Hiệu quả ban đầu của mô hình

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀO QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH (Trang 54)

Nếu thực hiện đầu tư vào danh mục 18 cổ phiếu, được sắp xếp theo thứ tự được cho là đang bị định giá thấp theo mô hình, với tỷ lệ bằng nhau thì kết quả đạt được trong năm phiên giao dịch từ ngày 22/04/2010 đến ngày 4/05/2010 là:

Cùng với xu hướng tăng của thị trường thì danh mục cũng có 16 cổ phiếu tăng, trong khi chỉ có 2 cổ phiếu giảm, trong thị trường tài chính nơi mà không có gì là chắc chắn hay nói cách khác là không có gì là tuyệt đối thì tỷ lệ này là khá cao, một phần cũng là nhờ xu hướng tăng của thị trường tác động.

Tỷ suất sinh lợi trung bình là 4,87% cao hơn tỷ suất sinh lợi trung bình chung của thị trường là 2,91%

Bảng 3.5: Tỷ suất sinh lời của thị trường

Nguồn số liệu: www.hsx.vn, www.hnx.vn

3.2.4.6 Nhƣợc điểm:

Không cho biết được thời điểm thích hơp để thực hiện giao dịch

Số liệu phụ thuộc vào số liệu của www.stox.vn và có nhiều chổ bị khuyết.

Vì giá cổ phiếu luôn biến động nên vào từng thời điểm phải xây dựng lại phương trình gây tốn thời gian

Giá trị Adjusted R Square của mô hình là 0.609 cho thấy các biến của mô hình chỉ giải thích được khoảng 61 % giá cả của các cổ phiếu trên thị trường

Mô hình này chỉ mang tính chất thời điểm nên không nói lên được xu hướng dài hạn.

Đây là một mô hình định giá cổ phiếu theo từng thời điểm, giá của các cổ phiếu theo mô hình này cũng sẽ thay đổi theo xu hướng của thị trường. Ứng dụng này để tìm kiếm những cổ phiếu mà thị trường chưa phản ánh hết giá trị của nó để tìm kiếm cơ hội mua bán.

Tuy nhiên, vì các biến của mô hình chỉ giải thích khoảng 61% giá của cổ phiếu còn 39% còn lại thì được giải thích bởi các biến khác. Do đó, mô hình này cần thêm biến phù hợp để mô hình được hoàn thiện hơn.

Tóm lại, những đề xuất mà tôi đã nêu ra trên đây là kết quả của cả quá trình thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu về Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh. Tôi mong rằng, những đề xuất của tôi một phần nào đó giúp cho Tổng công ty ngày càng hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả đầu tư trong hoạt động đầu tư cổ phiếu.

22/4/2010 4/5/2010 %Thay đổi

VNINDEX 529.31 542.37 2.47%

HNXINDEX 178.33 184.31 3.35%

KẾT LUẬN

Thị trường tài chính ở nước ta ngày càng phát triển theo xu hướng chung của thế giới. Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng thì việc luôn luôn đổi mới để thích ứng như là một điều tất yếu để tồn tại trong thị trường đầy khắc nghiệt này.

Với quan điểm nhận thức như vậy, đề tài cũng đã cố gắng tìm kiếm, nghiên cứu những phương pháp phân tích để giúp chúng ta có thể ứng dụng vào đầu tư cổ phiếu.

Từ những cơ sở lý thuyết trong chương 1, có thể nói đó là những nên tảng kiến thức để có thể tiềm hiểu sâu hơn về công việc đầu tư cổ phiếu tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh. Đưa ra những đánh giá về quy trình đầu tư cổ phiếu, mô hình sàn lọc cổ phiếu và tình hình đầu tư tại Bảo Minh.

Mặc dù là những đánh giá mang tính chủ quan cá nhân nhưng tôi nghĩ đó là những đánh giá từ một góc nhìn khách quan từ một người ở ngoài công ty.

Những đánh giá trong chương 2 cũng là cơ sở để tôi có thể đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn quy trình đầu tư cổ phiếu cũng như việc ứng dụng các phương pháp phân tích, nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm thiểu rủi ro.

Điểm nhấn trong những đề xuất mà tôi đưa ra, đó là việc đề xuất xây dựng mô hình định giá bằng phương pháp thống kê – định lượng. Mặc dù, mô hình này chưa hoàn thiện do nhiều yếu tố nhưng qua đó tôi muốn nói lên ý tưởng của mình. Huy vọng công ty sẽ hiểu được ý tưởng của tôi và xây dựng mô hình ngày càng hoàn thiện.

