Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) Luận văn ThS. Ngôn ngữ học

167 925 1
Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố)  Luận văn ThS. Ngôn ngữ học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN o0o NGUYỄN THỊ MAI PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NAM BỘ GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 (TRÊN TƯ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ CÔNG BỐ) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN o0o NGUYỄN THỊ MAI PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NAM BỘ GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 (TRÊN TƯ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ CÔNG BỐ) Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Trí Dõi Hà Nội - 2013 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 6 1. Lí do chọn đề tài 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8 4. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 10 5.1. Thủ pháp thống kê 10 5.2. Phương pháp miêu tả - phân tích 10 6. Đóng góp của đề tài 10 6.1. Đóng góp về mặt lý thuyết 10 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn 11 7. Bố cục của Luận văn 11 PHẦN NỘI DUNG 13 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG VIỆC NHẬN DIỆN NGUỒN GỐC CỦA TIẾNG VIỆT NAM BỘ CUỐI THỂ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1945 13 1.1. Bối cảnh lịch sử - ngôn ngữ của TVNB từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 14 1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội 14 1.1.2. Bối cảnh ngôn ngữ 15 1.2. Một số khái niệm cơ bản 17 1.2.1. Về tiếng Việt Nam Bộ 17 1.2.2. Khái niệm về từ thuần Việt 21 1.2.3. Khái niệm về từ vay mượn 23 1.3. Tiểu kết Chƣơng 1 26 Chƣơng 2: BỨC TRANH TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NAM BỘ TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 28 2.1. Nguồn tƣ liệu và cách thức xử lý tƣ liệu 28 2.1.1. Về nguồn tư liệu 28 2 2.1.1.1. Tác phẩm “Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi” của Trương Vĩnh Ký 29 2.1.1.2. Tác phẩm “Truyện thầy Lazaro Phiền” của Nguyễn Trọng Quản 29 2.1.1.3. Tác phẩm “Nghĩa hiệp kỳ duyên” của Nguyễn Chánh Sắt 30 2.1.1.4. Tác phẩm “Ai làm được” của Hồ Biểu Chánh 30 2.1.2. Về cách thức xử lý tư liệu 30 2.2. Tổng quan về vấn đề xử lý tƣ liệu 31 2.2.1. Nguyên tắc xử lý tư liệu 31 2.2.2. Kết quả khảo sát từ vựng TVNB trong các tác phẩm 32 2.3. Kết quả nhận diện nguồn gốc các lớp từ vựng TVNB 35 2.3.1. Từ vựng TVNB trong Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi -Trương Vĩnh Ký 35 2.3.1.1. Về lớp từ thuần Việt 36 2.3.1.2. Về lớp từ vay mượn gốc Hán 38 2.3.1.3. Về lớp từ vay mượn gốc Ấn - Âu 41 2.3.1.4. Các từ có nguồn gốc khác 42 2.3.2. Từ vựng TVNB trong Thầy Lazaro Phiền - Nguyễn Trọng Quản 44 2.4.2.1. Lớp từ thuần Việt 44 2.4.2.2. Lớp từ vay mượn gốc Hán 46 2.4.2.3. Lớp từ vay mượn gốc Ấn - Âu 48 2.4.2.4. Nhận xét 49 2.3.3. Từ vựng TVNB trong Nghĩa hiệp kỳ duyên - Nguyễn Chánh Sắt 50 2.5.3.1. Lớp từ thuần Việt 50 2.5.3.2. Lớp từ vay mượn gốc Hán 52 2.5.3.3. Lớp từ vay mượn gốc Ấn - Âu 56 2.4.3.4. Lớp từ gốc khác 57 2.4.3.5. Nhận xét 58 2.3.4. Từ vựng TVNB trong Ai làm được - Hồ Biểu Chánh 58 2.4.4.1. Lớp từ thuần Việt 59 2.4.4.2. Lớp từ vay mượn gốc Hán 60 2.4.4.3. Lớp từ vay mượn gốc Ấn - Âu 64 3 2.4.4.4. Lớp từ gốc khác 65 2.4.4.5. Nhận xét 66 2.4. Tiểu kết Chƣơng 2 66 Chƣơng 3: NHẬN XÉT BƢỚC ĐẦU VỀ ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC CÁC LỚP TỪ VỰNG TVNB TỪ CUỐI THỂ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 68 3.1. Đặc điểm của lớp từ thuần Việt TVNB 69 3.1.1. TVNB bảo lưu các từ Việt cổ 69 3.1.2. TVNB bảo lưu hình thức ngữ âm cổ 70 3.1.3. Đặc điểm về bình diện từ vựng - ngữ nghĩa 71 3.1.4. Đặc điểm về bình diện ngữ pháp 72 3.1.3. Đặc điểm về sự biến đổi nghĩa 73 3.2. Đặc điểm của lớp từ vay mƣợn gốc Hán 75 3.2.1. Đặc điểm lớp từ Hán Việt cổ 75 3.2.2. Đặc điểm của lớp từ Hán Việt 76 3.2.2.1. Hình thức vay mượn của từ Hán Việt 77 3.2.2.2. Sự biến đổi nghĩa của từ Hán Việt 78 3.2.2.3. Đặc điểm về hình thái - cấu trúc của từ 80 3.2.2.5. Thành ngữ Hán Việt 82 3.2.3. Đặc điểm của lớp từ Hán Việt Việt hóa 83 3.2.4. Đặc điểm của lớp từ gốc Hán phương ngữ 84 3.3. Đặc điểm của lớp từ vay mƣợn gốc Ấn - Âu 85 3.3.1. Mượn nguyên dạng 85 3.3.2. Mượn theo hình thức phỏng âm hoặc phiên âm 86 3.4. Đặc điểm của những từ vựng TVNB có các nguồn gốc khác 87 3.5. Giá trị lịch sử của các yếu tố vay mƣợn 88 3.6. Tiểu kết Chƣơng 3 91 KẾT LUẬN 92 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 4 LỜI CẢM ƠN Em vô cùng biết ơn GS. TS Trần Trí Dõi đã hết lòng động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện Luận văn. Em cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô trong khoa Ngôn ngữ học (Trường ĐHKHXH & NV - ĐHQGHN) - những người đã trang bị cho em kiến thức quan trọng trong suốt quá trình học tập tại Khoa. Cuối cùng, em xin cám ơn Công ty Cổ phần Ứng dụng Công nghệ Truyền thông CTC và gia đình đã tạo mọi điều kiện về công việc và thời gian để em hoàn thành tốt Luận văn này. Chắc chắn rằng, Luận văn sẽ không khỏi còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô. Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Mai 5 BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1. ĐNQATV Đại Nam Quốc Âm tự vị 2. ĐTĐTV Đại từ điển tiếng Việt 3. HPN gốc Hán phương ngữ 4. HV Hán Việt 5. HVTĐ Hán - Việt từ điển 6. HVVH Hán Việt Việt hóa 7. TĐTNNB Từ điển từ ngữ Nam Bộ 8. TĐVBL Từ điển Việt - Bồ - La 9. TĐVP Từ điển Việt - Pháp 10. TSXH Tần số xuất hiện 11. TVNB Tiếng Việt Nam Bộ 12. TVTVĐT Tự vị tiếng Việt Đàng Trong 13. TVTVMN Tự vị tiếng Việt miền Nam 14. VNTĐ Việt Nam tự điển 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đất nước Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, có tiếng Việt giàu và đẹp. Một trong những biểu hiện của sự giàu và đẹp đó là sự đa dạng của ngôn ngữ. Cùng với sự phát triển không ngừng của bức tranh toàn cảnh ngôn ngữ cả nước là tiếng Việt ở các vùng miền khác nhau. Chúng cung cấp tư liệu về tiếng Việt ở từng địa bàn cụ thể với những đặc trưng riêng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Một trong những tiếng địa phương có giá trị của tiếng Việt là tiếng Việt Nam Bộ - ngôn ngữ phong phú, năng động và rất trẻ. 1.2. Cho đến hiện nay, tiếng Việt Nam Bộ, một bộ phận của tiếng Việt thống nhất đã có trên dưới vài thế kỷ. Các yếu tố hình thành văn hóa và tiếng Việt Nam Bộ cũng là những yếu tố hình thành tập hợp cư dân nơi đây gồm: Người Nam Bộ bản ngữ, người Việt di dân từ khu vực miền Trung, người Chăm, người Khmer, người Hoa, Người Pháp… Vì thế, tiếng Việt Nam Bộ có những đặc trưng rất khác so với tiếng Việt ở hai miền Bắc và Trung Bộ. 1.3. Ở mỗi giai đoạn phát triển, tình trạng lịch sử - xã hội và sự tiếp xúc, giao thoa văn hóa có ảnh hưởng nhất định đến ngôn ngữ của cư dân Nam Bộ, mà giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 cũng nằm trong số đó. Khi chịu tác động từ các yếu tố lịch sử - xã hội hay địa lý, thì bộ phận từ vựng chịu ảnh hưởng nhiều nhất nhờ tính nhạy bén của nó. Bởi thế, để làm giàu vốn từ của mình, bên cạnh các yếu tố thuần Việt, từ vựng tiếng Việt Nam Bộ còn có khá nhiều các yếu tố vay mượn gốc Hán, gốc Ấn - Âu, Mã Lai, Khmer và một số ngôn ngữ khác, làm nên tính đặc thù. 1.4. Khi nhận xét về tầm quan trọng của giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, Lê Quang Thiêm đã viết: Đây là “khoảng thời gian không thực sự dài, chỉ gói gọn trong vòng gần một thế kỉ. Thế nhưng nó lại là giai