Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ

82 1.3K 18
Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài về: Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài .3 2. Lịch sử vấn đề .4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .9 4. Phương pháp nghiên cứu .9 5. Đóng góp của luận văn: 10 6. Bố cục luận văn .10 Chương 1: Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ 11 1.1 Thế giới nghệ thuật thơ .11 1.2 Cuộc đời và quan niệm nghệ thuật của Anh Thơ 14 1.3 Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ 17 1.3.1 Cái tôi khát khao giao cảm, chan hòa với thiên nhiên cảnh vật 18 1.3.2 Cái tôi cá nhân gắn với sinh hoạt lao động đời thường 22 1.3.3 Cái tôi trữ tình công dân gắn với cuộc sống kháng chiến 25 Chương 2: Hình tượng không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ 32 2.1. Hình tượng không gian nghệ thuật .32 2.1.1. Không gian làng quê gắn với sinh hoạt đời thường và những sinh hoạt mang tính cộng đồng 32 2.1.2 Không gian kháng chiến qua hình ảnh rừng núi chiến khu, vùng biển, vùng trời, cánh đồng, con đường .36 2.2. Hình tượng thời gian nghệ thuật .42 2.2.1. Thời gian tuyến tính theo ngày, mùa .42 2.2.2 Thời gian hoài niệm và hướng về tương lai 49 Chương 3: Phương thức nghệ thuật thơ trong thơ Anh Thơ .54 3.1. Thể thơ 3.1.1 Thể thơ tám chữ 54 3.1.2 Thể thơ tự do .59 3.1.3 Một số thể thơ khác .63 3.2. Ngôn ngữ 3.2.1 Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần gũi với đời sống 68 3.2.2 Ngôn ngữ mang tính cộng đồng 70 3. 3. Giọng điệu .72 3.3.1 Giọng điệu êm đềm trầm buồn, nhẹ nhàng sâu lắng .72 3.3.2 Giọng điệu nhanh, gấp gáp, vui tươi .75 KẾT LUẬN .77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .79 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi Anh Thơ xuất hiện trên thi đàn, Thơ mới đã ổn định với khá nhiều tên tuổi nổi tiếng, nhưng nữ sĩ cũng tìm cho mình được tiếng nói riêng, độc đáo. Trong khi một số nhà Thơ mới đang thoát li hiện thực, trốn vào men rượu, vào ái tình hay vào tháp ngà nghệ thuật, vào cái tôi cô đơn để gặm nhắm tâm tư…, Anh Thơ lại quay về với thiên nhiên thôn dã, cảnh vật bốn mùa, với các phong tục lễ hội ở miền Bắc qua bút pháp nghệ thuật đậm nét tả chân. Cùng với Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ…, nữ sĩ Anh Thơ làm giàu thêm bức tranh quê hương làng cảnh Việt Nam. Những bài thơ viết về nông thôn của nữ sĩ thực sự đóng góp độc đáo cho bức tranh quê xứ Bắc tươi tắn, chân chất, sinh động, hồn nhiên. Bên cạnh Bức tranh quê, Anh Thơ say đắm dẫn dắt người đọc vào một thế giới hiện thực đầy nóng bỏng về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc ta, với hình ảnh những xóm làng bị giặc tàn phá, với hình ảnh những chiến sĩ đầy quả cảm, đầy tinh thần lạc quan cách mạng, với hình ảnh chân thực về người phụ nữ trong kháng chiến… Với Anh Thơ, tinh thần dân tộc, nhà thơ và người chiến sĩ gắn bó với nhau như hình với bóng, đồng hành tạo nên một cốt cách nghệ thuật riêng, sinh động và đầy ắp hiện thực nóng bỏng. Có thể nói, từ khi xuất hiện, thơ Anh Thơ thực sự lôi cuốn sự quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu của không ít các thế hệ bạn đọc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu học tập thơ Anh Thơ vẫn còn khá ít ỏi, chưa xứng tầm với tên tuổi của một nhà thơ có vai trò to lớn lưu giữ hình ảnh bức tranh quê cùng những giá trị văn hoá cổ truyền của quê hương làng cảnh Việt Nam một cách chân thực đầy đủ, sinh động, hồn nhiên, tự nhiên…Do vậy, chọn đề tài nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, chúng tôi mong muốn góp phần xác định vị trí của một nhà thơ mới đậm chất điệu hồn quê chân chất, mộc mạc, giữa hiện thực đất nước đầy sôi nổi, nóng bỏng lúc bấy giờ. 3 Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ được nhìn nhận, nghiên cứu từ góc độ một chỉnh thể nghệ thuật với những quy luật vận động nội tại của nó, chứ không phải nhìn nhận trong sự riêng biệt tách rời giữa hình thức với nội dung, cũng không phải chỉ là một hiện tượng xã hội lịch sử đơn thuần… Tìm hiểu thế giới nghệ thuật chính là đi vào tìm hiểu cấu trúc lô gíc bên trong, sự kết hợp hài hoà biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật; từ đó góp phần xác định đúng vai trò vị trí và những đóng góp cho thi ca dân tộc của nữ sĩ Anh Thơ. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Trước Cách mạng Tháng Tám - 1945 Ngay từ năm 1939, khi tập thơ Bức tranh quê ra đời và được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn, nữ sĩ Anh Thơ được các nhà lí luận phê bình, các nhà văn, nhà thơ chú ý, quan tâm. Chỉ chưa đầy một tháng, với thể thơ tám chữ viết về đề tài thiên nhiên, phong tục, sự ra đời tập thơ Bức tranh quê được giới văn nghệ sĩ cũng như bạn lúc bấy giờ đánh giá cao, quả là hiếm có. Lúc đầu phải kể tới những người công tác ở Tự lực văn đoàn như Nhất Linh, Thế Lữ… Nhất Linh cho rằng: “Bức tranh quê của cô Anh Thơ là một tập ba mươi bài thơ. Bài nào cũng mười hai câu. Tác giả đã tả cảnh thôn quê từ đầu năm cho đến tết. Mùa nọ sang mùa kia. Tác giả nhất định tả cảnh theo thời tiết. Nhất định dùng một thể thơ giống nhau. Tự đặt mình vào con đường khó khăn, hình như để cốt tỏ rõ sự tài tình và khéo léo của mình. Lối ấy làm cho tập thơ kém vẻ linh hoạt, thành ra nặng nề uể oải, từ đầu đến cuối cứ đều đều một giọng” [50; tr52]. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh cho rằng: “Anh Thơ từ lâu chuyên lối tả cảnh, mà lại tả những cảnh tầm thường: một phiên chợ, một đứa bé quét sân, một cụ bà ngồi bắt chấy. Thơ của người biệt hẳn ra một lối…”.[44, 192 ]. Thơ Anh Thơ “biệt hẳn một lối”, tức là nữ sĩ đã chọn cho mình lối đi riêng với chất liệu hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, những sự vật, sự việc diễn ra hàng ngày rất nhiều, quan trọng là ta biết nhìn nhận, quan sát từ những cái rất bình thường ấy để nói lên được cái cốt yếu của đời sống. Nữ sĩ Anh Thơ đã làm được điều ấy. Cái bình thường ấy lại phản ánh rất thật cái cốt lõi, cái hồn quê, duyên quê của 4 làng quê, đồng quê Việt Nam. Nhìn một góc độ khác, lý giải giọng điệu thơ Anh Thơ, trên tờ báo Thanh Nghị số 37 ra tháng 10 năm 1942, Lê Huy Vân lí giải: “Anh Thơ đã đổi giọng, lối văn xuôi làm cho nàng được giải thưởng không còn nữa, giọng văn có vẻ bác học hơn nhiều…’’. Như vậy, trong giai đoạn này, thơ Anh Thơ đã được một số bạn đọc và giới phê bình văn học quan tâm để ý đến. Nhưng phải đến giai đoạn sau, sự nhìn nhận về thơ Anh Thơ mới thực sự khách quan và sáng giá hơn. 2.2. Từ 1945 đến 1986 Ánh sáng cách mạng, lí tưởng Đảng Cộng sản thực sự soi sáng, lay động thức tỉnh, định hướng cho trái tim và trí tuệ văn nghệ sĩ. Họ quay về với những đề tài phục vụ nhân nhân, phục vụ kháng chiến, ca ngợi cuộc sống mới. Họ hăng hái lên đường tìm nguồn cảm hứng sáng tạo từ những vùng đất mới. Trong thời kì này, cũng như nhiều nhà văn khác, nữ sĩ Anh Thơ vừa hăng hái tham gia hoạt động cách mạng vừa sáng tác thơ văn để cổ vũ, phục vụ cách mạng. Chuyển từ đề tài thiên nhiên, phong tục trước 1945 sang đề tài phản ánh hiện thực cuộc sống – kháng chiến đầy nóng bỏng của dân tộc, Anh Thơ cho ra đời hàng loạt tác phẩm như: Kể chuyện Vũ Lăng ( 1957 ), Đảo ngọc (1963 ), Theo cánh chim câu (1965 )…Mỗi tác phẩm là một góc nhìn riêng về cuộc sống – kháng chiến, nó góp phần làm phong phú thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. Năm 