Trong những năm qua, hệ thống đào tạo nhânlực nước ta trong đó có các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề đã có những thayđổi đáng kể trong việc mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Hà Nội, năm 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số đề tài: 15BQTKDVINH-06
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học:
TS Nguyễn Hồng Minh
Hà Nội, năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là Công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiệndưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Hồng Minh, các thông tin và kết quảnghiên cứu trong luận văn là do tôi tự thu thập, tìm hiểu và phân tích một cách trungthực và phù hợp với thực tế của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh Trong thờigian thực hiện luận văn, tôi có tham khảo một số tài liệu từ nhiều nguồn khác nhaunhư đã liệt kê trong phần tài liệu tham khảo
Nếu có bất kỳ sự sai sót nào, tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Nguyễn Thị Thúy Hiền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp
đỡ rất tận tình của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, các cán bộ giảng viênTrường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh và một số đơn vị có liên quan khác
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Kinh tế và Quản lý,Viện đào tạo sau đại học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Ban Giám hiệu và cácđồng nghiệp, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Vinh đã cung cấp kiếnthức, thông tin bổ ích giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cụctrưởng Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là người đã trực tiếphướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập và nghiên cứu song do kiếnthức và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn còn rất nhiều thiếu sót Tác giả rấtmong muốn được các thầy cô giáo trong Viện Kinh tế và Quản lý trường Đại học Báchkhoa Hà Nội đọc và đóng góp những ý kiến quý báu để đề tài hoàn thiện hơn và ứngdụng có hiệu quả vào thực tiễn
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 5
4 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Kết cấu luận văn 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG NHU CẦU DOANH NGHIỆP 9
1.1 Lý luận về đào tạo nghề 9
1.1.1 Khái niệm về đào tạo nghề 9
1.1.2 Các hình thức đào tạo nghề 10
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề 12
1.2 Lý luận về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 16
1.2.1 Khái niệm đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 16
1.2.2 Nội dung đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 18
1.2.3 Hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 21
1.2.4 Vai trò của đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 24
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 25
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 25
1.3.2 Tiêu chí đánh giá đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 28
1.4 Kinh nghiệm phát triển đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại các cơ sở đào tạo 30
1.4.1 Kinh nghiệm của các cơ sở đào tạo ở một số nước trên thế giới 30
1.4.2 Kinh nghiệm đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp của một số cơ sở đào tạo ở Việt Nam 33
1.4.3 Bài học rút ra cho Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH GIAI ĐOẠN 2015-2017 36
2.1 Tổng quan về Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 36
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 36
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trường 38
2.1.3 Hình thức đào tạo của Trường 39
Trang 62.2 Thực trạng về đào tạo nghề tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
41
2.2.1 Số lượng sinh viên được đào tạo nghề tại trường giai đoạn 2015 - 2017 41
2.2.2 Tình hình về việc sử dụng sinh viên đã qua đào tạo nghề tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 43
2.2.3 Việc sử dụng lao động được phản ánh qua tỷ lệ có việc làm và mức thu nhập của sinh viên đã qua đào tạo nghề tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 44
2.3 Thực trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 45
2.3.1 Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo 45
2.3.2 Thực trạng lập kế hoạch và thiết kế các khóa học 47
2.3.3 Thực trạng phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 48
2.3.4 Thực trạng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo 51
2.3.5 Thực trạng triển khai đào tạo 53
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 56
2.4.1 Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về đào tạo nghề 56 2.4.2 Thông tin về việc làm và thị trường lao động 57
2.4.3 Chất lượng đào tạo 59
2.4.4 Phân cấp quản lý, nâng cao quyền tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội của Trường và Doanh nghiệp 60
2.4.5 Chính sách liên kết đào tạo giữa Trường và Doanh nghiệp 60
2.5 Đánh giá thực trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 61
2.5.1 Những kết quả đạt được 61
2.5.2 Những hạn chế 62
2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 63
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH 66
3.1 Tình hình chung về đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ở Nghệ An những năm gần đây 66
3.2 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển đào tạo nghề của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 68
Trang 73.2.1 Quan điểm 68
3.2.2 Mục tiêu 69
3.2.3 Định hướng 72
3.3 Quan điểm phát triển đào tạo đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 73
3.4 Các giải pháp phát triển đào tạo đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 74
3.4.1 Nhóm giải pháp về thành lập trung tâm khảo sát nhu cầu đào tạo và tư vấn nghề nghiệp 74
3.4.2 Nhóm giải pháp về cấu trúc chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 75
3.4.3 Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý của Trường 77
3.4.4 Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên 77
3.4.5 Nhóm giải pháp về hoàn thiện mô hình liên kết Trường và Doanh nghiệp 78
3.5 Một số kiến nghị
81 3.5.1 Đối với Bộ Lao động Thương Binh Xã hội 81
3.5.2 Đối với tỉnh Nghệ An 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 8phạm Kỹ thuật Vinh 49 Bảng 2.6 Xu hướng học tập của học sinh nghề 54 Bảng 2.7: Nhu cầu lao động được đào tạo của một số lĩnh vực cụ thể trên địa
bàn tỉnh Nghệ An đến 2020 57 Bảng 2.8: Nhu cầu lao động được đào tạo cho các ngành năm 2018 58 Bảng 2.9: Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngày sau khi tốt nghiệp của một số
ngành đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 59 Bảng 2.10: Danh sách một số Doanh nghiệp tiêu biểu liên kết với Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 61 Bảng 3.1: Chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Vinh theo ngành, nghề đào tạo 70
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế hiện nay, với sự đòi hỏi ngày càng cao củathị trường lao động, việc đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại các trườngđại học ngày càng có vai trò hết sức quan trọng Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanhnghiệp là cơ sở để phát huy tiềm năng và thế mạnh của cả cơ sở đào tạo và đơn vị sửdụng lao động, nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng trí thức cao, đáp ứng yêu cầucủa nền kinh tế tri thức Trong thị trường lao động, nếu đào tạo không đủ về số lượng,không đáp ứng được nhu cầu và phù hợp về cơ cấu ngành nghề, vùng miền, không đápứng được yêu cầu của sản xuất thì sẽ xảy ra tình trạng tụt hậu, gây ảnh hưởng đếnmức tăng trưởng của nền kinh tế và hạn chế sự tiến bộ xã hội Ngược lại, nếu doanhnghiệp và người sử dụng lao động không tham gia vào quá trình đào tạo, không địnhhướng sản xuất, cung cấp thông tin về nhu cầu và đòi hỏi của doanh nghiệp và người
sử dụng lao động và sử dụng hợp lý lao động qua đào tạo thì sẽ làm gia tăng tỷ lệ thấtnghiệp, gây lãng phí nguồn lực xã hội, kèm theo nó là sự phát sinh nhiều vấn đề kinh
tế, xã hội phức tạp khác
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ laođộng qua đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước đặcbiệt là trong nền kinh tế tri thức hiện nay Trong những năm qua, hệ thống đào tạo nhânlực nước ta trong đó có các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề đã có những thayđổi đáng kể trong việc mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng hóa các loại hình đào tạo.Tuy nhiên, vẫn đang còn tồn tại một số hạn chế giữa chất lượng nguồn nhân lực đượcđào tạo ở các cơ sở đào tạo và khả năng đáp ứng nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động Yêu cầu đặt ra hiện nay đối với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động làphải đảm bảo sự cân đối giữa quy mô và chất lượng, giữa đào tạo và sử dụng lao động,cần có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động trong quá trìnhxây dựng chương trình đào tạo, định hướng nghề nghiệp nhằm tạo nguồn đầu ra đáp ứngđược nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp sử dụng lao động
Đối với Nghệ An là một tỉnh có dân số đông và trẻ, trên 3.022.300 người, đứngthứ 4 cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa) Trên thực tế, Nghệ
An hiện có rất ít lao động được qua đào tạo có tay nghề Đồng thời, trình độ chuyênmôn kỹ thuật, kỹ năng đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của lao động được đào tạo còn
Trang 10hạn chế, kết quả là theo số liệu Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Nghệ An thì tỷ lệthất nghiệp có khuynh hướng tăng trong những năm gần đây, cụ thể: năm 2011 là1,95%, năm 2012 là 1,03%, năm 2013 là 0,93%, năm 2014 là 1,12% và năm 2015 là1,47% Điều này, dẫn đến một thực trạng người lao động cần việc làm nhưng khó xinviệc, trong khi doanh nghiệp cần lao động lại không tuyển dụng được Từ năm 2014đến 2016, trung bình hàng năm có khoảng 84.000 lao động Nghệ An được đào tạo tại
