1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh

121 107 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ HOÀNG YẾN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆMCHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNGNINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ HOÀNG YẾN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆMCHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNGNINH

Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn nàylà trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất cứ một công trình nào, cácthông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019

Tác giả luận văn

Vũ Thị Hoàng Yến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

và các thầy, cô giáo ngoài trường tham gia giảng dạy các chuyên đề cao họcquản lý giáo dục cho học viên cao học khóa K25.

Các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long,các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường tiểu học trên địa bànthành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; gia đình và bạn bè đã hỗ trợ động viêntôi về chuyên môn trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.

Cuối cùng tôi xin được dành trọn tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu

sắc nhất với PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền người trực tiếp hướng dẫn,

đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu những ý kiến đóng góp của cácnhà khoa học để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019

Tác giả

Vũ Thị Hoàng Yến

Trang 5

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢINGHIỆMCHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9

1.2.1 Quản lý 9

1.2.2 Trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm 10

1.2.3 Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học 13

1.2.4 Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trường tiểu học 14

1.3 Lý luận về hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học 15

1.3.1 Đặc điểm phát triển của học sinh tiểu học 15

1.3.2 Mục đích hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trường tiểu học 17

1.3.3 Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm đối với học sinh tiểu học 17

1.3.4 Nội dung hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học 18

1.3.5 Các hình thức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trường tiểu học 20

Trang 6

1.4 Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học 28

1.4.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở tiểu học 28

1.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học 29

1.4.3 Chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trườngtiểu học 31

1.4.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trườngtiểu học 33

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạocho học sinh ở trường tiểu học 35

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 39

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hạ Long 39

2.1.2 Khái quát về giáo dục tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 41

2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 43

2.2.1 Mục đích khảo sát 43

2.2.2 Đối tượng khảo sát 43

2.2.3 Nội dung khảo sát 43

Trang 7

2.3.2 Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở cáctrường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 47

Trang 8

2.3.3 Thực trạng các hình thức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các

tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 51

2.3.4 Thực trạng về kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh cáctrường Tiểu học trên địa bàn TP Hạ Long 53

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trườngtiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 55

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải cho nghiệm cho họcsinh ở tiểu học TP Hạ Long 55

2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn TP Hạ Long 58

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho họcsinh ở trường tiểu học TP Hạ Long 61

2.4.4 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học TP Hạ Long 64

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐTN cho học sinh ở cáctrường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 68

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý các hoạt động trải nghiệmcho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn TP Hạ Long 72

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 72

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống 72

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 73

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 74

Trang 9

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường

Tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 74

3.2.1 Tích cực chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh và điều kiện thực tiễn các trường tiểu học 74

3.2.2 Huy động các nguồn lực để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho họcsinh ở trường tiểu học 77

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmcho cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học 79

3.2.4 Chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm cho họcsinh các trường tiểu học 81

3.3.5 Xây dựng cơ chế thực hiện giám sát hoạt động trải nghiệm của họcsinh ở các trường tiểu học 83

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 85

3.4 Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 85

3.4.1 Đối tượng khảo sát 85

Trang 10

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lýCLB : Câu lạc bộ CM : Chuyên môn CSVC : Cơ sở vật chấtGRDP : Hiện tổng sản phẩmGV : Giáo viên

GVBM : Giáo viên bộ môn GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐTN : Hoạt động trải nghiệmHS : Học sinh

HT : Hiệu trưởng

PHHS : Phụ huynh học sinhQL : Quản lý

TH : Tiểu học

THPT : Trung học phổ thôngTN : Trải nghiệm

TNCS : Thanh niên cộng sản TNTP : Thanh niên thành phốTP : Thành phố

XHH : Xã hội hóa

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Longgiai đoạn 2016-2018 42Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL, GV các trường tiểu học thành phố Hạ

Long về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách HS tiểu học 45Bảng 2.3: Đánh giá của CBQL, GV về nội dung HĐTN cho học sinh các

trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long 48Bảng 2.4: Kết quả đánh giá của CBQL, GV về các hình thức HĐTN của

HS các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 51Bảng 2.5: Kết quả đánh giá của GV về hoạt động trải nghiệm cho học

sinh các trường Tiểu học trên địa bàn TP Hạ Long 53Bảng 2.6: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch HĐTN của hiệu trưởng các

trường tiểu học thành phố Hạ Long 55Bảng 2.7: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho học

sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long 58Bảng 2.8: Thực trạng chỉ đạo tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học trên

địa bàn thành phố Hạ Long 62Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN cho học sinh tiểu

học thành phố Hạ Long 66Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý HĐTN

của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long 86

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTNcủa HS ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long 87

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 củaTrung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ ra

rằng "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát

triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học" [8] Trong đó các phẩm chất

và năng lực của học sinh (bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt) sẽdần được hình thành và phát triển thông qua các môn học và hoạt động giáodục trải nghiệm sáng tạo.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, thông qua ngày26/12/2018 đã chỉ ra mục tiêu chung đó là: Hoạt động trải nghiệm và Hoạtđộng trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giớixung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cáiđẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn,đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thứcvề cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trịtốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập [2].

Đối với học sinh Tiểu học hoạt động trải nghiệm có vị trí quan trọng, bởiở độ tuổi này thế giới quan của các em chưa phát triển nhiều, nhận thức cònhạn chế Do vậy, nếu chỉ dạy cho các em kiến thức lí thuyết mà không chútrọng đến việc cho học sinh trải nghiệm thực hành thì khó giúp các em mở rộng

thế giới quan và phát huy được sự sáng tạo của học sinh Hoạt động trải

nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày,chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trườngvà địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành nhữnghành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thànhđược năng lực giải quyết vấn đề [2].

