1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

128 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

4Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI.... Thực trạng

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM–––––––––––––––––––

HOÀNG THÚY PHƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ MÔNKHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNGTRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM–––––––––––––––––––––

HOÀNG THÚY PHƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ MÔNKHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNGTRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Phí Thị Hiếu

2 PGS.TS Phạm Thị Tâm

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướngdẫn khoa học của PGS.TS Phí Thị Hiếu và TS Phạm Thị Tâm Các số liệu, kết quảtrong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào.

Tác giả luận văn

Hoàng Thúy Phương

Trang 4

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phí Thị Hiếu, TS PhạmThị Tâm đã tận tụy, trách nhiệm để truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báuvà hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí lãnh đạo và toàn thể cácanh, chị, các bạn đồng nghiệp công tác tại các trường THCS, huyện Vân Đồn,tỉnh Quảng Ninh đã cùng chia sẻ những khó khăn và tạo điều kiện cho tôi trongquá trình học tập và nghiên cứu

Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránhkhỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy giáo, côgiáo, sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp để luận văn được bổ sung vàhoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020

Tác giả

Hoàng Thúy Phương

Trang 5

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 12

1.2 Một số khái niệm cơ bản 15

1.2.1 Quản lý 15

1.2.2 Hoạt động trải nghiệm 16

Trang 6

1.2.3 Chủ đề môn học, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học 201.2.4 Chương trình giáo dục phổ thông mới, môn khoa học tự nhiên 221.2.5 Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới 241.2.6 Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiêncho học sinh ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới 251.3 Những vấn đề cơ bản về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoahọc tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới 261.3.1 Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiêncho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới 26

1.3.2 Vai trò của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiênở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới 281.3.3 Chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường THCS 281.3.4 Các hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới 291.3.5 Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học chohọc sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới 321.3.6 Vai trò của cán bộ, giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệmtheo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở cho học sinh 341.3.7 Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở cho học sinh 351.4 Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ởtrường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới 36

Trang 7

1.4.1 Hiệu trưởng trường trung học cơ sở với công tác quản lý hoạt động trảinghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh theo chương trình

giáo dục phổ thông mới 36

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tựnhiên cho học sinh ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dụcphổ thông mới 37

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đềmôn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáodục phổ thông mới 46

2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 51

2.1.1 Vài nét về khách thể khảo sát 51

2.1.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 55

2.2 Thực trạng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiêncho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninhtheo chương trình giáo dục phổ thông mới 57

2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới 57

2.2.2 Thực trạng thực hiện các hình thức và phương pháp tổ chức hoạtđộng trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh trung học cơ sởtheo chương trình giáo dục phổ thông mới 60

Trang 8

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh theo

chương trình giáo dục phổ thông mới 65

2.3.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý HĐTN theo chủ đề môn khoa họctự nhiên cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 65

2.3.2 Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnh QuảngNinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 68

2.3.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnh QuảngNinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 70

2.3.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm theo chủ đề mônkhoa học tự nhiên cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồntheo chương trình giáo dục phổ thông mới 72

2.3.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn theo chương trình giáo dục phổ thông mới 74

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủđề môn khoa học tự nhiên cho học sinh các trường trung học cơ sở huyệnVân Đồn theo chương trình giáo dục phổ thông mới 76

Trang 9

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆMTHEO CHỦ ĐỀ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO HỌC SINHỞ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNHQUẢNG NINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ

THÔNG MỚI 82

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 82

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Đảng vềGiáo dục và Đào tạo 82

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện 83

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi 83

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 84

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa họctự nhiên cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 84

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủđề môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho cán bộ, giáoviên và cha mẹ học sinh 84

3.2.2 Giám sát chặt chẽ việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động trảinghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên của giáo viên theo chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018 87

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế hoạt động trải nghiệm theo chủđề môn học cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 88

3.2.4 Chỉ đạo phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong HĐTN theo chủđề môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới 91

3.2.5 Đảm bảo cơ sở vật chất, tài chính để thực hiện hoạt động trải nghiệmtheo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh 93

Trang 10

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 95

3.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

963.4.1 Mục đích khảo nghiệm 96

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 96

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 96

3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm 96

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 97

Kết luận chương 3 99

KẾT LUẬN VÀ KHUYỂN NGHỊ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lýGV : Giáo viênHĐTN : Hoạt động trải nghiệmHS : Học sinh

KHTN : Khoa học tự nhiên PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trúQL : Quản lý

THCS : Trung học cơ sở

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS 52Bảng 2.2: Đội ngũ CBQL THCS 3 năm qua 54Bảng 2.3: Đội ngũ GV THCS 3 năm qua 54Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL, GV về mức độ quan trọng của HĐTN

theo chủ đề môn khoa học tự nhiên 57Bảng 2.5: Nhận thức về mục đích và những yêu cầu cần đạt của việc tổ

chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên 58Bảng 2.6: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần

thiết của các hình thức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên 59

Bảng 2.7: Thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động trải

nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh trung học cơ sởtheo chương trình giáo dục phổ thông mới 61Bảng 2.8: Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ

đề môn KHTN cho học sinh trung học cơ sở theo chương trìnhgiáo dục phổ thông mới 63Bảng 2.9: Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý HĐTN theo chủ đề môn

khoa học tự nhiên cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn 65Bảng 2.10: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN theo chủ đề môn khoa

học tự nhiên cho học sinh ở các trường THCS 68

Bảng 2.11: Thực trạng chỉ đạo HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho

học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 70Bảng 2.12: Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm theo chủ đề

môn khoa học tự nhiên cho học sinh 73Bảng 2.13: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo

chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh các trường trunghọc cơ sở huyện Vân Đồn 75Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp đề xuất 97

Trang 13

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Nhân loại đang tồn tại và phát triển trong một nền văn minh mới: Nềnvăn minh trí tuệ; nền kinh tế tri thức Do vậy, giáo dục ngày càng được coitrọng và được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của một quốc gia, của mỗicon người trong xã hội Cùng với xu thế đó, đất nước ta đang trong thời kỳ hộinhập, sự giao lưu, cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới ngày càng mạnhmẽ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với quy môngày càng sâu rộng và trình độ ngày càng cao, đòi hỏi phải đổi mới toàn diệnhệ thống giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá

Để đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay, chương trìnhgiáo dục phổ thông mới đã chính thức được ban hành kèm theo Thông tưsố

32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, bao gồm chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạtđộng giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông Theo chương trìnhnày, môn khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nềntảng của các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học trái đất [6]

Lý luận dạy học hiện đại đã khẳng định trong quá trình dạy học, ngườihọc cần phải được đặt ở vị trí trung tâm Người dạy là người điều khiển, tổchức, chỉ đạo người học giúp người học tích cực, chủ động, sáng tạo trong việclĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người, từ đó thu nhận vàbiến chúng thành vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân Mặt khác, bất cứquá trình dạy học nào cũng đều xuất phát từ thực tiễn học tập của người học.Thực tiễn đó luôn cần được đặt ưu tiên trong mọi chiến lược dạy học, các mụctiêu hay phương pháp dạy học đều hướng vào giải quyết các tình huống diễn ratrong thực tiễn và kinh nghiệm của người học Vì vậy, dạy học dựa vào sự trảinghiệm có ý nghĩa to lớn nhằm phát triển năng lực của người học

Trang 14

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay, các nhà trường phổ thông nói chungvà trường THCS nói riêng dạy học trải nghiệm cho học sinh còn ít được chú ýđến hoặc mang tính hình thức, vì vậy dẫn tới tình trạng học sinh học gạo, giỏi lýthuyết, hạn chế về kĩ năng thực hành, kĩ năng sống, năng lực thích ứng chưa cao.

