Nhân dịp này, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến: Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi được tìm hiểu những thông tin v
Trang 1TRỊNH THỊ GIANG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, 2014
Trang 2TRỊNH THỊ GIANG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Xuân Khoa
Nghệ An, 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng sau Đại học, Ban Chủ nhiệm khoaGiáo dục, các thầy cô trường Đại học Vinh đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng tri ân tới PGS-TS Đinh Xuân Khoa đã tậntình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện
luận văn “Một số giải pháp quản lí đào tạo nghề ở trường Cao đẳng nghề
Kinh tế - Công nghệ VICET”.
Nhân dịp này, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến: Ban Giám hiệu, các thầy
cô giáo trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi được tìm hiểu những thông tin về công tác quản lí đào tạo nghề của nhàtrường trong quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, tất cả bạn bè và đồng nghiệp đã độngviên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn vẫn không tránh khỏi nhữngthiếu sót Kính mong sự tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và góp ý kiến của quý thầy, côgiáo và các bạn đồng nghiệp
Trang 4Thứ tự Từ viết tắt Giải nghĩa
1 BLĐTB-XH Bộ lao động thương binh & xã hội
7 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Đóng góp của luận văn 5
9 Cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ 6
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6
1.1.1 Ở nước ngoài 6
1.1.2 Ở Việt Nam 7
Trang 61.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 8
1.2.1 Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ 8
1.2.2 Đào tạo, đào tạo nghề 9
1.2.3 Quản lý, quản lý đào tạo nghề 11
1.2.4 Giải pháp, giải pháp quản lý 14
1.2.5 Chất lượng, chất lượng đào tạo nghề 15
1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ 17
1.3.1 Mục tiêu của đào tạo nghề 17
1.3.2 Nội dung đào tạo nghề 19
1.3.3 Phương pháp, hình thức đào tạo nghề 20
1.3.4 Hoạt động dạy học và hoạt động học tập 21
1.3.5 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 22
1.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ-CÔNG NGHỆ 22
Trang 7KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET 33
2.1 NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP CỦA THANH HÓA 33
2.2 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET 35
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 35
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ 35
2.2.3 Cơ cấu tổ chức 35
2.2.4 Cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo 36
2.2.5 Cơ sở vật chất 37
2.2.6 Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề 38
2.2.7 Kết quả đào tạo 40
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET 41
2.3.1 Khái quát về nghiên cứu thực trạng 41
2.3.1.1 Mục đích đánh giá thực trạng 41
2.3.1.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng 41
2.3.1.3 Đối tượng khảo sát ……… 42
2.3.1.4 Phương pháp khảo sát 43
2.3.2 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý đào tạo nghề ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET 43
2.3.2.1 Thực trạng quản lý công tác xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo 43
2.3.2.2 Thực trạng về quản lý công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ……… …48
2.3.2.3 Thực trạng quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ cán bộ giáo viên trong những năm qua 50
Trang 82.3.2.5 Thực trạng quản lý việc tăng cường đổi mới phương pháp giảng
dạy……… 57
2.3.2.6 Thực trạng quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề ………59
2.3.2.7 Thực trạng quản lý công tác liên kết, phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất .61
2.3.2.8 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nghề 64
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET 69
2.4.1 Những ưu điểm chủ yếu 69
2.4.2 Những hạn chế chủ yếu 70
2.4.3 Nguyên nhân của các ưu điểm và hạn chế 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET 76
3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 76
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 76
3.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ 76
3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 77
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 77
3.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET 78
3.2.1 Thực hiện tốt công tác phát triển chương trình đào tạo 78
3.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ 80
3.2.3 Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động của người học và dạy thực hành nghề theo nhóm 83
Trang 93.2.5 Tăng cường các hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường với CSSX 89
3.2.6 Đổi mới quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nghề 93
3.3 THĂM DÒ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
1 KẾT LUẬN 103
2 KIẾN NGHỊ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quátrình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngàycàng sâu sắc, bên cạnh sự hợp tác là sự cạnh tranh ngày càngquyết liệt; chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định nângcao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia
Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa Để có nguồnnhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội cần thiết phải có chiến lược đào tạo nghề Đảng vàNhà nước ta đã có những chiến lược, chính sách ưu tiên để đầu tư phát triển lĩnh vựcnày Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 đã đề ra mục tiêu phát triển
giáo dục nghề là: “Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;”[21,tr.2].
Tuy nhiên cho đến nay, dạy nghề vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, bức xúc và
là mối quan tâm của toàn xã hội Do thiếu quy hoạch hệ thống đào tạo nghề, cho nên
cơ cấu ngành nghề và đào tạo dạy nghề hiện nay mất cân đối, phân tán, chưa gắn kếtvới nhu cầu thực tế, không đáp ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế Số trường dạy nghề
có nhiều nhưng nhìn chung quy mô nhỏ Ở nước ta hiện nay đang tồn tại mất cân đốigiữa đào tạo công nhân với đào tạo cán bộ đại học, tình trạng thừa thầy thiếu thợ kháphổ biến Hơn nữa đào tạo nghề chưa thích ứng với thị trường lao động, chưa đápứng nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp - khu chế xuất cả về số lượng vàchất lượng Sinh viên mới tốt nghiệp vào công tác ở các xí nghiệp, công ty thườnggặp khó khăn khi tiếp cận với các thiết bị khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại Mộttrong những nhược điểm lớn nhất của họ hiện nay là thiếu khả năng tư duy, sáng tạo
và tính chủ động trong công việc Hệ quả là lãng phí nguồn ngân sách của nhà nước;
cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ đã được đào tạo của người lao động
Trang 11thấp; nhiều doanh nghiệp để có nguồn nhân lực theo mong muốn, sau khi tuyển laođộng về phải cho đi đào tạo lại, rất mất thời gian, tiền bạc.
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, với dân số đông, sốngười trong độ tuổi lao động lớn, theo số liệu của Cục Thống Kê Thanh Hóa năm
2012, dân số toàn tỉnh là 3,42 triệu người, số người trong độ tuổi lao động chiếmkhoảng 2,7 triệu người Tăng trưởng kinh tế trung bình năm đạt 17 - 18% ThanhHoá có KKT Nghi Sơn, 4 KCN tập trung là Lễ Môn, Tây Bắc ga, Bỉm Sơn, LamSơn; dự kiến đến năm 2020 sẽ có thêm 5 KCN mới và 1 khu công nghệ cao đượcthành lập Trong giai đoạn tới, nhu cầu lao động có tay nghề cao cho KKT, các KCN
và khu công nghệ cao của tỉnh là khá lớn; đến năm 2015 lao động qua đào tạo trên
150 nghìn người, năm 2020 trên 294 nghìn người Giai đoạn 2011 - 2015: đào tạoCĐN trên 18 nghìn người, TCN 22,5 nghìn người; đào tạo CĐ, ĐH và trên ĐH trên4,5 nghìn người; giai đoạn 2016 - 2020: đào tạo CĐN trên 35 nghìn người, TCN trên
44 nghìn người, đào tạo CĐ, ĐH và trên ĐH trên 9 nghìn người [18,tr.6]
Theo khảo sát của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có khoảng 40 cơ sở dạynghề (cả công lập và tư thục) chủ yếu đào tạo nghề ngắn hạn (sơ cấp), số lượng họcviên theo học tại các cơ sở dạy nghề lại quá ít so với lao động đến tuổi và trong độtuổi Thị trường lao động Thanh Hóa luôn đặt trong tình trạng khan hiếm nhân lực.Bài toán “đào tạo nghề, giải quyết việc làm” càng trở nên khó khăn khi yêu cầu vềnguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng gay gắt Một trong những nguyên nhânchính là do chất lượng đào tạo không đáp ứng được đòi hỏi mà những diễn biếnnhanh chóng của nền kinh tế và quá trình phát triển công nghệ đặt ra
Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET được thành lập tháng 12năm 2004, hiện nay quy mô trường, lớp phục vụ cho đào tạo nghề còn khiêm tốn sovới yêu cầu đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hộicủa tỉnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy từng bước được đầu tư nâng cấp,song vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ cũng như chưa theo kịp với công nghệ sản xuấttiên tiến; nội dung chương trình tuy đã được xây dựng kịp thời song vẫn còn nhữngbất cập; trình độ năng lực và kỹ thuật dạy học của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạnchế, một bộ phận giáo viên dạy thực hành thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất Đặcbiệt là các giải pháp quản lý đào tạo nghề của cán bộ quản lý còn bất cập, thiếu sự
Trang 12phối kết hợp trong việc thúc đẩy giữa một bên là tích cực chủ động của học sinh vớimột bên phương pháp dạy học có hiệu quả của đội ngũ giáo viên Trong khi đó, trênđịa bàn tỉnh với sự hình thành và phát triển khu kinh tế Nghi Sơn, các khu côngnghiệp và cụm công nghiệp khác đòi hỏi cần phải có một lực lượng lao động kỹthuật lành nghề có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động tại các địa phươngtrong tỉnh, đồng thời có năng lực nghề nghiệp để tham gia xuất khẩu lao động tại cácnước trong khu vực Điều này nói lên rằng, nghiên cứu các giải pháp quản lý đào tạonhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề đang là một trong những bức xúc và cấpthiết trong tình hình hiện nay.