đoạn bản lề, chuyển tiếp từ tiếng Việt trung đại qua cận đại và từ cận đại qua hiện đại. Đây là giai đoạn tuy ngắn mà xuyên qua hai thế kỉ, kết thúc thế kỉ XIX và gối lên nửa đầu quan trọng của thời kì chuyển đổi khốc liệt của dân tộc ta, đất nước ta nửa đầu thế kỉ XX” [39, tr.16]. Tiếng Việt Nam Bộ, với tư cách là một bộ phận của tiếng Việt đã đóng vai trò như một “nhân chứng” quan trọng trong sự “chuyển tiếp” ấy. Vì thế, khi nghiên 7 cứu về tiếng Việt Nam Bộ nói riêng và lịch sử tiếng Việt nói chung, chúng ta không thể bỏ qua giai đoạn đầy biến động này. Đó chính là những lí do để chúng tôi chọn đề tài Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) cho Luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tiếng Việt Nam Bộ (từ đây viết tắt là TVNB), như đã nêu ở trên, là một ngôn ngữ còn trẻ so với tiếng Việt trên các miền khác của đất nước. Do vậy, nghiên cứu nó ở một giai đoạn cụ thể “từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1945” là một địa hạt hứa hẹn nhiều điều thú vị, cần phải được tìm hiểu và khám phá. Đến nay, ở cả trong và ngoài nước cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến tiếng Nam Bộ. Tình hình cụ thể như sau: Ở nước ngoài có một số tác giả nghiên cứu từ điển liên quan đến tiếng Việt hay nghiên cứu về ngữ âm, tự vị tiếng Việt Sài Gòn quý hiếm, có thể kể đến như: Alexandre De Rhodes (1651) - Từ điển Việt - Bồ - La; Jean-Louis Taberd (1838) - Nam Việt Dương hiệp Tự vị; Jean Bonet (1899) - Từ điển Việt - Pháp; J.F.M. Génibrel (1898) - Đại Việt Quốc âm Hán tự Pháp thích tập thành; MM. Ravier et Dronet (1930) - Tự vị Phalangsa-Annam; L.C. Thompson (1965) - Âm hệ Sài Gòn, trong: A Vietnamese Grammar, Trong đó, theo một số tác giả, cuốn Nam Việt Dương hiệp Tự vị của Jean-Louis Taberd được đánh giá là một trong những quyển tự vị tiếng Việt xa xưa có liên quan tới tiếng Đàng Trong (chủ yếu là tiếng Nam Bộ). Còn ở Việt Nam, đề tài về TVNB cũng đã được khá nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như: Ngữ âm, lịch sử tiếng Việt, lịch sử từ vựng (nghiên cứu chung với lịch sử từ vựng tiếng Việt), từ vựng - ngữ nghĩa, giáo trình, tập bài giảng của các tác giả như: Nguyễn Văn Ái (1987) - Sổ tay phương ngữ Nam Bộ; Cao Xuân Hạo (1988) - Hai vấn đề âm vị trong phương ngữ Nam Bộ; Hồ Lê (1992) - Phương ngữ Nam Bộ, trong Văn hóa dân gian người Việt Nam Bộ; Trần Thị Ngọc Lang (1995) - Phương ngữ Nam Bộ: Những khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ; Huỳnh Công Tín (1999) - Hệ thống ngữ âm của tiếng Sài Gòn (so với phương ngữ Hà Nội và một số phương ngữ khác ở Việt Nam); Đỗ Thị Bích Lài (2001) - Tiếng Việt Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945: 8 Những vấn đề từ vựng; Lê Quang Thiêm (2003) - Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kì 1858 - 1945; Hoàng Thị Châu (2004) - Tiếng Việt trên các miền đất nước; Đinh Văn Đức (2005) - Các bài giảng về lịch sử tiếng Việt thế kỷ XX; Nguyễn Thiện Giáp (2006) - Lược sử Việt ngữ học - Tập 1; Vũ Đức Nghiệu, Đỗ Thị Anh, Đỗ Bá Khang, Lê Trung Kiên (1994) - Sự phát triển từ vựng tiếng Việt từ Đại Nam quấc âm tự vị (1895) đến từ điển tiếng Việt; Trần Trí Dõi (2011) - Giáo trình lịch sử tiếng Việt; … Trong đó, điển hình hơn cả là cuốn Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kì 1858-1945 của Lê Quang Thiêm. Đây là một công trình nghiên cứu công phu và đầy đủ về bình diện từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Để khảo sát từ vựng tiếng Việt ở giai đoạn này, tác giả đã thu thập dữ liệu dựa trên nguồn tư liệu vô cùng phong phú ở cả miền Nam và miền Bắc thuộc nhiều thể loại như báo, tạp chí, từ điển, các tác phẩm văn học, các văn bản nghị luận xã hội - chính trị Từ đó, ông phân tích các đặc điểm của quá trình phát triển từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt thời kỳ 1858 - 1945. Nhìn chung, những nghiên cứu liên quan đến lịch sử tiếng Việt hay TVNB nêu trên đều ra đời những năm gần đây nhưng chủ yếu mang tính khái quát. Do vậy, việc tìm hiểu nguồn gốc từ vựng TVNB từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 là một việc còn cần có thêm nhiều đóng góp hơn nữa. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Như phần mở đầu đã xác định, đối tượng nghiên cứu của Luận văn là từ vựng TVNB từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 và phạm vi nghiên cứu giới hạn trong 1 số tác phẩm văn xuôi Nam Bộ của 1 số tác giả Nam Bộ tiêu biểu đã được công bố ở thời kỳ này. Để làm rõ hơn cho những gì đã nói, chúng tôi xin giải thích 1 vài ngữ đoạn liên quan đến việc xác định đối tượng và giới hạn khảo sát của Luận văn như sau: Thứ nhất, về thời gian kết thúc là năm 1945. Năm đánh dấu đất nước Việt Nam bước sang một trang sử mới với quyền làm chủ thực sự mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại. Thứ hai: Thời gian bắt đầu nghiên cứu của Luận văn“từ cuối thế kỉ XIX”. Chúng tôi chọn năm 1865 làm mốc để bắt đầu giai đoạn khảo sát. Vì đây chính là thời điểm mà chữ Quốc ngữ lần đầu tiên xuất hiện trên mặt báo - tờ Gia Định báo. Chúng tôi [...]... của tiếng Việt chứ không phải là phương ngữ Nam Bộ như trong Phương ngữ học 27 Chương 2: BỨC TRANH TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NAM BỘ TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 (trên một số tư liệu đã công bố) 2.1 Nguồn tƣ liệu và cách thức xử lý tƣ liệu 2.1.1 Về nguồn tư liệu Về nguyên tắc, để phục vụ đầy đủ cho đề tài thì Luận văn phải sử dụng tất cả các tài liệu viết về Nam Bộ được công bố từ cuối thế kỷ XIX đến năm. .. cũng sẽ giới hạn một số khái niệm liên qua đến việc khảo sát nguồn gốc từ vựng TVNB giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 Chương 2: Đó là chương thể hiện bức tranh từ vựng tiếng Việt Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX năm 1945 (trên một số tư liệu đã công bố) Về thực chất, đây là tình hình 11 khảo sát tư liệu phục vụ cho Luận văn Ở chương này, chúng tôi sẽ trình bày việc lựa chọn tư liệu và kết quả nhận... thành nên TVNB Chúng tôi cũng giới hạn một số khái niệm phục vụ cho việc nhận diện, miêu tả, phân tích nguồn gốc các lớp từ vựng TVNB giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 trên một số tác phẩm văn xuôi Nam Bộ tiêu biểu đã được xuất bản Dưới đây, Luận văn xin tóm tắt lại một số vấn đề chính như sau: - Trong lịch sử tiếng Việt, giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, TVNB được coi là “nhân chứng”... hiểu và phân tích nguồn gốc các lớp từ vựng TVNB giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 6 Đóng góp của đề tài 6.1 Đóng góp về mặt lý thuyết - Với nguồn tư liệu thu thập được; Luận văn hy vọng làm rõ và hệ thống hoá sự đa dạng về nguồn gốc và vốn từ vựng TVNB giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, hướng tới khái quát về đặc điểm và vai trò của nó ở giai đoạn này trong lịch sử tiếng Việt 10 -... thời gian đã ảnh xạ lên bề mặt của đất nước” [8, tr 220] Từ những ý trên, chúng tôi suy ra, việc phân tích nguồn gốc từ vựng TVNB từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 chính là việc tìm hiểu sự phát triển của tiếng Việt ở 1 địa bàn cụ thể - tiếng Việt ở vùng phía Nam của tổ quốc trong 1 khoảng thời gian nhất định, từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 Vì thế, để nhận diện đầy đủ đặc điểm của từ vựng TVNB trong... dung vốn từ TVNB từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 về đại thể bao gồm các lớp sau: - Lớp từ mà vùng đất này đã tích lũy từ trước thế kỷ XIX: + Vốn từ thuần Việt như: bâng, bới, cờ xí, bồng lái, bắp, bế + Vốn từ vay mượn gốc Hán (Hán Việt cổ, Hán Việt, Hán Việt Việt hóa, từ gốc Hán phương ngữ) như: cải, buồng, phòng, bần, ca xướng, tham biện, tổng, lý, giáp, trại - Lớp từ bổ sung từ nửa sau thế kỷ XIX trở... sự phân biệt các khái niệm về từ thuần Việt và từ vay mượn (gốc Hán, gốc Ấn - Âu) Việc định nghĩa các lớp từ này đồng thời cũng là những dấu hiệu giúp Luận văn nhận diện chúng ở chương tiếp theo - Cụm từ tiếng Việt Nam Bộ chứ không phải là “phương ngữ Nam Bộ được chúng tôi dùng trong Luận văn với ý nghĩa là 1 bộ phận của tiếng Việt thống nhất Do đó, TVNB từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 chỉ là một. .. thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 Sự khác biệt nữa giữa cách dùng khái niệm tiếng Việt Nam Bộ và “phương ngữ Nam Bộ là: TVNB được chấp nhận một cách chính thức là phương tiện diễn 20 đạt của dân tộc Việt Nam, còn phương ngữ Nam Bộ thì chỉ được nói hạn chế trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Như vậy, chúng tôi khẳng định lại một lần nữa, đối tư ng mà Luận văn tìm hiểu chính là tiếng Việt Nam Bộ ... TVNB giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 thuộc giai đoạn tiếng Việt hiện đại Nó là một ngôn ngữ trẻ nhưng lại có nhiều đặc điểm rất riêng so với tiếng Việt miền Bắc và miền Trung Bởi vì, trước khi TVNB hình thành thì mảnh đất Nam Bộ đã là sự cộng cư của cư dân thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau đến sinh sống, mang 26 theo tiếng nói của mình Dần dần những ngôn ngữ này cùng với tiếng bản địa đã tạo... nguồn gốc trong 04 tác phẩm: Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi, Truyện thầy Lazaro Phiền, Nghĩa hiệp kỳ duyên và Ai làm được như sau: 33 TỪ VỰNG TVNB Lớp từ vay mƣợn Lớp từ thuần Việt Gốc Hán Lớp từ cổ Hán Việt Lớp từ Hán Việt Lớp từ gốc khác Gốc Ấn - Âu Lớp từ Hán Việt Việt hóa Lớp từ gốc Hán phương ngữ Lớp từ gốc Pháp Lớp từ các gốc khác Từ gốc Khmer, Mã Lai… Từ chưa xác định Đối chiếu theo sơ đồ phân loại . PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NAM BỘ GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 (TRÊN TƯ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ CÔNG BỐ) Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN. gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) cho Luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tiếng Việt Nam Bộ (từ đây viết tắt. HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN o0o NGUYỄN THỊ MAI PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NAM BỘ GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 (TRÊN TƯ

Ngày đăng: 06/07/2015, 13:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRANG BÌA

  • MỤC LỤC

  • BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 4. Mục đích và ý nghĩa của đề tài

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 5.1. Thủ pháp thống kê

    • 5.2. Phương pháp miêu tả - phân tích

    • 6. Đóng góp của đề tài

      • 6.1. Đóng góp về mặt lý thuyết

      • 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

      • PHẦN NỘI DUNG

      • Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG VIỆC NHẬN DIỆN NGUỒN GỐC CỦA TIẾNG VIỆT NAM BỘ CUỐI THỂ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1945

      • 1.1. Bối cảnh lịch sử - ngôn ngữ của TVNB từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945

        • 1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội

        • 1.1.2. Bối cảnh ngôn ngữ

        • 1.2. Một số khái niệm cơ bản

          • 1.2.1. Về tiếng Việt Nam Bộ

          • 1.2.3. Khái niệm về từ vay mượn

          • 1.3. Tiểu kết chương 1

          • Chương 2: BỨC TRANH TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NAM BỘ TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan