1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu quy trình sản xuất một số sản phẩm rượu vang

52 492 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

1.3 Nấm men trong sản xuất rượu vang1.3.1 Đặc điểm hình thái, kích thước của tế bào nấm men 1.3.2 Sự sinh sản của nấm men 1.4 Tác nhân lên men vi sinh vật 1.4.1 Lên men rượu vang bằng vi

Trang 1

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.1 Giới thiệu về rượu vang

1.1.1 Định nghĩa rượu vang

1.1.2 Thành phần hóa học của rượu vang

1.1.3 Nguyên liệu trong sản xuất rượu vang

1.1.4 Phân loại rượu vang

1.1.5 Lợi ích của rượu vang

1.1.6 Bảo quản rượu vang

1.2 Giới thiệu về nguyên liệu

1.2.1 Nho

1.2.1.1 Giới thiệu về nho

1.2.1.2 Thành phần hóa học của nho

1.2.1.3 Giá trị dinh dưỡng của nho

1.2.2 Dứa

1.2.2.1 Giới thiệu về dứa

1.2.2.2 Thành phần hóa học của dứa

1.2.2.3 Giá trị dinh dưỡng của dứa

1.2.3 Mơ

1.2.3.1 Giới thiệu về mơ

1.2.3.2 Thành phần hóa học của mơ

1.2.3.3 Giá trị dinh dưỡng của mơ

1.2.4 Dâu

1.2.4.1 Giới thiệu về dâu

1.2.4.2 Thành phần hóa học của dâu

1.2.4.3 Giá trị dinh dưỡng của dâu

Trang 2

1.3 Nấm men trong sản xuất rượu vang

1.3.1 Đặc điểm hình thái, kích thước của tế bào nấm men

1.3.2 Sự sinh sản của nấm men

1.4 Tác nhân lên men vi sinh vật

1.4.1 Lên men rượu vang bằng vi sinh vật tự nhiên

1.4.2 Lên men rượu vang bằng vi sinh vật thuần khiết

1.4.3 Cơ chế của quá trình lên men rượu vang

1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men rượu vang

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

2.1 Phương pháp tìm hiểu tài

2.2 Phương pháp sử dụng hình ảnh

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢU VANG

3.1 Quy trình công nghệ sản xuất rượu vang nho

3.2 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất rượu vang nho

3.3 Quy trình công nghệ sản xuất rượu vang dứa

3.4 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất rượu vang dứa

3.5 Quy trình công nghệ sản xuất rượu vang mơ

3.6 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất rượu vang mơ

3.7 Quy trình công nghệ sản xuất rượu vang dâu

3.8 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất rượu vang dâu

3.9 Tìm hiểu về nhà máy sản xuất rượu vang Đà Lạt

3.9.1 Đặc điểm vùng nguyên liệu

Trang 3

3.9.2 Một số sản phẩm rượu vang của nhà máy

3.9.3 Quy trình công nghệ sản xuất rượu vang của nhà máy3.9.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất rượu vang trắng3.9.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất rượu vang đỏ

CHƯƠNG 4 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG

Trang 4

STT Số hiệu Tên bảng Trang

2 Bảng 2 Thành phần dinh dưỡng trong 100g nho 13

4 Bảng 4 Thành phần dinh dưỡng trong 100g dứa 15

DANH MỤC HÌNH

Trang 5

STT Số hiệu Tên hình Trang

8 Hình 8 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất rượu vang nho 28

10 Hình 10 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất rượu vang dứa 32

12 Hình 12 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất rượu vang mơ 36

14 Hình 14 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất rượu vang dâu 40

Trang 7

Rượu vang là sản phẩm lên men từ dịch trái cây vì vậy mà có đầy đủ vitamin cũng như các loại khoáng chất cần thiết, rất bổ dưỡng Rượu vang còn có thể giúp chữa trị một số bệnh Và ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội loài người, rượu vang đã trở thành một thức uống phổ biến, thường có mặt trong những bữa tiệc chiêu đãi sang trọng.

Trên thế giới, rượu vang đã ra đời từ cách đây khá lâu và ngành công nghiệp rượu vang đã có nhiều bước tiến đáng kể, hoàn thiện về quy trình cũng như chất lượng sản phẩm, ngày càng đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng

Các quốc gia sản xuất và tiêu thụ mạnh mẽ rượu vang phải kể đến như: Pháp, Ý, Đức, Mỹ, Tây Ban Nha…Tuy nhiên rượu vang gần đây mới được biết đến ở Việt Nam.Tuy thế, nhưng hiện nay chúng ta đã có một thương hiệu rượu vang nổi tiếng là rượu vang Đà Lạt, vang của người Việt Nam

Trước kia rượu vang chủ yếu được làm từ nho nhưng ngày nay cùng với việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và tăng tính đa dạng cho sản phẩm người ta còn sử dụng nhiều loại tráicây khác để sản xuất rượu vang như: dứa, dâu, mơ, táo, chuối, xoài…

Ở nhiều nước trên thế giới rượu vang được coi là một đồ uống không thể thiếu được trong các bữa tiệc, ngày lễ, hội, thậm chí ngay cả trong các bữa ăn hàng ngày Bởi rượuvang không chỉ hấp dẫn con người bằng độ cồn vừa phải, vị ngọt ngào cân đối, vị chua,chát dịu, màu sắc cùng với hương vị tự nhiên của trái cây mà còn đem đến cho người

sử dụng giá trị về mặt dinh dưỡng Do vậy nếu uống điều độ, ở mức độ vừa phải, rượu vang sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe con người

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Trang 8

1.1 Giới thiệu về rượu vang

1.1.1 Khái niệm

Rượu vang là loại đồ uống có cồn được sản xuất bằng phương pháp lên men từ các loại trái cây không qua chưng cất.Nhờ quá trình lên men đặc biệt đó mà tạo cho rượu vang có hương vị đặc trưng khác với các loại rượu thông thường

 Đặc điểm

-Rượu vang là loại rượu chủ yếu trên thế giới: có độ cồn trung bình, không quá nhẹ như bia cũng không quá nặng như rượu trắng Không qua chưng cất, nồng độ rượu dao động từ 10-150

-Rượu vang gồm khoảng 85% là nước, 12% là cồn ethylic, và loại acid khác, nhiều loạiđường, carbohydrates, aldehydes thơm, ketones, phenlics, enzymes, chất tạo màu, nhiều lọai vitamin, vài loại muối khoáng và một số các chất khác

-Mỗi ngày uống đều đặn một vài ly rượu vang sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe Hỗ trợ tiêu hóa tốt, làm tăng hương vị món ăn, đặc biệt là tốt cho tim mạch, huyết áp và giảm

Trang 9

Thành phần hóa học của rượu vang khá phức tạp và thay đổi tùy thuộc vào thành phần nguyên liệu sử dụng, những biến đổi trong quá trình lên men chính, lên men phụ, quá trình tàng trữ và sự kết hợp của những phương pháp sản xuất.

+ Rượu etylic: Là thành phần quan trọng nhất của các loại rượu vang và các loại nướcgiải khát có cồn Hàm lượng etylic trong rượu vang do quá trình lên men tạo ra đạt từ 10-12% thể tích

+ Đường: Hàm lượng đường trong rượu vang tùy thuộc vào loại rượu Chủ yếu là đường glucose, fructose, có thể có dextrin và một số loại đường khác

+ Axit: Có nguồn gốc từ nguyên liệu hay bổ sung và tăng lên trong quá trình lên men, làm chín Thành phần chủ yếu của axit hữu cơ như: acid malic, tartaric Hàm lượng acid trong rượu vang có thể dao động trong một khoảng lớn từ 0.4-1% tùy loại rượu

