Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
0,93 MB
Nội dung
t ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ==================== CAO ĐỨC BỘ THU THẬP TÀI LIỆU LƢU TRỮ CỦA CÁC SỞ VÀO LƢU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH VĨNH PHÚC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: Lƣu trữ học HÀ NỘI, 2015 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ==================== CAO ĐỨC BỘ THU THẬP TÀI LIỆU LƢU TRỮ CỦA CÁC SỞ VÀO LƢU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH VĨNH PHÚC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành: Lƣu trữ học Mã số: 60320301 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Văn Hàm HÀ NỘI, 2015 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Tính cấp thiết của đề tài. 5 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 8 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 8 4. Đối tƣợng nghiên cứu 9 5. Lịch sử nghiên cứu 9 6. Các nguồn tài liệu tham khảo 11 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 11 8. Bố cục nội dung luận văn 12 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU VÀO LƢU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH VĨNH PHÚC 14 1.1. Cở sở lý luận và thực tiễn về thu thập tài liệu lƣu trữ 14 1.1.1. Khái niệm về thu thập tài liệu 14 1.1.2. Tầm quan trọng của công tác thu thập tài liệu lưu trữ 15 1.1.3. Nguyên tắc thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ 16 1.1.4. Thẩm quyền thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ 18 1.1.5. Yêu cầu mới về công tác thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ trong giai đoạn hiện nay 19 1.2. Khái quát về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc 20 1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành của các sở, ban, ngành 20 1.2.2. Vị trí và chức năng của các Sở 20 1.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Sở 21 1.2.4. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của các Sở 23 1.2.5. Công tác Văn thư - Lưu trữ của các Sở 24 1.3. Thành phần, nội dung, đặc điểm và giá trị tài liệu lƣu trữ cấp Sở thuộc tỉnh Vĩnh Phúc 29 3 Tiểu kết chƣơng 1 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THẬP TÀI LIỆU LƢU TRỮ CỦA CÁC SỞ VÀO LƢU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH VĨNH PHÚC 33 2.1. Khái quát về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Chi cục văn thƣ lƣu trữ tỉnh Vĩnh Phúc 33 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Vĩnh Phúc 33 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh 34 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh 36 2.2. Những quy định của cơ quan có thẩm quyền về thu thập tài liệu vào lƣu trữ 36 2.3. Kho lƣu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc 39 2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của kho lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc 39 2.3.2. Cơ sở vật chất và tình hình bảo quản tài liệu của Kho lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc 40 2.3.3. Đội ngũ cán bộ của lưu trữ tỉnh Vĩnh Phúc 43 2.3.4. Các nghiệp vụ lưu trữ của Kho lưu trữ lịch sử tỉnh 45 2.4. Nguồn thu thập, bổ sung tài liệu vào Kho lƣu trữ lịch sử tỉnh 49 2.4.1. Danh mục các cơ quan thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Kho lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc 49 2.4.2. Danh mục mẫu thành phần tài liệu của các Sở nộp lưu vào Kho lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc 52 2.5. Tình hình thu thập tài liệu lƣu trữ của các Sở vào Kho lƣu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc. 66 2.5.1. Những chỉ đạo, hướng dẫn trong công tác thu thập, bổ sung tài liệu của các Sở vào Kho lưu trữ lịch sử tỉnh 67 2.5.2. Tổ Chức thực hiện 69 2.6. Đánh giá kết quả và hạn chế 70 Tiểu kết chƣơng 2 73 4 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THU THẬP TÀI LIỆU CỦA CÁC SỞ VÀO LƢU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH VĨNH PHÚC. 76 3.1. Một số giải pháp về thu thập tài liệu của các Sở vào Lƣu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc 76 3.1.1. Bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về thu thập, bổ sung tài liệu. 76 3.2.2. Tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 78 3.2.3. Nghiên cứu, xác định rõ các loại tài liệu có giá trị lịch sử phải thu thập vào lưu trữ lịch sử tỉnh 80 3.2.4. Giải pháp liên quan đến trách nhiệm của Phòng nghiệp vụ lưu trữ 81 3.2.5. Lưu trữ lịch sử tỉnh cần tích cực, chủ động mở các lớp tập huấn về thu thập, bổ sung tài liệu 83 3.2.6. Nghiên cứu các quy định thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ điện tử 84 Tiểu kết chƣơng 3 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 93 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Công tác lưu trữ ra đời là do đòi hỏi khách quan đối với việc bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu. Nhà nước ta luôn luôn coi trọng công tác này là một ngành hoạt động trong công tác quản lý nhà nước đồng