1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu

106 1,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 497 KB

Nội dung

Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết. Xác định vai trò, vị trí, chức năng và sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau của hai loại hình nghệ thuật này.Nghiên cứu ảnh hưởng của văn học dân gian (chủ yếu là thơ ca dân gian) tới thơ ca của hai nhà thơ: Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, qua đó tìm ra được những độc đáo, mới mẻ và tài năng nghệ thuật của những tác giả này.Đề xuất một cách tiếp cận mới đối với dòng thơ bác học nói riêng và thơ Việt Nam nói chung, từ góc nhìn của văn hoá và văn học dân gian.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Mục đích nghiên cứu 12

4 Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu 13

5 Cấu trúc luận văn 14

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA FOLKLORE VÀ VĂN HỌC VIẾT 16

1.1 Thuật ngữ 16

1.1.1 Folklore 16

1.1.2 Văn học dân gian 20

1.1.3 Văn học viết 22

1.2.Văn học dân gian, văn học viết: điểm khác biệt và tương đồng 24

1.3 Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trong lịch sử văn học 29

1.3.1 Quy luật chung 29

1.3.2 Các phương thức biểu hiện trong mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết 30

Tiểu kết chương I: 37

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ CỦA Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI 39

2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 39

2.1.1 Cuộc đời 39

2.1.2 Sự nghiệp văn chương 41

2.2 Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải 44

Trang 2

2.2.1 Nội dung tư tưởng 44

2.2.2 Nghệ thuật 53

2.2.2.1 Ngôn ngữ thơ 53

2.2.2.2 Thể loại thơ 56

Tiểu kết chương 2: 65

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ CỦA TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU 66

3.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 66

3.1.1 Cuộc đời 66

3.1.2 Sự nghiệp sáng tác 67

3.2 Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của nhà thơ Tản Đà 69

3.2.1 Nội dung tư tưởng 69

3.2.2 Nghệ thuật 79

3.2.2.1 Ngôn ngữ thơ 79

3.2.2.2 Thể loại thơ 84

Tiểu kết chương 3: 96

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

MỞ ĐẦU

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài

Trong sự hình thành và phát triển nền văn học của một dân tộc, văn hóa dângian đóng vai trò rất quan trọng Nói cách khác, sáng tác dân gian là một trongnhững cơ sở, nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học của dântộc Chính đời sống tinh thần của mọi thời đại đã chứng kiến mối quan hệ giữafolklore – văn hóa dân gian và văn học là một quá trình thực tế và liên tục Sựảnh hưởng của sáng tác dân gian truyền thống không chỉ bó hẹp ở một ngành haymột lĩnh vực nào đó mà diễn ra trên một phạm vi rộng, bao gồm cả văn học, sânkhấu, âm nhạc, vũ đạo, hội họa, kiến trúc, điêu khắc…

Folkore hay còn gọi là văn hóa dân gian, là toàn bộ kho trí thức, trí tuệ, cáchnhận thức của dân chúng, là toàn bộ các lĩnh vực sáng tạo văn hóa của quầnchúng nhân dân Văn hóa dân gian tồn tại và phát triển từ lâu đời Thuở mà conngười chưa có chữ viết, văn hóa dân gian được truyền bá chủ yếu bằng phươngpháp truyền miệng, bằng các động tác làm mẫu để người khác làm theo…

Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa dân gian nói chung với văn học viết

là một vấn đề được giới nghiên cứu ngữ văn và folklore rất quan tâm Từ trướctới nay, các nhà nghiên cứu luôn chú ý tới mối quan hệ giữa folklore và văn họcdân gian; mối quan hệ giữa folklore và văn học viết và mối quan hệ giữa văn họcdân gian và văn học viết

Văn học dân gian, một thành tố của folklore ngôn từ có mối quan hệ chặtchẽ với các folklore dân gian khác như folklore tạo hình, folklore biểu diễn, lễhội dân gian, trò chơi dân gian, và các truyền thống dân gian khác… Đặt tácphẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian, các nhà nghiêncứu văn học dân gian Việt Nam đã không chỉ đơn thuần tập trung nhìn nhận yếu

tố ngôn từ của tác phẩm dân gian mà còn chú ý tới các yếu tố phi ngôn từ khác,các điều kiện tồn tại, diễn xướng trong đời sống văn hóa của nó Hướng tiếp cậncác tác phẩm văn hoá dân gian theo folklore học bao gồm các phương diện như

Trang 4

ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, tín ngưỡng, phong tục

và lễ hội dân gian…

Folklore có vai trò và ảnh hưởng to lớn trong sự hình thành thể loại văn họcdân gian Và ngược lại, văn học dân gian – một thành tố của folklore ngôn từ lại

có vai trò to lớn trong việc tái hiện lại toàn bộ nền văn hóa vật chất và tinh thầncủa quần chúng nhân dân lao động Sự ra đời của văn học dân gian là một bướctiến mới, đánh dấu sự phát triển của văn hóa dân gian Hơn nữa, cùng với sự rađời và phát triển như vũ bão của các tác phẩm văn học dân gian mà nền văn họcthành văn – hay còn gọi là văn học viết mới ra đời

Văn học viết là một hệ thống nghệ thuật ra đời cùng với sự ra đời của chữviết, khi đó văn học dân gian đã trên con đường phát triển rực rỡ Nhìn nhận sựxuất hiện của văn học viết, không thể tách rời với văn học dân gian nói riêng vàvăn hóa dân gian – folklore nói chung Chung quy lại, thì văn học viết cũng làmột sản phẩm độc đáo của nền văn hóa của nhân loại mà ở đó văn học dân gian

đã chiếm một vị trí đáng kể Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, folklore và văn họcviết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong đó, mối quan hệ giữa văn học dângian và văn học viết là biểu hiện đầu tiên và cụ thể nhất

Văn học dân gian và văn học viết là hai khái niệm dùng để chỉ hai hệ thốngnghệ thuật khác nhau Chúng tồn tại độc lập và có những đặc trưng riêng Tuynhiên, trong quá trình tồn tại và phát triển, hai hệ thống nghệ thuật này luôn luôn

có sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nền văn học dân tộc ngàycàng phát triển

Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết ở nước ta từtrước đến nay là một vấn đề thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm Mốiquan hệ này được nghiên cứu, xem xét trên hai phương diện chính: phương diện

lý luận chung và phương diện lịch sử văn học Nhưng, dù nghiên cứu ở phươngdiện nào, thì mục đích cuối cùng của các nhà nghiên cứu là muốn khẳng định vai

Trang 5

trò của mỗi loại hình văn học, qua đó, xem xét số phận lịch sử của những loạihình nghệ thuật đặc thù này.

Trong khoa nghiên cứu ngữ văn và khoa nghiên cứu Folkore ở Việt Nam,vấn đề này đã được đặt ra với những gợi mở bước đầu cho những nghiên cứuđồng bộ và chuyên sâu Theo ông Võ Quang Trọng: “Một số bài viết trên tạp chívăn học và trên các tạp chí chuyên ngành khác, một số chương trong các giáotrình ở bậc đại học và một vài chuyên luận… ít nhiều đã đề cập đến từng khíacạnh của vấn đề này, nhưng phần lớn các công trình còn giới hạn ở những phạm

vi nhất định” [64; 6] Người ta quen và thường chú trọng đi tìm những dấu vếtvật chất, tức những dấu hiệu tồn tại dưới hình thức ngôn ngữ của văn học dângian trong các tác phẩm văn học Phổ biến nhất là tìm hiểu cách viện dẫn, tụcngữ, ca dao, dân ca và việc sử dụng các mô típ, hình ảnh…của văn học dân giantrong sáng tác của nhà văn Theo các nhà nghiên cứu, hướng tiếp cận như vậythường thiên về những hình thức biểu hiện nghệ thuật mà chưa đi vào tìm hiểumột cách bao quát, toàn diện để chỉ ra một cách có hệ thống ảnh hưởng đa dạngcủa văn học dân gian trong tác phẩm nghệ thuật của văn học viết

Chính vì vậy, luận văn của chúng tôi hướng tới nghiên cứu mối quan hệ giữafolklore và văn học viết, trong đó tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa vănhọc dân gian và văn học viết, cụ thể nghiên cứu trường hợp thơ Á Nam TrầnTuấn Khải và thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu Để từ đó tìm ra mối quan hệ đadạng và phong phú của hai phương thức nghệ thuật này

Tản Đà là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam Ông là nhà thơ cổ điển cuốicùng và là nhà thơ mới đầu tiên, giữ vị trí đặc biệt trong tiến trình văn học ViệtNam Đã có nhiều công trình nghiên cứu, giới thiệu về thơ Tản Đà Nhiều nhànghiên cứu tâm huyết đã đưa ra được những nhận định quý báu về thơ Tản Đà.Song, có thể nói từ trước tới nay hầu như ít có công trình nào đặt vấn đề nghiêncứu thơ Tản Đà như một hệ thống nghệ thuật trong mối tương quan với văn họcdân gian nói riêng và văn hóa dân gian nói chung Nghiên cứu về nhà thơ Tản

Trang 6

Đà, phần lớn các nhà nghiên cứu quan tâm đến Tản Đà – kiểu nhà thơ giao thời,chú ý đến Tản Đà với những cái mới lạ không ai có mà quên mất rằng chínhnhững nét dân gian trong thơ ông mới tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc sắc.Thi sĩ Huy Cận từng phàn nàn: “Khá nhiều người cho Tản Đà chỉ là một thi sĩgiao thời, với cái ý hạn chế vị trí của ông trong nền văn học Tôi nghĩ khác, Tản

Đà là chủ nhân của một thời thơ văn với những khám phá bề sâu, với một bảnlĩnh độc đáo không lẫn lộn được”[15; 1]

Cũng như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Á Nam Trần Tuấn Khải là chiếc cầunối giữa thế hệ các nhà thơ cũ đang tàn lụi và các nhà thơ mới trong bước đầukhởi sắc Cả hai đều là những nhà thơ có tinh thần dân tộc, đưa thơ về với các thểtài ca dao, dân ca và các thể tài dân tộc Ông đã tìm được sức sống cho thơ cabằng những thể tài thơ ca dân tộc, nhất là thơ ca dân gian Thơ ông mang một vẻdung dị, chân chất, ngôn ngữ trong thơ rất gần với lời ăn, tiếng nói của quầnchúng

Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài cho luận văn Thạc sĩ của mình:

Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

2 Lịch sử vấn đề

Trên thế giới, vấn đề ảnh hưởng qua lại giữa folkore và văn học là đối tượngnghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà khoa học và đã đạt được nhiều thành tựuđáng kể Người ta tiến hành nghiên cứu tiến trình phát triển nền văn học của mộtdân tộc trong mối tương quan với sáng tác dân gian; sự ảnh hưởng qua lại củavăn học viết và folkore trong từng giai đoạn, từng thời kỳ; tìm hiểu vai trò củasáng tác dân gian trong một số tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ… Nhiều côngtrình nghiên cứu của các nhà folkore và ngữ văn Nga cũng như ở các nước thuộcLiên Xô (cũ) đã ra đời và được đánh giá cao trong giới khoa học quốc tế

Trong khoa nghiên cứu ngữ văn và khoa nghiên cứu folklore Việt Nam, vấn

đề này đã được đặt ra nhưng chỉ mới là những gợi mở bước đầu mà chưa được

Trang 7

tiến hành một cách đồng bộ và chuyên sâu Một số bài viết trên Tạp chí Văn học

và trên các tạp chí chuyên ngành khác, một số chương trong các giáo trình ở bậcđại học và một vài chuyên luận… ít nhiều đã đề cập đến từng khía cạnh của vấn

đề này, nhưng phần lớn các công trình còn giới hạn ở những phạm vi nhất định

Ở châu Âu, văn học dân gian đã ảnh hưởng đến văn học từ rất sớm và pháttriển mạnh vào thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn Sựphong phú và đa dạng trong việc khai thác chất liệu folklore trong sáng tác vănhọc bắt đầu từ thế kỷ XV - XVI Nhiều vấn đề được đặt ra và thật sự gây một sựchú ý đối với các nhà văn trong việc tiếp thu kinh nghiệm nghệ thuật dân giantruyền thống vào sáng tạo văn học Chẳng hạn như tính đặc thù bản địa, các giátrị biểu cảm, hệ thống các chất liệu phù hợp với yêu cầu sáng tác văn học… Nhìnchung folklore truyền thống đã góp phần đắc lực vào việc hình thành nên chủnghĩa nhân văn ở châu Âu

Nền văn học Mỹ - La tinh tiếp thu mạnh mẽ truyền thống sáng tác dân giannhư đề tài, mô típ, từ ngữ, cảm hứng nghệ thuật và phương thức cảm thụ thế giớicủa các loại hình tự sự dân gian, nhất là huyền thoại Từ đó làm nảy sinh trongvăn học các nước này “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” Đây là phương thức sángtạo chịu ảnh hưởng của trí tưởng tượng dân gian Trào lưu văn học này gắn liềnvới tên tuổi của Miguel Angel Asturias, Alejo Carpentier, Jorge Amado… vànhất là Gabriel Garcia Marquez

Ở Liên Xô, vấn đề mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết chiếmmột vị trí quan trọng trong khoa nghiên cứu văn học, đặc biệt là khoa nghiên cứuvăn học và folklore Nga Công việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hệ thốngthẩm mỹ này được tiến hành từ thế kỷ trước Phải nói rằng trong thời kỳ Xô Viết,nhiều công trình nghiên cứu đã có những đóng góp to lớn về những vấn đề lýluận, phương pháp luận và phương pháp cụ thể

Ngay từ những năm hai mươi, trong các công trình của B.M Aaykhenbaum,V.V Vinagrađốp đã đặt ra việc phân tích hình thức tự sự và phong cách hóa của

Trang 8

truyện kể Ngoài ra, một số công trình khác nghiên cứu phong cách tự sự truyềnmiệng trong loại hình văn xuôi Tuy nhiên, theo Võ Quang Trọng:” những côngtrình đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết còndừng lại ở việc xem xét một vài khía cạnh hình thức của văn học dân gian trongmột số tác phẩm văn học cụ thể” [65;24]

Những năm ba mươi của thế kỷ XX là thời điểm mang tính bước ngoặt trong

việc nghiên cứu vấn đề này Năm 1936 trong bài báo “Văn học dân gian và văn học”1, N.P Anđrêép đã đề cập đến một vài vấn đề lý luận đầu tiên về việc nghiêncứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết Cũng trong năm đó, ởmột bài báo khác, ông đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của văn học dân giantrong thơ Nhêkraxốp Còn nhà nghiên cứu Iu.M Xôcôlốp xem xét ảnh hưởng củasáng tác dân gian trong thơ Puskin Nhìn chung, các công trình thời kỳ này chỉ rarằng tính chất của văn học dân gian thuộc phạm trù tư tưởng thẩm mỹ và nghiêncứu tính chất của văn học dân gian là nghiên cứu chính quá trình sáng tạo của nhàvăn

Về lý luận, đáng quan tâm nhất là bài báo: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và văn học dân gian”2 của L.I Êmêlianốp Bài báo của ông có ý nghĩaquan trọng trong việc đặt ra phương pháp luận nghiên cứu mối quan hệ này Theoông, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết cần vậndụng phương pháp lịch sử - văn học Và chính những phương pháp đó đã đượcnhiều nhà nghiên cứu áp dụng để khám phá tính chất văn học dân gian trong sángtác của nhà văn Chẳng hạn I.X Prapđina, A.A Morđivinsep về tính chất văn họcdân gian trong thơ Maiakốpxki; V.P Anhikin về ý nghĩa của thơ ca dân giantrong sự phát triển sáng tạo của A.N.Tônxtôi…

1 N P Andrêép, Văn học dân gian và văn học, Học văn, 1936, số 2

2 L.I Êmêlianốp, Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và văn học dân gian, Trong cuốn

Những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu văn học, Matsxcơva – Lêningrát NXB Khoa

Học, 1966

Trang 9

Với phương pháp kết hợp phân tích những đặc trưng của sáng tác dân gian

với những đặc điểm dân tộc học, V.K Xôcôlốp có bài: “Tư liệu folkore và dân tộc học ở Gôgôn”1 Phương pháp này đã xác định được vai trò của lối sống dângian và văn hóa dân gian trong hoạt động sáng tạo của nhà văn

Về mảng thơ ca, vào những năm sáu mươi, phương pháp so sánh lịch sửđược sử dụng trong các công trình của P.X Vưkhốtsép Với việc chia sự pháttriển văn học thành bốn giai đoạn, nhà nghiên cứu đã xác định được vai tròtruyền thống của thơ ca dân gian của mỗi giai đoạn đó Tuy nhiên, phương phápcủa ông tỏ ra không nhất quán đến cuối, thậm chí nó còn cản trở việc tìm hiểu sửdụng các truyền thống sáng tác dân gian trong quá trình sáng tạo của nhà thơ.Công việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết ởnước Nga đạt được nhiều thành tựu đáng kể Trước hết phải kể đến công trình

chung bốn tập “Văn học Nga và văn học dân gian”2 của nhà nghiên cứu Viện

Văn học Nga thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô; công trình “Thơ ca Nga đầu thế kỷ XX và văn học dân gian”3 của N.I Xavuskina; “Văn học và truyền thống văn học dân gian” của Đ.N Međris; “Văn học và văn học dân gian”4 củaU.B Đangát và nhiều công trình khác

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn họcviết được tiến hành tương đối muộn so với ở Nga và một số nước khác trên thếgiới

Trước cách mạng tháng Tám, trong bài báo “Nguồn gốc văn Kiều – Hát Phường vải”5 Hoàng Xuân Hãn là một trong số những người đầu tiên nghiên cứu

ảnh hưởng của hát Phường vải đối với kiệt tác Truyện Kiều của nhà văn Nguyễn

1 V.K Xôcôlốp, Tư liệu folkore và dân tộc học ở Gôgôn Dân tộc học Xô Viết, 1952

2 Văn học Nga và văn học dân gian Lêningrát, NXB Khoa học, 1970

3 N.I Xavuskina, Thơ ca Nga đầu thế kỷ XX và văn học dân gian, Mátxcơva, Trường Đại học

Tổng hợp quốc gia Mátxcơva xuất bản năm 1988

4 Đ.N Međris, Văn học và văn học dân gian, Mátxcơva, NXB Khoa học, 1981

5 Hoàng Xuân Hãn, Nguồn gốc văn Kiều – Hát Phường vải, Thanh Nghị, số 47 tháng 10 năm

1943

Trang 10

Du Nhưng phải đến mười năm về sau, trong cuốn “Đại cương về văn học sử Việt Nam”, vấn đề mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết lần đầu tiên

được Nguyễn Khánh Toàn đặt ra đúng với tầm quan trọng của nó

Ở phương diện lý luận về hai hệ thống nghệ thuật của mối quan hệ văn họcdân gian và văn học viết, trước tiên phải kể đến các công trình nghiên cứu của

các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn về "Văn học dân gian Việt Nam"1, công trình nghiên cứu của Cao Huy Đỉnh về "Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam"2, công trình của Đỗ Bình Trị về "Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam"3 Nhìn chung, các công trìnhnói trên không trình bày mối quan hệ này thành một hệ thống chuyên sâu mà rảirác trong các chương mục, các nhà nghiên cứu đều đề cập đến mối quan hệ giữavăn học dân gian và văn học viết thông qua đặc trưng của văn học dân gian, vềtính đặc thù của sự phát triển nền văn học viết trong mối tương quan với văn họcdân gian ở Việt Nam

Trên bình diện lý luận chung, phải kể đến bài báo: “Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết”4 của Lê Kinh Khiên Bàiviết này đặt ra được một số vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu mốiquan hệ văn học dân gian và văn học viết Bên cạnh đó, còn có một số bài báo

đáng chú ý: “Mấy ý kiến về vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với văn học dân gian”5 của Đỗ Bình Trị; “Vai trò của văn học dân gian trong sự phát triển văn học dân tộc”6 của Đặng Văn Lung; “Để nghiên cứu mối quan hệ giữa

1 Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam, Hà Nội,

NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1972, tập I

2 Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Hà Nội, NXB Khoa học xã

hội, 1974

3 Đỗ Bình Trị, Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, Hà Nội, trường

Đại học Sư phạm Hà Nội I xuất bản, 1978

4 Lê Kinh Khiên, Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn học

viết, Tạp chí Văn học, Hà Nội, 1980, số 1

5 Đỗ Bình Trị, Mấy ý kiến về vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với văn học dân

gian, Tạp chí Văn học, Hà Nội, 1989, số 1

Trang 11

văn học dân gian và văn học viết”1 của Hà Công Tài; “Vài nét ý kiến sơ bộ về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết hiện nay” 2của Bùi CôngHùng…

Về sự hình thành thể loại, Kiều Thu Hoạch có bài: “Vai trò của truyện kể dân gian đối với sự hình thành các thể loại tự sự trong văn học Việt nam”3 Gần

đây, có công trình nghiên cứu của Võ Quang Trọng, bàn về: "Vai trò của văn học dân gian Việt Nam trong văn xuôi hiện đại Việt Nam"4

Trên phương diện lịch sử văn học, có khá nhiều bài viết đi vào khảo sát sựảnh hưởng của văn học dân gian đối với sáng tác của một số tác giả tiêu biểu nhưNguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn ĐìnhChiểu, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, Hồ Chí Minh Có thể kể ra hàng loạt công

trình nghiên cứu vai trò của folklore trong văn học viết như: "Tìm hiểu quan điểm biên soạn và phương pháp biên soạn Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên"5 của

Nguyễn Đăng Na; “Bàn về yếu tố văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ”6 của Bùi Văn Nguyên; “Mối quan hệ giữa truyện nôm bình dân và văn học dân gian”7 của Vũ Tố Hảo; Đặc biệt là bài viết “Vai trò văn học học dân gian trong văn học Việt Nam nói chung, Truyện Kiều nói riêng”8 của NguyễnKhánh Toàn

6 Đặng Văn Lung, Vai trò của văn học dân gian trong sự phát triển văn học dân tộc, Tạp chí