Vân Đồn là một huyện đảo có tính đa dạng về nguồn gốc của người dântạo cho học sinh THCS cũng được xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau,ngoài ra trong quá trình giáo dục ở các trường THCS huyện Vân Đồn cácHĐTN môn học, trong đó có các hoạt động trải nghiệm với môn KHTN chohọc sinh chưa được các nhà trường quan tâm và tổ chức theo đúng nghĩa củanó, do đó chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và chất lượng giáo dục cácmôn KHTN nói riêng của học sinh THCS huyện Vân Đồn trong những nămvừa qua còn hạn chế

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quảnlý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở các trườngtrung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáodục phổ thông mới” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý HĐTN theo chủđề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở trường THCS, tác giả luận văn đềxuất các biện pháp quản lý HĐTN theo chủ đề môn KHTN cho học sinh cáctrường THCS huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao chất lượng giáodục toàn diện học sinh THCS đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổthông mới

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứuQuản lý hoạt động trải nghiệm môn học cho học sinh ở trường THCS.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN chohọc sinh các trường THCS huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

Trang 15

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủđề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở

4.2 Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa họctự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

4.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đềmôn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnhQuảng Ninh

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS là điều kiện cần thiết để pháttriển toàn diện năng lực, phẩm chất cho học sinh Tuy nhiên, hoạt động trảinghiệm theo chủ đề môn KHTN ở các trường THCS huyện Vân Đồn còn nhiềuhạn chế mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do công tác quản lý hoạtđộng này còn chưa đồng bộ, khoa học Do vậy, nếu đề xuất được các biện phápquản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh phù hợpvới điều kiện, đặc điểm tâm lý học sinh thì sẽ góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện học sinh THCS huyện Vân Đồn

6 Phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu các biện pháp quản lý của Hiệutrưởng trường THCS đối với hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa họctự nhiên ở các trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chươngtrình giáo dục phổ thông mới

Vì thời gian có hạn, do vậy tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu công tácquản lý HĐTN theo chủ đề môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thôngmới cho học sinh ở 5 trường THCS huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệthống hóa…các tài liệu khoa học, các văn bản quy định của ngành có liên quan

Trang 16

đến hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề mônKHTN cho học sinh THCS nhằm xây dựng khung lý thuyết của đề tài.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng Anket: Sử dụng phiếu hỏi dành cho cán bộquản lý, giáo viên để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động trải nghiệmtheo chủ đề môn KHTN của học sinh và quản lý hoạt động trải nghiệm theochủ đề môn KHTN cho học sinh các trường THCS huyện Vân Đồn tỉnh QuảngNinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Nghiên cứu thực tế, tổngkết kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN chohọc sinh ở trường THCS huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh và một số kinhnghiệm quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh ởtrường THCS huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổthông mới

- Phương pháp phỏng vấn:Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhằm bổ sung chokết quả điều tra bằng phiếu hỏi về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt độngtrải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh ở trường THCS huyện VânĐồn tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia nhằm khảonghiệm tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

7.3 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm tin học để xử lý sốliệu và phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đềmôn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dụcphổ thông mới

Trang 17

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề mônkhoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnh QuảngNinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề mônkhoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnh QuảngNinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Trang 18

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆMTHEO CHỦ ĐỀ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Tư tưởng giáo dục về học qua trải nghiệm (experiential education) đãxuất hiện sơ khai từ thời cổ đại, song nó chỉ thực sự phát triển và trở thành mộttư tưởng giáo dục chính thống và phát triển thành học thuyết khi có những côngtrình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học nổi tiếng trên thế giới.Từ cuối thế kỷ XIX, xuất hiện mô hình dạy học trải nghiệm đầu tiên trên thếgiới là mô hình về nghiên cứu ứng dụng và đào tạo thực nghiệm của nhà tâm líhọc Kurt Lewin Lewin nhấn mạnh tới sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết vàthực hành Ông thấy rằng, việc học có thể đạt hiệu quả tối đa khi có mối quanhệ chặt chẽ giữa kinh nghiệm cá nhân và việc phân tích giải quyết nhiệm vụhọc tập Nhắc đến học thuyết giáo dục trải nghiệm, phải nhắc đến quan điểm“học qua làm, học bắt đầu từ làm” của John Deway Với triết lí giáo dục đề caovai trò kinh nghiệm, từ giữa thế kỉ XX, ông đã đưa ra được quan điểm về vaitrò của kinh nghiệm trong giáo dục Ông cũng chỉ ra rằng, kinh nghiệm giúpnâng cao hiệu quả của giáo dục bằng cách kết nối người học, kiến thức học vớithực tiễn cuộc sống, vì thế cần đưa các loại bài tập như nghề làm vườn, dệt,mộc vào nhà trường [28] Ngoài ra, còn phải kể đến rất nhiều các nhà giáodục học hiện đại như Willingham, Conrad và Hedin, Druism, Owens và KarenWarren Đối với các nước có nền giáo dục phát triển, đặc biệt là các nước tiếpcận chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực, hoạt độngtrải nghiệm được quan tâm và triển khai dưới nhiều góc độ

Trang 19

Trong khu vực châu Á, từ năm 1973, học tập trải nghiệm đã được HồngKông áp dụng thông qua việc dạy học qua hoạt động tham quan, dã ngoại Tưtưởng này tiếp tục phát triển ở các nước châu Á khác như Singapore, Đài Loan,Hàn Quốc, Trung Quốc Dạy học trải nghiệm có một bước tiến quan trọng hơnkhi vào năm 2002, chương trình “Dạy học vì một tương lai bền vững” đã đượcUNESCO thông qua Trong chương trình này có phần quan trọng về học quatrải nghiệm.

Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóahoạt động trải nghiệm được xem xét là hoạt động cơ bản để hình thành pháttriển năng lực thực tiễn, kỹ năng hành động cho học sinh, sinh viên, với ýnghĩa đó Hội đồng kinh doanh Úc và phòng thương mại, công nghiệp Úc với sựbảo trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo khoa học, Hội đồng quốc gia Úc đã xuấtbản cuốn “Kĩ năng hành nghề cho tương lai” (2002); Ở Singapore cục pháttriển lao động WDA đã thiết lập hệ thống kĩ năng nghề ESS… Ở mỗi quốc giacó quan điểm khác nhau trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để pháttriển năng lực cho học sinh, sinh viên

Năm 2009, chương trình giáo dục của Hàn Quốc đưa hoạt động trảinghiệm sáng tạo thành nội dung môn học trong chương trình của nhà trườngphổ thông bao gồm: Hoạt động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động từthiện, hoạt động định hướng phát triển bản thân

Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo và các công trình nghiên cứu,chúng tôi rút ra các hướng nghiên cứu chính về dạy học dựa vào trải nghiệmnhư sau:

- Các nghiên cứu theo lý thuyết hành vi:

Đại diện là các các tác giả như: Jonh Dewey, David Kold …Cha đẻ củagiáo dục kinh nghiệm theo thuyết hành vi là Jonh Dewey (1890 - 1992), ngườiđặt nền móng cho giáo dục kinh nghiệm Thuyết kinh nghiệm của Jonh Deweydựa trên hai nguyên lý chủ đạo là sự liên tục và tác động ảnh hưởng lẫn nhau

Trang 20

Sự liên tục được ông chứng minh trong luận điểm “một điều gì đó từ một trảinghiệm kể cả điều tốt, điều dở chúng đều tích lũy thành kinh nghiệm và ảnhhưởng tới những bản chất, bản tính của con người trong kinh nghiệm của mỗicá nhân” [28] Còn sự tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau được xây dựng dựa

trên khái niệm liên tục Theo đó, những kinh nghiệm trong quá khứ có ảnhhưởng tới những tình huống hiện tại Thuyết giáo dục trải nghiệm của JonhDewey sau này vẫn được các nhà giáo dục, các nhà lý luận dạy học tiến hànhnghiên cứu và coi đó là “điểm tựa” khi nghiên cứu về dạy học dựa vào trảinghiệm sau này

Đến năm 1984, giáo sư David Kold người Mĩ đã công bố công trìnhnghiên cứu của mình về học tập dựa vào trải nghiệm Ông đã xây dựng nên môhình học tập qua trải nghiệm gồm bốn giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Khởi động bằng việc tiếp thu một kinh nghiệm;Giai đoạn 2: Quan sát và phản hồi;

Giai đoạn 3: Hình thành khái niệm trừu tượng;Giai đoạn 4: Thử nghiệm chủ động.

Theo David Kold, trong mô hình của ông người học có thể tiếp cận ở bấtcứ giai đoạn nào trong 4 giai đoạn của chu trình học Như vậy, giai đoạn trảinghiệm đã có ban đầu, sau đó tiếp tục bằng quá trình phản hồi, thảo luận, phântích và đánh giá kinh nghiệm [18] Dựa trên lý thuyết về mô hình học tập dựavào trải nghiệm của David Kold, các tác giả về sau đã vận dụng vào trong việctổ chức cho học sinh học tập dựa vào trải nghiệm

Nối tiếp các tác giả trên, Roegiers - Người Mỹ (1996) cho rằng: “Chỉ cócách học tập dựa trên sự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp conngười thay đổi hành vi của mình Bản chất của nó chính là học tập dựa vào trảinghiệm Tuy nhiên, sự khám phá hay lĩnh hội có ra sao thì vai trò của nhàtrường vẫn rất quan trọng trong việc tổ chức, bố trí các trình tự các trảinghiệm cho người học đương đầu và tư duy” [24] Như vậy, tác giả này vừa

Trang 21

khẳng định vai trò của học tập dựa vào trải nghiệm trong việc thay đổi hành vicủa người học, nhưng cũng không quên nói tới vai trò quan trọng của nhàtrường trong việc tổ chức dạy học dựa vào trải nghiệm.

Các tác giả Beard và Wilson trong cuốn “The power of experientiallearning: a handbook for trainers and educators” đã khẳng định: “Dạy học dựavào trải nghiệm không đơn thuần là giáo viên phải thực hiện một hoạt động, từđó rút ra cho người học những kết luận và vận dụng vào các tình huống khácnhau Mà thông qua việc kết nối nhiều hành vi, cảm giác trong quá trình chia sẻkinh nghiệm, tất cả người học đều được mở rộng hiểu biết của mình” [dẫn theo

24] Trong công trình này, Beard và Wilson còn mô tả việc dạy học dựa vào trảinghiệm của người học là quá trình xây dựng hành vi dựa vào kinh nghiệm đãtrải qua của người học, những trải nghiệm chỉ trở thành hiểu biết khi được chiasẻ với tập thể, tiếp đó được chọn lọc nhằm rút ra kết luận và vận dụng vào tìnhhuống cụ thể

- Các nghiên cứu theo lý thuyết kiến tạo:

Các ý tưởng của Piaget về đồng hóa (assimilation), điều ứng(ammoodation), nhận thức cùng với lý thuyết của Kelly (1955), của Bruner(1960) đóng vai trò khởi nguồn trong việc xây dựng thuyết kiến tạo trong dạyhọc Thuyết kiến tạo có thể coi là bước phát triển tiếp theo của thuyết nhậnthức Tư tưởng nền tảng cơ bản của thuyết kiến tạo là đặt vai trò của chủ thểnhận thức lên vị trí hàng đầu của quá trình dạy học Khi học tập, mỗi ngườihình thành thế giới quan riêng của mình Tất cả những gì mà mỗi người trảinghiệm thấy sẽ được sắp xếp chúng vào trong “bức tranh toàn cảnh về thế giới”của người đó, tức là tự kiến tạo riêng cho mình một bức tranh thế giới Từ đócho thấy cơ chế học tập theo thuyết kiến tạo đó là người dạy để cho người họccó cơ hội tự tìm hiểu các tri thức chứa đựng trong những trải nghiệm Ngườihọc phải học tập từ lý trí riêng và có thể làm điều này tốt hơn nếu không phảituân theo một chương trình giảng dạy cứng nhắc, mà có thể tự mình điều chỉnhquá trình học tập của chính mình

Trang 22

Mebrien và Brandt (1997) đã mô tả rằng: “Kiến tạo là một cách tiếp cận"dạy" dựa trên nghiên cứu về việc "học" với niềm tin rằng: Tri thức được tạonên bởi mỗi cá nhân người học sẽ trở nên vững chắc hơn rất nhiều so với việcnó được nhận từ người khác” [dẫn theo 24] Còn theo Brooks (1993), quan

điểm kiến tạo trong dạy học khẳng định rằng học sinh cần phải kiến tạo nênnhững hiểu biết về thế giới bằng cách tổng hợp những kinh nghiệm mới vàotrong những cái mà họ đã có trước đó

M Bruner (1999) đã khẳng định: “Người học tạo nên những kiến thứccủa bản thân bằng cách điều khiển những ý tưởng và cách tiếp cận dựa trênnhững kiến thức và kinh nghiệm đã có, áp dụng chúng vào những tình huốngmới, hợp thành tổng thể thống nhất giữa những kiến thức mới thu được vớinhững kiến thức đang tồn tại trong trí óc” [dẫn theo 24].

