6. Bố cục luận văn
3.2.2 Ngôn ngữ mang tính cộng đồng
Thơ nữ sĩ gắn liền với những chặng đường lịch sử của dân tộc, những làng quê thanh bình hay những vùng biên giới, rừng núi hải đảo mà nữ sĩ đã từng cùng đồng bào chiến sĩ trải qua trong những ngày lao động chiến đấu gian khổ đượm mùi khói lửa chiến tranh sau cách mạng tháng Tám, Anh Thơ tham gia Việt Minh trong những ngày đầu kháng chiến, làm công tác dân vận, làm thanh niên xung phong rồi phụ trách hội phụ nữ, và đặc biệt là công tác văn nghệ tư tưởng quần chúng trong kháng chiến, rồi làm thư kí, ủy viên hội nhà văn...Cho nên ít nhiều nữ sĩ cũng có những kỉ niệm sâu sắc với những con người, vùng miền Tổ quốc mà mình đã trải qua.
Chất liệu ngôn ngữ trong thơ Anh Thơ mang tính cộng đồng thể hiện trong các bài thơ viết về đề tài phong tục, phản ánh các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Việt. Lễ hội, sinh hoạt cộng đồng trong thơ Anh Thơ mang những nét đặc trưng riêng. Mùa xuân có mưa xoan hoa bụi, có tràng pháo chuột, có cây nêu: “ Trước cổng làng chòm nêu vừa thức gió/ Bụi mưa phùn đã đổ
xuống sân vôi/ Tràng pháo chuột đua nhau đì đạch nổ/ Xác giấy hồng bắn cả cánh hoa rơi…( Ngày tết ). Những hình ảnh mưa bụi, hoa xoan, tràng pháo cùng
không khí ấm áp làm nổi bật bức tranh xuân tươi vui, tràn đấy sức sống. Bức tranh ngày tết thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa cổ truyền ngườiViệt.
Chất liệu ngôn ngữ mang tính cộng đồng, sử thi trong thơ Anh Thơ còn được thể hiện trong mảng đề tài phản ánh về chiến tranh, cách mạng. Chính chất
liệu ngôn ngữ thơ nữ sĩ mang hơi thở của núi rừng – chiến khu, mỗi bản làng, vùng miền mà người chiến sĩ – nữ sĩ từng đi qua, từng gắn bó với con người cuộc sống, chiến đấu của nơi này. Các bài thơ Tiếng chim tu hú, Đàn bầu, Sang
thu, Gửi má miền Nam, Bài thơ tình qua cà Mau, Ngõ cũ em về, Ngõ chợ Khâm Thiên, hay chuyện thơ Kể chuyện Vũ Lăng… tất cả đều thể hiện tính cộng đồng
rõ nét.
Ngôn ngữ mang tính cộng đồng là ngôn ngữ thể hiện đặc điểm chung của cộng đồng về lời ăn tiếng nói, về tâm lí xã hội, quan niệm đạo đức truyền thống, phong tục tập quán ...Ngôn ngữ cộng đồng ở đây ta xét trong mối quan hệ giữa công dân với cộng đồng dân tộc trong kháng chiến. Đó là ngôn ngữ biểu hiện của lòng yêu nước, của ý thức công dân với cộng đồng, dân tộc. Trong thơ Anh Thơ, ngôn ngữ của những cô gái dám hi sinh tuổi thanh xuân của mình, gác lại tình cảm gia đình, tình cảm riêng tư, lên đường làm nhiệm vụ cách mạng: “
Mười năm trong khói lửa/ Má con dù nhạt hồng/ Nhưng biết bao nhiêu em gái/ Đẹp lên mùa vải chín ven sông”( Tiếng chim tu hú ). Họ ra chiến trường, bỏ lại
sau lưng hình bóng quê nhà với bao kỉ niệm, khắc khoải mong chờ ngày sum họp. Sự cống hiến hi sinh thầm lặng tuổi thanh xuân của các em gái làm đẹp thêm mùa vải chín ven sông, làm đẹp hơn cho quê hương đất nước.
Trong bức thư gửi một người em nơi tuyến lửa, cũng tiếp nối truyền thống yêu nước hào hùng ấy, người chị hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp về một thời gia đình sum họp, dưới hình thức một bức thư gửi em nơi tuyến lửa nhưng cũng là lời nhắn nhủ cùng em: chị sẽ đi chiến đấu, hẹn em ngày chiến thắng trở về:
Cửa phòng tạm khép Chị lại ra đi
Để cùng em chiến đấu “Ngày về”
( Ngày về )
Họ ước mơ về cuộc đời độc lập, đất nước thanh bình. Cho nên, họ tạm gác cuộc đời riêng để phụng sự cho Tổ quốc. Ngôn ngữ ấy còn biểu hiện qua bài thơ
Nổ....Tất cả các nhân vật đều thể hiện được cái tôi công dân đầy tinh thần trách
nhiệm với cộng đồng.
Như vậy, thơ Anh Thơ thể hiện ngôn ngữ rất đa dạng phong phú, nhưng chủ yếu tập trung ở chất liệu ngôn ngữ mang tính dân gian bình dị và chất liệu ngôn ngữ mang tính cộng đồng trong mối quan hệ với trách nhiệm chung của công dân đôi với cộng đồng, dân tộc. Xuất phát từ lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, lòng đam mê thơ ca, nghệ thuật, đồng hành tạo nên trong ngôn ngữ thơ Anh Thơ cái chất dân gian, bình dị, tiếng nói chung thống thiết. Điều ấy góp phần to lớn tạo nên chất liệu riêng phong phú trong thơ nữ sĩ, vừa thiên nhiên – phong tục vừa nóng bỏng hiện thực của một thời đại lịch sử hào hùng, ngợi ca lí tưởng cách mạng, ca ngợi Đảng và Bác Hồ kính yêu.