Áp dụng mô hình này vào việc kinh doanh cổ phiếu niêm yết tôi nghĩ rằng nó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro và năng cao hiệu quả đầu tư.

Trong giới hạn về khả năng cũng như kiến thức, đề tài này cũng không khỏi bị thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, anh chị trong Ban đẩu tư – Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh và những ai quan tâm về lĩnh vực này để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Bài giảng Phân tích kỹ thuật

2. Bộ môn Toán kinh tế, Đại học Kinh tế TP HCM - Giáo trình Kinh tế lượng, TP Hồ Chí Minh, 2007

3. Nguyễn Khánh Duy - Bài giảng Phân tích dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS

4. Trương Thị Đàm - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và đầu tư vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, www.baohiem.pro.vn

5. Nguyễn Ngọc Định, Hồ Thủy Tiên - Tài chính doanh nghiệp bảo hiểm, NXB Tài Chính, 2008

6. Đinh Thế Hiển - Quản trị tài chính đầu tư, NXB Lao động - Xã hội, 2008

7. Nguyễn Hoàng - Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, Tạp chí Chứng Khoán, 15/05/2008

8. Nguyển Tiến Hùng - Bài giảng Tổ chức quản lý doanh nghiệp bảo hiểm

9. Nguyễn Tiến Hùng - Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, NXB Tài Chính, 2007 10.Phạm Cảnh Huy - Bài giảng Phương pháp định lượng trong quản lý, khoa Kinh tế

và quản lý – Đại học Bách Khoa Hà Nội

11.Phùng Đức Nam - Bài giảng Đầu tư tài chính, www.foc.ueh.edu.vn 12.Phan Thị Bích Nguyệt - Đầu tư tài chính, NXB Tài Chính, 2008

13.Phan Thị Bích Nguyệt, Lê Đạt Chí - Phân tích kỹ thuật ứng dụng trong đầu tư chứng khoán, NXB Lao động – Xã hội, 2007

14.Hà Văn Sơn - Giáo trình Lý thuyết thống kê, NXB Thống kê, 2004

15.Tài liệu đại hội cổ đông thường niên năm 2010, Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh 16.Trần Ngọc Thơ - Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, 2007

17.Thư viện pháp luật, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, www.avi.org.vn

18.Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc - Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS, NXB Hồng Đức, 2008

19.Hoàng Công Tuấn - Phân tích vĩ mô ứng dụng trong đầu tư chứng khoán, www.sanotc.com

1

1 Mục đích

Quy trình mua bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trên sàn niêm yết và OTC được ban hành nhằm qui định cách thức tiến hành các bước thực hiện việc đầu tư vào cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đầu tư vốn của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh

2 Nội dung thực hiện các bước đầu tư mua bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trên sàn niêm yết và OTC

1) Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá các cơ hội mua, bán cổ phiếu chứng chỉ quỹ, lập tờ trình Phó GĐ Đầu tư

Chuyên viên đầu tư thu thập thông tin về tình hình hoạt động của công ty tình hình giao dịch cổ phiếu, thị trường chứng khoán, nền kinh tế Việt Nam… và lập tờ trình Phó GĐ Đầu tư. Tờ trình bao gồm các nội dung sau:

1.Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam, dự báo tình hình thị trường chứng khoán thời gian tới.

2.Thông tin chung về công ty:

 Tên, địa chỉ, ngành kinh doanh, vốn điều lệ, mã chứng khoán (nếu có), số chi nhánh, công ty con, công ty thành viên, mạng lưới phân phối, số lượng nhân viên, thu nhập bình quân của nhân viên, đánh giá mức thu nhập so với các công ty cùng ngành…

 Quá trình hình thành và phát triển.

 Vị trí của công ty trong ngành, thị phần. Thế mạnh của đối thủ chính mà công ty chưa có

 Tình hình giao dịch cổ phiếu của công ty trong thời gian qua

3.Đánh giá hoạt động của công ty:

Bản công bố thông tin, báo cáo tài chính định kỳ Thẩm định đánh giá khả năng tài chính của công ty;

 Tính các tỷ lệ tài chính; tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ sinh lời, năng lực trả nợ vay, các chỉ tiêu về tình hình công nợ… Đánh giá những chỉ tiêu này, đánh giá tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu và các chỉ tiêu tài chính khác.

2

 So sánh những chỉ tiêu tài chính quan trọng của các công ty khác trong ngành: Nêu tên công ty, mã công ty (nếu đã niêm yết), giá thị trường, giá sổ sách, EPS, P/B, P/E, ROI, ROE. Tính ra PE bình quân của ngành. Nhận xét chung về cổ phiếu của công ty so với các công ty khác.

