Ảnh hưởng của văn học dân gian trong nghệ thuật 1 Ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu (Trang 79 - 100)

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ CỦA TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU

3.2.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong nghệ thuật 1 Ngôn ngữ thơ

3.2.2.1. Ngôn ngữ thơ

Thơ Tản Đà là một sự kết hợp hết sức tài tình nhuần nhuyễn giữa ngơn ngữ thơ ca truyền thống với ngôn ngữ hiện đại, học tập vận dụng ngôn ngữ thơ ca cổ điển, thơ ca dân gian và sáng tạo ngôn ngữ mới với việc tổ chức lời thơ để tạo nên một giọng điệu mới mẻ.

Trước hết, ta thấy Tản Đà vận dụng thành cơng ngơn ngữ điệu nói của ca dao, dân ca vào trong sáng tác của mình. Ví dụ:

Anh ơi! Em bảo anh này

Ở đời phải cúi lông mày mới khơn”

(Phong dao 24) “Trơng anh em cũng thương tình

Lấy anh sợ lụy đến mình em thơi”

(Phong dao 26) “Hỡi cô yếm thắm kia là

Chồng cô cô bỏ ở nhà đi chơi”

(Phong dao 48) “Thở than chi lắm chàng ơi

Đánh gianh cất nóc cho tơi về cùng” (Phong dao 5)

Trong những câu thơ trên, bằng việc sử dụng những đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất: ta, anh, em; đại từ ngôi thứ hai: ai, em… Tản Đà đã làm cho những lời đối thoại thêm sinh động, diễn đạt được những tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình, rất gần với lối diễn đạt trong ca dao, dân ca của nhân dân lao động.

Tản Đà đã mang hình thức lời nói vào thơ làm phong phú cho thơ bằng nhiều ngữ điệu của đời sống, đẩy thơ trữ tình “điệu ngâm” sang trữ tình “điệu nói”. Việc học tập sáng tạo của thơ ca dân gian đã giúp nhà thơ đưa lời nói vào thơ một cách tự nhiên, tài tình. Câu thơ vì thế mà trở nên gần gũi với quần chúng nhân dân. Từ việc vận dụng ngôn ngữ của văn học dân gian, thi nhân đã tạo cho ngôn ngữ trong sáng tác của mình có tính giản dị, tự nhiên. Khơng hề xa xơi, cầu kỳ, nó thân thuộc và gần gũi, đấy chính là lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương: “Những câu thơ bài hát của Tản Đà thấm đọng được sâu trong lớp bình dân và được đơng đảo quần chúng tán thưởng, một phần quan trọng là bởi được sáng tác với ngôn ngữ của văn học dân gian, với những tư liệu nghệ thuật mà người dân lao động đã dùng để lần lần xây dựng nên một nền văn hóa dân tộc truyền thống. Thơ ca Tản Đà là ngôn ngữ của ca dao, những bài hát ru, hát ví… và là ngơn ngữ thơng dụng trong cuộc sống hàng ngày” [70; 64]:

- “Trời mưa xắn ống cao quần Hỏi cô bán thuốc nhà gần hay xa Thân anh đã xác như vờ

Đồng cau xin chị cho già chớ non” - “Cô kia đen thủi đen thui

Phấn đổ vô hồi cái má vẫn đen Lắm vàng cho thắm nhân duyên Cô kia trắng nõn không tiền lấy ai?”

Ở những câu thơ trên, tất cả đều là những từ thông dụng, là khẩu ngữ, lối nói tự nhiên. Những thuật ngữ của đời sống được đưa vào làm câu thơ có sắc thái ca dao nôm na mộc mạc, trần trụi và rất tả thực: “xắn ống cao quần”, “đã xác như vờ”, “cho già chớ non”, “đen thủi đen thui”, “đổ vơ hồi”, “trắng nõn”… khơng có một từ nào văn hoa, kiểu cách, gọt giũa, ấy thế mà các bài thơ trên lại đã đi sâu vào được cảm thụ nghệ thuật của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Ảnh hưởng của văn học dân gian có thể nói là rất đậm đà trong thơ Tản Đà, trong đó phải kể đến ảnh hưởng hay tác động tích cực của các bài hát ví giao dun. Ngơn ngữ thơ Tản Đà vì vậy là ngơn ngữ tâm tình, nên thơ của các điệu hát quen thuộc.

Hát ghẹo hay hát ví là hình thức đối ca nam nữ mang nội dung cợt ghẹo và tỏ tình, nhiều khi Tản Đà đã bắt sát các câu ví ghẹo hỏi, các câu tiễn đưa… để xây dựng thơ ca mình:

- Câu ví:

“Bây giờ kỳ gộ gặp mình

Để ta kết mãi câu tình làm đơi…” Tản Đà:

“Bây giờ anh gặp mình đây

Bên kia thời núi bên này thời sơng” - Câu ví:

“Hỡi cơ yếm trắng lịa lịa

Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm…” Tản Đà:

“Hỡi cô yếm trắng kia là

Chồng cô, cô bỏ ở nhà đi chơi…” - Câu ví:

“Mình về có nhớ ta chăng

Tản Đà:

“Mình ơi có nhớ ta chăng

Nhớ mình đứng tựa bóng trăng ta sầu.” - Câu ví:

“Anh về em nắm lấy tay

Em dặn cây này anh chớ có quên…” Tản Đà:

“Em về anh nắm lấy tay

Anh dặn câu này em chớ có qn Con sơng đã nặng lời nguyền

Đừng non tay lái cho thuyền lật ngang Muốn sang khảm cố mà sang.”

Tản Ðà còn vận dụng một số cơng thức trong ca dao. Ví dụ : "Gió đưa",

"Con cị"...

"Gió đưa thầy khóa sang sơng Ðể em trơng thấy trong lịng ngẩn ngơ".

hoặc "Con cò lặn lội bờ ao Phất phơ đơi dải yếm đào gió bay

Em về giục mẹ cùng thầy

Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong ?"

Như vậy, chúng ta thấy, ngôn ngữ trong thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu không chỉ là ngơn ngữ của ca dao, dân ca mà cịn là ngôn ngữ của những bài hát, làn điệu quen thuộc của người bình dân. Văn hóa dân gian đã ảnh hưởng sâu sắc đến thơ Tản Đà không chỉ ở mặt nội dung, đề tài, chủ đề mà nó cịn tác động cả về các mặt nghệ thuật và thi pháp thơ ca.

Sau đây là bảng thống kê hệ thống ngôn ngữ trong thơ Tản Đà có sự tương đồng với ngơn ngữ thơ ca dân gian:

NGƠN NGỮ THƠ

Ngơn ngữ điệu nói của ca dao, dân ca

- Anh ơi! Em bảo anh này

Ở đời phải cúi lông mày mới khôn - Trông anh em cũng thương tình Lấy anh sợ lụy đến mình em thơi - Thở than chi lắm chàng ơi

Đánh gianh cất nóc cho tơi về cùng

Ngôn ngữ của ca dao, những bài hát ru, hát ví…

- Trời mưa xắn ống cao quần Hỏi cơ bán thuốc nhà gần hay xa Thân anh đã xác như vờ

Đồng cau xin chị cho già chớ non - Cô kia đen thủi đen thui

Phấn đổ vô hồi cái má vẫn đen Lắm vàng cho thắm nhân duyên Cô kia trắng nõn không tiền lấy ai Ngôn ngữ tâm tình, nên

thơ của các điệu hát dân gian quen thuộc.

- Bây giờ anh gặp mình đây

Bên kia thời núi bên này thời sông - Hỡi cô yếm trắng kia là

Chồng cơ, cơ bỏ ở nhà đi chơi… - Mình ơi có nhớ ta chăng

Nhớ mình đứng tựa bóng trăng ta sầu - Em về anh nắm lấy tay

Con sông đã nặng lời nguyền

Đừng non tay lái cho thuyền lật ngang Muốn sang khảm cố mà sang

Mơ típ ngơn ngữ trong thơ ca dân gian

- Gió đưa thầy khóa sang sơng

Ðể em trơng thấy trong lịng ngẩn ngơ - Con cò lặn lội bờ ao

Phất phơ đơi dải yếm đào gió bay Em về giục mẹ cùng thầy

Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong

3.2.2.2. Thể loại thơ

Tản Đà là một nhà thơ đầy tài năng, ông dụng bút trên hầu khắp các thể loại của văn học giao thời. Riêng về mặt thơ ca, ơng thành cơng với khơng ít hơn một chục tiểu loại, từ Đường luật, từ khúc cho đến lục bát, hát nói… và cả những bài thơ khơng định thể. Phạm thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, ở mục “Hình thức trong thơ Tản Đà”, khẳng định Tản Đà đã “khai thác tất cả các giai trình: thơ ngũ ngơn, thơ thất ngơn, đường luật, cổ phong tứ tuyệt, trường thiên, câu đối, phú, văn tế, tứ lúc, từ khúc, tiểu khúc, song thất hay lục bát, hát nói và thiên sang bình dân” [44;401].

Về đại thể có thể nhận diện hệ thống thể loại thơ trong sáng tác của Tản Đà theo thống kê sau:

Đường luật: 98 (bài) – tỷ lệ: 33% Trường thiên 19 (bài) – tỷ lệ: 7.1% Từ khúc: 6 (bài) – tỷ lệ: 2.2% Hát nói: 17 (bài) – tỷ lệ: 6.3% Lục bát: 35 (bài) – tỷ lệ: 13%

Phong dao: 52 (bài) – tỷ lệ: 19.3 % Ca khúc: 14 (bài) – tỷ lệ: 5.2%

Thơ không định thể: 9 (bài) – tỷ lệ: 3.3%

(Số liệu dựa trên Tản Đà văn vận – Nxb Hương Sơn, 1945) (Trích từ luận văn thạch sĩ Tính giao thời trong thơ ca Tản Đà nhìn từ góc độ thể loại của Trần Thị Phương Mai – HN, 2003)1

Hầu hết các thể loại trong thơ Tản Đà đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa dân gian. Sự ảnh hưởng ấy mạnh mẽ hơn cả ở các thể loại như: Đường luật, từ khúc, hát nói, lục bát, phong dao…

Theo con số thống kê, chúng ta thấy với Tản Đà, thơ Đường luật chiếm vị trí cao nhất. Khơng ít những bài thơ trong đó là tuyệt bút. Thể thơ này, do chỗ, vì có nguồn gốc ngoại sinh nên trong suốt lịch sử tồn tại của mình, bằng những phương thức khác nhau ln phải tìm ra những cơ chế để tiếp nhận những yếu tố Việt vào trong cấu trúc thể loại của mình. Kinh nghiệm từ sáng tác của Nguyễn Trải, qua Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… cho thấy vai trò đặc biệt của dịng mạch dân gian trong q trình Việt hóa thơ Đường luật. Quy luật này cũng được xác nhận trong trường hợp thơ Đường luật của Tản Đà.

Ở thơ Đường luật của Tản Đà, cái dân gian thiên về hóm hỉnh, tình tứ. Ngay cả khi ơng nói đến chuyện “Bóp vú đau tay” thì cái tục ở đó cũng khác Hồ Xuân Hương hay Tú Xương. Nó khơng phải là sự châm biếm, đả kích mà hướng tới sự bông đùa nhẹ nhõm, lém lĩnh. Rõ nhất là những bài thơ ở giai đoạn đầu, đó là những bài thơ chưa mang nhiều tâm sự u uất, mệt mỏi, người ta bắt gặp trong đó cái chất dân gian với giọng điệu đùa bỡn, hóm nhẹ, trong trẻo,

Tản Đà, một mặt vẫn sử dụng hình thức thơ Đường, vẫn tuân thủ những luật lệ của nó nhưng đồng thời ơng đã phá bớt cái khơng khí trang nghiêm mẫu mực của thể loại thơ này mà đưa vào đó cái chất tự nhiên và phóng khống. Cái hàm

1 . Trần Văn Tồn, Tản Đà nhìn từ góc độ thể loại, website: my. opera. com/ toantransp1/ blog/ - tan- tan-

súc, rắn chắc, cân chỉnh, công phu đúc chữ của thơ Đường luật cổ điển vẫn là một đặc điểm dễ nhận thấy trong thơ Tản Đà, nhưng cái làm nên sức hấp dẫn cũng như ý nghĩa văn học sử của Đường luật Tản Đà là ở những câu thơ được viết theo ngữ khí của lời nói thường vốn rất đậm đà trong ca dao. Những chất liệu trực tiếp từ thành ngữ, tục ngữ xuất hiện không nhiều trong thơ Đường luật của Tản Đà nhưng những hô ngữ, những hư từ, những từ cảm thán… được ông đặc biệt ưa thích sử dụng đã khiến cho lời thơ trở nên tự nhiên, giàu sắc điệu cảm xúc.

Có một số bài thơ Đường luật tiêu biểu được viết theo lối dân gian hóa như sau: Ve người đá, Nhớ chị hàng cau, Đùa sư cô, Ghẹo người vu vơ, Xem cơ chài

đánh cá…

“Ai ai đứng khuất bóng giăng mờ Cô sử, cô sư khéo thẫn thờ

Cửa phật những mong tròn quả phúc Cõi trần sao nỡ dứt duyên tờ?

Vãi già tiểu bé đâu đâu cả? Chùa vắng sân không thế thế ư? Tớ dẫu chưa tu, đầu dở trọc Phen này ốm trọc cũng ra sư

(Đùa cơ sư) Đầu ai sao tóc rối lung tung?

Chắc hẳn vì chưng nỗi tưởng chồng Cậu ấy đi đâu lâu thế nhỉ?

Phịng riêng hay vẫn hãy cịn khơng? Chẳng về xếp nếp trong buồn cửi. Mà đứng bơ phờ ngọn gió đơng?

Muốn nói chuyện chơi, khơng có chuyện. Kìa đàn con sếu nó sang sơng.

(Ghẹo người vu vơ) Ngồi buồn đâm nhớ chị hàng cau

Khoảng mấy năm giời ở những đâu? Khản vải chùm hum lâu vắng vặt. Chiếu buồm che giữ có tươi mầu? Ai đương độ ấy lăm răm mắt Tớ đã ngày nay lún phún râu Bèo nước hợp ta người mỗi nẻo Cậy ai mà nhắn một đôi câu?

(Nhớ chị hàng cau) Ngày ngày vô sự đứng bờ sông

Ướm hỏi cô chài: cá bán không? Đủng đỉnh ghe nan dịng Hát thủy Phất phơ tà áo gió đơng phong Thầy đồ bến nọ khèo chân ngó Bác xã nhà đâu sốt ruột mong Cô cất lưới lên bồng bỗn tếch Lấy chi nuôi nấng cái, con, chồng?

(Xem cô chài đánh cá)

Như vậy, tiếp thu những ảnh hưởng của thơ ca dân gian, trên cơ sở đó đưa thơ Đường luật gia nhập với môi trường văn học đô thị là một đóng góp quan trọng của Tản Đà cho thể loại này. Với những đóng góp ấy, Tản Đà được các nhà nghiên cứu đánh giá là điểm kết cho một chặng đường dài Việt hóa thơ Đường luật theo hướng dân gian mà điểm khởi đầu ít nhất là từ Quốc âm thi tập của

Nguyễn Trãi.

Hát nói cũng là một trong những thể loại đánh dấu sự thành công rực rỡ của Tản Đà, đặc biệt thể loại này có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ ca dân gian.