thời là một mắt xích không thể thiếu trong bộ máy quản lý của mình. Ngày nay, với những yêu cầu mới của công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, công tác lưu trữ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội bởi thông tin có trong tài liệu lưu trữ là loại thông tin có độ tin cậy cao do nguồn gốc hình thành, do đặc trưng pháp lý và tính chất làm bằng chứng lịch sử của tài liệu lưu trữ quy định. Tài liệu lưu trữ là tài sản vô cùng quý báu của dân tộc, bởi vì nó chứa đựng những thông tin quá khứ, ghi lại các thành tựu trong lao động của nhân dân trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, những sự kiện lịch sử hoặc những cống hiến to lớn của các anh hùng dân tộc, các nhà khoa học và văn hoá nổi tiếng. Do vậy, nếu công tác lưu trữ ở các cơ quan, doanh nghiệp được tổ chức tốt thì sẽ giúp các cơ quan, doanh nghiệp lưu trữ đầy đủ và cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho lãnh đạo và cán bộ trong quá trình thực hiện công việc. Nội dung của tài liệu lưu trữ còn chứa đựng những bài học quý báu trong quá trình phát triển của quốc gia, các cơ quan, tổ chức. Vì vậy, công tác lưu trữ còn giúp các cơ quan, tổ chức trong việc khai thác thông tin tài liệu để giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ trong cơ quan, tổng kết những bài học và rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong quản lý, sản xuất, kinh doanh…. Bộ máy hành chính Nhà nước là yếu tố quan trọng nhất của nền hành chính nhà nước và được tổ chức thành một hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương. Trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước thì các sở, ban, ngành thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương, và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của UBND cấp 6 tỉnh và pháp luật cho phép và thuộc cơ quan quản lý có thẩm quyền riêng, thực hiện chức năng giúp nhà nước quản lý thống nhất các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước. Đây là một lĩnh vực quản lý rộng có tính hệ thống với nhiều vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn và nhạy cảm đòi hỏi sự nhạy bén, linh động trước những diến biến khó lường của tình hình trong nước và quốc tế. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông được chú trọng, môi trường đầu tư thuận lợi, các vấn đề về y tế, văn hóa, giáo dục được quan tâm đúng mức, bộ mặt đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao,Vĩnh Phúc luôn nằm trong tốp đầu so với các tỉnh khác về nhiều chỉ số phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt về lĩnh vực thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, đây là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và có ý nghĩa to lớn đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay cũng đang đứng trước nhiều thách thức của nền kinh tế thị trường, trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế - văn hóa và xã hội của tỉnh như: thất thoát, lãng phí đặc biệt là vấn đề tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng, các vấn đề về đầu tư nước ngoài, y tế, giáo dục vẫn còn những tồn tại nhật định cần khắc phục …. Tất cả những vấn đề nêu trên đều được phản ánh rõ nét trong tài liệu lưu trữ. Bởi vậy, cùng với các loại tài liệu lưu trữ hình thành ở các cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau trong tỉnh , thì khối tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động tại các sở, ngành của tỉnh Vĩnh Phúc là nguồn tài liệu lưu trữ hết sức có giá trị trên nhiều phương diện điều này không chỉ trong hoạt động của riêng từng sở, ngành mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển chung của tỉnh và đất nước. Chính vì thế, việc thu thập, bổ sung và bảo quản an toàn khối tài liệu 7 này là một nhiệm vụ quan trọng và không chỉ là trách nhiệm của từng sở, ngành và Kho lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc mà còn là trách nhiệm và sự phối hợp đồng bộ của cả một hệ thống, của nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác của tỉnh và đất nước. Hiện nay bên cạnh các ưu điểm đạt được, qua công tác kiểm tra thường xuyên của chi Cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh nhận thấy rằng công tác lưu trữ tại các sở, ngành tại Vĩnh Phúc vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định về thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ như: công tác thu thập, nộp lưu hồ sơ tài liệu về lưu trữ cơ quan chưa thực hiện theo quy định, chưa có hệ thống văn bản hoàn chỉnh quy định về công tác lưu trữ nói chung, công tác thu thập và bổ sung tài liệu nói riêng, thành phần giao nộp còn thiếu, chưa hoàn chỉnh, nhiều tài liệu khi giao nộp còn bó gói, chưa được lập thành hồ sơ. Mặt khác, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện và giải quyết công việc tại tất cả các sở, ngành nên khối lượng tài liệu điện tử đang được hình thành nhanh , nhưng trên thực tế tại các lưu trữ của các Sở, cũng như Kho lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh phúc chưa có một phương pháp hữu hiệu đề thu thập và quản lý hiệu quả khối tài liệu này. Từ đó, đã dẫn đến những hậu quả không thể tránh khỏi là tài liệu bị thất lạc, mất mát, hư hỏng và việc phục vụ khai thác tài liệu không đạt hiệu quả cao,qua những vấn đề thực tiễn này, tác giả quyết định chọn đề tài “ Thu thập tài liệu lƣu trữ của các Sở vào lƣu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành “ Lưu trữ học ” của mình. Thông qua đề tài này tác giả hy vọng các cấp lãnh đạo, quản lý của các sở, ngành, cũng như các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước khác tại Vĩnh Phúc hiểu và quan tâm tới công tác lưu trữ của cơ quan mình hơn nữa, đồng thời Lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc cần xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về công tác lưu trữ, đặc biệt là thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ, nhằm hướng tới một sự nghiệp lưu trữ nói chung của cả nước. 8 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài Trong đề tài này, luận văn tập trung nghiên cứu các mục tiêu và nhiệm vụ chính sau: * Mục tiêu của đề tài: - Nghiên cứu, tìm hiểu lý luận chung về thu thập, bổ sung tài liệu vào các lưu trữ và một vài nhận xét trong giai đoạn hiện nay. - Nghiên cứu về nguồn và danh mục thành phần tài liệu của các Sở thuộc diện thu thập, bổ sung vào lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc. * Nhiệm vụ của đề tài: - Tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác thu thập bổ sung tài liệu tại lưu trữ của các Sở vào lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất các giải pháp, biện pháp để công tác thu thập và bổ sung tài liệu lưu trữ của các Sở vào lưu trữ lịch sử đạt hiệu quả cao nhất. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Cùng với hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước khác thì các sở, ban, ngành giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của Vĩnh Phúc, khối các cơ quan này có phạm vi hoạt động rộng, chức năng, nhiệm vụ có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của xã hội. Bởi vậy, tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của các sở, ban, ngành là một trong những nguồn tài liệu lưu trữ quan trọng cần được thu thập, bảo quản chu đáo trong kho lưu trữ để tránh mất mát, hư hỏng tài liệu. Nhận thức được tầm quan trọng này chi Cục Văn thư – Lưu trữ đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, ban hành danh mục mẫu thành phần tài liệu của các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh. Mặt khác, công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ là một lĩnh vực nghiên cứu rộng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề như sau: - Nghiên cứu về tổ chức và quản lý công tác lưu trữ tại các sở, ngành của tỉnh Vĩnh Phúc. 9 - Nghiên cứu về thực trạng công tác thu thập tài liệu lưu trữ của các Sở vào lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt là những thành phần tài liệu lưu trữ hình thành trong chính quá trình hoạt động của các Sở thuộc danh mục tài liệu phải nộp lưu vào lưu trữ lịch sử (tài liệu hành chính, tài liệu chuyên môn, tài liệu điện tử, tài liệu nghe nhìn). 4. Đối tƣợng nghiên cứu Những đối tượng mà chúng tôi tập trung nghiên cứu trong luận văn là các nguồn bổ sung và thành phần tài liệu cần thu thập, bổ sung của các Sở vào lưu trữ lịch sử tỉnh và thực trạng thực hiện vấn đề này ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua. 5. Lịch sử nghiên cứu Công tác lưu trữ đặc biệt là thu thập và bổ sung tài liệu vào lưu trữ có thể khẳng định rằng đây là vấn đề không còn mới và đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến. Tuy nhiên, ở mỗi công trình nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh và những vấn đề khác nhau, cơ quan cụ thể khác nhau và mức độ khác nhau do đó chúng ta có thể hoàn toàn nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề theo cách riêng của đề tài. Các công trình nghiên cứu đều đi vào nghiên cứu vấn đề này ở từng khía cạnh nhất định và ở những cơ quan nhất định, nó có tác dụng lớn cho việc vận dụng trong hoạt động của cơ quan. Dưới đây là các công trình nghiên cứu đề cập tới những vấn đề về thu thập, bổ sung tài liệu như: Trong cuốn giáo trình về chuyên ngành lưu trữ: “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền và Nguyễn Văn Thâm đã thể hiện từng khâu nhiệm vụ như sau: phân loại, xác định giá trị, thu thập, bổ sung và tổ chức công cụ tra cứu. Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành đã đi vào nghiên cứu các khía cạnh, các vấn đề cụ thể của tài liệu lưu trữ nói chung và công tác thu thập, bổ sung tài liệu nói riêng, thí dụ: “Nghiên cứu xác định nguồn nộp lưu tài liệu vào kho lưu trữ nhà nước cấp tỉnh” – Nguyễn Quang Lệ (Chủ nhiệm); “Lý luận và [...]