1969, khi nhận định về một số nhà thơ mới trong bài Khuynh hướng thơ Việt hiện đại, tác giả Uyên Thao cho rằng: “Huy Thông bộc lộ tình cảm hùng mạnh của thanh niên trong những bài thơ đanh thép, Đoàn Văn Cừ, Nam Trân, Anh Thơ biểu hiện tình cảm êm đẹp trong những bài thơ tả cảnh mộc mạc…” [50; 118, 119 ]. Khác với vẻ đẹp trong thơ Huy Thông hùng tráng, mạnh mẽ; vẻ đẹp của thơ Anh Thơ toát ra từ bức tranh làng quê, đồng quê êm đềm, hồn hậu, chân chất, mộc mạc và hiện thực đời sống, kháng chiến nóng bỏng. Năm 1978, trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 5, Nguyễn Hoành Khung nhận xét về các thi sĩ đồng quê như Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ : “Những người này tìm đến một mối tình quê, những cảnh vật quen thuộc của 5 quê hương, và đã đem lại cho thơ mới một phong vị riêng…Với xu hướng đi về đồng quê, Thơ mới đã phần nào gợi được hình ảnh đất nước, quê hương thân thuộc, nên thơ… [24; tr105]. Bên cạnh những nhà thơ thể hiện cái tôi cá nhân thấm đẫm buồn đau cô đơn rất đặc trưng cho Thơ mới, Anh Thơ không chỉ say mê dẫn dắt độc giả chiêm ngưỡng một bức tranh quê với những phong tục, hội hè đình đám, với những sinh hoạt văn hóa dân gian đậm chất cổ truyền mà còn đem đến cho người đọc bức tranh hiện thực cuộc sống, lao động và chiến đấu đầy nóng bỏng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Năm 1982, trong cuộc hội thảo Văn chương Việt Nam giữa hai cuộc thế chiến tại trường Đại học Harvad (Hoa Kì), Hà Minh Đức khẳng định tình yêu quê hương đất nước trong Thơ mới, ở đó “Người ta có thể tìm thấy nhiều miền quê với những vẻ đẹp riêng. Một làng biển trong thơ Tế Hanh, miền quê Hà Tĩnh trong thơ Huy Cận; Nam Trân hay viết về xứ Huế; phong cảnh nên thơ ở đồng quê miền Bắc trong thơ Nguyễn Nhược Pháp, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử…”. Sau đó, bài viết của Hà Minh Đức được in trong cuốn Một thời đại thi ca – Về phong trào thơ mới 1932 - 1945 [15; 82,86]. Anh Thơ được mệnh danh là “nhà thơ đồng áng”[30, 1295 ], thơ Anh Thơ không chỉ là bức tranh quê thuần túy mà ẩn chứa trong bức tranh ấy rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Sự xuất hiện của Anh Thơ trên thi đàn làm cho nền thơ ca Việt Nam có phần phong phú hơn. 2.3. Từ 1986 đến nay Đại hội Đảng VI (Tháng 12 năm 1986 tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện sâu sắc, trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội…. Thơ mới được nhìn nhận lại một cách tích cực, toàn diện nhất. Thơ mới đã đem được linh hồn, sức sống của dân tộc, sắc màu thiên nhiên tươi tắn và bản sắc văn hoá vùng miền, đồng thời có sự cách tân mạnh mẽ về nghệ thuật, thi pháp, quan điểm thẩm mĩ. Trong thời kì này, có nhiều nhận định đánh giá về Anh Thơ, Văn Tâm cho rằng: “Khi bước chân lên thi đàn, Anh Thơ là người có trình độ học vấn nhà 6 trường thấp nhất trong làng Thơ mới: Lớp ba. Nhưng tác giả Bức tranh quê khiến nhiều người ngạc nhiên…Tập thơ này cũng thuộc về lối thơ của người có học. Phải là người có học mới có thể đưa vào thơ cái cảnh: “ Chó lè lưỡi ngồi thừ nhìn cũi đóng/ Lợn trói nằm hồng hộc thở căng dây”[44, 189]. Tác giả khẳng định những nỗ lực hiếm có và tài năng nghệ thuật của nữ sĩ Anh Thơ. Nhận định về các nhà thơ trong phong trào Thơ mới 1932 – 1945, Phan Cự Đệ cho rằng“ Nếu đem Thơ mới hồi ấy gạn đục khơi trong, thì đây đó người ta cũng bắt gặp một vài nét trong sáng gần gũi với dân tộc (Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ) một lòng yêu cuộc sống” [10; 50,51]. Cái nét trong sáng, hồn hậu ấy trong thơ Anh Thơ cũng được rất nhiều nhà phê bình nghiên cứu văn học khẳng định ngay từ tập Bức tranh quê – tập thơ đầu tay, hay những sáng tác sau