Sự nghiệp văn chương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu (Trang 41 - 44)

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ CỦA Á NAM TRẦN TUẤN KHẢ

2.1.2.Sự nghiệp văn chương

Từ năm 1920 đến 1930 Á Nam lần lượt cho xuất bản gần mười quyển sách sau đây:

1. Duyên nợ phù sinh (Kim sinh lụy) – Thơ văn, Quyển I: Nhà in Trung Băc, In lần thứ nhất, Hà Nội, 1921; Quyển II: 1923

2. Gương bể dâu, truyện lịch sử, In lần thứ I, Nhà in Chân Phương, Hà Nội,

1923

3. Giai anh hùng, gái thuyền quên, tiểu thuyết Trung Quốc, Á Nam dịch

thuật, In lần thứ I, Nhà in Thụy Ký, Hà Nội, 1924

4. Đông Chu liệt quốc. Thanh niên xuất bản, Hà Nội, 1925

5. Liêu Trai chí dị. Bồ Tùng Linh, Thanh niên xuất bản, Hà Nội, 1925

6. Hồn hoa, tiểu thuyết, Từ Chẩm A, Thanh niên xuất bản, Hà Nội, 1925

7. Thủy hử, dịch, Thanh niên xuất bản, Hà Nội, 1925

8. Đăng khấu chí, Tiếp theo bộ Thủy hử, dịch, Thanh niên xuất bản, 1925

9. Tam tự kinh tập đọc, Hiệu sách Xương ký xuất bản, Kim Khuê ấn quán,

in lần thứ nhất, Hà Nội, 1927

10.Mạnh Tử I (dịch), Trần Tuấn Khải dịch, Đơng Kinh ấn qn, Hà Nội, 1926

11.Bùi quan hồi I và II – tập thơ, In lần thứ I. Hiệu sách Xương ký xuất bản, Hà Nội, 1927

Trong số các sách trên thì Tam tự kinh, Mạnh tử, Ngụ ngon tập đọc là sách giáo dục nhằm củng cố luân lý; Thủy hử, Đơng Chu liệt quốc, Liêu Trai chí dị là tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc; Hồn hoa là tiểu thuyết mới của Trung Quốc; các quyển còn lại là thơ văn viết về lòng yêu nước.

Giai đoạn 1930 – 1945, Á Nam Trần Tuấn Khải ít làm thơ hơn trước, do ơng bị chính quyền thực dân Pháp theo dõi gắt gao. Những sách xuất bản trong giai đoạn này là:

1. Sách Chơi xuân Nhâm thân (truyện viết về cuộc khởi nghĩa Yên Bái), Nam Ký xuất bản, Hà Nội, 1932

2. Thạch đầu hồn, Tiểu thuyết liên hồi, Trần Tuấn Khải thuật, Tiến Đức thư quán, Hà Nội, 1933

3. Kiếm châu duyên, võ hiệp tiểu thuyết, Trần Tuấn Khải dịch thuật, Nhà in Lê Cường, Hà Nội, 1935

4. Không Động kỳ hiệp, võ hiệp tiểu thuyết, Trần Tuấn Khải dịch, Tam Hữu xuất bản cục, Hà Nội, 1935

5. Kiếm khôn võ hiệp, Trần Tuấn Khải dịch, Nhà in Trung Bắc tân văn, Hà Nội, 1936

6. Vạn lý tình hiệp, hiệp tình tiểu thuyết, Trần Tuấn Khải dịch thuật, Nhà in Lê Cường, Hà Nội, 1936 – 1937

7. Thiên Thai lão hiệp, Trần Tuấn Khải thuật, Tam Hữu xuất bản cục, Hà Nội, 1936 (sáng tác)

8. Hồng lâu mộng, Hồng Tú Toàn… dịch tiểu thuyết Trung Quốc

Sau 1945, Trần Tuấn Khải khơng cịn có những tác phẩm gây được dư luận rộng rãi như trước nữa.

Giai đoạn sau 1954 Á Nam đã tự dịch và tự mình dịch nhiều tác phẩm Hán văn như:

1. Pháp cú kinh, Anh Hán đối chiếu Hòa dịch của Thường Bàn Đại Định; Á Nam Trần Tuấn Khải dịch; Lăn Hồ Nguyễn Khắc Kham hiệu đính, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gịn 1963

2. Ức Trai tướng cơng di tập: Dư địa chí, Nguyễn Trãi, Nhà Văn hó Tổng bộ Văn hóa xã hội xuất bản, Sài Gịn, 1966

3. Tam tổ hành trạng, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gịn. 1971

Năm 1875, Trần Tuấn Khải viết bài thơ Mừng anh khóa về để tỏ lòng mừng vui trước niềm vui chung của đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể khẳng định, gần một thế kỷ sống và viết, Á Nam Trần Tuấn Khải đã để lại một sự nghiệp trước tác không nhỏ: khoảng 30 tác phẩm gồm nhiều thể loại từ thơ ca, văn xuôi, đến nghiên cứu, dịch thuật. Trong kho tàng đó, nét đặc sắc làm nên thành cơng của ơng là những đóng góp về mặt thơ ca. Viết về sự nghiệp thơ ca của Trần Tuấn Khải , Từ điển văn học (tập I, 1983) đánh giá: “Thơ ca là phần chính trong sự nghiệp sáng tác của Trần Tuấn Khải và cũng là phần ông đạt được một số thành công nhất định”[42;111]. Tiếng thơ của ông cất lên khi thơ ca của phong trào Duy tân của các chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… đã đến lúc thoái trào. Nhưng Á Nam vẫn đi theo con đường cách mạng của những vị tiền bối đi trước, lấy ngịi bút làm vũ khí chiến đấu, thể hiện tinh thần dân tộc, gìn giữ ngọn lửa yêu nước đang âm ỉ trong lịng người dân, và khi có thể thì thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh.

Chọn bút hiệu Á Nam, thi sĩ muốn nhắc nhở mọi người về nước Nam ở châu Á. Những vần thơ thấm đượm tinh thần yêu nước của ông đã làm mới cái không khí thơ ca đang ướt át vì những lệ, những sầu, những oán, những thảm của Nhàn Khanh, Tương Phố, Đoàn Như Khê… đang thịnh hành lúc bấy giờ.

Đúng là, thơ Á Nam Trần Tuấn Khải dù qua bao đổi thay, mãi mãi dường như vẫn chỉ là thơ của những năm 20 của thế kỷ XX. Ơng kiên trì một lối thơ cổ, ông là một nhà thơ hồn tồn cũ. Ở cơng trình “Triết lý nghệ thuật trong thơ Á

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu (Trang 41 - 44)