+ Rượu bậc cao: Gồm amyl, isoamyl, n-butyl Propilic…với hàm lượng

10-75/100ml

+ Aldehuyt: Chỉ ở dạng vết Quan trọng nhất là acetaldehyde

+ Ethylacetat: Là ester quan trọng nhất với nồng độ lớn hơn 150ppm

+ Tanin: Tùy loại rượu có thể chứa từ 0.01%-0.3%

+ Chất màu, mùi: Chất tạo ra do bản thân nguyên liệu còn lại trong quá trình lên men,thường là lọc màu flavanal, anthocyanne…Hương vị và các chất thơm của rượu vang phụ thuộc vào nguyên liệu, quá trình lên men và tàng trữ rượu

+ Vitamin: Trong rượu vang có chứa khá nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B

1.1.3 Nguyên liệu trong sản xuất rượu vang

Nguyên liệu trong sản xuất rượu vang là các loại quả có vị chua ngọt hài hòa Qủa chínhoặc có thể chưa chín sau khi thu hoạch, chọn những quả tươi, chất lượng tốt đem ép lấy nước hoặc ngâm nước đường để thu dịch quả dùng cho lên men

Trang 10

Tất cả các quả dùng trong sản xuất rượu vang đều có nhiều đường dễ đồng hóa, nhiềuacid hữu cơ làm cho nước quả có vị chua, (pH thường từ 2.5 trở lên), nhiều vitamin, trong đó có nhiều vitamin C, làm cho rượu có vị chua chát, có đầy đủ chất khoáng và lượng protein đáng kể.

1.1.4 Phân loại rượu vang

- Phân loại theo màu sắc

+ Rượu vang trắng (White wine)

+ Rượu vang màu bao gồm vang đỏ và vang hồng

- Phân loại theo độ ngọt

+ Vang khô là loại vang lên men hết đường và được dùng uống trong khi ăn

+ Vang bán ngọt

+ Vang ngọt : Loại lên men còn đường và dùng uống sau bữa ăn

- Phân loại theo lượng CO2

+ Rượu vang không có ga

+ Rượu vang có ga : Gồm 2 loại

 Rượu vang có ga tự nhiên : Champagne

 Rượu vang có ga nhân tạo : Carbonated wine

- Phân loại theo nơi sản xuất

+ Phân loại theo quốc gia : Vang Pháp, vang Úc, vang Tây Ban Nha

+ Phân loại theo vùng: Bordeaux, Burgandy, California

- Phân loại theo quá trình lên men

+ Rượu vang tự nhiên

+ Rượu vang cao độ

1.1.5 Lợi ích của rượu vang

-Giúp tăng cường tuổi thọ

-Bồi bổ đầu óc

-Tránh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và các chứng đột quỵ

Trang 11

-Chống lại một số tác nhân gây lão hóa

-Giảm quá trình sơ vữa động vạch

-Liệu pháp mới chữa bệnh phổi

-Kích thích ăn uống và tiêu hóa

-Làm xương chắc khỏe hơn

-Ngăn ngừa các bệnh về đường huyết

-Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

1.1.6 Bảo quản rượu vang

Một số rượu vang có thể uống ngay sau khi làm được vài tháng, ngược lại một số loạicần lưu trữ nhiều năm để chúng có độ chín cần thiết Đó là sự đặc biệt và hấp dẫn của từng loại rượu vang, được quyết định bởi các yếu tố như: thổ nhưỡng, giống, năm thu hoạch, kỹ thuật sản xuất…và một điều quan trọng rượu vang là thức uống theo thời gian Có một số người cho rằng, rượu vang để càng lâu càng ngon,điều đó chưa thực sựđúng, chắc chắn là rượu vang phải được lưu giữ trong thời gian lâu thì mới đạt độ hoànhảo, vì vậy cần phải lưu trữ nó trong khoảng thời gian nhất định nhưng nếu quá lâu so với khoảng thời gian cho phép thì rượu sẽ mất chất lượng Rượu vang cần được bảo quản ở môi trường tốt, thoáng mát, độ ẩm phải đạt 70-75% và nhiệt độ tốt nhất là từ 8-