Với những lý do đã trình bày như trên, tôi chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài
khoa học trong lĩnh vực Quản lý giáo dục: “Một số giải pháp quản lý đào tạo nghề
ở Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET "
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất được các giải pháp quản lý đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghềKinh tế - Công nghệ VICET nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề củanhà trường
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệVICET
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề ở Trường cao đẳng nghề Kinh tế Công nghệ VICET
-4 Giả thuyết khoa học
Nếu có những giải pháp quản lý đào tạo nghề khoa học, phù hợp với yêu cầuthực tế thì công tác đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề KT-CN VICET sẽ cóchất lượng cao và đáp ứng yêu cầu lao động của xã hội
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trườnglao động của các trường dạy nghề
Trang 135.2 Đánh giá thực trạng quản lý đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Công nghệ VICET.
-5.3 Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề ở Trường Cao đẳngnghề Kinh tế - Công nghệ VICET
6 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý đào tạo đối với
hệ Trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết đểnghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản, quy chế, quy định, chính sách… của Đảng và Nhànước về công tác đào tạo nghề
- Nghiên cứu lý luận về công tác đào tạo nghề và công tác quản lý đào tạo nghềtrong hệ thống giáo dục nghề
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý đào tạo nghề
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1.Quan sát sư phạm
+ Dự giờ lên lớp của một số lớp thực hành nghề
+ Tìm hiểu những điều kiện dạy học nghề ở trường
7.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy nghề qua các báo cáo thựchiện nhiệm vụ dạy nghề của trường, của ngành giáo dục đào tạo
7.2.3 Điều tra
Điều tra ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh sinh viên tại trườngCao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET và cán bộ quản lý của các doanh nghiệptrên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bằng các phiếu khảo sát
7.2.4 Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnhvực có liên quan
Trang 147.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu, kết quảđiều tra, nhằm rút ra kết luận khoa học của đề tài
8 Đóng góp của luận văn
* Về mặt lý luận: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề
ở các trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ
* Về mặt thực tiễn:
- Đánh giá được thực trạng quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề
Kinh tế - Công nghệ VICET
- Đề xuất được một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trường Caođẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET
- Là một trong những tài liệu tham khảo cho trường nghề
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận vănđược kết cấu thành 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế
-Công nghệ
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng
Nghề Kinh tế - Công nghệ VICET
Chương 3: Một số giải pháp quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Nghề
Kinh tế - Công nghệ VICET
Trang 15Vào giữa thế kỷ XIX (1984) do sự phát triển của công nghiệp, ở Pháp xuấthiện nhiều cuốn sách viết về sự phát triển đa dạng của nghề nghiệp Người ta đã ýthức được rằng hệ thống nghề trong xã hội rất đa dạng và phức tạp Sự chuyên mônhóa được chú trọng Do vậy, nội dung các cuốn sách khẳng định tính cấp thiết phảihướng nghiệp trang bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất, có nghề nghệp phùhợp với năng lực của mình và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Đào tạo công nhân ở Hoa Kỳ được tiến hành trong các trường THPT phânban, các trường dạy nghề trung học, các cơ sở đào tạo sau trung học Học sinh tốtnghiệp được cấp bằng chứng nhận và chứng chỉ công nhân lành nghề và có quyềnđược đi học tiếp theo Thời gian đào tạo từ 2 đến 7 năm tùy từng nghề
Ở Đài Loan, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tại trường trung cấp nghề
ra trường được công nhận là công nhân lành nghề Học sinh tốt nghiệp trung cấpnghề và công nhân lành nghề được học tiếp ở bậc Cao đẳng, tốt nghiệp được cấpbằng kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật bậc cao được học tiếp lên Đại học
Cộng hòa Liên bang Đức có hệ thống đào tạo nghề và Trung cấp chuyênnghiệp, về mặt trình độ một bộ phận được xếp vào bậc trung học tương đương từTHPT từ lớp 9 đến lớp 13, một bộ phận cao hơn vào bậc sau trung học
Tại Liên Xô cũ, đào tạo nghề đã có truyền thống từ lâu đời là đào tạo tại xínghiệp Tháng 7 năm 1920, Lê Nin đã ký sắc lệnh về “chế độ học tập kỹ thuật –nghề nghiệp”, sắc lệnh này bắt buộc đối với mọi người từ 18 đến 40 tuổi Việc đàotạo rất đa dạng, đó là dạy nghề cạnh xí nghiệp và trường dạy nghề Các trường dạynghề và trường cạnh xí nghiệp với thời gian học tập khác nhau: 2 năm đào tạo công
Trang 16nhân bậc 3 và 4; 2 năm rưỡi và 3 năm đào tạo công nhân bậc 5 và 6; 3 và 4 năm đàotạo công nhân lành nghề bậc cao.