... thập tài liệu vào lưu trữ cơ quan và lưu trữ quốc gia theo quy định Sưu tầm, tìm kiếm những tài liệu quý, tài liệu còn thiếu hoặc tài liệu chưa hoàn chỉnh để bổ sung vào lưu trữ cơ quan và lưu trữ quốc gia Thu thập bổ sung tài liệu vào các lưu trữ cơ quan và lưu trữ quốc gia có quan hệ đến hầu hết các nghiệp vụ của công tác lưu trữ Giải quyết tốt nhiệm vụ thu thập và bổ sung tài liệu vào các kho lưu trữ. .. lý luận và thực tiễn thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ lịch sử cấp tỉnh, cũng như giới thiệu được thành phần, nội dung, đặc điểm và giá trị cơ bản của tài liệu lưu trữ cấp Sở thu c tỉnh Vĩnh Phúc Những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận của chương này sẽ là cơ sở, nền tảng để tác giả có thể so sánh, đối chiếu với thực tiễn công tác thu thập tài liệu lưu trữ của các Sở vào lưu trữ lịch sử tỉnh Từ... đi vào tập trung nghiên cứu đưa ra một số giải pháp về thu thập tài liệu của các Sở vào lưu trữ lịch sử tỉnh, các giải pháp đó là: bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về thu thập, bổ sung tài liệu; tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; nghiên cứu, xác định rõ các tài liệu có giá trị lịch sử phải thu thập vào lưu trữ tỉnh; giải pháp liên quan tới trách nhiệm của phòng văn thư - lưu trữ; ... tích, đánh giá những mặt đạt được và những điều còn tồn tại trong công tác này Chƣơng 3 Một số giải pháp về thu thập tài liệu của các Sở vào Lƣu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc Trên cở sở phân tích thực trạng những ưu điểm và tồn tại trong công tác thu thập tài liệu của các Sở vào lưu trữ lịch sử tỉnh, đồng thời căn cứ vào cơ sở lý luận và tính pháp lý cũng như tình hình thực tiễn nghiên cứu trong chương... và làm căn cứ quan trọng để tác giả nghiên cứu, đánh giá được đúng thực trạng công tác thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ cấp Sở vào lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc trong nội dung nghiên cứu của chương tiếp theo 32 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THẬP TÀI LIỆU LƢU TRỮ CỦA CÁC SỞ VÀO LƢU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH VĨNH PHÚC 2.1 Khái quát về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Chi cục văn thƣ lƣu trữ tỉnh Vĩnh. .. nghiệp năm 2006 của sinh viên Nguyễn Thị Minh Hạnh, chuyên ngành Lưu trữ học “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu thập và tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ lịch sử thu c Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Vĩnh Phúc Trần Quang Hồng (2002), Bổ sung tài liệu lưu trữ vào trung tâm lưu trữ tỉnh - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ ngành lưu trữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,... liệu nộp vào các lưu trữ Vì vậy, theo quan điểm của tác giả việc thu thập, bổ sung tài liệu là căn cứ vào quy định của Nhà nước để tiến hành thu thập tài liệu vào các lưu trữ Qua đó sẽ không ngừng hoàn thiện các phòng lưu trữ và sẽ phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ của độc giả Theo các nhà nghiên cứu đã đề cập trong “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ việc thu thập, ... sử dụng một số tài liệu tham khảo sau đây: - Tài liệu lý luận về khoa học nghiệp vụ lưu trữ như: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ , Phương pháp lựa chọn và loại huỷ tài liệu ở các cơ quan, Giáo trình lưu trữ học… - Tài liệu về lịch sử, tổ chức bộ máy và hoạt động của Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh và các sở, ban, ngành trong tỉnh - Tài liệu chỉ đạo, quy định về công tác lưu trữ của Nhà nước và của. .. công tác thu thập 10 tài liệu tại các sở, ngành và giao nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, đồng thời kiến nghị các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quản của hoạt động này Bởi vì đây là khâu đầu tiên quyết định đến tính hiệu quả trong công tác thu thập tài liệu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc 6 Các nguồn tài liệu tham khảo Để hoàn thiện đề tài luận... cả các cơ quan sau khi giải quyết xong các công việc, vấn đề tài liệu đó do các cán bộ phụ trách phải tập hợp lại, chuyển vào lưu trữ cơ quan để khai thác, sử dụng hàng ngày * Thẩm quyền thu thập, bổ sung tài liệu của lưu trữ lịch sử Lưu trữ lịch sử là lưu trữ cố định, đây là các lưu trữ có nhiệm vụ quan trọng bảo vệ, giữ gìn và đưa ra sử dụng những tài liệu có giá trị lâu dài, giá trị lịch sử của . sung tài liệu tại lưu trữ của các Sở vào lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất các giải pháp, biện pháp để công tác thu thập và bổ sung tài liệu lưu trữ của các Sở vào lưu trữ lịch sử đạt. về thu thập tài liệu của các Sở vào Lƣu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc Trên cở sở phân tích thực trạng những ưu điểm và tồn tại trong công tác thu thập tài liệu của các Sở vào lưu trữ lịch sử tỉnh, . MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THU THẬP TÀI LIỆU CỦA CÁC SỞ VÀO LƢU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH VĨNH PHÚC. 76 3.1. Một số giải pháp về thu thập tài liệu của các Sở vào Lƣu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc 76 3.1.1. Bổ