Như vậy, các tác giả trên của thuyết kiến tạo đều tiến tới khẳng địnhrằng: Học không chỉ là khám phá mà cũng là sự giải thích, tái cấu trúc trithức Trong quá trình này thì trải nghiệm là một khâu then chốt trong việcđịnh hình các tri thức, là sự chuẩn bị vật liệu để tiếp diễn các quá trìnhđồng hóa và điều ứng

- Các nghiên cứu theo lý thuyết hoạt động:

Khởi đầu từ quan điểm của L.X Vugotsxki cho rằng: Sự hình thành cácchức năng tâm lý cấp cao của cá nhân là quá trình lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử- xã hội [dẫn theo 18] Với luận điểm gốc này các nhà lý luận giáo dục Liên Xôđã kế thừa và vận dụng chúng vào hoạt động dạy học và học tập Theo đó, ýnghĩa của việc ứng dụng đó liên quan tới nội dung dạy học và cơ chế học tậpcủa người học

Theo ý nghĩa này, nội dung học tập chính là toàn bộ kinh nghiệm xã hội lịch sử mà loài người đã hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ Vì vậy,người dạy cần xác định trong hệ thống phức hợp các kinh nghiệm này, sẽ lựa

Trang 23

-chọn các kinh nghiệm nào có thể giúp người học hoàn thành các nhiệm vụ họctập Điều đó liên quan tới sự phân loại kinh nghiệm cần giúp người học lĩnhhội Cơ chế học tập của người học trải qua 4 giai đoạn cơ bản, đó là:

Giai đoạn 1: Các phán đoán dựa vào kinh nghiệm;Giai đoạn 2: Hình thành tư duy siêu hình;

Giai đoạn 3: Hình thành các tư duy lý luận biện chứng; Giai đoạn 4: Trừu tượng hóa, hệ thống hóa các tri thức.

Nối tiếp các tác giả trên, lý luận về hoạt động tâm lý của A.N Leonchevvào dạy học được vận dụng, trong đó lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ em làcơ sở tâm lý học cho quá trình tổ chức lĩnh hội cho học sinh Theo đó, cơ chếlĩnh hội bao giờ cũng là quá trình “xuất tâm” và “nhập tâm” dựa trên cơ sở banđầu là các thao tác sẵn có từ trải nghiệm thực tế của bản thân người học Bêncạnh các tác giả trên thì lý thuyết về các bước hình thành hành động trí tuệ củaP.IA.Galperin cũng đề cập tới 3 định hướng phương pháp hành động cho ngườihọc Trong đó “phương pháp khái quát, đầy đủ và học sinh tự làm” cho rằngnhờ những kinh nghiệm mà học sinh tự làm, tự hoạt động mà giáo viên giữ vaitrò hướng dẫn, không còn là người bắt ép học sinh dựa trên những kinh nghiệmhữu hạn của giáo viên nữa

Tại một số nước phát triển như Phần Lan, Mỹ, Ấn Độ, Anh , phươngpháp giáo dục truyền thống đã được chuyển sang phương pháp giáo dục mangtính trải nghiệm Sinh viên từ chỗ được khen thưởng và cho điểm cao vì cónhững nỗ lực cạnh tranh nhau, được chuyển sang chú trọng hợp tác với nhau vàgiáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn Điều chính yếu rút ra từ phươngpháp giáo dục bằng trải nghiệm này là sinh viên, học sinh thu nhận kiến thức từsách vở và biến những điều này thành kinh nghiệm, thành các kỹ năng sống dochính họ tạo ra và hấp thu chúng trong khi họ thực hành

Như vậy, trên thế giới, quan niệm về học tập dựa vào trải nghiệm đãđược nhắc đến từ lâu Mặc dù có nhiều quan điểm, các lý thuyết đề cập tới,

Trang 24

dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều đề cập đến việc dạy học dựa vàotrải nghiệm sẽ giúp người học nhớ lâu và nó chính là sự kết hợp lý thuyết vớithực hành trên thực tế.

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, hoạt động trải nghiệm mới được quan tâm nghiên cứu trongmột vài năm gần đây Tác giả Đinh Thị Kim Thoa nghiên cứu về tổ chức hoạtđộng giáo dục trong trường học theo định hướng phát triển năng lực của họcsinh (2014) đã khai thác vai trò của hoạt động trải nghiệm và các biện pháptăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các trường phổthông Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu về mục tiêu, năng lực, nội dungchương trình và cách đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đã xác định mụctiêu, đề xuất nội dung các tiêu chí đánh giá mục tiêu năng lực hoạt động trảinghiệm sáng tạo của học sinh phổ thông [26]

Tác giả Lê Huy Hoàng nghiên cứu một số vấn đề về hoạt động trảinghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới (2014) đã nhấnmạnh vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đặc điểm của hoạt động trảinghiệm sáng tạo, con đường tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho họcsinh phổ thông

Tác giả Nguyễn Thu Hoài nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệmsáng tạo - giải pháp phát huy năng lực người học (2014) đã đề xuất quy trình tổchức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông

Nhiều bài báo của các tác giả khác nhau đã đề cập đến hoạt động trảinghiệm, cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm Có thể kể đến một số bàibáo như:

Tác giả Nguyễn Thu Vân với bài viết “Học tập thông qua trải nghiệm,mô hình hiệu quả trong giảng dạy kỹ năng hành chính cho cán bộ, công chức”(Tạp chí Khoa học Giáo dục Số 12); Trong bài báo này, tác giả đã áp dụng cáclý thuyết về học tập dựa vào trải nghiệm nhằm xây dựng kế hoạch bài học

Trang 25

giảng dạy kỹ năng hành chính cho cán bộ, công chức nhà nước Qua đó chứngminh được hiệu quả của dạy học dựa vào trải nghiệm.

Trong bài viết “Vận dụng mô hình học tập dựa vào trải nghiệm (DavidKolb) trong dạy học ở tiểu học” (Võ Trung Minh, 2014), tác giả Võ TrungMinh vận dụng quy trình 4 bước của học tập dựa vào trải nghiệm để tiến hànhdạy học các môn khoa học lớp 4 và 5 ở bậc tiểu học Qua đó cho thấy, khả năngứng dụng lý thuyết dạy học dựa vào trải nghiệm đã được nghiên cứu trên thếgiới vào chương trình giảng dạy một số môn ở nước ta [18]

Tác giả Phạm Sỹ Nam đã trình bày việc tổ chức cho học sinh phổ thôngnước ta học tập trải nghiệm trên cơ sở vận dụng lý thuyết kiến tạo trong bài viết“Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm của học sinh - Khâu then chốt trongtiến trình vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học ở trường phổ thông” Tác giảrút ra các kết luận về trải nghiệm như một khâu quan trọng trong việc kiến tạotri thức cho học sinh [19] Gần đây nhất, dự án Giáo dục Môi trường Hà Nộiphối hợp với trung tâm Con người và Thiên Nhiên đã biên soạn cuốn “Học màchơi - Chơi mà học” hướng dẫn các hoạt động môi trường trải nghiệm Trongcuốn sách này, tác giả đã đưa ra các bước tổ chức thực hiện hoạt động trảinghiệm và một số hoạt động trải nghiệm cụ thể [19]

Theo hướng nghiên cứu về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nói chungcó các bài viết: “Thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển nănglực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong cáctrường tiểu học tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” (Hoàng Thị Hiền, Tạpchí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 39-42); “Quản lý hoạt động trảinghiệm ở trường mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” (Cao Thị HồngNhung Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 2-4); “Thực trạng vàmột số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trườngtiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” (Hoàng Thị Ngọc,Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 37-42) Bài viết này trìnhbày

