Các phương thức biểu hiện trong mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu (Trang 31 - 39)

gian và văn học viết

Văn học dân gian và văn học viết có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Ở đây, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu văn học dân gian có tác động, ảnh hưởng tới văn học viết trên những phương diện, lĩnh vực nào; và ngược lại là sự ảnh hưởng trở lại của văn học thành văn tới văn học bình dân ở những điểm nào.

Chúng ta thấy, mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết được thể hiện trên nhiều mặt, khơng chỉ ở nội dung tư tưởng mà cịn có cả hình thức nghệ thuật.

Trước hết là vấn đề mối quan hệ về nội dung tư tưởng giữa hai loại hình

nghệ thuật văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là kho trí tuệ quý báu của nhân dân lao động, đem lại cho văn học viết sự lựa chọn đề tài bởi đề tài trong văn học dân gian vô cùng rộng lớn, đủ màu sắc, trên mọi bình diện của đời sống, không bị giới hạn bởi những quan niệm đề tài sang hèn, cao thấp. Các tác giả có thể lấy văn học dân gian làm ngữ liệu cho những tác phẩm của mình. Nội dung của những câu chuyện dân gian dưới ngòi bút của những nhà văn, nhà thơ, nhà tiểu thuyết… bỗng trở nên hấp dẫn đến kỳ lạ. Các tác giả của dòng văn học viết đã lấy chính nội dung của những câu chuyện dân gian làm nội dung chính trong các tác phẩm của mình. Những truyền thuyết về Lạc Long quân – Âu Cơ,

Tản Viên, An Dương Vương, các truyện cổ tích Bánh chưng bánh giầy, Dưa hấu… và các giai thoại dân gian về các vị Thiền sư đã góp phần khơng nhỏ trong

việc cung cấp đề tài, khơi nguồn cảm hứng… cho Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, Đại Việt sử ký tồn thư của Ngơ Sĩ Liên, Thiền uyển tập anh ngữ lục của các dịng thiền Tì Ni Đa Lưu Chi, Vơ Ngơn Thơng và Thảo Đường. Nhờ có các truyện lưu truyền trong văn học dân gian về các vị thành hoàng, về bà Trưng, Triệu Quang Phục, Lý Ông Trọng… mà Lý Tế Xuyên viết nên Việt điện u linh

tập… Và Truyện Kiều của Nguyễn Du là một ví dụ điển hình cho việc ảnh hưởng

của văn học dân gian đối với văn học viết về phương diện nội dung tư tưởng. Một trong những nội dung tư tưởng lớn lao, cao cả nhất của Truyện Kiều là tình thương bao la, bát ngát cho những kiếp người đau khổ, đặc biệt là phụ nữ:

“Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều)

Vậy thử hỏi, cái tình cảm lớn lao đó, một khi đã khơng phải trên trời rơi xuống cho Nguyễn Du thì từ đâu đến là chính? Từ cuộc sống và tâm lý trưởng giả hay từ cuộc sống và tâm lý dân gian? Từ nền văn học bác học đã có trước Nguyễn Du hay từ nền văn học dân gian truyền thống? Không ai là không trả lời được rằng Nguyễn Du đã học tập cái tinh thần nhân đạo ấy ở quần chúng nhân dân, thông qua ca dao, dân ca; và học tập qua cách sống, nét văn hóa của quần chúng. Ơng từng xác nhận: “Thơn ca sơ học ma tang ngữ” – từ nhỏ học lời người trồng dâu, trồng đay qua những bài hát nơi thơn xóm, đó là một minh chứng cho tinh thần học tập, tiếp thu những giá trị truyền thống đẹp đẽ của văn học dân gian, văn hóa dân gian của Nguyễn Du nói riêng và các tác giả văn học viết nói chung.