Trang 13

Vì thế, hoạt động trải nghiệm góp phần quan trọng trong quá trình rènluyện nhân cách, hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh, góp phần địnhhướng, điều chỉnh hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao.

Từ năm học 2010 đến nay, ngành giáo dục thành phố Hạ Long đã có rấtnhiều các văn bản chỉ đạo, đưa ra các nhiệm vụ năm học để tăng cường cácHoạt động trải nghiệm cho học sinh và đã đạt được những kết quả tích cực.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại các trườngTiểu học trên địa bàn TP Hạ Long còn nhiều hạn chế như hình thức tổ chức cònđơn điệu, nội dung chưa phong phú, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm chohọc sinh của một số giáo viên còn hạn chế Công tác quản lý còn tồn tại nhữngbất cập, công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo triển khai ở một số nhà trườngcòn chưa đồng bộ, việc kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện Vì vậy rất cần cónhững nghiên cứu để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho họcsinh đạt kết quả tốt hơn.

Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý các hoạt động trảinghiệm cho học sinh các trường Tiểu học TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”

cho công trình nghiên cứu của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệmcho học sinh các trường Tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đề tàiđề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh nhằm nângcao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáodục toàn diện học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trườngtiểu học.

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm chohọc sinh ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Trang 14

4 Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học thành phố HạLong, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện và đạtđược những kết quả nhất định, tuy nhiên quá trình tổ chức còn tồn tại nhữngbật cập, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu mục tiêu hình thành phẩm chất đạo đứccho từng cá nhân học sinh và chưa thực sự cho học sinh trải nghiệm Nếu đềxuất được các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh một cáchkhoa học theo hướng huy động được các lực lượng giáo dục cùng tham gia tổchức, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, phù hợp với điều kiệnthực tế của nhà trường, địa phương,… thì hiệu quả hoạt động này sẽ được nângcao, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho họcsinh ở trường tiểu học.

5.2 Thực trạng hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệmcho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

5.3 Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trườngtiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm của học sinh trong nhà trường phổ thông bao gồmtrải nghiệm thông qua môn học, thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học kỹthuật, thông qua các hoạt động giáo dục Trong phạm vi nghiên cứu của đề tàichỉ giới hạn nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm thôngqua các hoạt động giáo dục (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trước đây).

6.2 Giới hạn vê đối tượng khảo sát

- Đối tượng khảo sát: 30 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,tổ trưởng CM); 90 giáo viên (Các trường: Tiểu học Trần Hưng Đạo, Tiểu họcHà Lầm, Tiểu học Cao Xanh, Tiểu học Trần Quốc Toản, Tiểu học Nguyễn BáNgọc).

Trang 15

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luâṇ

Trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, kháiquát hóa để nghiên cứu các tài liệu liên quan nhằm hệ thống hóa cơ sở lí luậnvề quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh để

tìm hiểu thực trạng, cách tiến hành, tác dụng của hoạt động trải nghiệm, hứngthú của học sinh khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, từ đó đưa ra nguyênnhân của thực trạng.

- Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với những câu

hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh lớp 4, 5 nhằm thu thập nhữngthông tin về thực trạng việc quản lý HĐTN tại các trường TH trên địa bànthành phố Hạ Long trong giai đoạn hiện nay.

- Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện với cán bộ, quản lý giáo viên, học

sinh để tìm hiểu về nội dung, phương pháp tổ chức, hứng thú của học sinh khitham gia hoạt động trải nghiệm.

- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để xin ý kiến các chuyên gia về

tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTN do luận văn đềxuất.

7.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin

- Sử dụng toán thống kê, các phần mềm tin học để xử ký kết quả điều tra.

8 Cấu trúc luận văn

Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tàiliệu tham khảo, Phụ lục phần nội dung chính gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinhở trường tiểu học.

- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ởcác trường Tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các

Trang 16

trường Tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆMCHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

* Những nghiên cứu trên thế giới

Những năm 80 - 90 của thế kỉ XX, Lý thuyết kiến tạo ra đời và pháttriển, các tác giả của Lý thuyết kiến tạo quan niệm hoạt động học là quá trìnhngười học tự kiến tạo, tự xây dựng tri thức cho chính mình Người học tự xâydựng những cấu trúc trí tuệ riêng về nội dung học, lựa chọn những thông tinphù hợp, giải nghĩa thông tin trên cơ sở vốn kinh nghiệm (dựa trên tri thức đãcó) và nhu cầu hiện tại, bổ sung những thông tin mới để tìm ra ý nghĩa của tàiliệu mới Như vậy, hoạt động học là quá trình người học tự kiến tạo tri thức chochính mình chứ không phải giáo viên mang sẵn lời giải đến cho họ, ngoài ra,Lý thuyết Kiến tạo còn cho rằng: hoạt động học được hiểu không phải là hoạtđộng nhận thức cá nhân thuần túy mà là hoạt động cá nhân trong sự tương tác,giao lưu với các cá nhân khác, chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh cụ thể Từ quanniệm trên về hoạt động học, Lý thuyết Kiến tạo quan niệm hoạt động dạy làhoạt động của giáo viên nhằm tổ chức và hướng dẫn hoạt động học người học.Người học là chủ thể tích cực của hoạt động dạy học.