đó của nữ sĩ như : Hương Xuân, Đảo ngọc, Hoa dứa trắng, Theo cánh chim câu. Gần như đồng quan điểm với Phan Cự Đệ, Đỗ Quốc Tuý lí giải “Sở dĩ các nhà Thơ mới: Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ có được cái nhìn đằm thắm tươi duyên, cái hồn hậu, phác thực của tâm hồn Việt Nam chính là họ chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá dân gian nói chung và của ca dao nói riêng ” [49; 63]. Và thơ Anh Thơ ảnh hưởng rất sâu đậm phong vị của ca dao, dân ca, văn hóa dân gian truyền thống. Mỗi người cảm nhận thơ Anh Thơ ở những góc độ khác nhau, tầm nhìn khác nhau, lại tìm thấy thơ Anh Thơ có những nét riêng biệt độc đáo. Đỗ Lai Thuý cho rằng : “…Người ta có thể nhìn thế giới bằng - mắt - thời gian…người ta có thể hình thành cái nhìn nghệ thuật riêng biệt qua mối xung đột giữa văn hoá nông thôn và văn hoá thành thị trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ…” [48; 21,22]. Cái nhìn của tác giả Đỗ Lai Thúy ở đây là nhìn thơ Anh Thơ trong tương quan so sánh giữa văn hóa nông thôn và văn hóa thị thành với nhiều mối quan hệ riêng - chung phức tạp. Trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến, khi nhận định về Anh Thơ, Nguyễn Tấn Long cho rằng: “ Thoạt đầu khi Anh Thơ vừa góp mặt vào làng thơ với những bài thơ ghi lại nếp sống đồng quê, tả những cảnh thiên nhiên, những 7 sinh hoạt thôn dã, thì có người chỉ trích cho rằng hướng này không hợp với đường lối của lớp người trẻ đương thời. Tuy nhiên lập luận ấy, Anh Thơ vẫn xem thường và không thay đổi định hướng sáng tác của mình…”[30; 1295]. Nguyễn Tấn Long khẳng định và ngợi ca lập trường sáng tạo nghệ thuật kiên định của Anh Thơ, chính sự kiên định và niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật ấy đã đem đến cho Anh Thơ vị trí xứng đáng trên thi đàn. Anh Thơ nhìn cuộc đời với con mắt tươi non, thân thiện, gần gũi và đầy nữ tính. Cho nên, trong thơ Anh Thơ, bức tranh cuộc sống hiện lên có nét nhẹ nhàng, tươi vui, đầy nữ tính. Như vậy, ngay từ khi ra đời cho đến nay, thơ Anh Thơ được sự quan tâm chú ý của rất nhiều tầng lớp bạn đọc khác nhau. Từ đó, mỗi người lại nhìn nhận thơ Anh Thơ ở một phương diện khác nhau. Tất cả những góc nhìn, những cách hiểu ấy góp phần soi sáng, định hướng giúp chúng tôi có điều kiện làm rõ hơn những giá trị đặc sắc trong Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Tham khảo những bài nghiên cứu về thơ Anh Thơ của các tác giả có uy tín, luận văn hệ thống hóa hình tượng nghệ thuật thơ Anh Thơ nhằm nêu bật lên được quan điểm nghệ thuật và tư tưởng thẩm mĩ của nhà thơ. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là chỉnh thể nghệ thuật thơ Anh Thơ. 3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm các tập thơ của Anh Thơ sáng tác từ 1939 đến 2002: Bức tranh quê (1939), Xưa (in chung 1942), Hương xuân (in chung 1944), Kể truyện Vũ Lăng (Truyện thơ, 1957), Đảo ngọc (1963), Theo cánh chim câu (1965), Mùa xuân màu xanh (1974), Quê chồng (1977), Lệ sương (1997), Thơ Anh Thơ ( 2002 ). 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, chúng tôi vận dụng lí thuyết tiếp nhận hiện đại về Thi pháp học và Phong cách học, cũng như Ngôn ngữ học làm tiền đề kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu văn học để nghiên cứu đề tài này: 4.1. Phương pháp phân tích 8 Việc khám phá nghệ thuật thơ Anh Thơ là để tiếp cận với thế giới thơ, thế giới hình tượng và thế giới trữ tình. Vì thế, phương pháp phân tích văn học được vận dụng nghiên cứu chủ chốt. Với phương pháp nay, chúng tôi khai thác, phân tích, lí giải những hiện tượng nghệ thuật trong thơ Anh Thơ như cách thức vận dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh, vận dụng thể