Không gian kháng chiến qua hình ảnh rừng núi chiến khu,

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 36 - 42)

6. Bố cục luận văn

2.1.2 Không gian kháng chiến qua hình ảnh rừng núi chiến khu,

Cùng với không gian làng quê gắn với sinh hoạt cộng đồng, thơ Anh Thơ còn hiện lên không gian kháng chiến qua hình ảnh rừng núi, chiến khu, con đường, cánh đồng… Trong thơ nữ sĩ, chúng ta theo dấu chân người lính trong những năm tháng chiến tranh ta thấy hiện lên những cảnh, những khoảnh khắc đầy kỉ niệm về một thời máu lửa oai hùng gắn liền với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc:

Rừng lam vừa ngớt mưa chiều Tôi đi gặp chị lưng đèo bước mau

Nắng đồng bằng thắm áo nâu

Khăn vuông che mắt bồ câu dịu dàng ……….

Gió nâng tiếng hát lên đèo

Cả rừng hoa nở bay theo dáng người

( Chị cán bộ kháng chiến, Bắc Sơn -1947 ) Không gian rừng núi chiến khu hùng vĩ làm nền cho cô cán bộ kháng chiến xuất hiện. Hình ảnh người nữ cán bộ kháng chiến hiện lên thật đẹp, chị gắn liền với hình ảnh nhà sàn, bếp lửa, với dao cài sáng ánh trăng khuya, với bản sương giăng, núi rừng trùng trùng điệp điệp, với những người thương binh trong những đêm rừng sốt sét…, Chị là bông hoa tươi thắm của đồng bào, chiến sĩ giữa núi rừng đại ngàn, non xanh bất tận.

Cùng với hình ảnh chị cán bộ kháng chiến, những cô gái Bắc Sơn hiện lên giữa bản làng, rừng núi với vẻ đẹp giản dị lạ thường:

Khi đêm bếp lửa chập chờn

Nhịp nhàng chày dã gạo còn tới khuya Đêm rừng cây lá thì thầm

Lắng nghe chị hát đôi khi, dịu hiền

( Cô gái Bắc Sơn)

Không gian núi rừng mở rộng theo từng bước chân cô gái đến bản làng, nương rẫy, trong những đêm hoạt động du kích đánh địch, trong nhưng đêm dã gạo ở bản làng. Không gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ cũng thường có sự biến đổi chứ không tĩnh tại, cố định, chết cứng. Không gian rộng/ hẹp, ngắn / dài, cao/thấp… chuyển động, biến đổi theo bước chân hành quân của người chiến sĩ vượt núi băng rừng, hoặc trải dài trên con đường hành quân ra trận mạc.

Những tháng ngày chống Mĩ ác liệt, thanh niên nam nữ nhận thức về sự lên đường đầy ý nghĩa, đầy tinh thần, trách nhiệm. Họ đi vào cuộc chiến như đi giữa mùa xuân với niềm hăng say và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ở đây, không gian nghệ thuật cũng mở dần ra theo đoàn xe ra trận của

người lính, những hình ảnh thực về những con đường ra trận nhưng cũng đầy chất lãng mạn:

Đêm nay nằm trong xe Ghập ghềnh đường khu bốn Gió cũng ghập ghềnh cuồn cuộn Trôi cùng dòng xe

(Xuân hỏa tuyến)

Đường khu bốn gập ghềnh, gió cuốn vừa là hình ảnh thực vừa lãng mạn. Năm 1968, đất Quảng Bình, Quảng Trị là nơi tuyến lửa, khúc ruột của miền Trung bị địch đánh phá rất man rợ. Những đoàn xe từ Bắc vào để chi viện người và của cho các chiến trường, cho miền Nam ruột thịt như dòng sông ào ạt cuộn chảy băng qua mưa bom bão đạn xối xả của kẻ thù.

Ngược dòng về với núi rừng miền Tây Bắc -Thanh Hóa, Anh Thơ dẫn dắt ta đến với địa danh Cổ Lũng ngăn cách suối Chiềng Vàng. Nơi từng là chiến khu cách mạng, có nương sắn Cộng Sản. Hình ảnh không gian núi rừng miền Tây Thanh Hóa được tái hiện lên thật sinh động, hùng vĩ:

Một con chim thức Hai con chim thức Pha Hang bừng giấc Mây ngừng lưng nương Nghe ai hô giòn

Hai…một !

Hai …một ! ……….

( Buổi sáng Cổ Lũng )

Âm thanh tiếng chim làm bừng sáng cả núi rừng Cổ Lũng, báo thức mọi người rục rịch dậy trong sương. Không gian nơi đây còn hiện lên với bao hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp: mặt trời xuyên qua tán cây rừng, làn sương sớm, đèo

dốc chênh vênh đầy huyền bí, suối hát xa vọng về, tiếng nhạc rừng thánh thót… Tất cả đều tô vẽ lên không gian núi rừng – chiến khu hùng vĩ, lãng mạn, trữ tình.

Bên cạnh không gian rừng núi, chiến khu, trong thơ Anh Thơ, không gian kháng chiến còn gắn với hình ảnh con đường, đồng quê, làng quê, vùng hải đảo…, hiện lên đầy nóng bỏng, đẫm hiện thực:

Bốn bề ngập lửa khói Súng giặc đang tiến công Đường mưa trơn bước lội Giữa đoàn người sang sông ……….. Thôi con đi, trả thù

( Giữa đường )

Không gian gắn liền với hình ảnh đường mưa trơn lầy lội, từng đoàn xe ra hỏa tuyến, đoàn người sang sông…, và vang vọng lên từ không gian ấy chính là tiếng sung giặc. Người con từ dã quê hương xóm làng lên đường ra trận tuyến. Cùng với hình ảnh đoàn quân lên đường ra trận, không gian cũng trải dài trên những cánh đồng quê trong những trận càn quét của địch. Họ vừa gặt lúa vừa chiến đấu để bảo vệ mùa màng, bảo vệ sản xuất:

Yêu thương lúa bao ngày ta giữ lúa Như giữ cầu, giữ máy, giữ quê ta Dù có trăm nghìn tấn bom giặc đổ Lúa vẫn còn lòng gạo trắng như hoa

( Theo trăng )

Họ hăng hái thi đua sản xuất giỏi, đánh giặc giỏi, là những con người đảm đang, anh dũng, sống chan hòa nhân ái giữa đồng chí, đồng bào. Bài thơ Theo

trăng hiện lên hình ảnh thực về nông thôn miền Bắc gặt lúa đêm trăng trong

Không gian kháng chiến trải dài theo bước chân của người lính từ rừng núi – chiến khu đến vùng trời biển xa xôi. Không gian ấy làm nền cho ngư dân xuất hiện đột ngột khỏe khoắn:

…Có o tiếc sung đưa nam giới

Miệng mím tay xăn càng xốc tới - “Mẻ cá này đánh Mĩ, chị em ơi !

Ta góp chiến công giữa biển giữa trời ………

Một túi cá, tôm lòe ngũ sắc

( Kéo rùng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, 5 - 1966) Không gian trải dài theo tiếng hát của nhân vật trữ tình, hát về sông Cầu, sông Đuống, sông Thương, về đỉnh núi Thiên Thai, về đồi dẻ Nhã Nam, về Hiệp Hòa cát trắng, hát về người pháo thủ bảo vệ biển trời. Tiếng hát vang theo từng nhịp sống, nhịp kéo rùng của ngư dân Thanh Hóa, họ thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, lạc quan cách mạng.

Chúng ta cùng trở về địa danh Hàm Rồng – Thanh Hóa, nơi diễn ra trận chiến đấu oanh liệt của không quân Việt Nam đánh kẻ thù:

Tôi đang đọc bức thư anh phi công Gửi cô điện thoại viên trẻ tuổi Hình ảnh cô trong lửa bom giữ dội Vẫn giữ tổng đài xúc động lòng tôi Hai chúng ta dưới đất trên trời Không cùng hẹn mà cùng thắng Mỹ ………..

Cô có cần viết gì đâu nữa nhỉ Không gian đang trải bức thư tình

( Không gian đang trải bức thư tình, Hàm Rồng 6 – 1965 ) Trong kháng chiến chống Mỹ, Cầu Hàm Rồng – Thanh Hóa, nơi diễn ra trận chiến không quân ác liệt của bộ đội ta và địch. Trên bầu trời Tổ quốc yêu

thương, chiến công ấy đã trở thành huyền thoại của phi công Việt Nam. Không gian ấy đang trải bức thư tình tuyệt đẹp giữa người lính phi công và cô thông tin liên lạc. Cả hai đều hiện lên thật đẹp: một người giữ cho vùng biển trời bình yên, cho cánh đồng lúa em xanh…, còn cô gái thì giữ thông tin luôn thông suốt. Chiến công vang dội của phi công năm ấy hát vang khúc quân hành chiến thắng cùng chiến thắng trên sông Mã, sông Thao, cùng nước non ngàn dặm.

