1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật thơ trần huyền trân

95 796 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 753,62 KB

Nội dung

Riêng trên lĩnh vực thơ ca, suốt một chặng đường dài như vậy nhưng gần như thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân không có nhiều biến đổi, ông sử dụng một phong cách thơ đồng nhất trong

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LÊ THỊ HOA

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRẦN HUYỀN TRÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội – 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LÊ THỊ HOA

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRẦN HUYỀN TRÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Khánh Thơ

Hà Nội – 2015

Trang 3

Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, đơn vị công tác, người thân và bạn

bè đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian, giúp đỡ về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để em hoàn thành được bản luận văn!

Với trình độ và kiến văn còn hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết Tác giả luận văn mong muốn sẽ nhận được những nhận xét, góp ý của các thầy cô, các nhà nghiên cứu và những người có quan tâm đến vấn đề được thực hiện trong luận văn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26/10/2015

Tác giả luận văn

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Cấu trúc luận văn 11

NỘI DUNG 12

Chương 1: Trần Huyền Trân và thi phái “áo bào gốc liễu” 12

1.1 Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sáng tạo thơ ca của Trần Huyền Trân 12

1.1.1 Cuộc đời 12

1.1.2 Sự nghiệp văn học và quá trình sáng tạo thơ ca của Trần Huyền Trân 13

1.2 Trần Huyền Trân và thi phái “áo bào gốc liễu” 15

Chương 2: Những nguồn cảm hứng chủ đạo và sự thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ Trần Huyền Trân 21

2.1 Những nguồn cảm hứng chủ đạo 23

2.1.1 Hiện thực cuộc sống nơi “lều gianh Cống Trắng” 23

2.1.2 Tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu đôi lứa 28

2.1.3 Hiện thực Cách mạng 34

2.2 Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Huyền Trân 43

Trang 5

2.2.1 Cái tôi cảm khái, bi phẫn, trăn trở, băn khoăn nhưng tràn

đầy ước vọng trước thời cuộc 43

2.2.2 Cái tôi cảm thông với những thân phận bất hạnh, chứa chan tình yêu con người 51

2.2.3 Cái tôi lãng mạn, đa tình 54

Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân ……… 61

3.1 Ngôn ngữ thơ 61

3.1.1 Ngôn ngữ đời sống 61

3.1.2 Ngôn ngữ bác học, cổ điển, tượng trưng 64

3.2 Thể thơ 66

3.2.1 Thể thơ bảy chữ 66

3.2.2 Thể thơ lục bát 67

3.2.3 Thể thơ tự do 72

3.3 Giọng điệu thơ 73

3.3.1 Giọng điệu cảm khái, bi phẫn 73

3.3.2 Giọng điệu xót xa, đau đớn 77

3.3.3 Giọng điệu đằm thắm, dịu dàng 81

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trần Huyền Trân (1913-1989) tên thật là Trần Đình Kim Bạn bè thường gọi ông là Trần Kim mà không dùng tên đệm Ông là một nhà thơ sáng tác ở cả hai thời kỳ trước và sau cách mạng và có cống hiến không nhỏ đối với nền thơ ca dân tộc Nhà thơ Hữu Thỉnh đã từng nhấn mạnh: “Thành tựu của Trần Huyền Trân đóng góp cho nghệ thuật Việt Nam là rất lớn Thơ của ông so với Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu… không thua kém, song việc có nhiều ý kiến đánh giá chưa hết những đóng góp của ông trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, trong hoạt động cách mạng, nhất là văn hóa cứu quốc

là một thiếu sót.” Thế nhưng, cho đến nay, sự nghiệp thơ ca của ông vẫn chưa được tìm hiểu một cách thỏa đáng Chính vì vậy, luận văn này ra đời với mong muốn góp một phần vào việc khẳng định giá trị nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân với độc giả

Trần Huyền Trân không phải là tác giả có một sự nghiệp văn học đồ sộ nhưng là tác giả của nhiều tác phẩm có giá trị ở nhiều thể loại khác nhau Riêng trên lĩnh vực thơ ca, ông có đóng góp không nhỏ cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại, cả về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật Tác phẩm

thơ của Trần Huyền Trân chủ yếu được in trong tập thơ Rau tần (1986) Đến năm 2001, Nhà xuất bản Văn học đã xuất bản cuốn Thơ Trần Huyền Trân tuyển tập sưu tầm đầy đủ tất cả các bài thơ của nhà thơ Tuy cùng “hội tam

anh” với Thâm Tâm và Nguyễn Bính nhưng có thể nói, so với những người bạn của mình, đóng góp của Trân Huyền Trân cho Thơ Mới và văn học Việt Nam vẫn chưa được nhìn nhận một cách xứng đáng

Thế giới nghệ thuật chính là tính chỉnh thể, thống nhất của sáng tác nghệ thuật của tác phẩm hay tác giả được hình thành nên từ quan niệm của

Trang 7

luật sáng tạo của chủ thể, những tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ chủ đạo chi phối đến tác phẩm của các tác giả

Từ việc khảo sát và nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân, chúng ta sẽ thấy được những nét lớn độc đáo và đặc sắc nhất của thơ ông, nhất là về cảm hứng chủ đạo, cái tôi trữ tình và phong cách nghệ thuật của nhà thơ trong mối quan hệ với phong trào Thơ Mới đương thời nói chung

và trong mối liên hệ, so sánh với thi phái “áo bào gốc liễu” nói riêng Qua đó, khẳng định những đóng góp của ông cho thơ Việt Nam hiện đại

Chính từ những lí do trên, luận văn này ra đời nhằm mục đích góp một tiếng nói vào việc nhìn nhận và đánh giá những tác phẩm thơ Trần Huyền Trân một cách đầy đủ toàn diện hơn Mặt khác, chúng tôi cũng muốn khẳng định vị trí của nhà thơ trong làng thơ Việt Nam hiện đại Vì vậy, chúng tôi

chọn đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân làm đề tài nghiên cứu

cho luận văn của mình trên cơ sở tiếp thu các ý kiến nhận xét, đánh giá của những người nghiên cứu đi trước để nhằm góp thêm một cái nhìn khái quát về thơ Trần Huyền Trân Đồng thời, chúng tôi cũng hi vọng rằng, sau khi đề tài này được nghiên cứu thành công, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong việc học tập và giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại nói chung và phong trào Thơ Mới cũng như tác giả Trần Huyền Trân nói riêng

Trang 8

cuộc xây dựng, đổi mới đất nước Trong suốt quãng đường dài đó, Trần Huyền Trân sáng tác không ngừng nghỉ ở nhiều thể loại văn học: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, kịch thơ, chèo

Riêng trên lĩnh vực thơ ca, suốt một chặng đường dài như vậy nhưng gần như thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân không có nhiều biến đổi, ông sử dụng một phong cách thơ đồng nhất trong suốt quá trình sáng tác của mình Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về thơ Trần Huyền Trân, về thế giới nghệ thuật thơ ông lại càng không có Ông chỉ được nhắc đến trong một số sách nghiên cứu

và các trang báo, tạp chí Theo thống kê của chúng tôi, cho đến nay, mới chỉ

có khoảng 20 bài viết in trên sách, báo, tạp chí và mạng internet nghiên cứu,

đánh giá thơ Trần Huyền Trân Có lẽ ấn phẩm “Thơ Trần Huyền Trân tuyển tập” năm 2001 của Nhà xuất bản Văn học là tuyển tập đầy đủ nhất về thơ ông,

đồng thời cũng trong tuyển tập này, Ban biên soạn đã trích dẫn một số ý kiến nhận xét, đánh giá, phê bình thơ Trần Huyền Trân của các nhà nghiên cứu thay cho lời cuối sách

Hoài Thanh và Hoài Chân là hai nhà phê bình đầu tiên có những thẩm định, đánh giá về thơ Trần Huyền Trân Tuy vậy, lúc đó, Trần Huyền Trân mới bắt đầu sự nghiệp sáng tác thơ ca của mình nên số lượng tác phẩm cũng

chưa nhiều Năm 1940 - 1941, cuốn Thi nhân Việt Nam được hoàn thành có

nghĩa là Hoài Thanh và Hoài Chân mới chỉ có thể đọc được 24/99 bài thơ của Trần Huyền Trân Chính vì vậy có thể khẳng định rằng những đánh giá của

Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đối với thơ Trần Huyền

Trân sẽ không thể đầy đủ và hoàn chỉnh được Đó mới chỉ là một phần của thơ ông trước Cách mạng Tháng Tám - 1945

