1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tiểu học ở quận 8, thành phố hồ chí minh

118 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Nghiên cứu công tác quản lý việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục của hiệu trưởng các trường tiểu học ở quận 8 địa bàn thànhphố Hồ Chí Minh là bước tiếp tục

Trang 1

VÕ THỊ TRÚC MAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, 2014

Trang 2

VÕ THỊ TRÚC MAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Thái Văn Thành

Nghệ An, 2014

Trang 3

Để đạt tới kết quả tốt đẹp như hôm nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo Trường đại học Vinh, Phòng giáo dục& Đào tạo Quận 8- Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng giáo dục, các trường Tiểu học, các lực lượng giáo dục ở Quận 8- Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và làm luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ lớp Cao học Quản lý giáo dục khoá XX - Trường đại học Vinh học tại trường Đại học Sài Gòn.

Lời cảm ơn đặc biệt xin dành cho thầy giáo PGS TS Thái Văn Thành, người trực tiếp hướng dẫn một cách tận tình chu đáo và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành được luận văn với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình.

Sau cùng tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp, tất cả bạn bè những người thân đã luôn quan tâm ủng hộ trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này./.

Thành Phố Hồ chí Minh, Tháng 2 năm 2014 Tác giả

Võ Thị Trúc Mai

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ PHỐI HỢP CỦA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU

HỌC……….……….…

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 5

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 6

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 8

1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 8

1.2.1.1 Khái niệm “Quản lý” 8

1.2.1.2 Khái niệm “Quản lý giáo dục” 10

1.2.1.3 Khái niệm “Quản lý nhà trường” 11

1.2.2 Khái niệm về các lực lượng giáo dục 14

1.2.3 Khái niệm về phối hợp giáo dục 15

1.2.4 Khái niệm về quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục 16

1.3 CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC 17

1.3.1 Vị trí, vai trò của việc tổ chức kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý và giáo dục học sinh tiểu học 17

1.3.1.1 Việc kết hợp tốt giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục phát huy được sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý giáo dục học sinh tiểu học 18

1.3.1.2 Phối hợp nhuần nhuyễn ba môi trường giáo dục tạo được sự thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục 18

Trang 6

1.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀTRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TH .211.4.1 Sự cần thiết phải quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hộitrong giáo dục học sinh ở trường TH 21

1.4.1.1 Kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục quản lý học sinh tiểu học 23 1.4.1.2 Những tiền đề mới trong quản lý giáo dục HS giai đoạn hiện nay 24

1.4.2 Nội dung quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trongviệc giáo dục học sinh ở trường TH 25

1.4.2.1 Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh ở trường TH 25 1.4.2.2 Tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh ở trường TH 26 1.4.2.3 Chỉ đạo, điều khiển hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và

xã hội trong việc giáo dục học sinh ở trường TH 26 1.4.2.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và

xã hội trong việc giáo dục học sinh ở trường TH 26

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và

xã hội trong giáo dục học sinh ở trường TH 27

1.4.3.1 Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng đến việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục 27 1.4.3.2 Vị trí, vai trò của trường TH đối với phát triển giáo dục thời kỳ CNH - HĐH 29 1.4.3.3 Trình độ nhận thức của thầy cô giáo, gia đình, học sinh và các tổ chức xã hội về quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội 30

Trang 7

HÌNH GIÁO DỤC TẠI QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 332.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 332.1.2 Tình hình giáo dục trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh 342.2 THỰC TRẠNG VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH

VÀ XÃ HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH 382.2.1 Nhận thức vai trò việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội 382.2.2 Nội dung và giải pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội tạicác trường tiểu học ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh 422.3 THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀTRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TẠICÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 472.3.1 Nhận thức về vai trò của hoạt động quản lý sự phối hợp giữa nhà trườngvới gia đình và xã hội 472.3.2 Thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình phối hợp giữa nhà trường vớigia đình và xã hội 492.3.3 Quản lý tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình

và xã hội 512.3.4 Quản lý kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và

xã hội trong công tác giáo dục học sinh 532.4 NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁCPHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁODỤC HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒCHÍ MINH 56

Trang 8

QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH……….

3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 63

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 63

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 63

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 64

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 64

3.2 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC Ở QUẬN 8- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 65

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết phối hợp các lực lượng xã hội để giáo dục học sinh 65

3.2.2 Kế hoạch hóa việc quản lý hoạt động phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung, biện pháp hoạt động giáo dục 72

3.2.3 Tổ chức và chỉ đạo công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tiểu học 76

3.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GĐ cho học sinh TH 81

3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP 83

3.4 KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CÁC GIẢI PHÁP 84

Trang 9

cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững nhất chúng ta không thể không pháttriển sự nghiệp giáo dục Nếu nói khoa học công nghệ giữ vai trò nền tảng trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì “Việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và pháthuy nguồn lực con người là nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hóa, hiệnđại hóa” là nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo Vì thế, Đảng và Nhà nước ta đãkhẳng định: “Giáo đục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lựccủa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Hội nghị Trung ương 6, khóa IX)

Giáo dục tiểu học là niềm tin của gia đình và xã hội, là bậc học nền tảng của

hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹnăng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học Trung học cơ sở

Giáo dục mang tính chất xã hội, bởi đó là thuộc tính của hoạt động giáo dục.Bên cạnh đó Mác đã nói “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, nếuchúng ta chỉ gói gọn hoạt động giáo dục giữa bốn bức tường của nhà trường thìchúng ta không thể có được một lực lượng con người tốt nhằm đạt tới những mụctiêu trên của đất nước Do đó, việc giáo dục đào tạo con người chịu sự tác động rấtlớn bởi các mối quan hệ với nhà trường, gia đình và xã hội, cụ thể trong Nghị quyếtTrung ương 2 khóa VIII đã nêu: Các cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền,các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội, các gia đình và mọi cá nhân đều

có trách nhiệm tích cực góp phần phái triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Như vậy thực chất của vấn đề xã hội hóa giáo dục là sự phối hợp của ba môitrường: Nhà trường, gia đình và xã hội nhằm khai thác mọi tiềm năng để đóng gópcho sự nghiệp giáo dục

Trang 10

- Lý do về mặt thực tiễn:

Hiện nay chất lượng giáo dục nước nhà đang là mối quan tâm chung của toàn

xã hội Những chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về công tác xã hội hóagiáo dục được đưa ra rất kịp thời, đúng đắn đã tạo ra được những bước tiến mớitrong sự nghiệp giáo dục của đất nước

Ý thức về tầm quan trọng của giáo dục đối với người dân ngày càng đượchình thành rõ nét, chất lượng đào tạo và hiệu quả giáo dục ngày càng được nângcao Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học, nhiều tỉnh thành đã đạtchuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

Việc thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã tạo được sựliên kết thống nhất trong việc giáo dục trẻ, huy động được sự đóng góp về nhân lực,vật lực, tài lực cho giáo dục Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổchức chính trị xã hội, đoàn thể trong việc hoàn thành và đạt chuẩn phổ cập giáo dụcTiểu học, phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở Đảmbảo huy động tỉ lệ trẻ ra lớp, chống lưu ban, bỏ học

Tuy vậy, hiện nay có nhiều phụ huynh nhận thức chưa đúng vai trò, tầmquan trọng của sự nghiệp giáo dục đối với cuộc cách mạng to lớn mà toàn Đảng,toàn dân đang phấn đấu thực hiện Do đó họ không quan tâm đúng mức đến việc

dạy học ở trường, khoán trắng việc giáo dục con em cho các thầy cô giáo, cho nhà trường Mỗi gia đình đều muốn con em mình học giỏi và ngoan nhưng lại không

hỗ trợ tích cực cho nhà trường Để xoá bỏ tư tưởng trên, nhà trường phải có tráchnhiệm giải thích, thuyết phục để mỗi gia đình đều nhận thức được trách nhiệm của

mình đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và con em mình nói riêng.

Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp quản lý phốihợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh Tiểu học ở quận

8, Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục về mọimặt cho học sinh, góp phần rèn luyện học sinh trở thành những công dân tương lai

có ích cho xã hội

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 11

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp quản lý

phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh Tiểu học ởquận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý phối hợp giữa nhà trường với giađình và xã hội trong giáo dục học sinh Tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia

đình và xã hội trong giáo dục học sinh Tiểu học ở quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các giải pháp đảm bảo tính khoa học, tính khả thi thì sẽnâng cao được hiệu quả quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hộitrong giáo dục học sinh Tiểu học ở quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý phối hợp giữa nhà trường

với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh Tiểu học

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài

5.3 Đề xuất giải pháp quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xãhội trong giáo dục học sinh Tiểu học ở quận 8, Thành phố Hồ chí Minh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các văn bản Nghị quyết, chương trình kế hoạch

- Nghiên cứu các tài liệu kinh điển

- Nghiên cứu sách báo, tạp chí và các công trình khác có nội dung liên quanđến đề tài

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 12

- Lấy ý kiến chuyên gia (qua trao đổi, tọa đàm).