Trong lý thuyết học từ trải nghiệm, David A Kolb đã chỉ ra rằng “Học từ

trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông quaviệc chuyển hóa kinh nghiệm Học từ trải nghiệm gần giống với học thông qualàm những khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân” [17] Lý

thuyết “Học từ trải nghiệm” là cách tiếp cận về phương pháp học đối với các

lĩnh vực nhận thức Nếu như mục đích của việc dạy học chủ yếu là hình thànhvà phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực và hành động khoa học chomỗi cá nhân thì mục đích hoạt động giáo dục là hình thành và phát triển nhữngphẩm chất tư tưởng, ý chí, tình cảm, sự đam mê, các giá trị, kĩ năng sống và

Trang 18

những năng lực chung khác cần có ở con người trong xã hội hiện đại Để pháttriển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của ngườihọc; nhưng để phát triển và hình thành phẩm chất thì người học phải được trảinghiệm Như vậy, trong lý thuyết của Kolb, trải nghiệm sẽ làm cho việc học trởnên hiệu quả bởi trải nghiệm ở đây là sự trải nghiệm có định hướng, có dẫn dắtchứ không phải sự trải nghiệm tự do, thiếu định hướng Theo Carl Rges chỉ cócách học tập dựa trên sự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp conngười thay đổi hành vi của chính mình Bản chất của nó chính là trải nghiệm.

Richard Ponzio và Sally Stanly thì cho rằng giáo dục trải nghiệm không

đơn thuần là phải thực hiện một hoạt động từ đó rút ra những kết luận và vậndụng vào những tình huống khác nhau [dẫn theo 28] Mà thông qua việc kết

hợp nhiều cảm giác trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm tất cả người học đềuđược mở rộng hiểu biết của mình.

Trung tâm giáo dục trải nghiệm Widehorizon (Chân trời rộng mở) ởthành phố London của nước Anh đã nghiên cứu và triển khai nội dung giáo dụchướng đến cho mỗi đứa trẻ đều có cơ hội trải nghiệm những tri thức về phiêulưu mạo hiểm Những khóa học và hoạt động về phiêu lưu - mạo hiểm sẽ làmcho các em học sinh hứng thú, kích thích, vui vẻ, cảm giác dễ chịu và các emhọc tập tốt hơn, trung tâm này có khá đầy đủ các phương tiện để tổ chức cáchoạt động ngoài trời, hoạt động trải nghiệm và phiêu lưu - mạo hiểm Ví dụ: vềphương tiện: Phòng học, vườn/công viên; bếp; nơi đỗ xe; sân chơi; thiết bị đothời tiết; khu hoang dã nhân tạo Các hoạt động trải nghiệm: Muông thú; nghệthuật và thiết kế; trường học về rừng; môi trường sống; các loài thú vật, cây cỏ;bản đồ và định hướng; thu gom vật liệu, phế thải; đất và đá; các mùa; nghề xâydựng Như vậy, giáo dục trải nghiệm ở Anh: Cung cấp hàng loạt tình huống,bối cảnh đa dạng, phong phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiềutri thức, kĩ năng trong chương trình, cho phép học sinh sáng tạo và tư duy; giảiquyết vấn đề làm theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn;cung cấp cho học sinh các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm…[30].

Trang 19

Như vậy trên thế giới quan niệm về hoạt động trải nghiệm đã được nhắcđến từ lâu Mặc dù có nhiều quan điểm nhưng đều đề cập đến cách học thôngqua hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu và kết hợp giữa líthuyết và thực hành trong thực tế.

* Những nghiên cứu ở Việt Nam

Bài viết của tác giả Đinh Thị Kim Thoa, ĐHGD - ĐHQGHN “Hoạt

động trải nghiệm sáng tạo góc nhìn từ lí thuyết và học từ trải nghiệm” có đềcập đến sự khác biệt giữa học đi đôi với hành, học thông qua làm và học từ trảinghiệm Trong đó, “học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm nhưngkhác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân” [25].

Trong tài liệu tập huấn mới nhất của bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2015,“Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong trường trunghọc” [25], đã tập hợp đầy đủ và hệ thống những nghiên cứu của các nhà giáodục đầu ngành về hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: Nguyễn Thúy Hồng, Đinh Thị Kim Thoa, Ngô Thị Thu Dung, Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Thị ThuAnh Tài liệu đề cập những vấn đề chung của hoạt động trải nghiệm như kháiniệm, đặc điểm; xác định mục tiêu, yêu cầu, xây dựng nội dung và cách thức tổchức hoạt động trải nghiệm trong trường phổ thông; đánh giá hoạt động trảinghiệm với phương pháp và công cụ cụ thể.

Đề tài “Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường

THPT Hiệp Hòa số 3, tỉnh Bắc Giang” [29] của tác giả Nguyễn Đức Toàn đã

đánh giá các nội dung như quản lý về chương trình và kế hoạch thực hiện, quảnlý đội ngũ thực hiện kế hoạch, quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện khác;quản lý việc phối hợp thực hiện các lực lượng giáo dục; quản lý việc kiểm trađánh giá kết quả Từ đó đưa ra các nhóm giải pháp nhằm quản lý có hiệu quảhoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Hiệp Hòa số 3, tỉnhBắc Giang.

Trang 20

Đề tài “Quản lý hoạt động trải nghiệm thực tế địa phương của sinh viên

trường Đại học y dược - Đại học Thái Nguyên” [1] của tác giả Nguyễn Thị Lan

Anh đã đánh giá thực trạng hoạt động trải nghiệm thực tế địa phương của sinhviên trường Đại học Y dược; đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng trườngĐại học Y dược về hoạt động trải nghiệm thực tế địa phương của sinh viêntrong trường.