Trang 9

Tác giả Thi nhân Việt Nam khẳng định “Trần Huyền Trân, con người

có tên lạ ấy không phải là một thiên tài.” Ý kiến này đúng ở nhiều phương diện, Trần Huyền Trân không phải một nhà thơ mới được đông đảo nhiều người biết đến như Xuân Diệu, Huy Cận hay Thế Lữ , ông cũng không phải

là nhà thơ có số lượng lớn các tác phẩm, càng không phải một nhà thơ có nhiều bài thơ tiêu biểu của thời ấy Nhưng chính những điều này có lẽ lại là lý

do để Hoài Thanh “mở cửa” đón Trần Huyền Trân bởi thơ ông cũng có những

nét độc đáo riêng của mình Tác giả Thi nhân Việt Nam “ưa những vần thơ

hiền lành và ít nói yêu đương” của Trần Huyền Trân Quan điểm này của Hoài Thanh rất chính xác Trong khi hầu hết các nhà thơ mới say đắm với tình yêu, với thiên nhiên thì Trần Huyền Trân ít khi viết về đề tài này Ông “tìm thi hứng, hoặc trong những cảnh đời buồn bã hoặc trong cảnh đồng quê” Hoài Thanh đã nhận xét: “Thơ Trần Huyền Trân không xuất sắc lắm Nhưng sau khi đọc hoài những câu rặt anh anh em em tôi đã tìm thấy ở đây cái thú của người đi đổi gió” Thế có nghĩa là thơ Trần Huyền Trân có một sự khác biệt lớn đối với phần chung của bức tranh thơ mới lãng mạn và Hoài Thanh là người đã sớm nhận ra sự khác biệt ấy và dành cho nhà thơ một niềm ưu ái

không nhỏ Tuy chỉ được dành chưa đầy hai trang giấy trong Thi nhân Việt Nam và cũng chưa được Hoài Thanh trích dẫn đầy đủ bài thơ nào nhưng là

một trong số 46 nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới cũng đủ để khẳng định vị trí của Trần Huyền Trân Đó chính là lý do vì sao Hoài Thanh

lại phải thêm Trần Huyền Trân vào những trang cuối của Thi nhân Việt Nam :

“Viết đến đây tôi đã định khép cửa lại, dầu có thiên tài đến gõ cũng không

mở Thế mà lại phải mở cửa để đón một nhà thơ nữa: Trần Huyền Trân” [51, tr.374]

Trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến (Quyển hạ), nhà nghiên cứu

Trang 10

định rằng, chính cuộc sống nghèo khổ, bươn chải nơi “lều gianh Cống Trắng” của Trần Huyền Trân đã tạo nên “nỗi niềm u uẩn” cũng như tâm trạng cảm khái, bi phẫn trước thời cuộc, từ đó tạo nên đề tài xã hội trong thơ ông Trần Huyền Trân bất lực trước hiện thực đời sống nhưng đã nhanh chóng nhận ra con đường giải phóng cho tâm hồn mình, con đường Cách mạng để từ đó những bài thơ hay về cuộc chiến đấu của nhân dân ta được ra đời

Tiến sỹ Nguyễn Phan Cảnh, Phạm Thị Hòa trong bài Trần Huyền Trân – Nhà thơ kết thúc phong trào thơ mới 1930 – 1945 in trên Báo Sài Gòn giải

phóng đã có những nhận định hết sức đáng quý về thơ Trần Huyền Trân Hai tác giả đã khẳng định được đóng góp của nhà thơ đối với phong trào Thơ Mới, đó là nội dung xã hội, tính chất hiện thực của thơ; về mặt nghệ thuật, ông có những sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ và thể thơ, đặc biệt là thể thơ lục bát

Trong Trần Huyền Trân tài hoa và bất hạnh, nhà nghiên cứu Hoài Việt

phân tích tâm trạng bi phẫn, cái ngang tàng của thơ Trần Huyền Trân thể hiện qua một số bài thơ và nhận xét “Trần Huyền Trân làm thơ không nhiều, nhưng có khá nhiều bài hay, câu hay Có vị ngọt mật ong, cái say của “bồ đào

mỹ tửu””

Giáo sư Hoàng Như Mai là một trong số ít những nhà nghiên cứu quan tâm và đánh giá cao đóng góp của thơ Trần Huyền Trân đối với văn thơ Việt Nam hiện đại Giáo sư đã chỉ những nét lớn nhất trong thơ Trần Huyền Trân qua việc phân tích, cảm nhận hai bài thơ “Độc hành ca” và “Cái thai hoang” Hai bài thơ trên là tiêu biểu cho phong cách thơ Trần Huyền Trân “Độc hành ca” là tâm trạng của Trần Huyền Trân cũng như tâm trạng chung của nhiều thế hệ đương thời Đó là là “tiếng rên rỉ của đồng bào đói khổ, hấp hối, nghe thấy lời trách mắng kêu gọi của non sông quằn quại trong xiềng xích” Họ bế

Trang 11

tắc, mò mẫm trong việc tìm ra con đường giải thoát mình khỏi cảnh tù túng

ấy Nhà nghiên cứu đã khẳng định “Bài thơ Độc hành ca của thi sỹ Trần

Huyền Trân là một bài tuyên ngôn của một thế hệ văn nghệ sỹ lãng mạn tuyên

bố cáo chung cho một thời kỳ sáng tác và khởi đầu một thời kỳ sáng tác Một thế hệ cầm bút thức tỉnh quay lưng lại với quá khứ mơ mộng, hão huyền, âm

u, lang thang không định hướng bên lề cuộc sống của đồng bào, của dân tộc

và ngẩng đầu, tuy bước chân còn run rẩy, hăng hái tiến về phía một phương trời hứa hẹn nắng mới.”

Bài thơ Cái thai hoang là một ẩn dụ của Trần Huyền Trân về dân tộc,

đất nước, thể hiện nỗi đau của nhà thơ trước hiện thực nô lệ của nhân dân Nhà thơ lên án sự tàn bạo, độc ác của quân xâm lược, đồng thời thể hiện khát vọng mãnh liệt được hành động để phá tan xiềng xích ấy Câu thơ cuối bài:

Ta – bậc thang đời con giẫm lên “là lời cam kết danh dự” của thế hệ văn nghệ

sỹ Cách mạng thời bấy giờ

Nhà văn Tô Hoài trong bài viết Trần Huyền Trân – Đường thơ, đường đời và nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong bài viết Trần Huyên Trân với tập thơ Rau tần đã ghi lại một số những kỷ niệm, ấn tượng của nhà văn đối với nhà

thơ Trần Huyền Trân, đồng thời cũng đã ghi lại một số nét lớn trong cuộc đời nhà thơ đã tác động đến các sáng tác của ông

Nhà nghiên cứu văn học Lưu Khánh Thơ trong Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại – NXB Khoa học xã hội, 2005 cũng đã có bài Trần Huyền Trân – nhà thơ “vẩy bút làm mưa gió” đã đưa ra một số nhận định của mình về thơ ông Trong đó khẳng định: “Cái tinh anh của Trần Huyền Trân trong thơ đã phát tiết đúng độ của nó rồi Cái tài hoa của thơ ông cũng đã đạt đến cõi Cái bản sắc, giọng điệu riêng của ông cũng đã định hình” [55, tr

Lưu Khánh Thơ trong bài nghiên cứu này cũng đã chỉ ra và phân

Trang 12

tích khá sâu sắc nét độc đáo của thơ Trần Huyền Trân Đó là tâm trạng cảm khái và đó cũng là lời giải thích vì sao Hoài Thanh phải “mở cửa” đón ông

vào Thi nhân Việt Nam

Ngoài các bài viết, nghiên cứu trên, còn một số bài viết của một số nhà nghiên cứu như Tô Hà, Vũ Quần Phương, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Sỹ Đại phân tích, cảm nhận về thơ Trần Huyền Trân Tuy nhiên, những bài viết này thường chỉ gói gọn với dung lượng nhỏ, bàn về một hay một số bài thơ của Trần Huyền Trân với một khía cạnh, góc độ nhất định của thơ ông

Qua các bài nghiên cứu, phê bình thơ Trần Huyền Trân nêu trên, ta có thể nhận thấy rằng các tác giả cũng đã có những đóng góp nhất định trong việc phát hiện ra một số đặc điểm về nội dung, nghệ thuật nổi bật của thơ ông Nhưng nhìn chung những tìm hiểu về thơ Trần Huyền Trân chưa nhiều và chưa toàn diện, các bài viết mới đi vào tìm hiểu một hay một vài bài thơ hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu một khía cạnh, một mặt nào đó trong thơ ông, chưa

có công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát toàn diện và có hệ thống về thơ ông để từ đó rút ra những đặc điểm khái quát về nội dung tư tưởng, nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân Tuy nhiên đây là những nhận định, đánh giá hết sức đáng quý, gợi mở cho chúng tôi một cái nhìn bao quát về cuộc đời và thơ Trần Huyền Trân Đồng thời đó cũng là cơ sở để chúng tôi làm tư liệu cho việc thực hiện luận văn này