6.3 Phương pháp thống kê toán

Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán nhằm xử lý

số liệu

7 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề quản lý phối hợp giữa nhàtrường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh Tiểu học ở quận 8, Thành phố

Hồ Chí Minh

- Đề xuất một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hộitrong giáo dục học sinh Tiểu học ở quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

- Một số kiến nghị trong việc quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình

và xã hội trong giáo dục học sinh Tiểu học ở quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 3 Một số giải pháp quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xãhội trong giáo dục học sinh Tiểu học ở quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 13

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động Hoạt độngquản lý có vai trò hết sức to lớn, đảm bảo cho việc thực hiện thành công mục đíchlao động, tăng hiệu quả lao động Sự phân công, hợp tác lao động là nhằm đạt hiệuquả, nâng cao năng suất nhưng hiệu quả chỉ có thể thực sự có khi có sự chỉ huyphối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý Mác đã từng khẳng định: Bất cứ lao động

xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều phải có

sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điềukhiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng

Loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau Đánh dấu sựkhác biệt giữa giai đoạn này với giai đoạn khác có rất nhiều yếu tố, một trongnhững yếu tố không thể thiếu được là sự khác biệt về hình thức quản lý Một hìnhthức quản lý mới tiên tiến hơn hình thức quản lý cũ đem đến cho xã hội một diệnmạo mới trên tất cả các mặt của đời sống Nghiên cứu về hoạt động quản lý là mộtlĩnh vực quan trọng, là cơ sở để hình thành những phương thức quản lý mới

Ở phương Đông cổ đại, nhất là ở Trung Hoa và ấn Độ đã xuất hiện tưtưởng quản lý từ rất sớm Những tư tưởng về phép trị nước của Khổng Tử (551 -

479 TrCN), Mạnh Tử (372 - 289 TrCN), Hàn Phi Tử (280 - 233 TrCN) theo đánhgiá của các nhà nghiên cứu hiện đại vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc và đậm nét trongphong cách quản lý và văn hóa của nhiều quốc gia Châu Á, nhất là các nước TrungQuốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên Trong các học thuyết về quản lý phươngĐông cổ đại Khổng Tử, Mạnh Tử và một số người khác chủ trương dùng “Đức trị”

Trang 14

để cai trị dân, Hàn Phi Tử, Thương Ưởng và một số người khác lại chủ trương dùng

“Pháp trị” để cai trị dân

Ở phương Tây cổ đại (vào thế kỷ IV - III TrCN) nhà triết học nổi tiếngXôcơrat trong tập nghị luận của mình viết rằng: những người nào biết cách sử dụngcon người sẽ điều khiển được công việc, hoặc cá nhân hay tập thể một cách sángsuốt Những người không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầm trong công việc

Tư tưởng về quản lý con người và những yêu cầu về người đứng đầu cai trịdân còn tìm thấy trong quan điểm của nhà triết học cổ đại Hy Lạp Platôn (427- 347TrCN) Theo ông, muốn trị nước thì phải biết đoàn kết dân lại, phải vì dân Ngườiđứng đầu phải ham chuộng hiểu biết, thành thật, tự chủ, biết điều độ, ít tham vọng

về vật chất, đặc biệt là phải được đào tạo kỹ lưỡng

Vào thế kỷ thứ XVII, có những nhà nghiên cứu về quản lý tiêu biểu như:Rober Owen (1771 - 1858), Charles Babbage (1792 - 1871), F Taylo (1856 - 1915)người được coi là “cha đẻ” của “Thuyết quản lý theo khoa học”

Do những lợi ích lớn lao của quản lý mà sang thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XXxuất hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau vềquản lý như: Tính khoa học và nghệ thuật quản lý, làm thế nào để việc ra quyết địnhquản lý đạt hiệu lực cao, những động cơ để thúc đẩy một tổ chức phát triển Thành công trong quản lý đã tạo ra một số hiện tượng nhảy vọt thần kỳ trong pháttriển kinh tế - xã hội, như sự xuất hiện các con rồng Châu Á: Nhật Bản, Singapo,Trung Quốc ở thế kỷ XX

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Khoa học quản lý ở Việt Nam tuy được nghiên cứu muộn, nhưng tư tưởng vềquản lý cũng như “Phép trị nước an dân” đã có từ lâu đời Trong “Bình ngô đại cáo”Nguyễn Trãi viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” qua đó chúng ta cũng thấyrằng các ông vua hiền tài đất Việt từ xa xưa đã biết lấy dân làm gốc trong việc quản

lý đất nước

Nhiều công trình nghiên cứu gần đây về khoa học quản lý của các nhà nghiêncứu và các giáo sư giảng dạy các trường đại học viết dưới dạng giáo trình, sách

Trang 15

tham khảo, phổ biến kinh nghiệm đã được công bố Đó là các tác giả: NguyễnQuốc Chí, Đặng Phạm Thành Nghị, Trần Quốc Thành, Đặng Bá Lãm, Nguyễn GiaQuý, Bùi Trọng Tuân, Các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã giảiquyết được vấn đề lý luận rất cơ bản về khoa học quản lý: như khái niệm quản lý,bản chất của hoạt động quản lý, thành phần cấu trúc, chức năng quản lý, chỉ ra cácphương pháp và nghệ thuật quản lý

Cũng như đối với các ngành quản lý khác, quản lý giáo dục luôn là vấn đềđược các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm Đặc biệt là trong sự nhận thức sâu sắcvai trò của giáo dục đối với tương lai phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thìđiều này càng có ý nghĩa Các công trình nghiên cứu giáo dục như “Cơ sở khoa họcquản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Minh Đạo, “Những khái niệm cơ bản về quản

lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận

từ những mô hình” của tác giả Đặng Quốc Bảo, “Lý luận quản lý giáo dục” của tácgiả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, “Những giá trị về tổ chức và quản lý” của tác giả Vũ VănTảo,… thực sự là những công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, mang lại hiệuquả nhất định cho công tác quản lý giáo dục nói chung và công tác quản lý trongnhà trường nói riêng

Bên cạnh những công trình mang tính phổ quát đó, công tác quản lý trongnhà trường phổ thông cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu.Đặc biệt trong những năm gần đây nhiều luận văn tiến sỹ, thạc sỹ đã đề cập đếnđược nhiều vấn đề cụ thể trong công tác quản lý trường học Nhưng đó chỉ là nhữngvấn đề có tính chuyên sâu, gắn với công tác quản lý nảy sinh ở địa phương, nên việctiếp tục nghiên cứu những vấn đề này vẫn có ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu công tác quản lý việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và

xã hội trong giáo dục của hiệu trưởng các trường tiểu học ở quận 8 địa bàn thànhphố Hồ Chí Minh là bước tiếp tục làm phong phú thêm lý luận về quản lý giáo dục,đồng thời cũng góp phần đề ra được một số biện pháp có hiệu quả, thiết thực, đápứng được đòi hỏi của giáo dục ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh; góp phần nâng caochất lượng giáo dục, tạo ra bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo

Trang 16

hướng tiếp cận trình độ thế giới, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế trongthời kỳ hội nhập của đất nước.

Vì vậy vấn đề phối hợp, quản lý sự phối hợp 3 lực lượng “Nhà trường với

gia đình và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh ” đã trở thành

một đề tài nghiên cứu khoa học của các nhà giáo dục Những nhà giáo dục đã đi sâuvào đề tài này phải kể đến: GS -TS Hà Thế Ngữ, GS -TS Đức Minh, GS-TS Đặng

Vũ Hoạt đã đề cập đến vai trò, vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng của sự phối hợpgiữa nhà trường với gia đình và xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.Trong các giáo trình Giáo dục học của Phạm Cốc - Đức Minh vào những năm 70,sau đó là của Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt - Nxb giáo dục (1989) vấn đề này cũngđược đưa vào một số giáo trình khác như giáo dục gia đình của PGS - TS PhạmKhắc Chương - Nxb giáo dục - (1997)

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

1.2.1.1 Khái niệm “Quản lý”

Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng quản lý trở thành một nhân tố của

sự phát triển xã hội Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọilĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan với mọi người C.Mác coi quản lý là một đặcđiểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội Ông viết “bất cứ laođộng xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một qui mô khálớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân Sựchỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ

sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cánhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó”, “Một nhạc sĩđộc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần có một nhạctrưởng” [8] Như vậy C.Mác đã chỉ ra bản chất quản lý là một hoạt động laođộng để điều khiển lao động, một hoạt động tất yếu quan trọng trong quá trìnhphát triển của xã hội loài người Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến ở mọinơi, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và các liên quan đến mọi người Đó là một hoạt

Trang 17

động bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dự trên sự phân công và hợp tác để làmmột công việc nhằm đạt một mục tiêu chung.