Trang 26

thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trảinghiệm ở trường tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Bên cạnh đó, một số tác giả nghiên cứu việc tổ chức hoạt động trảinghiệm trong dạy các bài học cụ thể của từng môn học Bài báo “Xây dựng cáchoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học cơ thể người để phát triển nănglực thể chất cho học sinh” (Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tạp chí Giáo dục, Số453 (Kì 1 - 5/2019), tr 33-39) đề cập tới quy trình xây dựng các hoạt động trảinghiệm để giáo dục năng lực thể chất cho học sinh cấp trung học cơ sở với 5nguyên tắc làm cơ sở đề xuất quy trình xây dựng hoạt động trải nghiệm gồm 5bước và đưa ra ví dụ minh họa về xây dựng các hoạt động trải nghiệm để giáodục năng lực thể chất cho học sinh trong dạy học sinh học cơ thể người cấptrung học cơ sở Các tác giả Nguyễn Thị Dung, Phạm Thị Quỳnh Trâm trongbài viết “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài tập đọc “Người gácrừng tí hon” (Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr.185-190) đãtrình bày cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tập đọc;nhằm giúp học sinh lớp 5 nhanh chóng nắm được nội dung văn bản và phát huyhiệu quả năng lực của các em Theo hướng nghiên cứu này, các tác giả NguyễnThị Dung, Trần Thị Thu Uyên đề cập hướng thiết kế hoạt động trải nghiệmngoài giờ học môn Tiếng Việt, chủ điểm “Việt Nam - Tổ quốc em” cho họcsinh lớp 4 nhằm giúp các em phát huy được năng lực sáng tạo, gắn kiến thứcmôn học với trải nghiệm thực tiễn (Th i ế t k ế h o ạt đ ộ n g t r ả i ng hi ệm n g o à i gi ờ h ọ c m ô n T i ế n g Vi ệ t , c h ủ đi ểm “ V i ệt N am - T ổ quố c e m ” c h o h ọ c s i n h l ớp 4 , Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 28-32; 52);…

Trong những năm gần đây, trong lĩnh vực quản lý giáo dục, hướngnghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm cũng được quan tâm nghiên cứu.Có thể đề cập đến một số đề tài như: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho họcsinh các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn” của tác giả Hoàng VănĐịnh; “Phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các

Trang 27

trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” (Đặng Thị An); “Quảnlý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trườngPTDTNT tỉnh Yên Bái theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới”(Đồng Thị Anh Ngọc); “Quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trườngTHCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thông qua hoạt động trải nghiệm sángtạo” (Nguyễn Thế Trung) Từ các nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạtđộng trải nghiệm, quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmcho giáo viên với tư cách là hoạt động giáo dục bắt buộc để giáo dục các phẩmchất nhân cách, kỹ năng sống cho người học, các công trình này đã đề xuất cácbiện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm và biện pháp quản lý bồi dưỡng nănglực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên Tuy nhiên, chưa có một côngtrình nào nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoahọc tự nhiên cho học sinh trường THCS Vì thế, hướng nghiên cứu này cầnđược quan tâm thực hiện để đạt mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thôngmới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Từ khi con người sống thành xã hội có sự phân công hợp tác trong laođộng thì bắt đầu xuất hiện sự quản lý Tính chất của việc quản lý thay đổi vàphát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, nhằm bảo đảm cho sự tồn tạivà phát triển của xã hội

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ “quản lý” được định nghĩa

là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan” [30].

Theo K.Marx: “Quản lý là lao động điều khiển lao động” K.Marx đãviết: “Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy môlớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cánhân Một nhạc sĩ độc tấu thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thìphải có nhạc trưởng” [7].

Trang 28

Frederick Winslow Taylor (1856-1915) là nhà thực hành quản lý khoa

học về lao động đã đưa ra định nghĩa: “Quản lý là biết được chính xác điều bạnmuốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việcmột cách tốt nhất’’ [12, trang 28].

Henry Fayol (1841-1925) đã xuất phát từ nghiên cứu các loại hình hoạt

động quản lý và phân biệt thành 5 chức năng cơ bản: “kế hoạch hoá, tổ chức,chỉ huy, phối hợp và kiểm tra” và sau này được kết hợp lại thành 4 chức năng

cơ bản của quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra Những cống hiếncủa ông về lý luận quản lý đã mang tính phổ quát cao và nhiều luận điểm đếnnay vẫn còn giá trị khoa học và thực tiễn [12, trang 29]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mụcđích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nóichung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến” [23].

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: "Quản lý là tác động có định hướng,có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằmlàm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [16].

Từ quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta có thể khái quát lại:

“Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sửdụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộngđồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”.

1.2.2 Hoạt động trải nghiệm

Тлегенова Т Е cho rằng trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tươngtác giữa con người với thế giới khách quan Sự tương tác này bao gồm cả hìnhthức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹnăng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan Nhàtriết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S quan niệm rằng trải nghiệm là quátrình tích lũy kiến thức kinh nghiệm thực tế; bao gồm kiến thức và kỹ năng màngười học tích lũy qua thực tiễn, hoạt động Trải nghiệm là kết quả của sự

Trang 29

tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác [26, trang 42].

Qua nghiên cứu các tài liệu, có thể khái quát về trải nghiệm như sau:Trải nghiệm là một phạm trù, được đúc rút từ toàn bộ các hoạt động củacon người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa kiến thức, kỹ năng, tìnhcảm và ý chí Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa

Trải nghiệm là một phạm trù của nhận thức luận, được đúc kết từ sựthống nhất của hoạt động tình cảm – nhận thức

Trải nghiệm là kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý thức được và cócảm giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế, cho dù đó là một thực tế bên ngoài củacác đối tượng và tình huống (nhận thức), hoặc các thực tại của trạng thái ý thức(quan niệm, những kỷ niệm, xúc động…)

Trong các nghiên cứu tâm lý học, kinh nghiệm thường được coi là nănglực của cá nhân, ví dụ Platon K.K nhận định trải nghiệm cũng như sự tích lũycủa hiểu biết và năng lực (cá nhân, nhóm) hình thành trong quá trình hoạt động,đào tạo và giáo dục, trong đó tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, khả năng vàthói quen Dưới góc độ của tâm lý học giáo dục, A N Leontiev đã giải quyếtđược vấn đề trải nghiệm của nhân loại: “Trong cuộc đời mình, con người đãđồng hóa kinh nghiệm của nhân loại, kinh nghiệm của những thế hệ trước Nódiễn ra dưới hình thức nắm vững kiến thức và ở mức độ làm chủ kiến thức”.Trong các tài liệu sư phạm học, lý thuyết về trải nghiệm trở thành đối tượngnghiên cứu

Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo một vài ý nghĩa sau: Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có đượctrong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy, cụ thể: Trải nghiệm là kiến thức,kỹ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơ sở giáo dục, thông qua sự giao tiếpvới nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu tham khảo, không được giảngdạy trong nhà trường hoặc thông qua hoạt động thực tiễn…

Trang 30

Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phươngpháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặcminh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể Kinh nghiệm giảng dạy là hệ thốngcác phương pháp đào tạo được giáo viên đúc kết và cải thiện dần trong quátrình làm việc thực tế của mình.

