1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học thành phố hạ long tỉnh quảng ninh

110 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN VĂN CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI CÁC TRƯ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN CƯỜNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI

HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN CƯỜNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI

HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thế Hưng

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệunêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưatừng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Cường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng cảm ơn:

Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng, Bộ phận phụ trách Sau đại họcthuộc Phòng đào tạo, Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm - Đạihọc Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập vàhoàn thành luận văn tốt nghiệp

Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: TS ĐỗThế Hưng - Người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoànthành luận văn này

Và cuối cùng là lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và cácbạn học viên lớp Thạc sĩ Quản lý Giáo dục K24 đã luôn động viên, khích lệ tôitrong thời gian vừa qua

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018

Học viên

Nguyễn Văn Cường

Trang 5

vi

1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP

GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trang 6

1.1.1 Trên thế giới 7

ở trường tiểu học

151.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh TH và mục tiêu giáo dục TH 15

1.3.2 Mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH 17

1.3.3 Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH 18

Trang 7

1.3.4 Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 20

1.4 Chức năng quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học về hoạt động phối

hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh

21

1.4.1 Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục

trong GDKNS cho học

sinh 21

1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng

giáo dục trong GDKNS cho học sinh

23

1.4.3 Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục

trong GDKNS cho học

sinh 23

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các

lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học

sinh 24

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia

đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ

TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH

Trang 8

362.1.4 Đối tượng khảo

sát 372.1.5 Phương pháp khảo sát

37

2.2 Thực trạng nhận thức của nhà trường, gia đình và xã hội về GDKNS và

phối hợp giữa các lực lượng trong GDKNS cho học sinh tiểu học tại địa bàn thành phố Hạ Long

38

Trang 9

2.2.1 Nhận thức về tầm quan trọng của GDKNS cho học sinh

38

2.2.2 Nhận thức về mức độ quan trọng của các KNS cần giáo dục cho học

sinh TH

39

2.2.3 Thực trạng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác

GDKNS cho học sinh TH thành phố Hạ Long

40

2.2.4 Đánh giá thực trạng về GDKNS và phối hợp giữa nhà trường, gia đình

và xã hội trong GDKNS cho học sinh thành phố Hạ Long

46

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã

hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh

Quảng Ninh

48

2.3.1 Thực trạng việc xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng GD trong

GDKNS cho học sinh của hiệu trưởng các nhà trường

48

2.3.3 Thực trạng tổ chức chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã

hội trong GDKNS cho HS tiểu học thành phố Hạ Long

51

2.3.4 Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia

đình và xã hội trong GDKNS cho HS tiểu học thành phố Hạ Long 54

2.3.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động phối hợp giữa

nhà trường, gia đình và xã hội để GDKNS cho học sinh trường tiểu học

thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

57

2.3.6 Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động phối hợp giữa

nhà trường, gia đình và xã hội để GDKNS cho học sinh trường tiểu học

thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

58

Tiểu kết chương 2

62

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ

TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC KỸ

Trang 10

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và

xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

65

Trang 11

3.2.1 Khảo sát đánh giá tiềm năng của các lực lượng giáo dục nhằm khai thác

sử dụng vào tổ chức các hoạt động GDKNS cho học sinh

65

3.2.2 Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng sư phạm, tổ chức giáo dục

và phối hợp trong GDKNS cho các lực lượng giáo

dục 67

3.2.3 Xây dựng kế hoạch tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã

hội trong GDKNS cho học sinh

70

3.2.4 Tăng cường nguồn lực cho công tác phối hợp giữa nhà trường với gia

đình và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh

72

3.2.5 Thường xuyên kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm nhân điển hình

tiên tiến, tạo dựng một phong trào toàn dân tham gia GDKNS cho HS 73

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp

2 Khuyến nghị

83

Trang 13

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp, HS cấp TH thành phố Hạ Long 31

Bảng 2.2: Chất lượng học sinh giỏi TH 3 năm qua 32

Bảng 2.3: Chất lượng 2 mặt giáo dục 33

Bảng 2.4: Đội ngũ GV trường TH thành phố Hạ Long 3 năm qua 34

Bảng 2.5: Đội ngũ CBQL TH 3 năm qua 35

Bảng 2.6: Tình hình cơ sở vật chất các trường Tiểu học thành phố hạ Long 35

Bảng 2.7: Mức độ cần thiết của công tác GDKNS cho học sinh trong nhà trường 38

Bảng 2.8: Mức độ quan trọng của các KNS cần giáo dục cho học sinh tiểu học thành phố Hạ Long 39

Bảng 2.9: Các biện pháp và hình thức phối hợp của nhà trường để phối hợp các lực lượng GD nhằm GDKNS cho học sinh 41

Bảng 2.10: Các biện pháp và hình thức phối hợp của gia đình với nhà trường nhằm GDKNS cho học sinh 43

Bảng 2.11: Mức độ ảnh hưởng của các LLXH trong công tác GDKNS cho học sinh 45

Bảng 2.12: Thực trạng xây dựng kế hoạch chương trình phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS 49

Bảng 2.13: Mức độ thực hiện và hiệu quả của công tác tổ chức chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường với gia đình và XH trong việc GDKNS cho HS

51 Bảng 2.14: Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS 54

Bảng 2.15: Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long 57

Bảng 2.16: Nguyên nhân hạn chế hiệu quả của sự phối hợp các lực lượng nhằm GDKNS cho học sinh 58

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh 78

Trang 14

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp đề xuất 79

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhân loại bước vào thế kỷ XXI, một nền văn minh mới với sự phát triểnvượt bậc của khoa học và công nghệ, do vậy, giáo dục ngày càng được coitrọng và còn được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của của mỗi conngười, mỗi quốc gia trong giai đoạn hiện nay

Không nằm ngoài xu thế đó, đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, sựgiao lưu, cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới ngày càng mạnh mẽ Cuộccách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với quy mô ngày càngrộng và trình độ ngày càng cao, đòi hỏi giáo dục nước nhà cần phải đổi mớitoàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá đáp ứng yêu cầu đặt ra trong quá

trình hội nhập Chính vì vậy tại điều 2 của Luật giáo dục được ghi rõ:“Mục tiêu

giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [25].