Đề tài “Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục ở

trường THPT Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” [22] của tác giả Nguyễn Thị

Minh Nguyệt, nội dung phân tích mà tác giả đã đề cập đó là: Quản lý mục tiêu,nội dung, chương trình; quản lý hình thức; quản lý các điều kiện, phương tiện;huy động các nguồn lực; quản lý hoạt động của giáo viên và hoạt động của họcsinh theo kế hoạch; kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệmsáng tạo theo chủ đề giáo dục ở trường THPT Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên,từ đó đưa ra biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáodục ở trường THPT Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Như vậy, đã có nhiều tác giả nghiên cứu đến các hoạt động trải nghiệmvà trải nghiệm cho học sinh nên không còn quá mới Tuy nhiên, xét trên phạmvi tại tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là tại Thành phố Hạ Long, thì vấn đề nghiêncứu quản lý hoạt động trải nghiệm theo danh nghĩa một công trình khoa họcchưa nhiều, mà nghiên cứu mới chỉ dừng ở dạng một vài chuyên đề, thamluận… tại một vài hội nghị, tập huấn Với những đặc thù cơ bản về địa lý, vănhóa, về đội ngũ giáo viên và học sinh của Quảng Ninh, và đặc biệt là những đặcthù về công tác quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học đã thôi

thúc tác giả đã nghiên cứu đề tài “Quản lý các Hoạt động trải nghiệm cho họcsinh các trường Tiểu học trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” Tác

giả mong muốn thông qua đề tài này đóng góp được một số giải pháp hữu hiệunhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các nhàtrường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hạ Long.

Trang 21

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

Từ khi xã hội loài người được hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đãđược quan tâm Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằmđạt được hiệu quả cao hơn Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chứcphối hợp sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạtđược mục tiêu đề ra.

K.Marx đã viết: Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào đượcthực hiện ở qui mô tương đối lớn đều cần đến một chừng mực nhất định của sựquản lý.

Quản lý là sự xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá thể và hoànthành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động đối với các bộ phậnriêng lẽ của nó.

Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theonhững cách tiếp cận khác nhau Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đếnsự phong phú về quan niệm Sau đây là một số khái niệm thường gặp:

- Khi nói đến quản lý, K.Marx ví hoạt động này như là công việc của

người nhạc trưởng, ông viết: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn

dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” [20].

Theo từ điển giáo dục học, quản lý là hoạt động tác động có định hướng,có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (ngườibị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đíchcủa tổ chức.

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích,

có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nóichung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [23].

- Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều chỉnh các quá trình xã hội và hànhvi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với qui luật, đạt tớimục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý.

Trang 22

- Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý để tạora một sự chuyển biến toàn bộ hệ thống nhằm đạt đến một mục đích nhất định.

- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chứcxét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý.

Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quátrình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển”.

Qua các khái niệm trên về quản lý, chúng ta có thể quan niệm về quản lýnhư sau:

Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quảnlý đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo sự vận động, phát triển của hệ thốngphù hợp với qui luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quảnhất các tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủthể quản lý.

Như vậy, rõ ràng “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệthuật” và “Hoạt động quản lý vừa có tính chất khách quan, vừa có tính chất chủquan, vừa có tính chất pháp luật nhà nước, vừa có tính chất xã hội rộng rãi…chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất” [16].

Quản lý có hai chức năng cơ bản: duy trì và phát triển Để đảm bảo đượchai chức năng này, hoạt động quản lý phải bao gồm 4 chức năng cụ thể là lậpkế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch;Kiểm tra, đánh giá.

1.2.2 Trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm

* Trải nghiệm:

Trải nghiệm là một phạm trù, được đúc rút từ toàn bộ các hoạt động củacon người ở mọi khía cạnh, như một thể thống nhất giữa kiến thức, tình cảm, kỹnăng, và ý chí Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa.

Trải nghiệm là một phạm trù của nhận thức luận đúc kết từ sự thống nhấtcủa hoạt động tình cảm và nhận thức.

Trang 23

Trải nghiệm là kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý thức được và cócảm giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế, cho dù đó là một thực tế bên ngoài củacác đối tượng và tình huống (nhận thức), hoặc các thực tại của trạng thái ý thức(những quan niệm, những kỷ niệm, xúc động…).

Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo một số ý nghĩa sau:Trải nghiệm trong giáo dục, đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹnăng có được trong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy.

Trải nghiệm (thông qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong nhữngphương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiếtlập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể.

Theo Wikipedia: Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiệnhoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó Trong triết học, thuật

ngữ “kiến thức qua thực nghiệm” chính là kiến thức có được dựa trên trải

nghiệm Một người trải nghiệm nhiều ở một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể

được coi như chuyên gia của lĩnh vực đó Khái niệm “trải nghiệm” dùng để

chỉ phương pháp làm ra kiến thức hay quy trình làm ra kiến thức chứ khôngphải là kiến thức thuần túy được đưa ra, là kiến thức dùng để đào tạo nghềnghiệp chứ không phải là kiến thức trong sách vở Nhận thức luận có bản chất

là “trải nghiệm”.

Từ “trải nghiệm” có thể liên quan đến cả các sự kiện được cảm nhận

trực tiếp cũng như sự khôn ngoan có được khi phản ảnh lại các sự kiện Một sốnhà nghiên cứu cho rằng bản chất trải nghiệm của con người có sự thay đổi vềchất từ thời kì tiền hiện đại đến thời kì hiện đại và hậu hiện đại [16].