Hoặc như với Bà chúa thơ Nơm Hồ Xn Hương, phải nói rằng nếu khơng có cái vốn sống gắn bó, gần gũi với người dân lao động, thì bà khơng thể viết nên những vần thơ đậm nét dân dã như vậy được. Nhà nghiên cứu văn học Liên Xô cũ, giáo sư tiến sĩ Niculin trong bài giới thiệu cho bản dịch về thơ Hồ Xuân Hương ra tiếng Nga đặc biệt chú ý đến điều này. Ông đã triển khai quan điểm thơ Hồ Xuân Hương kết tinh từ văn học dân gian thông qua việc phân tích một số bài thơ cụ thể như bài Đánh đu. Tác giả đã gắn bài thơ với tục chơi đu trong đời sống văn hóa dân gian ở các lễ hội, đặc biệt vào dịp đầu xuân với ý nghĩ rằng: khơng có hiện tượng văn hóa dân gian đó thì khơng có bài thơ Đánh đu như đã có với

Hồ Xuân Hương.

đại lấy làm đề tài sáng tác và từ đó rút ra cho chúng ta được nhiều bài học đáng quý. Tố Hữu viết về Mị Châu:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

(Tâm sự) Anh Ngọc viết Thị Mầu:

“Những cánh màn đã khép lại đằng sau Táo vẫn rụng sân đình khơng ai nhặt Bao Thị Mầu đã trở về đời thực Vị táo cịn chua mãi ở đầu mơi”

(Thị Mầu) Ngô Quân Miện viết Nghe khúc hát Trương Chi:

“Anh là ai? Hỡi chàng Trương?

Mờ sương tiếng hát, mờ sương mặt người Dẫu là anh cũng là tơi

Dẫu ai thì cũng là người đang yêu”

Văn học dân gian không chỉ cung cấp chủ đề, đề tài cho văn học viết mà còn tạo cảm hứng sáng tác cho các tác giả và hướng họ tới những tư tưởng thẩm mỹ của cái đẹp dân dã, bình dị của quần chúng lao động. Văn học viết hướng tới văn học dân gian với ý thức dân tộc, thể hiện tinh thần dân chủ, Thơ thần của Lý

Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ văn của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngơ đại cáo của

Nguyễn Trãi… là những ví dụ tiêu biểu. Văn học viết cũng học tập văn học dân gian ở việc xây dựng các hình tượng. Đó là học cách xây dựng hình tượng người anh hùng trong văn học dân gian như Thánh Gióng, Thạch Sanh để sáng tạo những nhân vật anh hùng có cơng với lịch sử dân tộc trong văn học viết.

trên bình diện hình thức nghệ thuật. Khơng chỉ lấy nội dung trong văn học dân gian làm ngữ liệu cho tác phẩm của mình, văn học viết cịn học tập những giá trị nghệ thuật, học tập thi pháp của văn học dân gian.

Nhiều thể loại, thể thơ của văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại, thể thơ của văn học dân gian:

Về văn xuôi: Truyện cổ dân gian Việt Nam với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thần thoại, truyền thuyết, cổ tích đã trở thành đề tài cho những tác phẩm văn xuôi chữ Hán sớm nhất của nước ta. Chính các thể loại truyện cổ dân gian đã tạo nên thể loại “truyền kỳ”, “chí quái” trong văn học viết thời kỳ Trung đại.

Về văn vần nói chung: Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng chính các kiểu gieo vần, ngắt nhịp, thể thơ… của văn học dân gian đã đi vào văn học viết một các rất tự nhiên. Các tác giả văn học viết đã sử dụng những yếu tố đó một cách rất nhuần nhuyễn và đạt được những thành công lớn. Thể thơ lục bát của văn thơ dân gian đã góp phần làm nên những thành cơng đáng kể cho Lục Vân Tiên,

Truyện Kiều… và mãi về sau này là thơ Tố Hữu. Các tác giả đã học tập được thể

thơ, cách gieo vần, luật của thơ lục bát trong ca dao một cách tài tình và đầy sáng tạo.

Khi thể thơ lục bát và song thất lục bát do những người trí thức dân gian sáng tạo và lưu truyền được các nhà thơ dân tộc tài năng sử dụng để viết nên những truyện thơ, khúc ngâm bằng tiếng nói dân tộc thì văn học Việt Nam bước vào thời kỳ hoàng kim bậc nhất trong văn học Trung đại.