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trần Huyền Trân là tác giả ở nhiều thể loại nghệ thuật khác nhau như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, chèo nhưng với đề tài này, luận văn chỉ nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong thơ ông Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm toàn bộ sáng tác thơ Trần Huyền Trân bao gồm 99

Trang 13

bài thơ, được tuyển tập đầy đủ trong “Thơ Trần Huyền Trân tuyển tập” của

NXB Văn học năm 2001

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân trong suốt chặng đường sáng tác thơ ca của ông từ trước Cách mạng Tháng Tám – 1945 cho đến những tác phẩm ông sáng tác thời kỳ cuối đời Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thơ của một số nhà thơ khác của phong trào Thơ Mới trong sự so sánh đối chiếu để làm nổi rõ hơn những đặc sắc trong thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

4 Phương pháp nghiên cứu

4.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung Chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân tích câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận điểm của luận văn Qua tập trung và tìm hiểu những quan điểm, cách hiểu về thơ Trần Huyền Trân, khám phá và khẳng định những nét độc đáo nhất của

Trang 14

thế giới nghệ thuật thơ ông Tổng hợp kết quả phân tích để chứng minh cho các luận điểm đó

4.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu thơ Trần Huyền Trân với thơ của thi phái “áo bào gốc liễu” nói riêng và thơ Mới nói chung để tìm ra những nét đặc sắc nhất của thơ ông Mục đích của việc sử dụng phương pháp so sánh

là để khẳng định nét độc đáo, đặc sắc của thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân Từ đó, khẳng định vị trí, vai trò của thơ ông trong làng thơ Việt Nam hiện đại

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai trong ba chương:

Chương 1: Trần Huyền Trân và thi phái “áo bào gốc liễu”

Chương 2: Những nguồn cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ Trần Huyền Trân

Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

Trang 15

NỘI DUNG Chương 1:

TRẦN HUYỀN TRÂN VÀ THI PHÁI “ÁO BÀO GỐC LIỄU” 1.1 Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sáng tạo thơ ca của

Trần Huyền Trân

1.1.1 Cuộc đời

Trần Huyền Trân tên thật là Trần Đình Kim, sinh ngày 13 tháng 9 năm

1913 tại Hà Nội Quê quán của nhà thơ ở làng Giang, xã Nhân La, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha mất sớm năm ông 13 tuổi Mẹ ông rất nghèo, chỉ có một cái vó kéo cá kiếm sống qua ngày Chính vì vậy, ông có một tuổi thơ hết sức vất vả: học trung học đến năm thứ hai phải bỏ học và làm đủ nghề để kiếm sống: thợ nguội, thợ chiếu phim, dạy học tư, làm báo, viết văn, lập đoàn kịch…

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Trần Huyền Trân làm thơ, viết báo, viết văn cho Nhà xuất bản Tân Dân, Tiểu thuyết Thứ bảy, đã từng làm chủ bút báo Bắc Hà, lập đoàn kịch nhưng những nghề này hầu như không đủ để nuôi sống nhà thơ và gia đình Tờ báo Bắc Hà cũng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn do không tiêu thụ được

Trần Huyền Trân đã sớm tham gia Mặt trận Việt Minh và Hội Văn hóa Cứu quốc, Báo Cờ Giải phóng, tạp chí Tiên phong (1943) Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền tại Hà Nội và hoạt động tích cực trong phong trào Cách mạng Việt Nam Trong thời gian này, ông phụ trách công tác kiểm duyệt của Ban tuyên truyền ca kịch – Sở thông tin tuyên truyền Bắc Bộ và trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 7 năm 1946 Trong kháng chiến, ông làm Trưởng ban ca kịch nha Thông tin Việt Nam, phụ trách ngành kịch Đoàn văn công Trung ương

Trang 16

Hòa bình lập lại, Trần Huyền Trân về Ban Sân khấu – Vụ Nghệ thuật phụ trách ngành chèo, đồng thời làm công tác chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn đoàn kịch nói Hà Nội Sau đó, ông về làm việc tại Sở Văn hóa Hà Nội, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên thường vụ Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Ủy viên thường vụ Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội

Trần Huyền Trân mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội do mắc bệnh hiểm nghèo

Năm 2007, Trần Huyền Trân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

1.1.2 Sự nghiệp văn học và quá trình sáng tạo thơ ca của Trần Huyền Trân

Trần Huyền Trân là tác giả có sức sáng tạo bền bỉ Ông bắt đầu làm thơ, viết truyện từ năm 20 tuổi và sớm được độc giả biết đương thời biết đến nhiều bài thơ, truyện ngắn Các tác phẩm ông để lại cho kho tàng văn học Việt Nam rất đa dạng, phong phú về thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, kịch thơ, chèo

- Trước năm 1945

Bút danh Trần Huyền Trân được độc giả biết đến chủ yếu là một nhà thơ Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời mình, ông chỉ dành cho thơ khoảng thời gian rất ngắn ngủi, khoảng bảy, tám năm, chủ yếu là từ năm 1939 đến 1946 Trong tổng số 99 bài thơ để lại cho nền thơ ca Việt Nam thì có đến 54 bài thơ ông sáng tác trong giai đoạn này Thơ ông thời kỳ này mang những nét đặc trưng nhất cho cả cuộc đời sáng tác thơ Trần Huyền Trân, sức sáng tạo cũng

dồi dào nhất, như nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ đã khẳng định: “Cái tinh anh của Trần Huyền Trân trong thơ đã phát tiết đúng độ của nó rồi Cái tài hoa của thơ ông cũng đã đạt đến cõi Cái bản sắc, giọng điệu riêng của ông

Trang 17

cũng đã định hình” Chính vì lý do trên, trong luận văn này, chúng tôi đã chia

con đường sáng tác thơ của Trần Huyền Trân thành hai giai đoạn như vậy

- Sau 1945:

Từ sau năm 1945 trở đi, hoạt động sáng tác văn học chủ yếu của Trần Huyền Trân là ở lĩnh vực sân khấu Ông ít sáng tác thơ hơn thời kỳ trước (trong hơn 40 năm ông sáng tác 45 bài thơ) Nhưng những bài thơ của ông vẫn chứa chan tình người, tình đời, vẫn là một mạch cảm xúc nối dài từ thời

kỳ trước Cách mạng

Trần Huyền Trân là nghệ sỹ có sự nghiệp văn học hết sức phong phú ở nhiều lĩnh vực: tiểu thuyết, thơ, sáng tác kịch bản sân khấu, đạo diễn sân khấu, hoạt động báo chí Các tác phẩm chính của Trần Huyền Trân đã xuất bản gồm:

Thơ:

- Rau tần – thơ – 1986

- Trần Huyền Trân – Rau tần – 1995

- Thơ mới – 1932 – 1945 (in chung)

- Thơ Trần Huyền Trân tuyển tập – 2001

Trang 18

- Người ngàn thu cũ (1942)

Sân khấu:

Kịch: Phá xiềng, 19-8 (viết chung với Thâm Tâm), Con trâu hai nhà (đạo diễn), Cái máy chém (đạo diễn), Bài bích báo (đạo diễn), Đường dây chiến thắng (đạo diễn), Giờ phút quyết định (đạo diễn)

Kịch thơ: Lên đường (tác giả), Hoàng Văn Thụ (tác giả), Lam Sơn tụ nghĩa (đạo diễn), Sơn Tinh – Thủy Tinh (tác giả)

1.2 Trần Huyền Trân và thi phái “áo bào, gốc liễu”

Thi phái “áo bào gốc liễu” bao gồm ba nhà thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm và Trần Huyền Trân

Thâm Tâm (1917–1950) tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương Thâm Tâm là nghệ

sỹ đa tài, ngoài tài thơ còn vẽ tranh, viết truyện, soạn kịch, minh họa cho sách báo; tuy vậy ông vẫn được người đời biết đến với khả năng làm thơ nhiều hơn

cả Cũng giống như Trần Huyền Trân, Thâm Tâm chỉ được Hoài Thanh dành

Trang 19

Tống biệt hành Chỉ với dung lượng ngắn ngủi nhưng nhà phê bình Hoài

Thanh qua một bài thơ cũng đã khái quát được nét độc đáo, đặc trưng nhất của thơ Thâm Tâm: “Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn

cổ phong Nhưng trong bài thơ dưới đây lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ Điệu thơ gấp Lời thơ gắt Câu thơ rắn rỏi, gân guốc Không mềm mại, uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.” [51, tr.284]

Nguyễn Bính (1918 - 1967) tên thật là Nguyễn Trọng Bính, quê tại xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại Nguyễn Bính đã từng tự

bạch "Tôi là thi sĩ của thương yêu" Quả đúng vậy, Nguyễn Bính là thi sĩ khát

khao và trân trọng tình người, Nguyễn Bính trở thành người đồng điệu của nhiều văn nghệ sĩ chân chính, những người suốt đời phấn đấu vì tình thương yêu đồng loại, tình yêu nhân dân đất nước, sống và viết với ước vọng nhân văn cao cả ấy Khác với Thâm Tâm và Trần Huyền Trân, thơ Nguyễn Bính luôn ngập tràn nét dung dị, mượt mà của ca dao dân tộc

Trần Huyền Trân là một trong hai nhà thơ hiếm hoi trong Thi nhân Việt Nam không được Hoài Thanh – Hoài Chân trích dẫn nguyên vẹn một bài thơ

nào (Trần Huyền Trân và T.T.Kh), đồng thời lại là thi sỹ cuối cùng khép lại cuốn sách Có lẽ đó chính là lý do khiến cho Trần Huyền Trân không được nhiều người biết đến Độc giả thường vẫn nhắc đến Nguyễn Bính và Thâm Tâm nhiều hơn mặc dù so với Thâm Tâm, số lượng tác phẩm của Trần Huyền Trân còn lớn hơn nhiều

Bút danh Trần Huyền Trân khiến rất nhiều người, ngay cả những người

Trang 20

Huyền Trân: “Tại sao cậu lại dùng cái bút danh khăn yếm như thế, dẫu cho đó

là tên một tuyệt tác giai nhân?” Nhà văn Tô Hoài cũng đã từng nhận xét cái tên ấy không hợp với dáng dấp nhà thơ “Mày gươm nét mác chữ nhân già – Hàm bạnh hình đồi, lưng cỗi đa” Và những khi được hỏi những câu hỏi như vậy, nhà thơ Trần Huyền Trân chỉ mỉm cười lặng lẽ Bởi bút danh ấy của ông gắn với một sự kiện lớn trong đời nhà thơ Ngày còn làm báo Bắc Hà, Trần Huyền Trân thuê nhà của mẹ con cô Trần Nguyệt Hiền Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô gái bị mẹ gả bán cho nhà giàu, không bao lâu thì bị trả về nhà với cái thai trong bụng Sẵn một trái tim giàu lòng nhân ái, nhà thơ đã lấy tên mình khai sinh cho đứa bé “Trần nối với Trân bằng dấu huyền là Trần Huyền Trân đấy là tên đứa bé tội nghiệp và là bút danh” [3, tr.24] của Trần Kim

Thi phái “áo bào gốc liễu” được tạo nên từ chính sự đồng cảm của ba

con người cùng cảnh ngộ Trong bài thơ Gió gác Sơn Nam (1943), Trần

Huyền Trân viết về kỷ niệm với Thâm Tâm và Nguyễn Bính, về sợi dây nối kết họ với nhau Cuộc sống nghèo khổ của ba thi sỹ gắn kết họ lại với nhau trong một tình bạn chân thành “Ba ta, ba chiếc bóng gầy Ngọn đèn trang giấy cùng chia cái nghèo Cháo rau ấm bụng thơ gieo ấm lòng” Bài thơ là

kỷ niệm về một thời khốn khó của ba nhà thơ nhưng đồng thời cũng là một lý

do để chúng ta hiểu sâu hơn về thi phái này Mẫu số chung của ba nhà thơ bắt nguồn từ cái nghèo Đó là dấu nối đầu tiên gắn kết ba nhà thơ lại với nhau và cũng là tiền đề hình thành nên phong cách cho “hội tam anh”

Có ba mái tóc bồng bềnh bên nhau

Thi phái “áo bào gốc liễu” không thật nổi trội trong phong trào Thơ Mới nhưng là thi phái góp phần tạo nên bức tranh hết sức đa dạng cho Thơ Mới Nét đặc sắc nhất của thi phái “áo bào gốc liễu” đem đến cho người đọc chính là “dư vị cổ kính” Thơ Trần Huyền Trân và Thâm Tâm, nhất là ở thể

Trang 21

thơ thất ngôn thường phảng phất vẻ cổ điển trong thơ Đường Đọc những bài

thơ như Tống biệt hành, Can trường hành, Vọng nhân hành của Thâm Tâm hay Lòng chiến sỹ, Lưu biệt, Sầu chung của Trần Huyền Trân, ta nhận thấy

rất rõ đặc điểm này Những câu thơ ấy đưa chúng ta như lạc vào một thế giới khác, một thế giới xa xăm, cổ xưa với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất lớn với nhiều giọng điệu, khi buồn da diết, khi trầm hùng, bi tráng,

Điểm chung của thi phái “áo bào gốc liễu” có lẽ là tâm hồn tù túng, bế tắc Thơ “áo bào gốc liễu” sau những tâm sự uất ức đó đây, là một lòng yêu nước kín đáo và cả khát vọng "lên đường" - trước hết là để thoát khỏi cuộc sống bế tắc Tuy nhiên, trong “hội tam anh”, về sau ta nhận thấy rõ rằng, chỉ

có Trần Huyền Trân sớm dứt khoát và lựa chọn được cho mình con đường đi

để giải thoát cho tâm hồn mình khỏi những bế tắc quẩn quanh ấy – con đường Cách mạng

Tuy trong cũng “hội tam anh” nhưng ba nhà thơ Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân lại cũng có những đặc điểm riêng của mình Thâm Tâm viết nhiều về những cuộc lưu biệt Nguyễn Bính say sưa với cảnh nông thôn quê mùa Trần Huyền Trân với những tâm trạng cảm khái

Tô Hoài trong Tuyển tập Nguyễn Bính đã từng xác nhận khi so sánh ba

nhà trong “hội tam anh” rằng: “Ở trường thơ ấy, mỗi người đã thể hiện một phong cách độc đáo Thâm Tâm và Trần Huyền Trân sừng sững và cũng cô đơn như gốc đa, như con đò một mình” Quả đúng như thế Đến với thơ Thâm Tâm và Trần Huyền Trân, ta luôn thấy xuất hiện ở đó một nhân vật trữ tình đầy tâm trạng: cô đơn, bế tắc nhưng vẫn luôn kiêu ngạo, ngang tàng, khí phách, chưa một lần tâm hồn ấy tỏ ra yếu đuối, cần đến một điểm tựa cho tâm hồn mình

Trang 22

Nhà nghiên cứu Hoài Việt trong bài “Đây một loài hoa khác hải đường” đã từng đưa ra nhận xét: “Thơ của nhóm Tam Anh, nhất là Thâm Tâm và Trần Huyền Trân có ảnh hưởng của tiếng tù và Ronsard (Le cor de Ronsard), có hình bóng của con chó sói ngồi liếm máu ở vết thương trên thân mình trong thơ Alfred de Vigny Lại có cái bức xúc, phẫn nộ trong Tam lại, Tam biệt của Đỗ Phủ nhưng tung bốc, hào sảng” [3, tr.224] Như thế có nghĩa

là Hoài Việt khẳng định: do chịu ảnh hưởng của cả văn hóa phương Đông và phương Tây nên nét đặc sắc của thơ Thâm Tâm và Trần Huyền Trân chính ở tâm trạng bi phẫn, cái đau đớn khôn nguôi trong tâm hồn của họ thể hiện trong thơ

Trong phong trào Thơ Mới lãng mạn, khi mà hầu hết các nhà thơ say đắm trong tình yêu với đủ các cũng bậc cảm xúc, hay hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng, hữu tình và những giấc mơ viễn xứ, hay trốn vào hoài niệm quá khứ để trốn tránh thực tại, thì “Áo bào gốc liễu” lại xuất hiện như một sự

xa lạ Họ đối diện với hiện thực, chấp nhận hiện thực như nó vốn có Ngoài

dư vị cổ kính thì “áo bào gốc liễu” được người đọc chú ý vì giọng điệu ngang tàng và phẫn hận trong lời thơ, một giọng điệu quả thực không mấy phổ biến trong Thơ Mới