Mặc dù vậy kết quả việc thực hiện giáo dục toàn diện của giáo dục ViệtNam chưa cao như mục tiêu đã đặt ra do cách thức giáo dục còn nặng nề vềcung cấp kiến thức, sử dụng những phương pháp làm cho người học thụ động,không khuyến khích, phát huy được tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân

Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.Bậc học có vị trí quan trọng trong giáo dục cũng như trong đời sống xã hội Tại

điểm 2 - Điều 27 - Luật giáo dục năm 2005 ghi rõ:“Giáo dục Tiểu học nhằm

giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn

và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” [25].

Trang 16

Sự phát triển nhân cách của học sinh hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượnggiáo dục toàn diện ở mỗi cấp học, bậc học Do đó nếu các em không đạt kết quảgiáo dục tốt ở bậc Tiểu học thì chắc chắn cũng khó theo học tốt được nhữngcấp học tiếp theo Vì vậy, giáo dục Tiểu học không chỉ đặt nền móng cho hệthống giáo dục phổ thông mà còn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triểnnhân cách con người Để giúp cho học sinh phát triển toàn diện và hình thànhnhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bên cạnh việc truyền thụ,trang bị những kiến thức về khoa học cơ bản của hoạt động học thì cần phảitrang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, hình thành chohọc sinh về ý thức, về niềm tin, về thái độ ứng xử đúng đắn trong quan hệ giaotiếp hàng ngày, về hành vi, kỹ năng hoạt động cơ sở… Như vậy, việc trang bịcho học sinh những kỹ năng sống cơ bản thực sự là một đòi hỏi không thể có gìthay thế được.

Mặt khác, việc giáo dục toàn diện cho học sinh ở nước ta còn rấtnhiều hạn chế GDKNS là một trong những nội dung quan trọng góp phần hìnhthành và phát triển nhân cách của trẻ đáp ứng mục tiêu giáo dục cấp học màLuật GD đã đặt ra Việc làm quen với các môn học về kỹ năng sống như giaotiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức thậm chí làcác vấn đề liên quan đến đời sống xã hội, các tệ nạn xã hội, vấn đề môi trường,hoả hoạn, chống tai nạn thương tích… và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống sẽgiúp các em tự tin chủ động và biết xử lý mọi tình huống trong cuộc sống vàquan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thếmạnh của học sinh Điều này lại một lần nữa khẳng định việc giáo dục kỹ năngsống cho học sinh ngày càng trở nên cần thiết nhằm góp phần đào tạo con ngườimới với đầy đủ các mặt: “ĐỨC - TRÍ - THỂ - MỸ”

Những hành vi của mỗi con người, đặc biệt là những người ở lứa tuổimăng non không phải tự nhiên mà tốt, cần phải có sự kết hợp cả gia đình, nhàtrường và xã hội Cho nên cần đưa kỹ năng sống vào trường học, song việc làmnày muốn thực hiện được tốt không phải là dễ Giáo dục KNS là giáo dụcnhững hiểu biết, hành vi, thói quen ứng xử xã hội sao cho có văn hóa, hiểu biết

Trang 17

và chấp hành luật pháp Giáo dục kỹ năng sống, tựu trung lại là giáo dục làmngười - những con người có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh và đòi hỏi khácnhau của cuộc sống.

Muốn giáo dục KNS nói riêng, phát triển giáo dục toàn diện nói chung,cần tạo ra sự thống nhất tác động toàn xã hội; cần xây dựng được một môitrường giáo dục lành mạnh, song rất tiếc hiện nay ở nhiều nơi, việc phối hợpcác lực lượng xã hội - gia đình - nhà trường chưa thường xuyên và điều quantrọng là chưa xác định được những mục tiêu, nội dung, chưa xây dựng đượcmột cơ chế tổ chức thống nhất đồng thuận toàn xã hội, thành phố Hạ Long tỉnhQuảng Ninh cũng trong thực trạng đó

Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu tìm các biện pháp quản lý nhằm

tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho họcsinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh là một đòi hỏi Tổchức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là cách thức tổ chức tốt nhấtgiáo dục KNS cho học sinh vì sẽ tạo ra sự thống nhất tác động, xây dựng môitrường lành mạnh phát triển toàn diện theo mục tiêu giáo dục tiểu học Việcnghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lí nhằm thực hiện tốt việc phối hợpcác lực lượng giáo dục sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GDKNScho HS ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài "Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh" làm

luận văn tốt nghiệp Cao học Quản lý giáo dục của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động phối hợpgiữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS tại các trường tiểuhọc, từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, giađình và xã hội trong GDKNS cho học sinh tại các trường tiếu học thành phố HạLong, tỉnh Quảng Ninh

Trang 18

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động phối hợp các lực lượng trong GDKNS cho học sinh tại cáctrường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hộitrong giáo dục KNS cho HS tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh

4 Giả thuyết khoa học

GDKNS cho học sinh ở các trường TH đã được thực hiện nhưng cònnhiều bất cập: chưa có sự phối hợp thống nhất, đồng bộ các lực lượng trongviệc tổ chức các hoạt động GDKNS cho HS; quá trình GDKNS mới chỉ diễn rachủ yếu trong nhà trường và trực tiếp là các thầy cô giáo Nếu đề xuất đượcnhững biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng GD trong GDKNS cho họcsinh tiểu học một cách đồng bộ, khoa học, sẽ góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục KNS cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng trongGDKNS cho học sinh TH

5.2 Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp các lực lượngtrong GDKNS cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnhQuảng Ninh

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, giađình và xã hội trong GDKNS cho học sinh tiểu học tại thành phố Hạ Long tỉnhQuảng Ninh

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhàtrường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh của Hiệu trưởng các

Trang 19

trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh nhằm đạt hiệu quả GDtoàn diện cho học sinh TH.