Như vậy, “trải nghiệm là quá trình học sinh lĩnh hội được những kiến

thức, kỹ năng, kinh nghiệm qua hoạt động giao tiếp với nhau, với người lớn,hay qua những tài liệu tham khảo, không được giáo viên giảng dạy trực tiếptrong nhà trường hoặc thông qua hoạt động thực tiễn”.

Trang 24

* Hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động

thực tiễn của học sinh về hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa nghệthuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, khoa học kỹ thuật, lao độngcông ích,… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách thực sự, pháttriển và nuôi dưỡng óc sáng tạo; là một bộ phận hữu cơ của hệ thống hoạt độnggiáo dục ở trường phổ thông HĐTN cùng với hoạt động dạy học trên lớp làmột quá trình gắn bó, thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.

Theo tác giả Đinh Thị Kim Thoa: “HĐTN là hoạt động giáo dục, trongđó dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham giatrực tiếp vào các hoạt động khác nhau của nhà trường cũng như ngoài xã hộivới tư cách là chủ thể của hoạt động Qua đó, phát triển năng lực thực tiễn,phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình”.

Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hànhcùng với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông HĐTN là một bộ phậncủa quá trình giáo dục, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học.Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành độngcủa học sinh, HĐTN là các hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức đượcthực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chấtvà tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thờiquan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh Thông qua việc tham gia vàocác HĐTN, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tựgiác và sáng tạo của bản thân Các em được chủ động tham gia vào tất cả cáckhâu của quá trình hoạt động: Từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiệnvà đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng củabản thân Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, đượcđánh giá và lựa chọn ý tưởng, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tựđánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của

Trang 25

bạn bè, từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và cácnăng lực cần thiết.

Tóm lại để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vàonhận thức của người học; nhưng để phát triển và hình thành năng lực (phẩmchất) thì người học phải trải nghiệm HĐTN là hoạt động giáo dục thông qua sựtrải nghiệm của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhàtrường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm vàdần chuyển hóa thành năng lực.

Theo cách tiếp cận của luận văn, tác giả quan niệm: Hoạt động trải

nghiệm là hoạt động giáo dục thực tiễn ngoài giờ học, được tổ chức có mụcđích, có kế hoạch, nhằm giúp học sinh vận dụng hoặc mở rộng kiến thức, kỹnăng đã học; hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực, qua đó phát triển năng lựcđáp ứng yêu cầu xã hội.

1.2.3 Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học

Mục đích của HĐTN là giúp hình thành và phát triển những phẩm chất,tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những kỹ năng chung cần cóở con người trong xã hội hiện đại; với hình thức tổ chức đa dạng, phong phú,linh hoạt để học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm Theo đó, chương trìnhHĐTN cấp tiểu học và trung học cơ sở chú trọng nhấn mạnh cảm xúc và ýtưởng sáng tạo.

Thông qua việc tham gia vào các HĐTN, học sinh được phát huy vai tròchủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân Các em đượcchủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạtđộng đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặcđiểm lứa tuổi và khả năng của bản thân Các em được trải nghiệm, được bày tỏquan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thểhiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt độngcủa bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,…

Trang 26

HĐTN hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và cácnăng lực cần thiết HĐTN về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trêntinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo vàcá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.

HĐTN có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiếnthức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáodục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáodục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàngiao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòngchống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội.

Nội dung giáo dục của HĐTN thiết thực và gần gũi với cuộc sống thựctế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng nhữnghiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.HĐTN có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp,theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường.

Như vậy, Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học là hoạt động giáo

dục thực tiễn cho học sinh tiểu học (lớp 1-5) ngoài giờ học, được tổ chức cómục đích, có kế hoạch, nhằm giúp học sinh tiểu học vận dụng hoặc mở rộngkiến thức, kỹ năng đã học; hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực, qua đó pháttriển năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội.

1.2.4 Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trường tiểu học

Quản lý HĐTN là quá trình tác động có chủ đích của cán bộ quản lý nhàtrường đến GV, HS và các lực lượng giáo dục trong tổ chức thực hiện cácHĐTN nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện Hay nói cách khác: Quản lýHĐTN là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kếhoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu HĐTN phù hợpvới mục tiêu giáo dục chung đã đề ra.

Trang 27

1.3 Lý luận về hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

1.3.1 Đặc điểm phát triển của học sinh tiểu học

a Đặc điểm về mặt cơ thể

- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân,

xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo,gẫy dập, Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầycô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý quan tâm, hướngcác em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.

- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò

chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa, Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưacác em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảosự an toàn cho trẻ.

- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy

của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duytrừu tượng Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trítuệ, các cuộc thi trí tuệ, Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốnhút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.

Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng2kg Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm (nam) 104cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ) Tuy nhiên, con số này chỉlà trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng có thểxê dịch từ 1-2 kg Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máutương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh.

b Đặc điểm phát triển về tâm lý

Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đếntuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từhoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.

Trang 28

Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Khi trẻ vào lớp 1bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo vàbắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ có ngôn ngữ pháttriển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tựkhám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.

Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm

soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếmưu thế hơn chú ý có chủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những mônhọc, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,tròchơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếuvà thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quátrình học tập.

Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú

ý của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sựnỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một côngthức toán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiệngiới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian chophép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảngthời gian quy định.

Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vàoyêu cầu của người lớn Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành viở các em còn yếu Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mụcđích đã đề ra nếu gặp khó khăn Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năngbiến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy nănglực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em Việcthực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.

Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn

liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế

Trang 29

cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ

thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư Vì thế có thể nói

tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì

tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều.

Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang

những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh

thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức,

tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và

ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng

lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác độngthích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn

mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một

sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàndiện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùngvới tiến trình phát triển của mình.

1.3.2 Mục đích hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trường tiểu học

Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cáckĩ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hằng ngày,nền nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; biết tuân thủ các nội quy, quy định;bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành nhữnghành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham giahoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng; bước đầubiết cách tổ chức một số hoạt động đơn giản, làm quen và hình thành hứng thúvới một số nghề gần gũi với cuộc sống của học sinh.

1.3.3 Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm đối với học sinh tiểu học

Theo chương trình giáo dục phổ thông được Bộ GD&ĐT công bố ngày27/7/2018: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được thực hiện bắtbuộc từ lớp 1 đến lớp 12 Ở cấp tiểu học, hoạt động này được gọi là Hoạt động

Trang 30

trải nghiệm; ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, được gọi là Hoạtđộng trải nghiệm, hướng nghiệp.

Hoạt động trải nghiệm nhằm giúp học sinh huy động tổng hợp kiến thức,kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thựctiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vào tất cả các khâu củaquá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giákết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ýtưởng hoạt động; dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, học sinh tiếp tục củngcố và phát triển các kỹ năng sống cơ bản, thói quen tích cực, nề nếp học tập,hành vi ứng xử văn hoá ở phổ thông; khẳng định được giá trị riêng, phù hợpvới chuẩn mực đạo đức chung; giúp học sinh thể hiện tình yêu đất nước, conngười, trách nhiệm công dân,… bằng việc làm, hành động cụ thể, thiết thực vàbằng các hoạt động cống hiến xã hội, phục vụ cộng đồng.

Họat động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực các hoạtđộng lao động; tham gia phục vụ cộng đồng phù hợp với lứa tuổi; biết tổ chứccông việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghềnghiệp, xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp, định hướng được nghềnghiệp dựa trên hiểu biết về nghề, nhu cầu thị trường lao động, sự phù hợp củanghề được lựa chọn với năng lực và hứng thú của cá nhân; xây dựng được kếhoạch đường đời; có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnhtoàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

HĐTN được coi là phương pháp thật sự ưu việt cho sự phát triển nănglực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kỹ năng, giátrị và phẩm chất của bản thân Hầu hết HS khi được học tập dưới dạng này đềutỏ ra thích thú Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các HĐTNtrong các môn học.

1.3.4 Nội dung hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học

Nội dung hoạt động trải nghiệm của học sinh trung học tiểu học đảm bảotính thiết thực - bổ ích, tính thực tiễn - khả thi, có tính ứng dụng - thực hành

Trang 31

cao, gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng Nội dung được thiết kế thànhcác chủ điểm mang tính mở, mang tính logic khoa học và tính giáo dục Song,nội dung lựa chọn phải có ưu thế để đạt được mục tiêu năng lực đề ra.

Nội dung HĐTN đa dạng và mang tính tích cực, tổng hợp kiến thức, kỹnăng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạođức, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩmmỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dụcmôi trường, giáo dục phòng chống ma tuy, giáo dục phòng chống HIV/AIDSvà tệ nạn xã hội…

Nội dung giáo dục của HĐTN cần phải phù hợp đặc điểm tâm lý - nhậnthức của HS, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụngnhững hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng,thuận lợi HĐTN có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như: theo nhóm,theo lớp, theo khối lớp, theo trường.

Nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo chương trìnhgiáo dục phổ thông mới xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh vớibản thân; giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh vớimôi trường; giữa học sinh với nghề nghiệp Nội dung này được triển khai qua 4nhóm hoạt động chính:

- Hoạt động phát triển cá nhân: Hoạt động tìm hiểu/khám phá bản thân;Hoạt động rèn luyện nền nếp, thói quen; tính tuân thủ, trách nhiệm, ý chí vượtkhó; Hoạt động phát triển các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội

- Hoạt động lao động: hoạt động lao động ở nhà, hoạt động lao động ởtrường, hoạt động lao động tại địa phương.

- Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng: Hoạt động giáo dục truyềnthống, tư tưởng, đạo đức; Hoạt động giáo dục văn hoá, hữu nghị và hợp tác;Hoạt động tìm hiểu phong cảnh, di tích văn hoá - lịch sử của địa phương và đấtnước; Hoạt động tình nguyện/nhân đạo và hoạt động giáo dục các vấn đề xã hội.

Trang 32

- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Hoạt động tìm hiểu một số phẩmchất và năng lực của nghề/nhóm nghề gần gũi.

1.3.5 Các hình thức hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trường tiểu học

Hình thức tổ chức hoạt động đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt,mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng Học sinh cónhiều cơ hội trải nghiệm Ở trường TH có thể tổ chức hoạt động trải nghiệmcho HS thông qua các hình thức sau:

a) Hoạt động câu lạc bộ

Câu lạc bộ là hình thức hoạt động của những nhóm học sinh cùng sởthích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo dụcnhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhauvà giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác Hoạt động củaCLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mìnhvề các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinhnhư: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bàysuy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việcnhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… CLB là nơi để học sinhtiểu học được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập,quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật;quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,… Thôngqua hoạt động của các CLB của học sinh tiểu học, nhà giáo dục hiểu và quantâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em CLB hoạtđộng theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thểđược tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: CLB học thuật; CLB thể dụcthể thao; CLB văn hóa nghệ thuật; CLB võ thuật; CLB trò chơi dân gian…dành cho học sinh tiểu học.