thơ, nhịp điệu câu thơ .Trên cơ sở ấy, chúng tôi dễ dàng phát hiện giá trị thẩm mĩ của những yếu tố này. 4.2. Phương pháp so sánh Để khám phá nghệ thuật thơ Anh Thơ, trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại. Nếu phương pháp so sánh lịch đại giúp chúng ta nhận rõ sự vận động và phát triển của nghệ thuật thơ, thấy được sự kế thừa và cách tân của các yếu tố nghệ thuật trong thơ Anh Thơ thì phương pháp đồng đại giúp chúng tôi nhận thức sâu sắc đặc diểm nổi bật của thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, tìm ra nét khu biệt trong thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. 4.3. Phương pháp hệ thống Sự nghiệp thơ ca của Anh Thơ là một cấu trúc hệ thống sống động, một chỉnh thể toàn vẹn. Do đó, trong quá trình triển khai luận văn, song song với phương pháp so sánh và phân tích, chúng tôi vận dụng phương pháp hệ thống để phân tích và giải mã các chi tiết, các cấp độ của yếu tố nghệ thuật và xem xét mối quan hệ của chúng trong cấu trúc của chỉnh thể nghệ thuật. Phương pháp này còn giúp chúng tôi có một cách nhìn đầy đủ chính xác về thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. 4.4. Phương pháp thống kê Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ là một chỉnh thể nghệ thuật. Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để xác định được hình tượng nghệ thuật đặc sắc và phát hiện những thủ pháp nghệ thuật thơ Anh Thơ, sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Đây là phương pháp cần thiết để chúng tôi khảo sát, thống kê, tìm hiểu tần số xuất hiện chi tiết, yếu tố từ ngữ, hình ảnh và đặc trưng thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. 9 5. Đóng góp của luận văn: 5.1 Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu được các nhà nghiên cứu quan tâm, luận văn góp phần tạo nên tiếng nói thống nhất khi đánh giá tư tưởng nghệ thuật và giá trị thẩm mĩ trong thơ Anh Thơ. Có thể nói, đây là lần đầu tiên thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn vẹn nhất. 5.2 Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. Nó là cơ sở, là phương pháp cần được tham khảo, vận dụng nghiên cứu thế giới nghệ thuật của những nhà thơ khác. 5.3 Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, luận văn góp phần xác định một cách chính xác hơn vị trí vai trò và những đóng góp to lớn của Anh Thơ đối với phong trào Thơ mới nói riêng và trong nền thi ca dân tộc Việt Nam nói chung. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận, luận văn gồm có ba chương chính sau: Chương 1:Thế giới nghệ thuật thơ và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ. Chương 2: Hình tượng không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật thơ Anh Thơ Chương 3: Phương thức nghệ thuật trong thơ Anh Thơ. 10 [...]... 2: HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ANH THƠ 2.1 Hình tượng không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là nơi người nghệ sĩ sáng tạo, xây dựng thành hình tượng nghệ thuật từ chất liệu hiện thực đời sống Tùy vào cảm quan và tài năng nghệ thuật, điểm nhìn nghệ thuật mà mỗi nghệ sĩ có thể tạo dựng... trúc thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Quan trọng nhất của thế giới nghệ thuậtthế giới hình tượng nghệ thuật Bởi vì, hình tượng nghệ thuật là yếu tố năng động nhất tạo nên thế giới nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật là bức tranh của cuộc sống vừa cụ thể, cảm tính vừa khái quát và có ý nghĩa thẩm mĩ Tính cụ thể, cảm tính, trực quan, sinh động của hình tượng nghệ thuật đã tạo nên những bức tranh đời...11 Chương 1: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ VÀ HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ ANH