64 cơ sở đào tạo nghề và các trường đại học, cao đẳng nghề trên địa bàn, nhưng chỉ cókhoảng 35.000 đến 37.000 lao động (chiếm gần 42%) tìm được việc làm đúng chuyênngành Trong đó, có 24.629 lao động làm việc trong nước, với 13.896 người làm việctại các KCN Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai… đóng trên địa bàn tỉnh, còn lại 10.833người làm việc ngoài địa bàn tỉnh Nguyên nhân chính của thực trạng này là do đào tạotràn lan, mạnh ai nấy làm, nhà trường ít quan tâm đến sản phẩm đào tạo ra sử dụng thếnào, sản phẩm được đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của Doanh nghiệp, cácdoanh nghiệp cho rằng trách nhiệm đào tạo của nhà trường mà không quan tâm đếnviệc liên kết, hỗ trợ nhà trường trong quá trình đào tạo
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, năm 2016, Nghệ An có gần25.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng (chưa kể số học sinh học trung cấp chuyênnghiệp), trong đó có hơn 8.000 người đến nay vẫn chưa tìm được việc làm Nhữngngười này đa số là sinh viên tốt nghiệp các khối ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, sưphạm, y dược và các trường nghề … Vì vậy, việc không quan tâm đến nhu cầu của thịtrường lao động, nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động của các cơ sở đào tạo làmột trong những nguyên nhân gây cản trở đến cơ hội việc làm Mặt khác, kiến thức đàotạo người lao động ở các cơ sở đào tạo, đặc biệt là ở các trường đào tạo nghề khá chungchung, năng lực thực hành thấp, khối lượng kiến thức lý thuyết đang chiếm tỷ lệ lớn màchưa quan tâm đến khối lượng kiến thức thực hành nên việc thích nghi với những đòihỏi công việc sau khi ra trường tồn tại rất nhiều hạn chế đặc biệt là khi chuyển đổi từcông việc này sang công việc khác thường chậm Sự chênh lệch nhu cầu lao động củaDoanh nghiệp và số lượng đào tạo lao động tại các cơ sở đào tạo đặc biệt là các trườngĐào tạo nghề đang có xu hướng gia tăng với nghịch lý “vừa thiếu, vừa thừa” ở tất cả cáctrình độ cũng như tất cả các ngành, từ sơ cấp đến đại học và trên đại học
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh là một trong các trường dạy nghề có uytín của tỉnh Nghệ An Là cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề, nhân lực kỹ thuật - công
Trang 11nghệ trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng; dạy nghề các cấp trình độ, thực hiệnnhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ góp phần nâng cao cuộc sống
và phát triển bền vững xã hội, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước và hội nhập kinh tế quốc tế Với xu thế mở cửa, hội nhập hiện nay để tăngsức cạnh tranh, mở rộng thị trường thì một yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp làphải đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại và điều đặc biệt quan trọng là phải nângcao chất lượng của nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phải cóđội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triểncủa doanh nghiệp và sự thay đổi linh hoạt của thị trường lao động Xuất phát từ nhữngyêu cầu đó, công tác đào tạo nghề giữ vị trí quyết định nhất, không chỉ đáp ứng nhucầu của các doanh nghiệp mà còn phục vụ việc xuất khẩu lao động, nâng cao hiệu quảcủa công tác xuất khẩu lao động Chính vì vậy, vấn đề liên kết giữa đào tạo đáp ứngnhu cầu của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, thích ứng với sự biếnđộng của thị trường lao động là chiến lược phát triển của Trường Đại học Sư phạm Kỹthuật Vinh Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề, học viên đã lựa chọn
đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh
nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh ” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết
về một số điều của Bộ luật lao động, Luật dạy nghề của các tổ chức, cá nhân tham giahoạt động dạy nghề
Nghị quyết số 316/2010/NQHĐND ngày 10/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnhNghệ An; Quyết định số 65/2010/QĐ-UBND ngày 26/8/2010, Ủy ban nhân dân tỉnhNghệ An ban hành quy định về một số chính sách đối với nhân lực chất lượng caotrong các tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc, hành chính Nhà nước, sự nghiệp công lập,
tổ chức chính trị - xã hội các cấp ở tỉnh Nghệ An
Đề án “Đào tạo lao động kỹ thuật tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 – 2020” Đề án
đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể như: Đào tạo nâng cao chất lượng lao động, đội ngũlao động kỹ thuật có phẩm chất và năng lực, tiếp thu thành tựu công nghệ, đáp ứng yêucầu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế Đồng thời, liên kết đào tạo và giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho ngườilao động nhằm hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh giai
Trang 12đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XVII đề ra và nguồn laođộng kỹ thuật tính đến năm 2020 theo dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đểđáp ứng nhu cầu lao động xã hội.
Đề án “Phê duyệt đề án phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020” theo quyết định số
6980/QĐ-UBND.VX Đề án đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể như cần đầu tư nâng cấp và mởrộng mạng lưới các trường, trung tâm dạy nghề, đảm bảo đáp ứng được khoảng 30%nhu cầu đào tạo nghề của khu vực Bắc Trung Bộ Chỉ tiêu bình quân hàng năm đào tạonghề cần đạt khoảng 16.000 lượt người nhằm nâng tỷ lệ đào tạo nghề đạt 61% đếnnăm 2020 Riêng tỉnh Nghệ An có 75% lao động qua đào tạo , trong đó 10,75% cótrình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó 0,45% có trình độ thạc sĩ trở lên và 3,13% trung
cấp chuyên nghiệp Trong ấn phẩm của Phan Chính Thức (2010) về“Những giải pháp
phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án tiến sĩ, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
luận án đã làm rõ những đề xuất và giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển hệ thống dạynghề đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Đường (2012) “Thực trạng và giải pháp
đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, nghiên cứu đã phân tích thực trạng
và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo, các chính sách đào tạo lao động kỹ thuật…Nghiên cứu đồng thời cũng đã đề cập đến thực trạng cung cầu thị trường lao độngtrong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Từ đó, tác giả đề xuất cácgiải pháp nâng cao chất lượng đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch
cơ cấu lao động trong điều kiện thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Hoàng Lan (2014), “Liên kết trường đại học
-doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ rào cản”, Tạp chí Tài
chính và Phát triển, đã phân tích thực trạng liên kết trường đại học - doanh nghiệp ởnước ta hiện nay, chỉ ra thành tựu và hạn chế, nguyên nhân hạn chế của mô hình liênkết trường đại học và doanh nghiệp Việt Nam Từ đó, đề xuất các giải pháp tháo gỡcác rào cản, thúc đẩy liên kết giữa các trường đại học – doanh nghiệp
Luận án của NCS Nguyễn Hoàng Lan (2014) “Nghiên cứu đánh giá mức độ hài
lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học ở Việt
Trang 13Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Bách khoa, Hà Nội đã làm rõ các vấn đề lý luận và
thực tế liên quan đến sự hài lòng về của doanh nghiệp Việt Nam với chất lượng đàotạo nhân lực đại học Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạonhân lực trình độ đại học ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sửdụng lao động
Tác giả Lưu Thanh Tâm (2015) trong nghiên cứu về “Mối quan hệ kết nối giữa
trường đại học và doanh nghiệp”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, đã đề cập đến mô
hình quản lý quan hệ trường đại học – doanh nghiệp nghiệp trong các nội dung nhưxây dựng doanh nghiệp trong trường đại học, quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong cácứng dụng công nghiệp và cung cấp dịch vụ cũng như quản lý tài chính và nhân sự Từ
đó, đưa ra giải pháp tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nângcao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Nhìn chung, các nghiên cứu kể trên đã đề cập đến đào tạo nguồn nhân lực tại cáctrường Đại học đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đồng bộ về vấn
đề đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp ở một số khía cạnh như xác địnhnhu cầu đào tạo, lập kế hoạch và thiết kế khóa học, phát triển chương trình đào tạođáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, triển khaiđào tạo đặc biệt là tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh Chính vì vậy, việcnghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạotại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sửdụng lao động, nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo tại Trường
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đào tạo nghềđáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sử dụng lao động đặc biệt là tại Trường Đạihọc Sư phạm Kỹ thuật Vinh trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp và kiếnnghị nhằm phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanhnghiệp, các chỉ tiêu đánh giá về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
- Đánh giá đúng thực trạng đào tạo nghề và sử dụng lao động, đưa ra các thànhtựu và hạn chế của vấn đề đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, đồng thời làm rõnguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó
Trang 14- Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh thị trường lao động trên thế giới và Việt Nam
và Nghệ An, quan điểm, phương hướng và mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu doanhnghiệp của thị trường lao động Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, mục tiêuđào tạo của các trường Đại học đặc biệt là Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinhtrong thời gian tới, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đào tạonghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến đào tạo nghề, nhu cầudoanh nghiệp với lao động nghề và đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, chứkhông đi sâu xem xét chất lượng nguồn nhân lực ở phạm vi rộng Thực hiện nghiêncứu giai đoạn đầu ngay sau khi người lao động được đào tạo ra từ các cơ sở đào tạonói chung và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh nói riêng và vào làm việc trongcác doanh nghiệp sử dụng lao động
Trang 15Sơ đồ: Khung nghiên cứu luận văn