Cũng như Thâm Tâm, Trần Huyền Trân viết nhiều bài thơ về những

cuộc lưu biệt Trong bài thơ Xuống đò (Tiễn đưa em trai Trần Tri), ta như thấy lại không khí của buổi tiễn đưa trong Tống biệt hành Bài thơ không dài

nhưng đã có đến bốn câu thơ là lời người anh giục em lên đường Cũng như

nhân vật trữ tình trong Tống biệt hành, chúng ta chỉ biết nhân vật em ở đây ra

đi nhưng không rõ đi đâu Chỉ có thể chắc chắn một điều: đó là cuộc ra đi có ý nghĩa trong cuộc đời, ra đi để thoát khỏi cảnh sống tù túng, bế tắc Phải chăng

Trang 23

ở đây, người ra đi không có được cái dứt khoát trong Tống biệt hành nên nhân vật anh liên tục giục giã như sợ em thay đổi quyết định của đời mình:

- Thôi em khăn gói xuống đò

- Đi đi! Đất rộng nghĩa đời

- Thôi em khăn gói đi đi

- Thôi em khăn gói nước non

Trần Huyền Trân tuy không được nhiều người biết đến như hai người còn lại trong nhóm nhưng những sáng tác thơ của ông rất tiêu biểu cho phong cách của thi phái “áo bào gốc liễu”, điều này thể hiện rất rõ trong thơ ông, nhất là ở nội dung phản ánh hiện thực, ở cái tôi cảm khái, bi phẫn sẽ được trình bày ở chương sau của luận văn này

Thâm Tâm đã viết những câu thơ này cho đề tựa thơ tập thơ Trần Huyền Trân nhưng chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra được đặc trưng này không phải chỉ cho thơ Trần Huyên Trân mà là cho cả nhóm thi phái “áo bào gốc liễu”:

Lính thú ngút trùng dương

Trang 24

Như lời Thâm Tâm viết tựa đề cho tập thơ Trần Huyền Trân Thơ ông

là sự hòa trộn cả nét cổ điển và hiện đại Thơ Trần Huyền Trân đa dạng về mặt nội dung “cho lính thú”, “cho xuân nữ” Đó là hình ảnh của những người

ra đi, của những kiếp giang hồ phiêu bạt “Lính thú ngút trùng dương – Xuân nữ cười đoạn trường” Đó là đề tài chủ yếu của thơ ông Nhưng đã có một sự thay đổi lớn: “Hôm nay thơ lên đường”, nhà thơ đoạn tuyệt với con đường cũ, hòa mình vào dòng chảy mới để có thể bắt đầu một cuộc đời cầm bút mới Chỉ ở thi phái “áo bào gốc liễu”, chúng ta mới thấy cái cao ngạo, ngang tàng, “quăng bút cười ha hả” Cuối bài thơ, Thâm Tâm đã khẳng định:

“Đây một loài hoa khác hải đường” như một lời nhấn mạnh cái khác biệt ở con người cũng như thơ Trần Huyền Trân

Có thể nhận thấy rằng, trên phương diện văn học sử, thơ của thi phái

“Áo bào gốc liễu” không phải bộ phận tác phẩm quan trọng Nhưng chúng ta cần thừa nhận “áo bào gốc liễu” rất độc đáo, nó góp phần làm thành sự đa dạng phong trào Thơ mới lãng mạn 1930 – 1945 nói riêng và cho diện mạo thơ Việt Nam trước năm 1945 nói chung

Trang 25

Chương 2:

NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ SỰ THỂ HIỆN CÁI TÔI

TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẦN HUYỀN TRÂN 2.1 Những nguồn cảm hứng chủ đạo

Thơ là nỗi lòng của người nghệ sỹ, thể hiện những cảm xúc, trạng thái tinh thần của nhà thơ, những tình cảm say đắm, mãnh liệt nhất Bê-lin-xki coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu trong việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với

tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả đã viết: “Thuật ngữ

cảm hứng chủ đạo lúc đầu chỉ yếu tố nhiệt tình say sưa diễn thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ Về sau lý luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sỹ đối với thế giới được mô tả Theo nghĩa này, cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm Cảm hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định, thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm” [23, tr.45] Nhưng ở mỗi nhà văn, nhà thơ, họ chịu sự ảnh hưởng nhất định của hiện thực khách quan,

bị ấn tượng bởi những hiện tượng nhất định Vì vậy, cảm hứng chủ đạo là khác nhau giữa các tác giả

Cảm hứng chủ đạo chi phối toàn bộ quá trình sáng tác của tác giả Mọi cảm hứng của tác giả đều bắt nguồn từ hiện thực khách quan và những tâm tư, tình cảm ở chính trong lòng tác giả Qua khảo sát toàn bộ cuộc đời thơ Trần Huyền Trân, chúng tôi nhận thấy rằng: Hiện thực cuộc sống nghèo khó nơi

“lều gianh Cống Trắng”, hiện thực cách mạng cùng những tình cảm gia đình,

Trang 26

bạn bè, tình yêu đôi lứa chính là những nguồn cảm hứng chủ đạo thúc đẩy sự sáng tạo ở Trần Huyền Trân

2.1.1 Hiện thực cuộc sống nơi “lều gianh Cống Trắng”

Đến với thơ Trần Huyền Trân, người đọc dễ dàng nhận thấy hiện thực cuộc sống nơi “lều gianh Cống Trắng” là một nguồn cảm hứng lớn, bao trùm lên một số lượng lớn tác phẩm của ông

Trần Huyền Trân là một nhà thơ mới, nhưng ông không giống như hầu hết các nhà thơ mới của thời kỳ 1930 – 1945, thời kỳ mà như Hoài Thanh

trong Thi nhân Việt Nam đã nói: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi Mất

bề rộng ta đi tìm bề sâu Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta say đắm cùng Xuân Diệu Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ

vơ Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”[51, tr.30] Các nhà thơ mới say đắm trong cái tôi mà thường cố gắng lảng tránh thực tại để quên đi cuộc sống bế tắc trước mắt, nhưng Trần Huyền Trân không như vậy Ông đối mặt với hiện thực và viết lại hiện thực, dù không thể thay đổi nhưng cũng thể hiện nhà thơ là một con người sống đầy trách nhiệm

Trần Huyền Trân sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn: Bố

mất từ rất sớm, “mẹ chỉ có một cái lều vó kiếm cá quãng đầm ao sau Cống Trắng phố Khâm Thiên, thuộc đất làng Văn Chương” Chính vì vậy, Trần

Huyền Trân gắn bó biết bao với khung cảnh của cuộc sống “dưới đáy” xã hội

ấy

Tôi ở lều tranh Cống Trắng này,

Chạnh lòng cá nhảy với chim bay

Đêm sầu kẽo kẹt ngư bà thức,

Giăng phải hồn tôi một lưới đầy

Trang 27

(Mưa đêm lều vó – 1938)

Hình ảnh “lều” xuất hiện rất nhiều lần trong thơ Trần Huyền Trân như

tô đậm thêm cái hiện thực phũ phàng nghèo khổ ấy:

- Tôi về lều Cống Trắng

Với chiếc vó mẹ già

- Lều tôi kiến đã rời lên mái

- Tôi ở lều gianh Cống Trắng này

- Tôi ở lều gianh – tôi ở đây

- Bóng anh trở về mái lều tăm tối

- Cái nghèo ngỡ cỏ mọc đầy lều ta

Hình ảnh “lều” trở đi trở lại rất nhiều lần trong các bài thơ của Trần Huyền Trân Nó là biểu tượng của sự nghèo khổ, bần cùng Giữa lòng chốn phồn hoa đô thị nhưng nhà thơ cũng như những người bạn của mình không có lấy một mái nhà theo đúng nghĩa để đi về Chính hình ảnh này đã tô đậm thêm cho cuộc sống nghèo khổ, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả

Địa danh Khâm Thiên trong thơ Trần Huyền Trân gắn với những gì hết sức tăm tối Đó không chỉ đơn giản là một phố cô đầu Ở nơi ấy là những sắc màu tương phản Cuộc sống nghèo khổ bên cạnh cuộc sống trụy lạc, hưởng thụ Với nhà thơ, đó là nơi chứa đựng những gì bất hạnh nhất, cơ cực nhất:

Khâm Thiên! Địa ngục có nghe

Ở trong tiếng phách ta chia lạnh lùng

Ông tự bạch về mình:

Tôi từ khi chửa biết gì

Con đi lưu lạc mẹ đi lấy chồng

Thuyền hồn chở một khoang không

Trang 28

Kinh thành mây đỏ như son

Cái lồng eo hẹp giam con chim trời

Đúng như lời nhà phê bình Hoài Thanh khi lý giải vì sao lại mở cửa đón Trần Huyền Trân: “Sau khi đọc hoài những câu rặt anh anh em em, tôi đã tìm thấy ở đây cái thú của người đi đổi gió”, trong khi nhiều thi sỹ Thơ Mới cùng thời chìm đắm trong cái đẹp, trong tình yêu thì Trần Huyền Trân lại “đi ngược gió” Ông quan tâm tới nhiều vấn đề xã hội đương thời, điều mà ít nhà thơ lãng mạn làm được Ông viết nhiều về những cảnh sống cùng cực, khổ đau của tầng lớp dân nghèo Hà Nội, những số phận bất hạnh, éo le Tâm hồn thi nhân được nuôi dưỡng bằng những khổ đau trong cuộc sống:

Đẻ ra trong đói khó, Váy mẹ làm áo con

Miệng khát, trẻ cào vú, Nào hay già thiếu cơm!

(Bố về - 1945) Cuộc sống vốn đã rất khó khăn, cùng cực Nhưng như thế dường như chưa đủ, bọn phát xít Nhật còn bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, phục vụ cho mục đích quân sự của chúng, đẩy nhân dân ta đến bờ vực diệt vong Nạn đói năm 1945 chính là hậu quả của việc này, hai triệu đồng bào ta bị chết đói Với một tấm lòng nhân ái như thế, làm sao không khiến Trần Huyền Trân xúc động Hiện thực đồng bào đớn đau, vật vã ấy là nguồn cảm hứng lớn để sáng tác của ông càng dễ lay động lòng người:

Đàn ông sót lại bao tên,

Chôn người để đợi người đem chôn mình

Trang 29

Cái ăn, cái mặc, cái ở đều không có, cuộc sống gần như địa ngục, không có một lối thoát, không có một tia hi vọng cho cuộc sống ngày mai, tất cả đều như một bóng đêm, “chỉ còn cõi huyệt”:

Không đủ tô, rau cháo cầm hơi

Còn manh quần rách bươm nhem nhọ

Còn nhà đâu? Xó hè, miệng cống

Đành lìa quê bồng con, dắt vợ

Lang thang kẻ chợ, đứa ở, con đòi

Cái đói bao trùm không gian và thời gian Những miền quê vốn đã nghèo đói lại càng trở nên xơ xác, tiêu điều hơn Con người vật vã trong những con đói, cuộc sống bế tắc, không lối thoát:

Ruộng đồng trơ trụi cỏ khô

Mưa xuân rữa nốt phân gio thành mùn

Con trâu, con chó không còn,

Khắp vùng dân đói dần mòn kéo đi

Vai mang đời sống lặc lè,

Tráng phu năm trước, tử thi buổi này

Đó là hình ảnh các vùng nông thôn Việt Nam khi mà quân đội Nhật ra sức bóc lột, bắt nhân dân ta phá lúa, rau màu, trồng đay, trồng thầu dầu đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề, nạn đói khủng khiếp tràn lan khiến cho dân ta hai triệu người chết đói

Hiện thực trong thơ Trần Huyền Trân không phải lúc nào cũng đen tối,

bế tắc Cũng có lúc trong thơ ông xuất hiện những cảnh đồng quê hết sức nên thơ:

Trang 30

Nước thẹn bâng khuâng ửng má hồng

Bầy sẻ đâu về cười khúc khích

Rủ nhau lúa chín trộm vài bông

Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã đưa ra nhận xét của mình về đoạn

thơ trên: “Đồng quê của Trần Huyền Trân đã mất hết vẻ quê mùa Nó làm duyên làm dáng như một cô gái thành thị” Đọc những câu thơ này, rõ ràng chúng ta nhận thấy ở Trần Huyền Trân cũng sẵn một tâm hồn hết sức tươi vui

và ngộ nghĩnh, không phải lúc nào nhà thơ cũng chỉ nhìn thấy một hiện thực xám xịt và đen tối Ở ông ẩn chứa nhiều điều bất ngờ và thú vị Chỉ vài câu thơ nhưng dường như chúng ta thấy một Trần Huyền Trân khác lạ, cũng hết sức yêu đời, say đắm với những khung cảnh nên thơ, tươi đẹp của đồng quê, của thiên nhiên Việt Nam Phải có con mắt tinh tường và hết sức yêu đời mới

có thể nhìn, cảm nhận và tái hiện một bức tranh đồng quê sinh động đến thế Những câu thơ này đâu có kém gì những câu thơ viết về thiên nhiên của Xuân Diệu hay của Đoàn Văn Cừ:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh

Lấy cảm hứng từ hiện thực cuộc sống nghèo khổ, tối tăm, bế tắc nên dường như mỗi câu thơ là một trăn trở, suy tư của Trần Huyền Trân về cuộc sống Đọc những câu thơ ấy, gợi lên trong độc giả nỗi băn khoăn, khắc khoải khôn nguôi Những câu thơ viết về hiện thực cuộc sống của Trần Huyền Trân thường không khiến chúng ta cảm thương đến rơi lệ nhưng lại để lại trong tâm trí người đọc những day dứt, băn khoăn

Trang 31

2.1.2 Tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu đôi lứa

Có thể nói, hiếm có nhà thơ nào viết về tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn, những mối quan hệ cá nhân với cộng đồng xung quanh chân thành như Trần Huyền Trân Đọc thơ ông, ta nhận thấy hình ảnh người mẹ lam lũ, vất vả của ông, cuộc đời bất hạnh nhưng đồng thời cũng là những tình cảm chứa chan của ông - người cha nuôi dành cho đứa con hoang của người bạn, bên cạnh đó, ta còn thấy cả hình ảnh những người bạn thơ của Trần Huyền Trân: Thâm Tâm, Nguyễn Bính…

Tác giả Thi nhân Việt Nam từng đánh giá “Huyền Trân ưa nhất là nói

tình mẹ con” Đánh giá này hết sức chính xác với thơ ông Hiếm có nhà thơ mới nào viết nhiều về tình mẹ con như vậy Dù trong nghèo khó, tình mẹ là không thay đổi, thương con nhưng mẹ cũng không thể giữ con bên mình Có người mẹ nào không muốn con cái ở bên cạnh? Nhưng hiện thực nghiệt ngã, người mẹ trong bài thơ nhận ra được rằng, cuộc đời con không thể thoát khỏi cái bế tắc, cùng quẫn, nên đã động viên con “lên đường”, tìm cuộc đời mới tươi sáng hơn:

Mẹ nghèo rét miếng rau xanh

Tiễn con lành rách bao tình thương con

Đáng thương biết bao, hai mẹ con nhường nhau một manh áo đụp:

“- Con ơi! Thương mẹ con nghe

Cho mẹ nhắm mắt, mẹ đi yên lòng

Trang 32

Con ơi! Thương mẹ con nghe

Cho mẹ nhắm mắt mẹ đi yên lòng!”

Chỉ có những người mẹ với một tình yêu thương con cái vô hạn mới có thể hành động như vậy Xót xa làm sao khi mẹ chết không có nổi một tấm áo Tấm áo đụp duy nhất còn lại mẹ cũng muốn nhường dành cho con để tiếp tục cuộc sống Mỗi câu thơ là một lời cứa vào trái tim những người đọc Có những người mẹ vĩ đại một cách giản dị như vậy Có những lúc ở giữa sự sống và cái chết, nhưng người ta vẫn không nghĩ đến cái chết, vẫn nghĩ cho con mình, suốt một đời vất vả, lăn lộn, hy sinh, mong cho con có một cuộc sống tốt đẹp hơn

Có nhiều bà mẹ Việt Nam rất đáng tự hào, khuyên con gác lại những tình cảm cá nhân, gia đình, sống vì nhân dân, vì đất nước, hành động có ý nghĩa với cuộc đời mình:

Tóc bay trắng ngõ mẹ cầm tay con

Về sao khỏi thẹn với hòn núi cao!

Bên cạnh những bài thơ viết về đề tài gia đình, tình mẹ con, thơ Trần Huyền Trân viết về tình bạn cũng hết sức sâu sắc Nhà thơ có những người bạn rất thân trong “hội tam anh” là Thâm Tâm và Nguyễn Bính Ông viết nhiều bài thơ đề gửi hai người bạn thân thiết của mình Khi viết về bạn của mình, thơ ông luôn chứa đựng một tình cảm chân thành

Riêng với nhà thơ Thâm Tâm, Trần Huyền Trân vô cùng thân thiết Nhà thơ từng kể lại chuyện năm 1943, Thâm Tâm say mê cô đào nương tên Yến ở phố Khâm Thiên Vì lẽ đó mà Thâm Tâm thường quên cả bạn bè, cũng

Trang 33

không còn mặn mà với văn thơ như trước nữa Trần Huyền Trân hết lời khuyên can nhưng Thâm Tâm không nghe mà còn gây sự Đã có lần vì chuyện này mà Trần Huyền Trân đấm sưng mắt bạn Thâm Tâm vô cùng tức giận Trần Huyền Trân lúc nóng giận như vậy nhưng sau đó rất ân hận vì việc mình đã làm, bèn làm một bài thơ “Gửi Thâm Tâm” trong đó giãi bày tâm sự cũng như nỗi buồn và niềm ân hận của bản thân mình Bài thơ có những câu thơ hết sức chân thành, tha thiết như tình cảm của hai nhà thơ, cũng là những lời khuyên hết sức khéo léo của Trần Huyền Trân đối với Thâm Tâm:

Ô! Ví ta cười xé mắt ngươi

Là lòng đau xót cố nhân ơi!

Ta biết tình trường sóng gió lên,

Mà ngươi sóng gió một con thuyền

Vắng ngươi, bút giấy ngày lên mốc,

Chăn chiếu tình trai giọt sáp hoen

Trời ơi! Đến gái đời mưa gió

Mà cũng phụ tình trai gió mưa!

Thâm Tâm sau khi nhận và đọc bài thơ Trần Huyền Trân gửi vô cùng vui vẻ, tha thứ cho Trần Huyền Trân và cũng từ bỏ ý định lấy cô đào nương ấy

Trong bài thơ Say ca (1943), Trần Huyền Trân viết tặng hai người bạn

trong “hội tam anh” của mình, tình cảm bạn bè thắm thiết, chân thành được nhà thơ thể hiện hết sức rõ nét Họ say sưa cùng nhau trong niềm vui, nỗi buồn:

Trang 34

Từ “chúng mình” được nhà thơ lặp đi lặp lại nhiều lần khẳng định cái duyên bạn bè ấy Ông còn dùng cả những từ hết sức dân dã “lũ ta” để nói về bạn mình Họ là ba con người nhưng là một tâm hồn Rất ít nhà thơ mới viết về tình bạn Trần Huyền Trân thì khác, ông viết về tình bằng hữu với biết bao trân trọng Đối với ông, tình cảm ấy là thiêng liêng, không gì có thể mua được Trân trọng tình bạn, ông đồng cảm với những tâm tư chung của họ Họ cũng như ông, cũng nghèo, cũng khổ, cũng bất bình trước thực tại và chỉ còn cách tự an ủi nhau bằng chén rượu nhạt:

Này thôi đấy! Này thôi đây!

Này thôi kia nữa! Hớp này thì thôi!

Men lên ví chuyển lại thời

Lũ ta đội ướt đêm dài với nhau

Đã là một nhà thơ, một thi sỹ, hẳn ai cũng có một tâm hồn nhạy cảm,

dễ rung động, phải yêu nhiều hơn người bình thường Trần Huyền Trân cũng không nằm ngoài số đó Tuy nhiên, số lượng bài thơ tình của Trần Huyền Trân không nhiều so với nhiều nhà Thơ Mới, có lẽ vì vậy mà người đọc ít nhắc đến cái tên Trần Huyền Trân khi nói đến thơ tình – đề tài lớn nhất của Phong trào Thơ mới lãng mạn 1930 – 1945

Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết: “Trần Huyền Trân, con

người có tên lạ ấy không phải là một thiên tài Nhưng tôi ưa những vần thơ hiền lành và ít nói yêu đương” [51, tr.374] Như lời Hoài Thanh đã nói, Trần Huyền Trân “ít nói yêu đương”, nhưng những bài thơ tình ít ỏi của ông nhiều

câu xem ra chẳng kém nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Diệu Trong bản thảo Thơ của tình yêu (1940 – 1942) gồm năm bài thơ được đánh số thứ tự từ I đến V

có nhiều câu thơ rất hay, rất tiêu biểu cho Thơ Mới lãng mạn

Vẫn biết không phải cuộc tình nào cũng dẫn đến kết thúc êm đẹp, nhưng khi phải chia tay với người yêu thì sao khỏi luyến tiếc, ngậm ngùi, hợp

Trang 35

rồi tan, tan lại hợp, là điều khó tránh khỏi trong tình yêu Cái nhìn của nhân vật “anh” như chất chứa biết bao nỗi niềm Hình tượng thuyền, sông thường xuất hiện trong Thơ mới cũng được Trần Huyền Trân sử dụng hết sức khéo léo:

“Tương phùng là để biệt ly

Biệt ly là một lòng đi qua lòng

Giờ thuyền em đã sang sông

Anh nhìn khói sóng ngỡ trông mây đèo.”

Hay như một đoạn thơ khác của nhà thơ:

Có những tình thơ rối như tơ

Đời không lời tiếng để cho vừa

Dẫu muôn dòng chữ, nghìn trang giấy

Lòng bể làm sao đắp được bờ

Đã là tình yêu thì có trăm muôn ngàn lối, triệu vạn cung bậc khác nhau Tình yêu là không bao giờ có thể thỏa mãn được Biết vậy nhưng con người vẫn phải yêu, vẫn tìm đến tình yêu như một nhu cầu thiết yếu Có yêu bao nhiêu, có nhiều như thế nào vẫn là chưa đủ, con người vốn dĩ tham lam, nhất

là trong tình cảm “lòng bể làm sao đắp được bờ” Cũng có lúc nhà thơ thừa nhận rằng: “Biết yêu thì khổ có thừa – Hình dung một thoáng tương tư chín

chiều” (Tương tư) nhưng vẫn yêu, vẫn tha thiết và hết mình với tình yêu dù

biết “Yêu là chết ở trong lòng một ít” (Xuân Diệu)

Với Xuân Diệu, mùa xuân, mùa thu là mùa của tình yêu Trong tập

Trường ca, nhà thơ đã từng viết: “Trời vốn lạnh nên người ta cần nhau hơn

mà người nào chỉ có một thân thì cần một người khác Xuân, người ta vì trời

Trang 36

nên không gian đầy những lời nhớ nhung những linh hồn cô đơn đang thả ra những tiếng thở dài để gọi nhau” Nhưng với Trần Huyền Trân, tình yêu không có mùa Xuân, hạ, thu, đông, mùa nào cũng là mùa của tình yêu, của những rung động đôi lứa:

Xuân về trời đất chào xuân ấm

Nắng thở rung rinh vạn tấm lòng

Hạ đến! Vườn ai trái tới mùa

Nắng cười đã chín khối tương tư

Rồi khói thu về tím xóm thôn

Một chiều muôn hướng vạn hoàng hôn

Mai mốt đông sang gió thở dài

Lòng người cũng nổi gió không thôi

Riêng có một mùa không tiếng gọi

Của lòng anh với của lòng em

Trong bài Gửi người thêu thơ II (1941 – 1942), nhà thơ cũng ngậm

ngùi:

Phải tình yêu ở cõi đời

Chỉ là một tiếng thở dài ngày xưa?

Phải chăng, hiện thực quá phũ phàng, khắc nghiệt, không có chỗ cho những tình cảm lứa đôi lãng mạn, không có chỗ dành cho những tình yêu say đắm khiến cho nhà thơ không có sự tin tưởng ở tình yêu trong hiện tại Ông từng bi quan nghĩ rằng, tình yêu chỉ có ở “ngày xưa”, chỉ là “một tiếng thở dài” Tiếng thở dài ấy là gì? Là sự bất lực, buông xuôi hay chối bỏ những tình cảm trong lòng mình?