6.2 Phạm vi không gian nghiên cứu

Nghiên cứu tại 05 trường TH thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

6.3 Phạm vi thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành lấy sô liệu 3 năm học liên tục: 2015-2016,2016-2017, 2017 - 2018

7 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các phương pháp:

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu, phân tích, tổnghợp và hệ thống các văn bản như văn kiện, nghị quyết của Đảng, các văn bảnpháp quy của Nhà nước và của Bộ giáo dục và Đào tạo các tài liệu có liên quanđến lý luận quản lý, quản lý giáo dục và các tài liệu liên quan đến vấn đề đề tàinghiên cứu

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm xem xét, phân tích nội dung, cácbiện pháp, cách thức, kiểm tra đánh giá công tác tổ chức các lực lượng giáo dụctrong GDKNS cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học ở trường THnhằm đảm bảo tính chân thực, khách quan của đối tượng nghiên cứu như:

Phương pháp điều tra (An ket): điều tra bằng phiếu hỏi nhằm tìm hiểuthực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tronggiáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnhQuảng Ninh

Phương pháp toạ đàm: Trao đổi với phụ huynh học sinh, giáo viên và cáclực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đánh giá nhận thức, hành vi,thái độ của học sinh, đánh giá kết quả cũng như phát hiện các yếu tố quản lýcủa các biện pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trongGDKNS cho học sinh trường tiểu học

Trang 20

Phương pháp quan sát và phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt độngphối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh trường tiểu học từ đó làm rõ thực trạng công tác quản lý phối hợp giữanhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trườngtiểu học thành phố Hạ Long.

Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của chuyên gia, trao đổivới nhà các nhà quản lý thu thập thông tin cần thiết liên quan đến đề tài vàthăm dò ý kiến của các chuyên gia về tính cấp thiết và khả thi của các biệnpháp đề xuất

7.3 Phương pháp bổ trợ

- Phân tích số liệu, thống kê để xử lý các số liệu thu được từ khảo sátthực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trongGDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

- Tổng kết kinh nghiệm tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và

xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnhQuảng Ninh

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụlục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường,gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, giađình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học thànhphố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, giađình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học thànhphố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

Trang 21

-phát triển toàn diện các năng lực của mình Theo C.Mác và F.Anghen, “công

tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn…” và làm cho những thành

viên trong xã hội “có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển

toàn diện của mình” [13, tr.475] Quan điểm giáo dục của hai ông là phát triển

nhân cách con người về mọi mặt theo “phương thức giáo dục kết hợp với lao

động sản xuất” Quan điểm này được Lênin kế thừa và phát triển thành học

thuyết giáo dục xã hội chủ nghĩa Con người phát triển toàn diện theo quanđiểm của Mác và Ănghen là con người có sức khoẻ, biết làm mọi việc, đó làcon người sống khoẻ mạnh, sống an toàn và có khả năng thích ứng với sự biếnđổi của xã hội và biến đổi của nghề nghiệp

Kế thừa những công trình nghiên cứu của Mác và Ăng ghen là nhữngnghiên cứu của Macarenco đã đánh dấu một vấn đề quan trọng trong giáo dục kĩnăng sống đó là giáo dục giá trị sống của con người, khi giá trị sống thay đổitheo chiều hướng tích cực sẽ định hướng hành vi kỹ năng vào những việc hữuích [13] Những năm 70 của thế kỷ XX đã có những nghiên cứu và đưa ra cảnh

Trang 22

đề giáo dục thế hệ trẻ, A Toffler với “Cú sốc của tương lai” và J Delors với

“Học tập - một kho báu tiềm ẩn” và một số những nghiên cứu thử nghiệm giáodục kỹ năng sống trong giáo dục dân số, giáo dục môi trường,… Gần đây diễnđàn thế giới về giáo dục cho mọi người tại Darka đã xác định rõ: Kỹ năng sống

là một trong 6 mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia “Mỗi quốc gia phải đảm bảocho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống” Các nướctrên thế giới nói chung, các nước phát triển nói riêng đều đã và đang quan tâmnhiều đến kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống cho người học [17, tr.9]

Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI một số nước trên thế giới đã nghiêncứu và xây dựng chương trình chuyên trách về giáo dục giá trị sống, năm1996

UNICEF đã tổ chức hội thảo thu hút được sự tham gia của nhiều nhà Giáo dụchọc, Tâm lý học, 1998 tại Mỹ đã tiến hành tổ chức một số hoạt động giáo dụcgiá trị sống ở một số tiểu Bang và đã thu được những kết quả có giá trị Năm2000

Mỹ đã lập ra một chương trình và một tổ chức phi lợi nhuận về vấn đề giáo dụcgiá trị sống Tại Châu Á - Thái Bình Dương có mạng lưới về giáo dục giá trịsống và coi đây là một vấn đề giáo dục nhằm phát triển bền vững [22]

1.1.2 Ở Việt Nam

Các tác giả Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Thị Hồng Hạnh nghiên cứu giáodục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học khu vực miền núi phía Bắc thông quadạy học môn đạo đức Tác giả đã nghiên cứu giáo dục kỹ năng sống qua cáchtiếp cận môn học chiếm ưu thế và đề xuất được hệ thống các biện pháp giáodục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học khu vực miền núi phía Bắc (đề tài cấp

Bộ B2009 - TN 09-14) [27]

Tác giả Phan Thanh Vân nghiên cứu giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTHPT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trên địa bàn thành phố Hồ ChíMinh, tuy nhiên tác giả chưa thống kê được những kỹ năng sống cần giáo dục

Trang 23

thác gắn liền với giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT khu vực thành phố[29].