Ở Trung Quốc có hệ thống giáo dục chuyên nghiệp gồm 3 trình độ: dạy nghề
sơ trung, dạy nghề cao trung và trung cấp chuyên nghiệp Dạy nghề sơ trung tươngđương với THCS ở nước ta Dạy nghề cao trung tương đương với THPT ở nước ta.Trung cấp chuyên nghiệp chia thành 2 trình độ: Cao trung và sau Cao trung 2 năm.Với quan điểm “Ba trong một” là quan điểm được quán triệt trong đào tạo nghề ởTrung Quốc hiện nay: Đào tạo, sản xuất, dịch vụ Trong đó các trường dạy nghề phảigắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất và dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng đàotạo nghề
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường thương mại tự do ASEANnăm 2003, APEC năm 2020, hệ thống đào tại Inđônêxia từ năm 1993 đã đượcnghiên cứu và phát triển mạnh Trong đó kết hợp đào tạo nghề giữa nhà trường vàdoanh nghiệp được quan tâm đặc biệt
Nhìn chung trên thế giới, các nước đều bố trí hệ thống giáo dục kỹ thuật vàdạy nghề bên cạnh hệ phổ thông và Đại học, các nghiên cứu về đào tạo theo nhu cầu
xã hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý chất lượng giáo dục của các cơ sở đàotạo, coi đó như yếu tố hàng đầu để thỏa mãn nhu cầu các khách hàng của giáo dục
1.1.2 Ở Việt Nam
Cùng với lĩnh vực quản lý khác, quản lý giáo dục nói chung và quản lý đào tạonghề nói riêng luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là trongnhận thức sâu sắc vai trò của hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống đào tạo nghềnói riêng đối với sự phát triển KT-XH của đất nước
Có nhiều công trình nghiên cứu đã đóng góp nhiều giá trị trong thực tiễn quản
lý quá trình dạy – học như:
- “Quản lý quá trình giáo dục – đào tạo” của tác giả Nguyễn Đức Trí
- “Tổ chức quản lý quá trình giáo dục- đào tạo ” của tác giả Minh Đường
- “Cơ sở của khoa học quản lý giáo dục ”của tác giả Nguyễn Minh Đạo
- “Quản lý nhà nước về quản lý giáo dục” của tác giả Phan Văn Kha
- “Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô hình ” của tác giả ĐặngQuốc Bảo
Trang 17Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính phổ quát đó, trong những nămgần đây có nhiều luận văn Thạc sĩ đã đề cập những vấn đề cụ thể trong công tácquản lý trường học Các luận văn điển hình như:
- “Một số giải pháp tăng cường quản lý quá trình dạy –học trong trường Trunghọc kinh tế kỹ thuật tỉnh Kiên Giang” của tác giả Nguyễn văn Lâu, TP Hồ Chí Minh-2000”
- “Các giải pháp quản lý chuyên môn đối với các trường THPT ngoài công lập
ở thành phố Hải phòng” của tác giả Phạm Tuấn Hùng, Hà Nội – 2003
- “Một số giải pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung cấpnghề kinh tế - kỹ thuật số 1 Nghệ An của tác giả Đoàn Xuân Sinh, TP Vinh-2009”
- “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề ĐồngTháp của tác giả Đặng Huy Phương, TP Vinh- 2009”
Ngoài ra, còn có những luận văn nghiên cứu nhiều khía cạnh của quản lý côngtác chuyên môn, quản lý đào tạo Hầu hết các tác giả đã đánh giá một cách cụ thể vàsâu sắc những thực trạng công tác quản lý chuyên môn của nhà quản lý, của nhàtrường, ở từng địa phương, đồng thời đề ra một số giải pháp quản lý hợp lý nhằmgiải quyết các vướng mắc ở từng cơ sở giáo dục, đào tạo cụ thể Tuy nhiên, nhữnggiải pháp mà các tác giả nêu trong các luận văn, nó không hoàn toàn là những giảipháp quản lý mà trường CĐN KT - CN VICET có thể áp dụng Do đó, việc nghiêncứu các giải pháp quản lý đào tạo nghề ở trường CĐN KT - CN VICET là đòi hỏicấp thiết và mới mẻ, nó vừa giải quyết những vướng mắc, vừa tạo bước chuyển biến
về chất lượng đào tạo nghề phù hợp điều kiện thực tiễn, góp phần đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao, phục vụ đắc lực cho việc đẩy mạnh CNH, HĐH của nướcnhà và đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiệnnay
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ
* Trường Cao đẳng nghề
Trường Cao đẳng nghề là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân, được thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật; là đơn vị sựnghiệp có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của Pháp luật Trường
Trang 18có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Trường cao đẳng nghề chịu sựquản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đồng thờichịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương nơi trường đặt trụ sở [20, tr 1]
* Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ
Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ là trường Cao đẳng nghề chuyênđào tạo các nghề thuộc lĩnh vự Kinh tế - Công nghệ ở các cấp trình độ Cao đẳngnghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề Ví dụ nghư một số nghề: Kế toán, Công nghệthông tin, Công nghệ ô tô, Kỹ thuật chế biến món ăn,
1.2.2 Đào tạo, đào tạo nghề
* Đào tạo
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: "Đào tạo là quá trình hoạt động có mụcđích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,giá trị, thái độ…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân để tạo tiền đề cho họ cóthể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả" [8, tr 45]
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: "Đào tạo là quá trình tác động đến conngười nhằm làm cho con người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹxảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống vàkhả năng nhận một sự phân công nhất định góp phần của mình vào việc phát triển xãhội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người Về cơ bản đào tạo là giảngdạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách" [26, tr 298].Như vậy, khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, đàotạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến độ tuổi nhất định, có mộttrình độ nhất định Đào tạo là một quá trình chuyển giao có hệ thống, có phươngpháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp,chuyên môn Đồng thời, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bịtâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập, góp phần xây dựng và bảo
vệ tổ quốc
* Khái niệm Đào tạo nghề
Để hiểu được khái niệm: đào tạo nghề, chúng ta làm rõ thế nào là là nghềnghiệp
Trang 19- Từ điển Bách khoa Liên xô (cũ), định nghĩa nghề: Là một loại hoạt động laođộng đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn.
- Trong tiếng Pháp, nghề (pro-fession): Là một loại lao động có thói quen về kỹnăng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống
- Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được thống nhất,chẳng hạn có định nghĩa được nêu: “Nghề là một tập hợp lao động do sự phân cônglao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được Nghề mang tính tương đối,
nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã hội.Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song chúng ta
có thể nhận thấy một số nét đặc trưng nhất định sau:
- Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người lặp đi lặp lại
- Là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội
- Là phương tiện để sinh sống
- Là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định
Hiện nay xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của tác độngKHKT và văn minh nhân loại nói chung và về chiến lược phát triển KT-XH củamỗi quốc gia nói riêng Bởi vậy phạm trù “Nghề” biến đổi mạnh mẽ và gắn chặt với
xu hướng phát triển KT - XH của đất nước
* Đào tạo nghề
Từ những phân tích trên: Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đíchnâng cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại vàtrong tương lai Đào tạo nghề là quá trình chuyển giao một cách có hệ thống nhữngkiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó đến người học; ngoài ra còn trang bị
Trang 20cho người học về lý tưởng, đạo đức, về tác phong công nghiệp và lòng yêu mến nghềnghiệp
- Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau Đó là:
+ Dạy nghề: Là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết vàthực hành để các học sinh có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thànhthục nhất định về nghề nghiệp
+ Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hànhcủa người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định”
Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người laođộng để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạonghề bổ sung (bồi dưỡng tay nghề), đào tạo lại nghề
+ Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những người chưa có nghề, gồm những ngườiđến tuổi lao động chưa được học nghề, hoặc những người trong độ tuổi lao độngnhưng trước đó chưa được học nghề
+ Đào tạo lại nghề: Là đào tạo đối với những người đã có nghề, có chuyên mônnhưng do yêu cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật dẫn đến việc thay đổi cơ cấungành nghề, trình độ chuyên môn
Đào tạo lại thường được hiểu là quá trình nhằm tạo cho người lao động có cơhội để học tập một lĩnh vực chuyên môn mới để thay đổi nghề
+ Bồi dưỡng nâng cao tay nghề: Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hóakiến thức còn thiếu, đã lạc hậu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năngnghề nghiệp theo từng chuyên môn và thường được xác nhận bằng một chứng chỉhay nâng lên bậc cao hơn
1.2.3 Quản lý, quản lý đào tạo nghề
* Về khái niện Quản lý:
Quản lý là một hoạt động đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu được trong đờisống xã hội Nó gắn liền với quá trình phát triển, đặc biệt trong xã hội hiện nay thìquản lý có vai trò cực kỳ lớn, nó giúp cho mọi hoạt động có trật tự, kỷ luật và có hiệuquả
Trang 21Theo C.Mác, quản lý là chức năng được sinh ra từ tính chất xã hội hóa laođộng Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông quahoạt động của con người và thông qua quản lý.