Theo Taylor PH.W(1856-1915),định nghĩa “Quản lý là biết được chính xácđiều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành côngviệc một cách tốt nhất và rẻ nhất” Đó cũng là tư tưởng của ông về quản lý

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Quản lý là những tác động có địnhhướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức

để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [30]

Trong quá trình phát triển lý luận quản lý, có nhiều khái niệm khác nhau

về quản lý do các nhà nghiên cứu lý luận cũng như thực hành quản lý đưa ra: “Quản

lý được hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổiliên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng tháimới thích ứng với hoàn cảnh mới”

“ Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu củatừng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” hay “ Quản lý là những tácđộng của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điềuchỉnh, điều phối các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong và ngoài tổ chức, chủyếu là nội lực một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả caonhất”

Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Viện Ngôn Ngữ năm 2005, quản lý đượcđịnh nghĩa là: “trông coi và giữ gìn theo những nhu cầu nhất định, tổ chức vàđiều khiển các hoạt động theo những nhu cầu nhất định”

Từ các khái niệm quản lý khác nhau, có thể hiểu một cách khái quát: quản lý

là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản

lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đề ra.Giáo dục là lĩnh vực rất quan trọng của xã hội, do đó quản lý giáo dục làmột loại hình quản lý xã hội phải được đặc biệt quan tâm, sau đây chúng ta đi sâuvào khái niệm quản lý giáo dục

Trang 18

1.2.1.2 Khái niệm “Quản lý giáo dục”

Theo tác giả Trần Kiểm “giáo dục và quản lý giáo dục là tồn tại song hành.Nếu nói giáo dục là hiện tượng xã hội tồn tại lâu dài cùng với xã hội loài người thìcũng có thể nói như thế về quản lý giáo dục” Ở khái niệm về quản lý giáo dụcông đã đưa ra hai nhóm khái niệm quản lý giáo dục tương ứng: một cho quản lýmột nền (hệ thống) giáo dục đó là quản lý vĩ mô và một cho quản lý một nhàtrường là quản lý vi mô [18]

Đối với cấp vĩ mô ông cho rằng “quản lý giáo dục được hiểu là những tácđộng tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) củachủ thể quản lý đến tất cả các mắc xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các

hệ thống giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mụctiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.”[18]

“Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích củachủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi (chỉ khả năng mới của

hệ thống mà khi các phần tử đứng riêng rẽ thì không thể tạo ra được) của hệthống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa

hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự công bằngvới môi trường bên ngoài luôn luôn biến động.”

Đối với cấp vi mô ông cho rằng “quản lý giáo dục được hiểu là hệ thốngnhững tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợpquy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thểhọc sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trườngnhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường”.Quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quátrình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợđắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhâncách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường

Khái quát lại, nội hàm của khái niệm quản lý giáo dục chứa đựng những

Trang 19

nhân tố đặc trưng cơ bản sau:

- Phải có thể chế quản lý giáo dục, ở tầm vĩ mô là quản lý nhà nước mà cơquan trực tiếp quản lý là Bộ, Sở, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo, ở tầm vi mô làquản lý của hiệu trưởng nhà trường

- Phải có hệ thống tác động quản lý theo một nội dung, chương trình, kếhoạch thống nhất từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục đích giáodục trong mỗi giai đoạn cụ thể của xã hội, phải có một lực lượng đông đảo nhữngngười làm công tác giáo dục cùng với hệ thống cơ sở vật chất tương ứng

Tóm lại, QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đốitượng và khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dụcđạt được kết quả mong muốn một cách có hiệu quả nhất

1.2.1.3 Khái niệm “Quản lý nhà trường”

Trong hệ thống GD, nhà trường chiếm giữ một phần quan trọng, chủ yếu Đaphần các hoạt động GD đều được thực hiện trong nhà trường, thông qua hệ thốngnhà trường (phổ thông, THCN, CĐ, ĐH và sau ĐH) Nhà trường là “tế bào chủchốt” của hệ thống GD từ trung ương đến cơ sở Theo đó quan niệm QLGD luôn đikèm với quan niệm QL nhà trường; Các nội dung QLGD luôn gắn liền với QL nhàtrường Quản lý nhà trường có thể được coi như là sự cụ thể hoá công tác QLGD

Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Quản lý nhà trường là hệ thống những tácđộng có hướng đích của hiệu trưởng (the principal) đến con người (giáo viên, cán

bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin,v.v ) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luậtkinh tế, quy luật xã hội, v.v ) nhằm đạt mục tiêu giáo dục.”

Ngày nay nhà trường trong nền kinh tế công nghiệp không chỉ là thiết kế sưphạm đơn thuần Công việc diễn ra trong nhà trường có mục tiêu cao nhất là hìnhthành “nhân cách - sức lao động”, phục vụ phát triển cộng đồng làm tăng nguồn vốncon người (Human Capital), vốn tổ chức (Organizational Capital) và cả vốn xã hội(Social Capital)

Trang 20

Theo Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý nhà trường là: “Tập hợp những tác độngtối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp ) của chủ thểquản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác, nhằm tận dụng cácnguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xâydựng vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểmhội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạchđào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới.” [30, tr10].

Theo giáo sư Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốigiáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục Mục tiêu đào tạo đối vớingành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [16 tr30]

Bản chất Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, làm sao đưahoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác dần dần tới mục tiêu giáo dục

Quản lý nhà trường là một hoạt động thực hiện trên cơ sở những quy luậtchung của quản lý, đồng thời có những nét riêng mang tính đặc thù của giáo dục

Quản lý nhà trường khác với quản lý xã hội khác, nó được quy định với bảnchất lao động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học và quátrình giáo dục, trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là chủ thể sáng tạo chủđộng vừa là đối tượng quản lý Sản phẩm của các hoạt động trong nhà trường lànhân cách người học sinh được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng và rènluyện, phát triển theo yêu cầu phát triển của xã hội

Thực chất quản lý giáo dục, suy cho cùng là tạo điều kiện thuận lợi cho cáchoạt động trong nhà trường vận hành theo đúng mục tiêu Trường học là một thành

tố của hệ thống giáo dục nên quản lý trường học cũng được hiểu như một bộ phậncủa quản lý giáo dục “Thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông ViệtNam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hoá đường lối đóthành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước.”

Như vậy, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục trong một phạm vixác định đó là đơn vị giáo dục là nhà trường Do đó quản lý nhà trường là vận dụng

Trang 21

tất cả các nguyên lý chung của quản lý giáo dục để đẩy mạnh mọi hoạt động củanhà trường theo mục tiêu đào tạo.

- Đối tượng của quản lý nhà trường

Dưới góc độ giáo dục học, hoạt động dạy học được xem là hoạt động trungtâm trong bất kỳ một nhà trường nào Quá trình dạy học của nhà trường là quá trìnhtrong đó diễn ra hai hoạt động cơ bản là dạy và học; Người ta gọi đó là hai mặt củaquá trình dạy học Đó là quá trình hoạt động của cả thầy lẫn trò nhằm thực hiện cóhiệu quả các nhiệm vụ dạy học đã đề ra Đồng thời hai hoạt động này gắn bó vàthống nhất với nhau, phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học và tạo ra chấtlượng dạy học Trong khi đó quá trình dạy học là quá trình bao hàm nhiều yếu tốnhư mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kếtquả dạy học v v Do vậy QL nhà trường chính là QL tất cả các mặt, các yếu tố liênquan đến hoạt động dạy học, quá trình dạy học mà chủ yếu là quản lý hoạt độngdạy của GV và hoạt động học của HS nhằm tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đàotạo, hoàn thiện và phát triển nhân cách thế hệ trẻ một cách khoa học, toàn diện vàhiệu quả

Trong thực tế cho thấy đối tượng của QL nhà trường thường gồm: việc xâydựng và thực hiện nội dung dạy học; hoạt động dạy của GV (biên soạn giáo trình,giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, lên lớp, giúp đỡ kiểm tra HS học tập); hoạt độnghọc tập của HS (nề nếp, thái độ học tập, kết quả học tập); việc sử dụng CSVC kỹthuật phục vụ hoạt động dạy học Nếu tất cả những đối tượng trên được quan tâm,chú ý và thực hiện tốt thì công tác QL nhà trường sẽ thu được kết quả mong muốn

- Mục đích của Quản lý nhà trường

Nhiều nhà nghiên cứu về QLGD, QL nhà trường đã đưa ra nhận định, tổngkết về chức năng, mục đích của QL nhà trường Có thể nêu ra dưới đây những nhậnxét khái quát như sau:

“QL nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệmcủa mình, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD,mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh”; mục đích của QL nhà

