Quy luật chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu (Trang 29 - 31)

Từ xa xưa, không ai là khơng thể phủ nhận vai trị của nền văn học dân gian, nó có vai trò to lớn đối với văn học viết: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam. Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian. Nhiều tác phẩm, nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết. Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc đã tiếp thu có kết quả văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú” [28;175].

Nền văn học thành văn của bất cứ một quốc gia nào cũng lấy nền văn học dân gian làm nền tảng. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú: “Chính văn học dân gian là nền tảng của sự phát triển, kết tinh của nền văn học dân tộc” [1;16]. Tính chất ngọn nguồn, làm nền của văn học dân gian đối với văn học viết có thể khẳng định là một quy luật phổ biến trong lịch sử văn học của mọi nước trên thế giới.

Riêng đối với dòng văn học Việt Nam: “Sau khi có văn học viết rồi thì văn học dân gian đã khơng teo đi, ngược lại vẫn tồn tại như một giòng riêng và phát

triển, do đó vẫn tiếp tục và tăng cường vai trò làm nền cho sự kết tinh của văn học viết” [1;17].

Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết có tính chất nhiều giai đoạn, tính chất nhiều mặt. Do vậy, khó có thể tìm ra một quy luật tổng quát, vừa bao trùm được nhiều phương diện. Vừa phản ánh được tính lịch sử của mối quan hệ đó. Theo Lê Kinh Khiên, có thể nêu lên quy luật của mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trên các mặt sau:

Trên bình diện nội dung ý thức hệ, dưới chế độ xã hội cũ, mối quan hệ giữa văn học dân gian – văn học viết nằm trong quy luật chung về mối liên hệ tác động qua lại giữa “hai nền văn hóa trong mỗi nền văn hóa dân tộc” [31;74]. Trực tiếp và cụ thể hơn, đó là quy luật vừa đối kháng, vừa tiếp thu, chuyển hóa lẫn nhau giữa các quan điểm triết học chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của giai cấp thống trị và nhân dân lao động bị trị.

Trong thời kỳ nhân dân lao động đã làm chủ xã hội, mối quan hệ giữa văn học viết hiện đại – văn học cách mạng, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa với bộ phận văn học dân gian cổ truyền nằm trong quy luật của mối quan hệ kế thừa và cách tân, kế thừa có chọn lọc, có phê phán và có sáng tạo vốn văn học dân gian truyền thống để xây dựng nền văn học mới xã hội chủ nghĩa.

Trên bình diện sáng tạo nghệ thuật, quy luật của mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết là quy luật về q trình xâm nhập, chuyển hóa, đồng hóa những kinh nghiệm, những vốn liếng nghệ thuật của tập thể thành những sáng tạo của cá nhân, và ngược lại. Khi đi vào sáng tác dân gian, những thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật của cá nhân được hòa tan vào cái vốn của tập thể và không cịn giữ lại bộ mặt riêng của nó. Cịn trong sáng tác văn học viết thì kinh nghiệm của tập thể được tái tạo lại, được cá thẻ hóa bằng bãn lĩnh nghệ thuật của cá nhân.

Quy luật chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết trong những giai đoan khác nhau của lịch sử, tùy theo trình độ phát triển của văn hóa dân tộc, tùy theo chất liệu ngơn ngữ được sử dụng sẽ có những biểu hiện đặc thù. Đặc biệt

ở các thể loại khác nhau, trong các tác phẩm của các nhà văn thuộc các khuynh hướng nghệ thuật khác nhau lại có những quy luật riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w