Đề tài về : Thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải
Trang 11
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
NGÔ HỒNG HIỆP
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI
Chuyên ngành : Văn học Việt nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS PHÙNG QUÝ NHÂM
Thành phố Hồ Chí Minh -2007
Trang 22
MỞ ĐẦU
1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1 “Nhắc đến tên thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải nhiều người không khỏi cảm
thấy xa xôi như nhắc đến một con người của thế kỷ trước ” Đó là nhận xét của tác giả cuốn “Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải” ở “Lời nói đầu” do nhà xuất bản Văn
học ấn hành năm 1984, một năm sau khi nhà thơ qua đời Điều đó cho thấy trong suốt một thời gian dài, tên tuổi và sự nghiệp thơ văn của Á Nam dường như bị lãng quên Hơn hai mươi năm nữa trôi qua, nhân loại đã bước sang thế kỷ mới và cái tên Trần Tuấn Khải dần trở lên gần gũi hơn nhờ thơ văn của ông được đưa vào giảng dạy ở các cấp học đại học và phổ thông Tuy nhiên, việc nghiên cứu và xuất bản thơ văn Á Nam vẫn còn quá ít ỏi, chưa xứng đáng với tầm vóc của một thi gia lớn buổi giao thời văn học từ trung đại sang hiện đại, người đã cùng Tản Đà tạo nên cái gạch nối sang Thơ mới, người với những bài thơ tràn đầy tâm huyết yêu nước được diễn đạt dưới hình thức dân gian - một thời đông đảo quần chúng yêu mến Bởi vậy, nghiên cứu thơ ca Á Nam Trần Tuấn Khải để góp phần xác định vị trí vốn có của một nhà thơ thuộc thế hệ đầu tiên sáng tác bằng chữ quốc ngữ là việc làm cần thiết
1.2 Thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải cần được nhìn nhận như
một chỉnh thể với những quy luật vận động nội tại Đã có một thời trong nghiên cứu văn học của chúng ta tồn tại tình trạng tách rời hai phạm trù nội dung và hình thức, hoặc chỉ tập trung xem xét văn học như một hiện tượng xã hội, lịch sử Để khắc phục, phương pháp luận nghiên cứu văn học đòi hỏi phải đi vào thế giới nghệ thuật của một nhà thơ, nhà văn như đi vào một cấu trúc lôgic của một tổ chức bên trong,
có sự thống nhất biện chứng, hài hòa giữa nội dung và hình thức Đây chính là hướng tiếp cận nghiên cứu của luận văn đối với thơ ca Á Nam
1.3 Nghiên cứu một tác gia văn học không chỉ dừng lại ở việc xác định vị trí
cá nhân của tác gia ấy Mỗi một nhà văn, nhà thơ đều thuộc về một giai đoạn lịch sử nhất định Bởi vậy nghiên cứu tác gia văn học còn có ý nghĩa không nhỏ về mặt lịch
sử văn học Khám phá thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải vì thế sẽ góp
Trang 33
phần giúp cho việc hình dung diện mạo thơ Việt Nam buổi giao thời, giai đoạn khởi đầu đầy ý nghĩa trên bước đường hiện đại hóa nền văn học dân tộc
1.4 Trong chương trình của bộ môn Văn học Việt Nam ở Đại học Sư phạm
vài chục năm trở lại đây, thơ văn Trần Tuấn Khải đã được đưa vào giảng dạy Trần
Tuấn Khải cũng được giới thiệu ở lớp 8 trung học cơ sở với bài thơ “Hai chữ nước nhà” Chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải”, chúng tôi
muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu, đánh giá một tác gia được dạy trong nhà trường
Qua đề tài này với tư cách cá nhân, chúng tôi mong muốn sẽ tích lũy được nhiều hơn tri thức khoa học và phương pháp nghiên cứu để phục vụ cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu sau này
2 Lịch sử vấn đề
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894, mất năm 1983, cuộc đời trải qua nhiều chế độ Đời thơ Á Nam dài hơn 70 năm với nhiều biến cố, thăng trầm Phần có giá trị nhất của thơ ông, cũng là phần được nhiều người biết đến là những sáng tác được
in vào những năm hai mươi, ba mươi của thế kỷ XX Như trên đã nói, Á Nam là tác giả ít được nghiên cứu Những ý kiến, nhận định về thơ ca Á Nam thường tản mạn, rải rác đó đây trong các công trình nghiên cứu không phải dành riêng cho ông Chúng tôi xin điểm lại những nhận định cơ bản về thơ ca Á Nam qua mấy mốc sau:
2.1 Những ý kiến nhận định trước 1954
2.1.1 Một số ý kiến trên các báo, tạp chí đương thời
- Tạp chí “Nam Phong” tháng 5/1921 đăng bài khen tập “Duyên nợ phù sinh”, khen các bài thơ “Tiễn chân anh Khóa xuống tàu, “Gánh nước đêm” là “lời giản dị
mà ý tứ sâu xa.” [10, tr.16]
- Báo “Trung Bắc tân văn” số 1282 đăng bài của Hoàng Ngọc Phách khen cuốn
“Duyên nợ phù sinh” là “lời lẽ thanh thoát, ý tứ dồi dào, cảm hoài những việc vẩn
vơ mà cao thượng” [10, tr.16]
2.1.2 Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu” nhận xét khách
quan về Trần Tuấn Khải: “Nguồn thi hứng của ông thường là cái cảm tình đối với
Trang 44
non sông đất nước nên ông thường mượn đề mục ở lịch sử , mượn cảnh ngộ anh Khóa để tả thân thế và hoài bão của mình” [21, tr 430]
2.1.3 Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” đã dành 12 trang nhận định về
Trần Tuấn Khải Tác giả cho rằng: Á Nam là nhà thơ giàu tình cảm, ông “bao giờ cũng lấy cảnh đời làm đầu đề” và thi ca của ông “là thứ thi ca đầy những ý tưởng luân lý” [57, tr 391 – 398] Về phương diện nghệ thuật, Vũ Ngọc Phan khẳng định: Thành công nhất của Á Nam là những bài hát theo lối dân gian “Về loại này, Nguyễn Khắc Hiếu cũng phải thua ông ” [57, tr.391]; “những bài ca có tiếng của ông là những bài mà những tay thợ thơ không tạo ra được” [57, tr 398]
2.2 Những ý kiến nhận định sau 1954 ở miền Nam, vùng Mỹ ngụy kiểm soát
2.2.1 Phạm Thế Ngũ trong “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” cho rằng
thơ Á Nam có ba khuynh hướng: Khuynh hướng đạo lý, khuynh hướng thời thế và
khuynh hướng mà tác giả gọi là “giọng buồn thế hệ” [49, tr 102] Tác giả nhận xét
“Á Nam Trần Tuấn Khải có tình của một trí sĩ và ngọn bút của một thi ông” [49, tr 403]; “Thơ ông đã gây được nhiều tiếng vang trong lòng người đương thời, nhất là những bài giọng thời thế như: “Tiễn chân anh Khóa xuống tàu”, “Gánh nước đêm”, ”[49, tr 403]
2.2.2 Uyên Thao trong cuốn “Thơ Việt Nam hiện đại” đã đề cập đến Á Nam
rải rác trong một số trang của công trình Theo tác giả, thơ giai đoạn 1900 - 1930 có
ba dòng chính: Thơ hiếu hỉ, thơ tranh đấu, thơ chính thống Ở dòng thơ chính thống (được hiểu là văn học công khai), Uyên Thao chia ra hai khuynh hướng: Khuynh hướng thời thế tiêu biểu là Tản Đà, Á Nam; khuynh hướng lãng mạn tiêu biểu là
Đông Hồ, Tương Phố Về Á Nam, tác giả viết: “Á Nam kín đáo gói ghém những tình cảm yêu nước thương nòi với việc gây dựng lại tinh thần đạo lí” [67, tr 211]; Á Nam là “một thi gia vững chãi trong việc sử dụng ngòi bút” [67, tr 217]; biệt tài của Á Nam là ở “lối thơ ca Việt: lục bát, hát nói, hát xẩm” [67, tr 219]
2.3 Những ý kiến, nhận định về thơ Trần Tuấn Khải ở miền Bắc sau 1954
và cả nước sau 1975
2.3.1 Trong cuốn “Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam” tập 4b (Nguyễn Đình
Trang 55
Chú, Lê Trí Viễn – NXB Giáo dục – 1965), khi nói đến loại hình thơ của văn học hợp pháp đã đề cập đến Trần Tuấn Khải và các nhà thơ khác như Đông Hồ, Đoàn Như Khuê, Tản Đà Nhận xét về những đóng góp của các nhà thơ này ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong sáng tác, các tác giả giáo trình viết:
“Do ảnh hưởng của các phong trào dân tộc vang dội vào văn học hợp pháp, một nội dung chủ yếu của thơ ca bấy giờ là yêu nước Nhưng vì bản chất yếu hèn của con người tư sản, bản chất yếu của ý thức tư sản, tính chất nửa vời, không triệt để
có khi không đường lối của các phong trào dân tộc theo xu hướng tư sản đương thời nên đó cũng chỉ là thứ yêu nước mơ hồ, xa xôi, bóng gió Thứ yêu nước đó không đủ thúc giục người đọc tiến lên hành động, nhưng vẫn có khả năng nhắc nhở những tâm hồn tiểu tư sản không được làm ngơ với Tổ quốc ” [7, tr 101]
“ Sự vận dụng sáng tạo các hình thức dân ca có kết quả, tiết tấu, âm điệu trong thơ ca của họ, tính chất phóng túng trong hình thức, phong vị ngọt ngào, đậm đà của ngôn ngữ dân tộc, tất cả còn là những bài học đáng quí” [7, tr 102]
2.3.2 Trong “Hợp tuyển văn thơ Việt Nam” tập IV (NXB Văn hóa - 1963),
trước khi trích thơ Trần Tuấn Khải, các tác giả hợp tuyển có phần tiểu dẫn về nhà
thơ Tiểu dẫn có viết: “Nhờ ảnh hưởng của phong trào yêu nước một vài sáng tác đầu tiên của Trần Tuấn Khải có tính chiến đấu và có giọng ưu ái chân thành Nhưng dần dần thơ ca Trần Tuấn Khải mang nặng tư tưởng bi quan, thất bại và khoảng từ
1927 về sau, con người Trần Tuấn Khải trở nên không lành mạnh nên thơ ca cũng biến chất Về nghệ thuật, Trần Tuấn Khải dựa trên cơ sở dân ca, sáng tạo ra một số
âm điệu trong thơ ca.” [53, tr.757]
Phần thơ Á Nam được trích trong hợp tuyển gồm các bài “Hai chữ nước nhà”,
“Gánh nước đêm”, “Tiễn chân anh Khóa xuống tàu”, “Mong anh Khóa”,
2.3.3 Cuốn “Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại” (Bùi Văn Nguyên, Hà
Minh Đức – NXB Khoa học XH – 1971) là công trình chủ yếu đi sâu nghiên cứu hình thức thơ ca Việt Nam Nói về sự phát triển của hình thức thơ ca những năm đầu
thế kỷ, các tác giả nhấn mạnh: Á Nam và Tản Đà là hai thi sĩ “đã thoát khỏi sự ràng buộc chật hẹp của thể thơ Đường luật mà tìm về với nhiều thể thơ và hình thức diễn
Trang 66
đạt của thơ ca dân tộc.” [51, tr 106]
2.3.4 Báo nhân dân số ra ngày 3/4/1983 đăng bài “Tác giả những bài hát
anh Khóa” của Lữ Huy Nguyên Bài viết đề cập đến, tuy rất ngắn gọn, quan điểm
nghệ thuật của Á Nam và khẳng định sự sáng tạo của ông trong việc sử dụng nhiều
thể thơ ca và nội dung thơ văn, thể hiện “tính chiến đấu, bồn chồn, day dứt, thương
nước, thương dân.”
Kết luận bài báo, tác giả viết: “Các sáng tác khác nhau về hình thức biểu hiện
nhưng chung một giọng điệu yêu nước thương nòi đã làm cho thơ văn Trần Tuấn
Khải đứng hẳn về dòng thơ văn yêu nước đầu thế kỷ XX Từ sau những năm ba
mươi, thơ văn của thi sĩ nhuốm mùi bi lụy, cái quí là vẫn giữ được phẩm giá trong
sạch của một nhân cách và một ngòi bút có bản sắc”
2.3.5 Nguyễn Phương Chi trong mục viết về Trần Tuấn Khải của “Từ điển văn
học” (NXB Khoa học xã hội - 1984) cũng đã nêu bật nội dung yêu nước và những
thành công trong việc vận dụng các thể thơ thuần túy dân tộc của thi sĩ Tác giả còn
khẳng định: “Á Nam là một trong những dấu nối giữa thơ ca cổ điển và thơ ca hiện
đại.” [54, tr 438]
2.3.6 Cũng trong năm 1984, NXB Văn học ấn hành cuốn “Thơ ca Á Nam Trần
Tuấn Khải” do Lữ Huy Nguyên sưu tầm, tuyển chọn Có thể nói sau nhiều thập kỷ,
lúc này đông đảo độc giả mới có được trong tay phần sáng tác quan trọng của Á
Nam “Lời nói đầu” của cuốn sách gồm những ý kiến nhận định tổng quát về sự
nghiệp thơ văn Á Nam Phần giới thiệu là tiểu luận “Đọc thơ Á Nam Trần Tuấn
Khải” của nhà thơ Xuân Diệu, dài 47 trang Đây là bài nghiên cứu đầu tiên có hệ
thống và tương đối sâu sắc về thơ ca Á Nam Bằng sự cảm thụ tinh tế của một nhà
thơ kiêm nhà phê bình có tài, Xuân Diệu đã đề cập đến ba vấn đề cơ bản sau:
- Á Nam Trần Tuấn Khải là nhà thơ sáng tác chủ yếu vào những năm đầu thế kỷ
XX, dưới “những rung động đầu tiên của chủ nghĩa lãng mạn ở Việt Nam” [10, tr 25] cho nên “thế tất phải ôm mang chủ nghĩa lãng mạn” nhưng “vì là những
rung động đầu tiên của chủ nghĩa lãng mạn, cho nên chưa đi sâu” [10, tr 26]
Để chứng minh, Xuân Diệu đã phân tích, chỉ ra những biểu hiện của chủ nghĩa lãng
Trang 77
mạn trong thơ ca Á Nam
- Một số thành công của Á Nam trong việc vận dụng các thể thơ dân gian, dân
tộc Xuân Diệu đặc biệt chú ý đến những bài đặt dưới nhan đề “Câu hát vặt” và
tuyển chọn một số bài ca dao mà tác giả cho là đặc sắc
- Nhấn mạnh và phân tích nội dung yêu nước trong thơ Á Nam ở một số bài
tiêu biểu: "Nỗi chị khuyên em”, “Bà Trưng tế chồng”, “Trường thán thi”, “Hai chữ nước nhà”,
Tiểu luận của Xuân Diệu cho người đọc thấy phần nào một gương mặt thi ca
thuộc “Thế hệ đầu tiên sáng tác bằng chữ quốc ngữ trước khi có Đảng”
2.3.7 Báo Văn nghệ số ra ngày 23/8/1987 đăng bài “Nghĩ từ ca dao của một
nhà nho” của Vũ Ngọc Duật Bài báo nêu bật tính chất “bình dân” và “dấu ấn riêng” của Á Nam Trần Tuấn Khải trong mảng sáng tác này
2.3.8 Cuối năm 1987, Vũ Văn Ký bảo vệ luận văn Cao học tại khoa Văn, Đại
học Sư phạm Hà Nội với đề tài “Nội dung trữ tình yêu nước và những nét đặc sắc nghệ thuật thơ ca Á Nam Trần Tuấn Khải” Trong luận văn này, tác giả khai thác
đóng góp cơ bản của thơ ca Trần Tuấn Khải ở cả hai phương diện nội dung và hình thức biểu hiện, trên cơ sở đó khẳng định vị trí của nhà thơ trong nền thơ ca cận hiện đại Việt Nam Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn và với phương pháp tiếp cận cụ thể, tác giả chưa đi sâu cũng như chưa làm nổi bật thế giới nghệ thuật thơ Á Nam như một chỉnh thể toàn vẹn Tác giả cũng chỉ mới chú ý khẳng định đóng góp của thơ Á Nam, bản sắc của ngòi bút Á Nam mà chưa đề cập đến nhà thơ với tư cách
của một “kiểu nhà thơ” buổi giao thời văn viết chuyển từ trung đại sang hiện đại
2.3.9 Trong hai năm 1991 và 1992, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành hai tập
“Tác giả văn học Việt Nam” do tập thể các nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú,
Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn An biên soạn, nhằm phục vụ cho việc dạy văn trong nhà trường Tập 1 có phần viết về Trần Tuấn Khải của Nguyễn Đình Chú, gồm 2 trang Bài viết, tuy rất ngắn gọn, nhưng đã khái quát được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của Á Nam, khẳng định vị trí của ông là một nhà thơ lớn trong nền thơ ca dân tộc Đặc biệt, bài viết nhấn mạnh: việc trở đi trở lại với
Trang 88
cùng một chủ đề (yêu nước) trong suốt cả một đời thơ mà không tạo nên sự nhàm chán, không những thể hiện tấm lòng của Trần Tuấn Khải với non sông đất nước mà còn cho thấy bút lực dồi dào của nhà thơ
2.3.10 Năm 1997, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành
cuốn “Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu – Á Nam Trần Tuấn Khải” do Hồ Sĩ Hiệp, Lâm
Quế Phong biên soạn Trong đó phần viết về Trần Tuấn Khải gồm những nét lớn về cuộc đời và văn nghiệp, tuyển 17 bài thơ tiêu biểu cùng một số bài ca dao của Á Nam; một số đoạn trích các bài nghiên cứu, bình luận của Xuân Diệu, Vũ Ngọc
Phan, Khương Hữu Dụng và phần hướng dẫn phân tích tác phẩm “Gánh nước đêm”
cũng như bài phân tích của Trịnh Bích Ba đối với nhà thơ này
2.3.11 Cũng nhằm mục đích phục vụ cho giảng dạy trong nhà trường, năm
1999, nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh cho in cuốn “Trần Tuấn Khải, Phạm Huy Thông, Hoàng Trung Thông” do Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn những bài
nghiên cứu tiêu biểu về ba nhà thơ này Phần Trần Tuấn Khải có một số đoạn trích các tác phẩm phê bình thơ ông của Xuân Diệu, Khương Hữu Dụng và một số giai thoại về nhà thơ
Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu thơ ca Á Nam Trần Tuấn Khải:
- Việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ ca Á Nam Trần Tuấn Khải chưa được nhiều người quan tâm Hầu hết các nhận định về Á Nam và thơ ca của ông đều nằm trong các công trình không chuyên về tác giả
- Các nghiên cứu nhìn chung đều thống nhất ở một số điểm sau: Về phương diện nội dung, thơ Á Nam thuộc khuynh hướng thời thế, chứa đựng tình cảm yêu nước chân thành ẩn dưới giọng xa xôi bóng gió; về nghệ thuật, phần thành công nhất của Á Nam là vận dụng các thể thơ truyền thống của dân tộc một cách điêu luyện và sáng tạo
Vấn đề còn tồn tại trong việc nghiên cứu thơ ca Á Nam Trần Tuấn Khải hiện nay là:
- Thiếu hẳn những công trình có tính chất khái quát, toàn diện, chuyên biệt về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ để độc giả có được cái nhìn đầy đủ về một tác gia
đã một thời có tiếng vang không nhỏ
Trang 99
- Nghiên cứu thơ ca Trần Tuấn Khải còn rất nhiều vấn đề cần được đi sâu khai thác những khía cạnh tiêu biểu, nổi bật tạo nên gương mặt thơ ca của ông; việc tiếp cận cũng cần được tiến hành từ nhiều hướng phong phú hơn
3 Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu văn bản thơ có kết hợp với các yếu tố thời đại, thân thế và hoàn cảnh cá nhân của nhà thơ, luận văn nhằm khám phá thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải
3.1.1 Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình là một chỉnh thể thống nhất bao hàm các
thành tố cấu trúc và quy luật cấu trúc riêng, thể hiện quá trình cái tôi nhà thơ nội cảm hóa thế giới khách quan bằng tưởng tượng của mình Một mặt, thế giới nghệ thuật ấy gắn liền với kinh nghiệm cá nhân, với phong cách sáng tác chủ quan của nhà thơ, mặt khác nó phản ảnh trình độ nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử, một thời đại nhất định Bởi vậy, luận văn nhằm khám phá thế giới nghệ thuật thơ Trần Tuấn Khải vừa như sản phẩm sáng tạo độc đáo của một cá nhân, vừa đại diện cho kiểu sáng tác, kiểu tư duy nghệ thuật của bộ phận thơ đóng vai trò làm gạch nối giữa thơ cũ trung đại và thơ mới lãng mạn
3.1.2 Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải, luận văn đặt ra
nhiệm vụ nghiên cứu hình tượng cái tôi trữ tình, không gian và thời gian nghệ thuật Hình tượng cái tôi chính là hình tượng nhân vật trung tâm, là hạt nhân của cấu trúc chỉnh thể Gắn bó chặt chẽ với hình tượng cái tôi là không gian và thời gian nghệ thuật
3.1.3 Các hình tượng nghệ thuật nói trên tất yếu phải được thể hiện ra bằng
văn bản ngôn từ Bởi vậy, một nhiệm vụ nữa không kém phần quan trọng mà luận văn đặt ra để giải quyết là: Nghiên cứu những phương thức, phương tiện tiêu biểu đặc sắc trong thơ Á Nam Trên cơ sở đó, luận văn phân tích mối tương quan biện chứng giữa nội dung và hình thức trong sáng tác thơ của ông
3.2 Đóng góp mới của luận văn
Thực hiện được các nhiệm vụ trên, luận văn sẽ làm nổi bật được những nét đặc
Trang 1010
sắc của thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải trong cái nhìn chỉnh thể Kết quả của luận văn một mặt khẳng định bản sắc riêng độc đáo của ngòi bút Á Nam, mặt khác làm toát lên nét tiêu biểu trong sáng tạo thơ ca của Á Nam ở bộ phận văn học của các nhà nho có lương tri thuộc dòng văn học hợp pháp đầu thế kỷ XX Từ
đó, luận văn góp phần nhìn nhận quá trình vận động của lịch sử thơ ca dân tộc từ góc độ văn hóa nghệ thuật
Hy vọng kết quả của luận văn cũng có tác dụng góp phần phục vụ công việc giảng dạy, học tập thơ Trần Tuấn Khải trong nhà trường hiện nay
4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tư liệu có được, luận văn tập trung nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và một số phương thức biểu hiện đặc sắc của nó dưới cái nhìn tổng thể Những khía cạnh khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung khảo sát thơ được in trong cuốn “Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải” và thơ trong một số tác phẩm gốc của Á Nam được lưu tại thư viện
quốc gia Phần văn xuôi, khi cần thiết luận văn mới liên hệ phần nào để có cái nhìn toàn diện, bao quát hơn
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Xử lý đề tài này, chúng tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
4.2.1 Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Quan niệm thế giới nghệ thuật thơ Trần Tuấn Khải là một chỉnh thể, luận văn chú ý tìm ra những thành tựu tạo nên chỉnh thể này và quy luật cấu trúc nó Mọi đối tượng và vấn đề khảo sát của luận văn được đặt trong tương quan hệ thống và trong quy luật cấu trúc này
4.2.2 Phương pháp phân loại, thống kê
Với từng thành tố của chỉnh thể thế giới nghệ thuật cũng như các yếu tố thuộc
phương thức, phương tiện biểu hiện thế giới nghệ thuật ấy, khi cần thiết luận văn sẽ thực hiện phân loại và thống kê qua các con số cụ thể
Trang 1111
4.2.3 Phương pháp so sánh đối chiếu
Để khẳng định những nét tiêu biểu cũng như những nét riêng thuộc phong cách của Á Nam (trong phạm vi giới hạn của đề tài), luận văn đặt tác giả và tác phẩm trong mối tương quan so sánh với các tác giả, tác phẩm khác ở cả 2 chiều đồng đại và lịch đại
5 Cấu trúc của luận văn
Phù hợp với lôgic nội tại của vấn đề đặt ra nghiên cứu, ngoài mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai trong 4 chương:
Chương 1: Khái niệm thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật thơ trữ
tình
Chương 2: Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải Chương 3:Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong thơ Á
Nam Trần Tuấn Khải
Chương 4: Phương thức biểu hiện trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải
Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo
Trang 1212
Chương 1:
KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
VÀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRỮ TÌNH
kỷ XX, khái niệm thế giới nghệ thuật xuất hiện ở một số công trình nghiên cứu như:
“Thế giới nghệ thuật của M Gorki”, “Thế giới nghệ thuật của Sôlôkhốp” và
nhanh chóng trở thành đối tượng khám phá đầy lý thú cho giới nghiên cứu, giúp việc tiếp cận tác phẩm văn học tránh được khuynh hướng chủ quan, lệch lạc
Thực ra nội hàm của khái niệm thế giới nghệ thuật được đề cập đến từ lâu Xưa
kia người Trung Quốc đã biết gọi tác phẩm thơ là một “cõi ý”, “cõi thơ” Lưu Hiệp trong công trình tiêu biểu “Văn tâm điêu long” (khoảng năm 496 – 497) đã đưa ra
“lục quan” bao quát cả nội dung và hình thức, tính tư tưởng và tính nghệ thuật của tác phẩm văn học Theo Lưu Hiệp thì tác phẩm văn học phải gồm sáu tiêu chí “1 Tình cảm sâu mà không dối; 2 Phong thái trong mà không tạp; 3 Việc chắc mà không ba hoa; 4 Nghĩa thẳng mà không quanh co; 5 Thể gọn mà không rườm rà;
6 Văn đẹp mà không dâm” [24, tr 137] Nhà triết học cổ đại Hy Lạp Arixtôt trong
“Nghệ thuật thơ ca” khi bàn về kịch cũng xác định: “Bi kịch là sự mô phỏng một hành động quan trọng và trọn vẹn có một qui mô nhất định nhờ vào ngôn ngữ – ngôn ngữ này trong mỗi phần có sự trau chuốt khác nhau.” [1, tr 34], và: “Bất cứ
bi kịch nào cũng có bài trí, cốt truyện, văn từ, bố cục, âm nhạc và tư tưởng nữa.”
[1, tr 35] Tuy vậy suốt một thời gian dài, ý nghĩa nội hàm của khái niệm chưa thực
sự được bàn đến một cách đầy đủ và chi tiết, dẫn đến hiện tượng hiểu sai, hiểu phiến diện, suy diễn dung tục, trong nghiên cứu, phê bình văn học
Trang 1313
Ở nước ta từ vài chục năm trở lại đây, khái niệm thế giới nghệ thuật trở nên
quen thuộc Năm 1981, trong giáo trình “Dẫn luận thi pháp học” được biên soạn để
giảng dạy cho học viên cao học tại Đại học Sư phạm Hà Nội và một số trường đại
học khác, Trần Đình Sử khẳng định: “Tác phẩm toàn vẹn xuất hiện như một thế giới nghệ thuật” [61, tr 29] Cũng trong công trình này, tác giả đã nêu rõ cơ sở khoa học của việc dùng từ “thế giới” chỉ tác phẩm văn học và sơ bộ nêu cách hiểu khái niệm
“thế giới nghệ thuật”, đồng thời phân tích các yếu tố của thế giới bên trong tác
phẩm văn học Thời gian gần đây, hàng loạt công trình nghiên cứu văn học sử dụng
khái niệm này Có thể kể đến “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn” của Nguyễn Đăng Mạnh (1994); “Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945” của Lê Quang Hưng (1996); “Những thế giới nghệ thuật thơ” của Trần Đình Sử (1997); “Thế giới nghệ thuật thơ của Hàn Mặc Tử”
của Chu Văn Sơn (2000); Đó đều là những công trình nghiên cứu có giá trị, khẳng định sự đúng đắn của một hướng tiếp cận văn học đang được chú ý hiện nay
1.1.2 Thế giới nghệ thuật là gì?
“Từ điển thuật ngữ văn học” (Nhiều tác giả – NXB Đại học Quốc gia – Hà Nội
năm 1997) đã trình bày khái niệm này qua một số điểm cơ bản sau:
1.Là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật; 2 Là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật; 3 Có không gian và thời gian riêng, có quan hệ xã hội riêng; 4 Mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật [55, tr 201-202]
Dưới đây chúng tôi xin trình bày cụ thể những điểm cơ bản của khái niệm vừa nêu như sau:
1.1.2.1 Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật
“Chỉnh thể” vốn là một khái niệm triết học và “Tính chỉnh thể” được hiểu là
“Khái niệm đặc trưng cho tính thống nhất nội tại, toàn vẹn, đầy đủ, biệt lập của khách thể Sự tổng hợp những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của khách thể tạo ra tính thống nhất bên trong nó, tính độc lập, biệt lập của nó đối với
Trang 1414
môi trường xung quanh” [48, tr 84] Khái niệm này đã được giới nghiên cứu văn học sử dụng như một thuật ngữ chuyên ngành trong nghiên cứu Trong cuốn “Lí luận văn học” tập 2, chương XI, Trần Đình Sử đã đề cập khá cụ thể khái niệm chỉnh
thể và tính chỉnh thể trong văn học Khái niệm chỉnh thể ở đây tuy có được mở rộng
hơn nhưng vẫn thống nhất với quan niệm chỉnh thể của triết học: “Chỉnh thể là một tổng thể gồm các yếu tố có mối liên hệ mật thiết nội tại, tương đối vững bền, đảm bảo cho sự hoạt động của nó với môi trường xung quanh” [44, tr 37] Như vậy nói
tới chỉnh thể là nói tới thể toàn vẹn, thống nhất, trong đó mọi yếu tố được đặt trong
mối liên hệ biện chứng lẫn nhau Chỉnh thể được hiểu như sự “liên kết siêu tổng cộng”, giữa các yếu tố bao giờ cũng có chất keo dính đặc biệt liên kết chúng lại để tạo nên một “sinh mệnh” với nội dung, chức năng, đặc tính mới vốn không thể có
khi các yếu tố tách rời ra
Như vậy, tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật biểu hiện sự thống nhất mọi yếu tố đa dạng trong sáng tác đó: Thống nhất giữa chủ quan và khách quan, giữa hiện thực và lý tưởng, giữa nội dung và hình thức Cần thấy rằng tính chỉnh thể của sáng tác không chỉ giới hạn trong một tác phẩm mà rộng hơn là chỉnh thể của nhiều tác phẩm, của cả một trào lưu hay thậm chí chỉnh thể sáng tác của một thời đại, một dân tộc Trong một chỉnh thể lớn có thể bao hàm nhiều chỉnh thể ở các tầng bậc nhỏ hơn Những chỉnh thể nhỏ này tác động bổ sung, chi phối và hỗ trợ lẫn nhau theo một qui luật nhất định, tạo nên một thế giới hết sức phong phú, phức tạp nhưng thống nhất Thế giới đó là kết tinh quá trình tư duy nghệ thuật của nghệ sĩ, biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên trong của họ thành hiện thực văn hóa xã hội khách quan để bạn đọc suy nghĩ, chiêm nghiệm
Nói đến “tính chỉnh thể” của sáng tác văn học, người ta thường nói đến sự thống nhất giữa hình thức và nội dung Nhà nghiên cứu văn học Nga Biêlinxki nói:
“Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó ra khỏi nội dung thì nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và ngược lại, tách nội dung ra khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt hình thức” [44, tr 29]
Trang 15ổn định nhất của chỉnh thể nghệ thuật là không thể phủ nhận Chỉnh thể nghệ thuật là một cấu trúc của nhiều cấu trúc với các cấp độ từ thấp đến cao Tính chỉnh thể khiến cho các yếu tố trong thế giới nghệ thuật chi phối lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau; chỉ cần một trong các yếu tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của một loạt các yếu tố khác Chẳng hạn thời trung đại ở Việt Nam người ta quan niệm con người là một cá thể vũ trụ, mang dấu ấn của vũ trụ, thiên nhiên Bởi vậy con người thấy chân dung mình trong thế giới thiên nhiên: mắt phượng, mày ngài, vóc mai, dáng liễu, tóc mây, Hình ảnh thiên nhiên xuất hiện thường trực trong văn học trung đại như là
những chuẩn mực để diễn tả cái đẹp Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, Kiều xuất hiện với “làn thu thủy, nét xuân sơn”; Thúy Vân thì “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”; Từ Hải “râu hùm, hàm én, mày ngài”; Kiều làm thơ thì “tay tiên gió táp mưa sa”; Kim Trọng khóc người yêu: “vật mình vẫy gió tuôn mưa” Có thể
lấy một ví dụ khác về tính chỉnh thể trong thơ Đường luật nói chung Thơ Đường luật do qui định về số câu, số chữ, niêm luật chặt chẽ tạo nên bố cục gọn gàng, ổn định, chi phối đến việc sử dụng chi tiết, hình ảnh, xây dựng hình tượng theo khuôn mẫu có sẵn đậm tính tượng trưng,
Như vậy, chỉ khi nào mọi yếu tố của sáng tác nghệ thuật tồn tại trong sự ràng buộc, quy định lẫn nhau theo một qui luật nhất định thì mới tạo nên một thế giới nghệ thuật thực sự
1.1.2.2 Thế giới nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra từ những nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật tồn tại trong sự phân biệt với thế giới thực tại, thế giới
tâm lí Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người, vừa mang ý nghĩa
Trang 16Thế giới này tuy nhiên không phải là sản phẩm của sự hư cấu tùy tiện mà nó được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật Tác phẩm văn học là một kết cấu phức tạp với nhiều bình diện, nhiều cấp độ chi phối và phụ thuộc lẫn nhau Vì vậy, ứng với mỗi cấp độ sẽ có những nguyên tắc xây dựng từng bình diện của chỉnh thể nghệ thuật Nguyên tắc hạt nhân chi phối các nguyên tắc khác trong sáng tạo nghệ thuật là nguyên tắc quan điểm tư tưởng Cấp độ tiếp theo là những nguyên tắc mỹ học có tính triết học, thường bao trùm một phương pháp sáng tác cụ thể Chẳng hạn ở phương pháp sáng tác cổ điển với nhãn quan cho cái đẹp, cái tinh túy là vĩnh cửu, cố định của con người, các nhà văn cổ điển đã xây dựng những tính cách đơn chất, cá tính mờ nhạt một chiều Đến chủ nghĩa hiện thực thời
Phục Hưng, với quan niệm nhân vật phải là “con người toàn vẹn có sinh khí” (Hêghen) và là “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” (C Mac), nguyên tắc đặt ra
là: Sự chân thực của chi tiết, xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình Từ nguyên tắc này đã tạo ra những nhân vật đầy cá tính, phức tạp và những cảnh chân thực khiến người đọc cảm thấy như đang được tiếp xúc với cuộc đời thực Trên đây là những nguyên tắc khái quát Ở cấp độ cụ thể hơn, cấp độ xây dựng hình tượng nghệ thuật còn có một loạt các nguyên tắc cần tuân thủ mà độ đậm đặc của mỗi nguyên tắc được sử dụng không chỉ phụ thuộc vào quan niệm của thời đại, vào loại hình tác phẩm mà còn phụ thuộc vào nhãn quan của mỗi nhà văn Chúng tôi chỉ xin đề cập đấn một số nguyên tắc có liên quan trực tiếp đến đề tài: nguyên tắc tả
thực, nguyên tắc ước lệ, nguyên tắc ước mơ và nguyên tắc “nội cảm hóa”, “tôi hóa” Nguyên tắc tả thực đòi hỏi sự chân thực của đối tượng được phản ánh, sao cho
Trang 1717
khi khám phá tác phẩm, người ta cảm thấy đó chính là thế giới hiện thực ngoài đời Tuy nhiên tả thực không có nghĩa là sao chép y nguyên những sự kiện, tình tiết của cuộc đời thực Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nên bao giờ cũng in dấu ấn sáng tạo chủ quan của nhà văn Bởi vậy không thể đồng nhất khái
niệm “chân thực” và “chính xác” Thế giới của “Thần thoại Hy Lạp là sản phẩm kỳ diệu của nhân dân Hy Lạp nhưng vẫn hiện hữu với tất cả tính chân thực của Lôgic cuộc sống trong đó” Cũng cần thấy rằng nguyên tắc tả thực xuất hiện song hành với