Như vậy hoạt động quản lý là tất yếu tồn tại ở mọi loại hình thức tổ chức, mọi
xã hội Khái niệm quản lý đã được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau
Theo F.W.Taylor: Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người kháclàm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻnhất
Aunapu.F.F cho rằng: Quản lý là khoa học và là một nghệ thuật tác động vàomột hệ thống xã hội, chủ yếu là quản lý con người nhằm đạt được những mục tiêuxác định Hệ thống đó vừa động, vừa ổn định bao gồm nhiều thành phần có tác độngqua lại lẫn nhau
Ở Việt Nam quản lý cũng hiểu theo nhiều khái niệm khác nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt: Quản lý là tổ chức và điều hành các hoạt động theonhững yêu cầu nhất định
Giáo sư Mai Hữu Khuê cho rằng: Quản lý là tác động có mục đích tới tập thểnhững người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và mục đích đã địnhtrước
Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: Quản lý là một quá trình định hướngquá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằmđạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng tháimới của hệ thống mà người quản lý mong muốn
Hà Sỹ Hồ cho rằng: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng (có chủđích) có tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể dựa trên các thông tin về tìnhtrạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổnđịnh và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định
Theo Nguyễn Văn Lê: Quản lý là một công việc vừa mang tính khoa học vừamang tính nghệ thuật” Ông viết: “Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệthuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt hiệuquả tối ưu theo mục tiêu đề ra
Trang 22Theo tác giả Nguyễn Văn Bình: Quản lý là một nghệ thuật đạt được nhữngmục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt độngcủa những người khác.
Nhìn chung, khái niệm quản lý đều phản ánh một dạng lao động trí tuệ củacon người có chức năng bảo đảm và khuyến khích những nỗ lực của những ngườikhác để thực hiện thành công công việc nhất định Quản lý là công tác phối hợp cóhiệu quả hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức Quanniệm hiện đại về quản lý thừa nhận đó là toàn bộ các hoạt động huy động, tổ chức,thực thi các nguồn lực vật chất và tinh thần, sử dụng chúng nhằm tác động và gâyảnh hưởng tích cực đến những người khác để đạt được những mục tiêu của tổ chứchay cộng đồng
Khách thể quản lý
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ của khái niệm quản lý
Từ những điểm chung của các quan niệm trên có thể hiểu:
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đốitượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống
để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường Với khái niệmtrên quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điều kiện) sau:
- Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đã đặt ra cho cả đối tượng và chủthể Mục tiêu này là căn cứ để tạo ra các tác động
- Chủ thể phải thực hành việc tác động
- Quản lý bao giờ cũng có chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý
- Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mốiliên hệ ngược
Chủ thểquản lý
Mục tiêuquản lý
Đối tượng quản lý
Trang 23- Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi.
Hoạt động và các quan hệ quản lý chính là đối tượng của khoa học quản lý.Quản lý ra đời chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so với việc làmcủa từng cá nhân riêng rẽ, của một nhóm người khi họ tiến hành các công việc cómục tiêu chung gần gũi với nhau Nói một cách khác, thực chất của quản lý là quản
lý con người trong tổ chức, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và
cơ hội của tổ chức Ngày nay công tác quản lý được coi là một trong năm nhân tốphát triển kinh tế xã hội là: vốn – nguồn lực lao động – khoa học kỹ thuật công nghệ
- tài nguyên và quản lý Trong đó quản lý có vai trò quyết định sự thành bại của côngviệc
* Khái niệm quản lý đào tạo nghề
Quản lý đào tạo nghề chính là quản lý dạy học trong khi thực hiện các nhiệm
vụ và hoạt động học tập lý thuyết và thực hành của người học nhằm vào mục tiêu làhình thành kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo, phát triển khả năng thực hành và ứng dụngtương ứng với môn học, ngành học hoặc chuyên môn nghề nghiệp
Nội dung quản lý đào tạo nghề cũng bao gồm những mặt sau: Quản lý mụctiêu dạy học; Quản lý kế hoạch hoạt động dạy học; Quản lý nội dung, kế hoạch,chương trình phương pháp dạy học lý thuyết; Quản lý nội dung, phương pháp dạyhọc thực hành; Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên; Quản lý hoạt động học tậpthực hành của học sinh
1.2.4 Giải pháp, giải pháp quản lý
* Giải pháp
Theo “Từ Điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên thì: “Giải pháp là cáchlàm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.” Nói đến giải pháp là nói đến những cáchthức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một quá trình, một trạng thái hoặc hệthống…nhằm đạt được mục đích Giải pháp thích hợp sẽ giúp cho vấn đề được giảiquyết nhanh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn
Theo “Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng ” của tác giả Nguyễn VănĐạm: “Giải pháp là cách làm, cách hành động đối phó để đi đến một mục đích nhấtđịnh ”
Trang 24Như vậy, nghĩa chung nhất của giải pháp là cách làm, thực hiện một công việcnào đó nhằm đạt được mục đích đề ra.
* Giải pháp quản lý
Giải pháp quản lý được xem là yếu tố linh hoạt, thường được thay đổi theo đốitượng quản lý Các nhà quản lý chỉ thực hiện tốt các chức năng của mình khi nhậnthức đúng và sử dụng tốt các giải pháp quản lý Đối tượng quản lý là những conngười, là một thực thể cá tính, có thói quen, tình cảm, nhân cách gắn với các hoàncảnh lịch sử cụ thể Ngoài ra, con người còn là một chủ thể sáng tạo trong công việc,
có tinh thần độc lập tự chủ Đối với chủ thể quản lý phải biết lôi cuốn, thúc đẩy mọingười trong tổ chức tham gia công việc chung, đem hết sức lực, tài năng làm việccho tổ chức Chỉ có như vậy mới thực hiện được mục tiêu chung, làm cho tổ chứcngày càng vững mạnh
Thực tế cho thấy, phần lớn kết quả của một quá trình quản lý lại tùy thuộc vào
sự lựa chọn và sử dụng các giải pháp quản lý, điều đó giúp cho chủ thể quản lý cóthể tạo được động cơ, động lực thúc đẩy đối tượng quản lý tốt các nhiệm vụ
Vì vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm giải pháp quản lý là những định hướngquan điểm cho công tác quản lý, nó là cách thức, con đường, cách làm cụ thể nhằmđạt hiệu quả cao nhất của quá trình quản lý nhằm tiết kiệm thời gian và vật lực củacác thành phần tham gia quản lý
1.2.5 Chất lượng, chất lượng đào tạo nghề
* Chất lượng
- Theo quan điểm triết học, chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ
tính qui định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất của cácthuộc tính, làm cho nó là nó và phân biệt nó với những cái khác Còn lượng là phạmtrù triết học dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật về qui mô, trình độ, nhịpđiệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hay số lượng các thuộc tính của nó
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị
những thuộc tinh bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của
sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác” [26, tr 419]
Trang 25- Theo TCVN – ISO 8402 chất lượng là “ Tập hợp các đặc tính của một thực thể(đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đãnêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn”.