THƠ 1.1 Thế giới nghệ thuật thơ Trước tiên, thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật Tính chỉnh thể là sự tập hợp, tổng hợp các mặt, các yếu tố các bộ phận tạo thành Đó chính là sự thống nhất,... gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật chính là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống qua thế giới hình tượng nghệ thuật tác phẩm Nhưng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm không phải là sự bê nguyên sao chép 13 nghệ thuật đời sống một cách trần trụi, nó thống nhất chứ không hề đồng nhất với nghệ thuật hiện thực đời sống Hơn... các yếu tố trong thế giới nghệ thuật chi phối lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau, vì vậy khi một yếu tố thay đổi có thể kéo theo sự thay đổi hàng loạt các yếu tố khác Như vậy một tác phẩm nghệ thuật đích thực, có giá trị lớn là một cấu trúc đa thanh, đa giọng, một thế giới nghệ thuật sinh động, một sinh mệnh đời sống trong mối quan hệ nhiều chiều Bên cạnh đó, thế giới nghệ thuậtthế giới riêng tạo ra... riêng tạo ra từ các nguyên tắc và tư tưởng nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là sản phẩm của kết hợp hài hoà, sự xuyên thấm giữa yếu tố khách quan của bức tranh hiện thực đời sống bên ngoài với yếu tố chủ quan sáng tạo, độc đáo của người nghệ sĩ theo nguyên tắc nhất định nào đó về tư tưởng và nghệ 12 thuật Tuy nhiên Thế giới nghệ thuật bao giờ cũng khác với thế giới thực tại để không hoà tan vào thực tại…sự... đầu tiên của Anh Thơ đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy Theo nữ sĩ, tập thơ là tất cả vốn liếng tuổi thơ của mình Dù viết vội vàng, chưa nắm kỹ thuật nhưng bà đã viết nó bằng xúc cảm trung thực, hồn nhiên như cảnh vật nơi mình đã sống Cùng với cuộc đời nữ sĩ Anh Thơ, chúng ta cùng tìm hiểu về quan niệm nghệ thuật thơ Anh Thơ Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là quan niệm nghệ thuật ? Và trải... dưới thời phong kiến’’,[52, 157 ] nữ sĩ Anh Thơ đã yêu thơ như yêu một lẽ sống ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình Theo Anh Thơ, thơ phải gần gũi mộc mạc, không nên để cho người đọc khó hiểu, phải suy luận Thơ chủ yếu là gợi, gợi cảnh, gợi tình Thơ hay là những gì tinh túy nhất trong tâm hồn Xuất phát từ quan niệm nghệ thuật như vậy, Anh Thơ đã viết nên những vần thơ mộc mạc, chân chất đến lạ thường, thấm... bao nhiêu thế kỉ đến nay, có biết bao nhiêu định nghĩa về thơ, nhưng chưa có định nghĩa nào thuyêt phục được người làm thơ Mỗi nhà thơ lại có một quan niệm riêng của mình về thơ Và nói như Tiến sĩ Nguyễn Quốc Khánh: “Chỉ khi nào quan niệm về thơ hóa thân thành những câu thơ, bài thơ có giá trị thẩm mĩ thì khi ấy quan niệm thơ mới trở thành yếu tố thi pháp thơ [ 24, 23] Anh Thơ có cuộc đời thơ và sự... là tiếp cận nó trong chỉnh thể nghệ thuật Cũng chỉ trong chỉnh thể nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm mới biểu hiện một cách đầy đủ nhất, rõ nét nhất Và ở đấy nội dung và hình thức vừa có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa thể hiện quy luật của chỉnh thể tác phẩm, chỉnh thể nghệ thuật, vừa thể hiện được cấu trúc nội tại của thế giới nghệ thuật tác phẩm Chỉnh thể nghệ thuật là một cấu trúc đa tầng, . của thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, tìm ra nét khu biệt trong thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. 4.3. Phương pháp hệ thống Sự nghiệp thơ ca của Anh Thơ. đầy đủ chính xác về thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. 4.4. Phương pháp thống kê Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ là một chỉnh thể nghệ thuật. Chúng tôi

Ngày đăng: 11/04/2013, 08:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan