Thể loại thơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu (Trang 56 - 66)

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ CỦA Á NAM TRẦN TUẤN KHẢ

2.2.2.2. Thể loại thơ

Trong buổi giao thời mưa Âu gió Mỹ, văn học có hai hướng chuyển mình lớn. Hướng thứ nhất là cách tân theo những trào lưu mới, những hình thức mới của Tây phương, và hướng thứ hai dựa vào truyền thống cách tân để sáng tạo. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và Á Nam Trần Tuấn Khải là hai nhà văn tiêu biểu cho trào lưu văn học thứ hai. Lúc bấy giờ Á Nam Trần Tuấn Khải, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và nhiều thi sĩ Việt Nam khác đua nhau viết những bài thơ, bài ca thể thức dân gian: sa mạc, bồng mạc, hát xẩm, những bài lục bát hay song thất lục bát… song song với những bài theo lối cổ phong hay luật Đường.

Thơ Á Nam phong phú về đề tài, về chất liệu, về thể thơ. Riêng về thể thơ, ơng sử dụng tài tình các thể thơ đường luật, lục bát chính thể và biến thể, các thể ca lý dân gian, thể thơ tự do, phong dao… đặc biệt là phong dao (ca dao) của ơng có rất nhiều bài đã được “vơ danh hóa”, nhập vào kho tàng ca dao truyền thống của dân tộc.

Phong thi của Á Nam là những bài thơ mà nhiều người nhầm tưởng đó là ca dao. Có thể nói đây là thể loại đánh dấu sự cống hiến đặc sắc của thi nhân đối với kho tàng thi ca của dân tộc Việt. Á Nam viết khá nhiều theo thể loại này, được in trong các tập: Duyên nợ phù sinh, tập I và tập II; Bút quan hoài, tập I và II; Với

Cái hồn ca dao, dân ca của dân tộc đã thấm sâu vào “anh khóa” bình dân , khiến cho thi sĩ viết ra những bài ca như của một chị “nhà quê”, một “anh trai cày” đích thực:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ ca dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hơm nao? (Bút quan hồi) Hay:

“Rủ nhau xuống biể tìm cua,

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. Em ơi! chua ngọt đã từng,

Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.” (Duyên nợ phù sinh)

Từ thi pháp cho đến tâm tình đều thấm nhuần lời ăn tiếng nói của người nơng dân Việt Nam. Cũng chính vì vậy mà nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã từng nhầm lẫn mà đưa hai bài phong dao này vào mục ca dao về “Tình yêu nam nữ” trong cơng trình Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của ông.

Phong dao của Á Nam có rất nhiều bài ai cũng thuộc lịng như ca dao, dân ca, như lời ăn tiếng nói hàng ngày mà khơng rõ tên tác giả mặc dầu đích thực là của Á Nam Trần Tuấn Khải. Ngồi những vần thơ đậm chất ca dao trên, Á Nam cịn có những vần thơ mà khi để cạnh ca dao người ta khó có thể phân biệt được đâu là Á Nam và đâu là dân gian:

“Vành giăng ai xẻ làm đôi,

Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng? Đưa nhau một bước lên đàng,

Bướm kia sao nỡ lìa hoa,

Chim xanh sao nỡ bay xa vườn hồng. Ai đi muôn dặm non sơng?

Để ai thương nhớ sầu đong một mình!

(Dun nợ phù sinh, tập I) Rủ nhau lên núi Kỳ Lừa,

Lên thành nhà Mạc, lên chùa Tam Thanh: Hang sâu, đá vẫn cịn xanh,

Hỏi nàng Tơ: đã chung tình với ai?” (Bút quan hồi, tập I)

Trong lịch sử văn học dân tộc, thơ Nguyễn Du đã từng được những người dân quê xem là lời ca, tiếng nói của mình. Đến Á Nam cũng vậy. Ơng đã hịa tiếng thơ của mình, số phận của mình vào với nhân dân. Với thể loại phong dao, Á Nam một mặt đánh dấu tài năng, cá tính sáng tạo của mình; mặt khác thể hiện rõ sự ảnh hưởng của các thể tài thơ ca dân gian, văn hóa dân gian vào trong thơ. Đây chính là những thành cơng đặc sắc của thi nhân mà ít ai có được.

Bên cạnh phong dao, Trần Tuấn Khải cũng rất thành công trong việc sáng tác các điệu hát. Đây là một trong những thể loại in dấu ấn cá nhân rõ nét của nhà thơ, đặc biệt thể hiện rõ sự giao thoa giữa nền văn hóa dân gian của dân tộc và văn học thành văn.

Thi sĩ Á Nam sáng tác khá nhiều từ khúc, hát xẩm, hát nói, hát ả đào cùng các điệu ca lý mới…Trong cả ba tập thơ của ông những bài hát đều chiến một phần lớn. Nhà phê binh Vũ Ngọc Phan khẳng định: Thành công nhất của Á Nam là những bài hát theo lối dân gian. “Đến những bài hát của Trần Tuấn Khải thì tuyệt hay. Về loại này, Nguyễn Khắc Hiếu cũng phải thua ông” [45;9]. Những bài ca có tiếng của thi sĩ là những bài mà tay thợ thơ không tạo ra được.

Đặc sắc của thể loại thơ Á Nam là những “câu hát vặt”. Nhà thơ lúc đầu tưởng chỉ là “viết chơi” và coi đó là những “câu hát vặt”, nhưng khơng ngờ những câu hát này lan tràn ngâm hát khắp Bắc chí Nam và kéo dài ra hàng nửa thế kỷ. Hát xẩm và những “câu hát vặt” đều lấy lục bát làm cơ sở, nhưng điệu hát xẩm nhanh nhẹn, đon đả, chỉ đệm thêm một số ít tiếng, chữ vào câu sáu tàm thơi; cịn “câu hát vặt” thì ngâm nga chậm rãi theo giọng sa mạc, dù gặp câu văn ngắn gọn chỉ có nguyên sáu cộng tám, thì giọng ngân cũng vẫn cứ ngân dài ra; vì vậy mà viết lời cho “câu hát vặt” thì thật là linh hoạt, dễ dắt nhiều ý tứ trong một câu.

Trong tập thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, chúng tơi khảo sát thấy có những bài theo thể loại “câu hát vặt” sau: Tiễn chân anh khóa xuống tàu, Gánh nước

đêm, Mong anh khóa, Gửi thư cho anh khóa, Gọi đị đêm Trách gà gáy Chim hoàng oanh, Nỗi chị khuyên em, Lên núi Ba Vì, Mong chồng, Mừng anh khóa về…

Trong số đó, đặc sắc phải là những bài thơ về hình tượng anh khóa. Bài thơ

Tiễn chân anh khóa xuống tàu của ơng đạt đến độ nhuần nhuyễn giữa tình, ý và

lời:

“Anh khóa ơi! Em tiễn chân anh xuống tận bến tàu, Đôi tay em đỡ cái khăn trầu, em lấy đưa anh.

Tay cầm trầu giọt lệ chạy quanh,

Anh xơi một miếng cho bõ chút tình em nhớ thương”

Á Nam có được thành cơng ấy là nhờ khả năng vận dụng các thể thơ của dân tộc. Rõ nhất là thể hát nói. Thể hát nói thuần dân tộc vốn gắn với ca trù dung nạp được cả ngâm lẫn nói, cả vần chân và cả vần lưng, cả vần bằng và cả vần trắc. Kết cấu của bài thơ cũng khá uyển chuyển. Chấp nhận dôi khổ tới tận 23, thậm chí 27 câu trong một bài. Nhất là số tiếng của câu thơ. Có thể từ 4 đến 12 – 13 chữ, thậm chí những câu gối hạc kéo dài tới 20 chữ. Lục bát và song thất lục bát ở đây biến thể khá là phóng đạt. Tất cả là để hướng tới sự diễn tả sao cho đắc dụng nhất tâm trạng của con người hiện đại vốn khơng cịn giản đơn như trước

nữa. Những câu thơ trong bài Chim hoàng oanh khá phóng khống, ít bị câu thúc bởi lề luật:

“Này hỡi con hồng oanh kia ơi!

Mi ăn, mi hót, mi nhảy, mi nhót, mi thánh thót ở trong cái lồng,

Vui thì vui thực, sướng thì sướng thực, nhưng cá chậu chim lồng cũng chẳng ra chi”

Có thể thấy những “câu hát vặt” của Á Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của dân nhạc, nhạc điệu của những câu thơ này là nhạc điệu của những điệu hát dân gian truyền thống đầy da diết, ân tình của người dân lao động Việt Nam. Làn điệu của những “câu hát vặt” đã khiến Tiễn chân anh khóa xuống tàu, Gánh nước đêm… trở thành những tác phẩm lan truyền khắp trong Nam ngoài Bắc.

“Câu hát vặt” - điệu hát vặt quen thuộc của đại chúng bình dân được Á Nam viết theo lối lục bát biến thể. Theo nhà thơ Xuân Diệu: “Đây là một loại sáng tác khó thành cơng. Văn chun nghiệp không dễ đua với văn dân gian về vẻ đẹp tự nhiên, về lời thoải mái, mà chất nội dung phải sâu sắc, thì mới đứng lại được. Nếu lại nói những lời ln lý thiên kinh địa nghĩa, thì dễ nhàm; mà phải là đúc kết những kinh nghiệm hàng trăm năm của việc đời, của thói tục. Nếu lời thơ trong trẻo q, thì đề phịng nhạt; nếu lời thơ trau chuốt quá, thì rõ là văn của chuyên gia…”[45;7]. Như vậy, sáng tác thơ theo lối những “câu hát vặt” là một điều không đơn giản. Nhưng Á Nam Trần Tuấn Khải đã phả vào đó một sức sống mới, làm cho những điệu hát có sức hấp dẫn và độc đáo hơn. Khiến chúng trở thành những bài hát được các bác hát xẩm đem đi khắp các chợ, các làng, các phố xá ngồi Bắc, các cơ đầu Bắc đem vô ngâm ngợi trong các thành phố trong Nam, các thiếu phụ, thiếu nữ ngâm lẻ trong đêm khuya cơ đơn, lẻ bóng.

Bên cạnh những “câu hát vặt” đặc sắc, nhà thơ Á Nam còn thể hiện sự ảnh hưởng sâu rộng của các điệu hát dân gian – dân nhạc ở những điệu “ca lý mới”. Xuân Diệu viết: “Nhà thơ Á Nam khi còn tuổi trẻ, cũng đã biết dùng những điệu “ca lý mới”: Hành vân, Nam ai, Nam bằng, Cổ bản, Tứ đại cảnh. Đây là những

điệu “ca Huế”, thuở ấy từ trong kinh kỳ, Trung bộ, đưa phổ biến ra Hà Nội, ra Bắc Bộ, các xóm Bình khang và tao nhân ngồi Bắc cảm nghe mới lạ và rất ưa thích, bèn gọi là “ca lý mới”. Nếu như điệu hát ca trù, hát ả đào khuôn phép mực thước, nhiều chất ngẫm nghĩ nhưng ít chất mơ màng, thiên về chất duy lý; thì “ca lý mới” đầy rẫy tính chất mơ mộng. Do vậy, ở thể loại này Á Nam đã thể hiện được rõ nhất cái “hồn lụy” và những mơ mộng, hồi bão của mình.

Lời Hành vân của Á Nam: “Người chung hội, Duyên nợ xa xăm; Cái ruột con tằm Dạ sầu trăm đoạn,

Ngồi sầu ngâm, sầu ngâm. Hồn man mác,

Lẩn khuất băng chừng, Mong tới cung Hằng Nhắn dì trăng, dì trăng,

Lời ước nguyền trơng mong dì trăng, Tâm tình lai láng

Đêm đêm ngồi tựa bâng khuâng. Lời Cổ bản của Á Nam:

… Trông, trông vời, Trông vời thiên cổ, Thanh khí tương cầu. Động tâm đầu,

Tựa làn trăng thâu, Vịnh vài ba câu. Chút tình sâu, Nhắn cùng nhau!

Tâm tình sau trước, Ơi bạn đa sầu…”

Tính cách chung chung của những lời ca Huế nói chung, khơng phải là một nhược điểm, mà là một đặc điểm rất hợp với chất nhạc; vốn những lời ca Huế “chình cống” ở đất sơng Hương núi Ngự từ trước cũng đã không đi vào cụ thể, mà bao trùm một tâm trạng, một tâm tình:

“…Nực buồn cười ông Xanh, Đem buộc

Mình vơ cuộc Nợ yến anh!

Đày đạc xuân xanh, Lại cịn ganh! - E tan khối tình

(Đoạn cuối một bài Nam bằng)

Á Nam cũng như Tản Đà, đã gặp một miếng đất phóng túng để cho mình “lãng mạn”, khi viết những lời ca Huế. Ca Huế vốn là một loại ca nhạc cổ truyền Huế, có những đặc điểm, sắc thái riêng. Vừa hài hòa giữa điệu Bắc, điệu Nam, vừa có tính khoa học trong cấu trúc các bài bản và các thể loại âm nhạc. Điều này thể hiện ở tính liên tục, tính chuyển tiếp, tính biến âm, tính biến điệu, tính tự tình, tính cơ đọng súc tích từ nội dung đến hình thức. Bộ mơn ca Huế là loại hình âm nhạc truyền thống được phát triển từ lâu đời. Một số đông văn nhân thi sĩ đã sáng tác lời ca Huế, trong đó thành cơng phải kể đến các nhà thơ khơng phải sinh trưởng ở mãnh đất cố đô này như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và Á Nam Trần Tuấn Khải. Phải nói rằng để sáng tác được những điệu “ca lý mới” theo điệu “ca Huế” thành cơng, các nhà thơ phải có một vốn am hiểu sâu sắc về dân nhạc.

Không phải ai sáng tác theo thể loại này cũng thành công và được người đời ghi nhận, Á Nam là một ngoại lệ. Nền văn hóa dân gian ảnh hưởng và in dấu ấn sâu sắc trong dịng văn thơ ơng, tạo nên một Á Nam thuần túy Việt Nam.

Nhắc đến Á Nam Trần Tuấn Khải, không thể không nhắc đến thể loại hát ả đào – ca trù. Trần Tuấn Khải sáng tác không nhiều bài thơ theo thể loại này. Cũng là một điệu nhạc của dân gian truyền thống, nhưng ở Á Nam thể loại này không thành công bằng các “câu hát vặt”, và không đặc sắc bằng những điệu hát của Tản Đà. Nhưng với loại hình biểu diễn nghệ thuật pha trộn giữa âm nhạc và thi ca này Á Nam cũng đã thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc của các bộ môn nghệ thuật dân gian dân tộc Kinh nói riêng và văn hóa dân gian của dân tộc nói chung.

Hát ả đào ngày xưa là thú chơi phong lưu của những quý tộc. Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương, Cao Bá Quát, Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải… là những nhà thơ đặc biệt say mê với thể loại dân nhạc này. Các văn nhân, tài tử mê ca trù, đã sáng tác hát nói rồi đến nhờ đào nương ca lên để tác giả và bạn bè thưởng thức. Những bài hát nói, hát ả đào một mặt thể hiện niềm say mê với loại hình ca nhạc truyền thống, mặt khác thể hiện sự am hiểu đối với nền văn hóa của dân tộc. Phải nói rằng để thành công với thể loại này, các nhà thơ phải là người có vốn hiểu biết cực kỳ sâu rộng.

Sau đây là Bảng thống kê các thể thơ dân gian được Á Nam sử dụng:

THỂ THƠ TÁC PHẨM

Phong dao Phong dao (5 bài)

Ngân khúc Trầm hoa khúc vịnh bà Nguyễn Thị Hịa

Cuồng ngâm Hát xẩm Anh đồ Bác xẩm Khách bình khang Mong chồng Anh xẩm Bạc giấy Nhắn khách sơng Hương

Hát hát nói Đề quyển “ Duyên nợ phù sinh”

Chơi xuân Cái thuyền Mắng bù nhìn Phỗng đá Bên giời gặp bạn Nhắn xuân Ca lý mới Hành vân Nam ai Cổ bản Tứ đại cảnh Nam bằng Nhớ bạn Nạn hồng thủy Câu hát vặt

Tiễn chân anh khóa xuống tàu Gánh nước đêm

Mong anh khóa Gửi thư cho anh khóa

Gọi đị đêm Trách gà gáy Chim hồng oanh Nỗi chị khun em

Lên núi Ba Vì Mong chồng Mừng anh khóa về

Qua khảo sát trên đây, chúng ta thấy nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải đã sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ một cách linh hoạt và đầy sáng tạo. Thơ ca của ơng vì vậy mà gần gũi với quần chúng, dễ nhớ và dễ thuộc.

Cùng với Tản Đà, Đoàn Như Khuê, Tương Phố, Đơng Hồ… Trần Tuấn Khải đã có cơng lớn trong việc làm cho nền thi ca dân tộc viết bằng chữ quốc ngữ thêm nhuần nhị để có thể đĩnh đạc bước vào khung trời hiện đại ngay sau 1932 với phong trào thơ Mới.

Tiểu kết chương 2:

Chương 2 tập trung tìm hiểu những ảnh hưởng của thơ ca dân gian nói riêng, văn học dân gian nói chung tới thơ ca Á Nam Trần Tuấn Khải.

Đầu tiên chúng tơi đã đi sâu tìm hiểu những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp văn học của thi nhân. Đây là nền tảng đầu tiên để chúng ta có thể khám phá những đặc sắc trong thơ ca của Trần Tuấn Khải.

Nhìn chung, thơ ca Á Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ ca dân gian, văn học dân gian. Sự ảnh hưởng đó diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên một loạt hệ thống các chủ đề, đề tài, nội dung tư tưởng và ở cả phương diện nghệ thuật. Nhưng sự ảnh hưởng này lớn lao hơn cả phải kế đến ở các điệu hát của nhà thơ. Đó là các câu hát vặt, điệu ca lý mới, hát ả đào – ca trù, hát xẩm. Chính những làn điệu đậm chất dân gian này đã làm nên một Á Nam rất riêng, không thể trộn lẫn.

Khảo sát thơ Á Nam Trần Tuấn Khải, chúng ta thấy một mặt thơ ông chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian, văn học dân gian và thậm chí là văn hóa dân gian. Mặt khác thơ ơng cũng ảnh hưởng, tác động trở lại đối với nền văn học dân gian.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w