 Hoạt động sản xuất kinh doanh, các sản phẩm chính. Doanh thu của loại sản phẩm, dịch vụ mang lại hiệu quả cao. Chiến lược gia tăng doanh thu của dịch vụ này.

4.Đánh giá ngành:

 Số liệu của ngành các năm vừa qua về tốc độ tăng trưởng và dự báo trong các năm tới.

 Tỷ trọng của ngành trong GDP.

 Tốc độ tăng về nhu cầu của ngành trong các năm qua và trong thời gian tới.  Triển vọng của ngành như chính sách của nhà nước, đầu tư nước ngoài.

5. Đánh giá các yếu tố khác có liên quan. 6. Đề xuất

 Mục đích mua bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ

 Số lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ dự định mua/bán  Tổng số tiền đề xuất đầu tư

 Giá mua dự kiến: Không quá…. đ/cp, tương đương PE là…

 Phương thức thực hiện mua cp: Qua sàn chính thức, sàn OTC, qua tổ chức mua giới, qua mua lẻ tại công ty,…

 Thời gian nắm dữ dự kiến.

 Giá bán đạt được lợi nhuận kỳ vọng

 Tại mức giá bán này thì lợi nhuận dự kiến đạt được  Giá bán cắt lỗ

 Tại mức giá bán này thì mức lỗ dự kiến

2) Trình Phó Giám Đốc Đầu Tư

Sau khi phân tích đánh giá các thông tin liên quan đến cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chuyên viên đầu tư tiến hành lập tờ trình

 Trình Phó Giám Đốc Đầu Tư

3

3) Trình Giám Đốc Đầu Tư

 Trên cơ sở Tờ trình của chuyên viên đã được phó giám đốc đồng ý, Phó Giám Đốc có ý kiến chính thức vào tờ trình và chuyển đế Giám Đốc

 Sau khi Giám Đốc Ban Đầu Tư đồng ý đầu tư sẽ trình tiếp lên BĐH, HĐQT (tùy theo phân cấp theo ủy quyền số 1772/2008-BM/ĐTV ngày 10/06/2008

 Nếu Giám Đốc Đầu Tư chưa đồng ý, chuyên viên đầu tư tiếp tục theo dõi và thu thập thêm thông tin…

4) Trình BĐH, HĐQT xét duyệt mua bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ:

 Sau khi có phê duyệt của PTGD, Phó Giám Đốc trực tiếp thực hiện việc mua bán theo khung giá và số lượng đã được duyệt, nếu số tiền đầu tư nằm trong hạn mức phân cấp của Phó TGĐ.

 Trong trường hợp số tiền đầu tư vượt quá hạn mức của Phó TGĐ tờ trình sẽ tiếp tục chuyển đến Tổng Giám Đốc

 Trường hợp số tiền đầu tư vượt quá hạn mức của TGĐ thì tờ trình sẽ được Tổng Giám Đốc trình HDQT (khi có số tiền đầu tư của hợp đồng hoặc dự án đầu tư vượt quá 10% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Bảo Minh)

 Trường hợp cần thiết Ban đầu tư có thể đề xuất với cấp trên:

 Thuê chuyên gia tư vấn phân tích trong công tác phân tích đánh giá ngành, doanh nghiệp… khi số vốn đầu tư lớn, ngành nghề, công ty hoạt động trong lĩnh vực có nhiều đặc thù riêng…

 Nếu các cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư, Phó Giám Đốc Đầu Tư tiến hành thủ tục đầu tư. Trong quá trình mua bán tham khảo thêm ý kiến của Giám đốc đầu tư

 Nếu các cấp có thẩm quyền không phê đầu tư, Ban đầu tư tự lập công văn thông báo cho đối tác biết và lưu hồ sơ.

5) Tiến hành thủ tục mua bán cổ phiếu và chứng chỉ quỹ

Sau khi có ý kiến quyết định của các cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư, Phó Giám Đốc Đầu Tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện các thủ tục tiếp theo như đăng ký tham gia đấu giá, thảo hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng môi giới chứng khoán…

4

Giám Đốc Đầu Tư tiến hành các thủ tục soạn thảo hợp đồng, tham gia đấu giá, đặt lệnh mua cổ phiếu,chứng chỉ quỹ…

Ban Đầu Tư chuyển Hợp đồng, thông báo trúng thầu đấu gia, giấy xác nhận chuyển nhượng, giấy biên nhận… và giấy đề nghị chuyển tiền cho Ban Tài Chính Kế Toán thực hiện giải ngân.