lịch sử văn học, song phải đến khi chủ nghĩa hiện thực ra đời, độ chân thực của chi tiết mới được đặt ra thành yêu cầu
Nguyên tắc ước lệ là một trong những đặc điểm thi pháp của văn học cổ điển Cảm quan vũ trụ và quan niệm văn học là nơi giãi bày những tư tưởng, tình cảm thanh tao, cao quý tạo nên một hệ thống ngôn từ, hình ảnh, gắn với thiên nhiên, vũ trụ được sử dụng lặp đi lặp lại đến trở thành quen thuộc Đây không chỉ là một thủ pháp, một phương thức biểu đạt cuộc sống mà còn là thế giới quan của cả một thời đại, có cội nguồn từ đặc điểm về tâm lý và văn hóa nhất định Trần Tuấn Khải là nhà thơ của buổi giao thời nên không thể không chịu ảnh hưởng của nguyên tắc này trong sáng tác
Được coi là tiêu chí hàng đầu của văn học lãng mạn, nguyên tắc ước mơ lấy cái
chủ quan làm điểm tựa, đem “tâm hồn và trái tim làm cơ sở để nói lên những nguyện vọng không rõ rệt, muốn tiến tới một cái gì tốt đẹp hơn, cao cả hơn, tìm cách
tự thỏa mãn bằng những lí tưởng chỉ có trong tưởng tượng” [45, tr 74] Nguyên tắc
này giúp chúng ta thấy rõ nét nhất lí tưởng, nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, ước mơ của người nghệ sĩ về cuộc đời và con người Tuy nhiên, đây không phải là nguyên tắc độc quyền của văn học lãng mạn Chúng ta có thể thấy nguyên tắc này được áp dụng trong sáng tác thuộc các trào lưu văn học khác nhau
Nói đến thi pháp của các tác phẩm trữ tình, không thể không đề cập đến
nguyên tắc “nội cảm hóa”, “tôi hóa” Mảnh đất cho nguyên tắc này nảy nở và phát
triển là các tác phẩm trữ tình, nơi yếu tố chủ quan sáng tạo được tô đậm, rõ nét nhất
Trang 18sĩ quan tâm
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người luôn khao khát khám phá những bí ẩn của thế giới xung quanh cũng như những bí ẩn trong chính tâm hồn họ Thực tế với tất cả hình ảnh mà con người tri giác và cảm nhận được như thời gian, không gian, sự biến đổi của số phận, cảm giác và siêu cảm giác, xây dựng nên một thế giới tồn tại trong ý thức của con người Những khái niệm phổ quát này ở mỗi thời đại, mỗi nền văn hóa liên hệ với nhau tạo thành một thứ nhãn quan, một mô hình nghệ thuật riêng Trong những cấu trúc xã hội khác nhau, chúng ta tìm thấy những phạm trù về thời gian, không gian khác nhau, những quan niệm không giống nhau về cái đẹp, về luật pháp, về đạo đức, những cách lí giải khác nhau về các vấn đề của cuộc sống, Rõ ràng trong khuôn khổ của mỗi thế giới nghệ thuật, tất cả những phạm trù này không phải là một tập hợp ngẫu nhiên mà chúng tạo thành một
hệ thống, phục tùng một mô hình nghệ thuật nhất định Trong bất cứ một chỉnh thể
nghệ thuật nào người ta cũng tìm thấy ở đó những nét khái quát, một cái khung cố
hữu mà người nghệ sĩ dù có cố thoát ra bằng cái cá thể, cá nhân riêng biệt của mình cũng không thể được Họ tuân thủ theo mô hình này một cách tự phát, vô tình như một điều tất yếu Mô hình nghệ thuật này sẽ chi phối việc nhà văn sử dụng nguyên
Trang 1919
tắc nào trong quá trình phản ánh thực tại khách quan, chi phối việc xây dựng kết
cấu, nhân vật, việc sử dụng hình ảnh, ngôn từ Chẳng hạn kết thúc “có hậu” trong
truyện cổ tích là một kiểu mô hình nghệ thuật Để cho cái thiện chiến thắng cái ác, các nghệ sĩ dân gian đã tạo cho nhân vật thuộc tuyến thiện những khả năng phi thường nhờ nguyên tắc thần thánh hóa Tất nhiên, mỗi mô hình nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới
1.1.3 Hình tượng nghệ thuật, yếu tố năng động nhất tạo nên thế giới nghệ thuật
1.1.3.1 Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh,
thể hiện và cải tạo hiện thực theo qui luật của nghệ thuật Đó là bức tranh cuộc sống vừa cụ thể, cảm tính, vừa khái quát và có ý nghĩa thẩm mĩ Tính cụ thể, cảm tính, trực quan của hiện tượng làm cho người đọc dường như tiếp xúc với chính cuộc đời thực trong màu sắc, âm thanh, hình dáng thần thái vốn có của nó Nói như vậy không có nghĩa hình tượng là sự sao chép cuộc sống một cách giản đơn, máy móc Hình thức cụ thể của hình tượng là sản phẩm hư cấu một cách sáng tạo những hiện tượng thực tế, qua đó nhà văn trình bày bản chất của sự vật, quy luật của cuộc sống
Vì thế cấu trúc của hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất cao độ giữa các mặt chủ quan và khách quan, lý trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực
và lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình Chỉ ở cấp độ hình tượng
nghệ thuật, tính “văn” trong tác phẩm nghệ thuật mới bộc lộ rõ nhất vì nó không chỉ
khu biệt một phương thức phản ánh đặc thù của nghệ thuật mà còn là nơi hội tụ tài
năng, tâm hồn và phong cách của người nghệ sĩ
1.1.3.2 Trong cấp độ hình tượng nghệ thuật có nhiều bộ phận nhưng quan
trọng nhất là nhân vật hay hệ thống nhân vật Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu
tả con người trong văn học Đó có thể là một cá nhân hay một tập thể, một giai cấp, một dân tộc, là chính hình tượng tác giả hay một cá thể vô danh nào đó Hình tượng nhân vật được đặt trong hệ thống các mối quan hệ chằng chịt, rất cụ thể sinh động đồng thời có ý nghĩa khái quát Hình tượng nhân vật được triển khai trong không gian và thời gian Không gian và thời gian đó mang tính đặc thù, không đồng nhất
Trang 2020
với không gian và thời gian thực tại Không gian và thời gian nghệ thuật là một hiện
tượng “tâm linh nội cảm” bao bọc cảm thức của con người, mang cảm quan của
nghệ sĩ và thời đại, tồn tại với tư cách là một biểu tượng Không gian và thời gian nghệ thuật đều là những chỉnh thể nhỏ nằm trong chỉnh thể lớn của tác phẩm văn học Nó có cấu trúc, mô hình và được xây dựng trên nguyên tắc thẩm mĩ chung của một tác phẩm văn học trong một giai đoạn lịch sử nhất định; nó vừa thể hiện quan điểm, tư tưởng của nghệ sĩ, vừa thể hiện cảm quan của thời đại Trong chỉnh thể thế giới nghệ thuật còn nhiều yếu tố khác: Cốt truyện, nhịp điệu, màu sắc, ánh sáng, Tổng hòa của các hình tượng tạo nên một thế giới nghệ thuật trọn vẹn – một thế giới khách quan theo quan niệm của nghệ sĩ
1.2 Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình
1.2.1 Phương thức phản ánh của từng thể loại tạo nên sự khác biệt của các loại
hình thế giới nghệ thuật khác nhau: Thế giới nghệ thuật tự sự, thế giới nghệ thuật trữ tình và thế giới nghệ thuật kịch
Xưa nay thơ được coi là thế giới nghệ thuật thanh tao, không chỉ là thế giới của
ý thức, mà còn là thế giới của tiềm thức, vô thức Có rất nhiều định nghĩa về thơ, nhưng để có một định nghĩa hoàn hảo về thơ thì không phải dễ dàng Bạch Cư Dị
nói: “Gốc của thơ là tình cảm, lá của thơ là ngôn ngữ, hoa của thơ là âm thanh, quả của thơ là tư tưởng” [43, tr 91], khẳng định sự hài hòa, sự nhuần nhuyễn và nghĩa lí của thơ Đến Lamatine, thơ được lí tưởng hóa: “Thơ là hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người và cho những hình ảnh tươi đẹp nhất, những âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên” Với Hàn Mặc Tử thì “làm thơ là điên”; còn Tố Hữu thì “Thơ là chuyện đồng điệu”, “Thơ là tiếng nói tri âm ”,… Những quan niệm về thơ tuy muôn hình muôn vẻ nhưng đều
gặp nhau ở một điểm: Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc Cách gọi thơ trữ tình đồng thời nhấn mạnh cả hình thức thể loại và đặc tính độc đáo chỉ có ở thơ Nói như vậy không có nghĩa ở các thể loại khác không có yếu tố cảm xúc Vấn đề là ở thơ, thế giới chủ quan, cảm xúc, ý nghĩa được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu
Trang 2121
1.2.2 Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình chịu sự chi phối từ những đặc điểm
chung của loại hình thơ trữ tình: Kết cấu, lời thơ, luật thơ, Nếu như ở loại hình tự
sự, lời văn nói chung là trần thuật, ở kịch là lời đối thoại thì trong thơ trữ tình, lời văn là lời thổ lộ, giải bày đầy cảm xúc Chất liệu tạo nên lời văn đó là thứ ngôn ngữ đặc biệt hàm súc, bí ẩn và thâm thúy Lời thơ dồn nén nhiều tầng nghĩa Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng triệt để trong thơ Khả năng tổ chức hình thức lời thơ không chỉ có một kiểu mà hết sức đa dạng, phong phú và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của văn học Trần Đình Sử cho rằng từ giai đoạn văn học trung đại
đến văn học hiện đại ở Việt Nam, câu thơ đã thay đổi cả nội dung và hình thức: từ câu thơ điệu ngâm sang câu thơ điệu nói [59, tr 11] Đó không phải là sự thay đổi ở
câu thơ mà còn là sự thay đổi của cái nhìn, của quan niệm và thế giới quan của cả một thời đại Thơ Việt Nam từ trước đến nay đã tồn tại qua nhiều hình thức câu thơ
và thể thơ Sự tồn tại này không chỉ làm phong phú nền thơ ca dân tộc mà còn là yếu
tố quan trọng quyết định việc xây dựng tứ cho mỗi bài thơ, qui định việc chuyển tải một nội dung tư tưởng, một loại tình cảm nào đó Chẳng hạn Mã Giang Lân cho
rằng: Thơ năm chữ thiên về giãi bày tâm trạng, thơ bảy chữ bộc lộ tình cảm trang trọng đằm thắm, thơ lục bát thể hiện tình cảm dạt dào tha thiết [42] Như vậy rõ
