Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 127 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
127
Dung lượng
0,91 MB
Nội dung
1 LỜI CẢM ƠN Đề hoàn thành luận văn tốt nghiệp, trong thời gian qua tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, các đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Mạc Văn Tiến - người đã đưa ra những định hướng, cách thức nghiên cứu và giải quyết những vấn đề cơ bản trong luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện đồng thời cung cấp những tài liệu để tôi hoàn thành nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm của bản thân về vấn đề nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong quý thầy, cô và các anh chị đồng nghiệp xem xét, đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Lê Hương 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Bộ GD & ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ LĐ-TBXH : Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội CSDN : Cơ sở dạy nghề CSĐT : Cơ sở đào tạo CSĐTN : Cơ sở đào tạo nghề CSSXKD : Cơ sở sản xuất kinh doanh CTĐT : Chương trình đào tạo ĐTN : Đào tạo nghề ĐTNĐƯVLX : Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh NH : Người học TCDN : Tổng cục Dạy nghề TTLĐ : Thị trường lao động QLNN : Quản lý nhà nước QLTW : Quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Trung ương 3 MỤC LỤC Lời cảm ơn 1 Danh mục chữ viết tắt 2 Mục lục 3 Danh mục bảng 6 Danh mục hình 6 MỞ ĐẦU 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU LAO ĐỘNG CHO VIỆC LÀM XANH 11 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 11 1.2. Những khái niệm cơ bản 11 1.2.1. Quản lý, quản lý nhà nước 14 1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục 17 1.2.3. Đào tạo nghề, quản lý đào tạo nghề, quản lý nhà nước về đào tạo nghề, quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Trung ương 18 1.2.4. Việc làm xanh 29 1.2.5. Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh 31 1.3. Các nội dung quản lý trung ương về đào tạo nghề đáp ứng việc làm xanh 33 1.3.1. Kế hoạch hóa 33 1.3.2. Tổ chức 35 1.3.3. Lãnh đạo, điều hành 35 1.3.4. Kiểm tra 36 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý trung ương về đào tạo nghề đáp ứng việc làm xanh 36 1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài 36 1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng từ bên trong 36 4 1.5. Kinh nghiệm của các nước về vai trò của nhà nước trong phát triển việc làm xanh và đào tạo nhân lực cho việc làm xanh 37 1.5.1. Kinh nghiệm của Đức trong phát triển đào tạo phục vụ tăng việc làm xanh 37 1.5.2. Kinh nghiệm của Mỹ trong phát triển việc làm xanh và đào tạo nhân lực 40 1.5.3. Kinh nghiệm Hàn Quốc trong việc tạo việc làm xanh và phát triển đào tạo nghề đáp ứng việc làm xanh 41 1.5.4. Kinh nghiệm của Philipin 43 Tiểu kết Chương 1 36 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU LAO ĐỘNG CHO VIỆC LÀM XANH 47 2.1. Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề cho việc làm xanh ở Việt Nam 47 2.1.1. Tiềm năng việc làm xanh ở Việt Nam 47 2.1.2. Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề đối với việc làm xanh đến 2020 51 2.2. Thực trạng quản lý Trung ương về đào tạo nghề 54 2.2.1. Hoạt động kế hoạch hóa 54 2.2.2. Hoạt động tổ chức 54 2.2.3. Hoạt động lãnh đạo, điều hành 57 2.2.4. Hoạt động kiểm tra 58 2.3. Thực trạng quản lý trung ương về đào tạo nghề đáp ứng việc làm xanh . 59 2.3.1 Thực trạng quản lý trung ương về đào tạo nghề đáp ứng việc làm xanh 59 2.3.2. Thực trạng các điều kiện triển khai đào tạo nghề đáp ứng việc làm xanh tại cơ sở đào tạo nghề 60 Tiểu kết Chương 2 66 Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU LAO ĐỘNG CHO VIỆC LÀM XANH 67 5 3.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề 67 3.1.