150C

1.2 Giới thiệu về nguyên liệu

1.2.1 Nho

1.2.1.1 Giới thiệu về nho

Nho là một loại quả mọc trên các dạng dây leo thân gỗ Các loại cây này thuộc họ Vitaceae. Quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300 quả, chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay trắng Khi chín, quả nho có thể ăn tươi hoặc được sấy khô để làm nho khô, cũng như được dùng để sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, nước quả, dầu hạt nho

Trang 12

Nho được trồng nhiều ở các nước Châu Âu nhất là Pháp và Mĩ Ở nước ta nho cũng

đã được trồng ở một số tỉnh miền trung và đang phát triển nghề trồng nho với đầy triển vọng phía trước

Trong sản xuất rượu vang vang, nho là một loại nguyên liệu truyền thống rất được

ưa thích và có giá trị dinh dưỡng cao

Hình 1.2 Nho

1.2.1.2 Thành phần hóa học của nho

Bảng 1.1 Thành phần hóa học của nho

Trang 13

1.2.1.3 Giá trị dinh dưỡng của nho

- Trong quả nho có chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, chống lại sự hình thành các gốc tự do Vì vậy ăn nhogiúp con người trẻ lâu, làm giảm nếp nhăn, chống lại sự xâm nhập của các loại vi-rút

- Ngoài ra, trong quả nho còn chứa nhiều đường glucose và fructose dễ hấp thụ, cácvitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bảng 1.2 Thành phần dinh dưỡng trong 100g nho

1.2.2.1 Giới thiệu về dứa

Dứa còn gọi là thơm (miền nam) Loài dứa là loài cây ăn quả nhiệt đới nổi tiếng.Dứa được phát hiện ra năm 1942 trong cuộc thám hiểm tìm ra tân thế giới ( Châu Mĩ)của Chrixtopha Comlomb Khi đến Châu MĨ thì Chrixtopha Comlomb đã tìm thấy tạivùng sông Ananas có nghĩa là “quả cây tuyệt hảo”

Hiện nay, trên thế giới dứa được trồng nhiều nhất ở Haiwai, Úc, Đài Loan, Thái Lan,Philippin, Nam Phi, Braxin, Mexico…Người ta biết đến dứa không chỉ đơn thuần làloại trái cây “hoàng đế” do có những giá trị dinh dưỡng cao, hương thơm, vị ngọt, màusắc đẹp, mà còn biết đến dứa như là một lọai thuốc dùng trong lĩnh vực men tiêu hóaprotid và là vị cứu tinh ở lĩnh vực biệt dược trong đại phẫu thuật, việc trị bệnh ung thư

và nội tạng

Trang 15

1.2.2.3 Giá trị dinh dưỡng của dứa

Dứa chứa nhiều vitamin và vi chất rất có lợi cho cơ thể, giúp giảm stress Ngoài quả dứa dùng để ăn, gần đây dứa đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh Loại quả này có thể chữa một số bệnh như khó tiêu, viêm ruột, sốt nóng, cảm nắng

Bảng 1.4 Thành phần dinh dưỡng của 100g dứa

1.2.3.1 Giới thiệu về mơ

Trong các loài hoa mùa xuân, chúng ta thường quen với các loài hoa mơ, mận, đào: cây mơ (có nơi còn gọi là cây mai)

Qủa mơ còn có tên gọi khác là hạnh, khổ hạnh nhân, ô mai, má phong

Loài mơ này ra hoa vào cuối mùa đông-đầu mùa xuân, thông thường là cuối tháng 1 hay đầu tháng 2 ở khu vực Đông Á, trước khi ra lá