Chất lượng mang đặc điểm: Mang tính chủ quan; không có chuẩn mực cụ thể;thay đổi theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng
Như vậy, chất lượng là một khái niệm trừu tượng, phức tạp và là khái niệm đachiều, nhưng chung nhất đó là khái niệm phản ánh bản chất của sự vật và dùng để sosánh sự vật này với sự vật khác Nói cách khác chất lượng là mức độ đáp ứng củasản phẩm so với mục tiêu đề ra
* Chất lượng Đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo nghề là khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo đếmđược và cảm nhận được Chất lượng đào tạo nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghềnhất định và trạng thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó Sẽkhông thể biết được chất lượng đào tạo nếu chúng ta không đánh giá thông qua một
hệ thống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là
để chỉ chất lượng các học viên kỹ thuật được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghềnghiệp theo mục tiêu và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngànhnghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thịtrường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo Chất lượng đào tạo nghề cònphản ánh kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, của cả hệ thống đào tạo nghề.Chất lượng đào tạo nghề biến đổi theo thời gian và theo không gian dưới tác độngcủa các yếu tố:
- Chất lượng đầu vào: (bản thân người học nghề): Trình độ văn hóa, sở trườngnguyện vọng, sức khỏe, tình trạng kinh tế … của người học nghề
- Quá trình đào tạo (hoạt động đào tạo nghề của cơ sở đào tạo nghề)
+ Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo
+ Đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo và cán bộ quản lý (phẩm chất, nănglực)
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp đáp ứng nghề đào tạo (số lượng, chất lượng, hiệu quả hoạt động)
+ Tài chính (kinh phí, vật tư đào tạo, chi phí quản lý, thù lao giáo viên …)
Trang 26+ Dịch vụ đào tạo (tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao đông …).
- Học sinh tốt nghiệp: Năng lực và phẩm chất đạt được sau khi đào tạo theo mụctiêu đào tạo; Sức khỏe đáp ứng nghề nghiệp; Kỹ năng sống (giao tiếp, hoạt động xãhội)
- Tham gia thị trường lao động: Trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu làm việc(năng suất, tổ chức hoạt động); Tính sáng tạo và thích nghi trong công việc
Việc đánh giá kết quả giáo dục cần phản ánh được chất lượng nhân cách có phùhợp hay không với yêu cầu đề ra Cần phải xem xét chất lượng đầu vào, chất lượngcủa quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra Đánh giá chất lượng đào tạo không chỉnhiệm vụ của các đơn vị đào tạo nghề mà còn là của xã hội Đặc biệt là sự đánh giátrực tiếp của những người sử dụng sản phẩm đào tạo (các doanh nghiệp, các nhà sảnxuất …)
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ
1.3.1 Mục tiêu của đào tạo nghề
Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sáchhàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa,hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chếquản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lốisống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Đổi mới cơ chế tàichính giáo dục Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậchọc Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với
gia đình và xã hội”.Mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 cho giáo dục nghề nghiệp là:
“Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơcấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầunhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực sángtạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lựcngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả
Trang 27năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động và một bộ phận có khảnăng cạnh tranh trong khu vực và thế giới”
Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30%
số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và đại học đạtkhoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 –
400 [22,tr.9]
Luật giáo dục năm 2005, điều 33 quy định về mục tiêu của giáo dục nghề
nghiệp như sau: “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh”.
Trong giai đoạn 2011-2020, công tác dạy nghề ở nước ta phải thực hiện đượchai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, đó là: Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trực tiếptrong sản xuất, kinh doanh có trình độ cao, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngànhnghề; có đủ điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, vùngkinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm, đáp ứngyêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế Trong thời gian tới, việc mở rộngquy mô đào tạo nghề cho người lao động, phục vụ có hiệu quả việc chuyển dịch cơcấu lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm có thu nhập cao, cải thiệnđời sống cho người lao động; giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội; đẩynhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn
Quyết định 1956 ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ vềphê duyệt đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã và đang đượctriển khai tích cực trên phạm vi toàn quốc đã cụ thể hóa được nhiệm vụ trong côngtác đào tạo nghề ở nước ta hiện nay
Trước những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội đang xây dựng Chiến lược Công tác dạy nghề giai đoạn 2011- 2020, và
đặt ra mục tiêu tổng quát phát triển dạy nghề Việt Nam đến năm 2020 là tạo sự
đột phá về chất lượng dạy nghề theo hướng tiếp cận trình độ khu vực và thế giới,
Trang 28nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có kiếnthức, năng lực thực hành nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong côngnghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động.Theo Chiến lược, từ nay đến năm 2020 sẽ tăng quy mô đào tạo nghề, nhằm đạt được27,5 triệu người được đào tạo nghề, trong đó đào tạo nghề cho khoảng 10 triệu laođộng ở nông thôn; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong cả nước đạt 55%,trong đó 28%-30% có trình độ từ trung cấp nghề trở lên; khoảng 90% số người họcnghề có việc làm và 70% có việc làm đúng với nghề được đào tạo.
Đẩy mạnh việc đào tạo nghề gắn kết với doanh nghiệp Chiến lược cũng đặt
ra những mục tiêu dạy nghề cho từng giai đoạn cụ thể, đề ra những giải pháp để côngtác dạy nghề có sự chuyển biến thực sự cả về lượng và chất
1.3.2 Nội dung đào tạo nghề
Tại Điều 34, Khoản 1 của Luật giáo dục năm 2005 quy định yêu cầu về nội
dung giáo dục nghề nghiệp như sau: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo”.
Điều này có nghĩa là, nội dung đào tạo nghề bao gồm các kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp đòi hỏi người học phải nắm vững Trên cơ sở đó hình thành thếgiới quan và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để người học bước vào cuộc sống vàlao động Để thực hiện được mục đích giáo dục nghề nghiệp nói riêng và thực hiệncác nhiệm vụ dạy học nói chung, trong thực hành nghề cũng phải bảo đảm các yêucầu như:
- Nội dung dạy học phải phù hợp với mục tiêu đào tạo Mục tiêu đào tạonghề là đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ thuật, nội dung dạy học phải đảm bảotính toàn diện, tính hệ thống, liên tục giữa các môn học, tỷ lệ giữa lý thuyết và thựchành; kỹ năng, kỹ xảo cần có của ngành đào tạo
- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện giữa các mặt: Thểhiện ở chỗ bên cạnh việc cung cấp kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần coi trọng việc giáodục chính trị, tư tưởng, đạo đức
- Nội dung đào tạo phải gắn liền với thực tế sản xuất
Trang 29- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp vớitrình độ người học
+ Tính khoa học: Đảm bảo cho nội dung dạy học cung cấp những tri thức đủ
để nắm vững chuyên môn, nghề nghiệp
+ Phù hợp với trình độ người học: Đảm bảo tính vừa sức trong nhận thức củahọc sinh
+ Tính hiện đại: Nội dung dạy học phải phản ảnh thành tựu hiện đại của nhânloại cả lý thuyết lẫn thực tiễn ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học đó, phù hợp với thựctiễn Việt Nam
+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính thống nhất chung trong cả nước đồngthời cũng tính đến đặc điểm từng vùng miền
+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính liên thông và tính hệ thống giữa cácmôn học và liên thông giữa các cấp học
1.3.3 Phương pháp, hình thức đào tạo nghề
Tại Điều 34, khoản 2 của Luật giáo dục năm 2005 quy định yêu cầu về
phương pháp giáo dục nghề nghiệp như sau: “Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học
có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc”
Điều 26 khoản 1 Luật dạy nghề quy định về phương pháp dạy nghề:
“Phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lựcthực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác,năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm”
Về đổi mới phương pháp đào tạo Phương pháp dạy học gồm 4 nhóm: Nhómphương pháp dạy học dùng lời, nhóm phương pháp dạy học trực quan, nhómphương pháp thực hành và nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của họcsinh Như vậy, mỗi phương pháp có một phạm vi nhất định, có quy định trình tự kếtiếp của các bước riêng rẽ của tư duy và hành động Toàn bộ các phương pháp dạyhọc không những có ý nghĩa đối với công tác giáo dưỡng, mà còn phải góp phần vàoviệc giáo đạo đức, ý thức nghề nghiệp cho học sinh học nghề
Như vậy, phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của thầy
và trò nhằm thực hiện tối ưu mục đích, nhiệm vụ dạy học Trong thực tiễn giảng dạy
Trang 30mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng cho nên để có lựa chọn và vậndụng phối hợp tốt nhất các phương pháp dạy học, cần căn cứ vào mục đích yêu cầu,nội dung và đặc trưng từng môn học; căn cứ vào đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứatuổi người học, điều kiện cơ sở vật chất, Trên cơ sở đó giáo viên tổ chức điều khiểnhoạt động dạy, học sinh tự tổ chức điều khiển hoạt động học để thực hiện tốt mụctiêu dạy học.