Trang 22

trường là nhằm làm cho quá trình giáo dục và đào tạo vận hành một cách tối ưu tớimục tiêu dự kiến

Quản lý nhà trường là quản lý toàn diện mọi hoạt động, mọi nguồn lực củanhà trường Nhưng vì trong nhà trường, hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản, đặctrưng cho trường học, do vậy quản lý nhà trường chính là quản lý hoạt động dạy họccủa nhà trường nhằm đưa nhà trường đạt được hiệu suất cao nhất, chất lượng caonhất với mục đích cuối cùng là làm sao đáp ứng cao nhất nhu cầu học tập của nhândân, đáp ứng yêu cầu phát triển nhân cách toàn diện cho người học ở mọi cơ sở GD,đào tạo ra những công dân có ích cho xã hội

1.2.2 Khái niệm về các lực lượng giáo dục

Quá trình giáo dục học sinh luôn bị tác động của nhiều yếu tố khách quan vàchủ quan, bên ngoài và bên trong Có thể hiểu rằng có bao nhiêu mối quan hệ ởtrong nhà trường, gia đình và xã hội mà học sinh tham gia hoạt động thì có bấynhiêu sự tác động đến quá trình giáo dục học sinh Đó chính là 3 lực lượng giáo dục

cơ bản tác động đến quá trình giáo dục hình thành và phát triển toàn diện nhân cáchhọc sinh là nhà trường, gia đình và xã hội Mỗi lực lượng có tầm quan trọng, cónhiệm vụ, có phương pháp và tính ưu việt riêng

- Nhà trường là: một tổ chức xã hội đặc thù với cấu trúc tổ chức chặt chẽ, có

nhiệm vụ chuyên biệt là giáo dục, đào tạo các thế hệ phát triển nhân cách theonhững định hướng của xã hội

- Quá trình thể hiện chức năng trên là quá trình tổ chức các hoạt động dạy,học, giáo dục theo hệ thống chương trình nội dung được tổ chức một cách chặtchẽ, bài bản

- Gia đình: “Gia đình là tế bào của xã hội, là tập hợp của những người cùng

chung sống là một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, họ gắn bó với nhau bằng quan hệhôn nhân về dòng máu, thường gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái”

Gia đình hạnh phúc dựa trên nguyên tắc cơ bản là mọi người đều phải yêuthương quý mến nhau, giúp đỡ nhau trong công việc gia đình và xã hội giữ đúng tưcách là trách nhiệm của mình trong gia đình

Trang 23

- Các lực lượng xã hội bao gồm: Các cơ quan nội chính, các tổ chức chính trị

xã hội, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan chức năng

Trong các lực lượng giáo dục, nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc giáodục học sinh vì:

* Nhà trường có chức năng thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo nhân lực do

xã hội giao phó

* Nhà trường có nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục được chọn lọc

và tổ chức chặt chẽ

* Nhà trường có LLGD mang tính chất chuyên nghiệp

* Môi trường giáo dục trong nhà trường có tính chất sư phạm, có tác độngtích cực trong quá trình giáo dục học sinh

Tuy nhiên nếu nhà trường có sự liên hệ, phối hợp với gia đình và cácLLXH sẽ có những tác động đồng thời tạo ra hiệu quả cao đối với quá trình giáodục học sinh

1.2.3 Khái niệm về phối hợp giáo dục

Việc phối hợp thống nhất giáo dục của nhà trường với giáo dục gia đình và

xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của giáo dục Bản chất của việc phối hợp

đó là đạt được sự thống nhất về các yêu cầu giáo dục đúng đắn, đầy đủ và vữngchắc, tạo được môi trường giáo dục thuận lợi trong nhà trường, trong gia đình vàngoài xã hội Nhờ có môi trường giáo dục đó, học sinh buộc phải hành động theođúng các yêu cầu và các chuẩn mực ứng xử Môi trường giáo dục bao gồm: Nhữngyêu cầu thống nhất của nhà trường, gia đình và xã hội đối với hành vi của học sinh,những tình huống được tạo ra trong cuộc sống để các hành vi tích cực có điều kiệnthực hiện, những phương pháp và biện pháp giáo dục được sử dụng khéo léo, khôngmâu thuẫn nhau và không dẫn đến tính chất hai mặt trong ứng xử của học sinh

Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội thường nhằm mục đích huy động nguồn lực tổng hợp để khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang

Trang 24

thiết bị (trường, lớp, mua sắm thêm đồ dùng dạy học, sửa chữa bàn ghế ) hoặc hỗtrợ một số hoạt động của giáo viên, học sinh

Trong quá trình thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục khi gặp những trườnghợp học sinh chưa ngoan, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội cũngđược đặt ra song cần thường xuyên, liên tục và xuất phát từ mục tiêu, nội dung giáodục toàn diện

Để thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh, việc phối hợp giữa nhà trường vớigia đình và xã hội có một ý nghĩa đặc biệt vì đó là những môi trường trực tiếp ảnhhưởng đến sự hình thành nhân cách của học sinh TH Trong việc kết hợp sự tácđộng của các môi trường ấy vai trò của nhà giáo dục là rất quan trọng vì vậy: “Nhàgiáo dục phải có tầm nhìn, phải có kế hoạch, có chiến lược, phải hiểu đối tượng dựđịnh tiếp cận và huy động thì mới có thể đạt được những điều mong muốn"

Bản chất của quá trình phối hợp giáo dục là sự thỏa thuận chung để đi đếnnhất trí chung về nhận thức, mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện Đó là quátrình xây dựng kế hoạch, xác định cơ chế hoạt động, đóng góp theo khả năng có sự

cố gắng tối đa các thành viên tham gia nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của xãhội về giáo dục, trong đó có trách nhiệm, quyền lợi về giáo dục của các thành viênđược hưởng thụ

1.2.4 Khái niệm về quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục

Trong nhà trường, hoạt động quản lý bao gồm nhiều nội dung, trong đó quản

lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục cho học sinh là một trong những nộidung quan trọng

Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục là một lĩnh vực quản lý rất khókhăn, phức tạp đòi hỏi người quản lý phải có năng lực quản lý vững vàng, toàndiện; khả năng vận dụng các biện pháp quản lý linh hoạt và phải luôn là tấm gươngsáng về đạo đức nhà giáo

Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm giáo dụctoàn diện cho học sinh về bản chất là quá trình tổ chức quản lý việc phối hợp giáo

Trang 25

dục của nhiều thành viên cùng tham gia tạo ra sự thống nhất chung của các thànhviên, nhằm huy động hợp lý nhất khả năng của các thành viên phù hợp với mụctiêu, nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường.

Mục tiêu của quản lý phối hợp giáo dục là làm cho quá trình giáo dục vậnhành đồng bộ, hiệu quả, tạo ra bầu không khí hăng hái và thuận lợi để nâng cao chấtlượng giáo dục học sinh trong nhà trường, gia đình và ở khắp mọi nơi ngoài xã hội

Quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội là sự kết hợp, tácđộng qua lại một cách biện chứng giữa ba lực lượng giáo dục Một mặt nhà trườngđóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh Mặt khác nhà trường cần giúp đỡ

hỗ trợ cụ thể cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con cái Với tư cách là chủthể giáo dục, gia đình tiêu biểu là các bậc phụ huynh có trách nhiệm chủ động hợptác với nhà trường trong việc giáo dục con em mình, tránh tư tưởng khoán trắng chonhà trường hoặc tự đề ra những yêu cầu giáo dục đi ngượi lại mục tiêu giáo dục củanhà trường quy định

Bên cạnh sự quản lý phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình thìkhông thể không nói tới vai trò giáo dục của xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành vàphát triển nhân cách toàn diện cho học sinh Giáo dục xã hội bao gồm hoạt độnggiáo dục do các đoàn thể nhân dân tham gia như đoàn thanh niên, cộng đồng dân

cư, hội phụ nữ, công an tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động xã hội tạothành môi trường giáo dục rộng lớn cho các em Việc tổ chức hướng dẫn các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp cho học sinh tạo điều kiện cho sự phối hợp các lực lượngchặt chẽ hơn và đồng bộ hơn giúp cho việc giáo dục toàn diện học sinh một cách tốtnhất và có hiệu quả nhất

1.3. CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC

1.3.1 Vị trí, vai trò của việc tổ chức kết hợp giữa nhà trường với gia đình và

xã hội trong việc quản lý và giáo dục học sinh tiểu học

Với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay của các ngành kinh tế, công nghệthông tin vấn đề tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong

Trang 26

việc quản lý và giáo dục học sinh TH là một vấn đề quan trọng và đáng được quantâm Ngoài ý nghĩa về mặt lý luận, sự phối, kết hợp này còn mang lại ý nghĩa lớnlao về mặt thực tiễn Nghiên cứu vấn đề tổ chức phối hợp giữa nhà trường với giađình và xã hội trong việc quản lý và giáo dục học sinh TH hiện nay, chúng ta có thểrút ra được một số vai trò cơ bản của sự phối hợp này như sau:

