ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ CỦA Á NAM TRẦN TUẤN KHẢ
2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 1 Cuộc đờ
2.1.1. Cuộc đời
Trần Tuấn Khải sinh ngày 04 – 11 – 1895 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định trong một gia đình nhà Nho yên nước. Thân sinh là quan huấn đạo Trần Thụy Giáp hiệu là Văn Hóa đã đỗ cử nhân và trong những năm đầu thế kỷ XX từng làm giám khảo cho các khoa thi hương ở Bắc Kỳ. Cụ Trần Thụy Giáp có tham gia vào phong trào yêu nước nên Trần Tuấn Khải sớm chịu ảnh hưởng của các phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sính, con một nhà giàu có trong làng. Theo gia phả, bà là con gái một nhà có học hành nền nếp, tính tình rất hiền hậu thơng minh. Khi Trần Tuấn Khải cịn nhỏ, bà thường đặt những câu ca dao để hát ru con và được nhiều người trong thôn mến phục.
Lên 4 tuổi, Trần Tuấn Khải bắt đầu học chữ Nho với cha mình, đã bập bẹ thuộc một bài thơ ngũ ngôn chữ Hán. Năm 14 tuôi đã đọc Tân thu (cuốn Vạn
quốc sử ký của Nhật Bản). Năm 1913 (18 tuổi) định đi thi hương, nhưng lại thôi.
Năm ấy kết hôn với bà Nguyễn Thị Khuê, sinh năm 1895, quê Sơn Tây, con nhà dòng dõi quan lại.
Đầu thập niên mười bắt đầu sáng tác. Năm 1914 (19 tuổi) viết bài thơ Tiễn
Chân anh khóa xuống tàu. Khoảng những năm đó viết bài Gánh nước đêm.
Sau khi người con gái đầu bị bệnh mất, ông buồn nản bỏ đi chơi khắp xứ đơng: Móng Cái, Hịn Gai, Hải Phòng, Quảng Yên… lấy câu thơ, chén rượu làm vui. Cũng nhân dịp đó mà kết giao với các bạn văn thân cách mạng, ông được nhiều người tán thưởng vì những câu thơ nồng nàn tình ái quốc.
Sang năm 1920, bè bạn anh em khuyên ông thu thập thơ văn ngâm vịnh bấy lâu đê đưa lên Hà Nội xuất bản. Nhờ đó mà có tập Duyên nợ phù sinh, do nhà in
Trung Bắc của Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành. Từ đó trở đi, Trần Tuấn Khải tham gia làng báo Hà Nội. Ngoài viết cho tờ Khai Hóa, ơng cịn tham gia viết cho các báo: Thực nghiệp dân báo, Trung Bắc tân văn, Đông Dương tạp chí, Nam phong
tạp chí… ở Hà Nội, Tiếng dân ở Huế và cả Đông Pháp thời báo, Phụ nữ tân văn
ở Sài Gịn. Các bút danh của ơng thường dùng trong giai đoạn này là: Á Nam, Lâm Tuyền Khách, Côi Hồng Cư Sĩ, Cơi Hồng Khách, Tiếu Hoa Nhân, Giang Hồ Khách, Đông A, Đông A Thị, Đơng Minh, Cơng Chính… Ơng kết giao thân thiết với Phan Khôi, Sở Cuồng Lê Dư, ông cử Mai Đăng Đệ, ông tú Nguyễn Đỗ Mục, Đàm Xuyên, Nguyễn Phan Lãng… Ơng từng làm việc với cụ nghè Ngơ Đức Kế ở tạp chí Hữu thanh và đã góp ý cho cụ nghè trong các bài tranh luận phê phán Phạm Quỳnh
Kháng chiến tồn quốc bùng nổ, ơng đưa gia đình lên tản cư ở Sơn Tây. Năm 1947 nhà cửa và sách vở bị đốt hết. Năm 1948, ơng về lại Hà Nội vì hồn cảnh bắt buộc. Ở Hà Nội, ông đi dạy học: Trung học Chu Văn An, nữ học Trưng Vương, trường Nguyễn Trãi và một số trường tư thục.
Năm 1954, Trần Tuấn Khải vào Nam tiếp tục làm báo, dịch thuật và làm thủ thư tại Thư viện Quốc gia Sài Gịn. Ơng tiếp tục sáng tác và tham gia phong trào
chống văn hóa nơ dịch. Ơng đã từng làm Chủ tịch danh dự Lực lượng bảo vệ văn
hóa dân tộc từ năm 1966 – 1967 và tham gia phong trào đấu tranh địi hịa bình,
dân sinh và dân chủ
Từ năm 1975, ông tham gia làm cố vấn Hội Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và đến ngày 07 – 03 – 1983 thì qua đời hưởng thọ 88 tuổi.