1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử

41 4,3K 44
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 244 KB

Nội dung

Đề tài về : Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử

GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN   . . . . . . . . . . . . . . Bạc Liêu, ngày… tháng… năm 2011 Người nhận xét TS. Nguyễn Thế Truyền Trường Đại học Bạc Liêu 1 GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập, nghiên cứu, rèn luyện ở trường nhờ có sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô trường Đại học Bạc Liêu đặc biệt là quý thầy cô Khoa Sư phạm đã giúp em có được ngày càng nhiều kiến thức và những hiểu biết sâu sắc trong học tập cũng như trong thực tiễn hàng ngày. Và hôm nay khi hoàn thành được niên luận này em xin chân thành cảm ơn đến: Trước hết em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Sư phạm, trường Đại học Bạc Liêu đã truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó em có thể vận dụng những kiến thức ấy vào niên luận của mình. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thế Truyền đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc giúp em hoàn thành tốt niên luận. Kính chúc quý thầy cô trường Đại học Bạc Liêu cùng quý thầy cô Khoa Sư phạm lời chúc sức khỏe và thành công trong công tác giảng dạy của mình. Trân trọng kính chào! Bạc Liêu, ngày… tháng… năm 2011 Sinh viên thực hiện Trương Mỹ Yến Trường Đại học Bạc Liêu 2 GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến MỤC LỤC Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Lịch sử vấn đề 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Ý nghĩa khoa học 8 7. Kết cấu niên luận 9 Phần nội dung Chương 1: Giới thiệu chung 9 1.1 Khái niệm chung về thế giới nghệ thuật 9 1.1.1. Thế giới nghệ thuật 9 1.1.2. Thế giới nghệ thuật của một nhà thơ trữ tình 11 1.2. Vài nét về Hàn Mặc Tử 13 1.2.1. Cuộc đời 13 1.2.2. Sự nghiệp 14 1.2.3. Quan niệm về thơ 15 1.2.4. Quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật 17 Chương 2: Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử 18 2.1 Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh 19 2.1.1. Trong sáng, ngọt ngào 19 2.1.2. Kì dị, lạ thường 21 2.2. Âm nhạc trong thơ 23 Trường Đại học Bạc Liêu 3 GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến 2.3. Hình tượng: Trăng 25 Chương 3: Sự pha trộn trong thế giới nghệ thuật Hàn Mặc Tử 28 3.1. Giữa cổ điển và hiện đại 28 3.1.1. Thơ Đường luật 28 3.1.2. Thơ Mới – Lãng mạn, trữ tình 30 3.1.3. Thơ siêu thực 32 3.2. Đưa màu sắc tôn giáo vào thơ 34 3.2.1. Thiên chúa giáo 34 3.2.2. Phật giáo 35 KẾT LUẬN 38 Tài liệu tham khảo 39 Trường Đại học Bạc Liêu 4 GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Mối cấp độ yếu tố này lại có một chỉnh thể nhỏ hơn đặt trong mối quan hệ biện chứng nhất định, xâu chuỗi với các yếu tố khác. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu qui luật sáng tạo của chủ thể, quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống nhân sinh của người nghệ sĩ đó. Thơ trữ tình là biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của nhà thơ. Những cảm xúc tâm trạng, suy nghĩ thể hiện trong thế giới nghệ thuật chính là biểu hiện của những cái tôi. Hàn Mặc Tử - một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu trong phong trào Thơ mới, một phong cách riêng của thơ ca Việt Nam thời kì đổi mới. Có lẽ, trong làng thơ nước ta Hàn Mặc Tử là nhà thơ nhận được nhiều ưu ái nhất. Bởi người ta biết đến anh, một chàng thi sĩ với cuộc đời ngắn ngủi tràn ngập nước mắt và đau thương. Con người ấy chỉ sống trên cõi đời vỏn vẹn 28 năm, ở cái tuổi còn quá trẻ nhưng tội nghiệp thay cho nhà thơ, anh là người không có tuổi trẻ. Với thi sĩ, tuổi trẻ của chàng không phải là hiện tại tươi đẹp với những dự tính về tương lai rực rỡ mà hiện tại chỉ là những chuỗi ngày đau đớn trong bệnh tật, trong sự xa lánh hắt hủi của tình đời và người đời. Nhưng từ trong đau khổ tuyệt vọng, linh hồn ấy vẫn