Hát nói vốn là một lối hát ả đào phát triển từ lâu trong sinh hoạt ca hát, đến cuối thế kỷ XVIII, nhất là đầu thế kỷ XIX, cách tổ chức ca từ của nó (thể thơ hát nói) được Nguyễn Cơng Trứ và Cao Bá Quát nâng lên một tầm cao mới làm cho nó có tư cách của một thể thơ dân tộc tự do nhất, phóng túng nhất, linh hoạt nhất. Phải nói rằng ca từ hát nói đã tạo cảm hứng cho các nhà thơ sáng tạo ra những bài thơ hát nói tuyệt với tài hoa. Để sau này, thể hát nói tiếp tục được phát triển

và được làm rạng danh hơn với những Phan Bội Châu, Tản Đà, Võ Liên Sơn… Thể nói lối, thể vè trong văn học dân gian cũng được nhiều nhà thơ sử dụng, đó là Nguyễn Khuyến, Tố Hữu, Trần Hữu Thung…

Thể ca dao là một trong những thể loại ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thơ ca bác học. Các nhà thơ của thế kỷ XX đã sử dụng để viết những bài ca dao mới. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết hàng loạt các bài phong dao, phong thi; Á Nam Trần Tuấn Khải đã đóng góp vào kho tàng ca dao dân tộc nhiều bài ca dao mới, đặc sắc.

Như vậy, xét về mặt thể loại, văn học dân gian có vai trị to lớn trong việc hình thành các thể loại, thể thơ của văn học viết. Và đến nền văn học thành văn, có nhiều thể loại đã thành công một cách rực rỡ.

Không chỉ về mặt thể loại, văn học viết còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian về mặt ngôn ngữ, giọng điệu và các biện pháp tu từ. Các tác giả của nền văn chương bác học đã lấy những thành ngữ, tục ngữ, những lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân làm phong phú cho các tác phẩm của mình. Mơ típ những người vợ lấy chồng kỳ dị, chuyện lên trời, xuống biển, vào âm phủ, chết đi sống lại… đã giúp Nguyễn Dữ viết nên Truyền kỳ mạn lục; những cái kết có hậu, người hiền gặp lành… của truyện cổ tích đi vào các tác phẩm văn học viết tạo nên cảm giác ấm áp, gần gũi đến thân quen; chất trào phúng dân gian làm nên giọng điệu trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương. Cách châm biếm kín đáo của ngụ ngôn đi vào các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến.

Như vậy, các tác giả đã học hỏi của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Sự học tập đó ln diễn ra ở mọi thời đại lịch sử; sự học tập đó khơng chỉ tạo sự hấp dẫn, phong phú cho văn học viết mà cịn có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện.

Văn học dân gian có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ, sâu sắc đối với nền văn học viết. Và ngược lại, văn học viết cũng có những tác động trở lại đối với văn

học dân gian. Chẳng hạn, các tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao, những nhân vật trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên… là những ví dụ tiêu biểu. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một ví dụ điển hình cho hiện tượng một tác phẩm văn học bác học đã được dân gian hóa một cách cao độ hiếm có. Kiệt tác này được dân gian hóa bằng nhiều phương diện, nhiều hình thức biểu hiện trong đó có bói Kiều là điều đáng nói nhất. Một số tác phẩm từng được coi là ca dao như bài Cảnh Tây Hồ:

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương” Hoặc bài Phong dao:

“Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muốn, nhớ cà dầm tương”

Thì nay chúng ta đã biết đó là những câu thơ của Dương Khuê và Á Nam Trần Tuấn Khải. Đó chính là hiện tượng một tác phẩm văn học được dân gian hóa.