Một số nhà nghiên cứu sư phạm (Ю.К Бабанский, В.И Бондаревский,А.Н Кузибецкий, М.Р Львов, Э.И Моносзон, М.Н Скаткин ) xem xétthuật ngữ trải nghiệm qua khái niệm “thực hành” (practice), có nghĩa là, xemxét nó trong việc tiến hành quá trình đào tạo, cũng như kết quả của nó Chính vìvậy, M.N Skatkin đã kết luận rằng: “theo nghĩa rộng, trải nghiệm được hiểu làsự thực hành trong quá trình đào tạo và giáo dục” Việc phân định giữa trảinghiệm và thực hành, theo ý kiến của Тлегенова Т Е., trải nghiệm mang hàmnghĩa rộng hơn thực hành vì nó đóng một vai trò là nền tảng của tri thức và làtiêu chí để nhận biết sự thật Nói chung, các tác giả đều công nhận trải nghiệmlà mối quan hệ thực tế giữa chủ thể và đối tượng Ý nghĩa của điều này làchúng ta cố gắng để có các trải nghiệm một cách chủ động, có tính cách mạngvà có ý thức [26]

Theo Wikipedia: Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiệnhoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó Trong triết học, thuậtngữ “kiến thức qua thực nghiệm” chính là kiến thức có được dựa trên trảinghiệm Một người trải nghiệm nhiều ở một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể đượccoi như chuyên gia của lĩnh vực đó Khái niệm “trải nghiệm” dùng để chỉphương pháp làm ra kiến thức hay quy trình làm ra kiến thức chứ không phảilà kiến thức thuần túy được đưa ra, là kiến thức dùng để đào tạo nghề nghiệpchứ không phải là kiến thức trong sách vở Nhận thức luận có bản chất là“trải nghiệm”

Một số nhà nghiên cứu cho rằng bản chất trải nghiệm của con người cósự thay đổi về chất từ thời kì tiền hiện đại đến thời kì hiện đại và hậu hiện đại

Trang 31

Người ta phân biệt các trải nghiệm khác nhau như trải nghiệm vật chất, trítruệ, tình cảm, tinh thần, gián tiếp và mô phỏng:

Trải nghiệm vật chất (Physical Experiences): Trải nghiệm vật chất xảy rabất cứ khi nào đối tượng hay môi trường thay đổi Nói cách khác, trải nghiệmvật chất liên quan đến những trải nghiệm có thể quan sát được Nó là hình thứcbên ngoài của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng Triết lí “trăm nghe khôngbằng một thấy” hay “Đi một đàng học một sàng khôn” theo chúng tôi là đề caotrải nghiệm của con người và có thể xếp vào loại Trải nghiệm vật chất

Trải nghiệm tinh thần (Mental Experiences): Trải nghiệm tinh thần liênquan đến các khía cạnh trí tuệ và ý thức, là sự kết hợp giữa tư duy, nhận thức,trí nhớ, cảm xúc, ý chí và tưởng tượng Nó bao gồm cả các quá trình nhận thứcvô thức Theo chúng tôi, trải nghiệm này thường được sử dụng trong việc họctập các môn học (đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên) hoặc việc học đượcmột khái niệm nào đó không có chủ định (Ví dụ như làm nhiều một dạng bàitoán nào đó rồi tự dưng phát hiện ra nguyên lí chung của việc giải những bàitoán này) Có thể nói, Trải nghiệm tinh thần là hình thức bên trong của hoạtđộng để chiếm lĩnh đối tượng

Trải nghiệm tình cảm (Emotional Experiences): Trải nghiệm tình cảmđược diễn ra khi yêu hay kết bạn Yêu là trải nghiệm tình cảm Khái niệm trảinghiệm tình cảm cũng xuất hiện trong khái niệm đồng cảm

Trải nghiệm xã hội (Social Experiences): Lớn lên, sinh sống trong xã hội,con người hình thành trải nghiệm xã hội Trải nghiệm xã hội cho con người kĩnăng và thói quen cần thiết để sống trong xã hội của mình, chia sẻ kinh nghiệm,hình thành các chuẩn mực, phong tục, truyền thống, giá trị, vai trò xã hội, biểutượng và ngôn ngữ Trong học tập, việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động tậpthể, hoạt động thực tế tại nhà máy, trang trại, câu lạc bộ, hoạt động trao đổi,thảo luận… giúp trẻ có trải nghiệm xã hội, hình thành nhân cách Hoạt độngnày mang tính chất thuần tuý người, đặc trưng cho phạm trù người Lúc này,

Trang 32

hoạt động của cá nhân không còn là của riêng một cá nhân, mà là của một cộngđồng người, trong một thời điểm xác định.

Trải nghiệm mô phỏng (Virtual and Simulation Experiences): Sử dụngmáy tính cũng có thể giúp con người có trải nghiệm Đóng vai cũng giúp ta trảinghiệm Sử dụng trò chơi video cũng giúp trải nghiệm , trải nghiệm có tínhchất mô phỏng cuộc sống thực Loại trải nghiệm này thể hiện phương thức trảinghiệm, còn nội dung trải nghiệm là các tình huống giả định với cuộc sốngthực nhằm giúp trẻ giải quyết các vấn đề đặt ra

Trải nghiệm chủ quan (Subjective Experiences): Trải nghiệm chủ quan liênquan đến trạng thái, cảm nhận chủ quan của người nào đó về hiện thực, mộthiện thực mà dựa trên sự tương tác của cá nhân người đó với môi trường Trảinghiệm chủ quan dựa vào năng lực của cá nhân để xử lí tình huống trên cơ sởkinh nghiệm cá nhân từng học sinh

Qua các khái niệm của các tác giả và các loại trải nghiệm, theo chúng

tôi: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục địnhhướng, thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện, tạo cơ hội cho học sinhtiếp cận thực tế, thể nghiệm cảm xúc tích cực, chủ động thực hành, tự tạokiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ cho bản thân dưới sự tổ chức,hướng dẫn của thầy cô giáo.

1.2.3 Chủ đề môn học, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học

1.2.3.1 Chủ đề môn học

Chủ đề môn học là những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dungbài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau trong một môn họchoặc liên môn, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đềcập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là conđường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệvới nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế

Trang 33

hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vậndụng vào thực tiễn.

Trong trường phổ thông việc dạy học theo chủ đề môn học giúp cho cácem học sinh chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề Kiến thức không bị dạyriêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến thức các em tiếp thuđược là những khái niệm trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ Mức độ hiểubiết của các em sau phần học không chỉ là Hiểu, Biết, Vận dụng mà cònbiết phân tích, tổng hợp, đánh giá

1.2.3.2 Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học

Dạy học theo hướng trải nghiệm theo chủ đề môn học là hoạt động đượctổ chức ngoài giờ học ở trường giúp các em học sinh có cơ hội tham gia cáchoạt động thực tiễn, được tương tác trực tiếp với đối tượng trải nghiệm trongmôn học, học sinh được hòa mình vào đời sống xã hội sẽ có thêm những hiểubiết, học thêm được kinh nghiệm giao tiếp, để làm tăng thêm vốn sống củamình, để rèn luyện trở thành người có nhân cách Do vậy có thể hiểu dạy họctheo hướng trải nghiệm theo chủ đề môn học là một trong những hoạt động củagiáo dục ngoài giờ lên lớp được xây dựng dựa trên sự dẫn dắt của giáo viênthông qua một chủ đề mà giáo viên đã tích hợp từ các bài học hoặc các mônhọc có sự giao thoa về kiến thức, kỹ năng

Tác giả Đinh Thị Kim Thoa cho rằng: “Trải nghiệm theo chủ đề mônhọc là việc tổ chức hoạt động giáo dục tiếp nối các hoạt động dạy và học trênlớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhậnthức và hoạt động nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh” [26].

Xuất phát từ vị trí, vai trò của dạy học trải nghiệm thì hiện nay trongchương trình cải cách giáo dục phổ thông, dạy học theo hướng trải nghiệm đãtrở thành chương trình bắt buộc và là một bộ phận trong quá trình giáo dục toàndiện cho học sinh

Trang 34

Như vậy có thể hiểu: Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học là quátrình trong đó người dạy (giáo viên) có vai trò tổ chức, điều khiển, dẫn dắt,định hướng người học tham gia vào các hoạt động trải nghiệm theo các chủ đềcụ thể của môn học nhằm phát huy vốn hiểu biết, kinh nghiệm của người học,giúp người học chủ động thực hành, tự tạo kiến thức, hình thành kỹ năng vàthái độ cho bản thân đáp ứng được các mục tiêu của hoạt động dạy học.

Do vậy, quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn họccần phải được thiết kế dựa trên vốn kinh nghiệm của HS và khơi gợi sự hứngthú, trí tò mò thúc đẩy HS tham gia vào hoạt động trải nghiệm Trong hoạtđộng trải nghiệm, việc HS tích cực, chủ động tiến hành trải nghiệm quan trọnghơn kết quả của quá trình đó

1.2.4 Chương trình giáo dục phổ thông mới, môn khoa học tự nhiên

1.2.4.1 Chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dụcphổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh, nộidung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáodục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông, đồng thời là cam kếtcủa Nhà nước nhằm đảm bảo chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáodục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông mới là Chương trình giáo dục phổthông được ban hành năm 2018 bao gồm chương trình tổng thể và 27 Chươngtrình môn học, hoạt động giáo dục [6]

Chương trình giáo dục phổ thông mới có điểm khác so với chương trìnhtrước đây:

Thứ nhất, Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo môhình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đạivà các phương pháp tích cực hóa hoạt động và phát triển những phẩm chất vànăng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng Theo cách tiếp cận này, kiến thứcđược dạy không nhằm mục đích tự thân

Trang 35

Thứ hai, chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn:giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướngnghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 29,Nghị quyết 88 và Quyết định 404, chương trình thực hiện lồng ghép những nộidung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành đểtạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo về nội dunggiáo dục, giảm hợp lí só môn học Đồng thời thiết kế một số môn học (Tin họcvà Công nghệ, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, HĐ trải nghiệm, Hoạtđộng trải nghiệm hướng nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựachọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân

Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số mônhọc và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh và chuyên đề học tập phù hợp vớisở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình

Thứ ba, chương trình giáo dục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nốigiữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chươngtrình của các môn học trong từng lớp học, cấp học Viêc xây dựng Chươngtrình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kếtnối này

Thứ tư, chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm định hướng thốngnhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc,đồng thời trao quyền chủ độngvà trách nhiệm cho địa phương và nhà trườngtrong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạchgiáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơsở giáo dục, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình,chính quyền và xã hội

Trang 36

1.2.4.2 Môn khoa học tự nhiên

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới [6], môn khoa học tự nhiên làmôn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của các môn Vật lý, Hoáhọc, Sinh học và Khoa học trái đất.

Môn Khoa học tự nhiên hình thành, phát triển ở học sinh năng lực khoahọc tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểutự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các môn họcvà hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủyếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học,sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợpvới yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người công dân có trách nhiệm,người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cánhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàncầu hoá và cách mạng công nghiệp mới

1.2.5 Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trườngtrung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Đối tượng nghiên cứu của KHTN là các sự vật, hiện tượng, quá trình, cácthuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên Do đó, trongmôn KHTN những nguyên lý, khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên đượctích hợp xuyên suốt các mạch nội dung Trong quá trình dạy học, các mạch nộidung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa đảmbảo logic bên trong của từng mạch nội dung từ đó hình thành từng chủ đề thíchhợp với từng môn học hoặc liên môn đảm bảo có sự giao thoa trong kiến thứcgiữa các bài học hoặc các môn học

KHTN là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết với thựcnghiệm Vì vậy, trải nghiệm, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành,phòng học bộ môn, ngoài thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là hình thứcdạy học đặc trưng của môn học này Qua đó, năng lực tìm tòi, khám phá của

Trang 37

học sinh được hình thành và phát triển Nhiều kiến thức khoa học tự nhiên rấtgần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh, đây là điều kiện thuận lợi để tổchức cho học sinh trải nghiệm, nâng cao năng lực nhận thức kiến thức khoahọc, năng lực tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn.KHTN luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại Do vậy, trongquá trình giảng dạy, người giáo viên cần phải liên tục cập nhật những thành tựukhoa học mới, phản ánh được những tiến bộ của các ngành khoa học, côngnghệ và kĩ thuật Đặc điểm này đòi hỏi việc dạy học trải nghiệm môn KHTNphải tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho học sinh tìm tòi, nhậnthức các kiến thức khoa học có tính nguyên lý, cơ sở cho quy trình ứng dụngkhoa học vào thực tiễn cuộc sống.

Như vậy có thể hiểu: Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa họctự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới làviệc giáo viên tổ chức cho học sinh tương tác với đối tượng trải nghiệm trongcác chủ đề của môn khoa học tự nhiên nhằm phát huy vốn hiểu biết, kinhnghiệm của học sinh, giúp học sinh chủ động thực hành, tự tạo kiến thức, hìnhthành kỹ năng và thái độ cho bản thân đáp ứng mục tiêu của môn KHTN, gópphần đạt được mục tiêu giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.2.6 Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên chohọc sinh ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên chohọc sinh ở trường trung học cơ sở là quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra ởtrường nhằm thực hiện mục tiêu GD, tiến lên trạng thái mới về chất; là QL việcchấp hành những quy định, quy chế về hoạt động giảng dạy của GV và hoạtđộng học tập của HS

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theochương trình giáo dục phổ thông mới là sự tác động có mục đích, có kế hoạch,hợp quy luật của nhà QL đến người dạy và người học bằng các giải pháp phát

Trang 38

huy tác dụng của các phương tiện QL như: bộ máy tổ chức và nhân lực dạyhọc, nguồn tài lực, vật lực và hệ thống thông tin, môi trường dạy học nhằm đạtđược mục đích dạy học.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên chohọc sinh là một quá trình với một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố như: mụcđích, nhiệm vụ, nội dung, chương trình, các hoạt động dạy của thầy với hoạtđộng học của trò, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học, Quản lý hoạt độngtrải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh do nhà trườngthực hiện nhưng nó có quan hệ tương tác, liên thông với các tổ chức GD khác,với gia đình hoặc các cơ quan, tổ chức văn hoá, khoa học, các tổ chức đoàn thểquần chúng ngoài xã hội, nơi HS tham gia học tập, trải nghiệm có tổ chức

Như vậy có thể hiểu: Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề mônkhoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS làtổ hợp những cách thức tác động của người CBQL đến đội ngũ giáo viên, họcsinh trong nhà trường nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục trải nghiệm theochủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh, góp phần hình thành ở người họcnhững phẩm chất và năng lực cốt lõi được quy định trong chương trình giáodục phổ thông năm 2018.