Trang 33

b) Tổ chức trò chơi

Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thầnnhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đốivới học sinh tiểu học nói riêng Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vuichơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáodục “chơi mà học, học mà chơi”.

Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau củaHĐTN như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp vàtiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những trithức đã được tiếp nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gâyhứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tảinhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện;tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn,…

c) Tổ chức diễn đàn, giao lưu.

Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩysự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ýkiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và nhữngngười lớn khác có liên quan Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chứcmang lại hiệu quả giáo dục thiết thực Thông qua diễn đàn, học sinh tiểu học cócơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mìnhvề một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của cácem Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau Vì vậy,diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến củamình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác Diễn đànthường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thứchoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh, thường ở cấp tiểu họchình thức này phù hợp với các em từ lớp 4, lớp 5.

Trang 34

* Giao lưu

Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cầnthiết để cho học sinh tiểu học được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tinvới những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó Qua đó,giúp các em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúngđắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách Hoạt độnggiao lưu có một số đặc trưng sau:

- Phải có đối tượng giao lưu Đối tượng giao lưu là những người điểnhình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực sựlà tấm gương sáng để học sinh noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của họcsinh Ở cấp tiểu học có thể kể đến như liên đội trưởng xuất sắc, học sinh nghèovượt khó, đôi bạn cùng tiến,…

- Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của học sinh, được họcsinh quan tâm và hào hứng.

- Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thànhvà sôi nổi giữa học sinh với người được giao lưu Những vấn đề trao đổiphải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của học sinh, đáp ứng nhucầu của các em.

Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các HĐTNtheo chủ đề Hoạt động giao lưu dễ dàng được tổ chức trong mọi điều kiện củalớp, của trường ở cấp tiểu học.

d) Sân khấu tương tác

Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuậttương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầuđưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia Phầntrình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện vàkhán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả Mụcđích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh

Trang 35

tiểu học đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phảitrong bất kì nội dung nào của cuộc sống, chẳng hạn đóng vai tham gia giaothông, bác sỹ, công an,… Thông qua sân khấu tương tác, sự tham gia của họcsinh tiểu học được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyệnnhững kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năngra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huốngvà khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống,…

e) Tham quan, dã ngoại

Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫnđối với học sinh Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh tiểuhọc được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịchsử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúpcác em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộcsống của chính các em.

Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinhnhư: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thốngcách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đội Thiếu niênTiền phong Hồ Chí Minh Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổchức ở nhà trường là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vănhóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan cáccơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo cácchủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo…

f) Hội thi / cuộc thi

Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn,lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện vàđịnh hướng giá trị cho tuổi trẻ Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân,nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêumong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc Chính vì vậy, tổ chức

Trang 36

hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, củagiáo viên trong quá trình tổ chức HĐTN.

Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia mộtcách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứngnhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo củahọc sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, gópphần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trongquá trình nhận thức Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thitiểu phẩm, thi kể chuyện, thi kể chuyện theo tranh, hội thi học tập, hội thi thờitrang,… có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó Nội dung của hội thi rấtphong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hìnhthức hội thi/cuộc thi Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt, sángtạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn.

h) Hoạt động nhân đạo

Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồngcảm của học sinh trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Thông qua hoạt động nhân đạo, học sinh biết thêm những hoàn cảnh khó khăncủa người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật,khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặcbiệt khó khăn,… để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn,ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng Hoạt động nhân đạogiúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chấtcủa mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâmhơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh như:tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnhphúc,… Hoạt động nhân đạo trong trường tiểu học được thực hiện dưới nhiềuhình thức khác nhau như: Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo,

Trang 37

có hoàn cảnh khó khăn; Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam;Phòng trào “hũ gạo tình thường”; Quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn họcsinh vùng cao…

1.3.6 Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm

Theo chương trình PT giáo dục phổ thông 26/12/2018, thực hiện đánhgiá hoạt động trải nghiệm như sau:

a.Mục đích đánh giá

Hoạt động trải nghiệm là đánh giá mức độ đạt được của học sinh so vớicác yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đặt ra cho mỗi giai đoạn học tập,nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh trong quá trìnhphát triển của bản thân, khuyến khích và định hướng cho học sinh tiếp tục rènluyện để hoàn thiện Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng để cơ quan quản lígiáo dục và giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trongnhà trường.

b Nội dung đánh giá

Nội dung đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm bao gồm:– Đánh giá mức độ nhận thức về các vấn đề đã được đề cập trong cácchủ đề hoạt động.

– Đánh giá về động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tíchcực, của học sinh khi tham gia hoạt động.

– Đánh giá về các kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện các hoạt động.– Đánh giá về đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể vàviệc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể.

– Đánh giá về số giờ tham gia các hoạt động.

c Phương pháp đánh giá

* Cứ liệu đánh giá

Đánh giá kết quả giáo dục cần dựa trên cả hai loại thông tin định tính vàđịnh lượng.

Trang 38

Thông tin định tính là những thông tin thu thập được từ quan sát của giáoviên và từ các nguồn khác (ý kiến tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳngcủa các học sinh trong lớp, ý kiến nhận xét của phụ huynh học sinh và cộngđồng).