Trang 24

Tác giả Nguyễn Thị Hường, nghiên cứu kỹ năng sống dưới góc độ khaithác trên môn học giáo dục sống khoẻ mạnh và tích hợp nội dung giáo dụcKNS trong dạy môn Tự nhiên - Xã hội ở trường tiểu học [20].

Năm 2012, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã xuất bản cuốn tài liệu quản lýhoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường phổ thông, trong đó tác giả đã nhấnmạnh về vai trò của KNS, vai trò của CBQL các nhà trường trong việc quản lýhoạt động GDKNS ở các trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay [3]

Như vậy, hầu hết các tác giả đi trước đã nêu được tầm quan trọng, cáchình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trườngphổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay Tuynhiên, chưa tác giả nào đi sâu đề cập tới công tác quản lý phối kết hợp các lựclượng giáo dục Nhà trường - Gia đình và Xã hội trong giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh các trường tiểu học thành phố HạLong tỉnh Quảng Ninh

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Kỹ năng sống

Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống (KNS):

- Theo UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp cá nhân thay đổi, hình thànhhành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức,hình thành thái độ và kỹ năng

- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thíchứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trướccác nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày

- Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc(UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết (learn toknow) gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyếtđịnh giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…; Học để làm (learn to do)gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làm nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mụctiêu, đảm nhận trách nhiệm ; Học để cùng chung sống (learn to live toghether)

Trang 25

gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác,làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học làm người (learn to be) gồmcác kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhậnthức, tự tin…

Như vậy kỹ năng sống được thể hiện trên nền giá trị sống của con người.Khái niệm kỹ năng sống nêu trên được xem xét trên cách tiếp cận tâm lý vàtheo nghĩa hẹp

UNESCO (2003) quan niệm: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thựchiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày Đó là khảnăng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tíchcực, giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu vànhững thách thức trong cuộc sống hàng ngày Khái niệm kỹ năng sống nêu trênđược xác định theo cách tiếp cận năng lực hành động của con người trướcnhững vấn đề của cuộc sống Thực tế cho thấy năng lực hành động của conngười được tổ hợp từ nhiều thành phần năng lực khác nhau như năng lựcchuyên môn, năng lực tri thức, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, nănglực cá nhân,… Khái niệm kỹ năng sống nêu trên được tiếp cận theo nghĩa rộng,bao gồm cả kĩ năng chuyên môn nghề nghiệp và kỹ năng bổ trợ mà trong thực

tế chúng ta vẫn gọi là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Theo tác giả Nguyễn Thị Tính: “Kỹ năng sống là năng lực làm cho hành

vi và sự thay đổi của cá nhân phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp con người

có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày để sống thành công, hiệu quả” [26].

Như vậy có thể hiểu KNS là: Khả năng thích nghi và hành vi tích cực

cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

1.2.2 Giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiệnđại, là xây dựng và hình thành những hành vi lành mạnh và thay đổi những

Trang 26

thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp con người có cả kiến thức, giá trị, thái độ vàcác kỹ năng thích hợp Theo tác giả Nguyễn Thị Tính giáo dục kỹ năng sốngđược hiểu như sau:

Giáo dục KNS cho học sinh là một quá trình dưới vai trò chủ đạo củangười giáo viên, thông qua các hoạt động giáo dục và sinh hoạt hàng ngày, giúpcho hành vi và sự thay đổi của học sinh phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúpcác em có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thứcđối với bản thân trong các mối quan hệ của học sinh ở gia đình, nhà trường và

xã hội dựa trên những giá trị sống tích cực

Giáo dục kỹ năng sống có những tính chất cơ bản sau:

- Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình giáo dục có mục đích, có kếhoạch và biện pháp cụ thể

- Nhà giáo dục đóng vai trò là cố vấn, nhà tổ chức và hướng dẫn, khuyếnkhích và động viên người học

- Người được hưởng giáo dục kỹ năng sống phải chủ động, tích cực vàđòi hỏi tính tự giác rất cao

- Quá trình giáo dục kỹ năng sống có tính năng động cao, mục đích cuốicùng là hình thành hành vi lành mạnh và một phần nhỏ về lợi ích kinh tế cho cánhân và xã hội, quá trình này không quá coi trọng vấn đề tri thức, nhưng lại rấtchú trọng kỹ năng cụ thể

- Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi nhiềulực lượng tham gia

- Giáo dục kỹ năng sống phải gắn liền với hoạt động dạy học, giáo dục

và sinh hoạt của người học

1.2.3 Nhà trường, gia đình, xã hội

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi quan niệm rằng lực lượng GD thamgia vào quá trình GDKNS cho học sinh trường TH không chỉ là nhà trường, mà

Trang 27

còn là gia đình và các lực lượng xã hội (Đảng - Chính quyền - đoàn thể và các

tổ chức xã hội khác)

Trong đó các lực lượng giáo dục chính là:

1.2.3.1 Nhà trường

- Là tổ chức xã hội đặc thù với tổ chức chặt chẽ về mặt cấu trúc có nhiệm

vụ chuyên biệt là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phát hiện bồidưỡng nhân tài cho đất nước, trong đó có nhiệm vụ giáo dục, hình thành nhâncách cho trẻ em theo những định hướng của xã hội”

- Quá trình thể hiện chức năng trên là quá trình tổ chức các hoạt độngdạy học và GD theo chương trình được hoạch định chặt chẽ, khoa học

- Nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc GDKNS cho học sinh vì:

+ Nhà trường có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu GD, đào tạo nhân cách.+ Nhà trường có nội dung và phương pháp GD chọn lọc, tổ chức chặtchẽ, khoa học

+ Nhà trường là lực lượng GD của xã hội mang tính chuyên biệt

+ Nhà trường là môi trường GD có tính sư phạm có tác động tích cựcđến GDKNS cho học sinh

Nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với gia đình và cáclực lượng xã hội khác để GDKNS cho học sinh

1.2.3.2 Gia đình

- Gia đình là tế bào xã hội, là nơi con người sinh sống, lớn lên và hìnhthành nhân cách của mình, gia đình là cơ sở để duy trì nòi giống và là cơ sởcủa việc giáo dục thế hệ trẻ Không có gia đình thì xã hội không thể tồn tại

và phát triển

- GD con cái trong gia đình không phải chỉ là công việc riêng tư của

bố mẹ mà còn là trách nhiệm, đạo đức và nghĩa vụ công dân của người làm

cha mẹ Luật hôn nhân và gia đình đã ghi rõ: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương

Trang 28

yêu, nuôi dưỡng, GD con, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức… Cha mẹ phải làm gương tốt cho con

về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc GD con”[24].