ràng giữa hình thức của thơ và nội dung mà nó biểu đạt có sự qui định ngầm, có sự
phản hồi lẫn nhau Tuy nhiên việc sử dụng thể thơ nào còn phụ thuộc vào “gu” của
mỗi nhà thơ, vào sự linh hoạt và trực cảm của nhà thơ đó Nhà thơ Huy Cận tâm sự
trên báo Văn nghệ số 48 ngày 1/12/1979: “ Không phải tứ thơ nào cũng có thể khuôn vào bất kỳ hình thức thể loại nào Trong đời làm thơ của tôi, tôi đã phải mấy lần thay áo cho thơ, phải đổi thể loại thì tứ thơ bật ra được Ví dụ “Đẹp xưa” trong tập “Lửa thiêng” lúc đầu làm theo thể thơ Đường luật Đọc nhẩm mãi còn thấy nhẹ quá, có cái gì hẫng không đạt được cái tứ “đẹp” mà “xưa”, đẹp xưa trong cảnh sắc tâm hồn và tạo vật Ý thì không có gì thay đổi nhưng điệu thơ, âm hưởng câu thơ thì thử phổ lục bát xem sao Rõ ràng trong trường hợp này, lần đầu thai sau đúng chỗ hơn Bài lục bát đọng hơn bài Đường luật”
Trang 2222
Là tiếng nói của cảm xúc trực tiếp nên thơ trữ tình có kết cấu đặc biệt: Kết cấu theo lôgic của tình cảm, cảm xúc Khám phá kết cấu này có nghĩa chúng ta đi khám phá mạch xúc cảm phản ánh thế giới tâm hồn chủ thể trữ tình trong mọi biến thái tinh vi, phức tạp nhất
Cũng vậy, thống nhất và chịu sự qui định của đặc điểm thể loại, nhịp điệu, giọng điệu, hình ảnh thơ mang những nét độc đáo riêng Ngôn ngữ thơ được tổ chức đặc biệt để thể hiện nhịp điệu tâm hồn, nhịp điệu cảm nhận thế giới một cách thầm kín Hình ảnh thơ trực tiếp truyền đạt sự cảm nhận thế giới một cách chủ quan nên giàu nghĩa hàm ẩn Giọng điệu thơ là giọng điệu trữ tình, biểu hiện thái độ tình cảm, tư tưởng của chủ thể trữ tình đối với hiện thực đời sống được thể hiện
Tóm lại, thế giới nghệ thuật thơ trữ tình là thế giới của những rung động sâu sắc, mãnh liệt được hóa thân trong một chủ thể với một quan niệm và những hình thức tổ chức độc đáo, hoàn mĩ Trong cuộc sống rộng lớn của chúng ta, có bao nhiêu
cá thể thì có bấy nhiêu tâm hồn, mỗi tâm hồn lại tồn tại trong vô vàn trạng thái cảm xúc phụ thuộc vào thời đại, vào hoàn cảnh đất nước, vào tình cảm riêng tư của cá nhân Tâm hồn ấy, trạng thái cảm xúc ấy ở mỗi nhà thơ được hóa thân vào một hình thức biểu hiện cụ thể thấm đẫm cá tính sáng tạo của anh ta
Từ những quan niệm trên, chúng tôi đi vào khám phá thế giới nghệ thuật thơ Á Nam Trần Tuấn Khải trong sự tương quan giữa các yếu tố ở cấp độ hình tượng nghệ thuật để tìm ra phong cách riêng độc đáo của tiếng thơ này, đồng thời khẳng định sự đóng góp của cây bút Á Nam đối với nền văn học dân tộc
Trang 2323
Chương 2:
HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI
2.1 Hình tượng cái tôi, một kiểu nhân vật trong thế giới nghệ thuật của thơ trữ tình 2.1.1 Xuất phát từ đặc trưng thể loại, vai trò cảm xúc của chủ thể sáng tạo đối
với thơ trữ tình vô cùng quan trọng, Hêghen khẳng định: “Nguồn gốc và điểm tựa của trữ tình là ở chủ thể và chủ thể là người duy nhất mang nội dung” [22] Trong
sáng tạo của các nhà thơ lớn, chủ thể trữ tình này bước vào thế giới nghệ thuật và trở thành một hình tượng nghệ thuật: Hình tượng cái tôi Đây chính là nhân vật trung tâm của tác phẩm thơ
Là một hình tượng nghệ thuật nên hình tượng cái tôi tuy thống nhất nhưng không đồng nhất với chủ thể trữ tình Nhà thơ một mặt tự biểu hiện mình trong tác phẩm, mặt khác vẫn tuân thủ quy luật xây dựng hình tượng nói chung bằng cách lựa chọn, phản ánh những cảm xúc, suy tư có tính khái quát và ý nghĩa thẩm mỹ Chính
vì vậy, Johanner R.Becher, nhà thơ và nhà lí luận văn học Đức đã nói: “Hình tượng nhà thơ trong tác phẩm không phải là một tấm ảnh bình thường của nhà thơ đó, mà
là một hình tượng vượt ra khỏi nhà thơ” [17, tr 173]
Đương nhiên không phải trong bất cứ tác phẩm thơ nào cũng có hình tượng cái tôi Hình tượng này là phẩm chất quan trọng của thơ ca, chỉ có thể có được khi nhà thơ đã đạt đến một chiều sâu nhất định trong nhận thức về cuộc đời và bản thân
mình cộng với “nhiệt hứng” được giãi bày, bộc lộ Nhận thức ấy, nhiệt tình ấy sẽ tạo nên “tư thế và giọng điệu của cái tôi trữ tình, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành hình tượng cái tôi ” [28, tr 25]
2.1.2 Hình tượng cái tôi thực chất là hình tượng tác giả, một kiểu nhân vật
trong tác phẩm văn học được xây dựng theo nguyên tắc tự biểu hiện Sự biểu hiện của hình tượng tác giả trong sáng tác có thể thấy qua nhiều phương diện mà đặc biệt
Trang 2424
là ở “cái nhìn riêng, độc đáo, nhất quán, có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thị hiếu, giọng điệu và ở sự miêu tả, hình dung của tác giả đối với chính mình” [61, tr 109]
Do đặc trưng thể loại, phương thức biểu hiện hình tượng tác giả trong tác phẩm
tự sự và trữ tình không giống nhau Ở tác phẩm tự sự, hình tượng tác giả chủ yếu được biểu hiện gián tiếp qua hệ thống nhân vật, sự kiện; còn ở tác phẩm trữ tình, hình tượng này được hình dung qua tâm trạng trực tiếp của cái tôi Cũng cần nói thêm rằng trong tác phẩm trữ tình, nhiều khi nhà thơ gửi gắm tâm trạng vào hình
tượng khách thể trữ tình theo kiểu “trữ tình nhập vai” Trong trường hợp này khách
thể trữ tình là một kiểu nhân vật khác, có vai trò làm phương tiện biểu hiện của hình
tượng cái tôi Chẳng hạn trong bài thơ “Bài ca vỡ đất”, nhà thơ Hoàng Trung Thông
nhập vai quần chúng để nói tiếng nói quần chúng, nhưng thông qua đó người đọc không những hiểu được tâm sự của quần chúng mà còn thấy được hình tượng cái tôi nhà thơ với nhiệt tình ngợi ca đã thành cảm hứng chủ đạo bao trùm cả bài thơ
Là một nhà thơ có tên tuổi, tất yếu Á Nam Trần Tuấn Khải xây dựng được một thế giới nghệ thuật riêng trong sáng tạo của mình, trong đó có hình tượng cái tôi làm trung tâm Vậy đâu là đặc điểm nổi bật của hình tượng cái tôi ấy?
2.2 Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải:
Với trên bảy mươi năm cầm bút, đời thơ của Trần Tuấn Khải kể cũng là dài, song giai đoạn sáng tác sung sức nhất của ông là vào khoảng những năm hai mươi,
ba mươi của thế kỷ XX, một giai đoạn đầy biến động của lịch sử dân tộc Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước, dòng dõi Hưng Đạo Vương ở Nam Định, cha
là cụ Trần Thụy Giáp có tham gia phong trào yêu nước nên Trần Tuấn Khải sớm chịu ảnh hưởng của các phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục Ngay từ tuổi thanh niên, Á Nam đã từng nuôi chí lớn muốn vượt biên ra nước ngoài tìm kiếm bạn đồng tâm để cùng nhau bàn kế cứu giang sơn Tổ quốc, nhưng không thành Không trở thành nhà cách mạng, Trần Tuấn Khải dốc lòng vào hoạt động văn nghệ, gửi gắm tâm sự, ước mơ, hoài bão của mình vào các áng văn thơ Thậm chí vào đầu mùa
thu năm 1932, cuốn sách “Chơi xuân năm Nhâm Thân” bị khép vào loại “văn chương phiến loạn”, vừa in xong đã bị tịch thu và cả tác giả lẫn người in sách đều bị
Trang 2525
chính quyền thực dân bắt giam, hơn một năm sau mới được thả Từ năm 1954, sống tại Sài Gòn vùng địch tạm chiếm, ông vẫn vừa trực tiếp tục sáng tác, vừa tham gia các phong trào chống văn hóa nô dịch và các phong trào đấu tranh đòi hòa bình, dân sinh và dân chủ Tư tưởng tiến bộ của Á Nam in dấu ấn sâu đậm trong thế giới nghệ thuật thơ ông, mà trước hết là ở hình tượng cái tôi: Một cái tôi luôn trăn trở với thế
sự
2.2.1 Hình tượng cái tôi tràn đầy cảm hứng yêu nước và trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước, dân tộc
2.2.1.1 Cái tôi yêu nước trong quan niệm về nghệ thuật
Quan niệm về nghệ thuật chính là ý thức về nghề của nhà văn Mỗi nhà văn trước khi cầm bút đều tự xác định: Viết để làm gì? Viết theo phương châm nào? Có người coi sáng tác văn chương chỉ để ca ngợi vẻ đẹp của văn chương nghệ thuật; có người dùng văn chương đơn thuần như phương tiện giải tỏa tâm trạng cá nhân; có người lại cho mục đích phụng sự dân sinh là mục đích hàng đầu; Người này cho rằng văn chương phải bóng bẩy, hoa mĩ; người khác coi trọng sự giản dị, mộc mạc, hướng về đại chúng; Quan niệm về nghệ thuật chi phối sâu sắc toàn bộ thế giới sáng tạo của nhà văn, bởi vậy để khám phá thấu đáo thế giới đó, việc tìm hiểu quan niệm của nhà văn rất có ý nghĩa
Quan niệm về nghệ thuật của nhà văn có thể được phát biểu trực tiếp ngoài đời hay thể hiện gián tiếp trong sáng tác thơ văn Đi vào khám phá thế giới nghệ thuật thơ Trần Tuấn Khải, chúng tôi tập trung tìm hiểu quan niệm nghệ thuật được phát biểu trong tác phẩm qua hình tượng cái tôi
Trần Tuấn Khải là một trong số các nhà văn phát biểu thẳng thắn quan niệm về
nghệ thuật của mình trong tác phẩm Tự nhận mình là “lụy giả”, ngay từ đầu nhà thơ đã trao cho văn chương một sứ mệnh lớn lao: “Hai vai thân thế, một gánh giang san, cuộc văn chương dẫu đến khi tàn, mà ngọn bút quan hoài biết bao giờ cho ráo mực” (Hồn lụy) Phương châm ấy đã trở thành tuyên ngôn nghệ thuật đanh
thép:
“Đời không duyên nợ thà không sống Văn có non sông mới có hồn”