1.3.1.1 Việc kết hợp tốt giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục phát huy được sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý giáo dục học sinh tiểu học

Trong ba môi trường giáo dục NT - GĐ - XH, mỗi môi trường giáo dục đều

có vai trò nhất định trong việc hình thành nhân cách cho học sinh Nếu gia đình lànền tảng là cơ sở ban đầu, nhà trường là nơi học sinh tiếp tục rèn luyện và phát triểnnhân cách thì xã hội đóng vai trò là khâu tiếp nhận, thẩm định sản phẩm giáo dục,phản hồi lại chất lượng giáo dục Trong quá trình phát triển nhân cách và trí tuệ họcsinh, lúc các em ở nhà thì đã có vai trò giáo dục của gia đình, khi các em đến trườnglĩnh hội tri thức thì đã có vai trò giáo dục của nhà trường, đến thời điểm các em rabên ngoài để tìm hiểu bản thân, tìm hiểu thế giới xung quanh và thể nghiệm mìnhthì đã có vai trò giáo dục của xã hội Như vậy, vấn đề quản lý và giáo dục học sinh

là vấn đề liên tục, chuyển từ vai trò của môi trường giáo dục này sang môi trườnggiáo dục khác Do đó, việc kết hợp ba môi trường giáo dục NT - GĐ - XH trongviệc quản lý và giáo dục học sinh sẽ phát huy hết sức mạnh tổng hợp từ mọi phía

1.3.1.2 Phối hợp nhuần nhuyễn ba môi trường giáo dục tạo được sự thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục

Mục tiêu chung của nền giáo dục Việt Nam, đó là: Nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trong đó điểm hội tụ là: “đảm bảo chất lượng của cácquá trình đào tạo; cung cấp cho xã hội, cho cuộc sống những nguồn lực, những nhântài đáp ứng nhu cầu phát triển; thông qua quá trình hoạt động, đưa nhà trường pháttriển, đạt tới hiệu quả chất lượng mới, đạt tới trạng thái vận động phát triển mới”[17; 108] Như vậy, nếu nhìn vào mục tiêu giáo dục đó chúng ta sẽ thấy vai trò,trách nhiệm của nhà trường, gia đình, các lực lượng giáo dục trong việc quản lý vàgiáo dục học sinh Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt mục tiêu đó, tức là làm thếnào để nâng cao dân trí, làm thế nào để đào tạo được nhân lực, làm thế nào để bồi

Trang 27

dưỡng được nhân tài Nếu xã hội không lên tiếng yêu cầu chất lượng giáo dục,không hỗ trợ kinh tế cho giáo dục, không tạo cơ sở, môi trường cho giáo dục thẩmđịnh chất lượng Nếu gia đình không ủng hộ nội dung giáo dục của nhà trường,nếu nhà trường giáo dục học sinh nhưng không có mục tiêu đào tạo, không có sự hỗtrợ về tinh thần và vật chất từ phía gia đình và xã hội liệu nhà trường có thực hiệnđược sứ mệnh giáo dục của mình không, gia đình có thể có được “con ngoan, trògiỏi” không, xã hội có thể có được nhân tài để phát triển không Qua phép thử trênđây, chúng ta có thể thấy được ba môi trường giáo dục: NT - GĐ - XH có mối quan

hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong vấn đề quản lý và giáo dục học sinh.Môi trường giáo dục nào cũng có vai trò quan trọng không thể thiếu Vì vậy, việckết hợp ba môi trường giáo dục với nhau sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp từnhiều phía tạo được sự thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục

1.3.1.3 Hạn chế được những tác động tiêu cực, phát huy được tính tích cực chủ động trong khâu quản lý giáo dục học sinh tiểu học

Trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh, các em sẽ chịu tác động

và ảnh hưởng rất nhiều các yếu tố, trong đó có yếu tố tích cực cũng như tiêu cực.Môi trường hoạt động của các em càng rộng thì yếu tố tác động đó càng sâu và rộnghơn, có thể đó là ảnh hưởng những thói quen không tốt của các thành viên trong giađình, đến trường là sự rủ rê, lôi kéo của những học sinh cá biệt trong nhóm bạn bè,

ra xã hội là những phần tử xấu với những thủ đoạn tội lỗi, rộng hơn nữa là nhữngtác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ về thông tin Chính vì vậy,việc kết hợp nhà trường, gia đình và xã hội với nhau trong giáo dục sẽ khiến chonhà trường, gia đình cũng như xã hội có trách nhiệm hơn trong việc giáo dục contrẻ, từ đó sẽ hạn chế được những tác động tiêu cực và phát huy được tính chủ độngtích cực trong việc quản lý giáo dục học sinh

1.3.2 Nội dung, phương pháp, hình thức của sự phối hợp giữa nhà trường

với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh

Mục tiêu của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội đó lànhững tiêu chuẩn định hướng ban đầu mà sự phối hợp giữa nhà trường với gia

đình và xã hội cần phải đạt được trong quá trình giáo dục học sinh Mục tiêu sự

Trang 28

phối hợp là để có sự thống nhất về quan điểm giáo dục, thống nhất về các nộidung và biện pháp giáo dục học sinh giữa nhà trường với gia đình và xã hộinhằm làm cho quá trình giáo dục đạt được kết quả cao nhất, tránh được cáchiện tượng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trong giáo dục, giúp cho các emtrở thành những con người tốt, có ích cho xã hội Việc xác định mục tiêu phối hợpđúng giúp cho quá trình phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội đượcthuận lợi trôi chảy, nhịp nhàng và thường xuyên, hiệu quả sự phối hợp cao hơn.Tuy nhiên, mục tiêu phối hợp cần phù hợp ở từng địa phương và tùy mức độ nhậnthức của các thành viên, nếu mục tiêu quá khó và vượt khả năng phối hợp thì sẽgặp nhiều khó khăn trong quá trình phối hợp.

Nội dung của sự phối hợp là những công việc cần phải thực hiện của nhà trường với gia đình và xã hội trong sự phối hợp giáo dục học sinh như là:

- Thống nhất quan điểm, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục học sinhcho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh

- Nhà trường theo định kỳ hoặc thường xuyên thông báo cho gia đình họcsinh kết quả học tập, rèn luyện của học sinh

- Nhà trường làm cho gia đình hiểu rõ nhiệm vụ, chức năng của giáo dục giađình, tạo điều kiện để cha mẹ học sinh nhận thức đúng về trách nhiệm phối hợpvới nhà trường

- Nhà trường lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội,

tổ chức thực hiện kế hoạch, tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch

- Nhà trường tư vấn cho cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục kiếnthức về tâm lý học, và giáo dục học và bồi dưỡng phương pháp giáo dục gia đìnhcho cha mẹ học sinh

- Nhà trường huy động khả năng tiềm lực của gia đình vào công tác giáo dụchọc sinh…

Sự phối hợp của nhà trường với gia đình trong việc giáo dục học sinh cần

có những cách thức phù hợp bổ sung cho nhau:

- Phương pháp phối hợp bằng văn bản: biên bản cuộc họp giữa phụ huynh

Trang 29

học sinh với nhà trường, triển khai những văn bản chỉ đạo của cấp trên (điều lệHội, những quyết định của nhà nước về tổ chức hội PHHS, luật giáo dục ….), vănbản về kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội, sổ liên lạc củahọc sinh, gửi thư, thông báo về gia đình học sinh khi cần thiết.

- Phương pháp tuyên truyền cho giáo viên và phụ huynh học sinh và cáclực lượng giáo dục về hoạt động giáo dục Tổ chức các buổi hội thảo hướngdẫn, bồi dưỡng kinh nghiệm giáo dục cho cha mẹ học sinh Tổ chức cho họ báocáo điển hình ở lớp, ở trường về cách giáo dục con với những gương điển hình

- Phương pháp phối hợp hành động: Thành lập hội cha mẹ học sinh, tổchức định kỳ các cuộc họp cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm thường xuyêngặp gỡ trao đổi với cha mẹ học sinh, tổ chức thăm gia đình học sinh

- Phương pháp kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm thường xuyên, có quiđịnh nhiệm vụ, tiêu chuẩn thi đua, phối hợp giáo viên chủ nhiệm, động viên khenthưởng kịp thời Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động phối hợpvới cha mẹ học sinh v à c á c lực lượng giáo dục cho giáo viên chủ nhiệm lớp

1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TH

1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã

hội trong giáo dục học sinh ở trường TH

Tổ chức phối hợp giữa NT - GĐ - XH trong việc quản lý giáo dục học sinh

TH tức là nhằm tổng hợp sức mạnh từ nhiều nguồn lực có liên quan trong giáo dụcnhằm tạo ra sự thống nhất và đạt hiệu quả cao

Để huy động và phát huy tổng hợp sức mạnh tổng hợp đó, cần phải:

- Thứ nhất: Đối với nhà trường: Cần giúp đỡ, hỗ trợ cụ thể cho các bậccha mẹ trong việc giáo dục, trang bị cho phụ huynh học sinh nội dung và phươngpháp giáo dục trong gia đình, trên cơ sở đó, nhà trường giúp các bậc cha mẹ họcsinh nắm được kiến thức về chính sách giáo dục, qua đó giúp họ thấy được tráchnhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc nuôi dạy con cái

Trang 30

Tổ chức mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục cho họcsinh bằng nhiều cách thức và phương pháp để tạo ra mối liên hệ đó như: thông quacác hoạt động của hội phụ huynh học sinh, bằng các phương tiện thông tin đạichúng để thông báo và nắm bắt tình hình của các đối tượng học sinh một cách cụthể rõ ràng và dễ dàng hơn.