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề 67 3.1.2. Cơ hội và thách thức trong việc phát triển đào tạo nghề đáp ứng việc làm xanh ở Việt Nam 69 3.2. Đề xuất giải pháp quản lý trung ương về đào tạo nghề đáp ứng việc làm xanh 72 3.2.1. Kế hoạch phát triển đào tạo nghề đáp ứng việc làm xanh 73 3.2.2. Hoạt động tổ chức 80 3.2.3. Lãnh đạo, điều hành ĐTNĐƯVLX 85 3.2.4. Kiểm tra, giám sát đào tạo nghề đáp ứng việc làm xanh 89 Tiểu kết Chương 3 89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90 1. Kết luận 80 2. Khuyến nghị 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 97 6 DANH MỤC BẢNG Trang B ảng 2.1. Tiềm năng việc làm xanh xác định theo Chiến lược tăng trưởng xanh…………………………………………… 49 B ảng 2.2. Tiềm năng việc làm xanh xác định theo nhiệm vụ chiến lược tăng trưởng xanh ………………………………… 50 B ảng 2.3. Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề cho việc làm xanh… 51 B ảng 2.4. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của một số ngành, lĩnh vực đến năm 2020 …………………………………………. 52 B ảng 2.5. Phương pháp tiếp cận của CSĐTN đối với ĐTNĐƯVLX 63 B ảng 2.6. Phương pháp tiếp cận của CSĐTN đối với đào tạo giáo viên…………………………………………………… 64 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các chức năng trong quản lý 15 Hình 1.2. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề 20 Hình 1.3. Các bước lập kế hoạch chiến lược phát triển ĐTNĐƯVLX 34 Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề 55 Hình 3.1. Các giai đoạn phát triển ĐTNĐƯVLX đến 2020 76 Hình 3.2. Vị trí của Hội đồng phát triển chương trình ĐTNĐƯVLX 83 Hình 3.3. Mối liên hệ giữa Vụ Dạy nghề chính quy và các đơn vị khác trong QLĐTNĐƯVLX 84 Hình 3.4. Ý kiến khảo nghiệm về đề xuất tổ chức ĐTNĐƯVLX 85 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo duy trì một hành tinh xanh và sự phát triển bền vững trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và các hậu quả về ô nhiễm môi trường và khai thác tài nguyên thiên nhiên đã ở mức báo động trên nhiều đất nước và vùng lãnh thổ. Cùng với xu hướng phát triển chung của thế giới, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050 tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012. Chiến lược tăng trưởng xanh khẳng định quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam trong việc xanh hóa nền kinh tế, sản xuất hướng tới một Việt Nam phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Khi bàn về tăng trưởng xanh thì “việc làm xanh” là một yếu tố không thể tách rời. Để có được việc làm xanh thuần túy cũng như xanh hóa việc làm hiện tại, ngoài những yếu tố như chính sách, công nghệ, tài chính thì con người đóng vai trò quyết định trong việc triển khai các hoạt động, mà trong đó năng lực xanh trong các hoạt động nghề nghiệp trở thành yếu tố then chốt. Đối với ngành dạy nghề, Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011- 2020 được thông qua theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng chính phủ đã nêu rõ những mục tiêu, nhiệm vụ của ngành, trong đó: - Đến 2015: đào tạo nghề cho 23,5 triệu người, tương đương 40% tổng số lao động qua đào tạo (trong đó trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm 20%) - Đến 2020: đào tạo nghề cho 34,4 triệu người, tương đương 55% tổng số lao động qua đào tạo (trong đó trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm 23%) Những mục tiêu trên đây là nhiệm vụ, đồng thời là trách nhiệm lớn của ngành dạy nghề trong việc cung cấp lực lượng lao động có kỹ năng tham gia vào hoạt động kinh tế, góp phần tạo việc làm cho từng cá nhân và sự phát 8 triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trọng trách và thách thức càng lớn hơn khi lực lượng lao động qua đào tạo nghề đó phải được chuẩn bị những năng lực cần thiết để tham gia vào việc làm xanh, trực tiếp đóng góp vào sự chuyển đổi sang nền kinh tế xanh nhằm thực hiện tăng trưởng xanh. Có thể nói khái niệm và những vấn đề liên quan đến thực thi tăng trưởng xanh, việc làm xanh, đào tạo nhân lực đáp ứng việc làm xanh đã trở nên quen thuộc đối với các nước trên thế giới song lại khá mới mẻ với Việt Nam. Đã có những nghiên cứu về những vấn đề này ở Việt Nam, tuy nhiên phần lớn là kết quả của các dự án do các tổ chức nước ngoài tài trợ và thực hiện. Đặc biệt chưa có nghiên cứu nào liên quan đến quản lý đào tạo nghề đáp ứng việc làm xanh. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đào tạo nghề và các giải pháp quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lực lượng lao động có kỹ năng tham gia vào việc làm xanh là rất cần thiết. Đây cũng là lý do để tác giả chọn đề tài “Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh” để nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý đào tạo nghề, đề xuất những nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng cho việc làm xanh ở Việt Nam. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đào tạo nghề - Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh 4. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề được thực hiện từ cấp Trung ương đến địa phương. Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu giải pháp quản lý đào tạo nghề của Cơ quan quản lý nhà 9 nước về đào tạo nghề ở Trung ương nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh. - Giai đoạn nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng đến năm 2013; đề xuất nội dung quản lý đến năm 2020. - Địa điểm nghiên cứu: Tổ chức khảo sát và khảo nghiệm tại Tổng cục dạy nghề và 30 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trên phạm vi cả nước. 5. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau: - Việc làm xanh đặt ra yêu cầu đối với lực lượng lao động như thế nào? - Quản lý đào tạo nghề của Cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Trung ương như thế nào để đáp ứng được nhu cầu lao động cho việc làm xanh? Giả thuyết nghiên cứu: - Nếu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thiết kế các nội dung quản lý phù hợp lý thuyết quản lý giáo dục, phù hợp thực tiễn và có tính khả thi thì đào tạo nghề có thể đáp ứng được nhu cầu lao động cho việc làm xanh. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu các văn bản về quản lý, tăng trưởng xanh, việc làm xanh, đào tạo nghề, tổng hợp các quan điểm, lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, khảo nghiệm, tham vấn chuyên gia. - Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và phân tích thống kê. 7. Luận cứ nghiên cứu Luận cứ lý thuyết 10 - Các khái niệm, phạm trù về quản lý, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, đào tạo nghề, quản lý đào tạo nghề, việc làm xanh - Mục tiêu tăng trưởng xanh và mục tiêu phát triển dạy nghề đến năm 2020. Luận cứ thực tế Thực trạng về quản lý nhà nước về đào tạo nghề và thực trạng hệ thống đào tạo nghề. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Làm sáng tỏ đặc điểm đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh; Phân tích các nội dung quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh của Cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Trung ương theo 4 chức năng của quản lý. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý và có thể được áp dụng trong hệ thống đào tạo nghề. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh Chương 2: Thực trạng quản lý Trung ương về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh Chương 3: Giải pháp quản lý Trung ương về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh [...]... gọi các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với lao động cho việc làm xanh đề cập ở trên là “năng lực xanh Tùy vào loại việc làm xanh (việc làm xanh hóa hay việc làm xanh thuần túy), năng lực xanh đối với người lao động được đòi hỏi ở mức độ khác nhau 30 1.2.5 Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh 1.2.5.1 Khái niệm đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh Trên... dung đào tạo - Chương trình ĐTNĐƯVLX phải đáp ứng được yêu cầu về năng lực xanh cho lao động đối với từng loại việc làm xanh (xanh thuần túy và xanh hóa) + Đào tạo nghề cần căn cứ vào từng dạng việc làm xanh và từng cấp độ yêu cầu về năng lực xanh để có thể xác định nhu