- Khả năng GD của gia đình là rất to lớn vì được dựa trên những tìnhcảm máu mủ ruột thịt, tình thương yêu sâu sắc của cha mẹ đối với con cái vàtình cảm kính yêu, biết ơn của con cái đối với cha mẹ Bên cạnh đó, những tácđộng GD của gia đình còn là tác động thường xuyên, lâu dài trong các tìnhhuống khác nhau, các loại hoạt động đa dạng trong gia đình

1.2.3.3 Các lực lượng xã hội

Theo Luật Giáo dục năm 2005 đã nêu rõ trách nhiệm của xã hội trongđiều 97: Các lực lượng xã hội bao gồm các cơ quan Nhà nước, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chứckinh tế, các đoàn thể quần chúng… Góp phần xây dựng môi trường GD lànhmạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ,tạo điều kiện để thế hệ trẻ được vui chơi hoạt động văn hoá, TDTT lànhmạnh… hình thành nhân cách, đạo đức con người mới [24]

1.2.4 Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh

1.2.4.1 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh

Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh là sựcùng bàn bạc, hỗ trợ nhau giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tạo ra sựthống nhất về nhận thức, hành động trong công tác GDKNS cho học sinh, trong

đó nhà trường chủ động lên kế hoạch hoạt động phối hợp và có ký kết giao ướcthực hiện mục tiêu, nội dung GD và xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của nhàtrường, gia đình và xã hội khi tham gia các hoạt động GDKNS cho học sinhtrong và ngoài nhà trường theo một kế hoạch đã được bàn bạc

Trang 29

Phối hợp là một khái niệm có tính chất liên minh các lực lượng tham giahoạt động: trước hết thể hiện cùng nhau, gắn kết với nhau, không rời nhau vàdiễn ra trong cả quá trình.

Nguyên tắc phối hợp trong hoạt động GDKNS cho học sinh thể hiện sựthống nhất từ nhận thức đến hành động giữa các thành viên tham gia phối hợp,phối hợp thể hiện sự ràng buộc, gắn bó chặt chẽ với nhau về mục tiêu, về quyềnlợi, quyền hạn, trách nhiệm và sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh dù khókhăn hay thuận lợi Liên kết đòi hỏi tính tự giác, tự nguyện, sự nỗ lực vượt khóvới nhận thức sâu sắc mục tiêu chung phải đạt được, đôi khi phải tạm gácquyền lợi cá nhân hay lợi ích bộ phận

Nguyên tắc phối hợp trong việc GDKNS cho học sinh là để đảm bảo sựthống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, mộtmục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quátrình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫnnhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựachọn, định hướng các giá trị tốt đẹp Sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội

có thể diễn ra dưới nhiều hình thức Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lựclượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mốiquan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những ngườicông dân hữu ích cho đất nước

1.2.4.2 Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh

Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trongGDKNS cho học sinh là công tác chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường, gia đình và

xã hội của Hiệu trưởng các nhà trường theo kế hoạch đã bàn và được cam kếtnhằm đẩy mạnh công tác GDKNS cho học sinh theo yêu cầu phát triển xã hội

Có sự đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, lấy ý kiến đánh giá phảnhồi từ phía giáo viên, gia đình các lực lượng về hiệu quả các hoạt động phốihợp trong việc GDKNS cho học sinh đã thực hiện

Trang 30

1.3 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

ở trường tiểu học

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh TH và mục tiêu giáo dục TH

1.3.1.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học

Trẻ em có nhu cầu lớn trong hoạt động và giao tiếp, song việc hoạt độngngoài giờ lên lớp, sự tiếp xúc hằng ngày của trẻ với môi trường xung quanh,giao tiếp mọi người chỉ là ngẫu nhiên, bộc phát, hoàn toàn không chủ động Tổchức cho trẻ được hoạt động cả về trí tuệ lẫn thể chất, tạo môi trường cho các

em tiếp xúc, giao tiếp bạn bè, thầy cô một cách tự nhiên, có nội dung, cóphương pháp, có kế hoạch phục vụ mục đích giáo dục đề ra Muốn nâng caohoạt động giáo dục cần nắm vững đặc điểm phát triển của học sinh

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý của học sinhtiểu học Ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý có thể ảnhhưởng đến quá trình GDKNS cho các em

(1) Tính hay tò mò, thích khám phá, giàu trí tưởng tượng

Đó là một đặc điểm tâm lí nổi trội của trẻ, luôn thích thú tìm hiểu, khámphá trước những hiện tượng mới lạ trong thế giới tự nhiên và xã hội Với nhữnghiểu biết chưa đầy đủ, chưa sâu, các em chưa thể giải thích được và luôn đặtcâu hỏi "vì sao?": "Vì sao hình này gọi là hình vuông, hình kia là hình chữnhật", "vì sao thế này mà không thế kia?" Tất cả những sự kiện, hiện tượng gìtrong thời điểm này cũng đều để lại những ấn tượng sâu sắc đối với các em.Đặc điểm trên của trẻ vừa có mặt tích cực vừa thể hiện sự hạn chế về mặt tâm

lí Cần khai khác những đặc điểm này của trẻ trong quá trình dạy học cũng nhưquá trình tổ chức các hoạt động GDKNS nhằm phát triển trí tuệ, óc suy nghĩ,khả năng sáng tạo cho trẻ