Đối với gia đình: Với tư cách là chủ thể giáo dục, gia đình mà ở đây tiêu biểu

là các bậc cha mẹ học sinh có trách nhiệm chủ động hợp tác với nhà trường trongviệc tổ chức hoạt động giáo dục con em, hiểu rõ trách nhiệm của mình, từ đó xóa bỏ

tư tưởng ỷ lại, phó thác con cái cho nhà trường theo lối “khoán trắng”, “trăm sự nhờthầy” hoặc tự đề ra những yêu cầu giáo dục đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ của nhàtrường quy định Đây là mối liên hệ thiết yếu, gia đình vẫn là nền tảng, chỗ dựavững chắc cho học sinh, bởi vì trước khi bước vào môi trường giáo dục nhà trườngthì gia đình là môi trường đầu tiên chuẩn bị hành trang cho các em bước vào đời

- Thứ hai: Tổ chức mối liên hệ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội, đó làcác tổ chức chính trị xã hội, Đoàn thanh niên, Hội đồng sư phạm nhà trường, côngđoàn nhà trường, hội phụ nữ nhằm tạo nên một môi trường giáo dục đúng đắn,rộng khắp trong toàn xã hội Sự quan tâm và kết hợp của các tổ chức đoàn thể trongđịa phương và ngoài xã hội sẽ tạo điều kiện cho nhà trường có cơ hội hoàn thiệndần về cơ sở vật chất, trang thiết bị môi trường sư phạm Thông qua các tổ chứcđoàn thể, các hoạt động tập thể, hoạt động giao lưu văn hóa - văn nghệ, thể dục - thểthao Bằng con đường xã hội hóa giáo dục, nhà trường có nhiều điều kiện để phốihợp các hoạt động giữa các lực lượng giáo dục, nhằm giáo dục đạo đức và nhâncách cho các em học sinh ngày càng thuận lợi, hoàn chỉnh và nhịp nhàng hơn

- Thứ ba: Tổ chức mối liên hệ giữa gia đình và các lực lượng xã hội sao chogia đình phát huy được tác dụng định hướng, tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạtđộng xã hội tìm hiểu thế giới xung quanh và hòa nhập vào xã hội

Trang 31

1.4.1.1 Kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục quản lý học sinh tiểu học

Gia đình, nhà trường, xã hội là những môi trường giáo dục không thể thiếutrong việc quản lý và giáo dục học sinh Tất cả tạo thành môi trường giáo dục hoànchỉnh, tạo nên sức mạnh đồng bộ, tác động đến sự hình thành và phát triển nhâncách học sinh

Nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc định hướng cho toàn bộ quá trìnhhình thành nhân cách học sinh Là nơi khai thác có chọn lọc những tác động tíchcực, góp phần điều chỉnh, ngăn chặn những tác động tiêu cực của giáo dục gia đình,

xã hội đối với học sinh Bên cạnh đó, nhà trường còn là con đường chủ đạo cungcấp tri thức một cách hệ thống và rèn luyện học sinh Tuy nhiên, nhà trường rấtkhó để trực tiếp đi sâu, đi sát từng học sinh, thời gian quản lý học sinh có hạn, do

đó, vai trò của gia đình trong vấn đề này là hết sức quan trọng và cần thiết

Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là môi trường đầu tiên - là nơi

mở đầu và xây dựng những nền tảng đầu tiên giản đơn nhưng quan trọng cho quátrình hình thành nhân cách con người Gia đình với quan hệ huyết thống gần gũi, lànơi nuôi dưỡng, phát hiện năng lực, vun trồng, tạo điều kiện cho việc rèn luyện,phát triển nhân cách Mặt khác, gia đình còn là nhân tố quan trọng, hỗ trợ nhàtrường trong quá trình giáo dục học sinh Do đó, có thể khẳng định rằng: gia đình làmôi trường không thể thiếu và cũng không thể thay thế được đối với sự phát triểncủa mỗi con người

Cùng với giáo dục gia đình và nhà trường, giáo dục xã hội là sự kế tiếp quátrình hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức đạo đức, năng lực thực hiện hành viđạo đức cho con người Xã hội có vai trò hỗ trợ cho giáo dục gia đình và nhàtrường, không chỉ là nơi cung cấp cơ sở vật chất cho giáo dục Giáo dục xã hội còn

là môi trường góp phần làm phong phú thêm cho những điều mà con người họcđược từ trong gia đình và trong nhà trường và là môi trường để học sinh thể hiện vàkiểm nghiệm năng lực, sở trường, ý chí, bản lĩnh đã được tiếp thu trong nhà trường

và gia đình

Trang 32

Kết hợp ba môi trường giáo dục là vấn đề quan trọng và cần thiết trong việcgiáo dục quản lý học sinh TH hiện nay Trong quá trình giáo dục này, không nênquá đề cao hay xem nhẹ một môi trường giáo dục nào vì nhân tố nào cũng góp phầnquan trọng trong sự hình thành và phát triển con người Hơn nữa, giữa các nhân tốnày là mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau không thể nào thay thế haytách rời, do đó nếu thiếu một hay hai nhân tố NT - GĐ - XH thì chắc chắn sẽ dẫnđến sự phát triển không cân đối, sự thiếu hụt những giá trị nhân văn.

1.4.1.2 Những tiền đề mới trong quản lý giáo dục HS giai đoạn hiện nay

Nền giáo dục nước ta, từ một nền giáo dục bảo đảm việc học tập của một số

ít người ở thành thị trở thành một nền giáo dục đại chúng, đáp ứng nhu cầu học tậpcủa mọi người trong xã hội Chúng ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, tiến tới xây dựng nền kinh tế tri thức Một xã hội hiện đại sẽ được hìnhthành trong tương lai, điều này tạo ra những tiền đề mới trong quản lí giáo dục họcsinh trong giai đoạn hiện nay, đó là:

Sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ đã tác động mạnh mẽ đếntất cả mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt trách nhiệm, vai trò tiên phong đi đầuphải kể đến đó là ngành giáo dục - đào tạo Chính điều này đã đặt ra nhiều vấn đềcho giáo dục, trong đó, đổi mới quản lí giáo dục được xem là vấn đề then chốt nócũng tạo ra nhiều thuận lợi, là cơ sở cho phép chúng ta tiến hành đổi mới quản lígiáo dục một cách hiệu quả và thành công

Đối với Đảng và Nhà nước ta, giáo dục luôn được đặt ở vị trí trọng tâm, là

“quốc sách hàng đầu”, do đó, ngay từ ban đầu, Đảng và Nhà nước đã ban hành một

số chủ trương, chính sách rất quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành giáodục, đó là: Xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, đổi mới nội dungchương trình, phương pháp giáo dục ở các bậc học để nâng cao chất lượng giáodục Bên cạnh đó, hàng năm Nhà nước đầu tư tăng ngân sách cho giáo dục, dànhvốn vay ODA cho những dự án đổi mới giáo dục ở các bậc học cùng với chủtrương, chính sách cụ thể xã hội hoá giáo dục “thưc hiện đồng bộ các giải phápphát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mới chương trình, nộidung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 33

toàn diện Đề cao trách nhiệm gia đình và xã hội, phối hợp chặt chẽ với nhà trườngtrong giáo dục thế hệ trẻ” [5; 88] Chính vì vậy, trong những năm qua hệ thống cáctrường sư phạm, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục đã được đầu tư xây dựng ở cấptrung ương và cấp tỉnh, bảo đảm yêu cầu đào tạo nhà giáo các cấp học.

Quan trọng nhất và là tiền đề mang tính quyết định cho các tiền đề khác, đóchính là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục Với tinh thần trách nhiệm, ýthức vươn lên khắc phục khó khăn, giữ gìn phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghềnghiệp để thực hiện nhiệm vụ Bảo đảm cho người học ở khắp các vùng miền trên

tổ quốc đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Chất lượng chuyên môn và năng lực quản lí của đội ngũ cán

bộ quản lí ngày càng được nâng lên đạt chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế, từ đó pháttriển và họach định chiến lược xây dựng và phát triển chương trình giảng dạy, đápứng được nhu cầu thực tiễn và các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đặt ra

Ngoài ra còn phải kể đến tinh thần, thái độ học tập của người học, sự quantâm chú ý của toàn xã hội đối với vấn đề quản lí giáo dục hiện nay Đây cũng là tiền

đề mang tính chiến lược trong việc liên kết mối quan hệ giữa cộng đồng với trườnghọc, hành vi tổ chức và ứng dụng khoa học - công nghệ trong quản lí giáo dục vàphát triển giáo dục phổ thông

1.4.2 Nội dung quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh ở trường TH

1.4.2.1 Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh ở trường TH

Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch, chương trình chung cho sự phối hợpgiữa nhà trường với gia đình và xã hội, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chươngtrình hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng giáo dụccủa giáo viên chủ nhiệm, duyệt kế hoạch chương trình hoạt động phối hợp giữanhà trường với gia đình và các lực lượng giáo dục theo định kỳ thời gian (tuần,tháng, học kỳ), chỉ đạo điều hành quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạtđộng phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng giáo dục

Trang 34

1.4.2.2 Tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh ở trường TH

Người hiệu trưởng phải có kế hoạch tổ chức, phân công các thành viên thựchiện sự phối hợp giữa giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáodục học sinh của các thành viên trong nhà trường mà lực lượng chủ yếu là giáoviên chủ nhiệm như:

- Hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường gia đình

- Lựa chọn giáo viên chủ nhiệm là người có khả năng tham gia phối hợp vớigia đình

- Tổ chức các hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi kinh nghiệm trongcông tác giữa nhà trường với gia đình và xã hội

1.4.2.3 Chỉ đạo, điều khiển hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và

xã hội trong việc giáo dục học sinh ở trường TH

Với kế hoạch phối hợp đã được đề ra thì hoạt động chỉ đạo, điều khiểncủa người hiệu trưởng là rất cần thiết trong suốt quá trình phối hợp giữa nhàtrường với gia đình và xã hội Điều này giúp cho sự phối hợp tiến hành một cáchthường xuyên liên tục đáp ứng công tác giáo dục học sinh Hiệu trưởng đề ranhững công việc cụ thể cho từng giai đoạn của quá trình phối hợp giữa nhàtrường với gia đình và xã hội, hướng dẫn thực hiện giải quyết những khó khănvướng mắc, uốn nắn điều chỉnh những sai lệch trong quá trình phối hợp

1.4.2.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh ở trường TH

Kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm hàng năm, từng học kỳ và những trườnghợp đột xuất nổi bật có hiệu quả cao hay gặp khó khăn trở ngại Quản lý sự phốihợp cần nắm chắc quan hệ giữa hiệu trưởng với hội phụ huynh học sinh, sự phốihợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh ở các lớp, giữa giáo viênchủ nhiệm với giáo viên bộ môn và các bộ phận khác trong nhà trường, giữa bangiám hiệu với tổ chuyên môn Hiệu trưởng cần nắm được kế hoạch phối hợpgiữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh của từng lớp Theo dõi các

Trang 35

hoạt động qua báo cáo và qua kiểm tra thực tế để kịp thời nhắc nhở uốn nắncũng như có những khen thưởng và động viên những gương điển hình Việc kiểmtra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa giữa nhà trường với gia đình và xã hội thểhiện qua các công việc như: theo dõi kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, điều chỉnhhoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường vớigia đình và xã hội, qui định các tiêu chuẩn đánh giá, kiểm tra đột xuất và định kỳ

ở mỗi học kỳ và cuối năm

Công tác tổng kết đánh giá cũng là một nội dung của hoạt động quản lý sựphối hợp Đây là hoạt động của hiệu trưởng để xem lại kết quả quản lý sự phốihợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và các lực lượng giáo dục, sự phối hợptốt cũng có nghĩa là chất lượng giáo dục của nhà trường cao hơn, ngược lại chấtlượng giáo dục chưa cao thì một phần cũng do sự phối hợp này chưa tốt Tổngkết, đánh giá, kịp thời khen thưởng và động viên của nhà trường giúp thực hiệntốt nhiệm vụ giáo dục và cha mẹ học sinh nhận thức hơn về quan điểm giáo dụcmới, nhiệm vụ giáo dục của gia đình mà trong luật giáo dục đã đề ra

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh ở trường TH

1.4.3.1 Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng đến việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục.

Điều kiện kinh tế của địa phương và gia đình có ảnh hưởng sâu sắc và trựctiếp tới việc quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáodục học sinh Cụ thể:

Điều kiện kinh tế của địa phương cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vậtchất cho các học sinh của nhà trường

Nền tảng kinh tế của địa phương và của gia đình góp phần xây dựng cảnhquan sư phạm không chỉ phạm vi trong gia đình, mà cả ngoài xã hội góp phần quantrọng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội

trong việc giáo dục cho học sinh Chính nền tảng kinh tế của địa phương đã tạo

thêm điều kiện cho các trường xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp Nền tảng kinh

Trang 36

tế địa phương và gia đình vững chắc sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể giáo dục cónhiều thời gian và tâm sức dành cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ Nền tảng kinh tếgia đình vững chắc, bố mẹ có điều kiện trang bị cho con cái những điều kiện họctập, bố mẹ dành nhiều thời gian quan tâm tới sự học tập và tu dưỡng của con Mốiquan hệ này dẫn đến sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường một cách tự nhiênkhông gò bó.

Điều kiện kinh tế địa phương tạo cơ sở xây dựng chính sách địa phương chongười tham gia công tác giáo dục Khi tham gia phối hợp giữa nhà trường, gia đình

và xã hội, những tổ chức xã hội ít phát huy được tác dụng, mang tính hình thức Cáccán bộ quản lý phụ trách các tổ chức cho rằng xã hội cần có những chế độ ưu đãi vềvật chất cũng như suy tôn về tinh thần để những cán bộ cộng đồng tham gia côngtác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục có điều kiện hoạtđộng, tránh quan điểm chỉ biết khai thác mà không biết đầu tư tái sản xuất

Nếu ở địa phương có quan hệ sản xuất lành mạnh, lực lượng sản xuất giàutiềm năng, nghề phụ phát triển tốt là môi trường định hướng nghề nghiệp cho trẻtrong lúc học tập và tiếp nhận khi ra trường không học tiếp nữa, tránh hiện tượngcác em không có việc làm dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội

Điều kiện văn hoá - xã hội ở địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việcphối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh cụ thể:

Các tổ chức Đảng, chính quyền, các lực lượng và tổ chức xã hội khác ở địaphương được tổ chức tốt sẽ tạo được sự tham gia nhiệt tình với các mối quan hệ xãhội và công tác giáo dục Để phát huy tiềm năng của các tổ chức xã hội trong quátrình phối hợp, người quản lý cần tận dụng sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực, thuhút mọi người nhằm biến nhiệm vụ giáo dục học sinh là nhiệm vụ của toàn dân.Mỗi tổ chức có một thế mạnh riêng, tất cả đều tham gia tích cực nếu tổ chức tốt

Môi trường xã hội ổn định, nền tảng quan hệ xã hội lành mạnh là điều kiệnthuận lợi cho sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội Đây chính là môitrường mà ở đó học sinh gián tiếp hấp thụ những giá trị nhân văn của xã hội

Trang 37

Các phong trào văn hoá - xã hội địa phương mà tổ chức tốt sẽ lôi cuốn giađình và nhà trường tham gia một cách tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phốihợp Chính các phong trào: “Xây dựng gia đình văn hoá”, “Gia đình, dòng họ hiếuhọc”, “Bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp”, “Phòng chống tệ nạn xã hội”, “Kỷniệm các ngày lễ lớn” là điều kiện để giáo dục cho học sinh tốt nhất.