Ngược dòng từ biển trời Tổ quốc, Anh Thơ dẫn dắt ta đến với không gian nhà ga – xe lửa Minh Khôi, nơi diễn ra cuộc chiến ác liệt bảo vệ huyết mạch của Tổ quốc, con đường Bắc – Nam chiến lược:

Đây, tổ săn máy bay Minh Khôi Với bảy khẩu sung, bảy con người Một buổi xung phong nhận nhiệm vụ Vào tổ cùng nhau săn giặc trời. ……… Bao giờ gãy cánh rơi giữa làng Cho hả bà con xem tận mắt

(Tổ săn máy bay Minh Khôi ) Từ những ngày đầu cuộc kháng chiến, bộ đội pháo phòng không ga Minh Khôi ngày đêm trực chiến, lập nên nhiều chiến công vang dội. Bất chấp mưa bom bão đạn kẻ thù, con đường huyết mạch vẫn được đảm bảo thông suốt. Hai bên bờ đường ga, hàng dừa, hàng cau, cuộc sống vẫn tốt tươi.

Trong kháng chiến, ngược dòng từ Châu Mai, Châu Mộc, từ vùng đất trời miền Bắc, miền Trung, nữ sĩ Anh Thơ dẫn dắt ta vào không gian biển trời, cuộc sống của đồng bào Nam Bộ với sông Ô Chang, với kênh Xắc Cò, với rừng U Minh, với bãi dừa Côn Đảo, địa đạo Củ Chi, bến Ninh Kiều…Mỗi bước không gian trải dài gắn liền với dòng lịch sử kháng chiến của dân tộc:

…Bến Ninh Kiều chói đèn pha

Đưa hàng lên bến không nhòa bóng đêm Chia tay, đã tỏ mặt nhìn

Cô lên đường sáng, chợ đêm ồn ào

( Xuồng đêm, Cần Thơ – 1976 ) Bến Ninh Kiều – Cần Thơ, bến sông tấp nập, gắn với hoạt động của con người trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Cảnh sông nước miền Tây gắn kết lồng dệt lên bao câu chuyện: về đứa em học tập, người anh lên đường nhập ngũ, cô gái ở lại chăm mẹ già…, một bức tranh cuộc sống, kháng chiến sinh động của đồng bào miền Nam ruột thịt.

Như vậy, thơ Anh Thơ đã tái hiện không gian kháng chiến rộng lớn . Mỗi không gian gắn liền với một chặng đường thơ của nữ sĩ Anh Thơ. Trước Cách mạng tháng Tám – 1945, Anh Thơ say mê dẫn dắt bạn đọc đến với không gian làng cảnh với mướp cái hoa vàng, với hoa xoan, mưa bụi…, trong bức tranh tứ bình êm nhẹ, tươi sáng. Sau Cách mạng tháng Tám – 1945, không gian mở rộng dần theo bước chân của nữ sĩ từ Bắc vào Nam, từ vùng biển, vùng trời đến trung du miền núi…, Đó là không gian sinh hoạt gắn liền với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, Anh Thơ đan cài lồng dệt nhiều không gian: nông trường, ruộng đồng, làng quê bị tàn phá trơ trụi, đó là không gian chiến khu, hào công sự…, để tạo nên một bức tranh cuộc sống – kháng chiến đa chiều, nóng bỏng, đầy hiện thực. Như vậy, trong kháng chiến, hành trang thơ Anh Thơ đồng hành với hành trang của người chiến sĩ cộng sản. Với việc sử dụng thể thơ tự do, thơ bảy chữ, thơ năm chữ, Anh Thơ đã phản ánh bức tranh cuộc sống, kháng chiến thật nóng hổi, sinh động, giàu xúc cảm. Nó góp phần quan trọng tạo nên diện mạo thơ Anh Thơ trong nền văn học cách mạng của dân tộc.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w