Thể loại hát nói, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 18: “Một điệu hát ca trù (tức hát ả đào hay hát cơ đầu) có nhạc kèm theo và có một hình thức thơ riêng được gọi là thể thơ hát nói. Đây là thể thơ cột trụ của hát ca trù. Xét về mặt văn học, hát nói là một thể thơ cách luật. Bố cục một bài thơ hát nói đầy đủ (hát nói chính hay chính thể) gồm 11 câu chia làm ba khổ (hay ba trổ). Các khổ và các câu trong bài hát nói thường được gọi theo tiếng chun mơn của nhà trò như sau:

Khổ đầu: bốn câu, gồm hai câu “lá đầu” và hai câu “xuyên thưa”

Khổ giữa: bốn câu, gồm hai câu “thơ” (ngũ ngôn hoặc thất ngôn) và hai câu “xuyên sau”.

Khổ xếp: Ba câu gọi là câu “đồn”, cân “xếp” và câu “keo”.

Ngồi ba phần chính, mỗi bài hát nói thường có thêm phần “mưỡu” (do chữ mạo nghĩa là “làm trùm”, “phủ lên mình”) là những câu thơ lục bát ở đầu bài (gọi là “mưỡu đầu”) hoặc cuối bài (gọi là “mưỡu hậu”) để nói lên ý nghĩa bao quát tồn bài. Nếu chỉ có hai câu lục bát thì gọi là “mưỡu đơn”, bốn câu thì gọi là “mưỡu kép”.

Một bài hát nói biến cách (hay biến thể) thì số khổ giữa có thể tăng (gọi là “dơi khổ”) hoặc giảm (gọi là “thiếu khổ”). Về số tiếng trong câu vừa cố định vừa tự do. Phần cố định bắt buộc là hai câu thơ ở khổ giữa (nhất thiết phải là ngũ ngôn hay thất ngôn), các câu mưỡu (phải là thể lục bát) và câu cuối (phải đúng sáu tiếng). Cịn các câu khác chỉ có thể kéo dài hoặc rút ngắn nhưng phổ biến là bảy tám tiếng. Việc gieo vần, ngắt nhịp trong thơ cũng tương đối tự do…” [15;144].

Tản Đà sáng tác 19 bài hát nói, một số lượng khơng thể xem là ít. Hát nói của Tản Đà được coi là một thể loại hết sức mới mẻ và đặc biệt – chịu ảnh hưởng sâu sắc của dân nhạc. Có thể nói, trong truyền thống, ảnh hưởng của dân gian đến thơ chủ yếu là những chất liệu ngôn từ đến từ ca dao, tục ngữ. Chỉ đến Tản Đà thì ảnh hưởng của dân nhạc mới trở nên đậm nét như thế. Xuất hiện trong thơ ơng

những hình thức thơ được viết theo những điệu xẩm, chèo, hành vân, nam ai, nam bằng… Hiệu quả của ảnh hưởng này là hết sức to lớn. Nó in dấu vào trong cả cách tổ chức câu thơ cũng như cách lựa chọn từ ngữ. Dưới áp lực của nhạc luật thời thơ có xu hướng bị tãi ra, nỉ non. Không phải là lối đúc chữ nữa mà thiên sang giãi bày, kể lễ. Lời thơ thừa thãi nhưng nhờ thế mà cảm xúc được phơ diễn, bng phóng một cách tự do hơn, chân thực hơn. Hình thức câu thơ bắt đầu xơ lệch, dài ngắn khác nhau mà thoạt nhìn khiến người ta rất dễ liên tưởng đến hình thức của những câu thơ mới sau này.

Hát nói vốn là một bộ môn của nghệ thuật ca trù – một hình thức dân nhạc độc đáo của văn hóa dân gian, hình thành và phát triển bằng phương thức diễn xướng. Thế nhưng, khi đi vào văn bản của tác phẩm văn học viết, nó lại trở thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu (Trang 79 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w