2.1.7 Một số chính sách khác

- Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, tàu

vỏ vật liệu mới; hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên

- Hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra tàu khai thác hải sản xa bờ

và vận chuyển sản phẩm hải sản khai thác xa bờ về đất liền cho các tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên

2.2 Tổng quan về đánh giá tác động của một chính sách

Có hai cách tiếp cận truyền thống trong đánh giá định lượng các chính sách Đó là: Cách tiếp cận sau chính sách và cách tiếp cận trước chính sách

Hình 2.1 Đánh giá tác động trước và sau chính sách

(Nguồn: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright )

Trang 22

2.2.1 Đánh giá sau chính sách

Đây là cách tiếp cận mang tính thực chứng, việc xem xét và đánh giá các chính sách đã được triển khai Cách tiếp cận này dựa vào những số liệu kinh tế vi mô và các

kỹ thuật kinh tế lượng

Các khái niệm và định nghĩa trong đánh giá tác động

Đánh giá tác động chỉ là một trong những thành phần của công tác đánh giá nghiêm khắc các chính sách Xếp theo mô hình lý tưởng, ta có thể phân thành ba nội dung đánh giá sau:

Đánh giá nhu cầu: Đối tượng mục tiêu là ai, bản chất vấn đề cần giải quyết là

gì, chương trình nằm trong khuôn khổ nào, hoạt động can thiệp có vị trí như thế nào?

Đánh giá quy trình: Chương trình được triển khai thế nào trong thực tế, các

dịch vụ đã hứa được cung cấp chưa, dịch vụ có đến được đối tượng mục tiêu không, khách hàng có hài lòng không?

Đối với hai giai đoạn đầu tiên này, văn hóa đánh giá có tồn tại Những giai đoạn này được Nhà nước triển khai đều đặn một cách có hệ thống

Đánh giá tác động mới xuất hiện: Liệu chương trình có tạo ra tác động mong

đợi đối với các cá nhân hay đối tượng mục tiêu, các hộ gia đình, các thể chế, các đối tượng thụ hưởng của chương trình? Những tác động này là nhờ chương trình hay nhờ vào các yếu tố khác?

Chúng ta tập hợp ba thành phần này lại trong phân tích “chi phí - lợi ích”, tức một mặt ta xem xét các chi phí hay chi phí cơ hội - cái đáng lẽ ra có thể làm được với số tiền

đã chi ra - và mặt khác là tác động thực tế - lợi ích của chương trình

2.2.2 Đánh giá trước chính sách

Đánh giá trước chính sách là cách tiếp cận trước, thiên về đánh giá các chính sách kinh tế vĩ mô Đây là cách tiếp cận mang tính chuẩn tắc; người ta nghiên cứu tác động tiềm năng của các chính sách sẽ được triển khai Phương pháp này dựa vào các

mô hình kinh tế vĩ mô xác định các nhóm tác nhân đại diện, một số nhóm hộ gia đình, những ngư dân nghèo… Đôi khi kết hợp với các mô hình mô phỏng vi mô, phương pháp này tiến hành phân tích ở cấp độ sâu hơn Cách tiếp cận này quan tâm đến các chính sách cơ cấu

Trang 23

Đánh giá trước là việc đánh giá tác động tiềm tàng của một chính sách trước khi triển khai nhằm mục đích so sánh các chính sách

Nguyên tắc đánh giá trước thông qua mô hình cân bằng tổng thể: Đánh giá trước tác động tổng thể của các chính sách kinh tế đòi hỏi phải sử dụng một mô hình kinh tế vĩ mô Có hai loại mô hình kinh tế vĩ mô:

a Các mô hình kinh tế lượng

Các mô hình kinh tế lượng gồm các phương trình về hành vi, phương trình kinh

tế lượng được tính toán theo các dữ liệu về thời gian và phương trình kế toán Nguyên tắc của mô hình này là thể hiện lại trong tương lai những hành vi ứng xử được quan sát trong quá khứ với giả định rằng những hành vi ứng xử này luôn còn giá trị Những mô hình này không thực sự phù hợp để đánh giá tác động phân phối thu nhập của các chính sách kinh tế Những mô hình này mang tính chất tổng hợp hơn, nhất là đối với các đối tượng là hộ gia đình và do đó ít được sử dụng để đánh giá tác động tới phân phối thu nhập của các chính sách kinh tế So với mô hình cân bằng tổng thể, những mô hình này có điểm hạn chế là mức độ liên kết về mặt lý thuyết thấp hơn

- Phân tích “đối lập với thực tế” của cải cách chính trị

c Đặc điểm mô hình cân bằng tổng thể

- Các mô hình vĩ mô (quốc gia, khu vực hay thế giới)

- Các mô hình đa khu vực

- Mô hình giải thích hành vi của các chủ thể trong một khuôn khổ thống nhất: các hộ gia đình, các doanh nghiệp, Chính phủ và phần còn lại của Thế giới

- Tập trung vào các thoả hiệp: theo định nghĩa chi phí và lợi ích của chính sách (người được và kẻ mất)