(2) Tính dễ hưng phấn nhưng cũng dễ chán nản, thiếu kiên trì, bền bỉ.Khi tham gia hoạt động hoặc làm việc gì đó nếu có sự khích lệ từ bạn bè,giáo viên, cha mẹ, dù là nhỏ nhưng sẽ dễ dàng kích thích sự nhiệt tình, lòng say

mê của các em Tuy nhiên, khi gặp thất bại, rủi ro các em lại rất dễ chán nản,

Trang 31

thậm chí là bi quan, dỗi hờn, bỏ cuộc ngay Chính vì vậy, trong quá trình tổchức các hoạt động GDKNS cho các em cần chú ý đặc điểm này của trẻ để có

sự động viên khích lệ kịp thời, tạo ra hứng thú hoạt động cho trẻ ngay lúc đầu,chú ý thay đổi các hình thức hoạt động phù hợp với lứa tuổi

(3) Năng lực hoạt động của trẻ

Về mặt tâm lí, lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi có những biểu hiện thấtthường nhất, do sự chưa hoàn thiện của não bộ, cơ thể đang trên đà phát triển,hiểu biết về thực tế cuộc sống còn hạn chế nên các em chưa kiểm soát đượchành động của mình Ở tuổi này trẻ thường hiếu động, vụng về trong hoạtđộng; vui chơi giải trí, hoạt động tay chân nhu cầu cần thiết đối với các em Do

đó, khi tổ chức các hoạt động GDKNS cho các em cần tổ chức những hoạtđộng vừa mang tính trí tuệ vừa tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động và nhữnghoạt động này cần phải hướng cho trẻ tính kỉ luật, cẩn thận, khéo léo và bền bỉ,kiên trì, đồng thời tạo ra môi trường tốt cho những nhân tố tích cực có điềukiện phát triển đúng hướng và trở nên bền vững theo quy luật của quá trìnhphát triển nhân cách

1.3.1.2 Mục tiêu giáo dục tiểu học

Theo khoản 2 Điều 27 Luật giáo dục 2005: Mục tiêu của giáo dục tiểu

học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở [25].

Do vậy, có thể thấy bậc tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản vàbền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở banđầu, đường nét ban đầu của nhân cách Những gì thuộc về tri thức, kỹ năng vềhành vi và lòng nhân ái được hình thành và định hình ở học sinh tiểu học sẽtheo suốt cuộc đời mỗi em Nếu ở tiểu học đặt nền móng vững chắc và đúnghướng thì lớp sau chỉ là củng cố và phát triển các tố chất ở trẻ Chính vì lẽ đó

mà ở bất cứ nước nào cũng coi trọng giáo dục tiểu học và đòi hỏi ở mỗi chuẩn

Trang 32

mực chứa đựng những yếu tố khoa học, tính phổ cập, tính nhân văn, tính thờiđại và tính dân tộc Dạy học ở bậc tiểu học là không chỉ nắm vững con đườngcách thức của sự hình thành trí tuệ và nhân cách mà còn phải biết “Dạy chữ”trong mục tiêu “Dạy người”.

1.3.2 Mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH

1.3.2.1 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH

- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phùhợp Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lànhmạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan

hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày

- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận củamình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức

1.3.2.2 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH

Trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về kỹ năng sống, tầmquan trọng của kỹ năng sống và ý nghĩa của việc thực hiện kỹ năng sống đốivới bản thân và xã hội Đồng thời giúp học sinh nắm vững quy trình tập luyện,rèn luyện kỹ năng sống và quá trình thực hành kỹ năng sống trong các tìnhhuống khác nhau

Hình thành ở học sinh thái độ tích cực đối với việc thực hiện hành vi, kỹnăng sống, có niềm tin trong quá trình tập luyện, rèn luyện

Tổ chức quá trình tập luyện, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thôngqua hoạt động dạy học và thực hiện các nhiệm vụ dạy học đề ra

Một số kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh ở trường TH bao gồmnhững nội dung sau:

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng xử lý tình huống

- Kỹ năng nhận thức

- Kỹ năng hợp tác

Trang 33

- Kỹ năng thuyết trình.

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng chống lạm dụng tình dục ở học sinh nữ

- Kỹ năng thích ứng

1.3.3 Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH

1.3.3.1 Phương pháp thảo luận nhóm

Thực chất của phương pháp này là để học sinh tham gia trao đổi về mộtvấn đề nào đó theo nhóm Thảo luận nhóm nhỏ được sử dụng rộng rãi nhằmgiúp cho người học tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, nhằmtạo cơ hội cho người học tham gia chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến đểgiải quyết một vấn đề nào đó Cách tiến hành như sau:

- Tổ chức: phân chia nhóm, mỗi nhóm 5 đến 6 người, giao nhiệm vụcho nhóm

- Các nhóm thảo luận: các thành viên nhóm trao đổi để đi đến thống nhấtcách làm

- Giáo viên tổng kết các ý kiến trên

Một số yêu cầu khi thực hiện phương pháp thảo luận là:

- Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, không nên để nhóm quá đônghoặc quá ít

- Nội dung thảo luận ở các nhóm có thể giống hoặc khác nhau

- Các nhóm phải cử người làm thư ký

- Cần quy định thời gian thảo luận và trình bày ý kiến

- Giáo viên bao quát toàn bộ nhóm

Trang 34

- Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 người.