Ở Việt Nam, mơ mọc nhiều ở vùng Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai)

và vùng rừng núi quanhchùa Hương Tích (Mỹ Đức, Hà Nội) Song người ta còn thấy chúng xuất hiện ở nhiều nơi khác ở miền Bắc Việt Nam Mơ ở Việt Nam có nhiều loại

Về đặc điểm hoa, loại hoa trắng (bạch mai) thường phổ biến hơn loại hoa đỏ (hồng

Trang 16

mai) Về đặc điểm quả, mơ được chia thành nhiều loại như: mơ đào, mơ nứa, mơ bồ hóng, mơ chấm son, mơ Vân Nam Ở làng Đông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) có giống

mơ hoa và quả thườngkết từng đôi gọi là Song Mai

Hình 1.4 Mơ

1.2.3.2 Thành phần hóa học của mơ

Bảng 1.5 Thành phần hóa học của mơ

Hàm lượng axit nói chung 4-6 % chủ yếu là axit xitric, axit

tactric, axit malic

Ngoài ra còn có chất đắng amygdalin, các axit amin, các chất muối khoáng và một lượng đáng kể carotene, pectin và enzim β-glucosidaza

1.2.3.3 Giá trị dinh dưỡng của mơ

- Mơ là loại quả có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều vitamin và những chất chống oxy hoá mạnh, không những được dùng làm thuốc, món ăn mà còn có công dụng làm đẹp

Trang 17

- Thịt quả mơ có chứa một số axit như axit citric, axit tartric, 27% đường, tinh bột và nhiều chất chống oxy hoá cao trong mơ có tác dụng kháng viêm, bảo vệ màng tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và chống lão hoá, phòng chống bệnh ung thư, tim mạch

1.2.4 Dâu

1.2.4.1 Giới thiệu về dâu

Dâu tây (danh pháp khoa học Fragaria) hay còn gọi là dâu đất là một chi cây thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) cho quả được nhiều người ưa chuộng

Dâu tây được người La Mã phát hiện và canh tác vào thời kì Trung Cổ Ban đầu được trồng và sử dụng rộng rãi ở Anh Sau đó vào thế kỉ 17-18, đã trồng rộng ra vùng

Flougastel thuộc nước Pháp trung tâm sản xuất dâu tây ở Châu Âu

Qủa dâu thường được sử dụng để làm các món tráng miệng Dâu tây giàu vitamin và lànguồn cung cấp dồi dào các chất Flavonoit cần thiết cho cơ thể

Hình 1.5 Dâu

1.2.4.2 Thành phần hóa học của dâu

Bảng 1.6 Thành phần hóa học của dâu

Trang 18

Nước 86.45%

1.2.4.3 Giá trị dinh dưỡng của dâu

Khả năng cung cấp năng lượng của dâu tây không cao (100g dâu tây cho khoảng 34 calo) nhưng cung cấp nhiều loại vitamin thiết yếu cho con người như vitamin A, B1, B2 và đặc biệt là lượng vitamin khá cao hơn cả cam, dưa hấu Đây là tính ưu việt của quả dâu tây giúp tăng sức khỏe đề kháng chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress, lão hóa

Bảng 1.7 Thành phần dinh dưỡng của 100g dâu

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng

Trang 19

1.3 Nấm men trong sản xuất rượu vang

Nấm men thường được sử dụng trong sản xuất rượu vang là các chủng thuộc giống

Saccharomyces Nó nằm trong giới nấm (Fungi), thuộc nấm thật (Eumycophyta).