Thông tin định lượng là những thông tin về số giờ (số lần) tham gia hoạtđộng trải nghiệm (hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm thường xuyên, hoạtđộng xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động laođộng, ); số lượng các sản phẩm hoàn thành và được lưu trong hồ sơ hoạt động.

* Các hình thức đánh giá

- Tự đánh giá: Tự đánh giá là hoạt động đánh giá bản thân do mỗi họcsinh thực hiện Tự đánh giá tạo cơ hội để mỗi học sinh tự xem xét và điều chỉnhnhận thức, hành vi của mình, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩacho giáo viên về quan niệm giá trị, nhu cầu rèn luyện và cách thức rèn luyệnmong muốn của học sinh Khi học sinh trở thành người tự giám sát độc lập,giáo viên cần đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng quan hệ bình đẳng,hợp tác với học sinh để vừa có thể đồng hành cùng các em vừa có định hướngđánh giá sâu sắc hơn.

Đánh giá đồng đẳng: Đánh giá đồng đẳng là hoạt động đánh giá giữa các

học sinh nhằm cung cấp thông tin phản hồi để cùng học hỏi và hỗ trợ nhau.Đánh giá đồng đẳng tạo cơ hội cho học sinh phát triển tinh thần hợp tác, tư duyphản biện và khả năng thuyết phục người khác Từ đánh giá đồng đẳng, giáoviên cũng thu nhận được thông tin về quan niệm giá trị, nhu cầu rèn luyện vàcách thức rèn luyện mong muốn của học sinh.

Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng: Đánh giá của cha mẹ học

sinh và cộng đồng là ý kiến nhận xét của cha mẹ học sinh và của những ngườicó mối quan hệ nhất định với học sinh (thôn bản, tổ dân phố, nơi học sinh thamgia các hoạt động, ) về ý thức, thái độ của học sinh trong cuộc sống hằng ngàyvà trong việc tham gia các hoạt động trải nghiệm Đánh giá của cha mẹ học

Trang 39

sinh và cộng đồng giúp học sinh và giáo viên có thông tin đầy đủ, toàn diệnhơn về sự phát triển của học sinh trong quá trình rèn luyện Giáo viên chủ độnglập kế hoạch lấy ý kiến cha mẹ học sinh và cộng đồng bằng hình thức phù hợp(lấy ý kiến thường xuyên hoặc định kì; qua trao đổi trực tiếp hoặc qua phiếunhận xét) Khi lấy ý kiến đánh giá của phụ huynh học sinh và cộng đồng, cầntập trung vào mục tiêu giáo dục, làm rõ những gì học sinh đã thực hiện tốt,những gì cần cải thiện và phản hồi, gợi ý cho học sinh về hướng tiếp tục rènluyện để đáp ứng mục tiêu giáo dục.

Đánh giá của giáo viên: Đánh giá của giáo viên là sự thu thập, xử lí các

thông tin về quá trình học sinh thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động (qua bàikiểm tra vấn đáp hoặc tự luận, bài tập thực hành, bài tiểu luận, bài thuyết trình,bài tập nghiên cứu, dự án nghiên cứu, ) và về thái độ, hành vi ứng xử của họcsinh trong quá trình tham gia các hoạt động được tổ chức trên lớp học, hoạtđộng nhóm, tập thể hay cộng đồng, cũng như trong sinh hoạt và giao tiếp hằngngày Giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với các giáo viên khác có liên quan đếnhọc sinh để thống nhất đánh giá về học sinh.

d.Tổng hợp kết quả đánh giá

Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá từnhững đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh,đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng Đối với cấp tiểuhọc theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Kết quả đánh giá sau mỗi họckì và cuối năm đối với từng học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thườngxuyên định kì về phẩm chất và năng lực theo 3 mức:

+ Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu của giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên+ Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.

+ Cần cố gắng: chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiệnchưa rõ [2].

Trang 40

1.4 Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

1.4.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở tiểu học

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó cần xácđịnh những vấn đề chẳng hạn: nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dựbáo khả năng; lựa chọn, xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định conđường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình.Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như: xác định hình thànhmục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạtđược mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạtđược mục tiêu đặt ra Lập kế hoạch quản lý hoạt động TN cho học sinh, ngườicán bộ quản lý trường học cần thực hiện các nội dung sau:

Xây dựng kế hoạch chung, trong đó nhà QL phải tiến hành những côngviệc cơ bản sau:

- Đánh giá thực trạng của nhà trường liên quan đến hoạt động trảinghiệm, làm rõ điều kiện nguồn lực đáp ứng cho hoạt động trải nghiệm.

- Xác định các mục tiêu có tính khả thi.

- Lựa chọn được những hoạt động trải nghiệm tiến hành theo chủ đề củatuần, tháng, kỳ, năm học của từng bộ môn, cách thức tiến hành, quan tâm đếnnội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo về: trải nghiệm nhận thức, trảinghiệm xã hội, trải nghiệm tình cảm, trải nghiệm mô phỏng thông qua trò chơi,…

+ Trải nghiệm nhận thức được thiết kế theo chủ đề môn học hay liên môn.+ Trải nghiệm xã hội được thiết kế theo các chủ đề liên quan đến giảiquyết vấn đề xã hội như: dân số, môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, hòanhập, bản sắc văn hóa dân tộc, đói nghèo,…

+ Trải nghiệm tình cảm được thiết kế theo các chủ đề về văn hóa, nghệthuật đòi hỏi học sinh phải thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình trước các vấnđề nêu ra.

Ngày đăng: 20/12/2019, 12:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w