1.3.4 Hoạt động dạy học và hoạt động học tập
Quá trình dạy học là quá trình phối hợp thống nhất hoạt động điều khiển, tổchức hướng dẫn của giáo viên với hoạt động lĩnh hội, tự giác, tích cực, sáng tạo củahọc sinh nhằm làm cho học sinh đạt tới mục tiêu dạy học Quá trình dạy học baohàm trong đó hoạt động dạy và hoạt động học, được thực hiện đồng thời cùng vớimột nội dung và hướng tới cùng với một mục đích
* Hoạt động dạy học
Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy lý thuyết, hoặc hướng dẫn thực hànhnghề, hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trongtoàn bộ quá trình dạy học Người giáo viên căn cứ kế hoạch dạy học để tổ chức chohọc sinh hoạt động với mọi hình thức
Giáo viên dạy nghề phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 điều 58Luật Dạy nghề và phải có chứng chỉ sư phạm
Nhiệm vụ và quyền của giáo viên dạy nghề thực hiện theo điều 72, điều 73của Luật giáo dục năm 2005, theo điều 59 của Luật Dạy nghề 2006 và theo quy địnhtại Nghị định số 139/2006/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật lao động về dạy nghề
Trong dạy học các điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong dạy họccác môn học thực hành chuyên môn nghề là: Phẩm chất và năng lực của giáo viên kỹthuật, mục tiêu và nội dung môn học; phương pháp dạy học, trình độ nhận thức củahọc sinh, điều kiện cơ sở vật chất và đánh giá kiểm tra,
* Hoạt động học tập
Là quá trình hoạt động của học sinh trong đó học sinh dựa vào nội dung dạyhọc, vào sự chỉ đạo của giáo viên để chủ động và sáng tạo lĩnh hội kiến thức Hoạtđộng học là một nhận thức độc đáo, thông qua hoạt động học, người học chủ động
Trang 31thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cựcnhận thức và cải biến hiện thực khách quan
Nhiệm vụ và quyền của học sinh học nghề dược quy định tại điều 85 và điều
86 của Luật giáo dục
Chính sách đối với người học nghề thực hiện theo các điều 89, 90, 91 và 92của Luật Giáo dục và theo các điều 65, 66 của Luật Dạy nghề
1.3.5 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu quan trọng khôngthể thiếu trong quá trình dạy học Kiểm tra đánh giá có quan hệ hữu cơ với quá trìnhdạy học Đánh giá là động lực thúc đẩy tích cực hoạt động dạy học và là công cụ đotrình độ người học Qua kiểm tra đánh giá giúp cho các nhà quản lý điều chỉnh, cảitiến nội dung chương trình, kế hoạch dạy học đồng thời giúp cho giáo viên luôn đổimới nội dung, phương pháp dạy học
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải đảm bảo những yêu cầu về tínhchính xác, tính khoa học, tính khách quan và công khai
- Đối với giáo viên ĐTN: Xác định được thành tích và thái độ của từng học
sinh học nghề và của toàn bộ lớp học, qua đó phân tích nguyên nhân của những kếtquả thu được từ đó tìm ra giải pháp để cải tiến công tác sư phạm
- Đối với học sinh học nghề: Họ tự xác định được sự hiểu biết và nâng cao
của chính mình so với yêu cầu đặt ra trong chương trình giáo dục
- Đối với người quản lý giáo dục: Rút ra được những trọng tâm của công
tác giáo dục và giáo dưỡng ở cơ sở đào tạo của mình từ đó có những giải pháp trongcông tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạo của trường
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ-CÔNG NGHỆ
1.4.1 Nội dung quản lý đào tạo
1.4.1.1 Quản lý kế hoạch đào tạo
Quản lý kế hoạch dạy nghề được tiến hành trong quá trình quản lý kế hoạchđào tạo chung Quản lý kế hoạch bao gồm việc thu thập thông tin, tổ chức lập kếhoạch, giám sát thực hiện mục tiêu, điều chỉnh nội dung, nguồn lực, giải pháp, tiến
độ hoạt động và kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu dạy lý thuyết và dạy học thực
Trang 32hành Những vấn đề này lại được thiết kế trên cơ sở phân tích thị trường lao động.Nội dung của kế hoạch dạy học phải thể hiện được:
- Mục tiêu đào tạo nghề và mục tiêu đào tạo chung;
- Thời gian và phân bổ thời gian cho khóa học;
- Thời gian thực học tối thiểu trong mỗi hoạt động
1.4.1.2 Quản lý nội dung, kế hoạch, chương trình giảng dạy
Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy là một giải pháp quan trọng trong quátrình đào tạo nhằm bảo đảm chất lượng và mục tiêu đào tạo về mặt kỹ thuật vàchuyên môn, thường gọi là công tác giáo vụ bao gồm:
- Quản lý thực hiện kế hoạch tiến độ thời gian và các hoạt động giảng dạy,học tập và các hoạt động khác Tức là theo dõi, điều tiết để đảm bảo hoạt động giảngdạy, học tập, lao động, thể dục, quân sự, được thực hiện đủ nội dung và thời gian quyđịnh bảo đảm cho khóa học kết thúc đúng thời gian không bị kéo dài Căn cứ để theodõi là bảng tiến độ năm học và lịch học tập toàn khóa Trong quá trình triển khaithực hiện tiến độ trên thực tế có thể do điều kiện khách quan mà tiến độ có thể bịthay đổi Vì vậy người quản lý phải hết sức nhạy bén, chủ động, một mặt phải giữvững được các quy định đã ghi trong kế hoạch đào tạo, mặt khác phải tranh thủ mọiđiều kiện thuận lợi bảo đảm cho đào tạo được kết quả cao, không được cắt xén tùytiện chương trình và thời gian đào tạo
- Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy, học tập lý thuyết Yêu cầu của côngtác quản lý là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt các chương trìnhchuyên môn học để đảm bảo khối lượng và chất lượng kiến thức cho học sinh theođúng với mục tiêu đào tạo, làm cho học sinh tích cực học tập, lao động biến kiếnthức truyền thụ của thầy thành kiến thức của mình từ đó vận dụng vào thực tiễn
- Quản lý hoạt động thực tập tay nghề Trong thực hành nghề thì công tácquản lý phải tận dụng mọi điều kiện sẵn có, bám sát tình hình sản xuất, nhu cầu củacác doanh nghiệp để đảm báo cho học sinh được thực tập đầy đủ 3 khâu: Thực tậpnghề liên quan, thực tập nghề chuyên môn và thực tập kết hợp với sản xuất để làmtốt điều này cần phải xây dựng được đề cương thực tập, lựa thầy cô có kinh nghiệm,
có tay nghề cao hướng dẫn hoặc ký kết với các doanh nghiệp, nhà máy, công ty hợpđồng kèm cặp
Trang 331.4.1.3 Quản lý phương pháp dạy học trong đào tạo nghề