1.3.1 Đặc điểm hình thái, kích thước của tế bào nấm men

Saccharomyces có cấu tạo đơn bào, có nhân thật, có bào tử thường từ 1-4 bào tử, có

khi tới 8 bào tử Tế bào của chúng có hình dang khác nhau: hình tròn, ovan hay elip Kích thước tế bào thay đổi rất nhiều tùy thuộc giống, loài, chủng Nói chung, kích thước tế bào nấm men khá lớn, to hơn tế bào vi khuẩn một cách rõ rệt

Hình 1.6 Giống nấm men Saccharomyces

Giống Saccharomyces có tới 18 loài, nhưng chỉ có 7 loài thường gặp trong nước quả

Các loài nấm men không sinh bào tử thường gặp trong nước quả và khả năng lên menhoặc tiêu hao đường trong đó, phổ biến là kloeckera, Torulopsis Người ta thường gọi chúng là men dại

1.3.2 Sự sinh sản của nấm men

Trang 20

Đối với nấm men thuộc giống Saccharomyces có hai phương thức sinh sản Đó là

sinh sản bằng cách nảy chồi và sinh sản hữu tính bằng bào tử túi

 Sinh sản vô tính bằng cách nảy chồi

Nảy chồi là phương pháp sinh sản phổ biến nhất ở nấm men Ở điều kiện thuận lợi nấm men sinh sôi nảy nở nhanh, quan sát dưới kính hiển vi thấy hầu như tế bào nấm men nào cũng nảy chồi.Khi chồi xuất hiện các enzym thủy phân sẽ làm phân giải polysacarit của thành tế bào làm cho chồi chui ra khỏi tế bào mẹ và làm cho chồi phình

to dần lên Khi tế bào chồi tách ra khỏi tế bào mẹ thì sẽ giữ lại một vết sẹo và ở chỗ này tế bào mẹ sẽ không bao giờ tạo ra một chồi non mới

 Sinh sản hữu tính bằng bào tử túi

Bào tử túi được sinh ra trong các túi Hai tế bào khác giới đứng gần nhau sẽ mọc ra haimấu lồi Chúng tiến lại gần nhau và tiếp nối với nhau Chỗ tiếp nối sẽ tạo ra một lỗ thông và qua đó chất nguyên sinh có thể đi qua để tiến hành phối nhân Sau đó nhân phân cắt thành 2, 4, 8 Mỗi nhân được bao bọc bởi các chất nguyên sinh rồi được tạo màng dày xung quanh và hình thành các bào tử túi Tế bào dinh dưỡng biến thành túi

1.4 Tác nhân vi sinh vật lên men rượu vang

Hiện nay trên thế giới người ta sản xuất rượu vang theo hai phương pháp:

- Phương pháp lên men bằng vi sinh vật tự nhiên

- Phương pháp lên men bằng vi sinh vật thuần khiết

1.4.1 Lên men rượu vang bằng vi sinh vật tự nhiên

Hệ vi sinh vật trong lên men rượu vang tự nhiên tương đối phức tạp và không đồng nhất trong các giai đoạn của quá trình lên men

Trong nước nho tươi có những nhóm vi sinh vật khác nhau bao gồm có nấm mốc 90%), nấm men (9-22%), còn lại là vi khuẩn, xạ khuẩn

Theo dõi quá trình lên men, người ta thấy vài ngày đầu, các men dại Kloeckera phát

triển sau đó các nấm men Saccharomyces ellipsoideus chiếm ưu thế lên men mạnh, tích

Trang 21

tụ cồn etylic Khi cồn tương đối cao thì Saccharomyces ellipsoideus ngừng hoạt động, nấm men chịu cồn Saccharomyces oviformis tiếp tục lên men cho đến khi kết thúc.

Qua phân tích hệ vi sinh vật trong quá trình lên men tự nhiên người ta thấy rằng khi dùng nấm men thuần chủng để lên men không nên dùng một chủng mà cần phối hợp những chủng chịu cồn cao để lên men tiếp theo như vậy lên men mới triệt để cồn hình thành cao (có thể tới 17-19%)

Ở những nơi sản xuất rượu vang thủ công, người ta thường sử dụng hệ vi sinh vật có sẵn trên quả để lên men

1.4.2 Lên men rượu vang bằng vi sinh vật thuần khiết

Công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất rượu vang là quá trình lên men Người ta chia quá trình lên men này bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn lên men chính và lên men phụ Cả hai giai đoạn này vi sinh vật đóng vai trò quan trọng, nhất là nấm men Nấm men tham gia chủ yếu vào quá trình chuyển hóa đường thành cồn Như vậy, yêu cầu của quá trình lên men trước tiên là phải tạo được cồn từ đường, kế đó là tạo hương và lắng trong

Trang 22

Sản phẩm rượu vang là sản phẩm lên men không qua chưng cất, do đó yêu cầu về độ trong rất quan trọng Về lí thuyết, vi sinh vật sử dụng trong quá trình lên men rượu vang giống như trong quá trình lên men bia Tuy nhiên, việc ứng dụng các vi sinh vật trong sản xuất rượu vang ngoài các tính chất giống như trong sản xuất bia: lên men cồn, khả năng lắng trong, chịu nhiệt độ thấp, còn phải có khả năng tạo hương.

 Các chủng nấm men thuần khiết thường sử dụng trong sản xuất rượu vang:

bào tử Saccharomyces vini sinh ra enzim invertaza có khả năng chuyển đường

saccharoza thành fructoza và glucoza, lượng rượu tạo thành từ 8-10% thể tích Ở giai đoạn cuối lên men saccharomyces vini kết lắng nhanh và làm trong dịch rượu Các nòi của giống này có đặc tính riêng về khả năng tạo cồn, chịu sulphite, tổng hợp các cấu tử bay hơi và các sản phẩm thứ cấp tạo ra cho vang có mùi vị đặc trưng

riêng biệt Giai đoạn cuối cùng của quá trình lên men, các tế bào Saccharomyces

vini thường bị già, không tiếp tục chuyển đường thành cồn và bị chết rất nhanh.

Được tách từ nước nho, rượu và nước quả phúc bồn từ lên men tự nhiên Chúng cóhình thái rất giống các loài nấm men có khả năng lên men cồn khác, nhưng khả năng tạo bào tử của chúng cao hơn rất nhiều các loài nấm men khác (nhất là khi ta nuôi chúng trên môi trường thạch-malt) Trong quá trình lên men, chúng có khả

Trang 23

năng tạo được lượng cồn rất cao ( có thể đạt được lượng cồn trong dịch lên men 13% V).

12- Saccharomyces oviformis

Nấm men này có khả năng lên men dịch đường để tạo thành lượng cồn rất cao (có thể lên đến 18%V) Được tách ra từ nước nho tự lên men, nhưng ít hơn và có hình thái giống saccharomyces vini Chúng có khả năng chịu được đường cao, cồn cao, lên men kiệt đường do đó dùng nòi thuần chủng giống này lên men dịch quả cóhàm lượng đường cao để chế rượu vang khô cho kết quả tốt

Đặc điểm quan trọng của nấm men này là có khả năng lên men được rất nhiều loại đường khác nhau như: glucose, fructose, manose, saccharose, maltose và 1/3 rafinose, không có khả năng lên men galactose Điều khác cơ bản của chúng so với

saccharomyces vini là saccharomyces oviformis không lên men được galactose và

men nổi lên trên bề mặt dịch lên men tạo thành màng Các nấm men được sử dụng trong sản xuất rượu vang thường thích hợp lên men ở nhiệt độ 18-250C

1.4.3 Cơ chế của quá trình lên men rượu vang

Bản chất của quá trình lên men là quá trình oxy hóa khử Qúa trình oxy hóa này lại xảy ra trong cơ thể sinh vật dưới tác động của hệ thống enzym, cho nên người ta gọi quá trình lên men là quá trình oxy hóa sinh học

Sự tạo thành rượu từ glucose phải trải qua nhiều giai đoạn Đóng vai trò trung tâm là các chuyển hóa của chu trình Embden-Meyerhof-Parnas (EMP)

Trong chu trình EMP, glucose được chuyển hóa thành các hợp chất C3 và acid piruvic Sau đó, acid piruvic chuyển thành cồn theo các phương trình sau:

Trang 24

Hình 1.7 Cơ chế lên men rượu vang

1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men rượu vang

1 4.4.1 Oxy

-Hầu hết các chủng nấm men trong lên men rượu vang thuộc giống Saccharomyces Chúng là nhóm vi sinh vật kị khí tùy tiện Khi trong môi trường đủ lượng oxy nấm menphân hủy đường dùng làm nguồn năng lượng và cấu tạo tế bào tăng sinh khối

-Trường hợp thiếu oxy (kị khí) nấm men sử dụng phần oxy hòa tan trong môi trường

để sinh trưởng và chủ yếu là lên men

Trong quá trình lên men giai đoạn đầu yêu cầu oxy cao nhất để nấm men sinh sản, pháttriển tăng sinh khối Nếu có giai đoạn nhân giống thì cũng cần phải cung cấp oxy bằng cách lắc hoặc sục khí

Trang 25

Nhiệt độ lên men cao, thời gian của quá trình lên men ngắn, độ cồn có thể thấp, đườngsót còn nhiều và hương vị của sản phẩm có khi không tốt.

1.4.4.3 Hàm lượng đường

Trong nước quả thường có hàm lượng đường không đều do vậy người ta thường bổ sung thêm đường saccaroza Đa số các loại nấm men hoạt động bình thường trong môi trường đường 20% Có một số chủng hoạt động ở môi trường có đường cao hơn Khi nhân giống thường dùng môi trường có đường thấp dưới 10%

1.4.4.4 pH của môi trường

Trong thực tế lên men những dịch quả chua thường được rượu vang ngon Đối với dịch quả thường có độ pH từ 2.8-3.8 Khoảng pH này nấm men vẫn hoạt động được Vùng pH tối thích của nấm men là 4-6

Trong sản xuất rượu vang người ta chuẩn bị môi trường nước quả có độ pH bằng 3.5

3.0-1.4.4.5 Nguồn Nitơ

Đa số trong nước quả có các hợp chất nitơ đủ cung cấp cho nấm men Tuy nhiên cũng

có trường hợp không đủ nguồn nitơ do đó cần bổ sung thêm nguồn nitơ Trong trường hợp này người ta thường dùng amon sulphat (NH4)2SO4 Cũng có thể dùng men tự phâncho thêm vào môi trường Nếu dịch quả quá chua dùng tartrat amon-kali hay amon hydroxy trung hòa bớt acid

Đối với dịch nhân giống hoặc hoạt hóa giống thì hỗn hợp các nguồn nitơ và các chất sinh trưởng rất có ý nghĩa

1.5 Yêu cầu đối với nấm men sản xuất rượu vang

Hương vị đặc trưng của rượu không chỉ phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính nguyên liệu, quy trình công nghệ mà còn phụ thuộc vào nấm men sử dụng Những nấm men được phân lập và sử dụng trong sản xuất cần phải đạt yêu cầu

 Có khả năng lên men tốt trên môi trường có hàm lượng đường cao, sinh ra nhiều cồn

Trang 26

 Có khả năng lên men được nhiều loại đường khác nhau.

 Chịu được độ cồn và độ axit cao, cũng như chất sát trùng

 Chịu được nhiệt độ thấp 4-100C hoặc cao > 350C

 Tốc độ phát triển nhanh, chu kì lên men ngắn

 Tạo rượu có hương thơm ngon

 Dễ lắng trong

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

2.1 Phương pháp tìm hiểu

Tìm hiểu trên sách báo, internet

+ Tìm hiểu về các nguyên liệu sản xuất rượu vang

Nguyên liệu dùng ở đây gồm có: nho, dứa, mơ, dâu.Các loại quả này có vị chua ngọt hài hòa rất thích hợp để chế biến rượu vang và cho ra chất lượng rượu tốt Tìm hiểu về đặc điểm của nguyên liệu, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của từng loại nguyên liệu

Ngày đăng: 03/07/2015, 13:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w