Ngoài ra, văn hoá truyền thống địa phương là môi trường tạo nên sự liên kết,phối hợp một cách hết sức tự nhiên Trình độ dân trí ở địa phương là yếu tố đầu tiênphải kể tới Nếp sống văn minh, các phong tục cũ (dòng họ, gia tộc, lễ hội, hộilàng ), phong tục mới (kỉ niệm ngày lễ lớn, gia đình văn hóa, các phong trào nóikhông với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, xây dựng trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực ) mà được tổ chức tốt sẽ lôi cuốn được gia đình

và nhà trường vào sự phối hợp Một yếu tố nữa không thể bỏ qua là các loại hìnhsinh hoạt văn hoá tinh thần như: “Thư viện, các loại hình câu lạc bộ, phong trào thểthao, phong trào xanh hoá nhà trường với lực lượng tham gia là các em học sinh”cũng chính là môi trường thuận lợi của sự phối hợp

Như vậy các hoạt động văn hoá tinh thần là môi trường thuận lợi và tự nhiêncho sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội, nó cần phải được quản lýphát triển để phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm giáo dục phát triển toàn diện nhâncách cho học sinh

1.4.3.2 Vị trí, vai trò của trường TH đối với phát triển giáo dục thời kỳ CNH - HĐH.

Theo Luật giáo dục thì giáo dục TH là bộ phận cấu thành của hệ thống giáodục quốc dân Việt Nam Giáo dục TH có mục tiêu là giúp học sinh phát triển toàndiện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển nănglực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam

xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinhtiếp tục học lên THCS,THPT Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã cho ra đời

Trang 38

những chủ trương chính sách hợp lý kịp thời nhằm phát triển giáo dục TH trongthời kỳ mới, thời kỳ CNH - HĐH đất nước.

Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục TH:

- Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủnghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tụchọc lên

1.4.3.3 Trình độ nhận thức của thầy cô giáo, gia đình, học sinh và các tổ chức xã hội về quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Trong sự phát triển của nguồn nhân lực cho đất nước Việt Nam đang đổi mớihiện nay yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng nhân lực, đào tạo và bồi dưỡngnhân tài nhằm tạo ra những mẫu nhân cách phù hợp với xã hội mới Đó là nguồn laođộng có học vấn kiến thức đa ngành vừa có kiến thức chuyên sâu và có năng lựcsáng tạo, có sức khoẻ đồng thời phải có những phẩm chất, kiến thức cần thiết nhưtrình độ, năng lực, lòng nhân ái, sự đồng cảm với con người, sự quan tâm đến lợiích của cộng đồng, dân tộc hài hoà với lợi ích của cá nhân, gia đình Để xây dựngđược những con người có phẩm chất cơ bản đó cần có sự hợp tác, sự kết hợp nhịpnhàng đồng bộ, hỗ trợ cho nhau giữa ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình

và xã hội Sự phối hợp ấy phải trở thành một quá trình thống nhất, liên tục, tác độngmạnh mẽ vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ Tuy nhiên

để thực hiện được sự phối hợp trên, trình độ nhận thức của thầy, cô giáo, gia đìnhhọc sinh và các tổ chức xã hội khác đóng vai trò quan trọng Muốn họ có nhận thứcđầy đủ, đúng đắn và đạt tới một mức độ cho phép thì cần phải có sự quản lý việcphối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì mới hướng được mọi hoạt độngđúng mục tiêu và đạt được hiệu quả cao trong giáo dục Các chủ thể của quá trìnhphối hợp cần nhận thức những vấn đề sau:

Con người sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội

ở mỗi môi trường nhỏ này đều diễn ra QTGD, giáo dưỡng con người, trong đó giáo

Trang 39

dục nhà trường giữ vai trò hết sức đặc biệt Gia đình là nơi đem đến cho trẻ nhữngbài học đầu tiên, thường xuyên và liên tục từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành Còn

xã hội mà các em tham gia, cộng đồng mà các em sinh sống cũng có nội dung giáodục với hình thức riêng của nó và có những ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hìnhthành và phát triển nhân cách các em Đó chính là nơi thể hiện kết quả giáo dục củagia đình và nhà trường và đó cũng chính là nơi các em hấp thụ những giá trị nhânvăn của xã hội Ba môi trường trên phải hợp thành một môi trường thống nhất,trước hết là thống nhất mục tiêu giáo dục để tạo ra hợp lực cùng một hướng chứkhông phân lực hoặc phản lực triệt tiêu lẫn nhau Chính vì vậy, Hồ Chủ Tịch đã căn

dặn: "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã

hội và trong gia đình đã giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [26- tr57]

Lập kế hoạch xây dựng cơ chế và hình thức phối hợp giữa nhà trường với giađình và xã hội Đây là nội dung rất quan trọng trong việc tổ chức phối hợp giữa nhàtrường với gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh Để tạo ra sự phối kết hợpchặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, nhà truờng cần phát huy vai trò làtrung tâm tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục cho gia đình vàcác tổ chức xã hội Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức riêng biệt đối với công tác giáodục, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quanđiểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng, đào tạo con người theo chuẩn mực xã hội chủnghĩa Mặt khác nhà trường luôn có đội ngũ thầy, cô giáo, những chuyên gia sưphạm có trình độ, năng lực, đạo đức đã được đào tạo có hệ thống và được tuyểnchọn kĩ càng Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hộitrong việc giáo dục học sinh, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy cáckiến thức khoa học, giáo dục của toàn thể giáo viên, cán bộ trong nhà trường, mặtkhác phải huy động, phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức xã hội khác ở địaphương tham gia vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ

Trang 40

Công tác giáo dục cho học sinh TH trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi cácLLGD phải nắm vững những định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáodục, đặc biệt là nắm vững đặc điểm nhân cách lứa tuổi học sinh TH, lứa tuổi đang

có những bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển nhân cách và cũng gây không ítkhó khăn trong công tác giáo dục

Để đạt được kết quả cao trong công tác giáo dục cho học sinh TH đòi hỏiphải có sự quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục phù hợp tạo ra sự chủđộng phối hợp giữa các lực lượng giáo dục với nhau trong quá trình giáo dục, huyđộng được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục Trong việc quản lý phốihợp đó nhà trường đóng vai trò là vị trí trung tâm là cơ quan chuyên trách về giáodục phải thực sự là hạt nhân của sự phối hợp là điều kiện bảo đảm cho các chủ thểgiáo dục thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung, và phương pháp giáo dục, song

đa dạng về biện pháp tác động, hình thức tổ chức và phương tiện giáo dục để pháthuy những mặt mạnh, đồng thời hạn chế các mặt yếu của các chủ thể giáo dục nhằmđạt hiệu quả cao trong quá trình giáo dục học sinh

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.G.Affanaxep (1979), Con người trong quản lý xã hội. Bản tiếng việt - Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người trong quản lý xã hội. Bản tiếng việt -
Tác giả: A.G.Affanaxep
Nhà XB: Nxb Khoa học và xã hội
Năm: 1979
2. Bộ GD-ĐT (2007), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
3. Bộ Giáo dục (2009), Hướng dẫn, đánh giá xếp loại học sinh TH. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hướng dẫn, đánh giá xếp loại học sinh TH
Tác giả: Bộ Giáo dục
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
4. Bộ Giáo dục (2010), Điều lệ trường tiểu học. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
5. Bộ Giáo dục (2011), Điều lệ Hội Cha mẹ học sinh. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Hội Cha mẹ học sinh
Tác giả: Bộ Giáo dục
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
7. Cẩm nang giáo dục (2007), Quan hệ nhà trường gia đình và xã hội, NXB Lao Động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Quan hệ nhà trường gia đình và xã hội
Tác giả: Cẩm nang giáo dục
Nhà XB: NXB Lao Động Xã hội
Năm: 2007
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 - BCHTW Đảng khoá VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 - BCHTW Đảng khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ 5- BCH TW Đảng khoá VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ 5- BCH TW Đảng khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
10. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
13. Phạm Khắc Chương (1994), Giáo dục gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục gia đình
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
15. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực. Nxb Giáo dục quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục quốc gia
Năm: 1997
16. Phạm Minh Hạc, (1997), Xã hội hóa công tác giáo dục, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội hóa công tác giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1997
18. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học. Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và trường học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1997
20. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý Nhà nước về Giáo dục - Lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Nhà nước về Giáo dục - Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đặng Bá Lãm
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
21. Nguyễn Lân (1958), Lịch sử giáo dục thế giới. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giáo dục thế giới
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1958
22. Nguyễn Văn Lê - Tạ Văn Danh (1994), Khoa học quản lý. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Văn Lê - Tạ Văn Danh
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1994
23. Phan Ngọc Liên (2006), Giáo dục và Thi cử Việt Nam (trước CM tháng 8 - 1945). Nxb Tự điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và Thi cử Việt Nam (trước CM tháng 8 - 1945)
Tác giả: Phan Ngọc Liên
Nhà XB: Nxb Tự điển Bách khoa
Năm: 2006
25. Hồ Chí Minh (1985), Về công tác tư tưởng. Nxb KHKT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về công tác tư tưởng
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb KHKT
Năm: 1985
26. Hồ Chí Minh (1989), Những lời Bác dạy thanh niên, thiếu niên và học sinh. Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lời Bác dạy thanh niên, thiếu niên và học sinh
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1989
27. M.I. Kônđacov (1984), Cơ sở lý luận Khoa học Quản lý Giáo dục. Bản tiếng Việt - Trường CBQL GD và viện KHGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận Khoa học Quản lý Giáo dục
Tác giả: M.I. Kônđacov
Năm: 1984

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w