6) Theo dõi, phân tích, đánh giá danh mục đầu tư:

 Chuyên viên được phân công theo dõi, phân tích đánh giá nhận định danh mục đầu tư định kỳ hằng tháng, hằng quý.

 Báo cáo Ban Điều hành xem xét có biện pháp xử lý kịp thời khi có những thay đổi (hoặc có dấu hiệu thay đổi) như sau:

 Chứng khoán đã đạt mức lợi nhuận kỳ vọng hoặc rơi vào cùng lỗ ngoài dự kiến và có thể bán để thu lợi nhuận hoặc ngừng lỗ.

 Các thay đổi của các nhân tố khách quan và chủ quan như về chính sách pháp luật, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của công ty… có khả năng ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu.

7) Lưu hồ sơ:

 Bảo quản và lưu giữ hồ sơ chứng từ đầy đủ theo qui định của pháp luật

 Trong quá trình đầu tư, chuyên viên phải theo dõi cập nhật các tài liệu thông tin có liên quan vào hồ sơ

 Sau khi thu hết vốn lãi phát sinh và các chi phí khác (nếu có), Chuyên viên kiểm tra kỹ trước khi trình Lãnh đạo ký thanh lý hợp đồng chuyển nhượng kèm theo đầy đủ các chứng từ thu vốn, thu lãi.

9

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm 2006

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005

1. Thu phí bảo hiểm gốc 01 17.1.1 1.386.716.020.318 1.178.245.975.030 2. Thu phí nhận tái bảo hiểm 02 17.1.1 81.450.933.057 52.379.465.491 3. Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 17.1.1 548.172.462.362 510.115.500.663

- Phí nhượng tái Bảo Hiểm 04 526.216.506.625 488.516.238.493

- Giảm phí Bảo Hiểm 05 5.432.738.563 2.161.272.371

- Hoàn phí Bảo Hiểm 06 16.523.217.174 19.437.989.799

- Các khoản giảm trừ khác 07 - -

4. Tăng (giảm) dự phòng phí, dự phòng toán học 08 17.1.1 27.594.174.215 125.727.963.995 5. Thu hoa hồng nhượng tái Bảo Hiểm 09 17.1.1 55.994.160.165 48.982.995.817 6. Thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm (10=11+12+13) 10 17.1.1 143.138.587 697.522.926

- Thu nhượng tái bảo hiểm 12 - 595.828.866

- Thu khác (giám định, đại lý...) 13 143.138.587 101.694.060

14 17.1.1 948.537.615.550 644.462.494.606 8. Chi bồi thường bảo hiểm gốc, trả tiền bảo hiểm 15 18.1 611.230.916.776 498.944.571.626 9. Chi bồi thường nhận tái Bảo Hiểm, trả tiền bảo hiểm 16 18.2 18.455.742.499 15.285.408.160 10. Các khoản giảm trừ (17=18+19+20) 17 18.3 173.019.688.710 190.904.530.349

- Thu BT nhượng tái Bảo Hiểm 18 160.883.042.041 168.588.661.227

- Thu đòi người thứ ba bồi hoàn 19 9.133.587.158 5.992.842.412

- Thu hàng đã xử lý bồi thường 100% 20 3.003.059.511 16.323.026.710

21 456.666.970.565 323.325.449.437

12. Chi bồi thường từ dự phòng dao động lớn 22 - -

13. Tăng (giảm) dự phòng bồi thường 23 18.4 (9.137.099.007) (70.891.142.111) 14. Số trích dự phòng dao động lớn trong năm 24 18.5 - 10.000.000.000 25 18.6 182.905.437.335 108.112.701.018

26 163.318.801.223 95.187.564.770

+ Chi hoa hồng bảo hiểm gốc 27 88.676.089.243 66.573.103.457

+ Chi giám định tổn thất 28 18.640.120.997 10.313.711.614

+ Chi đòi người thứ 3 29 645.687.412 337.797.411

+ Chi xử lý hàng bồi thường 100% 30 5.547.619 2.385.793

+ Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm 31 590.384.492 751.355.510

+ Chi đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất 32 12.658.504.976 11.632.746.032

+ Chi khác 33 42.102.466.484 5.576.464.953

34 19.586.636.112 12.925.136.248

+ Chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm 35 19.586.636.112 12.925.136.248

41 630.435.308.893 370.547.008.344

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀO QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)