cầu đào tạo cho các chương trình đào tạo nghề ban đầu, đào tạo lại, đào tạo chuyển nghề hay đào tạo bồi dưỡng, trong đó: Đào tạo nghề. .. tích về đào tạo nghề, việc làm xanh, năng lực xanh ở trên, tác giả nhận định đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh (ĐTNĐƯVLX) là hoạt động đào tạo nghề trong đó có việc hình thành năng lực xanh cho người học 1.2.5.2 Đặc điểm ĐTNĐƯVLX Từ định nghĩa trên, ĐTNĐƯVLX có một số đặc điểm sau: Về mục tiêu ĐTN Đáp ứng nhu cầu lao động (về số lượng và yêu cầu năng lực) cho việc làm xanh của... 1.2.3.2 Quản lý đào tạo nghề Có thể hiểu quản lý đào tạo nghề là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến hoạt động đào tạo nghề nhằm đạt được mục tiêu của đào tạo nghề 1.2.3.3 Quản lý nhà nước về đào tạo nghề Từ những định nghĩa nêu trên về quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, có thể hiểu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là sự quản. .. đầu cho việc làm xanh: là quá trình tổ chức đào tạo, hình thành năng lực hành nghề và năng lực xanh cho người chưa có kiến thức, kỹ năng và thái độ về nghề đào tạo Đào tạo lại cho việc làm xanh: là quá trình đào tạo nhằm hình thành lại năng lực xanh mà người học đã được đào tạo từ trước Đào tạo chuyển nghề cho việc làm xanh: là quá trình đào tạo nhằm cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng của nghề. .. dạy nghề 2006 1.2.3 Đào tạo nghề, quản lý đào tạo nghề, quản lý nhà nước về đào tạo nghề, quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Trung ương 1.2.3.1 Đào tạo nghề Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đào tạo nghề (ĐTN) Theo tổ chức Lao động Thế giới (ILO), ĐTN là những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ mong muốn cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề. .. nghề là sự quản lý của các cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy quản lý đào tạo nghề từ Trung ương đến địa phương đối với hoạt động đào tạo nghề nhằm đạt được các mục tiêu của đào tạo nghề Theo Điều 84, Luật dạy nghề 2006, ở Việt Nam hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề (dạy nghề) bao gồm: 1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dạy nghề 2 Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở Trung... vệ môi trường (xử lý chất thải, bảo vệ hệ sinh thái, năng lượng sạch…) – được gọi là việc làm xanh thuần túy Cách hiểu việc làm xanh theo nghĩa rộng đang ngày càng trở nên phổ biến và đây cũng là cách tiếp cận của tác giả trong nghiên cứu này 1.2.4.2 Yêu cầu lao động cho việc làm xanh Với cách tiếp cận việc làm xanh theo nghĩa rộng, lao động cho việc làm xanh cần đáp ứng các yêu cầu sau [CEDEFOP, 2010]:... đến việc làm xanh khác với nghề mà người đó đã được đào tạo từ trước 31 Bồi dưỡng nghề cho việc làm xanh: là quá trình đào tạo nhằm bổ sung và nâng cao năng lực xanh cho người học + Đối với các nghề đào tạo phục vụ cho việc làm xanh thuần túy (như nghề cấp thoát nước), việc phát triển chương trình được thực hiện theo quy trình đang được ban hành dựa trên cơ sở phân tích yêu cầu về năng lực của nghề. .. hiểu thực trạng và nhu cầu về kỹ năng xanh trong một số ngành công 11 nghiệp: Xây dựng, Giao thông vận tải, Khách sạn, nhà hàng, du lịch, Xử lý rác thải và Năng lượng tái tạo; Đánh giá sự đáp ứng của các cơ sở đào tạo đối với nhu cầu của ngành và sự tăng trưởng xanh; Đề xuất giải pháp hướng tới việc thúc đẩy đào tạo kỹ năng nghề xanh trong các ngành nghề đáp ứng nhu cầu việc làm xanh của nền kinh tế . 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh Chương 2: Thực trạng quản lý Trung ương về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh Chương. pháp quản lý Trung ương về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU LAO ĐỘNG CHO VIỆC LÀM XANH. TRẠNG QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU LAO ĐỘNG CHO VIỆC LÀM XANH 47 2.1. Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề cho việc làm xanh ở Việt Nam 47 2.1.1. Tiềm năng việc làm xanh