Trang 2626
(“Nhàn bút”)
Ở đây ta gặp một cái tôi nghệ sĩ mà sự sống và cái chết gắn liền với ý thức trách nhiệm trước đất nước, dân tộc Mười mấy năm sau, năm 1930, trong bài tựa
tập 1 “Với sơn hà” vẫn cái tôi ấy, tuy có bớt phần khẳng khái hơn:
“Góp cùng kim cổ lưng bầu huyết Gửi với sơn hà một áng văn”
Quan điểm dùng văn chương như là phương tiện, là một thứ vũ khí trong đấu tranh chính trị hoặc mưu cầu lợi ích xã hội là điều thường thấy trong truyền thống văn học ta và thế giới Thế kỷ XIX, nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu từng viết những dòng bất hủ:
“Chở bao đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Cùng thời với Á Nam, Tản Đà ôm mộng lớn trở thành một đại gia kiêm nhà
triết học để canh tân xã hội Ông quan niệm văn chương phải có “bóng mây hơi nước đến dân xã”, nghĩa là phải có ích cho xã hội Nhà thơ cũng đã trao cho văn chương một sứ mệnh “Hoặc từ đây mà đi, văn chương của tôi sẽ được cái cột vững
để chống ngôi nhà lớn sắp đổ, hay như cái vũ trụ để ngăn cản dòng đời đại bại Hoặc từ đây mà đi, văn chương của tôi sẽ được theo gót chân tiếp bụi thừa các thánh nhân Đông Á, hoặc vái chào các bậc hiền triết Tây Âu để chia chiếu ngồi với các ngài ấy” [11, tr 51]
Tản Đà muốn dùng văn chương vào mục đích canh tân xã hội Thống nhất với quan điểm của Tản Đà, Á Nam tuyên bố:
“Muốn dắt nhau lên phá phú cường Trước từ học thuật với văn chương Góp tinh anh lại nung khuôn óc Thu cổ kim vào đúc tấm gương”
(“Cùng bạn văn học”) Nhưng nhà thơ không dừng lại ở quan điểm dùng văn thơ để canh tân xã hội
chung chung Nhận thức rõ mâu thuẫn cơ bản của xã hội, “lưng bầu huyết” mà Á
Trang 2727
Nam muốn góp cùng kim cổ qua văn thơ trước hết và chủ yếu là nhiệt tình kêu gọi, thức tỉnh nỗi đau mất nước và ý thức với đất nước của quốc dân Điều này luôn thường trực trong sáng tác của Á Nam
Trong mấy chục năm đầu của thế kỷ XX, là một nhà thơ sáng tác trên văn đàn công khai chịu sự kiểm duyệt gắt gao của thực dân Pháp, Á Nam vẫn một lòng trung thành với quan niệm về nghệ thuật tiến bộ ấy Trong sáng tác ở giai đoạn sung sức nhất cũng như sáng tác sau này khi nhà thơ đã từng bị giam cầm, cấm đoán vẫn là một cái tôi nhất quán, đầy ý thức trách nhiệm trước đất nước Hình tượng cái tôi ấy được cụ thể hóa một cách sinh động qua cái nhìn, giọng điệu, qua các trạng thái tâm hồn, tình cảm phong phú, trong thế giới nghệ thuật thơ Á Nam
2.2.1.2 Cái tôi yêu nước trong nội dung biểu hiện
a) Trăn trở không nguôi trước hiện tình nước mất nhà tan
Xưa nay nói về thơ Trần Tuấn Khải các nhà nghiên cứu thường đề cập đến
một cái tôi sầu Sau khi đọc cuốn “Duyên nợ phù sinh” mới xuất bản lần đầu, Song
An Hoàng Ngọc Phách nhận xét về Trần Tuấn Khải trên báo “Trung bắc tân văn” số
1282: “Có người bảo văn ông có nhiều vẻ buồn, ký giả cũng tưởng như vậy ” [10,
tr 16] Vũ Ngọc Phan thì cho rằng “Cái sầu của ông đã gần thành một bệnh” [57,
tr 391] Trong tiểu dẫn “Đọc thơ Á Nam Trần Tuấn Khải”, Xuân Diệu cũng lưu ý những người làm công tác bình luận văn học nên chú ý hơn nữa đến chất “hồn lụy”
trong thơ Á Nam [10, tr 17] Quả vậy nếu phân loại cái tôi trữ tình theo tiêu chí đặc điểm nhân cách (Lê Lưu Oanh – “Cái tôi trữ tình trong thơ”) thì cái tôi trong thế
giới nghệ thuật thơ Trần Tuấn Khải là “cái tôi sầu” Trong số hàng trăm bài thơ của
Á Nam, hiếm hoi mới có vài bài vui Chất “hồn lụy” như Xuân Diệu có nói, là tất
yếu ở những người tài tử, khách tài hoa Không có tâm huyết, không có tư thế lãng mạn chủ nghĩa ấy, nghệ sĩ chẳng thể sáng tác được thơ Mặt khác, chúng tôi thấy rằng cái sầu của Á Nam hoàn toàn không mang tính riêng tư Là một nhà nho yêu nước nhưng không thể trực tiếp tham gia cách mạng, Á Nam chỉ còn biết dùng ngòi
bút để ký thác tâm sự yêu nước qua tâm trạng của một cái tôi sầu Hiện thực xã hội
Trang 28nơi đất khách khiến trăn trở không ngủ được; “Qua chốn ở cũ” nhớ ngày xưa; ngậm ngùi “gặp bạn cũ”; thương con ve “phận mỏng cánh chuồn”, “dầu dãi sương pha cùng tuyết nhuộm”; Tầm thường như cái quạt giấy, mà còn có cả chùm bốn bài thơ để
nhà thơ gửi gắm tâm sự nước non (“Duyên nợ phù sinh” - quyển 1)
Thế nhưng, từ ngôn từ, hình ảnh đến giọng điệu thơ đều cho thấy mối bận
lòng chỉ là một Mật độ các từ “non nước”, “giang san”, “thế sự”, “núi sông”,
“sơn hà”, được sử dụng dày đặc Nhớ bạn là nhớ “Lưng thúng giang san vai gánh lẻ” (“Nhớ ai”); thương con ve “Nghĩ căm thu để rầu cây cỏ / Mà gọi xuân về với nước non” (“Con ve”); vịnh cái quạt thì “Xương trắng mong đền nghĩa núi sông” (“Cái quạt giấy”); một vầng trăng “Khối tình xoay mãi với giang san” (“Lời chị Nguyệt”); ca ngợi con gà trống: “Khua tan mộng mị năm canh vắng / Gọi tỉnh sơn
hà một tiếng cu” (“Gà trống thiến”); “Vịnh anh thợ bừa” thì: “Ra tay san sẻ vì non nước / Tìm cách ương giâm lấy giống nòi”; Ngôn từ ấy được đặt trong hệ thống
hình ảnh, giọng điệu riêng gợi một thứ tình cảm thiêng liêng của chủ thể trữ tình Chẳng hạn:
“Ai lên nhắn nhủ cùng ông Sấm Kêu với giời xanh nỗi tóc tơ”
(“Đất khách đêm xuân mưa”)
không thể là cảm xúc bình thường do “tức cảnh sinh tình” mang lại Cũng vậy,
không phải vô tình khi Á Nam gán cho cái quạt giấy một tâm trạng rất thời thế:
“Tấm lòng viêm nhiệt cùng ai giãi, Nghe tiếng quyên kêu luống giật mình”
Trang 2929
(“Khóc cái quạt”)
Rõ ràng cảnh, vật chỉ là cái cớ để Á Nam gửi gắm kín đáo tâm trạng ưu thời
mẫn thế của mình Có lúc tâm trạng này bộc lộ khá trực tiếp: Khi Á Nam nói “Mười năm Nam Bắc dạ sầu đôi” (“Nhớ ai”), người đọc liên tưởng ngay đến hiện tình đất
nước chia cắt Bắc – Nam khi ấy
Dùng bút pháp ẩn dụ để kín đáo kí thác tâm sự yêu nước là điều thường thấy ở các nhà văn nặng lòng với đất nước như những sáng tác trong dòng văn học hợp pháp đầu thế kỷ XX Bên cạnh Á Nam Trần Tuấn Khải, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
là một ví dụ Tuy nhiên nội dung yêu nước trong thơ Tản Đà mờ nhạt hơn Á Nam Tâm trạng của cái tôi trữ tình yêu nước trong thơ Trần Tuấn Khải thể hiện rõ hơn qua các bài thơ tự bạch Với dạng thơ này, tâm trạng chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp và Á Nam cũng không nề hà thổ lộ nỗi niềm trăn trở vì đất nước của mình:
“ Non Côi sông Vị còn mây nước, Còn nặng ân tình với thế gian”
(“Nhớ bạn”) Nhiều khi, câu thơ như có nước mắt:
“Trăm mối tơ vương nỗi nước nhà, Thẩn thơ dưới nguyệt một mình ta
Câu văn than khóc kìa ai đó?
Sầu phá non sông động cỏ hoa”
(“Duyệt văn hữu cảm”) Nhưng không phải lúc nào tâm trạng cái tôi cũng bi lụy như thế Từ cuốn
“Duyên nợ phù sinh” thứ nhì, hơi thơ Trần Tuấn Khải mạnh dần và đặc biệt rắn rỏi
ở hai tập “Bút quan hoài” Bài thơ trường thiên “Khóc bạn Trình Xuyên” (“Duyên
nợ phù sinh” – quyển thứ nhì) có những câu:
“Chẳng hay anh giận dân tộc này Yếu hèn ngu ngược nhiều đắng cay Tấc lưỡi kinh luân khôn hiệu nghiệm
Mà toan vượt biển sang Âu Tây?”
Trang 30tượng cho người đọc Chính vì thế, số bài thơ làm theo lối “trữ tình nhập vai” của
Trần Tuấn Khải tuy chiếm tỷ lệ không nhiều, song lại được chú ý nhất Chủ thể trữ tình khi nhập vai anh Đồ, lúc nhập vai bác Xẩm, khi là tâm trạng của người thiếu
phụ xa chồng, lúc là người phụ nữ “gánh nước đêm”, khi là ông Nguyễn Phi Khanh khuyên con khi chia tay nơi ải Bắc, lúc lại là bà Trưng trong “nỗi chị khuyên em”,
Đây là lời mát mẻ của bác Xẩm:
“Anh đã toan cắt tóc đi chùa,
Ăn chay niệm Phật mà tu cho nó rồi
Anh cũng toan cúp tóc đi bồi,
Ra luồn vào cúi để cho người nó thương yêu
Anh cũng toan cất gánh đi chèo, Đeo râu bôi nhọ mà theo đám hề.”
(“Bác xẩm”)
Trang 3131
Lời phản kháng đầy uất ức với xã hội, đồng thời chứa đựng nỗi niềm đau xót của chủ thể trữ tình! Mượn lời bác xẩm, Á Nam bày tỏ thái độ chủ thể một cách thẳng thắn, không úp mở
Là một nhà nho cuối mùa, Á Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của thi pháp cổ điển
trong sáng tác Thơ ông phần lớn là thơ ngâm vịnh theo bút pháp “tỏ lòng” và xúc
cảm mang tính trung dung của Nho gia Tuy nhiên, tính hiện đại trong bút pháp thể
hiện đã bắt đầu manh nha qua một số bài thơ được đặt trong mục “Câu hát vặt” với
hiện thực trực tiếp, diễn đạt được tinh tế vóc dáng, tâm hồn cảnh vật, con người với cảm nhận riêng độc đáo, với cảm xúc, giọng điệu phong phú cụ thể trong bài thơ
“Gánh nước đêm” và những bài thơ anh Khóa chẳng hạn Bài “Gánh nước đêm” là
lời than thân của người phụ nữ gánh nước đêm Hình ảnh của người phụ nữ với gánh
nặng trên vai, một mình trên “con đường xa tít”, giữa đêm đen dày đặc thật ấn
tượng Không gian, thời gian mênh mông, tâm trạng trĩu buồn nhưng người phụ nữ
vẫn nhận rõ trách nhiệm của mình: “Vì chưng nước cạn, nặng nề em dám kêu ai”
Đồng thời người phụ nữ cũng thấy việc làm của mình là nhỏ bé, là mất công vô ích
như “Bà Nữ Oa đội đá vá trời / Con dã tràng lấp bể biết đời nào mới xong!”
Nhưng rồi chị vẫn trở lại với trách nhiệm, kiên quyết tiếp tục lên đường Bài thơ với hình ảnh cụ thể sinh động, diễn tả được trạng thái tâm hồn phong phú của nhân vật, đồng thời mang hàm nghĩa sâu sắc Qua tâm trạng người phụ nữ gánh nước đêm, người ta thấy hình bóng cái tôi chủ thể trữ tình đầy trách nhiệm với đất nước, tuy có lúc buồn chán, bất lực nhưng vẫn một lòng vì đất nước
Hình tượng cái tôi yêu nước trong thơ Trần Tuấn Khải cũng thường hiện diện sắc nét trong những cảnh chia ly hay vật đổi sao dời Về sự chia ly, Á Nam có nhiều bài thơ tả nỗi cách xa bạn tri âm và nỗi niềm chia ly, mong nhớ của vợ chồng Tình bạn tri âm tri kỷ và tình vợ chồng là những phạm trù tình cảm riêng tư có tính bền chặt, sâu nặng Mượn những tình cảm riêng tư này để nói tình yêu đất nước, Á Nam
đã bộc bạch được tâm sự của mình một cách tha thiết nhất Chúng tôi xin đơn cử bài
thơ trường thiên “Nhớ bạn” (“Duyên nợ phù sinh” – quyển thứ nhất) Bài thơ gồm
sáu khổ thất ngôn tứ tuyệt, câu cuối của khổ trên được lặp lại nguyên vẹn, làm câu
Trang 3232
đầu của khổ thơ dưới, cứ thế đến hết bài, tạo ấn tượng về tâm trạng khắc khỏai không dứt của chủ thể trữ tình Diễn biến cảm xúc của chủ thể bài thơ trải qua nhiều trạng thái phong phú: Thương nhớ, buồn tủi, đau xót Có lúc tâm sự trào dâng khiến
chủ thể thốt lên tha thiết: “Thấu chăng! Chăng hỡi, bạn giang san?” Người đọc
không thấy có chút gì cường điệu về cảm xúc ở đây là nhờ cái nền tâm tình của tri
âm tri kỷ quán xuyến trong cả bài thơ Qua tất cả các bài thơ mà chủ thể trữ tình hướng về bạn tri âm, chúng tôi thấy nỗi niềm chung được bộc bạnh trong đó đều là
nỗi niềm thế sự: “Nhân tình thế thái buổi ba lan” (“Nhớ bạn”); “Bể đông khi quyết
ra tay tát / Lấp hết nhân gian nỗi bất bình” (“Gửi bạn”); “Gánh non nước ra tay xin chớ ngại” (“Bên giời gặp bạn”); Được biết thời trai trẻ mười chín đôi mươi, Á
Nam Trần Tuấn Khải thường giao du với các nhà trí sĩ, những bậc lão thành cũng như những thanh thiếu niên đầy nhiệt huyết Trong số đó có nhiều người vì mang lòng phẫn uất với thực dân Pháp, trốn tránh đi ra nước ngoài để tìm phương kế cứu
giang sơn Tổ quốc Phải chăng những người này chính là “bạn tri kỷ” của Á Nam?
Dù đúng như vậy hay “bạn tri kỷ” chỉ là sáng tạo nghệ thuật giúp nhà thơ thổ lộ nỗi
niềm thì điều quan trọng là nhờ đó mà thế giới nội tâm của hình tượng cái tôi trữ tình được biểu hiện cụ thể, đầy đủ và thuyết phục hơn
Nhập vai người phụ nữ có chồng đi xa, Á Nam đã diễn tả được nhiều trạng thái cảm xúc rất tinh tế qua chùm bài thơ anh Khóa Chùm thơ này gồm 4 bài, được sáng tác vào những năm 1914, 1915, 1922, và bài thơ cuối cùng, 1975 Á Nam viết bài
“Tiễn chân anh Khóa xuống tàu” năm 1914, sau khi “tiễn chân các chí sĩ ra hải ngoại tìm đường cứu nước, xúc cảm nghĩ ra cái tứ đầu tiên và đem chuyển thành vợ tiễn chồng” [10, tr 30] Bài thơ được phổ biến rộng rãi trong nhân dân vì tâm tình
đó hợp với hoàn cảnh nhiều người lúc ấy; nó lại có cái nòng cốt bền bỉ là một tình cảm muôn đời của nhân loại và dân tộc, được viết dưới dạng bài hát với nội dung rất thật, rất sống, rất cụ thể, nên có sức lay động rất lớn Không còn là cuộc chia tay
mang tính ước lệ: “Người lên ngựa, kẻ chia bào”, “Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm”
(Nguyễn Du) Cảnh chia ly cũng diễn ra trên sông nước nhưng là sông nước đầu
thế kỷ XX với biểu tượng của cơ khí hóa: Con tàu – cái “máy phân ly” bắt người ta
Trang 3333
phải xa nhau Chị Khóa mời trầu anh mà không nén nổi xúc động:
“Tay cầm trầu mà giọt lệ chạy quanh, Anh xơi một miếng cho bõ chút tình em nhớ thương”
Hóa thân vào cảnh ngộ chị Khóa, Á Nam diễn tả được một cách tinh tế diễn biến tâm trạng chị từ lúc tiễn đưa anh ra đến bến tàu , tàu kéo còi , tàu nổ máy , rồi tàu chạy, kẻ ở người đi Nhớ thương, buồn tủi, lưu luyến, xót xa, Có giọt lệ
chạy quanh, có cảnh “ngậm ngùi mà đứng trông nhau”, có cái giật mình thảng thốt
của chị Khóa khi nghe tiếng còi tàu Rồi con tàu chạy, chị Khóa đứng trông theo, lòng tan nát Không chỉ là tâm trạng cảm thông với khách thể trữ tình, ở đây chủ thể trữ tình đã hòa với khách thể, nỗi đau của khách thể cũng là chính nỗi đau đứt ruột của chủ thể Có điều, đứt ruột vì một nỗi niềm lớn lao hơn: Nỗi niềm về đất nước
Một năm sau, 1915, bài thơ “Mong anh Khóa” ra đời vẫn trên cái nền tâm tình
chia ly ấy Tâm trạng chung là nhớ mong nhưng giọng điệu bài thơ có phần khác bài
“Tiễn chân anh Khóa xuống tàu” Sau những câu thơ mở đầu nhắc lại buổi chia ly,
sang bốn câu tiếp theo nói về thân phận anh Khóa, giọng thơ vừa chua chát, vừa có phần đay nghiến:
“Anh Khóa ơi! Ở trên đời chi hiếm kế giàu sang, Sao anh không luồn cúi để khuênh khoang cho nó qua đời? Can chi mà nay ngược lại mai xuôi,
Để buồng không em than thở, mà bên trời anh cũng lênh đênh!”
Cuối bài thơ, giọng điệu rắn rỏi lạc quan:
“Anh Khóa ơi! Kiếp tài tình đã trót đa mang;
Năm chìm bảy nổi, xin chàng cũng chớ ăn năn;
Nữa một mai thiên địa xoay vần
Nụ xanh hoa thắm gặp ngày xuân ta lại tươi cười ”
Sự thay đổi về giọng điệu cho thấy biến chuyển mới của cái tôi trữ tình: Khỏe
khoắn hơn trong cảm xúc Biến chuyển đó còn thấy rõ hơn ở bài “Gửi thư cho anh Khóa” viết năm 1922, in trong tập “Bút quan hoài” quyển thứ nhất Vẫn có nhớ
Trang 34Chị động viên chồng bằng những lời đầy nghĩa khí:
“Anh Khóa ơi! Ngẫm ngàn xưa hào kiệt với anh tài,
Bể dâu chìm nổi, cái bước trên đời ai khỏi gian nan?
Anh nghĩ làm sao cho danh nghĩa được vẹn toàn,
Để treo gương hào hiệp với giang san sau này”
Những câu trên khiến người ta liên tưởng đến khẩu khí cô Chí trong “Trùng Quang tâm sử” của Phan Bội Châu Lí lẽ thấu đáo, cứng cỏi, ý thức “gạt tình riêng
vì nghĩa cả”, động viên chồng theo đuổi sự nghiệp lớn (trong hoàn cảnh “Cuộc phân ly thấm thoắt đã mấy năm rồi” mà “Giời Âu, bể Á, một chiếc thuyền tình anh biết ghé nơi nao?”) của chị Khóa có vẻ không điển hình cho người phụ nữ Việt
Nam đầu thế kỷ XX Vì vậy hình tượng chủ thể trữ tình của bài thơ lộ rõ: những lời
lẽ trên rõ ràng là suy nghĩ của chủ thể trữ tình gán cho chị Khoá
Bài thơ vẫn tiếp nối giọng đay nghiến khi liên tưởng đến những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm với đất nước, nhưng mức độ mạnh mẽ hơn:
“Anh thà như ai câm điếc đã xong Chỉ bưng tai nhắm mắt mà ôm lấy miếng đỉnh chung cho nó qua đời”
Cuối bài là lời hứa “quyết chí đợi chờ” đầy lạc quan của chị Khóa thể hiện
niềm tin của tác giả vào tương lai Và Á Nam đã đợi được đến ngày đó Năm 1975,
Tổ quốc hoàn toàn độc lập, Bắc Nam thống nhất một nhà, bài “Mừng anh Khóa về”
ra đời diễn tả niềm hân hoan khôn xiết của chị Khóa – chính là của chủ thể trữ tình:
“Anh Khóa ơi! Cả non sông Hồng Lạc tựa say sưa Tàu bay, tàu lặn đón đưa che rợp biển trời”
Trang 3535
Qua bốn bài thơ anh Khóa, chúng ta có thể hình dung tương đối đầy đủ hình tượng, cái tôi trữ tình trong thơ Á Nam nói chung: Một tâm sự thường trực về đất nước với nhiều biểu hiện phong phú
Hình tượng cái tôi trữ tình yêu nước trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải đặc biệt
đi vào chiều sâu với những bài lấy cảm hứng từ lịch sử Một thực tế là mỗi khi vận nước gặp cơn dâu bể thì truyền thống lịch sử của cha ông lại được khơi dậy mạnh
mẽ trong lòng mỗi người dân yêu nước Bởi vậy, trong sáng tác thơ văn yêu nước đầu thế kỷ XX, đề tài lịch sử được sử dụng rộng rãi Nhà cách mạng Phan Bội Châu
đã triệt để sử dụng đề tài lịch sử vào mục đích tuyên truyền cách mạng Á Nam Trần Tuấn Khải cũng như một số nhà thơ trữ tình yêu nước khác, trong đó có Tản Đà, thì khai thác đề tài lịch sử như một cái cớ để nói xa xôi bóng gió, nói kín đáo những điều muốn nhắn gửi Những Cổ Loa, Hồ Gươm, đền Hùng Vương, Thăng Long, Lạng Sơn thành, xứ Huế, hiện hữu trong thơ Á Nam luôn gắn liền với nỗi niềm
hoài cổ của chủ thể trữ tình Hoàng Ngọc Phách gọi bài “Chơi thành cổ Loa” là
“giọt lệ khóc người xưa đã giọn lại tám câu thơ làm được lòng người cảm động”
(Dẫn theo Xuân Diệu – 10, tr 17) Bản thân Xuân Diệu thì cho rằng đây là một bài
thơ vịnh sử mà “dáng điệu như một bài thơ tâm tình; ý nghĩ đưa thành tình cảm; đặt
di tích cũ vào giữa thiên nhiên gió táp mưa sa, bóng trăng tiếng cuốc, làm cho thành quách, gạch đá cũng phải rung động và như thiên di với lịch sử ” [10, tr 17] Vẫn trong mạch cảm xúc ấy, “Duyên nợ phù sinh” quyển thứ nhì có hai bài thơ “Đề đền vua Hùng Vương” Cổ Loa hoang phế dễ khiến người ta mủi lòng đã đành, còn ở đây đền Hùng trang nghiêm là thế cũng hé “cảnh thương tâm”! Đây là lôgic cảm
xúc tất yếu của tâm hồn yêu nước, trong xã hội thương đau mà bất lực Tấm gương dựng nước bốn nghìn năm của tiên tổ còn đó mà có kẻ đã vội quên mình là dòng dõi con Lạc cháu Hồng Đoạn kết bài 2 là lời nhắc nhở đau xót:
“Anh em Nam Việt ai đâu đấy Nhớ tổ vương đây kẻo nữa lầm.”
Nỗi niềm hoài cổ dù có vương chút bi lụy thì cũng là cách thể hiện thái độ phản kháng, phủ nhận thực tại của chủ thể trữ tình Tuy nhiên không phải lúc nào
Trang 36Những lúc này, giọng thơ Á Nam như được cất cánh
Lấy cảm hứng từ lịch sử, Á Nam có một số bài thơ trữ tình nhập vai khá thành
công Thường tác giả ghi rõ ở đề từ của những bài này: “Nghĩ lời bà Trưng Trắc khuyên em”, “Nghĩ lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi” Nữ anh hùng dân
tộc Trưng Trắc đã gợi tứ cho Á Nam viết hai bài thơ và một bài văn tế gây tiếng
vang lớn Bài thơ “Nỗi chị khuyên em” được viết năm 1920, đặt trong mục “Câu hát vặt” của “Bút quan hoài” Đề từ bài thơ ghi rõ: “Nghĩ lời bà Trưng Trắc khuyên
em gái là bà Trưng Nhị, khi sắp dấy quân đánh đuổi Tô Định để trả thù cho chồng”
Bài thơ nói về lòng yêu nước căm thù giặc và kêu gọi chị em đùm bọc lấy nhau, quyết tâm đánh giặc cứu nước Cảm hứng yêu nước được thể hiện qua lời chị khuyên em nên rất tâm huyết Hàng loạt câu hỏi tu từ phối hợp với việc sử dụng
điệp ngữ “Này hỡi em ơi!” tha thiết tạo nên giọng điệu bồn chồn day dứt trong cả
bài thơ Vì là viết về lịch sử nên ngòi bút Á Nam phóng khoáng, thoải mái Ông có thể nói thẳng nhiều điều mà không cần phải xa xôi, bóng gió: Từ nỗi lòng đau đớn, xót xa trước cảnh nước mất nhà tan, lòng căm thù giặc chất chứa, nỗi trăn trở làm thế nào để trả thù nhà, đền nợ nước đến lời kêu gọi cứu nước Được biết năm 1968, tức 40 năm sau khi bài thơ ra đời, Nhà xuất bản Cảo Thơm (Sài Gòn) in lại dưới chính quyền Mỹ ngụy đã cắt bớt 16 câu quan trọng, là lời Trưng Trắc kêu gọi em hãy nhìn thẳng vào cái nhục mất nước và kiên quyết đứng lên hành động cứu nước:
“Này hỡi em ơi! Em thử đoái trông dân chúng chị em nhà, Làm thân trâu ngựa dễ bao giờ đã thoát cho xong?
Cảnh lầm than thêm bêu riếu nước non Hồng
Trang 3737
Cháu con như thế, phỏng đã cam lòng hay chưa?
Này hỡi em ơi! Chị khuyên em, em đừng một đắn hai đo, Phải ra tay gắng sức để đắp lại cơ đồ cho đức tổ tiên
Vì non sông ta tranh cướp lại tự do quyền,
Để cho thiên hạ biết rõ cái tiếng thuyền quyên sau này ”
Việc cắt bỏ những câu thơ trên không cho in chứng tỏ kẻ thù thấy rõ sức mạnh tuyên truyền, khích lệ tinh thần yêu nước của nó với dân chúng hiện tại như thế nào
Năm 1926, Á Nam viết: “Trường thán thi” với lời đề từ: “Nghĩ thay lời bà Trưng Trắc nhủ em là bà Trưng Nhị khi nổi quân đánh đuổi tên thái thú tham tàn là
Tô Định” Bài thơ viết theo điệu “thập thủ liên hoàn”, gồm 10 bài liên hoàn Vẫn giọng tâm huyết ấy nhưng lời văn của “Trường Thán Thi” đanh thép, uất hận hơn
“Nỗi chị khuyên em”:
“Em ơi ruột chị rối như tơ Nướt mất, nhà tan cám cảnh chưa?
Đất tổ làm hang nuôi hổ báo, Con tiên lộn kiếp hóa trâu lừa ”
“Chịu yên sao được? Hỡi em ơi!
Trông đến giang san chết nửa người
Mất mẹ, gà con ngẩn ngơ bóng, Gặp thì, chó dại nguẩy ngoe đuôi ”
“Trông anh em đó như điên dại, Còn ruột gan nào hưởng đỉnh chung?
Xé yếm may cờ dù thỏa chí, Kiếp này khỏi phụ với cha ông ”
Sáng tác “Trường thán thi”, cảm xúc của nhà thơ đạt đến độ mãnh liệt Bài thơ chính là tâm sự “nóng ran lò lửa bốc” của Á Nam xứng đáng được coi là áng thơ
văn yêu nước xuất sắc của văn học đầu thế kỷ XX Cảm hứng bi hùng tạo nên sức
Trang 3838
lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ, có giá trị kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước căm thù giặc và ý thức trách nhiệm trước vận mệnh đất nước ở mọi người
Nói về thơ yêu nước trong sáng tác của Á Nam, không thể không nói đến bài
“Hai chữ nước nhà” mà Á Nam “Nghĩ lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi
bị quân Minh bắt”, viết năm 1926, in trong tập “Bút quan hoài” quyển thứ nhất Xuân Diệu đánh giá bài thơ này “đã tổng hợp các mô típ văn yêu nước của Á Nam
từ giọng bi tráng đến giọng mỉa mai, từ chất căm hờn đến lời mắng mỏ, từ sự dỗi tức nguyền rủa bọn Việt gian chết tiệt đến nỗi đau thương ôm lấy bà mẹ giang san ” và “tập trung cao độ sự kích động rất hợp với tuổi thiếu niên, thanh niên”
[10, tr 51] Đỉnh cao của thơ trữ tình yêu nước trong sáng tác của Á Nam chính là bài thơ này Lấy cảm hứng từ một sự kiện trong quá khứ, nhưng bài thơ rất hợp với hiện tình đất nước ta thời Pháp thuộc Bài thơ mượn lời cha dặn con với giọng thống thiết, bi tráng, điệu song thất lục bát với những vần trắc ở giữa câu rất hợp để thể hiện nỗi uất ức, căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngợi, nỗi ưu sầu, Đó là lý do bài thơ có sức lôi cuốn hấp dẫn đối với một bộ phận không nhỏ thanh niên thời ấy, trong đó có Xuân Diệu, Huy Cận, Khương Hữu Dụng (như lời tâm sự của các ông)
Sự lay động mạnh mẽ của những bài thơ về đề tài lịch sử như: “Nỗi chị khuyên em”, “Trường thán thi”, “Hai chữ nước nhà” còn xuất phát từ một nguyên nhân
quan trọng: Á Nam đã biết chớp lấy những khoảnh khắc có ý nghĩa nhất đối với nhân vật, khi xúc cảm đạt đến cao trào và những gì họ bộc bạch là tâm huyết, thẳng thắn nhất Điều ấy có nghĩa nhờ đó chủ thể trữ tình cũng có thể bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình đầy đủ hơn cả So sánh với những sáng tác cũng về đề tài lịch sử của các tác giả cùng thời, chúng tôi nhất trí với những đánh giá của Vũ Văn Ký [32], đây
là cách khai thác lịch sử “rất riêng của Á Nam”
Tuy những bài thơ trên nói về hiện thực lịch sử, nhưng ai cũng có thể nhận ra lịch sử chỉ là cái cớ để nhà thơ nói về hiện tại nhờ mối tương đồng hoàn cảnh xã hội, nhờ cách sử dụng ngôn từ hàm ý và nhờ đặt những bài thơ trên trong hệ thống cảm
hứng chủ đạo chung của sáng tác Á Nam Xuân Diệu cho rằng: “Thời bà Trưng khởi
Trang 3939
nghĩa nước ta đâu đã đủ diện tích để có miền Bắc và miền Nam, nhưng muốn nói mọi người phải xẻ nghé tan đàn, tác giả đã cố ý dùng chữ “kẻ Bắc người Nam” là những miền mà nước ta thời thuộc Pháp đang có” Như vậy hình tượng cái tôi trữ
tình ở đây không phải cái tôi bất đắc chí tìm đến quá khứ như một niềm an ủi mà là cái tôi luôn trăn trở ở hiện tại, đang giãi bày nỗi ưu tư của mình trước hiện trạng đất
nước
b) Phẫn uất căm giận kẻ thù
Ở trên, khi phân tích hình tượng cái tôi trữ tình luôn trăn trở, đau xót trước thực trạng nước mất nhà tan trong thơ Á Nam, chúng tôi đã đề cập phần nào đến lòng căm hận kẻ thù biểu hiện dưới giọng điệu khi đay nghiến lúc mỉa mai, phẫn uất, Ở đây, chúng tôi muốn phân tích kỹ hơn về khía cạnh này
Là một nhà thơ yêu nước, Á Nam Trần Tuấn Khải ghét cay ghét đắng những kẻ cam tâm làm tay sai cho giặc mà quên đi nỗi nhục mất nước Ngòi bút châm biếm,
đả kích của ông khi kín đáo, lúc trực tiếp, nhưng nhìn chung rất sắc nhọn Cách nói
mát mẻ để châm biếm, đả kích của Á Nam thường thấy ở những “Câu hát vặt” - là
lối nói dân gian, rất gần gũi với quần chúng nhân dân lao động Lối nói đó được đặt vào miệng bác Xẩm, chị Khóa, bà Trưng, vừa châm biếm kẻ thù, vừa thổ lộ nỗi niềm chua chát, đau xót
Nhưng không phải lúc nào Á Nam cũng nói xa xôi bóng gió như thế Trong
nhiều bài thơ ông dùng cách nói trực tiếp để đả kích, lên án kẻ thù, “nói như quất roi vào mặt chúng, đóng đinh chúng trên tấm ván của lịch sử” [10, tr 54] “Hai chữ nước nhà”, đỉnh cao của giọng đả kích trong thơ Á Nam có những câu:
“Kiếp luồn cúi đỉnh chung cũng nhục Thân tự do chiên chúc mà vinh ”
Và mạnh mẽ hơn nữa, như trút tất cả sự khinh bỉ, căm giận vào bọn tay sai bán nước:
“Sống như thế sống đê sống mạt Sống làm chi cho chật non sông Thà rằng chết quách cho xong
Trang 4040
Cái thân cẩu trệ ai mong có mình”
Từ “Bút quan hoài” trở đi, Á Nam có một loạt bài đả kích mang tính “Ngụ ngôn thi” Ngoài “Con hoàng oanh” (thuộc “Duyên nợ phù sinh”), còn có các bài:
“Mắng bù nhìn”, “Hỡi cô bán nước”, “Con mèo”, “Chuột tranh ăn”, “Con dơi”
Á Nam viết “Con hoàng oanh” ngụ ý chửi tên Việt gian Hoàng Cao Khải Trước hết là chửi cái thân hèn hạ luồn cúi, chịu cảnh “cá chậu chim lồng” của hắn:
“Này hỡi con hoàng oanh kia ơi!
Ở một bài khác, bộ mặt xấu xa của những kẻ Việt gian bán nước lại được ví với con mèo:
“Đã thua chó ngựa lòng trung nghĩa Còn học sói hùm lối ngoắt ngoeo
Rõ chuột không hay, hay đánh vụng Giờ hồn!!! Không nữa chết cò queo”
(“Con mèo”) Giọng đả kích của Á Nam ở bài này đạt đến mức cay độc
Cũng vẫn giọng ngụ ngôn như thế, bài “Chuột tranh ăn” lại nói đến cảnh “Bóc lột lẫn nhau quen thói chuột” – nhằm vào những kẻ chuyên sống trên mồ hôi nước
mắt của chính nhân dân mình, không biết rằng mình cũng chỉ là quân cờ trong tay kẻ khác Á Nam mắng chúng:
“Liệu hồn! Mèo nó vẫn rình kìa.”