5.2 Quy trình nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh nguồn số liệuthống kê của Sở Lao động - Thương Binh và xã hội Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạoNghệ An, UBND tỉnh Nghệ An, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh và các nguồnthông tin đã được công bố trên sách báo, tạp chí, trên các trang web, các số liệu củaTổng cục thống kê, tư liệu trong nước và ngoài nước, nhất là các công trình nghiêncứu, các tư liệu thứ cấp, so sánh các vấn đề nghiên cứu giữa các đối tượng nghiên cứuđược chọn lựa Đây là phương pháp được tác giả sử dụng xuyên suốt trong quá trìnhnghiên cứu đề tài
Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề traođổi với một số cá nhân, tổ chức có liên quan như: cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo,cán bộ quản lý và giảng viên giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh,
Nhu cầu đào tạo
Lập kế hoạch và thiết
kế các khóa học
Chương trình đào tạo
hướng tới nhu cầu DN
DDoanh
Điều kiện đảm bảo
chất lượng đào tạo
Triển khai đào tạo
Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp
Đánh giá đào tạo và sau đào tạo
Trang 16quản lý tại doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động đã qua đào tạo tạiTrường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nghề và đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh giai đoạn 2015 - 2017
Chương 3: Một số giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Trang 17CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG
NHU CẦU DOANH NGHIỆP
1.1 Lý luận về đào tạo nghề
1.1.1 Khái niệm về đào tạo nghề
Khái niệm đào tạo nghề thường gắn với giáo dục, nhưng hai phạm trù vẫn cónhiều điểm khác nhau tương đối Cụ thể, giáo d ục được hiểu là các hoạt động và tácđộng hướng vào sự phát triển và rèn luyện năng lực (bao gồm tri thức, kỹ năng và kỹxảo…) và phẩm chất (niềm tin, tư cách, đạo đức…) ở con người để có thể phát triểnnhân cách đầy đủ nhất và trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội Hay nói cách khác,giáo dục còn là quá trình khơi gợi các tiềm năng sẵn có trong mỗi con người, góp phầnnâng cao các năng lực và phẩm chất cá nhân của cả người dạy và người học theohướng hoàn thiện hơn, đáp ứng các yêu cầu phát triển trong xã hội trong các giai đoạnkhác nhau
Thứ nhất, theo từ điển Tiếng Việt, “đào tạo nghề được hiểu là quá trình làm cho
con người trở thành người có năng lực thỏa mãn những tiêu chuẩn nhất định”
Thứ hai, theo quan điểm của các nhà giáo dục và đào tạo Việt Nam, đào tạo nghề
là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt được các kiến thức, kỹ năng
và kỹ xảo về cả lý thuyết và thực tiễn, nâng cao năng lực để thực hiện thành công mộthoạt động nghề nghiệp cần thiết
Thứ ba, đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về mặt chuyên môn,
nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định.Hay nói cách khác, đào tạo nghề đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành,nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, nhằm giúp cho ngườihọc có thể nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có bài bản và hệthống để người đó có thể thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được mộtcông việc nhất định
Như vậy, giáo dục và đào tạo nghề đều có điểm chung là đều hướng vào việctrang bị kiến thức kỹ năng nhằm phát triển năng lực của người lao động Tuy nhiên,trong giáo dục nhằm vào những năng lực rộng lớn hơn còn đào tạo nghề lại nhằm vàonhững năng lực cụ thể để người lao động đảm nhận công việc xác định, thường đào tạonghề đề cập đến giai đoạn sau, được thực hiện khi người lao động đã đạt đến một độtuổi nhất định, có một trình độ nhất định Tùy theo nhiều cách phân loại khác nhau, có
Trang 18nhiều dạng đào tạo như đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn vàđào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo
1.1.2 Các hình thức đào tạo nghề
Thứ nhất, đào tạo nghề chính quy
Theo quy định của Luật dạy nghề, đào tạo nghề chính quy được thực hiện với cácchương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề theocác khóa học tập trung và liên tục
Đào tạo nghề chính quy là loại hình đào tạo tập trung tại các trung tâm dạy nghề,các trường nghề và quy mô đào tạo tương đối lớn, chủ yếu là đào tạo các công nhân kỹthuật có trình độ lành nghề cao
Quá trình đào tạo nghề thường được chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn học tập
cơ bản và giai đoạn học tập chuyên môn Giai đoạn học tập cơ bản là giai đoạn đào tạonghề theo diện rộng, thường chiếm từ 70% đến 80% nội dung giảng dạy và tương đối
ổn định Giai đoạn học tập chuyên môn, người học được trang bị những kiến thứcchuyên sâu và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo để nắm vững nghề đã chọn
Với hình thức đào tạo nghề chính quy, người học được học một cách có hệ thống
từ đơn giản đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành, tạo điều kiện cho người học tiếpthu kiến thức nhanh chóng và dễ dàng Hình thức đào tạo này cung cấp cho người học
cả kiến thức lý thuyết lẫn thực hành một cách đầy đủ
Với hình thức đào tạo chính quy, sau khi đào tạo, người học có thể chủ động, độclập giải quyết công việc, có khả năng đảm nhận các công việc tương đối phức tạp, đòihỏi trình độ lành nghề cao Cùng với sự phát triển của sản xuất và tiến bộ của khoa học
kỹ thuật như hiện nay, hình thức đào tạo này ngày càng giữ vai trò quan trọng trongviệc đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ lao động kỹ thuật
Nhưng hình thức đào tạo này có nhược điểm đó là thời gian đào tạo tương đốidài, đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn nhằm đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũgiáo viên, các cán bộ quản lý…nên kinh phí đào tạo của mỗi người học là rất lớn
Thứ hai, đào tạo nghề tại nơi làm việc (kèm cặp trong quá trình làm việc)
Là hình thức đào tạo trực tiếp, trong đó người học sẽ được dạy những kiến thức, kỹnăng cần thiết cho công việc thông qua các hoạt động thực tế thực hiện công việc vàthường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động có trình độ cao hơn, kinhnghiệm làm việc lâu hơn Hình thức đào tạo này thiên về thực hành ngay trong quá trìnhsản xuất và thường là do các doanh nghiệp (hoặc các cá nhân sản xuất) tự tổ chức
Trang 19Chương trình đào tạo áp dụng cho hình thức đào tạo tại nơi làm việc và thườngđược chia ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu, người hướng dẫn vừa sản xuất vừahướng dẫn cho học viên Giai đoạn hai, giao việc làm thử cho học viên sau khi họ đãnắm được các nguyên tắc và phương pháp làm việc Giai đoạn ba, giao việc hoàn toàncho học viên sau khi họ đã có thể tiến hành làm việc một cách độc lập.
Ưu điểm: Có khả năng đào tạo nhiều người cùng một lúc ở tất cả các doanh nghiệp,phân xưởng Thời gian đào tạo ngắn, không đòi hỏi điều kiện về trường lớp, giáo viênchuyên trách, bộ máy quản lý, thiết bị học tập riêng…nên tiết kiệm chi phí đào tạo Trongquá trình học tập, người học còn được trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thực tế,giúp họ có thể nắm chắc kỹ năng lao động, làm quen nhanh với công việc thực tế
Nhược điểm: Việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức không có tính hệ thống Ngườidạy không có nghiệp vụ sư phạm nên hạn chế trong quá trình hướng dẫn, việc tổ chứcdạy lý thuyết gặp nhiều khó khăn…nên kết quả học tập còn hạn chế Học viên khôngchỉ học các phương pháp tiên tiến mà còn có thể bắt chước những thói quen không tốtcủa người hướng dẫn hoặc bị ảnh hưởng bởi quan điểm chủ quan của người hướngdẫn Vì vậy hình thức đào tạo này chỉ phù hợp với những công việc đòi hỏi trình độ kỹthuật không cao
Thứ ba, tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp
Đây là hình thức đào tạo theo chương trình gồm hai phần lý thuyết và thực hành.Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách Còn phầnthực hành thì được tiến hành ở các xưởng thực tập do các kỹ sư hoặc công nhân lànhnghề hướng dẫn Hình thức đào tạo này chủ yếu tập trung áp dụng để đào tạo chonhững nghề phức tạp, đòi hỏi có sự hiểu biết rộng về lý thuyết và độ thành thạo cao
Ưu điểm: Dạy lý thuyết tương đối có hệ thống, đồng thời học viên lại được trựctiếp tham gia lao động ở các phân xưởng, tạo điều kiện cho họ nắm vững nghề nghiệp
Bộ máy đào tạo tinh gọn và chi phí đào tạo không lớn
Nhược điểm: Hình thức này chỉ áp dụng được ở những doanh nghiệp tương đốilớn và chỉ đào tạo cho các doanh nghiệp cùng ngành có tính chất và đặc thù công việcgiống nhau
Thứ tư, đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề
Đây là loại hình đào tạo nghề ngắn hạn, phần lớn thời gian đào tạo dưới 1 năm.Đối tượng chủ yếu là đào tạo phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động
Trang 20Ưu điểm: Thu hút được đông đảo người học vì các thủ tục học thường dễ dàng,thời gian hợp lý Nghề đào tạo đa dạng và thường các trung tâm đào tạo nghề gắn vớigiới thiệu việc làm nên hỗ trợ được cho người lao động trong quá trình tìm kiếm việclàm Khả năng thích ứng nhanh với nhu cầu thị trường lao động, nhu cầu người học.Bên cạnh đó, chi phí đầu tư đào tạo không lớn.
Nhược điểm: Hình thức đào tạo này biểu hiện là quy mô nhỏ, kiến thức lý thuyết
ở mức độ thấp, thiếu đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, thiếu các máy móc, thiết bị,phương tiện hiện đại cho thực hành nghề, đào tạo đa số là công nhân bán lành nghề
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan trọng nhất trong mục tiêu phát triển củacác nhà trường nói chung và các trường đào tạo nghề nói riêng, nâng cao chất lượngđào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ then chốt nhất trong công tác quản lý củacác trường đào tạo nghề Trên thực tế, công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề tạicác các trường đào tạo nghề chịu ảnh hưởng của các yếu tố:
Yếu tố đầu vào
Chất lượng đầu vào là cơ sở, là nền móng vững chắc để đảm bảo chất lượng đàotạo Chất lượng đầu vào thường được đánh giá thông qua: số lượng thí sinh dự tuyểnthực, chỉ tiêu tuyển, chất lượng tuyển (tiêu chí và chuẩn tuyển), cơ cấu người học nhậphọc theo vùng, miền…
Chất lượng đầu vào là nhân tố nằm trong nhóm yếu tố về người học, có ảnhhưởng lớn đến việc tiếp thu chương trình đào tạo, có quyết định đến:
Thứ nhất, đó là năng lực học tập hay khả năng tiếp thu kiến thức của người học.
Đây là tiêu chí dùng để đánh giá mức độ thông minh của người học Nếu trường tuyểnđược những sinh viên giỏi thì việc tiếp thu chương trình học của sinh viên sẽ dễ dànghơn và do đó sinh viên sẽ có kiến thức, kỹ năng tốt hơn sau khi tốt nghiệp Tuy nhiên,tiêu chí này khó có thể lượng hóa Thông thường chúng ta sẽ sử dụng điểm tuyển sinh
để đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của sinh viên
Thứ hai, là mức độ chuyên tâm và tâm lý ổn định và mức độ yên tâm học tập của
sinh viên Có thể nói rằng, năng lực tiếp thu kiến thức là điều kiện cần để sinh viên cóthể học tập tốt nhưng nếu người học có năng lực tốt nhưng tâm lý không ổn định,không chuyên tâm vào học hành thì lượng kiến thức tiếp thu sẽ không nhiều, ảnhhưởng đến chất lượng đào tạo
Trang 21Yếu tố thuộc quá trình đào tạo
+ Nội dung chương trình đào tạo
Nội dung chương trình đào tạo được thiết kế khi đã có mục tiêu đào tạo Nhữngcâu hỏi chính cần được trả lời khi thiết kế nội dung chương trình là: Dạy cái gì? Dạynhư thế nào? Chương trình đào tạo phải phản ánh mục tiêu tương ứng Nội dungchương trình đào tạo càng rõ ràng, chi tiết thì càng thuận lợi cho việc biên soạn giáotrình, bài giảng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề
+ Đội ngũ giáo viên
Có thể nhận định rằng, cho dù có chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, thiết
bị đầy đủ, thời lượng học hợp lý nhưng nếu đội ngũ giáo viên yếu năng lực chuyênmôn, phẩm chất đạo đức kém thì không thể dạy tốt và sẽ không đảm bảo chất lượngđào tạo tốt được Vì vậy việc đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về cả số lượng và chấtlượng là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng đào tạo
+ Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác được điều chỉnh giữa giáoviên và người học hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục và phát triển trongquá trình dạy học
Các phương pháp dạy học hiện nay rất đa dạng và được phân loại khác nhau dựatrên những cơ sở nhất định Những phương pháp dạy học phổ biến thường áp dụng là:diễn giảng, trình diễn, thảo luận nhóm, tự học, bài luyện, nghiên cứu điển hình, đóngvai, tham quan thực tế…
Nhóm phương pháp thiên về tính chủ động của giáo viên như diễn giảng, trìnhdiễn có ưu điểm cơ bản là: chủ động tiến trình đào tạo, phù hợp với lớp đông, thiếuphương tiện dạy học, chi phí đào tạo thấp Tuy nhiên lại bộc lộ nhiều nhược điểm:thông tin một chiều, làm cho người học thụ động, hiệu quả hấp thụ bài giảng thấp,không phù hợp với đào tạo nghề…
Nhóm những phương pháp dạy học thiên về phát huy tính chủ động, sáng tạo củangười học còn lại có nhiều ưu điểm: người học hoạt động nhiều, tạo hứng thú chongười học, hiệu quả tiếp thu bài giảng cao, rèn luyện tính chủ động trong nghiên cứu,
tự đào tạo, phù hợp với rèn luyện kỹ năng…Tuy nhiên cũng có những yêu cầu cao hơnnhư: đòi hỏi đội ngũ giáo viên có chất lượng cao, tốn thời gian và sức lực chuẩn bị bàigiảng, có sự đầu tư thực sự vào bài giảng, số người học mỗi lớp không quá lớn, khókiểm soát được tiến độ dạy học, chi phí cao…
Trang 22Đối với các cơ sở đào tạo nghề thì cần lựa chọn những nội dung cơ bản, cốt lõi
để trang bị cho người học theo phương pháp dạy học phối hợp giữa thuyết giảng, trìnhdiễn với bài luyện, nghiên cứu điển hình, tham quan thực tế Để làm được điều này,yêu cầu giáo viên phải có kinh nghiệm thực tế, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị rất kỹtừng nội dung của học phần phụ trách, phương pháp dạy học tốt, có nhiều kinh nghiệmtrong thực tế, hướng dẫn người học ứng dụng thực tế có hiệu quả và cần thường xuyênlắng nghe, khảo sát ý kiến người học Đối với các cơ sở đào tạo nghề thì yêu cầu vềđội ngũ giáo viên càng phải đòi hỏi toàn diện cả về phẩm chất đạo đức và kinh nghiệmthực tiễn mới đáp ứng được yêu cầu về giáo dục, rèn luyện nhân cách và kiến thức, kỹnăng nghề nghiệp cho người học
Chính vì vậy, ở tất cả các cơ sở đào tạo thì tùy theo từng học phần và năng lựcđội ngũ giáo viên của cơ sở đào tạo mà sử dụng phương pháp dạy học khác nhau Tuynhiên, nếu kết hợp hài hòa được các phương pháp dạy học cho từng học phần thì mớiphát huy được hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
+ Tổ chức quản lý đào tạo
Công tác tổ chức quản lý đào tạo về bản chất là triển khai thực hiện quản lý đàotạo theo chương trình đào tạo và quy chế đào tạo hiện hành thông qua kế hoạch đào tạohọc kỳ, năm học và khóa học đã được phê duyệt
Nội dung của tổ chức quản lý đào tạo bao gồm các khâu như tổ chức bộ máy,
tổ chức dạy học, tổ chức học và tổ chức đánh giá theo từng học phần, hình thức đàotạo cho đến việc kiểm tra tiến trình dạy học và đánh giá người học của giáo viênmỗi học phần
Về nguyên tắc chung khi tổ chức quản lý đào tạo là:
Triển khai đúng chương trình và kế hoạch khóa học đã duyệt;
Thực hiện đúng quy chế đào tạo hiện hành;
Không tự điều chỉnh, sửa đổi, vận dụng sai quy định;
Đảm bảo lưu trữ đầy đủ, an toàn, tra cứu nhanh các tài liệu khi cần tìm
Đồng thời, tổ chức học là những phần việc liên quan đến người học như: tổ chứcchỉnh huấn đầu khóa, phổ biến đầy đủ quy chế, chương trình học, quyền và nghĩa vụcủa người học, phân lớp, quản lý người học, tổ chức các hoạt động của người học…trong cả khóa đào tạo Nếu làm tốt công tác quản lí đào tạo sẽ góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo
Trang 23+ Tổ chức đánh giá
Tổ chức đánh giá bao gồm đánh giá cả kết quả học tập và kết quả rèn luyện phảiđược thực hiện thường xuyên và theo đúng quy chế hiện hành Đánh giá kết quả họctập phải được thực hiện theo từng học phần trên cơ sở điểm quá trình và điểm thi Khi
tổ chức thi, kiểm tra cần lựa chọn hình thức, nội dung phù hợp nhằm đảm bảo thựchiện được mục tiêu đề ra
Việc thực hiện tốt quy trình đào tạo là yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượngđào tạo, tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá quá trình dạy của giáo viên, quá trìnhhọc của người học và tổ chức tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện củangười học cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượngđào tạo tại các cơ sở dạy nghề
+ Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ngày càng đóng vai trò to lớn trong việcnâng cao chất lượng đào tạo Xã hội càng phát triển, khối lượng kiến thức mới càngnhiều, tốc độ tiếp nhận và xử lý thông tin càng nhanh, mức độ phụ thuộc của conngười vào máy móc thiết bị ngày càng cao Trong lĩnh vực đào tạo, các thiết bị hỗ trợgiảng dạy như máy tính, mạng internet, máy chiếu, micro ngày càng trở thành những
sự trợ giúp không thể thiếu, là công cụ để tiếp nhận, khám phá tri thức
Để phát huy vai trò của cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đối với việc nângcao chất lượng đào tạo thì các cơ sở đào tạo cần thực hiện được những vấn đề sau:
Phải quy hoạch khuôn viên hợp lý
Phải có đủ phòng học đạt tiêu chuẩn
Trang bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú
Đảm bảo có thư viện, phòng đọc đủ chuẩn
Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị dạy học như dụng cụ, đèn chiếu, hệ thống âmthanh, ti vi, radio…
Đảm bảo đủ phòng thực hành, thí nghiệm phù hợp nghiệp vụ ngành
Trang bị mạng internet
+ Tài chính cho đào tạo
Tăng cường nguồn lực tài chính trong đào tạo là một trong những nhân tố quantrọng để nâng cao chất lượng đầu ra Tài chính cho đào tạo bao gồm thu và chi, chonên để nguồn lực tài chính phát huy hiệu quả cao trong đào tạo thì hai quá trình thu vàchi đều phải được thực hiện tốt
Trang 24Các nguồn thu phải thỏa mãn nhu cầu về chi tiêu cho đào tạo về việc mua sắm,sửa đổi nội dung chương trình, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nângcao thu nhập của giáo viên Cụ thể, cơ sở vật chất mới đáp ứng được nhu cầu củagiảng dạy và một mức thu nhập thỏa đáng mới thu hút và giữ chân được đội ngũ giáoviên có đầy đủ trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt Đây là những nền tảngquan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Yếu tố thuộc về môi trường xã hội
Các yếu tố của môi trường xã hội có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ cho nhau vàảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của con người Nếu môi trường xã hội tốt thì cácnhân tố cấu thành môi trường sẽ hỗ trợ lẫn nhau Ngược lại, môi trường sống xấu, cácnhân tố cấu thành loại trừ nhau và tác động tiêu cực đến sự sống, làm việc, cống hiến
và hưởng thụ của người lao động
Người học với tư cách là con người sống trong xã hội nhất định nên chịu tácđộng đầy đủ của môi trường xã hội mà họ đang sống và làm việc, cống hiến và hưởngthụ Các tác động của môi trường xã hội đến người học là rất mạnh mẽ vì họ là nhữngngười trẻ tuổi, năng động, nhạy cảm với môi trường xung quanh Ví dụ, sự ổn định vềchính trị và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nước ta trong những năm gần đây,cùng với chính sách mở cửa, hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới đã tácđộng không nhỏ đến việc lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ
Sự bùng nổ của thông tin đang là công cụ hữu hiệu giúp người học học tập tốthơn thông qua việc dễ dàng tìm kiếm, cập nhật thông tin, tiếp cận nhanh chóng với trithức nhân loại, tăng cường khả năng tự học, đa dạng hóa loại hình học tập, cơ hội họctập Tuy nhiên, mặt trái của nó là ảnh hưởng của các sản phẩm văn hóa độc hại, bạolực vừa tốn nhiều thời gian lại vừa tác động xấu đến đạo đức của người học và từ đólàm giảm chất lượng học tập của người học
1.2 Lý luận về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Theo Điều 3 trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, đào tạo nghề nghiệp làhoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cầnthiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoànthành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp
Trang 25Mô hình giáo dục nghề nghiệp theo hướng tiếp cận năng lực chú trọng tới khảnăng áp dụng các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ để thực hiện các nhiệm vụ,công việc trong nghề nghiệp hoặc trong cuộc sống Năng lực được phân thành 3 loại:Năng lực cốt lõi (năng lực đọc, viết, tính toán,… được hình thành qua giáo dục phổthông), năng lực cơ bản (năng lực giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, sáng tạo, giaotiếp…), năng lực nghề nghiệp (là những năng lực để thực hiện nhiệm vụ cụ thể củamột nghề) Sau khi tốt nghiệp người học phải có được các năng lực đủ để thực hiệncác nhiệm vụ của nghề và có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp là quá trình tác động có mục đích,
có tổ chức đến người học nghề để hình thành và phát triển một cách có hệ thống nhữngkiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu quốc gia,nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu bản thân người học nghề
Đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp là hình thức đào tạo trong đó sảnphẩm đào tạo là cầu nối, gắn kết giữa đại học và doanh nghiệp Do đó, cả hai bên cầnphải xác định rõ gắn kết nội dung gì và cơ chế gắn kết đào tạo gắn với nhu cầu doanhnghiệp Qui trình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, trong đó bao gồm 3 khâuchủ yếu: (1) đầu ra; (2) công nghệ đào tạo; (3) đầu vào Các khâu có liên hệ mật thiếtvới nhau, trong đó khâu đầu ra là điều kiện, mục tiêu quyết định nội dung các khâucòn lại
Sự khác biệt quan trọng giữa đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp so vớiphương thức đào tạo truyền thống là căn cứ vào đầu ra để lựa chọn công nghệ đào tạo
và đầu vào phù hợp Từng vị trí công việc trong doanh nghiệp sẽ yêu cầu phải có kiếnthức gì, kỹ năng, nghiệp vụ nào và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết nào? Mặtkhác, căn cứ vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp qua các năm sẽ dự báo đượcnhu cầu về số lượng, dạng loại lao động cần thiết của doanh nghiệp, nhờ đó đại họcmới tính toán được qui mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo hợp lý
Trang 26Hình 2.1 Mô phỏng mô hình quy trình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.
Từ đó, tác giả tiếp cận khái niệm đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệptheo khía cạnh, đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp là quá trình tác động cómục đích, có tổ chức đến người học nghề để hình thành và phát triển một cách có hệthống những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhucầu doanh nghiệp
1.2.2 Nội dung đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Nội dung của đào tạo nghề thường bao gồm trang bị kiến thức nghề nghiệp chongười học một cách có hệ thống và rèn luyện các kỹ năng thực hành, tác phong làmviệc cho người học trong phạm vi ngành nghề họ theo học nhằm giúp họ có thể làmmột nghề nhất định và có cơ hội hoàn thiện trong tương lai
Đào tạo kiến thức nghề nghiệp
Kiến thức là những thông tin mà con người có được và lưu trữ trong bộ não, cáchthức họ tổ chức, sử dụng các thông tin này Kiến thức là những gì con người tích lũyđược trong cuộc sống của mình, thông qua giáo dục hoặc quá trình trải nghiệm cuộcsống, đáp ứng sở thích hay nhu cầu tồn tại và phát triển của con người
Đối với mỗi nghề đều yêu cầu những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn
về nghề nghiệp nhất định Nhìn chung, hệ thống kiến thức nghề nghiệp được trang bịtrong hệ thống đào tạo nghề bao gồm:
+ Kiến thức đại cương: là một giai đoạn bắt buộc với tất cả các sinh viên, mọi
người đều phải biết như nhau, đây là kiến thức mang tính chung nhất cho cả quá trìnhhọc của người học, thời gian đào tạo kéo dài từ 1 đến 2 năm đầu đối với các hệ đào tạo
Trang 27dài hạn còn đối với hệ ngắn hạn thì ít hơn Sau khi học xong sinh viên có thể chuyểnsang chuyên ngành khác.
+ Kiến thức cơ sở nghề nghiệp chuyên môn là kiến thức nghề nghiệp chuyên môn
dựa vào nó để xây dựng và phát triển kiến thức nghề nghiệp chuyên môn Ví dụ: kiếnthức về kinh tế vi mô, vĩ mô, xã hội học, tâm lý học, quản lý khoa học, những kiếnthức căn bản về thông tin, đồ họa, điện công nghiệp, vật liệu cơ khí… làm cơ sở nghềnghiệp chuyên môn
+ Kiến thức công cụ cho chuyên môn nghề nghiệp là các khối lượng kiến thức mà
kiến thức chuyên môn nghề nghiệp dùng nó làm các cơ sở tính toán cho mình Ví dụ:toán, thống kê, kế toán và soạn thảo văn bản, thiết kế…làm công cụ cho chuyên môncủa mình
Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp là kiến thức lý thuyết và thực hành để thựchiện một chuyên môn nghiệp vụ nào đó trong xã hội, kiến thức chuyên môn nghềnghiệp này phải gắn với nhu cầu của thị trường, thích ứng với nhu cầu của doanhnghiệp Ví dụ: ngành kế toán, quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, marketing…vànghề nghiệp gồm có: nghề điện, điện tử, mộc, may mặc…
+ Các kiến thức bổ trợ cho chuyên môn nghề nghiệp là các kiến thức cần có để
người lao động thực hiện được chuyên môn nghề nghiệp tốt hơn, tạo điều kiện chongười học phản ứng nhanh nhạy và chính xác hơn trong lao động thực tiễn, đặc biệt làphải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và thị trường lao động
Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặcnhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó.Bản thân chúng ta sinh ra chưa có kỹ năng về một khía cụ thể nào (trừ kỹ năng bẩmsinh) nhất là kỹ năng công việc, đó là lý do hình thành hệ thống đào tạo nghề nghiệp ởcác quốc gia hiện nay Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng đa phần kỹ năng màngười học có được và hữu ích với cuộc sống của họ là xuất phát từ việc người họcđược đào tạo
Kỹ năng lao động là các nhận thức của người lao động cả về chiều rộng và chiềusâu của một chuyên môn nghề nghiệp nào đó để hình thành năng lực lao động đối vớichuyên môn nghề nghiệp đó
Trang 28Kỹ năng phụ thuộc vào kiến thức bởi vì trước khi cần thực hiện các công việc cụthể thì cá nhân đó phải biết mình cần phải làm những việc gì và làm việc đó như thếnào, thời gian bao lâu, điều kiện làm việc như thế nào Kỹ năng là việc thực hiện cáccông việc ở mức độ thuần thục trên nền tảng kiến thức có được, khác hẳn với sự hiểubiết về công việc phải làm.
Năng lực, phẩm chất
Trình độ đào tạo nghề được biểu hiện qua năng lực hành nghề (năng lực thựchiện) Năng lực hành nghề chính là sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ đểthực hiện các nhiệm vụ của nghề nghiệp Năng lực hành nghề được hình thành và pháttriển trên cơ sở năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp và năng lực xã hội (nănglực giao tiếp)
Năng lực chuyên môn là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng các kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp cụ thể, thu thập thông tin và
xử lý sáng tạo các tình huống diễn ra trong thực tiễn
Năng lực chuyên môn trong thực tế thường thể hiện ở trình độ lành nghề tronglao động và kinh nghiệm lao động Ví dụ, người lao động khi có sự am hiểu sâu vàrộng về công nghệ chế tạo máy móc, kết cấu máy móc thiết bị, đặc tính về nguyênnhiên vật liệu, dụng cụ, đối tượng lao động thì họ có khả năng cao trong việc ngănngừa các sự cố và tai nạn lao động xảy ra, mặt khác kinh nghiệm lao động càng cao thì
độ thuần thục trong thực hiện các thao tác lao động càng cao, nâng cao năng suất laođộng và đạt hiệu quả kinh tế Do vậy, với đối tượng này, cần phải chú trọng đào tạo,nâng cao trình độ lành nghề cho họ và kinh nghiệm lao động với những công việc đòihỏi trách nhiệm cao
Năng lực phương pháp là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng các kiến thức, kỹnăng đã tiếp thu được sao cho thích hợp với hoàn cảnh mới trong môi trường cụ thể,
có khả năng xử lý thông tin trong quá trình lao động và học tập, đưa ra các giải phápthích ứng để giải quyết các nhiệm vụ mới xuất hiện trong công việc Có khả năng làmchủ thực tiễn để giải quyết các vấn đề nghề nghiệp và xã hội
Năng lực xã hội là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng phương pháp học tập, đề rachiến lược, chiến thuật trong việc tự đào tạo và bồi dưỡng Bên cạnh đó, có khả năngphối hợp với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, biết tổ chức phối hợp đểlàm việc theo tổ, nhóm một cách hiệu quả
Trang 29Ngoài đào tạo kiến thức, kỹ năng, việc nâng cao phẩm chất đạo đức cho ngườilao động đóng vai trò hết sức quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng nguồnnhân lực của nước ta Như vậy, yêu cầu đối với các cơ sở dạy nghề cần phải trang bịcho các học viên có được “phẩm chất lao động mới”, tác phong công nghiệp, kỷ luậtlao động: đó là tập hợp các phẩm chất người lao động được rèn luyện, hình thànhtrong quá trình đào tạo để phù hợp với các quá trình lao động hiện đại Ví dụ như: tácphong công nghiệp, kỷ luật lao động, đạo đức nghề nghiệp, khả năng thích ứng với
sự thay đổi linh hoạt của thị trường lao động, sáng tạo, năng động, có niềm tin đốivới công việc và tổ chức…
1.2.3 Hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
1.2.3.1. Đào tạo nghề chính quy
Theo quy định của Luật dạy nghề, đào tạo nghề chính quy đáp ứng nhu cầudoanh nghiệp được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và caođẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề theo hình thức tập trung và liên tục trong đó cần chútrọng đến khối lượng kiến thức thực tiễn chiếm tỷ trọng lớn hơn, giúp sinh viên có thểtiếp cận thực tiễn trong quá trình học tập tại trường, tạo hành trang vững chắc chongười học sau khi tốt nghiệp ra trường, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp
Đào tạo nghề chính quy là loại hình đào tạo tập trung tại các trung tâm dạy nghề,các trường nghề, có quy mô đào tạo tương đối lớn, chủ yếu là đào tạo các lao động kỹthuật có trình độ lành nghề cao, có kiến thức thực tiễn về nghề nghiệp
Đối với hình thức này, qua kết quả đánh giá nhu cầu “đầu ra”, cơ sở đào tạo nghề
sẽ lựa chọn được công nghệ đào tạo thích hợp Công nghệ này bao gồm ít nhất 6 thànhtố: chương trình và học liệu; đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất; dịch vụ đào tạo; tàichính; và quản lý Các thành tố này phải hướng vào đáp ứng yêu cầu đầu ra và tươngthích với nhau Trong mỗi thành tố đều có sự tham gia, phối hợp giữa cơ sở đào tạo vàdoanh nghiệp Có thể nói, nội dung chương trình đào tạo có vai trò là điều kiện tiênquyết đảm bảo thành công của đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp Tuỳ theotừng vị trí công việc trong doanh nghiệp sẽ thiết kế nội dung chương trình về kiếnthức, kỹ năng, nghiệp vụ và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết Các doanh nghiệpcần tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo thông qua cungcấp thông tin, phản biện nội dung chương trình Khi có được các chương trình đào tạo,doanh nghiệp sẽ tham gia hoặc cung cấp thông tin để viết các nghiên cứu tình huống.Bên cạnh đó, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo, các giảng viên
Trang 30phải xây dựng, điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp
mà doanh nghiệp cần chứ không phải là dựa vào những thứ có sẵn hoặc ý muốn chủquan của giảng viên Phương pháp dạy – học, thực tập của sinh viên cũng phải thayđổi theo hướng phục vụ người học, đảm bảo được sự linh hoạt và bám sát thực tế.Đồng thời, các doanh nghiệp có thể hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn này thôngqua việc hiến tặng giảng đường, phòng thí nghiệm, thiết bị dạy – học và đào tạo tạidoanh nghiệp (sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp)…
Ưu điểm: Người học được học một cách có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, từ
lý thuyết đến thực hành, tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức nhanh chóng
và dễ dàng Đào tạo tương đối toàn diện cả lý thuyết lẫn thực hành
Với hình thức đào tạo này, sau khi đào tạo, người học có thể chủ động, độc lậpgiải quyết công việc, có khả năng đảm nhận các công việc tương đối phức tạp, đòi hỏitrình độ lành nghề cao Cùng với sự phát triển của sản xuất và tiến bộ của khoa học kỹthuật, hình thức đào tạo này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo độingũ nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội, thị trường và doanh nghiệp.Nhược điểm: Với hình thức đào tạo này, thời gian đào tạo tương đối dài, do đóđòi hỏi phải đầu tư lớn để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên phải cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, các cán bộ quản lý nên kinh phí đào tạo tươngđối lớn
1.2.3.2. Đào tạo thường xuyên
Là hình thức đào tạo vừa học vừa làm, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đốivới các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trìnhđào tạo nghề khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp,địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học
Đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học nhằm trang bị kiến thức, kỹnăng thực hành của một chương trình đào tạo hoặc một mô - đun đào tạo theo quy địnhtại Khoản 3 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc kiến thức, kỹ năng thực hành củamột nghề hoặc một số công việc của nghề, do học viên lựa chọn nội dung học, thờigian, địa điểm học và giáo viên, người dạy nghề trực tiếp giảng dạy
Bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhằm trang bị,tăng thêm năng lực thực hiện nghề; bổ sung kiến thức mới, hoàn chỉnh các tiêu chuẩnnghề nghiệp để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động
Trang 31Đối với hình thức đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề nhằm trang
bị, truyền lại kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên thông qua việc nghệ nhân, thợ giỏitrực tiếp truyền lại các kiến thức, kỹ năng cho học viên trong quá trình cùng làm việc
Đào tạo theo hình thức tập nghề nhằm hướng dẫn học viên thực hành nhiều lần
các thao tác, kỹ năng nghề và tập làm nghề trong một thời gian nhất định để đáp ứngđược nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động hoặc tự tạo việc làm
Chương trình đào tạo áp dụng cho hình thức đào tạo tại nơi làm việc và thườngđược chia ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu, người hướng dẫn vừa sản xuất vừahướng dẫn cho học viên Giai đoạn hai, giao việc làm thử cho học viên sau khi họ đãnắm được các nguyên tắc và phương pháp làm việc Giai đoạn ba, giao việc hoàn toàncho học viên sau khi họ đã có thể tiến hành làm việc một cách độc lập
Bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm trang bị,
tăng thêm kiến thức, năng lực thực hiện nghề, bổ sung kiến thức mới, hoàn chỉnh kỹnăng nghề theo các tiêu chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, công việchoặc tham gia đánh giá tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Chương trình chuyển giao công nghệ nhằm trang bị cho học viên các kiến thức,
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, gồm: phương pháp gia công, chế tạo, làmthay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụngtrong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc những phương pháp côngnghiệp dùng những cá thể sống và những quy trình sinh học để sản xuất những sảnphẩm cần thiết
Ngoài ra, chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng có thời
gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học dưới 03 tháng, nhằmtrang bị cho học viên năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hànhmột số công việc của một nghề hoặc năng lực thực hành theo yêu cầu của vị trí làm việc
1.2.3.3 Đào tạo nghề song hành
Đào tạo nghề song hành là hình thức đào tạo nghề kết hợp giữa đào tạo ở trường
và đào tạo thực tế tại doanh nghiệp Hình thức đào tạo song hành xuất hiện ở Đức sau
đó phát triển ở Bắc Âu như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Đan Mạch Hình thức đào tạo này đãkhắc phục sự thiếu hụt về máy móc, thiết bị ở các trường nghề vì thực tế cho thấy cáctrường nghề khó có thể có đủ nguồn kinh phí để mua sắm, đầu tư thiết bị như ở cácdoanh nghiệp
Trang 32Phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Sinh viên được đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường, sau đóđược thực hành trên máy móc thiết bị hiện đại tại các doanh nghiệp Những sinh viênđược đào tạo theo hình thức này sau khi ra trường được tuyển dụng ngay vào doanhnghiệp vì đã có kỹ năng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp
Nhược điểm: Không phải nước nào cũng áp dụng được tốt mô hình này ở phạm
vi rộng do các doanh nghiệp không nhận thức đầy đủ được trách nhiệm của mình làphải tham gia vào công tác đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo
Ở Việt Nam đã được Đức, Thụy Sỹ, Đan Mạch giúp đỡ hình thức đào tạo nàyvào hệ thống giáo dục nghề nghiệp, nhưng chỉ đang tổ chức đào tạo thí điểm
1.2.4 Vai trò của đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Phần lớn những sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng hay cáctrường đào tạo nghề đều không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các doanhnghiệp Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở Việt Nam rất nhiều doanh nghiệp (bao gồm cả 44%các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài) phải tự thực hiện việc đào tạo tại chỗ cho các laođộng mới tuyển tuyển dụng và 25% các học viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo nghềkhông đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cũngnhư về tay nghề trong các doanh nghiệp
Một thực tế là trong giai đoạn hiện nay, phần lớn các cơ sở đào tạo nghề đều đàotạo theo khả năng của cơ sở mình mà chưa quan tâm đến nhu cầu của thị trường vềnguồn nhân lực được đào tạo, doanh nghiệp chưa quan tâm đến quá trình đào tạo tạicác trường Điều này gây ra tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” trong cung ứng và sử dụngnguồn nhân lực, tỷ lệ thất nghiêp gia tăng nhưng doanh nghiệp thì lại không tuyển đủtheo nhu cầu
Nhu cầu đối với các học viên tốt nghiệp được qua đào tạo nghề có chất lượng,đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp sẽ trở thành một yêu cầu ngày càng quan trọngđối với các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp đang có ý định đầu tưvào Việt Nam hay các doanh nghiệp đang tìm kiếm các cơ hội mở rộng kinh doanh tạicác địa phương mới Ngoài các điều kiện về việc tiến hành kinh doanh thuận lợi tại cácđịa phương và quy mô về thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của mình thì khảnăng cung ứng của thị trường lao động chất lượng cũng là một trong những quan tâmhàng đầu của phần lớn các doanh nghiệp
Trang 33Doanh nghiệp có nhu cầu không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng của cáclao động có tay nghề Thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu về lao động có tay nghề sẽ
có thể dẫn đến việc suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng nguồn vốn đầu tư vào mộttỉnh, trên cả phương diện đầu tư mới cũng như đầu tư bổ sung của các doanh nghiệphoạt động tại địa phương đó Chính vì vậy, cơ quan quản lý địa phương cần quan tâmđến hệ thống đào tạo dạy nghề, đánh giá kỹ lưỡng đối với từng địa phương Cần địnhhướng cho cả nhà trường và doanh nghiệp đảm bảo mối liên kết tốt trong quá trình xâydựng chương trình đào tạo cũng như tổ chức đào tạo, đánh giá hoạt động đào tạo vàsau đào tạo
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động.Điều này đòi hỏi cần phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trongnhững lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp -thương mại - dịch vụ Chính điều này đã dẫn đến chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầudoanh nghiệp, tạo tiền đề cho người lao động có thể thích ứng nhanh với cơ cấu nghềnghiệp mới
Thực tế cũng cho thấy, khi nền kinh tế nước ta trong thời kỳ khủng hoảng, nhucầu công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ cũng giảm theo, đồng thời làm cho hệthống các trường dạy nghề suy giảm Tuy nhiên, khi nền kinh tế dần phục hồi, thì nhucầu nhân lực về lao động kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lượng, chấtlượng, từ đó, dẫn đến công tác đào tạo nghề phát triển theo
Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sức cạnh tranh của các doanhnghiệp ngày càng cao, thị trường đòi hỏi những năng lực nghề nghiệp ngày càng tăng,các doanh nghiệp muốn tồn tại được, cần có nguồn nhân lực chất lượng Đối với ViệtNam, là một nước nằm trong khu vực các quốc gia đang phát triển mạnh, tỷ trọngngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu ngành kinh tế, ảnh hưởng đến tốc
độ phát triển kinh tế quốc gia Do vậy, đào tạo nghề nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nôngnghiệp là việc làm có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung nền kinh tế ở hiện tại
và tương lai Chính sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác động ngược lại đối với
Trang 34công tác đào tạo nghề theo hai hướng, một mặt thúc đẩy đào tạo nghề phát triển cũngnhư thúc đẩy nền kinh tế phát triển nếu như có sự phù hợp giữa chuyển dịch cơ cấukinh tế ngành và công tác đào tạo nghề, mặt khác sẽ kìm hãm việc đào tạo nghề nếunhư không phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu cũng như phát triển không tươngứng với nhu cầu thực tế đang đòi hỏi thì người lao động sẽ bị đào thải khỏi thị trườnglao động.
Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế
Để có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, thì chất lượngnguồn lao động phải ngày càng nâng cao Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu là cơ hộilớn về xuất khẩu lao động nước ngoài, thu hút vốn đầu tư của các nước phát triển, tiếpthu trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến…Chính vì vậy, chất lượng đào tạo nghề phảiđược nâng cao phát triển hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tiến trìnhphát triển Đối với cơ hội xuất khẩu lao động nước ngoài làm việc, là giải pháp cấpthiết trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, tạo cơ hội tăng thu nhập cánhân và tỷ giá hối đoái về cho quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển
và kém phát triển Người lao động có được cơ hội học hỏi nâng cao tay nghề, trình độhiểu biết, hình thành lối văn hoá ứng xử theo hướng công nghiệp, nâng cao tác phongcông nghiệp và kỷ luật nghề nghiệp
Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng là cơ hội giúp các quốc giathu hút vốn đầu tư của nước ngoài, đây cũng là cách hữu hiệu trong việc xây dựng cơ
sở hạ tầng hiện đại, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các tâp đoànxuyên quốc gia Muốn làm được điều này, một trong những nhân tố thu hút đó lànguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động
Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Trong mỗi giai đoạn, những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước đúng và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy công tác đào tạo nghề phát triển, góp phầnphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và phát triểnkinh tế - xã hội Trong mấy năm vừa qua do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tếhàng hoá nhiều thành phần đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tố mới đa dạng
để các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động tạochỗ làm việc mới, đã giải quyết được một bước yêu cầu về việc làm và đời sống củangười lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội Kết quả đạt được trong tất
Trang 35cả lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội kể từ sau khi đổi mới, trước tiên phảinói đến tính đúng đắn trong việc đề ra những chính sách liên quan đến đào tạo nghềcho người lao động của Đảng và Nhà nước, tác động giúp cho công tác đào tạo nghềcủa các cơ sở đào tạo được chú trọng và phát triển.
Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Quan niệm cho rằng chỉ có bằng đại học mới có thể tìm được việc làm có lươngcao, ổn định, ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh, công tác đào tạo nghề của các cơ sửđào tạo Đồng thời dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, không tận dụng đượctiềm lực của toàn bộ nguồn nhân lực, phục vụ phát triển đất nước Quan niệm xemtrọng bằng cấp được có nguồn gốc từ trong xã hội mà nền kinh tế tự cung tự cấp, phầnlớn người lao động làm việc ở khu vực nông thôn, công nghiệp - thương mại - dịch vụ
ít được chú trọng Người học với mục đích giúp ích cho đất nước, mang về danh tiếngcho làng quê, nơi đã nuôi dưỡng họ trưởng thành Đến nay, quan niệm cho rằng trình
độ học vấn càng cao khả năng tìm việc làm ổn định vẫn còn ăn sâu vào trong nếp nghĩcủa đông đảo quần chúng nhân dân, bằng cấp đối với họ rất quan trọng, nhiều khikhông nhìn thấy được giá trị của việc học nghề Để thay đổi được nhận thức là mộtviệc làm lâu dài, không thể một sớm một chiều, một khi đã thay đổi sẽ tác động đếnhiệu quả của công tác đào tạo nghề cho người lao động
Người lao động tham gia đào tạo nghề, ngoài việc được nâng cao chuyên môntay nghề thì những kỹ năng nghề nghiệp cũng được các nhà đào tạo hướng tới Chẳnghạn như kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, chịu áp lực công việc, v.v, giúpngười lao động có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụngcủa các doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng đào tạo nghề hiện nay Để giảiquyết triệt để những vấn đề liên quan đến đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp,mối liên kết giữa nhà đào tạo nghề, nhà tuyển dụng lao động và người lao động càngphải được thắt chặt hơn nữa, đảm bảo đào tạo đúng theo yêu cầu của thị trường laođộng và nhu cầu học nghề của người lao động
Tóm lại, đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp là một khâu đặc biệtquan trọng trong hệ thống giáo dục của các quốc gia Nó tác động mạnh mẽ và rõrệt đến chất lượng đội ngũ lao động tại các cơ sở trực tiếp sản xuất trong nền kinh
tế, ảnh hưởng đến thị trường lao động, tránh tình trạng lãng phí nguồn lực của quốcgia Do đó, chính quyền các cấp luôn xây dựng hệ thống lý luận cơ bản nhất làmnền tảng cho việc triển khai phát triển hệ đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh
Trang 36nghiệp tại địa phương mình Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn laođộng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp có rất nhiều nhưng tựu chung lại có 4 nhómnhân tố trực tiếp: (i) Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (ii) Cơ hội vàthách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế; (iii) Đường lốichủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề đáp ứng nhucầu doanh nghiệp; (iv) Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề đáp ứngnhu cầu doanh nghiệp
1.3.2 Tiêu chí đánh giá đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Để đánh giá các mức độ của đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, có thể sửdụng một số tiêu chí sau:
Trình độ, khả năng ứng dụng vốn học tập của người học đối với việc làm tại doanh nghiệp.
Tiêu chí này chính là việc thừa nhận trình độ, khả năng của người học nghề bằngcách đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho họ sau khi được đào tạo nghề Việcthực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề nhằm mục đích: Công nhận những kỹnăng nghề của người lao động đã tích lũy được trong quá trình học tập, làm việc vàkhuyến khích người lao động không ngừng nâng cao trình độ kỹ năng nghề của mình,góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường năng lực cạnh tranh trongquá trình hội nhập với khu vực và thế giới
Ngoài ra tiêu chí này còn phát hiện những thiếu hụt về kỹ năng nghề củangười lao động so với tiêu chuẩn kỹ năng nghề của doanh nghiệp, từ đó đưa rathông tin cho người lao động, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
cơ sở dạy nghề để có biện pháp bổ sung những kỹ năng nghề còn thiếu hụt chongười học
Ngoài ra, tiêu chí này là căn cứ cho người sử dụng lao động khi tuyển dụng, bốtrí công việc và trả lương phù hợp với bậc trình độ kỹ năng nghề mà người lao động
Đề đo lường tiêu chí này có thể dùng một số chỉ tiêu liên quan như: tỷ lệ sinhviên có việc làm sau tốt nghiệp (có thể tính theo thời gian ngay sau khi tốt nghiệp, sau
3 tháng, 6 tháng, ), tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng nghề đào tạo hoặc gần nghề đàotạo, thời gian trung bình cần thiết để sinh viên đó được đào tạo thêm tay nghề tại nơilàm việc, mức tiền lương trung bình sinh viên tốt nghiệp được nhận, v.v
Sự thích nghi của người học với quá trình thay đổi của thực tiễn khách quan
Trang 37Tiêu chí này thể hiện sự đánh giá hiệu quả của các cơ sở dạy nghề Người đượcđào tạo nghề có hiệu quả không chỉ là đáp ứng được nhu cầu thực tiễn mà còn phảithích ứng với những thay đổi liên tục về nhu cầu nghề nghiệp của xã hội trong hiện tại
và cả trong tương lai
Trên thực tế, thị trường lao động biến động không ngừng và thế giới việc làmluôn làm mất đi một số vị trí việc làm hiện có và mở ra các cơ hội mới cho người laođộng Với người học nghề sau tốt nghiệp và bước vào thị trường lao động, họ cần cóđược khả năng thích ứng nhanh với những biến động đó Để đo lường tiêu chí này cóthể thông qua một số chỉ tiêu như số lần và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp phải thay đổicông việc tại nơi làm việc hoặc các nơi làm việc, thời gian trung bình đảm nhận các vịtrí làm việc, thời gian mất việc trung bình giữa hai công việc đảm nhận và tỷ lệ tìmđược việc làm mới phù hợp trong số sinh viên tốt nghiệp mất việc làm
Mức độ sử dụng được lao động đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội
Đầu tư của nhà nước và xã hội cho đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệpbao gồm chính sách và cơ chế ưu tiên cho đào tạo, đầu tư về nguồn lực (ngân sách/kinh phí), nhân lực (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên), cơ sở vật chất (đất đai, nhàxưởng, trang thiết bị, cơ sở vật chất) và các nguồn lực khác với mục tiêu có được độingũ lao động kỹ thuật lành nghề phục vụ nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu phát triển củađất nước
Có thể kể đến các chỉ tiêu để đo lường tiêu chí này như số mức độ thiếu hụt laođộng qua đào tạo nghề trong toàn bộ nền kinh tế; mức độ dư thừa lao động kỹ thuậtqua đào tạo nghề không đáp ứng nhu cầu thị trường; mức độ sử dụng lãng phí laođộng qua đào tạo nghề Nếu các mức độ này càng gần 0 thì hiệu quả đào tạo nghề đápứng nhu cầu doanh nghiệp càng cao
Bên cạnh đó, quá trình học nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp cũng là quá trìnhtrang bị cho sinh viên thái độ sống tích cực, phẩm chất và văn hóa nghề, tác phong laođộng công nghiệp, tinh thần hợp tác trong công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năngsáng tạo trong công việc,… Đây chính là những chỉ tiêu rất quan trọng nhưng sẽ gặp khókhăn trong định lượng, tiêu chí này chỉ có thể đo lường gián tiếp thông qua khảo sát ý kiếnđánh giá của chính người học và người sử dụng lao động Nếu cơ sở đào tạo có chất lượngthì các chỉ tiêu đánh giá này đều được đo với dấu hiệu “tích cực”
Trang 381.4 Kinh nghiệm phát triển đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại các cơ
sở đào tạo
1.4.1 Kinh nghiệm của các cơ sở đào tạo ở một số nước trên thế giới
1.4.1.1 Kinh nghiệm về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại một số cơ
sở đào tạo ở Thái Lan
Trong quá trình đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại một số cơ sở đàotạo ở Thái Lan thì quá trình đào tạo nghề chính quy – dựa vào trường (khóa dài hạn)
do Bộ Giáo dục quản lý, không chính quy – dựa vào trung tâm (khóa ngắn hạn) do BộLao động và Phúc lợi xã hội quản lý Tuy nhiên, sự phát triển đào tạo nghề nói chung
và tiêu chuẩn kỹ năng của người lao động nói riêng phải theo hướng phát triển nguồnnhân lực mà Bộ Lao động Thái Lan chịu trách nhiệm về chiến lược và quản lý nghề
1.4.1.2 Kinh nghiệm đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại một số cơ sở đào tạo ở Australia
Thứ nhất, người học được học với chuyên gia, những người có đam mê giống với
học viên Họ không chỉ hiểu được ngành nghề đang đào tạo mà còn có kinh nghiệmthực tế trong lĩnh vực chuyên môn của mình, đồng thời luôn cập những thay đổi tronglĩnh vực đó để tiến kịp với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới
Thứ hai, người học học tập ngay trong khi thực hành, tức là học viên được học
hỏi kinh nghiệm về ngành học trong môi trường công việc thực sự Chất lượng giáodục của học viên được đảm bảo Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục nghề có sự phối hợp,quan hệ đối tác tốt với các nghiệp đoàn Điều này giúp cho học viên có kinh nghiệmnghề thực tế đảm bảo cho việc tuyển dụng trong lĩnh vực nghề mà học viên chọn
Thứ ba, các ngành nghề đào tạo tại một số cơ sở đào tạo ở Australia rất phong
phú, đa dạng, và có nhiều ngành đang dẫn đầu thế giới, đáp ứng được nhu cầu của cácdoanh nghiệp trên thế giới
1.4.1.3 Kinh nghiệm đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp của một số cơ sở đào tạo ở Nhật Bản
Với tư tưởng “Tinh thần Nhật Bản - Kỹ nghệ phương Tây”, tiếp thu các giá trịvăn minh của nhân loại, đất nước Nhật Bản đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trên mọilĩnh vực của đời sống xã hội Trong chiến lược phát triển của mình Nhật Bản luôn coinguồn nhân lực là yếu tố quyết định tương lai của đất nước
Trang 39Từ đầu thập niên 1980, Nhật Bản đã đề ra mục tiêu: đào tạo những thế hệ mới cótính năng động, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng suy nghĩ và làmviệc độc lập, khả năng giao tiếp quốc tế để đáp ứng những đòi hỏi của thế giới, với sựtiến bộ không ngừng của khoa học và xu thế cạnh tranh - hợp tác toàn cầu Luật Dạynghề được ban hành năm 1958, được chỉnh sửa vào năm 1978, hướng vào thiết lập vàduy trì hệ thống huấn luyện nghề nghiệp, bao gồm hệ thống “dạy nghề công” mangtính hướng nghiệp và “dạy nghề được cấp phép” là giáo dục và huấn luyện nghề chotừng nhóm công nhân trong hãng xưởng do các công ty đảm nhiệm và được chínhquyền công nhận là dạy nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp Các hình thức huấnluyện nghề gồm: “dạy nghề cơ bản” cho giới trẻ mới ra trường; “dạy tái phát triển khảnăng nghề nghiệp” chủ yếu cho những công nhân không có việc làm; và “nâng cao taynghề” cho công nhân đang làm việc trong các hãng xưởng.
Những thay đổi về cấu trúc kinh tế - xã hội, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học
kỹ thuật và công nghệ đã tác động đến nhiều lĩnh vực, nội dung huấn luyện của Nhật
đã làm mở rộng khung dạy nghề truyền thống Kết quả là đến năm 1985, Luật Dạynghề được chỉnh sửa và đổi tên thành Luật Khuyến khích Phát triển Nguồn nhân lực
và cụm từ “phát triển nguồn nhân lực” được dùng để chỉ quan niệm mới về dạy nghề.Hiện nay, Nhật Bản thực hiện phát triển nguồn nhân lực theo một hệ thống huấn luyệnsuốt đời
1.4.1.4 Kinh nghiệm đào tạo nghề song hành của Đức
Hệ thống đào tạo nghề còn được gọi là hệ thống đào tạo nghề kép của Đức là sựkết hợp giữa việc học trong một môi trường có sự gần gũi với thực tế sản xuất củacông ty và một cơ sở có năng lực chuyên môn về sư phạm và nghiệp vụ dạy nghề củacác trường nghề Trong đó, về phía nhà trường, sẽ thiên về cung cấp khối kiến thức cơbản về lý thuyết, còn các công ty ở Đức tập trung vào việc cung cấp các kiến thức và
kỹ năng thực tế, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng phù hợp với công nghệ sản xuất củacác công ty ở Đức Đây là mô hình đào tạo nghề đảm bảo sự kết hợp lợi ích giữa giớichủ sử dụng lao động và người lao động và là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng nghềđóng vai trò chủ chốt ở Đức Theo báo cáo về hệ thống đào tạo kép của Bộ Giáo dụcĐức thì sau 6 tháng học sinh tốt nghiệp từ hệ thống đào tạo nghề kép, khoảng 60% họcsinh nhận được việc làm hợp đồng trong thời gian 3-4 năm, rồi sau đó ký tiếp hoặchợp đồng vĩnh viễn nếu cả hai bên mong muốn, 10% thất nghiệp, 17% tham gia quân
Trang 40ngũ hoặc nhận hợp đồng ngắn hạn (từ 6 tuần cho đến 5 năm) và 13% tham gia đào tạotiếp Trong số những học sinh có việc làm ngay, 78% học sinh được làm việc theođúng chuyên ngành đào tạo, có khoảng 80% học sinh tốt nghiệp học nghề trong cáccông ty lớn được ở lại làm việc tại công ty đã đào tạo.
Theo mô hình này, học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thì có thểtham gia vào học nghề Từ đó, học sinh tự do lựa chọn hình thức đào tạo toàn bộ tạitrường hoặc hệ thống đào tạo nghề kép Yêu cầu, tiêu chuẩn được lựa chọn vào hệthống đào tạo nghề kép phụ thuộc vào chất lượng học nghề của học sinh
Trên thực tế trong giai đoạn hiện nay, 2/3 học sinh trong nhóm độ tuổi này ở Đức
đã chọn hình thức đào tạo nghề kép Khi học sinh tham gia hệ thống đào tạo nghề képnày, học sinh được đào tạo các kỹ năng cơ bản cho ngành nghề đã chọn, tiếp theo họcsinh được đào tạo chuyên sâu Cụ thể, mỗi học sinh có thể theo học ngành của mình 3ngày tại công ty, những ngày còn lại học tại trường nghề hoặc học sinh có thể sử dụngnhiều thời gian hơn tại công ty, hoặc học sinh có thể tham gia học ngoài giờ tại trườngnghề Bên cạnh đó, chi phí đào tạo thường do Chính quyền bang trả cho phần học tạitrường theo chương trình, các học sinh có mức học bổng thấp Còn phần chi phí cònlại sẽ do các công ty trả trực tiếp cho việc đào tạo thực hành tại công ty Đối với môhình đào tạo kép này, các công ty sẽ phải chi trung bình 2-3% tổng quỹ tiền lương của
họ cho giai đoạn đào tạo ban đầu
Đối với hình thức đào tạo kép này, các công ty là người quyết định số lượng côngnhân được đào tạo và đào tạo theo chuyên ngành nào Công ty được quyền tự do lựachọn các ứng cử viên được tham gia đào tạo theo những quy chế do chính phủ LiênBang Đức đặt ra
Nhìn chung, hệ thống đào tạo nghề kép ở Đức là mô hình đào tạo đóng vai tròchủ chốt trong hệ thống đào tạo Đây là mô hình đào tạo tiến bộ và khoa học nhằm đàotạo và phát triển một lực lượng lao động chất lượng cao gắn liền với nhu cầu của công