1.3 Những vấn đề cơ bản về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoahọc tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổthông mới

1.3.1 Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tựnhiên cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thôngmới

Cùng với các môn học khác, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề mônKHTN cho học sinh THCS góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục THCS,giúp HS phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tíchcực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩmchất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm,

Trang 39

người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cánhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàncầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Thông qua hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinhtrung học cơ sở góp phần hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất chủyếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồmnhững phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Hoạtđộng trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh góp phần chủ yếu trongviệc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của HS; đóng vai trò quantrọng trong việc giáo dục HS phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêuthiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biếtứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững

Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh hình thànhvà phát triển cho HS những năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giaotiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; góp phần hình thành và phát triểnmột số năng lực khác như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lựccông nghệ, năng lực tin học; góp phần phát triển năng lực học tập suốt đời Bêncạnh đó, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN giúp học sinh hìnhthành và phát triển các năng lực chuyên môn về tìm hiểu tự nhiên Thông quaphương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của người học, nhấn mạnh quátrình chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học của HS để hình thành vàphát triển các kỹ năng thực hành và kỹ năng tiến trình: quan sát, đặt câu hỏi vàtrả lời, lập luận, dự đoán, chứng minh hay bác bỏ giả thuyết bằng thực hành,trải nghiệm, mô hình hoá, giải thích, vận dụng, tổng hợp kiến thức khoa học đểgiải quyết các vấn đề trong cuộc sống Thông qua các hoạt động trải nghiệmcủa môn học này, phát triển ở HS tư duy phản biện; củng cố và phát triển khảnăng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác

Trang 40

1.3.2 Vai trò của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiênở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN ở trường THCS giúp chohọc sinh:

- Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên: Trình bày, giải thích và vậndụng được những kiến thức phổ thông cốt lõi về thành phần cấu trúc, sự đadạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới tựnhiên; với các chủ đề khoa học: chất và sự biến đổi của chất, vật sống, nănglượng và sự biến đổi vật lí, tính toán, Trái Đất và bầu trời; vai trò và cách ứngxử phù hợp của con người với môi trường tự nhiên

- Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên: Bước đầu thực hiện được một sốkỹ năng cơ bản trong tìm tòi, khám phá một số sự vật, hiện tượng trong thế giớitự nhiên và trong đời sống: quan sát, thu thập thông tin; dự đoán, phân tích, xửlí số liệu; dự đoán kết quả nghiên cứu; suy luận, trình bày

- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Bước đầu vận dụng kiến thức khoahọc vào một số tình huống đơn giản, mô tả, dự đoán, giải thích được các hiệntượng khoa học đơn giản Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liênquan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng Trình bày đượcý kiến cá nhân nhằm vận dụng kiến thức đã học vào bảo vệ môi trường, bảo tồnthiên nhiên và phát triển bền vững

1.3.3 Chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường THCS

a) Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc củachất, chuyển hoá hoá học các chất

b) Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống, các hoạtđộng sống, con người và sức khoẻ, sinh vật và môi trường, di truyền, biến dị vàtiến hoá

c) Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các quá trình vật lí, lực và sựchuyển động

Ngày đăng: 28/10/2020, 01:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. C. Mác và Ph. Ăngghen (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
9. Bùi Ngọc Diệp (2015), “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 113, tháng 02/2015, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sángtạo trong nhà trường phổ thông”, "Tạp chí Khoa học Giáo dục
Tác giả: Bùi Ngọc Diệp
Năm: 2015
12.Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáodục Việt Nam
Năm: 2009
13. Đỗ Nguyên Hạnh (1996), “Một vài hình thức giáo dục cho học sinh ngoài giờ lên lớp có hiệu quả”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài hình thức giáo dục cho học sinh ngoàigiờ lên lớp có hiệu quả”, "Tạp chí nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Đỗ Nguyên Hạnh
Năm: 1996
14. Đặng Vũ Hoạt (1996), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườngTHCS
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
15. Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động giáo dục
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1998
16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Quốc Chí (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quảnlý
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Quốc Chí
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
17. Nguyễn Thị Luân (2013), Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường THPT Mông Dương tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ởtrường THPT Mông Dương tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Nguyễn Thị Luân
Năm: 2013
18. Võ Trung Minh (2014), “Vận dụng mô hình học tập thông qua hoạt động trải nghiệm (David Kolb) trong dạy học tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí Giáo dục, Số 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng mô hình học tập thông qua hoạt độngtrải nghiệm (David Kolb) trong dạy học tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòngvà an ninh - Đại học Thái Nguyên”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Võ Trung Minh
Năm: 2014
19. Phạm Sỹ Nam (2012), “Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm của học sinh, Khâu then chốt trong tiến trình vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học ở trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm của họcsinh, Khâu then chốt trong tiến trình vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạyhọc ở trường phổ thông”, "Tạp chí Khoa học Giáo dục
Tác giả: Phạm Sỹ Nam
Năm: 2012
20. Nhiều tác giả (2008), Học mà chơi - Chơi mà học, Dự án Giáo dục Môi trường Hà Nội, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học mà chơi - Chơi mà học, Dự án Giáo dục Môitrường Hà Nội
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 2008
22. Nguyễn Đức Quang (1999), “Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt độngngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông”, "Tạp chí nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Năm: 1999
23.Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản lý luận quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản lý luận quản lý giáodục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1999
24. Roegiers. X (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường (Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triểncác năng lực ở nhà trường
Tác giả: Roegiers. X
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
25.Đinh Thị Kim Thoa (2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho họcsinh Tiểu học
Tác giả: Đinh Thị Kim Thoa
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
26. Đinh Thị Kim Thoa (2014), Trải nghiệm sáng tạo, hoạt động quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trải nghiệm sáng tạo, hoạt động quantrọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Tác giả: Đinh Thị Kim Thoa
Năm: 2014
27. Nguyễn Thị Tính (2014), Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT khu vực miền núi phía Bắc trong bối cảnh hiện nay, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT khuvực miền núi phía Bắc trong bối cảnh hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Tính
Năm: 2014
28. Phạm Toàn (2012), John Dewey về giáo dục, Nxb trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: John Dewey về giáo dục
Tác giả: Phạm Toàn
Nhà XB: Nxb trẻ
Năm: 2012
29. Ngô Thị Tuyên (2015), Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Diễn đànCông nghệ giáo dục online ngày 20/5/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Tác giả: Ngô Thị Tuyên
Năm: 2015
31.Phan Thanh Vân (2010), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung hoc phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Luận án tiến sĩ Giáo dục học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung hoc phổthông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tác giả: Phan Thanh Vân
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w