Cũng cần phải nói thêm rằng sở dĩ có hiện tượng trên là vì những câu thơ mộc mạc, dân dã, thể hiện đời sống của người dân lao động như trên vốn thường hay xuất hiện trong ca dao, dân ca. Đó là những lời thơ gần gũi, quen thuộc với người bình dân. Vì vậy, họ đã coi và biến chúng trở thành lời ăn, tiếng nói hàng ngày của mình. Như vậy, các tác giả dân gian đã sử dụng văn liệu, thi liệu của văn học viết để làm cho đời sống tinh thần của họ ngày càng trở nên phong phú hơn, sinh động hơn. Hơn nữa, các tác giả dân gian cũng học tập được nhiều điều bổ ích từ sáng tác của các nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp. Họ đã khai thác khơng ít điển cố, điển tích, từ ngữ, hình ảnh… trong văn học viết để đưa vào các bài vè, câu hát… của họ.

Rất nhiều ngơn từ, điển tích của văn chương bác học đã đi vào dân gian: - “Anh xa xem như bến xa thuyền

- “Đêm đêm tưởng giải Ngân Hà Mối sầu tinh đẩu đã ba năm tròn Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”

Các từ Thúy Kiều, Kim Trọng, tinh đẩu, tào khê được các tác giả dân gian lấy từ nguồn văn học bác học.

Cũng như nhiều tác phẩm văn học khác, văn học dân gian cũng ảnh hưởng đến thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trên nhiều bình diện, và có nhiều phương thức thể hiện khác nhau. Chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu thơ ca của hai nhà thơ này để có thể hiểu rõ sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học dân gian tới thơ của hai bậc tiền bối nói riêng và tới văn học viết nói chung ở những chương kế tiếp.

Tóm lại, sự ảnh hưởng giữa hai nền văn học, nghệ thuật là diễn ra theo hai chiều, trên nhiều phương diện, theo nhiều cấp độ khác nhau. Sự ảnh hưởng này có khi rất dễ nhận thấy, hiện lên một cách rõ rệt trước mắt người đọc, nhưng có lúc lại chìm sâu, cần phải có một cái nhìn tinh tế thì mới phát hiện ra được.

Tiểu kết chương I:

Trên đây, chúng tơi đã bước đầu đi tìm hiểu những khái niệm, định nghĩa về folklole, văn học dân gian và văn học viết. Những khái niệm này giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về vấn đề. Qua đó, xác định được cụ thể hơn nữa phạm vi của vấn đề mà luận văn tập trung làm rõ.

Việc tìm hiểu những khái niệm, định nghĩa này là hết sức quan trọng và cần thiết. Tiếp đó, chúng tơi đi sâu hơn nữa trong việc làm rõ những quy luật chung nhất trong mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết, để có thể xác định được những phương diện ảnh hưởng lẫn nhau trong mối quan hệ khăng khít giữa hai loại hình nghệ thuật này.

Các phương diện ảnh hưởng, phương thức biểu hiện của mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là vô cùng đa dạng, phức tạp. Ở mỗi tác giả

khác nhau, mối quan hệ này lại diễn ra theo một phương thức biểu hiện khác nhau, có khi là chìm – khó nhận ra và cũng có khi là nổi bật – rất dễ nhận thấy.

Qua tìm hiểu bước đầu, chúng ta thấy chiều ảnh hưởng của văn học dân gian tới văn học viết là mạnh mẽ hơn chiều ngược lại. Hiện tượng này xảy ra với hầu hết các trào lưu văn học, tác giả văn học, thể loại văn học. Mặc dù, sự tác động trở lại của văn học viết đối với văn học dân gian là yếu hơn, nhưng không phải khơng có. Ở thời kỳ nào, sự tác động trở lại này cũng được diễn ra. Và chính sự tác động qua lại này đã khẳng định mối quan hệ khăng khít, tương hỗ lẫn nhau của hai loại hình văn học nghệ thuật. Văn học dân gian và văn học viết là hai hình thái nghệ thuật vừa độc lập, tách biệt lẫn nhau, nhưng vừa có những tác động qua lại, tương hỗ khăng khít lẫn nhau.

Sự tác động của văn học dân gian tới những tác giả của văn học viết là khác nhau. Riêng đối với Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, sự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w