Văn học, Hà Nội, 1989, số 2

1 Hà Công Tài, Để nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết, Tạp chí

Văn học, Hà Nội, 1989, số 5

2 Bùi Công Hùng, Vài nét ý kiến sơ bộ về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

hiện nay, Văn hóa dân gian, Hà Nội, 1989, số 1

3 Kiều Thu Hoạch, Vai trò của truyện kể dân gian đối với sự hình thành các thể loại tự sự

trong văn học Việt nam, Văn hóa dân gian – Những lĩnh vực nghiên cứu Hà Nội, NXB Khoa

học Xã hội, 1989

4 Võ Quang Trọng, Vai trò của văn học dân gian Việt Nam trong văn xuôi hiện đại Việt Nam,

NXB Khoa học Xã hội Hà Nội, 1997

5 Nguyễn Đăng Na, Tìm hiểu quan điểm biên soạn và phương pháp biên soạn Việt điện u linh

tập của Lý Tế Xuyên, Tạp chí Văn học, 1986, số 1

6 Bùi Văn Nguyên, Bàn về yếu tố văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ,

Tạp chí Văn học, 1999, số 11

7 Vũ Tố Hảo, Mối quan hệ giữa truyện nôm bình dân và văn học dân gian, Tạp chí văn học số

4, 1980

Trang 12

Về vấn đề này, Vũ Ngọc Phan viết bài: “Ảnh hưởng qua lại của Truyện Kiều

và thơ ca dân gian Việt Nam”1; Đặng Thanh Lê có bài: “Từ một kiệt tác văn học – suy nghĩ về mối quan hệ ảnh hưởng giữa văn học dân gian và văn học viết”2.Một số nhà nghiên cứu khác lại tìm hiểu ảnh hưởng của sáng tác dân gian

trong sáng tác của Hồ Xuân Hương Nguyễn Đăng Na viết “Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian”3; Đặng Thanh Lê viết: “Hồ Xuân Hương – bài thơ Mời trầu, cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết”4 Nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu Tác giả Đặng Văn

Lung viết bài: “Nguyễn Đình Chiểu và văn học dân gian”5 Tiếp đến là công trình

nghiên cứu của Trịnh Bá Đĩnh: “Tìm hiểu phong cách dân gian trong thơ nôm Nguyễn Khuyến”6; của Nguyễn Khắc Xương: “Tản Đà và văn học dân gian”7;

của Nguyễn Quốc Túy: “Thi pháp dân gian trong thơ Nguyễn Bính”8; của

Nguyễn Phạm Hùng với “Ảnh hưởng của tự sự dân gian trong Truyện về Thiền

sư Khuông Việt (Thiền uyển tập anh ngữ lục)” 9, và trực tiếp về ảnh hưởng của

văn học dân gian trong sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải với bài “Triết lý nghệ thuật trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải”10…

8 Nguyễn Khánh Toàn, Vai trò văn học dân gian trong văn học Việt Nam nói chung, trong

“Truyện Kiều” nói riêng, Tạp chí văn học số 11, 1995

1 Vũ Ngọc Phan, Ảnh hưởng qua lại của Truyện Kiều và thơ ca dân gian Việt Nam, Tạp chí

Văn học số 12, 1965

2 Đặng Thanh Lê, Từ một kiệt tác văn học – suy nghĩ về mối quan hệ ảnh hưởng giữa văn học

dân gian và văn học viết, Tạp chí văn học số 1, 1982

3 Nguyễn Đăng Na, Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian, Tạp chí văn học số 2, 1991

4 Đặng Thanh Lê, Hồ Xuân Hương – Bài thơ “Mời Trầu”, cộng đồng truyền thống và cá tính

sáng tạo trong mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết, Tạp chí văn học số 5, 1983

5 Đặng Văn Lung, Nguyễn Đình Chiểu và văn học dân gian, Tạp chí văn học số 4, 1982

6 Trịnh Bá Đĩnh, Tìm hiểu phong cách dân gian trong thơ nôm Nguyễn Khuyến, Tạp chí Văn

học số 11, 1994

7 Nguyễn Khắc Xương, Tản Đà và văn học dân gian, Tạp chí Văn học số 6, 1986

8 Nguyễn Quốc Túy, Thi pháp dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Tạp chí Văn học số 1, 1994

9 Nguyễn Phạm Hùng, “Ảnh hưởng của tự sự dân gian trong Truyện về Thiền sư Khuông Việt

(Thiền uyển tập anh ngữ lục), Văn học cổ Việt Nam, tìm tòi và suy nghĩ NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, H 2011.

10 Nguyễn Phạm Hùng, Triết lý nghệ thuật trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải, Văn học cổ Việt

Nam, tìm tòi và suy nghĩ NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H 2011.

Trang 13

Đề cập đến mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trên góc độlịch sử văn học, các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến những tác giả lớn như HồChí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Thi… những tác giả đã vận dụng chất dân gian đậm

nét Tiêu biểu là bài viết của Nguyễn Phú Trọng: “Phong vị ca dao, dân ca trong thơ Tố Hữu”1, của Hà Châu: “Bác Hồ với nguồn tục ngữ của dân tộc”2 Ở một

mức độ khái quát hơn, tác giả Nguyễn Xuân Kính có bài: “Về việc vận dụng thi pháp ca dao trong thơ trữ tình hiện nay”3 Ở mảng truyện có bài viết của Đặng

Anh Đào: “Biển không có thủy thần”4 và “Hai hình thức mới trong truyện ngắn hiện nay”5; bài viết của Lê Đình Kỵ: “Đối thoại với văn học dân gian và bản lĩnh của người viết”6…

Đặc biệt, đáng chú ý là Hội thảo về Tự sự học dân gian, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức vào năm 2009 Hội thảo chuyên đề này đã

đề cập đến những vấn đề tiêu biểu của tự sự dân gian như: tự sự học dân gianquốc tế: các tổ chức, những hội nghị, hội thảo, những vấn đề lý luận mới; tự sựhọc dân gian Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn; các nhà tự sự học dângian tiêu biểu: V Ia Prop, Stith Thompson, Đinh Gia Khánh; và dấu ấn tự sự dângian trong các nền văn học…

Trong hội thảo này, phải kể đến các nghiên cứu của Nguyễn Phạm Hùng:

“Yếu tố tự sự dân gian trong ngữ lục Thiền tông thời Lý – Trần” và “Ảnh hưởng của ngôn ngữ tự sự dân gian trong tác phẩm “Thiền uyển tập anh ngữ lục”; của Nguyễn Thị Nguyệt với “Yanagita và tự sự học dân gian Nhật Bản; của Phạm Thị Hồng với “Quan hệ giữa kết cấu cốt truyện và nhân vật anh hùng của Sử thi

1 Nguyễn Phú Trọng, Phong vị ca dao, dân ca trong thơ Tố Hữu, Tạp chí Văn học số 11, 1968

2 Hà Châu, Bác Hồ với nguồn tục ngữ của dân tộc, Tạp chí Văn học số 3, 1970

3 Nguyễn Xuân Kính, Về việc vận dụng thi pháp ca dao trong thơ trữ tình hiện nay, Tạp chí

Văn học số 11, 1994

4 Đặng Anh Đào, Biển không có thủy thần, Trong tập Tài năng và người thưởng thức, Tập bài

phê bình và nghiên cứu văn học, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1995

5 Đặng Anh Đào, Hai hình thức mới trong truyện ngắn hiện nay, Tập bài phê bình và nghiên

cứu văn học, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1995

6 Lê Đình Kỵ: “Đối thoại với văn học dân gian và bản lĩnh của người viết, Tạp chí Văn học số

5, 1991

Trang 14

Tây Nguyên” …

Trong hội thảo Tự sự học do khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ

chức cũng có một số bài viết đề cập đến mối quan hệ ảnh hưởng của văn học dângian đối với văn học viết Trong đó đáng chú ý là bài viết của Trần Đình Sử về:

“Mô hình tự sự Truyện Kiều”; của Nguyễn Bích Hà về “Tự sự trong loại hình trữ tình dân gian”; của Chu Văn Sơn về “Truyện cổ tích và hiện thực trong tự sự Tô Hoài từ điểm nhìn Vợ chồng A Phủ”.

Sau khi điểm các công trình nghiên cứu trên, chúng ta có thể nhận thấy: khinghiên cứu các vấn đề về mối quan hệ của văn học dân gian và văn học viết quacác chuyên luận, các nhà nghiên cứu thường đưa ra các vấn đề có tính chất lýluận chung Nghiên cứu những khía cạnh, phương diện của mối quan hệ nàythường còn ở mức độ những bài báo, những tiểu luận khoa học ngắn Đặc biệt,những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn họcviết qua nghiên cứu trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà NguyễnKhắc Hiếu hầu như chưa nhiều Và quan trọng là, các nhà nghiên cứu có đề cậpđến tính chất dân gian trong thơ của hai nhà thơ trên, nhưng vấn đề ấy được trìnhbày một cách khái lược, chưa có tính hệ thống cao và chưa có những công trìnhnghiên cứu chuyên biệt

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung của mối quan hệ ấy, nghiên cứutrường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trêncác phương diện nội dung và nghệ thuật Từ đó khái quát nên mối quan hệ đặc

Trang 15

sắc của dòng thơ dân gian và dòng thơ bác học trong sáng tác của các thi sĩ, đặcbiệt có thể làm nổi bật tài năng nghệ thuật của những nhà thơ này.

4 Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu.

4.1 Phạm vi đề tài

Tìm hiểu mối quan hệ giữa folklore – văn hóa dân gian và văn học viết làmột vấn đề rộng, có nhiều cách thức tiếp cận khác nhau Chúng tôi chỉ giới hạnphạm vi nghiên cứu của mình ở một khía cạnh của vấn đề Tiêu điểm của đề tài làtrên cơ sở lý luận chung của mối quan hệ giữa hai hệ thống thẩm mỹ văn học dângian và văn học viết, áp dụng nghiên cứu trường hợp của hai nhà thơ nổi tiếng,

đó là Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu Cụ thể hơn, từnhững vấn đề lý thuyết của mối quan hệ giữa văn học dân gian – văn học viết,chúng tôi giới hạn vấn đề ở việc nghiên cứu sự tác động, ảnh hưởng của văn họcdân gian (chủ yếu là thơ ca dân gian) tới thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ Tản

Đà Nguyễn Khắc Hiếu Thông qua các sáng tác của hai nhà thơ này, người viết

cố gắng làm nổi bật mối quan hệ giữa hai hình thái nghệ thuật ngôn từ Qua đó,một mặt củng cố thêm những vấn đề lý luận chung nhất trong mối quan hệ này,mặt khác khẳng định tài năng nghệ thuật của các nhà thơ trong dòng văn học viết.Hơn nữa, với những hạn chế về mặt thời gian và cấu trúc luận văn, thay vìnghiên cứu mối quan hệ, tác động qua lại giữa văn học dân gian và văn học viếtqua nghiên cứu trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ Tản Đà NguyễnKhắc Hiếu, chúng tôi xin giới hạn chỉ nghiên cứu tác động của văn học dân giantới thơ của hai nhà thơ này mà chưa nghiên cứu chiều hướng ngược lại Sở dĩ nhưvậy vì chúng tôi thấy để tìm hiểu một cách chính xác ảnh hưởng và tác động trởlại của thơ Á Nam và thơ Tản Đà đối với nền văn hóa dân gian thì chúng tôi phải

có thời gian đầu tư công sức đi đến nhiều nơi để làm điền dã và khảo sát thực tế.Quả thực điều này chưa thể thực hiện được trong một luận văn thạc sĩ

Nói như vậy không phải là luận văn phủ nhận vai trò và sự ảnh hưởng trở lạicủa thơ Á Nam và thơ Tản Đà đối với nền văn hóa dân gian Ngược lại, chúng tôi

Trang 16

khẳng định rằng, thơ của hai nhà thơ này đã đi sâu vào đời sống của quần chúngnhân dân, được lưu truyền, tiếp nhận và sử dụng sâu rộng trong dân gian.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Với phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn sử dụng phương pháp nghiêncứu:

- Phương pháp nghiên cứu văn học sử

- Phương pháp so sánh lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu loại hình học

- Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng các thao tác khảo sát, so sánh, đốichiếu các tài liệu liên quan

Tài liệu chúng tôi dùng để khảo sát gồm:

- Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, Xuân Diệu giới thiệu, Lữ Huy Nguyên

sưu tầm và tuyển chọn, NXB Văn học, 1984;

- Tản Đà toàn tập (5 tập), Nguyễn Khắc Xương sưu tầm và giới thiệu, NXb

Văn học, 2002;

- Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan sưu tầm và tuyển chọn,

NXB Văn học, 2002

- Và nhiều tài liệu hỗ trợ khác

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có cấu trúc ba phần như sau:Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quan hệ giữa folklore và văn họcviết

Chương 2: Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của Á Nam TrầnTuấn Khải

Chương 3: Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của Tản Đà NguyễnKhắc Hiếu

6 Đóng góp của luận văn

Với đề tài Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua

Trang 17

trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, luận

văn có những đóng góp chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa văn học dân gian

và văn học viết trên thế giới và ở Việt Nam làm cơ sở cho các nghiên cứu cụ thể

- Nghiên cứu những ảnh hưởng của văn học dân gian, mà cụ thể là thơ cadân gian, đối với sáng tác của hai nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản ĐàNguyễn Khắc Hiếu

- Khẳng định vai trò của văn học dân gian đối với quá trình tiếp nhận vàsáng tạo văn học của văn học viết như một quy luật có tính tất yếu khách quan

CHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA FOLKLORE VÀ VĂN HỌC VIẾT

1.1 Thuật ngữ

Trang 18

1.1.1 Folklore

Thuật ngữ mà Thoms đưa ra có nội hàm rộng, được hiểu với nhiều nghĩarộng hẹp khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoahọc

Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận sâu sắc rằng folklore là lí trí, là trí tuệ, làkhoa học, là tình cảm và là nghệ thuật của dân gian

Các nhà nghiên cứu của Tây Âu quan niệm folklore là toàn bộ các giá trịsáng tạo về tinh thần và các giá trị sáng tạo về vật chất, đó là những giá trị truyềnthống Ở Việt Nam, những nhà nghiên cứu chịu ảnh hưởng của quan niệm nàyđưa ra cách hiểu folklore là những sáng tác dân gian, ngoài những loại hình vănhọc dân gian và nghệ thuật dân gian (âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc…), nó còn baohàm cả những hình thức sáng tạo không đơn thuần có tính nghệ thuật, như cácnghệ thuật thực dụng (nghệ thuật gốm, nghệ thuật trang trí các vật dụng sinhhoạt…), và các hình thức hội lễ, các tục lệ gia đình và xã hội Lí giải cách quanniệm này có nhà nghiên cứu khẳng định, vì hiểu theo nghĩa rộng trong văn hoádân gian có văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể

Các quan niệm thứ hai là những nhà nghiên cứu Nga – Xô viết Có ý kiếncho rằng folklore không phải là biểu thị toàn bộ nền nghệ thuật dân gian mà chỉ

là văn học dân gian truyền miệng (trường phái chịu ảnh hưởng ngữ văn học).Nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng folklore là những sáng tác dân gian,hoạt động nghệ thuật của nhân dân lao động, là toàn bộ các giá trị sáng tạo vềtinh thần Những nhà nghiên cứu theo quan niệm này cho rằng folklore là thuậtngữ dùng để chỉ các tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật như âm nhạc dângian (gồm cả thanh nhạc, khí nhạc), múa dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian(tranh, tượng dân gian), nghệ thuật biểu diễn dân gian (múa rối, trò diễn, chèo,tuồng dân gian) Như vậy folklore có ba thành tố tạo thành: nghệ thuật ngữ văndân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian

Trang 19

Ở Anh – Mỹ, các nhà nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệfolklore với thực tại, folklore trở thành nghành nhân học văn hóa Các nhà nghiêncứu tập trung nghiên cứu các tác phẩm folklore và sức sống của nó trong đờisống đương đại.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy ở Việt Nam cũng tồn tại nhiều trường phái.Chúng ta đã gặp những thuật ngữ: văn học dân gian, văn học truyền miệng, vănhọc bình dân, văn học bất thành văn, văn hóa dân gian, văn nghệ dân gian…Theo định nghĩa của UNESCO, folklore là sáng tác để định hướng cho mộtnhóm người nào đó và được hình thành theo truyền thống của các nhóm người,các thành viên, phản ánh sự chờ đợi , niềm hi vọng của cộng đồng trong nhữngbiểu hiện tương ứng với nó về nhận thức xã hội và văn hoá Các qui tắc, giá trịcủa folklore được truyền đạt qua truyền miệng, mô phỏng hoặc bằng những conđường khác Hình thức của nó là ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, trò chơi, thần thoại,phong tục, nghi lễ, nghề thủ công, kiến trúc và các loại nghệ thuật khác Đâycũng là một quan niệm về folklore mang nội hàm khá rộng Folklore được hiểu làvăn hoá truyền thống, bao gồm cả những giá trị truyền thống về tinh thần và giátrị truyền thống về vật chất của nhân dân

Ở Việt Nam, thuật ngữ folklore đã được sử dụng từ lâu và tuỳ theo mỗi thời

kì được dịch ra tiếng Việt là “văn học dân gian”, “văn nghệ dân gian” và nay là

“văn hoá dân gian” Việc quan niệm rộng hẹp và chuyển ngữ sang tiếng Việtkhác nhau như vậy là do sự thay đổi nhận thức của chúng ta về văn hoá dân gian

và cũng do sự tiếp thu ảnh hưởng của các quan niệm folklore từ các trường phái khácnhau trên thế giới

Theo Đinh Gia Khánh, văn hoá dân gian (folklore) được quan niệm rất khácnhau trong giới nghiên cứu văn hoá dân gian quốc tế Theo chúng tôi văn hoá dângian bao gồm toàn bộ văn hoá tinh thần của nhân dân được tiếp cận dưới giác độthẩm mỹ Như vậy văn hoá dân gian bao gồm chủ yếu là văn nghệ dân gian đượcnhận thức trong mối quan hệ hữu cơ và nguyên hợp với toàn bộ hoạt động thực

Trang 20

tiễn của nhân dân và mặt khác lại bao gồm cả mọi hiện tượng trong hoạt độngthực tiễn này mà còn chứa đựng cảm xúc thẩm mỹ.

Theo Chu Xuân Diên, folklore thuật ngữ phiên âm từ tiếng Anh (folklore =

sự hiểu biết của nhân dân, trí tuệ của nhân dân) thường được dùng song song vớithuật ngữ văn học dân gian…

Theo Trần Quốc Vượng, nói folklore Việt Nam là nói tổng thế mọi sángtạo, mọi thành tựu văn hóa của dân gian ở mọi nơi trong mọi thời của mọi thànhphần dân tộc đang hiện tồn trên lãnh thổ Việt Nam Nó có thể là một ngôi đền,một cái đình mà cũng có thể là một mẩu huyền thoại hay một câu chuyện thần kỳ

Nó có thể là một cái lư hương, gốm sứ cổ, một cỗ kiệu sơn son thếp vàng ngàyxưa mà cũng có thể là câu tục ngữ cổ… sáng tạo dân gian bao trùm mọi lĩnh vựcđời sống, từ đời sống làm ăn thường ngày (ăn, mặc, ở, đi lại) đến đời sống vuichơi, thề thao dân gian, (võ, vật, đánh cầu, hát phết), hát hò, (hát đò đưa, hò giãgạo, đúm, ví, xoan, ghẹo) đến đời sống tâm linh (giỗ, tết, lễ hội)

Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ

điển thuật ngữ văn học đưa ra hai quan niệm chính:

● Folklore là sáng tác dân gian, trong đó có những sáng tác nghệ thuật (nhưthơ ca, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, vũ đạo…) và những sáng tác không phảinghệ thuật (như lễ hội, tập quán, tín ngưỡng…) Quan niệm này đang thịnh hành

ở một số nước phương Tây như Anh, Pháp, Mĩ…

● Folklore là sáng tác văn học dân gian truyền miệng Quan niệm này thịnhhành ở Liên Xô (trước đây), chú trọng tới các sáng tác nghệ thuật của nhân dân

có mang yếu tố ngôn từ (V.d: truyện kể dân gian, bài ca dân gian)

Ở ta, các thuật ngữ “văn chương truyền miệng”, “văn chương bình dân”,

“văn học dân gian” có nội dung gần gũi với quan niệm thứ hai trên đây vềfolklore

Như vậy, các quan niệm về folklore ở Việt Nam cũng rất phong phú Điểmqua những quan niệm trên, ta thấy, có một số nhà nghiên cứu cho rằng folklore

Trang 21

cần được hiểu là toàn bộ các sáng tác của dân gian, bao gồm toàn bộ những giátrị sáng tạo về tinh thần và vật chất… mang hồn dân gian Những nhà nghiên cứutheo xu hướng này, tiêu biểu là GS Trần Quốc Vượng, coi folklore là tổng thếmọi sáng tạo, mọi thành tựu văn hóa của dân gian ở mọi nơi trong mọi thời củamọi thành phần dân tộc đang hiện tồn Nó có thể là một ngôi đền, một cái đình

mà cũng có thể là một mẩu huyền thoại hay một câu chuyện thần kỳ… Đây làcách quan niệm ảnh hưởng của cách quan niệm ở Tây – Âu (chịu ảnh hưởng xãhội học) Bên cạnh đó, có một số nhà nghiên cứu lại cho rằng folklore cần đượchiểu là toàn bộ những tác phẩm văn hoá tinh thần của nhân dân được tiếp cậndưới giác độ thẩm mỹ Những nhà nghiên cứu theo xu hướng này, tiêu biểu là GSĐinh Gia Khánh cho rằng văn hoá dân gian bao gồm chủ yếu là văn nghệ dângian Đây là cách quan niệm ảnh hưởng của cách quan niệm ở Nga Ngoài ra,một số nhà nghiên cứu khác lại muốn thu hẹp hơn nữa nội hàm của thuật ngữfolklore, coi thuật ngữ folklore tương đương với thuật ngữ văn học dân gian

Cách quan niệm, theo các nhà nghiên cứu thoả đáng hơn cả là cách quanniệm của Đinh Gia Khánh: folklore (văn hoá dân gian) bao gồm toàn bộ văn hóatinh thần của nhân dân được tiếp cận dưới giác độ thẩm mĩ Như vậy, văn hoádân gian bao gồm chủ yếu là văn nghệ dân gian được nhận thức trong mối quan

hệ hữu cơ và nguyên hợp với toàn bộ hoạt động thực tiễn của nhân dân và mặtkhác lại bao gồm cả mọi hiện tượng trong hoạt động thực tiễn này mà còn chứađựng cảm xúc thẩm mỹ

1.1.2 Văn học dân gian

Theo các nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ QuangNhơn: “Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân laođộng, ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thủy, trải qua các thời kỳ phát triển lâudài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay”[28;7]

Trang 22

Ở Việt Nam, văn học dân gian còn được gọi là văn chương bình dân (hoặc văn học bình dân, văn chương hoặc văn học đại chúng), văn chương truyền khẩu (hoặc văn học truyền khẩu, văn chương hoặc văn học truyền miệng), văn nghệ dân gian, sáng tác dân gian, v.v… Những quan niệm này xuất hiện sớm nhất vào

đầu thế kỷ XX Riêng khái niệm văn học dân gian chỉ mới xuất hiện vào khoảngnhững năm 50 của thế kỷ XX

Khái niệm văn học dân gian mà các nhà nghiên cứu hiện nay sử dụng khácvới khái niệm văn hóa dân gian, cũng khác với khái niệm văn nghệ dân gian,song giữa văn học dân gian với văn hóa dân gian và giữa thành phần ngôn ngữvới các thành phần nghệ thuật khác trong nội bộ văn hóa dân gian có những mốiquan hệ hữu cơ hết sức chặt chẽ, khiến cho văn học dân gian có một vị trí đặcbiệt trong nền văn hóa dân gian và trong hệ thống các loại hình nghệ thuật

Văn học dân gian có các đặc trưng cơ bản sau: Tính nguyên hợp, tính tậpthể, gắn liền với sinh hoạt của nhân dân

Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hìnhthức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó Có thể nói rằng, vănhọc dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân Tính nguyên hợp về nộidung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hội thờinguyên thủy, khi mà các lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hóa.Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lĩnh vực sản xuất tinh thần đã có sựchuyên môn hóa nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nộidung Bởi vì đại bộ phận nhân dân, tác giả văn học dân gian không có điều kiệntham gia vào các lĩnh vực sảnh xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinhnghiệm, tri thức, tư tưởng, tình cảm của mình trong văn học dân gian, một loạihình nghệ thuật không chuyên

Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kếthợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau Sự kết hợp này tự nhiên, vốn có

Trang 23

ngay từ khi tác phẩm mới hình thành Một bài dân ca trong đời sống thực của nó,không chỉ có lời mà còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát…

Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp ở văn học dân gian là tính biểu diễn.Văn học dân gian có 3 dạng tồn tại: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giảdân gian), tồn tại cố định (tồn tại bằng văn tự), tồn tại hiện (tồn tại thông qua diễnxướng) Tồn tại bằng diễn xướng là dạng tồn taị đích thực của văn học dân gian.Trong diễn xướng, các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gianmới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp Sự kếthợp này một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp, một mặt là lẽ tồn tại của tínhnguyên hợp

Nói tới tính tập thể trong văn học dân gian, người ta thường hay nghĩ tới tính

vô danh của những tác phẩm văn học dân gian, những tác phẩm ấy kết tinh sựsáng tạo của tập thể và do đó không mang dấu ấn cá nhân, không có cá tính rõrệt Tuy vậy, không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò của cá nhân trong dòng vănhọc này Bởi vì không có một tập thể nào lại không hợp thành bởi những cá nhân

cụ thể, và không có một sáng tác tập thể nào lại không được thực hiện bởi những

cá nhân này hay khác Nói đúng hơn, tác phẩm văn học dân gian là kết quả củamột quá trình sáng tạo tập thể trong đó mỗi người tham gia vào quá trình là một

cá nhân sáng tạo

Có thể khẳng định văn học dân gian ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền vớinhững sinh hoạt của quần chúng nhân dân Hình thức nghệ thuật này ra đời trướchết là vì nhu cầu được sáng tạo của chính những người sáng tác và diễn xướng,tức bản thân nhân dân lao động rộng rãi, sau đó vì nhu cầu “thưởng thức vănnghệ” của người xem, người nghe, mà cũng chính là đông đảo quần chúng nhândân Phương thức sáng tác và tồn tại bằng truyền miệng là phương thức chủ yếu,phương thức duy nhất của văn học dân gian Chính nhờ phương thức này, vănhọc dân gian mới đi sâu vào đời sống của nhân dân và gắn bó mật thiết, trở thànhmột món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của họ

Trang 24

1.1.3 Văn học viết

Văn học Việt Nam là sự tích hợp của hai dòng văn học, văn học dân gian vàvăn học viết Khác với văn học dân gian, văn học viết hình thành đã mở ra mộtthời kỳ lịch sử mới, oanh liệt, rực rỡ

Nền văn học viết Việt Nam bắt đầu bằng văn học chữ Hán Một thời gian dàitiếp xúc với nền văn hóa Trung Quốc tiên tiến hơn về nhiều mặt, người Việt đãbiết cách chuyển hóa chữ Hán trên nền tảng văn hóa Việt, đọc theo thanh điệucủa tiếng Việt mà vẫn hiểu được một cách chính xác các giá trị tư tưởng, văn hóa,triết học của Trung Quốc lẫn người Việt Từ truyền thống văn hóa có sẵn, Hánhọc tiếp sức cho người Việt hình thành nền văn học độc lập của dân tộc và là nềntảng, cơ sở để sáng tạo ra chữ viết đầu tiên của dân tộc: chữ nôm

Lúc xuất hiện chữ Hán, dĩ nhiên, về cơ bản, không phải đông đảo quầnchúng nhân dân lao động là những người sáng tác văn học bằng thứ chữ này Đếnkhi có chữ Nôm và văn học chữ Nôm ra đời từng được tính từ cuối thế kỷ XIIItrở đi, tình hình có khác nhưng vẫn không đơn giản Bởi chữ Nôm đúng là mộtsáng tạo độc đáo của dân tộc ta trên quá trình phát triển tinh thần tự cường tự chủtrong đó phải ly khai dần hiện tượng Hán hóa Trong xã hội xưa, muốn biết chữNôm, trước hết phải biết chữ Hán Vì thứ chữ Nôn được cấu tạo từ những yếu tốcủa chữ Hán, thế nên đông đảo quần chúng nhân dân còn gặp khó khăn trong việc

sử dụng chữ viết này

Sự thịnh vượng của Hán học thời kỳ nước Việt dành được quyền tự chủ sovới thời kỳ nội thuộc cho thấy tính chất quan trọng, thâm trầm của loại chữ viếtnày rất phù hợp với kiểu nhà nước phong kiến và ý thức hệ Nho giáo lúc bấy giờ.Thời kỳ này, trường học, khoa thi đều dùng chữ Hán như một “phương tiện giao

tế tao nhã” để ghi chép lịch sử, truyền đạt ý chỉ, thể hiện quan hệ, tình cảm vua –tôi và các tầng lớp nho sĩ Cùng với những thăng trầm của lịch sử, văn học viếtdần dần có được những vận hội mới, tạo được vị trí độc lập của mình sau mộtthời gian dài văn – sử – triết bất phân Ba dòng tư tưởng Nho – Phật – Lão trở

Trang 25

thành nguồn cảm hứng cho văn chương học thuật Bên cạnh đó, đời sống tích cựcgần thiên nhiên của con người thời kỳ này còn mang lại cho văn học nhiều ẩn dụcao nhã nhưng cũng rất cận nhân tình.

Từ cuối thể kỷ XVII, bắt đầu có chữ quốc ngữ do các cố đạo phương Tâysáng chế ra bằng cách dùng mẫu tự la tinh phiên âm tiếng Việt để có công cụtruyền giáo và ít nhiều có liên quan tới kế hoạch bành trướng của chủ nghĩa tưbản phương Tây trong đó có thực dân Pháp Đối với chữ quốc ngữ, buổi đầu bịmột số sĩ phu yêu nước từ chối nhưng sau đó thì dần dần được sử dụng, đặc biệtvới các chí sĩ Đông Kinh Nghĩa Thục thì còn có chủ trương phổ biến trong toàndân, tạo điều kiện nâng cao dân trí nhưng bị thực dân Pháp ngăn chặn Riêng đốivới thực dân Pháp thì trước sau vẫn dùng chính sách nhỏ giọt, cho phổ biến chữquốc ngữ trong chừng mực cần cho công cuộc đô hộ của chúng mà thôi Cho nênchữ quốc ngữ, dù là thứ văn tự quần chúng đông đảo có thể chiếm lĩnh, nhưngtrong điều kiện như vậy, về cơ bản cũng chưa thể chiếm lĩnh để sáng tác văn học

Từ khi có việc truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam thì diện mạo văn học cónhững thay đổi sâu sắc và toàn diện Ngoài ảnh hưởng của các dòng tư tưởngtruyền thống phương Đông thì sự thâm nhập của phương Tây mang đến cho vănhọc viết con đường “hiện đại hóa” từ hình thức, thể loại đến tư tưởng và nội dungsáng tác

Sau hơn 10 thế kỷ hình thành và phát triển, văn học viết Việt Nam đã đạtđược những thành tựu nhất định và vẫn đang tiếp tục dòng chảy của mình để cóthể hội nhập vào nền văn học chung của thế giới

1.2 Văn học dân gian, văn học viết: điểm khác biệt và tương đồng

Muốn nhận ra quy luật của mối liên hệ, tác động qua lai giữa văn học dângian và văn học viết thì phải làm rõ những tương đồng và khác biệt giữa hai dòngvăn học này

Trang 26

Với tư cách là hai hình thái lịch sử của nghệ thuật ngôn từ, hai hệ thốngthẩm mĩ, văn học dân gian và văn học viết phân biệt với nhau bởi nhiều phươngdiện.

Thứ nhất, có thể xét trên bình diện ngôn ngữ, văn học dân gian và văn họcviết sử dụng hai thứ ngôn ngữ riêng biệt Bắt đầu từ thế kỷ X, chữ Hán ra đời ởnước Việt Nam là kết quả của cuộc xâm lược của phong kiến phương Bắc Từ đó,xuất hiện dòng văn học viết bằng chữ Hán Thứ ngôn ngữ này mặc dù đã đượcViệt hóa về mặt ngữ âm nhưng vẫn cách biệt quá xa với ngôn ngữ hàng ngày củangười dân Còn tiếng Việt trong văn học, suốt thời gian từ trước cho đến thế kỉXIII chỉ tồn tại trong văn học dân gian

Ngôn ngữ của văn học dân gian là ngôn ngữ nói - khẩu ngữ, còn ngôn ngữcủa văn học viết là ngôn ngữ viết – văn ngôn, hàm súc, cô đọng

Ngôn ngữ văn học dân gian và ngôn ngữ văn học viết đều là ngôn ngữ nghệthuật, nhưng khác nhau về mức độ gọt giũa của ngôn từ, về sự có mặt hay vắngmặt của dấu ấn cá tính sáng tạo của chủ thể trên ngôn ngữ tác phẩm Ra đời saunên ngôn ngữ văn học viết được gọt giũa, trau chuốt mà mang đậm phong cáchcủa từng nghệ sĩ Văn bản đã hình thành là cố định, có tính duy nhất nên bản thânngười sáng tạo thường mất rất nhiều thời gian, công sức để có dấu ấn của mình.Đọc tác phẩm văn học, sức hấp dẫn chính là ở sự mới mẻ Cùng là một hình ảnhvầng trăng, Nguyễn Du viết:

“Vầng trăng ai xẻ làm đôiNửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”

(Truyện Kiều)

Muộn hơn, Tố Hữu không thể lặp lại và viết:

“Rừng thu trăng rọi hòa bìnhNhớ ai tiếng hát ân tính thủy chung”

(Việt Bắc)

Đến Nguyễn Duy:

Trang 27

“Hỡi cô tát nước bên đàng.

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”

Ngôn từ trong sáng tác dân gian mộc mạc, giản dị, gần với lời ăn tiếng nóihàng ngày Hơn nữa, ngôn ngữ này không phụ thuộc nhiều vào văn bản như ngônngữ của văn học viết mà phụ thuộc vào môi trường diễn xướng, gắn liền với tínhtập thể và truyền miệng Cùng một câu ca dao nhưng qua hình thức đối đáp giaoduyên của từng vùng miền đã có sự thay đổi về mặt ngôn từ trên một nội dungsẵn có

Thứ hai, về phương diện cơ sở xã hội và nội dung tư tưởng thẩm mỹ, chúng

ta cần có cái nhìn đúng đắn dựa trên hoàn cảnh xã hội của mỗi thời kỳ trong sựphát triển của lịch sử xã hội Để từ đó, thấy được sự khác biệt trong việc phảnánh nghệ thuật của văn học dân gian và văn học viết Văn học dân gian có mộtlịch sử lâu đời và tác phẩm dân gian luôn luôn vận động, biến đổi để phù hợp vớitừng thời kỳ lịch sử và phản ánh nó Mỗi dân tộc đều có nhiều thăng trầm, trảiqua nhiều gian đoạn phát triển Tất cả những giai đoạn này đều được phản ánhvào văn học dân gian Thần thoại nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thủy

và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt Truyện cổ tích chủ yếu sản sinhtrong thời kỳ xã hội phong kiến… Tất cả các thời kỳ, giai đoạn của xã hội đềuđược phản ánh trong văn học dân gian dưới hình thức này hay hình thức khác và

Trang 28

lắng đọng lại trong đó thành từng lớp nội dung xã hội lịch sử và nội dung tưtưởng thẩm mỹ khác nhau Hơn nữa, dưới chế độ cũ, văn học dân gian chủ yếu làmón ăn tinh thần của tầng lớp nhân dân lao động Nhân dân lao động dưới chế độ

cũ, do áp lực của đời sồng phải chịu sự chi phối của ý thức hệ thống trị Nhưngmặt quan trọng hơn là họ đã đấu tranh chống lại ý thức hệ đó, đã đồng hóa cáckhái niệm tư tưởng đạo đức của giai cấp thống trị bằng những giá trị nhân đạothực tiễn của mình Nền văn học dân gian được biến đổi, phù hợp với tư tưởng vàtình cảm của người dân lao động và chỉ phục vụ cho đời sống tinh thần của họ

Do đó, hình thái nghệ thuật này mang đậm dấu ấn của người lao động và đặc biệtkhông mang tính giai cấp thuần nhất

Ngược lại, ở xã hội cũ, văn học viết hay còn gọi là văn học thành văn, vănhọc bác học chủ yếu do tầng lớp trí thức của giai cấp thống trị sáng tạo nên ChữHán và chữ Nôm quá mới mẻ so với quần chúng nhân dân lao động Chỉ có tầnglớp trí thức, những người có học mới sử dụng được những loại chữ này Tácphẩm của họ thường thiên về miêu tả cuộc sống của tầng lớp trên, đáp ứng nhucầu và lợi ích của thiểu số bóc lột Do yêu cầu của hoàn cảnh trong mỗi thời kỳlịch sử khác nhau, văn học viết luôn biến đổi cho phù hợp để phản ánh nội dunglịch sử của từng giai đoạn đó Trong khi văn học dân gian trải qua các thời kỳ,mặc dù có biến đổi nhưng chủ yếu vẫn là những áng văn thơ gắn liền với đờisống của quần chúng lao động, phục vụ chủ yếu cho tầng lớp này thì văn học viếtmang tính giai cấp rõ nét – phục vụ cho giai cấp Ví dụ như chúng ta có thể nhậnthấy sự khác nhau rõ nét về nội dung phản ánh, tư tưởng thẩm mỹ của văn họcthời kỳ chống Pháp và văn học thời kỳ chống Mỹ

Khi sự phân biệt về ngôn ngữ, về cơ sở xã hội và nội dung ý thức hệ khôngđặt ra nữa thì vẫn còn lại sự phân biệt văn học dân gian và văn học viết như là hai

hệ thống thẩm mĩ độc lập Sự phân biệt này có liên quan đến những đặc điểmkhác biệt vừa nói trên, nhưng dấu hiệu đặc trưng là sự khác biệt về thi pháp giữahai hệ thống Ở đây, chúng tôi không có điều kiện đi sâu vào việc phân tích thi

Trang 29

pháp của hai loại hình nghệ thuật này, chỉ có thể liệt kê một số điểm khác nhau

về mặt thi pháp của thể loại văn học dân gian và văn học viết

Thi pháp văn học dân gian, thi pháp văn học viết là hai khái niệm xác địnhhai hệ thống nghệ thuật khác nhau Chúng tồn tại độc lập, thể hiện ở khả năngnghệ thuật của việc nhận thức và tái tạo đời sống không giống nhau và có sự khácnhau về nguyên tắc tư tưởng thẩm mỹ

Thứ nhất, đó là sự khác nhau về chủ thể sáng tạo Thi pháp văn học viết làtác phẩm được sáng tác ra bởi cá nhân nhà văn Văn bản là kết quả của hoạt độngsáng tạo bằng kĩ thuật của tác giả - cá thể bằng cách thực hiện những nguyên tắclựa chọn và điển hình hóa nghệ thuật các hình tượng của đời sống Mỗi tác giả cónhững nguyên tắc riêng của mình trong cách phản ánh hiện thực tạo nên nétriêng, nét độc đáo, thể hiện cá tính sáng tạo của mỗi người nghệ sĩ Còn thi phápvăn học dân gian là thi pháp của những văn bản được sáng tạo ra bởi tác giả - tậpthể không phải theo kiểu sáng tác văn học viết Nếu tác phẩm văn học viết là tácphẩm của văn bản cố định thì tác phẩm văn học dân gian được đặc trưng bởi sựvận động thường trực, liên tục mà ta không thể xác định được thời điểm kết thúc.Chính nghịch lí này là nét đặc sắc trong phẩm chất thẩm mĩ của tác phẩm văn họcdân gian, tạo nên mối quan hệ giữa truyền thống và ứng tác, tính dị bản ở mỗi tácphẩm

Thứ hai là sự khác nhau về nguyên tắc phản ánh Theo quan điểm của LêKinh Khiên thì “trong sự đối lập giữa cái bất biến và cái biến đổi, giữa cái quenthuộc và cái mới lạ, văn học dân gian nhấn mạnh vào cái thứ nhất Văn học viếtthì ngược lại, chú ý đến cái mới, cái biến đổi”[31; 70] Như vậy, thi pháp văn họcdân gian là sự sáng tạo bằng tái tạo truyền thống Tính truyền thống trong vănhọc viết cũng là điều cần thiết nhưng giá trị của tác phẩm lại ở chỗ trên cơ sở tính

kế thừa, người viết sáng tạo được dấu ấn riêng của mình Sự sáng tạo của cá nhântrong văn học viết luôn tuân theo quy luật tư tưởng – thẩm mỹ của sáng tạo cá

Trang 30

nhân; trong văn học dân gian, cá nhân phải phục tùng quy luật tư tưởng – thẩm

mỹ của tập thể

Thứ ba, sự sáng tạo các hình tượng nghệ thuật yêu cầu người nghệ sĩ giacông theo nguyên tắc lựa chọn, điển hình hóa; trong khi sáng tác dân gian thườngxây dựng các hình tượng mang những đặc điểm chung nhất, tiêu biểu nhất nênnghiêng về khái quát hóa Điều này thể hiện sự khác nhau trong quy luật sáng tạonghệ thuật của hai loại hình văn học: văn học dân gian và văn học viết

Văn học dân gian và văn học viết là hai hình thái nghệ thuật có nhiều điểmkhác biệt, nhưng không phải vì thế mà chúng đối lập với nhau, vì bên cạnh sựkhác biệt, chúng ta còn nhận thấy nhiều sự tương đồng giữa hai loại hình nghệthuật này

Văn học dân gian và văn học viết cùng là loại hình nghệ thuật ngôn từ Từđiểm chung này mà khoa học về văn học dân gian có thể sử dụng những nguyêntắc và phương pháp nghiên cứu văn học để nghiên cứu văn học dân gian ở mộtmức độ nào đó Chẳng hạn, có thể miêu tả các thành phần của tác phẩm như cốttruyện, nhân vật, cấu trúc

Văn học dân gian và văn học viết đều là những tác phẩm thể hiện sâu sắctinh thần, ý thức dân tộc, lòng yêu nước trực tiếp hoặc gián tiếp qua từng chi tiết,hình ảnh

Tóm lại, văn học dân gian và văn học viết vừa có điểm tương đồng vừa cóđiểm dị biệt Đó là hai loại hình nghệ thuật, hai hệ thống thẩm mỹ độc lập có tácđộng qua lại lẫn nhau

1.3 Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trong lịch sử văn học.

1.3.1 Quy luật chung

Từ xa xưa, không ai là không thể phủ nhận vai trò của nền văn học dân gian,

nó có vai trò to lớn đối với văn học viết: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu

Trang 31

sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam Nhiều thể loại văn học viếtđược xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian.Nhiều tác phẩm, nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảmhứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn của dântộc đã tiếp thu có kết quả văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm vănchương ưu tú” [28;175].

Nền văn học thành văn của bất cứ một quốc gia nào cũng lấy nền văn họcdân gian làm nền tảng Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú: “Chính vănhọc dân gian là nền tảng của sự phát triển, kết tinh của nền văn học dân tộc”[1;16] Tính chất ngọn nguồn, làm nền của văn học dân gian đối với văn học viết

có thể khẳng định là một quy luật phổ biến trong lịch sử văn học của mọi nướctrên thế giới

Riêng đối với dòng văn học Việt Nam: “Sau khi có văn học viết rồi thì vănhọc dân gian đã không teo đi, ngược lại vẫn tồn tại như một giòng riêng và pháttriển, do đó vẫn tiếp tục và tăng cường vai trò làm nền cho sự kết tinh của vănhọc viết” [1;17]

Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết có tính chất nhiều giaiđoạn, tính chất nhiều mặt Do vậy, khó có thể tìm ra một quy luật tổng quát, vừabao trùm được nhiều phương diện Vừa phản ánh được tính lịch sử của mối quan

hệ đó Theo Lê Kinh Khiên, có thể nêu lên quy luật của mối quan hệ giữa vănhọc dân gian và văn học viết trên các mặt sau:

Trên bình diện nội dung ý thức hệ, dưới chế độ xã hội cũ, mối quan hệ giữavăn học dân gian – văn học viết nằm trong quy luật chung về mối liên hệ tácđộng qua lại giữa “hai nền văn hóa trong mỗi nền văn hóa dân tộc” [31;74] Trựctiếp và cụ thể hơn, đó là quy luật vừa đối kháng, vừa tiếp thu, chuyển hóa lẫnnhau giữa các quan điểm triết học chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của giai cấp thốngtrị và nhân dân lao động bị trị

Trong thời kỳ nhân dân lao động đã làm chủ xã hội, mối quan hệ giữa văn

Trang 32

học viết hiện đại – văn học cách mạng, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa với bộphận văn học dân gian cổ truyền nằm trong quy luật của mối quan hệ kế thừa vàcách tân, kế thừa có chọn lọc, có phê phán và có sáng tạo vốn văn học dân giantruyền thống để xây dựng nền văn học mới xã hội chủ nghĩa.

Trên bình diện sáng tạo nghệ thuật, quy luật của mối quan hệ văn học dângian – văn học viết là quy luật về quá trình xâm nhập, chuyển hóa, đồng hóanhững kinh nghiệm, những vốn liếng nghệ thuật của tập thể thành những sáng tạocủa cá nhân, và ngược lại Khi đi vào sáng tác dân gian, những thành tựu và kinhnghiệm nghệ thuật của cá nhân được hòa tan vào cái vốn của tập thể và khôngcòn giữ lại bộ mặt riêng của nó Còn trong sáng tác văn học viết thì kinh nghiệmcủa tập thể được tái tạo lại, được cá thẻ hóa bằng bãn lĩnh nghệ thuật của cá nhân.Quy luật chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết trong nhữnggiai đoan khác nhau của lịch sử, tùy theo trình độ phát triển của văn hóa dân tộc,tùy theo chất liệu ngôn ngữ được sử dụng sẽ có những biểu hiện đặc thù Đặc biệt

ở các thể loại khác nhau, trong các tác phẩm của các nhà văn thuộc các khuynhhướng nghệ thuật khác nhau lại có những quy luật riêng

1.3.2 Các phương thức biểu hiện trong mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

Văn học dân gian và văn học viết có mối quan hệ tác động qua lại với nhau

Ở đây, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu văn học dân gian có tác động, ảnh hưởng tớivăn học viết trên những phương diện, lĩnh vực nào; và ngược lại là sự ảnh hưởngtrở lại của văn học thành văn tới văn học bình dân ở những điểm nào

Chúng ta thấy, mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết được thểhiện trên nhiều mặt, không chỉ ở nội dung tư tưởng mà còn có cả hình thức nghệthuật

Trước hết là vấn đề mối quan hệ về nội dung tư tưởng giữa hai loại hình

nghệ thuật văn học dân gian và văn học viết Văn học dân gian là kho trí tuệ quýbáu của nhân dân lao động, đem lại cho văn học viết sự lựa chọn đề tài bởi đề tài

Trang 33

trong văn học dân gian vô cùng rộng lớn, đủ màu sắc, trên mọi bình diện của đờisống, không bị giới hạn bởi những quan niệm đề tài sang hèn, cao thấp Các tácgiả có thể lấy văn học dân gian làm ngữ liệu cho những tác phẩm của mình Nộidung của những câu chuyện dân gian dưới ngòi bút của những nhà văn, nhà thơ,nhà tiểu thuyết… bỗng trở nên hấp dẫn đến kỳ lạ Các tác giả của dòng văn họcviết đã lấy chính nội dung của những câu chuyện dân gian làm nội dung chính

trong các tác phẩm của mình Những truyền thuyết về Lạc Long quân – Âu Cơ, Tản Viên, An Dương Vương, các truyện cổ tích Bánh chưng bánh giầy, Dưa hấu… và các giai thoại dân gian về các vị Thiền sư đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp đề tài, khơi nguồn cảm hứng… cho Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Thiền uyển tập anh ngữ lục

của các dòng thiền Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường Nhờ cócác truyện lưu truyền trong văn học dân gian về các vị thành hoàng, về bà Trưng,

Triệu Quang Phục, Lý Ông Trọng… mà Lý Tế Xuyên viết nên Việt điện u linh tập… Và Truyện Kiều của Nguyễn Du là một ví dụ điển hình cho việc ảnh hưởng

của văn học dân gian đối với văn học viết về phương diện nội dung tư tưởng Một

trong những nội dung tư tưởng lớn lao, cao cả nhất của Truyện Kiều là tình

thương bao la, bát ngát cho những kiếp người đau khổ, đặc biệt là phụ nữ:

“Đau đớn thay phận đàn bà,Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

(Truyện Kiều)

Vậy thử hỏi, cái tình cảm lớn lao đó, một khi đã không phải trên trời rơixuống cho Nguyễn Du thì từ đâu đến là chính? Từ cuộc sống và tâm lý trưởnggiả hay từ cuộc sống và tâm lý dân gian? Từ nền văn học bác học đã có trướcNguyễn Du hay từ nền văn học dân gian truyền thống? Không ai là không trả lờiđược rằng Nguyễn Du đã học tập cái tinh thần nhân đạo ấy ở quần chúng nhândân, thông qua ca dao, dân ca; và học tập qua cách sống, nét văn hóa của quầnchúng Ông từng xác nhận: “Thôn ca sơ học ma tang ngữ” – từ nhỏ học lời người

Trang 34

trồng dâu, trồng đay qua những bài hát nơi thôn xóm, đó là một minh chứng chotinh thần học tập, tiếp thu những giá trị truyền thống đẹp đẽ của văn học dângian, văn hóa dân gian của Nguyễn Du nói riêng và các tác giả văn học viết nóichung.

Hoặc như với Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, phải nói rằng nếu không

có cái vốn sống gắn bó, gần gũi với người dân lao động, thì bà không thể viết nênnhững vần thơ đậm nét dân dã như vậy được Nhà nghiên cứu văn học Liên Xô

cũ, giáo sư tiến sĩ Niculin trong bài giới thiệu cho bản dịch về thơ Hồ XuânHương ra tiếng Nga đặc biệt chú ý đến điều này Ông đã triển khai quan điểm thơ

Hồ Xuân Hương kết tinh từ văn học dân gian thông qua việc phân tích một số bài

thơ cụ thể như bài Đánh đu Tác giả đã gắn bài thơ với tục chơi đu trong đời sống

văn hóa dân gian ở các lễ hội, đặc biệt vào dịp đầu xuân với ý nghĩ rằng: không

có hiện tượng văn hóa dân gian đó thì không có bài thơ Đánh đu như đã có với

Hồ Xuân Hương

Nhiều tích truyện, nhân vật trong truyện cổ dân gian được các nhà thơ hiệnđại lấy làm đề tài sáng tác và từ đó rút ra cho chúng ta được nhiều bài học đángquý Tố Hữu viết về Mị Châu:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị ChâuTrái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặcNên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

(Tâm sự)

Anh Ngọc viết Thị Mầu:

“Những cánh màn đã khép lại đằng sauTáo vẫn rụng sân đình không ai nhặtBao Thị Mầu đã trở về đời thực

Vị táo còn chua mãi ở đầu môi”

(Thị Mầu)

Trang 35

Ngô Quân Miện viết Nghe khúc hát Trương Chi:

“Anh là ai? Hỡi chàng Trương?

Mờ sương tiếng hát, mờ sương mặt ngườiDẫu là anh cũng là tôi

Dẫu ai thì cũng là người đang yêu”

Văn học dân gian không chỉ cung cấp chủ đề, đề tài cho văn học viết mà còntạo cảm hứng sáng tác cho các tác giả và hướng họ tới những tư tưởng thẩm mỹcủa cái đẹp dân dã, bình dị của quần chúng lao động Văn học viết hướng tới văn

học dân gian với ý thức dân tộc, thể hiện tinh thần dân chủ, Thơ thần của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ văn của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của

Nguyễn Trãi… là những ví dụ tiêu biểu Văn học viết cũng học tập văn học dângian ở việc xây dựng các hình tượng Đó là học cách xây dựng hình tượng ngườianh hùng trong văn học dân gian như Thánh Gióng, Thạch Sanh để sáng tạonhững nhân vật anh hùng có công với lịch sử dân tộc trong văn học viết

Thứ hai, chúng ta xét mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

trên bình diện hình thức nghệ thuật Không chỉ lấy nội dung trong văn học dângian làm ngữ liệu cho tác phẩm của mình, văn học viết còn học tập những giá trịnghệ thuật, học tập thi pháp của văn học dân gian

Nhiều thể loại, thể thơ của văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên

sự kế thừa các thể loại, thể thơ của văn học dân gian:

Về văn xuôi: Truyện cổ dân gian Việt Nam với nhiều thể loại phong phú,đặc biệt là thần thoại, truyền thuyết, cổ tích đã trở thành đề tài cho những tácphẩm văn xuôi chữ Hán sớm nhất của nước ta Chính các thể loại truyện cổ dângian đã tạo nên thể loại “truyền kỳ”, “chí quái” trong văn học viết thời kỳ Trungđại

Về văn vần nói chung: Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng chính các kiểugieo vần, ngắt nhịp, thể thơ… của văn học dân gian đã đi vào văn học viết mộtcác rất tự nhiên Các tác giả văn học viết đã sử dụng những yếu tố đó một cách

Trang 36

rất nhuần nhuyễn và đạt được những thành công lớn Thể thơ lục bát của văn thơ

dân gian đã góp phần làm nên những thành công đáng kể cho Lục Vân Tiên, Truyện Kiều… và mãi về sau này là thơ Tố Hữu Các tác giả đã học tập được thể

thơ, cách gieo vần, luật của thơ lục bát trong ca dao một cách tài tình và đầy sángtạo

Khi thể thơ lục bát và song thất lục bát do những người trí thức dân giansáng tạo và lưu truyền được các nhà thơ dân tộc tài năng sử dụng để viết nênnhững truyện thơ, khúc ngâm bằng tiếng nói dân tộc thì văn học Việt Nam bướcvào thời kỳ hoàng kim bậc nhất trong văn học Trung đại

Hát nói vốn là một lối hát ả đào phát triển từ lâu trong sinh hoạt ca hát, đếncuối thế kỷ XVIII, nhất là đầu thế kỷ XIX, cách tổ chức ca từ của nó (thể thơ hátnói) được Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát nâng lên một tầm cao mới làm cho

nó có tư cách của một thể thơ dân tộc tự do nhất, phóng túng nhất, linh hoạt nhất.Phải nói rằng ca từ hát nói đã tạo cảm hứng cho các nhà thơ sáng tạo ra nhữngbài thơ hát nói tuyệt với tài hoa Để sau này, thể hát nói tiếp tục được phát triển

và được làm rạng danh hơn với những Phan Bội Châu, Tản Đà, Võ Liên Sơn…Thể nói lối, thể vè trong văn học dân gian cũng được nhiều nhà thơ sử dụng,

đó là Nguyễn Khuyến, Tố Hữu, Trần Hữu Thung…

Thể ca dao là một trong những thể loại ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thơ cabác học Các nhà thơ của thế kỷ XX đã sử dụng để viết những bài ca dao mới.Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết hàng loạt các bài phong dao, phong thi; Á NamTrần Tuấn Khải đã đóng góp vào kho tàng ca dao dân tộc nhiều bài ca dao mới,đặc sắc

Như vậy, xét về mặt thể loại, văn học dân gian có vai trò to lớn trong việchình thành các thể loại, thể thơ của văn học viết Và đến nền văn học thành văn,

có nhiều thể loại đã thành công một cách rực rỡ

Không chỉ về mặt thể loại, văn học viết còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của vănhọc dân gian về mặt ngôn ngữ, giọng điệu và các biện pháp tu từ Các tác giả của

Trang 37

nền văn chương bác học đã lấy những thành ngữ, tục ngữ, những lời ăn tiếng nóihàng ngày của quần chúng nhân dân làm phong phú cho các tác phẩm của mình.

Mô típ những người vợ lấy chồng kỳ dị, chuyện lên trời, xuống biển, vào âm phủ,

chết đi sống lại… đã giúp Nguyễn Dữ viết nên Truyền kỳ mạn lục; những cái kết

có hậu, người hiền gặp lành… của truyện cổ tích đi vào các tác phẩm văn họcviết tạo nên cảm giác ấm áp, gần gũi đến thân quen; chất trào phúng dân gian làmnên giọng điệu trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương Cách châmbiếm kín đáo của ngụ ngôn đi vào các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, NguyễnKhuyến

Như vậy, các tác giả đã học hỏi của văn học dân gian về nhiều phương diện,

từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật Sự học tập đó luôn diễn ra ở mọithời đại lịch sử; sự học tập đó không chỉ tạo sự hấp dẫn, phong phú cho văn họcviết mà còn có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện.Văn học dân gian có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ, sâu sắc đối với nền vănhọc viết Và ngược lại, văn học viết cũng có những tác động trở lại đối với vănhọc dân gian Chẳng hạn, các tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn họcviết vào ca dao, những nhân vật trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên… là những ví

dụ tiêu biểu Truyện Kiều của Nguyễn Du là một ví dụ điển hình cho hiện tượng

một tác phẩm văn học bác học đã được dân gian hóa một cách cao độ hiếm có.Kiệt tác này được dân gian hóa bằng nhiều phương diện, nhiều hình thức biểuhiện trong đó có bói Kiều là điều đáng nói nhất Một số tác phẩm từng được coi

là ca dao như bài Cảnh Tây Hồ:

“Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương”

Hoặc bài Phong dao:

“Anh đi anh nhớ quê nhà,Nhớ canh rau muốn, nhớ cà dầm tương”

Thì nay chúng ta đã biết đó là những câu thơ của Dương Khuê và Á Nam

Trang 38

Trần Tuấn Khải Đó chính là hiện tượng một tác phẩm văn học được dân gianhóa.

Cũng cần phải nói thêm rằng sở dĩ có hiện tượng trên là vì những câu thơmộc mạc, dân dã, thể hiện đời sống của người dân lao động như trên vốn thườnghay xuất hiện trong ca dao, dân ca Đó là những lời thơ gần gũi, quen thuộc vớingười bình dân Vì vậy, họ đã coi và biến chúng trở thành lời ăn, tiếng nói hàngngày của mình Như vậy, các tác giả dân gian đã sử dụng văn liệu, thi liệu củavăn học viết để làm cho đời sống tinh thần của họ ngày càng trở nên phong phúhơn, sinh động hơn Hơn nữa, các tác giả dân gian cũng học tập được nhiều điều

bổ ích từ sáng tác của các nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp Họ đã khai tháckhông ít điển cố, điển tích, từ ngữ, hình ảnh… trong văn học viết để đưa vào cácbài vè, câu hát… của họ

Rất nhiều ngôn từ, điển tích của văn chương bác học đã đi vào dân gian:

- “Anh xa xem như bến xa thuyềnNhư Thúy Kiều và Kim Trọng biết mấy niên cho tái hồi”

- “Đêm đêm tưởng giải Ngân HàMối sầu tinh đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mònTào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”

Các từ Thúy Kiều, Kim Trọng, tinh đẩu, tào khê được các tác giả dân gianlấy từ nguồn văn học bác học

Cũng như nhiều tác phẩm văn học khác, văn học dân gian cũng ảnh hưởngđến thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trên nhiềubình diện, và có nhiều phương thức thể hiện khác nhau Chúng ta sẽ đi sâu vàonghiên cứu, tìm hiểu thơ ca của hai nhà thơ này để có thể hiểu rõ sự tác động, ảnhhưởng mạnh mẽ của văn học dân gian tới thơ của hai bậc tiền bối nói riêng và tớivăn học viết nói chung ở những chương kế tiếp

Tóm lại, sự ảnh hưởng giữa hai nền văn học, nghệ thuật là diễn ra theo hai

Trang 39

chiều, trên nhiều phương diện, theo nhiều cấp độ khác nhau Sự ảnh hưởng này

có khi rất dễ nhận thấy, hiện lên một cách rõ rệt trước mắt người đọc, nhưng cólúc lại chìm sâu, cần phải có một cái nhìn tinh tế thì mới phát hiện ra được

Các phương diện ảnh hưởng, phương thức biểu hiện của mối quan hệ giữavăn học dân gian và văn học viết là vô cùng đa dạng, phức tạp Ở mỗi tác giảkhác nhau, mối quan hệ này lại diễn ra theo một phương thức biểu hiện khácnhau, có khi là chìm – khó nhận ra và cũng có khi là nổi bật – rất dễ nhận thấy.Qua tìm hiểu bước đầu, chúng ta thấy chiều ảnh hưởng của văn học dân giantới văn học viết là mạnh mẽ hơn chiều ngược lại Hiện tượng này xảy ra với hầuhết các trào lưu văn học, tác giả văn học, thể loại văn học Mặc dù, sự tác độngtrở lại của văn học viết đối với văn học dân gian là yếu hơn, nhưng không phảikhông có Ở thời kỳ nào, sự tác động trở lại này cũng được diễn ra Và chính sựtác động qua lại này đã khẳng định mối quan hệ khăng khít, tương hỗ lẫn nhaucủa hai loại hình văn học nghệ thuật Văn học dân gian và văn học viết là haihình thái nghệ thuật vừa độc lập, tách biệt lẫn nhau, nhưng vừa có những tácđộng qua lại, tương hỗ khăng khít lẫn nhau

Sự tác động của văn học dân gian tới những tác giả của văn học viết là khácnhau Riêng đối với Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, sự

Trang 40

ảnh hưởng này diễn ra vô cùng mạnh mẽ, ở nhiều phương diện Đi sâu vàonghiên cứu, tìm hiểu những tác phẩm thơ ca của hai nhà thơ, chúng ta sẽ có cáinhìn toàn diện hơn về vấn đề này.

CHƯƠNG 2ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ CỦA Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI

Ngày đăng: 18/07/2014, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đình Chú, Để tiến tới xác định rõ ràng hơn nữa vai trò làm nền của văn học dân gian trong lịch sử văn học dân tộc, Tạp chí văn học số 5, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để tiến tới xác định rõ ràng hơn nữa vai trò làm nền của văn học dân gian trong lịch sử văn học dân tộc
2. Chu Xuân Diên, Nhà văn và sáng tác dân gian, Tạp chí văn học số 1, 1966 3. Chu Xuân Diên, Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện đại, Tạp chí vănhọc số 4, 1969 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn và sáng tác dân gian", Tạp chí văn học số 1, 19663. Chu Xuân Diên, "Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện đại
4. Hồ Sĩ Diệp (chủ biên), Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Á Nam Trần Tuấn Khải, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Á Nam Trần Tuấn Khải
Nhà XB: NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
5. Tầm Dương, Tản Đà khối mâu thuẫn lớn, NXB Khoa học Hà Nội, 1964 6. Trần Thanh Đạm, Phan Sĩ Chấn chọn bài và giới thiệu, Tuyển tập văn thơNguyễn Trãi, NXB Giáo dục, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tản Đà khối mâu thuẫn lớn", NXB Khoa học Hà Nội, 19646. Trần Thanh Đạm, Phan Sĩ Chấn chọn bài và giới thiệu, "Tuyển tập văn thơ "Nguyễn Trãi
Nhà XB: NXB Khoa học Hà Nội
7. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Giáo dục, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1900 – 1945
Nhà XB: NXB Giáo dục
10. Trịnh Bá Đĩnh, Tìm hiểu phong cách dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, Tạp chí văn học số 1, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phong cách dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
11. Hà Minh Đức (chủ biên), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, NXB Khoa học Xã hội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
12. Bùi Giáng, Giảng luận về Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu, NXB Văn học, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng luận về Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu
Nhà XB: NXB Văn học
13. Lê Bá Hán (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
14. Vũ Tố Hảo, Mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn học dân gian, Tạp chí văn học số 4, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn học dân gian
15. Nguyễn Ái Học, Thi pháp thơ Tản Đà, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp thơ Tản Đà
16. Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian, NXb Văn hóa dân tộc Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian
17. Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Một thế kỷ sưu tầm nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian, NXb Văn hóa – Thông tin Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một thế kỷ sưu tầm nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian
18. Nguyễn Thị Huế, Bước tiến của lý luận nghiên cứu văn học dân gian trong những năm qua, Tạp chí văn học số 2, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước tiến của lý luận nghiên cứu văn học dân gian trong những năm qua
19. Nguyễn Phạm Hùng, Văn học Việt nam – Từ thế kỷ X đến thế kỷ XX , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt nam – Từ thế kỷ X đến thế kỷ XX
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
20. Nguyễn Phạm Hùng, Trên hành trình văn học trung đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên hành trình văn học trung đại
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
21.Nguyễn Phạm Hùng, Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
22. Nguyễn Phạm Hùng, Văn học cổ Việt Nam, tìm tòi và suy nghĩ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học cổ Việt Nam, tìm tòi và suy nghĩ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
23. Trần Đình Hượu (Chủ biên), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930, NXB Đại học Giáo dục chuyên nghiệp, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930
Nhà XB: NXB Đại học Giáo dục chuyên nghiệp
24. Đinh Gia Khánh, Để có thể nắm bắt thực chất của văn học dân gian, Tạp chí văn học số 6, 1977 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để có thể nắm bắt thực chất của văn học dân gian

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh quê hương đất nước - Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu
nh ảnh quê hương đất nước (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w