Trang 24

- Dựa trên cơ sở dữ liệu của một năm (Ma trận kế toán xã hội (SAM)+ các cuộc điều tra hộ gia đình và lao động, v.v…)

d Các ứng dụng chính của các mô hình cân bằng tổng thể

- Cải cách chính sách thuế

- Tự do thương mại và ảnh hưởng của các khủng hoảng bên ngoài

- Tác động của các chiến lược xóa đói giảm nghèo

- Các chính sách khuyến khích việc làm

- Cải cách trợ cấp xã hội

- Các chính sách bảo vệ môi trường

2.3 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan

a Các tài liệu nghiên cứu về chính sách hỗ trợ lãi suất/trợ cấp

Chính sách hỗ trợ lãi suất đã được các Chính phủ sử dụng từ lâu Ở các nước phát triển, chính sách hỗ trợ lãi suất thường hướng vào những đối tượng cụ thể như trợ giúp cho sinh viên học tập, nông dân sản xuất giỏi, người mua nhà, hay cho các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp lớn gặp khó khăn về tài chính Chẳng hạn giai đoạn 1980-1987 Mỹ đã dành ra 1.200 tỷ USD cho các chương trình trợ cấp tín dụng; Cộng đồng chung Châu Âu dành 12,7 tỷ Euro trong giai đoạn 1995-1999 để hỗ trợ 55.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (Patacchini và Rapisarda, 2003) Với các nước đang phát triển, chính sách hỗ trợ lãi suất còn được áp dụng để khuyến khích đầu tư và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa Các hoạt động đầu tư vào một số ngành trọng điểm sẽ được ưu đãi tín dụng hoặc bảo lãnh tín dụng

Đề tài nghiên cứu chính sách phát triển thủy sản, trong đó tập trung chính sách

ưu đãi vay vốn tín dụng để đóng mới và nâng cấp tàu cá Hay nói cách khác đó là một

biểu hiện của trợ cấp:

Các chính sách trợ cấp trong hoạt động khai thác thủy sản đã được một số nhà nghiên cứu đề cập Cụ thể:

Naoto Jinju (2012) đã nghiên cứu lý thuyết tác động chương trình trợ cấp đến vấn đề cải thiện hiệu quả khai thác và trữ lượng nguồn lợi Kết quả nghiên cứu cho thấy chương trình trợ cấp có thể làm hiệu quả khai thác tăng lên hay không còn phụ thuộc vào chính sách quản lý Tuy nhiên, nghiên cứu này được giải quyết trong điều kiện trạng thái cân bằng Nếu xét trong dài hạn, trợ cấp có thể làm giảm nguồn lợi

Long, Flaaten và Kim Anh (2008) với nghiên cứu thực nghiệm cho nghề khai thác hải sản xa bờ tại Việt Nam, đã thảo luận các chương trình trợ cấp trực tiếp cho

Trang 25

nghề cá có thể dẫn đến sự đầu tư quá mức Trợ cấp trực tiếp có thể dẫn đến tình trạng tranh giành về nguồn lợi giữa các tàu của các quốc gia khác nhau cùng khai thác tại vùng biển quốc tế (Ruseski, 1998) Trợ cấp là tác nhân dẫn đến dư thừa năng lực khai thác trong nghề cá (Garcia and Newton, 1994; OECD, 2003) Vì vậy, nhóm tác giả cho rằng các nhà làm chính sách nên cân nhắc thận trọng khi thực hiện các chương trình trợ cấp trực tiếp như cho vay vốn ưu đãi với hạn mức cho vay thấp, hay bãi bỏ thuế trong khai thác thủy sản

Duy, Flaaten và Long (2015) đã đánh giá hiệu quả của chương trình trợ cấp giá dầu đến khả năng sinh lợi của đội tàu lưới rê và đội tàu câu tại tỉnh Khánh Hòa Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả đơn thuần để khai thác bộ dữ liệu doanh thu chi phí của các đội tàu Kết quả nghiên cứu cho thấy, chương trình trợ cấp

đã giúp cải thiện lợi nhuận cho các tàu Các tàu lớn hơn được nhận trợ cấp nhiều hơn thường nắm giữ lợi nhuận siêu ngạch (intra-marginal rent) Tuy vậy, trợ cấp lớn hơn cho các tàu lớn hơn không giúp cho tất cả các tàu này có được một kết quả hoạt động sản xuất tốt hơn Các chương trình trợ cấp này thường hướng đến ngành công nghiệp non trẻ, động cơ dịch chuyển lợi ích tài nguyên (rent) của các nước láng giềng, hay vì mục tiêu xã hội, chính trị khác

b Các tài liệu nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh điểm tương đồng PSM

Phương pháp so sánh điểm tương đồng PSM đã được nghiên cứu sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khoa học hiện nay Ví dụ, Nguyễn Huy Hoàng (2012) đã đánh giá dự án viện trợ của Nhật Bản cho việc phát triển cơ sở hạ tầng ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, thông qua phương pháp PSM Lương Vinh Quốc Duy (2008) đã sử dụng phương pháp PSM trong đánh giá dự án phát triển đàn bò sữa giữa những người tham gia và không tham gia tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Kết quả đánh giá tác động chung của dự án đối với thu nhập bình quân đầu người/tháng của những

hộ tham gia là gần 200.000 đồng Con số này có nghĩa là dự án đã có tác động tích cực đến thu nhập từ sữa của các hộ tham gia vào dự án, và xét trên tổng thể, thu nhập bình quân đầu người/tháng từ sữa của những hộ tham gia cao hơn những hộ không tham gia

là gần 200.000 đồng

Tuy vậy, kỹ thuật so sánh điểm tương đồng PSM còn khá mới mẻ và ít được sử dụng để đánh giá tác động của chính sách thủy sản đối với các phân tích kinh tế trong hoạt động khai thác thủy sản nói chung trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay (Smith,

Trang 26

Zhang và Coleman 2006; Uchida và cộng sự 2010; Scheld, Anderson, và Uchida 2012; Scheld và Uchida 2014) Hiện nay, có ba nghiên cứu mới đây áp dụng kỹ thuật này trong phân tích hoạt động khai thác thủy sản (Khan, Alam, và Islam 2012; Thủy, Flaaten và Kim Anh 2013; Duy và Flaaten 2015), hai trong số đó đề cập đến khai thác thủy sản ở Việt Nam

Cụ thể, Duy và Flaaten (2016) đã nghiên cứu tác động của chương trình trợ cấp của Chính phủ đối với khả năng sinh lợi trong khai thác thủy sản cho trường hợp 109 tàu khai thác lưới rê xa bờ tỉnh Khánh Hòa, gồm 45 tàu được nhận hỗ trợ và 64 tàu không được nhận hỗ trợ Chính sách trợ cấp mà nhóm tác giả hướng đến là chính sách trợ cấp giá dầu và trợ cấp bảo hiểm Kết quả cho thấy chương trình trợ cấp này của chính phủ có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của đội tàu Tuy vậy, chủ tàu là người được hưởng lợi chủ yếu từ chương trình này thay vì là thuyền viên Nghiên cứu cũng

đã thảo luận những bằng chứng cho thấy nguồn lợi có khả năng bị khai thác cạn kiệt

Thủy, Flaaten và Kim Anh (2013) được xem là nghiên cứu có liên quan nhất đến đề tài nghiên cứu Nhóm tác giả đã nghiên cứu quyết định lựa chọn hệ thống tiền lương và tác động của những quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến kết quả sản xuất trong khai thác thủy sản 158 tàu khai thác lưới vây ở Khánh Hòa được sử dụng

để phân tích Nhóm tác giả đã sử dụng lý thuyết hợp đồng với mô hình người ủy quyền-người thừa hành (principal-agent model) và công cụ phân tích PSM để đánh giá Kết quả nghiên cứu cho thấy động cơ an toàn là nguyên nhân tồn tại cả hai hệ thống tiền lương, lương ăn chia và lương cố định, trong khai thác thủy sản, mặc dù hệ thống tiền lương ăn chia thường mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho cả chủ tàu và thuyền viên So với đội tàu sử dụng hệ thống tiền lương cố định, các đội tàu khai thác

sử dụng hệ thống tiền lương ăn chia thường có hiệu quả chi phí tốt hơn hoặc hiệu quả doanh thu cao hơn

2.4 Khung phân tích của nghiên cứu

Từ cơ sở khoa học và thực tiễn đã trình bày, ta lựa chọn phương pháp so sánh tương đồng (Propensity Score Matching) để xác định hiệu quả của chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi

Để giải quyết mục tiêu 1: Tác giả sử dụng mô hình probit để phân tích các

nhân tố tác động đến quyết định tham gia NĐ 67

Trang 27

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu quyết định tham gia chính sách phát triển thủy sản

theo NĐ 67 Biến phụ thuộc: 0 đối với hộ không tham gia và 1 đối với hộ tham gia chính

sách ưu đãi tín dụng trong chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67

Biến độc lập:

- Tuổi: Đại diện cho khả năng tham gia dự án của hộ, có giá trị bằng 1 nếu chủ

hộ có tuổi trong khoảng từ 30 đến 60, bằng 0 nếu chủ hộ có tuổi dưới 30 và trên 60; các

hộ có độ tuổi trong khoảng 30-60 có tâm lý phát triển ổn định từ nghề mình gắn bó, do

đó khả năng tham gia dự án sẽ cao hơn Kỳ vọng sẽ có tác động dương đến quyết định tham gia và được nhận chính sách hỗ trợ thủy sản NĐ 67

- Trình độ học vấn: Đại diện cho kỹ năng tham gia và trình độ hiểu biết của ngư

hộ để quyết định cho việc có nên tiếp cận và tham gia chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 để đầu tư phát triển sản xuất Kỳ vọng sẽ có tác động dương đến quyết định tham gia và được nhận chính sách ưu đãi tín dụng NĐ 67

- Kinh nghiệm: Được đo bằng số năm mà chủ hộ bắt đầu tham gia đánh bắt thủy

sản cho đến thời điểm khảo sát, chủ hộ càng có thời gian hoạt động lâu năm, thì càng có nhiều khả năng muốn có vốn để mở rộng sản xuất, muốn tham gia các hoạt động do nhà nước khuyến khích, tài trợ Kỳ vọng sẽ có tác động dương đến quyết định tham gia và được nhận chính sách ưu đãi NĐ 67

Đặc điểm hộ ngư dân:

Đặc điểm khác: Khai

thác vùng biển xa; Hoàng

Sa và Trường Sa

Trang 28

- Số người phụ thuộc trong gia đình: Được đo bằng số người không có thu

nhập mà chủ hộ phải đảm bảo cuộc sống Kỳ vọng sẽ có tác động âm đến quyết định tham gia và được nhận chính sách ưu đãi tín dụng NĐ 67

- Hoạt động nghề cá có hiệu quả: Được đánh giá trên cơ sở cuộc họp của các

bên liên quan gồm chính quyền địa phương và trưởng thôn, chủ yếu dựa trên số lao động được thuê mướn ổn định làm việc trên tàu trong thời gian qua Có giá trị bằng 1 nếu tàu được đánh giá có hiệu quả, bằng 0 nếu không được đánh giá có hiệu quả Kỳ vọng nếu được đánh giá hoạt động có hiệu quả sẽ có tác động dương đến quyết định tham gia và được nhận chính sách ưu đãi tín dụng NĐ 67

- Có vốn đối ứng: Một trong những điều kiện để được vay vốn theo Nghị định

67 là hộ ngư dân phải có vốn đối ứng, vì Nghị định 67 chỉ cho ngư dân vay vốn ở một tỷ

lệ nhất định Mục tiêu nhằm tăng cường tính chịu trách nhiệm với tài sản và khoản vay của những người tham gia Nghị định Vì vậy, nếu hộ ngư dân chứng minh được mình có vốn đối ứng thì có thể tham gia Nghị định 67 Hay nói cách khác, có vốn đối ứng sẽ được kỳ vọng sẽ có tác động dương đến quyết định tham gia và được nhận chính sách

ưu đãi tín dụng theo NĐ 67

- Ngư trường khai thác: Khai thác tại Hoàng Sa, Trường Sa là một trong những

điều kiện để được nhận hỗ trợ tham gia NĐ 67

- Nghề khai thác: Nhóm nghề khai thác cá nổi là nhóm nghề được ưu tiên hỗ trợ

tín dụng theo NĐ 67 Vì vậy, nếu hộ dân khai thác thuộc nhóm nghề cá nổi (như lưới vây, lưới rê, …) thì khả năng được hỗ trợ sẽ cao hơn so với các hộ dân khai thác không thuộc nhóm nghề cá nổi (như lưới kéo, …)

Để giải quyết mục tiêu 2: Tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau để so sánh hiệu quả

kinh tế của hai nhóm, nhóm tham gia vào NĐ 67 và nhóm không tham gia vào NĐ 67

*Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo doanh thu

- Tỷ suất dòng tiền ròng trên tổng doanh thu = Dòng tiền ròng/tổng doanh thu

- Tỷ suất dòng tiền ròng trên tổng doanh thu được gọi là tỷ lệ của dòng tiền ròng trên tổng doanh thu Tỷ lệ này thể hiện tỷ lệ phần trăm của tổng khoản tiền thu được sau khi khấu trừ chi phí biến đổi, chi phí hoạt động cố định và chi phí lao động

so với tổng doanh thu

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu = Lợi nhuận/Tổng doanh thu

Trang 29

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu là tỷ suất lợi nhuận (chưa trừ chi phí lãi vay) trên tổng doanh thu Tỷ lệ này thể hiện là lợi nhuận mà hộ ngư dân đạt được so với tổng doanh thu

*Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo chi phí:

- Tỷ suất thu nhập trên chi phí = Thu nhập/chi phí

- Tỷ suất thu nhập trên tổng chi phí được gọi là tỷ lệ của thu nhập trên tổng chi phí Tỷ lệ này thể hiện tỷ lệ phần trăm của tổng khoản tiền thu được sau khi khấu trừ chi phí biển đổi so với tổng chi phí

- Tỷ suất dòng tiền ròng trên chi phí = Dòng tiền ròng/chi phí

Tỷ suất dòng tiền ròng trên tổng chi phí được gọi là tỷ lệ của dòng tiền ròng trên tổng chi phí Tỷ lệ này thể hiện tỷ lệ phần trăm của tổng khoản tiền thu được sau khi khấu trừ chi phí biến đổi, chi phí hoạt động cố định và chi phí lao động so với tổng chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận/chi phí

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí là tỷ suất lợi nhuận (chưa trừ chi phí lãi vay) trên tổng chi phí Tỷ lệ này thể hiện là lợi nhuận mà hộ ngư dân đạt được so với tổng chi phí

Quy trình tính toán kết quả kinh tế được trình bày như sau:

Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế của mỗi hộ ngư dân được trình bày như sau: Tổng doanh thu

- Chi phí biến đổi (chưa tính chi phí lao động)

Trang 30

- Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (chi phí cơ hội vốn CSH)

= Lợi nhuận ròng

Trong đó:

- Tổng doanh thu: Được xác định là giá trị thu được của hộ ngư dân trong 1

năm hoạt động

- Chi phí biến đổi: Là tổng chi phí không tính đến công lao động, bao gồm:

Ngư cụ đánh bắt, dầu chạy máy tạo

- Thu nhập: Là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi, ngoại trừ chi

phí lao động

- Chi phí cố định: Bao gồm chi phí vận hành, sửa chữa, bảo trì hoặc thay thế

các trang thiết bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình vận hành

- Chi phí lao động: Là chi phí trả cho lao động hoạt động tại khai thác

- Dòng tiền ròng hoạt động: Là lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi

chi phí biến đổi, chi phí hoạt động cố định và chi phí lao động ngoại trừ chi phí lãi vay

và khấu hao Dòng tiền ròng hoạt động còn là tổng hợp của chi phí khấu hao, chi phí

sử dụng vốn và lợi nhuận ròng

- Khấu hao: Được tính là tổn thất thực tế về giá trị của tài sản cố định thông

qua sử dụng các tài sản mà không được bù đắp bằng bảo trì và sửa chữa trong giai đoạn hao mòn Trong nghiên cứu này, khấu hao được tính dựa trên giá trị ước tính của tài sản cố định tại thời điểm điều tra và thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định đó

- Chi phí lãi vay: Là chi phí trả lãi cho các khoản vay trong năm Tỉ lệ lãi suất

trên các khoản vay trong năm có sự khác biệt giữa các hộ ngư dân Đặc điểm này được tạo ra bởi hộ ngư dân có thể có nhiều nguồn vay khác nhau, từ gia đình, ngân hàng hay các chủ thể khác có các mức lãi suất khác nhau

- Lợi nhuận: Là giá trị còn lại sau khi trừ các khoản phải trả, khấu hao (chưa

tính đến chi phí sử dụng vốn) từ dòng tiền

- Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn chủ sở

hữu trong đánh bắt và đóng tàu) Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu trong nghiên cứu này

là lãi suất cho vay trung bình thực tế tại thời điểm điều tra

- Lợi nhuận ròng: Được tính bằng lợi nhuận trừ đi chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Trang 31

Tóm tắt chương 2:

Tổng quan về một số chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 như: Chính sách phát triển thủy sản, Chính sách đầu tư, Chính sách tín dụng, Chính sách bảo hiểm,

Chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách ưu đãi khác của Chính phủ

Trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: Chính sách, hiệu quả chính sách trước và sau khi áp dụng chính sách; Tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan như: chính sách hỗ trợ lãi suất/trợ cấp, phương pháp

so sánh điểm tương đồng PSM để xây dựng khung phân tích của nghiên cứu và các giả thuyết của nghiên cứu

Trình bày khung phân tích của nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Trang 32

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện theo quy trình dưới đây

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng (2017)

3.2 Cách tiếp cận nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp hỗn hợp để làm rõ mục tiêu nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát thực địa: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát thực địa để thu thập số liệu về thực trạng hoạt động khai thác thủy sản

phát triển thủy sản theo NĐ 67

đối với hiệu quả kinh tế các hộ

Xây dựng

mô hình lý thuyết

Phỏng vấn thử (n=10) Bảng câu hỏi mẫu

Bảng câu hỏi chính thức Hoàn thiện bảng câu hỏi

Nghiên cứu chính thức (n=60)

Phân tích thống

kê mô tả

Phân tích hồi quy

Kết quả và phân tích kết quả

Gợi ý một số chính sách áp dụng chính sách nâng cao thu nhập của các

hộ ngư dân đánh bắt xa bờ

Trang 33

theo NĐ 67 của các hộ ngư dân thành phố Quảng Ngãi Đây sẽ là các dữ liệu quan trọng giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của NĐ này với các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi

- Đề tài sử dụng công cụ định lượng so sánh điểm tương đồng PSM để đánh giá tác động của NĐ 67 đến hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi

- Đề tài sử dụng kết hợp với các phân tích định tính về thành công và hạn chế của chương trình để có cái nhìn toàn diện hơn khi phân tích kết quả định lượng của tác giả

3.3 Quy mô mẫu/phương pháp chọn mẫu

3.3.1 Quy mô mẫu

Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn 60 hộ, trong đó có X hộ đã được hỗ trợ theo NĐ 67/2014/CP và đã đi vào khai thác, Y hộ không thuộc diện được hỗ trợ theo NĐ 67/2014/CP tại thành phố Quảng Ngãi

3.3.2 Phương pháp chọn mẫu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài hình thức chọn mẫu thuận tiện đã được sử dụng và được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu đề tài này Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này là tính thuận tiện do tác giả công tác tại gần địa bàn nghiên cứu, việc tiếp cận người được phỏng vấn dễ dàng hơn, người được phỏng vấn sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu Cụ thể, số lượng phân bổ mẫu được thống kê ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Phân bổ cơ cấu mẫu nghiên cứu

Tổng thể (tàu)

Mẫu (tàu)

Tỉ lệ (%) Phân chia theo nhóm

Trang 34

3.4 Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu

3.4.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thống kê các dữ liệu thứ cấp từ việc kế thừa có chọn lọc các công trình khoa học đã thực hiện trong và ngoài nước về ngành đóng tàu thuyền, thu thập các dữ liệu thông qua Chi cục Thống kê thành phố, Phòng NN&PTNT thành phố và các báo cáo kinh tế xã hội của UBND thành phố Quảng Ngãi từ cuối năm 2016 cho đến nay

3.4.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Điều tra trực tiếp các hộ được hưởng chính sách phát triển kinh tế về đóng mới tàu thuyền bằng bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn để tạo lập dữ liệu sơ cấp

Bảng câu hỏi sẽ được sử dụng để làm công cụ thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho phân tích định lượng Bảng câu hỏi được thực hiện bởi nhóm phỏng vấn viên có kinh nghiệm, am hiểu về hoạt động khai thác thủy sản, nắm rõ địa bàn và

có mối quan hệ tốt với người dân địa phương Bảng câu hỏi chính thức có thể tìm thấy

ở phần Phụ lục của luận văn này

Có hai dạng câu hỏi có thể sử dụng trong bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu Dạng câu hỏi đầu tiên là câu hỏi dạng mở, nghĩa là người trả lời có thể tùy theo ý kiến của mình mà trả lời về cảm nhận của họ về chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo NĐ67 Dạng câu hỏi thứ hai là dạng câu hỏi đóng, nghĩa là người thiết kế bảng câu hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời với các tuyên bố về thái độ của người trả lời như hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không chắc, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý, có không

sử dụng tàu thuyền trong tương lai,…

Thông tin đặc điểm khai thác: Số lượng thuyền viên tham gia khai thác, cường lực khai thác, thu nhập bình quân của các thuyền viên, …

Thông tin về chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương

Trang 35

Thông tin về chi phí chuyến biển, chi phí đầu tư

Thông tin về sản lượng, giá bán, …

Câu hỏi mở:

Ngư trường khai thác, đối tượng khai thác, khó khăn khi tham gia thực hiện NĐ67, khó khăn trong hoạt động khai thác thủy sản hiện nay, mong muốn hỗ trợ,…

3.5 Các công cụ phân tích dữ liệu

Bảng câu hỏi tự trả lời sẽ được sử dụng để làm công cụ thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho phân tích định lượng nói trên Bảng câu hỏi được gửi đến người được khảo sát thông qua thư bưu điện hoặc trực tiếp điều tra thống kê thực tế Bảng câu hỏi chính thức có thể tìm thấy ở phần Phụ lục của luận văn này

Có hai dạng câu hỏi có thể sử dụng trong bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu Dạng câu hỏi đầu tiên là câu hỏi dạng mở, nghĩa là người trả lời có thể tùy theo ý kiến của mình mà trả lời về cảm nhận của họ về chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo NĐ67 Dạng câu hỏi thứ hai là dạng câu hỏi đóng, nghĩa là người thiết kế bảng câu hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời với các tuyên bố về thái độ của người trả lời như hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không chắc, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý, có không

Phương pháp so sánh điểm tương đồng PSM:

Từ cơ sở khoa học và thực tiễn đã trình bày, ta lựa chọn phương pháp so sánh tương đồng (Propensity Score Matching) để xác định hiệu quả của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67 đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Thực chất của việc đánh giá sự tác động là so sánh lợi ích mà người tham gia thu được sau khi dự án xuất hiện Sự so sánh có thể thực hiện theo thời gian hoặc theo không gian hoặc kết hợp cả hai Theo thời gian thì gọi là so sánh trước và sau dự án còn theo không gian là so sánh giữa người tham gia và người không tham gia, và khi kết hợp được cả không gian và thời gian thì sự so sánh sẽ phản ánh đầy đủ nhất tác động của dự án Nội dung trung tâm trong hoạt động đánh giá sự tác động là tạo ra được sự tương đồng trong quá trình so sánh, nghĩa là việc so sánh theo thời gian phải được thực hiện đối với cùng một người tham gia, còn so sánh theo không gian phải được diễn ra giữa những người tham gia và không tham gia có những đặc điểm tương

Trang 36

tự nhau Cần phải có sự tương đồng trong so sánh, nếu không kết quả thu được có thể

sẽ quá cao hoặc quá thấp so với tác động thực, sự tương đồng trong so sánh giúp chúng ta có thể tiếp cận đến giá trị tác động đích thực của dự án Chẳng hạn, để so sánh năng suất của hai giống lúa khác nhau, người ta sẽ trồng cả hai loại trong một điều kiện tự nhiên và dưới sự săn sóc như nhau, có như vậy thì sự khác biệt về năng suất sẽ thực sự xuất phát từ bản thân của giống lúa Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học

xã hội, việc tạo ra sự tương đồng trong so sánh không hề đơn giản Chẳng hạn, rất khó

có thể tìm được những hộ gia đình có đặc điểm giống nhau hoàn toàn về nhân khẩu học, giá trị tài sản sở hữu, năng lực và kinh nghiệm trong sản xuất - kinh doanh Vì vậy, trên lý thuyết, các phương pháp đánh giá sự tác động hướng đến việc tạo ra sự tương đồng trong khi so sánh Có nhiều phương pháp để tạo ra sự tương đồng trong so sánh, bao gồm so sánh theo không gian, so sánh theo thời gian và so sánh kết hợp không gian và thời gian Trong đó phương pháp so sánh theo không gian mà cụ thể là phương pháp Propensity Score Matching (PSM) được đánh giá rất cao trong đánh giá tác động của dự án Tính ưu việt của phương pháp PSM chính là tính khả thi của nó Đối với các phương pháp so sánh có liên quan đến thời gian như so sánh phản thân (reflexive comparisons) và khác biệt kép (double difference), cần phải tổ chức khảo sát trong nội bộ người tham gia trước và sau khi tham gia dự án, sau đó kết quả của hai đợt khảo sát sẽ được so sánh để tìm ra tác động của dự án Yêu cầu cơ bản của phương pháp này là cả hai đợt khảo sát phải được thực hiện đối với cùng một người tham gia

để tạo ra sự tương đồng trong so sánh Mặc dù phương pháp này không phức tạp về kỹ thuật nhưng không phải dự án nào cũng có tổ chức khảo sát tiền dự án nên việc áp dụng phương pháp so sánh theo thời gian trở nên khó áp dụng Việc đánh giá sự tác động thông thường chỉ được đề cập đến sau khi dự án đã đi vào hoạt động, vì thế việc

so sánh theo không gian bằng PSM trở nên khả thi hơn so với so sánh theo thời gian

Các bước cơ bản để thực hiện phương pháp so sánh bằng PSM như sau:

- Bước 1: Tiến hành điều tra chọn mẫu: nhóm người tham gia và nhóm người không tham gia Cuộc điều tra phải đảm bảo tính tương đồng về thời điểm, câu hỏi, đối tượng, người phỏng vấn, địa điểm

- Bước 2: Từ số liệu của cuộc điều tra, xây dựng mô hình logic trong đó biến phụ thuộc là 0 cho người không tham gia và 1 cho người tham gia, còn biến độc lập là những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia dự án của cả 2 nhóm

Trang 37

- Bước 3: Tiến hành hồi quy cho mô hình logic rồi tính giá trị dự đoán hay xác suất dự đoán cho từng các thể trong nhóm Giá trị xác suất dự đoán sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 1

- Bước 4: Loại bớt những cá thể có xác suất dự đoán quá thấp hoặc quá cao trong mẫu

- Bước 5: Tương ứng với mỗi cá thể trong nhóm tham gia, chúng ta tìm 1 hoặc

1 số cá thể trong nhóm người không tham gia mà có xác suất dự đoán gần giống nhau nhất rồi so sánh với nhau

- Bước 6: Tính giá trị trung bình của tác động dự án tới mỗi cá nhân tham gia

dự án Giá trị chung này chính là tác động của dự án tới những người tham gia

Phương pháp thống kê mô tả

Dựa vào các số liệu thứ cấp thu được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để

hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó làm các dữ liệu cho việc phân tích đánh giá

Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu và thông tin thu thập, kết

hợp phân tích thống kê mô tả và phân tích định lượng thông qua mô hình kinh tế lượng

Tóm tắt chương 3:

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, cách tiếp cận nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu/quy mô mẫu, loại dữ liệu và thu thập dữ liệu, các công cụ phân tích dữ liệu Cụ thể, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu: phương pháp điều tra thực địa kết hợp phương pháp so sánh tương đồng (Propensity Score Matching) để xác định hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân khai thác xác định tác động của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đến hiệu quả kinh

tế của hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi

Trang 38

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tổng quan hoạt động khai thác thủy sản ở tỉnh Quảng Ngãi

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực ảnh hưởng đến khai thác thủy sản

tỉnh Quảng Ngãi nói chung, TP Quảng Ngãi nói riêng

 Điều kiện tự nhiên

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có phạm vi lãnh thổ trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra Biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài đường địa giới 98 km, phía Nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài đường địa giới 83 km, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum với chiều dài đường địa giới 79 km, phía Đông giáp Biển Đông, ngoài ra Quảng Ngãi còn giáp giới với tỉnh Gia Lai theo hướng cực Tây Nam, đoạn này dài trên dưới 10 Km nằm giữa vườn quốc gia Kon Chư Răng Diện tích tự nhiên của Quảng Ngãi là 5.153 km2, với dân số 1.221.600 người, mật độ dân số 237 người/km2 Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 890 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 824 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A

Hình 4.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi năm 2017

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ngãi năm 2017

Trang 39

 Về địa hình của tỉnh:

Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải Trung Trung Bộ với đặc điểm chung là núi lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở phía đông đến địa hình miền núi cao ở phía tây Miền núi chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đồng bằng nhỏ hẹp chiếm 1/4 diện tích tự nhiên Cấu tạo địa hình Quảng Ngãi gồm các thành tạo đá biến chất, đá magma xâm nhập, phun trào và các thành tạo trầm tích có tuổi từ tiền Cambri đến Đệ tứ Trên bình diện tự nhiên, địa hình Quảng Ngãi phân dị theo 2 hướng chính: địa hình hướng kinh tuyến và địa hình hướng vĩ tuyến

- Địa hình hướng kinh tuyến:

Có thể thấy được sự phân dị này cả ở địa hình vùng núi và đồng bằng Ranh giới địa hình này có thể được lấy theo đứt gãy Trà Khúc - Tà Vi hướng vĩ tuyến Ở phía bắc, địa hình núi có dạng tuyến rõ ràng theo phương vĩ tuyến Dãy núi Răng Cưa

- núi Chúa ở phía bắc sông Trà Bồng là điển hình của các dãy núi có đường sống răng cưa sắc nhọn và sườn đổ lở trên đá xâm nhập granit Kiểu địa hình này hoàn toàn không thấy ở phía nam của tỉnh Cũng tại đây, liên quan tới nhân tố thạch học còn xuất hiện dãy núi thấp trên đá xâm nhập phức hệ Trà Bồng ở phía nam thung lũng Trà Bồng Các đá diorit ở đây phong hóa mạnh, cho lớp vỏ giàu keo sét Cũng theo hai sườn của thung lũng Trà Bồng này, lượng mưa giảm do địa hình Các dòng chảy dạng xương cá của thung lũng Trà Bồng cắt vào dãy núi thường là dòng tạm thời Như vậy, ngoài tính phân bậc của sườn bởi quá trình bóc mòn, tại đây phát triển kiểu sườn đất chảy với độ dốc 8 – 200 Địa hình thung lũng ở phía bắc cũng có những nét cơ bản so với thung lũng ở phía nam, đó là sự định hướng khá thẳng theo vĩ tuyến của các thung lũng chính và hướng kinh tuyến của các suối nhánh Các thung lũng đều có dạng chữ

V với đáy hẹp và sườn dốc, không thấy phát triển các bãi bồi rộng và thềm trẻ dạng đồng bằng bằng phẳng như các thung lũng phía nam

Dải đồng bằng phía bắc sông Trà Khúc cũng khác cơ bản so với đồng bằng phía nam Trước tiên, đồng bằng tại đây mở rộng đáng kể so với cả phía bắc và nam, trên bình đồ chúng có dạng tương đối đẳng thước, mỗi chiều rộng gần 25km Nếu ở phía nam sông Trà Khúc, móng đồng bằng nằm ở độ sâu lớn nhất trong toàn tỉnh (40 - 50m), thì ngay rìa bắc của sông, đá gốc đã lộ ở hầu hết các nơi, nhiều nơi tạo nên những dải đồi cao 40 - 100m Cùng với sự nâng dạng khối tảng, móng đá gốc tại đây

Trang 40

chịu tác động mài mòn của biển vào đầu kỷ Đệ tứ, tạo nên bề mặt thềm mài mòn, nay tồn tại dạng khối tảng ở các độ cao khác nhau và bị phân cắt thành địa hình đồi Ngay trên bề mặt đồi, đồng bằng lẫn đồi này, các đứt gãy cũng được thể hiện khá rõ Ngoài việc tạo nên các khối thềm ở độ cao khác nhau, còn tạo nên các thung lũng khá thẳng trên chiều dài 10 – 20 km Dọc các thung lũng này là đồng bằng gò cấu tạo bởi cát - sét màu xám loang lổ, giống đồng bằng gò phát triển ở phía nam Địa hình đồng bằng đồi - gò trên phun trào bazan N2 - Q1 ở khu vực Ba Làng An cũng chỉ khu biệt từ phía bắc của thung lũng Trà Khúc Đảo Lý Sơn hình thành bởi các miệng núi lửa Đệ tứ cũng nằm trọn trong đới phía bắc của tỉnh Địa hình đường bờ biển phía bắc chủ yếu là

bờ mài mòn trên đá gốc, trong khi đó từ cửa sông Trà Khúc về phía nam chủ yếu là bờ tích tụ

Ở phía nam của đứt gãy Trà Khúc - Tà Vi, cả vùng miền núi và đồng bằng đều

có nét khác biệt so với phía bắc Trước tiên ở dải đồng bằng ven biển, ngoài tác dụng mài mòn của biển giai đoạn đầu Đệ tứ, quá trình tích tụ vật liệu hạt thô là phổ biến, hiện tượng này liên quan với sự sụt lún dạng bậc tương đối của móng xuống sâu từ 30

