Tình hình thu thập tài liệu lƣu trữ của các Sở vào Kho lƣu trữ lịch sử

Một phần của tài liệu Thu thập tài liệu lưu trữ của các cơ sở vào lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

8. Bố cục nội dung luận văn

2.5. Tình hình thu thập tài liệu lƣu trữ của các Sở vào Kho lƣu trữ lịch sử

sử tỉnh Vĩnh Phúc.

Thông tư số 40 năm 1998 của Ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ và Thông tư số 21 năm 2005 của Bộ Nội vụ được ban hành đã có tác dụng và ý nghĩa lớn trong việc kiện toàn mạng lưới lưu trữ, tăng cường công tác lưu trữ đồng thời tạo tiền đề để công tác lưu trữ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của mình. Các sở, ban, ngành của tỉnh đã có những cống hiến to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển bảo vệ đất nước, khối tài liệu này đang được bảo quản có ý nghĩa và giá trị rất lớn trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, y tế, giáo dục…. của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của đất nước nói chung. Việc xây dựng danh mục thành phần tài liệu nộp về Kho lưu trữ lịch sử tỉnh là công việc rất phức tạp và tỉ mỉ. Do đó, công việc này đòi hỏi phải nghiên cứu rất nhiều văn bản quy định về công tác lưu trữ và văn bản liên quan đến nhiệm vụ của mỗi cơ quan là nguồn nộp lưu. Với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao, cán bộ Trung tâm đã tập trung xây dựng danh mục thành phần tài liệu nộp vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh, đồng thời hướng dẫn một số cơ quan (Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) là nguồn nộp lưu xây dựng danh mục thành phần tài liệu nộp về Kho lưu trữ lịch sử tỉnh để trình cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt. Bảng danh mục mẫu do cán bộ, viên chức Trung tâm soạn thảo gửi cho các đơn vị để lấy ý kiến, sửa đổi, bổ sung theo chức năng nhiệm vụ hiện hành được các cơ quan đánh giá cao và sát với thực tế. Thực hiện Kế hoạch 1403/KH- UBND ngày 21 tháng 03 năm 2008 của UBND tỉnh và quyết định thu nộp tài liệu về lưu trữ lịch sử. Cán bộ, viên chức của Trung tâm đã xây dựng lịch kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc các cơ quan trong Kế hoạch thu thập tài liệu về lưu trữ hiện hành của cơ quan để phân loại, chỉnh lý. Có thể nói công tác thu thập, bổ sung tài liệu của các Sở vào Lưu trữ lịch sử tỉnh bước đầu đã đạt được những thành quả hết sức to lớn và đáng ghi nhận.

Một phần của tài liệu Thu thập tài liệu lưu trữ của các cơ sở vào lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)