Trong đào tạo, quản lý phương pháp là một khâu vô cùng quan trọng Việcđổi mới phương pháp dạy học là nhằm hình thành cho học sinh năng lực tự học, tựnghiên cứu Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Công tác quản lý đòihỏi người quản lý phải tìm hiểu bản chất và cách thức áp dụng những mô hìnhphương pháp dạy học hiệu quả phù hợp với điều kiện địa phương và học sinh nhưngvẫn đảm bảo quy trình đào tạo Quản lý phương pháp dạy học thực hành phải bảođảm định hướng cho giáo viên và học sinh áp dụng các phương pháp hiệu quả vớitừng nghề hay chuyên môn, thường xuyên khuyến khích giáo viên sáng tạo trong ápdụng phương pháp tiên tiến và học sinh rèn luyện các kỹ năng học tập theo cácphương pháp đó Tính chất chung của các phương pháp là:
- Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh
- Dựa vào hoạt động chủ động của chính người học
- Tạo ra môi trường học tập năng động, giàu tính nhân văn và các quan hệ
1.4.1.4 Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên
Quản lý giảng dạy của giáo viên có ý nghĩa là một mặt nâng cao nhiệt tình,tinh thần trách nhiệm và phương pháp giảng dạy của giáo viên, mặt khác hướng dẫnkiểm tra đôn đốc, để giáo viên hoàn thành đầy đủ các khâu trong quy định về nhiệm
vụ của người giáo viên Nội dung quản lý bao gồm:
- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu quán triệt nguyên lý phương châm,đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, vị trí của công tác đào tạo nguồn laođộng có kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Đôn đốc và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dung giảng dạycác môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên: Chỉ đạo thực hiện tốt kế
Trang 34hoạch thời gian, khối lượng và kiến thức; kiểm tra việc thực hiện các bước lên lớp,phương pháp giảng dạy và nội dung kiến thức giảng dạy của giáo viên; Thườngxuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách mẫu biểu giáo vụ như sổ ghi đầu bài, sổ taygiáo viên, sổ tay giáo viên chủ nhiệm, các phiếu ghi điểm, các báo cáo
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên: Thông quaviệc học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế, hội giảng giáo viên dạy giỏi các cấp; Bồidưỡng về nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên về phương pháp giảng dạy, nghiên cứucác tài liệu, gửi đi đào tạo, bồi dưỡng,
1.4.1.5 Quản lý hoạt động học của học sinh
Yêu cầu của công tác quản lý là làm cho học sinh hăng hái tích cực trong laođộng, học tập, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập đồng thời có khả năng vậndụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất Hiện nay một số học sinh cũng như một
số gia đinh quá thiên về học để có bằng cấp mà bỏ qua mục tiêu học để biết, học đểlàm, học để chung sống, học đề làm người để phát triển cho nên không có mục tiêuhọc tập rõ ràng, cho nên xảy ra hiện tượng học tủ, học lệch, học thêm tràn lan, hiệntượng dạy học theo kiểu áp đặt, chủ yếu là để thi đỗ Chính vì vậy trong quá trìnhdạy học đặc biệt là dạy thực hành rèn luyện kỹ năng và năng lực hành nghề công tácquản lý rất quan trọng Nội dung quản lý bao gồm:
- Xây dựng động cơ, thái độ đúng đắn cho học sinh, điều này rất quan trọng
vì học sinh học nghề với đối tượng đầu vào như hiện nay về trình độ văn hóa đại đa
số là yếu do mới học hết trung học cơ sở hoặc do không thi đỗ vào các trường đạihọc, cao đẳng nên ngại học lý thuyết, cho lý thuyết là không quan trọng, cứ rèn taynghề giỏi là được Do nhận thức lệch lạc nên chất lượng học tập bị hạn chế, học sinhgiỏi không nhiều Cho nên trong công tác quản lý phải quán triệt với đội ngũ giáoviên để trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa lý luậnvới thực tiễn để học sinh hiểu được bản chất của vấn đề cần làm
- Quản lý việc chấp hành chế độ quy định của học sinh, trong công tác quản
lý phải quán triệt cho học sinh những quy định, quy chế về đào tạo như quy chếtuyển sinh, quy chế kiểm tra, xét lên lớp, xét công nhận tốt nghiệp, các văn bản quyphạm pháp luật của nhà nước
Trang 35- Quản lý việc tự học của học sinh, đôn đốc giáo viên thực hiện nghiêm túcchế độ kiểm tra bài thường xuyên, định kỳ và kết thúc môn học.
- Hàng tháng và định kỳ phải nắm vững tình hình học tập, kết quả học tập
và rèn luyện của học sinh
1.4.1.6 Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học
Quản lý trang bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học chính là quản lý nhữngnguồn lực quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện đúng và đủ mục tiêu, chương trìnhđào tạo Quản lý tốt cơ sở vật chất kỹ thuật không chỉ là xây dựng kế hoạch tăngcường các trang thiết bị, vật tư thực hành mà quan trọng hơn là tổ chức thực hiện kếhoạch và chỉ đạo sao cho phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng các trang thiết bị đó
Nội dung của việc quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm:
- Xác định các nguồn lực đảm bảo cho việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất
+ Phát huy sức mạnh của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc tạo
ra các trang thiết bị phục vụ cho đào tạo
- Trong điều kiện hiện nay, với sự hạn hẹp của nguồn vốn đầu tư của các cổđông thì việc trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đặc biệt là thiết bị thực hành tiên tiến,công nghệ hiện đại, phù hợp với thị trường sản xuất là điều hết sức khó khăn Vì vậy,một trong những giải pháp cần thiết để học sinh có thể tiếp cận được với sự tiến bộcủa kỹ thuật trong thực tế chính là sự liên kết của nhà trường với các doanh nghiệpsản xuất và kinh doanh ngành nghề tương tự, gắn việc dạy nghề trong nhà trường vớithực tế sản xuất ở cơ sở Điều này còn tạo ra sự tranh thủ, tận dụng nguồn thiết bị kỹthuật, vật tư ở các cơ sở trong việc tổ chức đào tạo nghề
Các hoạt động phục vụ tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạysong lại có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục trong nhà trường Việcthực hiện tốt hay không tốt công tác phục vụ sẽ tạo nên sự thuận lợi hay không thuận
Trang 36lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên cũng như học tập của họcsinh hay có thể nói rằng hoạt động phục vụ là một trong những điều kiện để thựchiện nhiệm vụ của nhà trường.