- 50m dọc các đứt gãy phương tây bắc - đông nam Các bề mặt đồng bằng tích tụ cũng được kéo dài dạng tuyến theo phương này, chúng có tính phân bậc rõ ràng theo hướng vuông góc với bờ biển Các thành tạo tích tụ cát màu vàng tạo nên bề mặt đồng bằng

gò cao 10 - 15m ở phía đông Mộ Đức - Đức Phổ cũng chỉ gặp khu biệt từ phía nam sông Trà Khúc

Khác với dạng tuyến của địa hình núi phía bắc, núi ở phía nam có dạng khối tảng khá đẳng thước Mặc dù vậy, vẫn thấy được hướng chủ đạo của các đường sống núi ở đây là tây bắc - đông nam và á kinh tuyến Kiểu địa hình núi khối tảng - dạng vòm trên các đá biến chất tuổi Proterozoi (PR) là khá đặc trưng cho địa hình núi phía nam Ở ranh giới tây nam huyện Sơn Hà cũng tồn tại khối núi trên đá granit Khối núi này có dạng đẳng thước, đỉnh núi khá rộng, là di tích của bề mặt san bằng Miocen trên

độ cao 1.200 - 1.500m với vỏ phong hóa laterit dày Sườn bóc mòn dạng phân bậc dốc

20 - 30o Ở cực đông nam của tỉnh, núi thấp trên đá granit có sườn đổ lở dốc 20 - 30o, song phần đỉnh núi vẫn có dạng bậc rộng với vỏ laterit dày Ở tây nam Quảng Ngãi, thuộc các huyện Ba Tơ, Sơn Hà còn phát triển một kiểu địa hình gần gũi với phần trọng tâm của địa khối Kon Tum: núi khối tảng, bề mặt đỉnh rộng phát triển trên lớp phủ dung nham bazan Neogen, trên các sườn phân bậc của các khối núi này lại gặp vỏ

Ngày đăng: 21/05/2018, 09:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Ngọc Duy, Lê Kim Long và Ola Flaaten (2015), Tác động của hỗ trợ chính phủ đối với kết quả kinh tế của tàu đánh bắt xa bờ ở Khánh Hòa, Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Phát triển bền vững kinh tế biển”, Nha Trang, 11/2015. tr.2-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển bền vững kinh tế biển”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Duy, Lê Kim Long và Ola Flaaten
Năm: 2015
4. Đinh Phi Hổ. Kiến thức nông nghiệp hành trang của nông dân thời kỳ hội nhập kinh tế. Tạp chí phát triển kinh tế số 5/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến "thức" nông nghiệp hành trang của nông dân thời kỳ hội nhập kinh tế
5. Phòng Kinh tế Quảng Ngãi và các báo cáo kinh tế - xã hội thành phố năm 2012- 2015 và báo cáo kinh tế - xã hội thành phố Quảng Ngãi năm 2016, phương hướng nhiệm vụ giải pháp năm 2017.6. www.quangngai.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng Kinh tế Quảng Ngãi và các báo cáo kinh tế - xã hội thành phố năm 2012-2015 và báo cáo kinh tế - xã hội thành phố Quảng Ngãi năm 2016, phương hướng nhiệm vụ giải pháp năm 2017. "6
10. Lương Vinh Quốc Duy. 2008. Đánh giá tác động của một dự án hoặc chương trình phát triển: Phương pháp Propensity Score Matching. Tạp chí Khoa học Công nghệ Đà Nẵng: 03(26).* Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Công nghệ Đà Nẵng
11. Duy, N. N, and O. Flaaten. 2016. Profitability Effects and Fishery Subsidies: Average Treatment Effects based on Propensity Scores. Marine Resrouce Economics 31(4): 373-402 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marine Resrouce Economics
12. Flaaten, O. 2016. Fisheries Economics and Management. 1st ed. Copenhagen, Denmark: Bookboon.http://bookboon.com/dk/fisheries-economics-and-management-ebook Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fisheries Economics and Management
15. OECD. 2006. Financial Support to Fisheries: Implications for Sustainable Development. Paris: The Organization for Economic Co-operation and Development Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial Support to Fisheries: Implications for Sustainable Development
18. Scheld, A. M., and C. M. Anderson. 2014. Market Effects of Catch Share Management: The Case of New England Multispecies Groundfish. ICES Journal of Marine Science: Journal du Conseil 71 (7):1835-1845 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ICES Journal of Marine Science: Journal du Conseil
19. Thuy, P. T. T., O. Flaaten, and N. T. Kim Anh. 2013. Remuneration Systems and Economic Performance: Theory and Vietnamese Small-Scale Purse Seine Fisheries. Marine Resource Economics 28 (1): 19-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marine Resource Economics
7. Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản Khác
8. Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của một Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản Khác
9. Thông tư Số 26/2014/TT-BNNPTNT ngày 25/8/2014 của Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn Quy định yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá Khác
13. Long, Flaaten và Kim Anh. 2008. Economic performance of open-access offshore fisheries—The case of Vietnamese longliners in the South China Sea.Fisheries Research 93 (2008) 296–304 Khác
14. Milazzo, M. 1998. Subsidies in World Fisheries: A Reexamination. The World Bank Technical Paper No. 406, Fisheries Series, Vol. 23, World Bank Publications, Washington, D.C. Washington, D.C Khác
16. Ruseski, G. 1998. International fish wars: the strategic roles for fleet licensing and effort subsidies. Journal of Environmental Economics and Management 36 (1), 70 Khác
17. Schrank, W. 2003. Introducing Fisheries Subsidies. FAO Fisheries Technical Paper. No. 473, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, Italy.Westlund 2004 Khác
20. World Bank. 2005. Vietnam Fisheries and Aquaculture Sector Study. Final Report No. 31695. World Bank, Washington, DC Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w