- Lần lượt các vai thể hiện

- Người ngồi dưới ghi nhận xét

- Mỗi nhóm cử đại diện thể hiện

- Ý kiến của đại diện các nhóm khác

- Giáo viên nhận xét và kết luận

Yêu cầu khi thực hiện phương pháp đóng vai là:

- Chọn chủ đề phù hợp (do giáo viên gợi ý hoặc nhóm đề xuất)

- Mỗi nhóm tìm ra phương án chung nhất, hiệu quả nhất của nhóm mìnhtrình bày

- Yêu cầu cả về nội dung và hình thức thể hiện

1.3.3.3 Phương pháp động não

Động não là phương pháp giáo dục để cho người học trong một thờigian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.Đây là một phương pháp để “lôi ra” một danh sách thông tin và ý tưởng Cáchtiến hành thường như sau:

- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề cho cả lớp hoặc nhóm suy nghĩ và trả lời

- Khích lệ người học phát biểu ý kiến và đóng góp càng nhiều ý kiến càng tốt

- Ghi các ý kiến lên bảng hoặc giấy

- Phân loại các ý kiến

- Làm rõ những ý kiến chưa rõ ràng

- Tổng hợp các ý kiến

Một số yêu cầu khi thực hiện phương pháp động não là:

- Tất cả ý kiến đều được giáo viên hoan nghênh mà không phê phán,nhận định đúng sai

- Cuối giờ thảo luận giáo viên nên nhấn mạnh kết luận này là sản phẩmchung của cả lớp, nhóm

Trang 35

- Yêu cầu người tham gia đưa ra ý kiến ngắn gọn và chính xác, tránh dàidòng, chung chung.

1.3.3.4 Phương pháp nghiên cứu tình huống

Nghiên cứu tình huống thường xuất phát từ một câu chuyện được viết ranhằm tạo ra tình huống “thật” để minh chứng cho một hoặc một loạt vấn đề.Đôi khi có thể nghiên cứu tình huống trên một đoạn video, hay một băng cátxét, hoặc dưới dạng hình vẽ Cách tiến hành như sau:

- Chọn tình huống (có thể một hoặc nhiều tình huống)

- Chia nhóm (mỗi nhóm 1 tình huống càng tốt)

- Đọc (xem, nghe) tình huống

- Suy nghĩ về tình huống đó (đưa ra một vài câu hỏi)

- Cả nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến

- Trình bày ý kiến của nhóm

- Ý kiến của các nhóm về những vấn đề đặt ra

- Giáo viên kết luận

Một số yêu cầu khi thực hiện phương pháp tình huống là:

- Yêu cầu lựa chọn tình huống

- Tìm ra được phương án tối ưu cho mỗi tình huống

- Động viên người học tham gia phát biểu ý kiến

1.3.3.5 Các phương pháp khác: phương pháp trò chơi, phương pháp dạy học

định hướng hành động, dạy học khám phá, dạy học nghiên cứu trường hợp, dạyhọc dự án, phương pháp thuyết trình, phương pháp diễn kịch…

1.3.4 Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Xác định kỹ năng sống có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện củamỗi học sinh, những năm qua ngành GD&ĐT đã chỉ đạo, lồng ghép, tích hợpnội dung giáo dục này vào các hoạt động, chương trình giảng dạy ở các nhàtrường dưới các hình thức:

Trang 36

- Tích hợp nội dung giáo dục KNS thông qua dạy học các môn học như:Giáo dục đạo đức, Tiếng Việt, các môn khoa học xã hội, tự nhiên,…

- Tích hợp GDKNS thông qua các hoạt động ngoại khóa gắn liền với nộidung chương trình ngoại khóa của các môn học

- Tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học các môn học bằngviệc vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm tăng cườnggiáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Phương pháp công não, đóng vai, phươngpháp thảo luận nhóm, dạy học hợp tác, dạy học trải nghiệm sáng tạo, dạy họcbằng tình huống, dạy học định hướng hành động, dạy học thực hành, thínghiệm…

- Tổ chức thực hiện các chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật, hoặcgiáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở tiết sinh hoạt tập thể; vào giờ chào cờ đầutuần, Vào tiết sinh hoạt tập thể lớp buổi học cuối tuần, nhằm bổ trợ cho hoạtđộng rèn luyện kĩ năng sống thông qua hoạt động dạy học đạt hiệu quả…

1.4 Chức năng quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học về hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

1.4.1 Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh

Khi xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hộitrong GDKNS cho học sinh, người Hiệu trưởng cần dựa trên những nguyêntắc sau:

- Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNScho học sinh cho học sinh phải phù hợp với kế hoạch dạy học và không cản trởviệc thực hiện kế hoạch dạy học

- Phân tích thực trạng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trongGDKNS cho học sinh trong năm học trước Thực trạng này thể hiện rõ trongbảng tổng kết năm học Qua đó thấy được ưu và nhược điểm của công tácphối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh,những vấn đề gì còn tồn tại, từ đó xếp ưu tiên từng vấn đề cần giải quyết

Trang 37

- Phân tích kế hoạch chung của ngành, trường, từ đó xây dựng kế hoạchphối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh Kếhoạch này là kế hoạch cụ thể về một mặt giáo dục quan trọng của nhà trường,trong đó thể hiện sự thống nhất GDKNS với các mặt giáo dục khác phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của nhà trường.

- Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương Vì quátrình phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinhthống nhất biện chứng với quá trình xã hội, với môi trường sống

- Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hội của chúng ta hiệnnay và xu thế giá trị đạo đức trên thế giới để xây dựng nội dung phối hợp giữanhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh

- Xác định điều kiện giáo dục như: cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thờigian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường

Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, giađình và xã hội trong GDKNS cho học sinh:

- Kế hoạch phải thể hiện được tính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể

và trọng tâm trong từng môn học, chương, bài học, hoạt động ngoại khóa

- Kế hoạch phải phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếukém, củng cố ưu điểm, vạch ra được chiều hướng phát triển trong việc hìnhthành KNS ở học sinh

- Kế hoạch phản ánh được mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung, phươngpháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra, đánh giákết quả phối hợp với việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, phươngtiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả giáodục KNS cho học sinh TH

- Kế hoạch thể hiện được sự phân cấp quản lý của Hiệu trưởng với các tổchức đoàn thể, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và cụ thể

Trang 38

1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh

Tổ chức thực thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và các lựclượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh có liên quan mật thiết đến việc tổchức các hoạt động học tập văn hoá trong nhà trường

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện phối hợp giữa nhà trường và các lựclượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh do Hiệu trưởng làm trưởng ban

- Xây dựng các lực lượng tham gia phối hợp GDKNS cho học sinh

- Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch phối hợp GDKNS Thảoluận biện pháp thực hiện kế hoạch đã đề ra

- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sởvật chất, kinh tế Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng phải biết được phẩmchất và năng lực của từng người, mặt mạnh, mặt yếu, nếu cần có thể phân côngtheo từng “ê kíp” để công việc được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệuquả

- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, PHHS và các tổ chức đoàn thể thựchiện nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống, nâng cao năng lực chogiáo viên về dạy học tích hợp và phương pháp dạy học tích cực để giáo dụcKNS cho học sinh

- Huy động các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm tổ chức nghe báo cáokinh nghiệm về GDKNS cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục trong

và ngoài nhà trường

- Huy động nguồn lực như: nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụcho các hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung và GD KNS cho họcsinh nói riêng

1.4.3 Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh

Chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trongGDKNS cho học sinh là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận thực hiện những

Trang 39

nhiệm vụ để bảo đảm việc GDKNS diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tậphợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả.

Việc chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trongGDKNS cho học sinh sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệutrưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên kíchthích, tôn trọng, tạo điều kiện cho CBGV, PHHS và các tổ chức đoàn thể đượcphát huy năng lực và tính sáng tạo của họ Điều này giúp cho sự phối hợp tiếnhành một cách thường xuyên liên tục đáp ứng cho công tác GDKNS cho họcsinh diễn ra từng ngày Hiệu trưởng đề ra những công việc cụ thể cho từng giaiđoạn của quá trình phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, hướng dẫnviệc thực hiện giải quyết những khó khăn vướng mắc, uốn nắn điều chỉnhnhững sai lệch trong quá trình phối hợp

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh

Việc kiểm tra công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trongGDKNS cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng qua kiểm tra hiệutrưởng sẽ phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu, để ngăn chặn, uốn nắn nhữnglệch lạc của tập thể và cá nhân khi tiến hành công việc

Quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tracông việc của chính bản thân mỗi cán bộ giáo viên Trong trường tiểu học kiểmtra việc thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội Baogồm các nội dung sau:

- Kiểm tra hoạt động phối kết hợp với PHHS và các đoàn thể xã hội củagiáo viên: Yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc, việc phối kết hợp vớiPHHS và năng lực sư phạm của từng giáo viên, giúp họ làm tốt công việcGDKNS cho học sinh, đồng thời xây dựng được không khí sư phạm, thực hiệnmục tiêu giáo dục một cách đồng bộ Công tác tiến hành kiểm tra đó là; kiểm tra

kế hoạch giáo GDKNS cho học sinh, kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm lớp (trong đó

Trang 40

có công tác phối hợp với PHHS và các tổ chức đoàn thể xã hội), kế hoạch tự bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt độnggiáo dục.

Hiệu trưởng có thể kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếphoặc gián tiếp, cần xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của nhàtrường thì việc kiểm tra đánh giá mới khách quan công bằng rõ ràng

Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả phối hợp GDKNS cho học sinhphải gắn liền với nội dung đánh giá kết quả giáo dục

Để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra kết quả phối hợp GDKNS cho họcsinh hiệu trưởng cần tiến hành các nhiệm vụ sau đây:

Lập kế hoạch kiểm tra: Xác định rõ mục tiêu, nội dung kiểm tra, đánhgiá, chuẩn đánh giá, phương pháp, hình thức đánh giá

Xây dựng các lực lượng kiểm tra, đánh giá

Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá

Tổ chức kiểm tra, đánh giá

Phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá và phản hồi thông tin tới học sinh,giáo viên, PHHS và các tổ chức đoàn thể xã hội nhằm giúp họ hoàn thiện quátrình phối hợp rèn luyện KNS cho học sinh

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học

1.5.1 Mục tiêu giáo dục TH và yêu cầu GDKNS

Đây chính là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho công tác phối hợpgiữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtrường tiểu học Nếu không bám sát mục tiêu giáo dục ở bậc TH và không xácđịnh được yêu cầu của việc GDKNS cho học sinh thì công tác tổ chức các hoạtđộng phối hợp sẽ không đạt hiệu quả trong việc giáo dục rèn luyện KNS chohọc sinh

Ngày đăng: 12/03/2019, 11:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về Quản lý giáo dục, Trường CBQL giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về Quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
2. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lâm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam (dành cho Hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ViệtNam (dành cho Hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục)
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lâm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp
Nhà XB: Nxb Giáo dụcViệt Nam
Năm: 2010
3. Nguyễn Thanh Bình (2012), Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sốngở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 2012
4. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục thể chất (1998), Giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe cho học sinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục thể chất (1998)
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục thể chất
Năm: 1998
5. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục thể chất (1999), Giáo dục kỹ năng sống bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV - AIDS trong trường học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục thể chất (1999)
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục thể chất
Năm: 1999
7. Bộ GD&ĐT (2008), Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/03/2008) Khác
8. Bộ GD&ĐT, Chỉ thị số 61/2008/CT-GDĐT ngày 12/11/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục Khác
9. Bộ GD&ĐT, Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT về tăng cường giáo dục ATGT trong các cơ sở giáo dục Khác
10. Bộ GD&ĐT, Chỉ thị số 54/2003/CT-BGDĐT ngày 24/11/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục Khác
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w