Nội dung của việc quản lý hoạt động phục vụ dạy học bao gồm:
- Quản lý việc tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân lực trong nhà trườngtheo kế hoạch phát triển đã được xác định, trong đó đặc biệt chú ý tới việc phát triểnđội ngũ giáo viên để có thể đáp ứng được các đòi hỏi của sự phát triển trước mắtcũng như trong tương lai của nhà trường
- Quản lý việc cung cấp các trang thiết bị hành chính như: Bàn ghế, bảng,đèn chiếu sáng , các văn phòng phẩm phục vụ cho quá trình giảng dạy của giáoviên và học tập của học sinh
- Thực hiện việc cung cấp nguyên, nhiên vật liệu đầy đủ, đảm bảo cho quátrình thực tập, rèn luyện tay nghề của HS Đây là công việc đòi hỏi phải được thựchiện một cách khoa học, có kế hoạch, bám sát được quá trình học tập của học sinh đểvừa đảm bảo chất lượng thực tập vừa tránh tồn kho, gây lãng phí
- Duy trì việc bảo vệ trật tự an toàn trong khu vực nhà trường, chống mấtmát tài sản của tập thể và cá nhân
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đào tạo nghề
1.4.2.1 Những yếu tổ khách quan
* Bối cảnh trong nước và quốc tế
+ Xu thế toàn cầu hóa và Hội nhập kinh tế Quốc tế đem lại nhiều thời cơ vàcũng nhiều thách thức to lớn đòi hỏi Đảng và nhà nước phải tích cực đổi mới vềchiến lược và sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đấtnước
+ Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những tháchthức không nhỏ cho giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam Quá trình tăng cường hợp táckhu vực ASEAN và các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu mớikhông chỉ nền kinh tế mà cả về giáo dục đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân lực theocác chuẩn mực đào tạo khu vực và quốc tế
Trang 37+ Tiến bộ KHCN và những đổi mới về tổ chức, quản lý sản xuất – dịch vụtrong tất cả các lĩnh vực KT - XH cũng đặt ra những yêu cầu mới về cơ cấu và chấtlượng đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo nghề nghiệp nói riêng.
+ Nhận thức về đào tạo nghề của xã hội đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt,
xã hội đã quý trọng tay nghề, người công nhân có kỹ thuật khả năng và cơ hội tìmkiếm việc làm dễ dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn
+ Yêu cầu mới đối với công tác quản lý đào tạo nghề nhằm mang lại hiệu quả
và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, đó là tăngnhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ
* Cơ chế, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước
Cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước là kim chỉ nam, là yếu tố ảnh hưởngrất lớn tới sự phát triển đào tạo nghề cả về qui mô, cơ cấu và cả chất lượng đào tạonghề Trong đó có những yếu tố tác động vào môi trường, rồi môi trường tác độnglên đào tạo nghề
- Định hướng chung về công tác dạy nghề
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo xác định mục tiêu đối với giáo dục nghề nghiệp là “tập trung đào tạo
nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp Hình thành hệ thốnggiáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghềnghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuậtcông nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.”, “Đẩy mạnh đào tạo nghềtheo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kếtchặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo Xây dựng và thực hiện cácchương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn; đồng thờichú trọng đào tạo nghề cho nông dân, nhất là đối với những người thuộc diện thuhồi đất; nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục,đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn Bảo đảm công bằng xã hội trong giáodục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ người có công, đồng bào dân tộc thiểu
số, học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ởvùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn.” “Đổi mới phương thức đánh giá vàcông nhận tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực
Trang 38hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp Có cơ chế để tổ chức và cá nhân sửdụng lao động tham gia vào việc đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo.”
- Quy hoạch phát triển công tác dạy nghề
Năm 2010 Bộ LĐTB-XH xây dựng Đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề ởViệt Nam giai đoạn 2011-2020, đặt ra mục tiêu tổng quát là tạo sự đột phá về chấtlượng dạy nghề theo hướng tiếp cận trình độ khu vực và thế giới; tăng quy mô đàotạo nghề; gắn kết dạy nghề với doanh nghiệp… Đề án có tổng kinh phí hơn 41.000
tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốnODA Nguồn vốn xã hội, doanh nghiệp, người học và các nguồn vốn hợp pháp khácchỉ chiếm 3% Mục tiêu của đề án mỗi năm dạy nghề cho khoảng 1,1 triệu người,trong đó đào tạo theo chương trình nghề tiên tiến của các nước trong khu vựcASEAN và quốc tế trong giai đoạn 2011-2020 khoảng 55.000 lao động; đến năm
2020 cả nước có 230 trường cao đẳng nghề, 400 trường trung cấp nghề phấn đấuđến năm 2015 cả nước có 26 trường chất lượng cao, trong đó có 5-6 trường đạt đẳngcấp quốc tế; mỗi trường nghề có ít nhất 1-2 nghề đạt chuẩn quốc gia, một số trường
có những nghề tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và thế giới[15, tr 1 ]
Cùng với Đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020, ngày27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra Quyết định số 1956 phê duyệt đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Mục tiêu của Đề án là: Bìnhquân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đàotạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã Đề án có tổng kinh phí là 25.980
tỷ đồng, thực hiện ở 3 giai đoạn: 2009-2010; 2011-2015; 2016-2020
Các Dự án trên đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước tớingười lao động nói riêng và chiến lược dạy nghề nói chung Giải quyết tốt vấn đềđào tạo nghề và tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người dân cũng đồng nghĩa vớiviệc đã tháo được một nút thắt quan trọng trong vấn đề an sinh xã hội
1.4.2.2 Những yếu tố chủ quan
Đây là nhóm yếu tố bên trong các cơ sở đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng đào tạo Các yếu tố này do hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở dạy nghềquyết định Các yếu tố này bao gồm các nhóm sau:
Trang 39- Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo:
Trong trường Cao đẳng nghề các nhân tố về điều kiện đảm bảo ảnh hưởng tớichất lượng đào tạo nghề bao gồm:
+ Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (manpower – m1)
+ Đầu vào là học sinh tham gia học các chương trình ĐTN (Material – m2) + Cơ sở vật chất, trang thiết bị (Machino – equipment – m3)
+ Nguồn tài chính (Money – m4)
+ Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học nghề (Marketing – m5)
+ Các nhân tố trên được gắn kết bởi nhân tố quản lý (Management – M)
Các nhân tố trên được sơ đồ hoá như sơ đồ 1.2 M vừa gắn kết 5m vừa đảm bảocho 5m vận động đồng bộ Nhân tố M ở đây bao gồm cả quản lý chất lượng Nhưphân tích ở các phần trên chất lượng được quyết định bởi quản lý Để đảm bảo chấtlượng dịch vụ cung cấp cho người học, các cơ sở đào tạo phải xây dựng hệ thốngquản lý chất lượng và áp dụng các phương pháp và công cụ kiểm soát chất lượngphù hợp Hiện nay hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000, và các công cụ thống
kê đang được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức và mang lại kết quả tốt
Sơ đồ 1.2 : Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng trong trường dạy nghề
- Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo Bao gồm các nhân tố sau:
Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được thiết
kế phù hợp với nhu cầu của thị trường, yêu cầu người học hay không?
Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực, chủđộng của người học, có phát huy được cao nhất khả năng học tập của từng “kháchhàng” hay không ?
M
Trang 40Hình thức tổ chức đào tạo có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho ngườihọc không? Có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học không ?
Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị các tệ nạn xã hội xâmnhập không? Các dịch vụ phục vụ cho học tập, sinh hoạt có sẵn và thuận lợi không? Môi trường văn hoá trong nhà trường có tốt không? Người học dễ dàng có đượccác thông tin về kết quả học, kế hoạch học và các hoạt động của nhà trường không?
Sơ đồ 1.3: Quá trình đào tạo và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo
MÔI TRƯỜNG
CÁC CHÍNH SÁCH
Mục tiêu, nội dung đào tạo
Quá trình đào tạo
Quá trình giảng dạy và học tập (lý thuyết và thực hành)
Đầu vào
Đối tượng tuyển
sinh, Giáo viên,
Thiết bị, CSVC
Kết quả đào tạo (đầu ra)
Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Phát triển chương trình, phương pháp đào tạo, phương pháp đánh giá
Kiểm tra đánh giá kết quả, cấp văn bằng chứng chỉ
Đánh giá,
lựa chọn
Thông tin phản hồi
Sự thích ứng thị trường lao động, tình hình việc làm, năng suất lao động, thu nhập, phát triển nghề nghiệp