Trang 37

2.1.3 Hiện thực Cách mạng

Chính hiện thực cuộc sống khó khăn, cơ cực nơi “lều gianh Cống Trắng” đã sớm đưa Trần Huyền Trân đến với Cách mạng Số lượng bài thơ viết về Cách mạng tuy không nhiều nhưng đã phản ánh một cách hết sức trung thực cuộc chiến đấu hào hùng, anh dũng của nhân dân ta để chống lại quân thù, giành lại độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân Thơ Cách mạng Trần Huyền Trân thể hiện thái độ và trách nhiệm của con người trước vận mệnh của đất nước Thái độ ấy, trách nhiệm ấy bắt nguồn từ chính những tình cảm yêu thương, gắn bó, đau đớn, xót xa của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống tù đày, đau khổ của nhân dân Bản thân nhà thơ cũng đã phải nếm trải biết bao cay đắng, khổ cực của kiếp người nô lệ nên ông có một sự đồng cảm lớn với nhân dân Chính từ những lý do trên, Trần Huyền Trân đã tìm đến con đường cách mạng với nỗi căm giận của người nô lệ đòi quyền sống, với trái tim đa cảm, giàu yêu thương con người vô hạn

Ở một phương diện nào đó, có thể nói Trần Huyền Trân là tấm gương sáng cho lớp nghệ sỹ nói riêng và thanh niên đương thời nói chung Hiện thực cuộc sống tối tăm, tù túng, bế tắc không lối thoát, nhiều nghệ sỹ thời kỳ đó đã

sa vào cuộc sống hưởng lạc, trác táng, say đắm trong sắc dục và thuốc phiện

Họ không hoàn toàn xấu, họ là những con người ý thức rất rõ hiện thực nhưng không thể nào thoát khỏi vũng bùn lầy bế tắc đó, họ tìm đến rượu, đến trụy lạc để quên đi thực tại Nhưng Trần Huyền Trân thì hoàn toàn khác, ông cũng

đã từng mượn rượu quên đời:

Nghêu ngao cho sập bóng ngày

Khề khà cho ráo hận đầy từng hơi

Trang 38

Nhưng cuối cùng, Trần Huyền Trần đã tìm thấy con đường mình cần đi – con đường cách mạng Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 40, nhà thơ đã nhận thấy những tín hiệu của cuộc cách mạng:

Bốn phương chuyển động không ngờ

Ào ào bão táp đêm vừa rạng đông

(Chiều mưa xứ Bắc gửi người xứ Nam – 1943) Cách mạng Tháng Tám - 1945 nổ ra, Trần Huyền Trân hào hứng tham gia cướp chính quyền Thơ Trần Huyền Trân lúc này có nhiều thay đổi Từ chỗ bi phẫn với hiện thực, nhà thơ chuyển ngòi bút của mình hướng về Cách mạng, thể hiện một tình yêu đất nước, tình yêu nhân dân sâu sắc Có thể thấy rằng, Trần Huyền Trân không chỉ luôn cố gắng tìm tòi, đổi mới ở hình thức sáng tác của mình mà ông còn luôn cố gắng chắt lọc để đưa vào thơ những sôi động của cuộc đời Cách mạng, những nhiệt huyết tràn đầy khí thế của những người chiến sỹ cách mạng và nhân dân trong cuộc chiến chống xâm lược Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta như một bản anh hùng ca về sự nghiệp giữ nước của dân tộc đã tạo nên một nguồn cảm hứng lớn cho Trần Huyền Trân sáng tác nhiều bài thơ hay về Cách mạng Ở những bài thơ này, chúng ta dễ dàng nhận thấy những tình cảm cá nhân hoàn toàn không tồn tại, chỉ còn niềm tự hào dân tộc Chính niềm tự hào ấy đã tạo nên những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ về cuộc kháng chiến anh dũng, kiên cường của dân tộc

Cách mạng Tháng Tám – 1945 nổ ra, Trần Huyền Trân hòa mình vào không khí sục sôi của cả nước, ông không còn chỉ là một nhà thơ, từ đây, ông

có một vai trò mới – một chiến sỹ:

Khói lửa bốc hoa tay kẻ sĩ,

Bốn phương về thảo chính khí ca

(Đi trên đường Hà Nội sau ngày Tuyên ngôn độc lập 1945)

Trang 39

Tâm hồn thơ Trần Huyền Trân bấy lâu nay bị dồn nén, uất hận như được cởi trói, giải phóng Những con người khốn khổ trong thơ ông thời kỳ trước hưởng ứng Cách mạng với biết bao lòng căm thù giặc, họ không còn là những người dân nghèo hèn, dễ bị ức hiếp, chà đạp Họ trở thành những con người hoàn toàn khác, không còn sự nhút nhát, e sợ khi xưa, họ dám đứng lên chiến đấu, chống lại quân thù, giải phóng bản thân mình, giải phóng quê hương khỏi kiếp nô lệ:

Cả những gái Pháp kêu “đồ đĩ”

Cả những trai Nhật gọi “lưu manh”

Cả những anh “bấu xấu, voi xanh”

Nửa đêm nay dao bầu, gậy bẫy

Đi băm nát thời nô lệ ấy

Tháng 11 – 1946, Thực dân Pháp quay lại đánh chiếm Hải Phòng, Trần Huyền Trân đã viết một bài thơ như một bài hịch, cổ vũ đồng bào đồng loạt cầm vũ khí đứng lên chống quân xâm lược Lời thơ bộc trực, dồn dập vang lên tiếng kèn trận giữa những tiếng “Gậy phang, dao thét, súng rền”:

Hải Phòng!

Nẩy lửa trong lòng Nhà hát lớn, Mười ba quyết tử cười hơn hớn

Còn viên đạn cuối cùng Nhà hát rung

(Hải Phòng 19 – 11 – 1946)

Lời thơ của Hải Phòng 19 – 11 – 1946 đầy hào khí chiến đấu, thể hiện lòng

Trang 40

được lòng căm thù khôn tả của nhân dân Tinh thần Cách mạng dâng cao như biển dậy sóng:

Hải Phòng cuồn cuộn dâng như biển Nước mặn đồng chua thêm máu người

Những con người nghèo khổ, đói rách, cùng cực trước kia đã tìm thấy con đường mới cho cuộc đời mình – con đường Cách mạng, họ - những người nông dân khi xưa đã không còn nữa, thay vào đó là những người con của đất nước dũng cảm chiến đấu, không sợ cái chết, quyết tâm giết giặc báo thù cho người thân, gia đình, quê hương, những nạn nhân đáng thương đã bị quân xâm lược trước đó giày xéo Từng hình ảnh dồn dập, nối tiếp xuất hiện cho thấy không khí ác liệt cũng như khí thế hừng hực của quân ta:

Lửa xuống cửa ga,

Xe tăng giẫy chết!

Lửa vào Cát Bi Máy bay tan tành!

Hải Phòng khu bảy tay ôm lửa, Một mái nhà thiêu một đạo binh!

Ở bài thơ này, chúng ta thấy được khả năng tài tình của Trần Huyền Trân trong việc tường thuật, ghi lại lịch sử có tính thời sự Rõ ràng, có thể thấy nhà thơ có tài ở rất nhiều phương diện Ở đề tài nào, ông cũng có những bài thơ hết sức đặc sắc

Cảm hứng về hiện thực cách mạng khơi nguồn sáng tạo cho Trần Huyền Trân, nhưng ở thơ ông, ta khó có thể tìm thấy những tượng đài hoành

tráng như trong Hoan hô chiến sỹ Điện Biên của Tố Hữu hay Dáng đứng Việt

Ngày đăng: 27/04/2016, 18:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote (1964), Nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Aristote
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 1964
2. Aristote – Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca – Văn tâm điêu long, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca – Văn tâm điêu long
Tác giả: Aristote – Lưu Hiệp
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1999
3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
4. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề thơ Việt Nam 1975 – 2000, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề thơ Việt Nam 1975 – 2000
Tác giả: Phạm Quốc Ca
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2003
5. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 1987
6. Nguyễn Phan Cảnh, Phạm Thị Hòa, Trần Huyền Trân – Nhà thơ kết thúc phong trào thơ mới 1930-1945, Báo Sài Gòn giải phóng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Huyền Trân – Nhà thơ kết thúc phong trào thơ mới 1930-1945
7. Nguyễn Đình Chính, Đặc trưng cơ bản của thơ sau 1975, phụ bản thơ, báo Văn nghệ, quý III, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng cơ bản của thơ sau 1975, p
8. Huy Cận - Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại cuộc cách mạng trong thi ca, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại cuộc cách mạng trong thi ca
Tác giả: Huy Cận - Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1997
9. Nguyễn Văn Dân (2000), Lý luận văn học so sánh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
10. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2004
11. Xuân Diệu (1994), Công việc làm thơ, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công việc làm thơ
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1994
12. Nguyễn Sĩ Đại, Từ những đêm mưa lều vó đến vô tận nguồn hương, Báo Văn nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ những đêm mưa lều vó đến vô tận nguồn hương
13. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2000
14. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào Thơ Mới 1932 – 1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào Thơ Mới 1932 – 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1982
15. Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945)
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
16. Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu (2002), Văn học Việt Nam (1900- 1945), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam (1900-1945)
Tác giả: Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
17. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2002
18. Hà Minh Đức (1997), Khảo luận văn chương, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận văn chương
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1997
19. Hà Minh Đức (chủ biên) (2007), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
20. Hà Minh Đức (1997), Một thời đại trong thi ca, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một thời đại trong thi ca
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w