khao khát được sống, được yêu, được sẻ chia và vẫn không thôi sáng tạo trước bờ vực của cái chết. Nhà thơ đã tạo cho riêng mình một khu vườn sáng tác với một thứ nghệ thuật độc đáo, không lẫn vào ai. Chính vì lẽ đó tôi quyết định chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử” để nghiên cứu. Tuy đề tài này đã có nhiều người tìm hiểu nhưng tôi thấy chưa thật sự xác đáng lắm. Trường Đại học Bạc Liêu 5 GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này để thấy được cái nhìn của tác giả về cuộc đời, nhận ra cái hay, cái sâu sắc của Hàn Mặc Tử khi sáng tạo ra cả một thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Đồng thời, người viết có thể nhận rõ nét tiêu biểu trong phong cách sáng tác của nhà thơ. Từ đó đánh giá đúng vai trò của Hàn Mặc Tử đã góp phần làm nên sự đa dạng cho nền văn học nước nhà, giúp bổ sung cái nhìn toàn diện về những đặc sắc trong sáng tác Hàn Mặc Tử. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài để củng cố kỉ năng phân tích, giúp người viết có thêm nhiều kiến thức về nhà thơ Hàn Mặc Tử và các tác phẩm của ông. Ngoài ra, nghiên cứu đề tài cũng giúp phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy sau này tốt hơn. Đó cũng là tài liệu cho các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này. 3. Lịch sử vấn đề Ngày nay cái tên Hàn Mặc Tử được đông đảo quí đọc giả gần xa biết đến, thơ ông được đón nhận khá nồng nhiệt. Làm thơ từ năm 16 tuổi, Hàn Mặc Tử bắt đầu sự nghiệp văn thơ của mình bằng thể thơ Đường luật vốn rất khó khăn, phức tạp. Nhưng với bàn tay tài hoa của thi sĩ, thể thơ trở nên mượt mà tươi mới và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Nhà thơ được chí sĩ Phan Bội Châu vốn xuất thân Nho học từng đỗ Đầu Xứ hết lời ngợi khen : “…từ ngày về nước đến nay tôi chưa gặp được bài thơ nào hay đến thế…”. Sau này, khi gia nhập vào làng thơ Mới với một nguồn thơ đầy sáng tạo, Hàn Mặc Tử cũng được Hoài Thanh đánh giá cao: “Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng” và “Vườn thơ Hàn rộng không bờ bến càng đi xa càng ớn lạnh”. Ngoài ra, với việc tạo cho mình một thế giới nghệ thuật riêng ấy, Hàn Mặc Tử đã khiến cho các nhà phê bình văn học phải “đau đầu” khi đưa ra nhận xét về thơ ông, có thể kể đến sau đây: Trần Tái Phùng: “Nghệ thuật chàng tựa vào một con sông dài đi xuyên qua thế kỉ chúng ta và hai bờ sông dàn bày không biết bao nhiêu cảnh sắc khác nhau, đẹp đẽ đến say ngợp, đến tê liệt cả lòng người”. Trường Đại học Bạc Liêu 6 GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến Nhà thơ Chế Lan Viên: “Thơ anh trước không ai có, sau không có ai. Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ: “Sẽ không giải thích được đầy đủ hiện tượng Hàn Mặc Tử nếu chỉ vận dụng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn và ảnh hưởng của Kinh Thánh. Chúng ta cần nghiên cứu thêm lí luận của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực. Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cài vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi logic bình thường trong duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp kì lạ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị với người đọc”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi…” Ngô Văn Phú: “Thơ Hàn Mặc Tử tự nội tâm mà vọt ra, từ cái thế giới riêng trong nhận thức của ông mà viết. Do đó, tự ông có một phong cách, không giống bất kì một nhà thơ nào”. Qua những lời nhận xét như thế đủ để thấy “Hàn Mặc Tử là nhà thơ thiên tài của Việt Nam” (Vinh Hồ). Tuy các bài viết còn chưa bao quát hết sự nghiệp thơ Hàn Mặc Tử, nhưng ý kiến của những người trước đã là gợi ý quý báo cho người viết trong khi thực hiện bản niên luận của mình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghệ thuật Hàn Mặc Tử sử dụng qua các tập thơ “Lệ Thanh thi tập”, “Gái quê”, “Đau thương”, “Xuân như ý”, “Thượng thanh kí”,… Trường Đại học Bạc Liêu 7 GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phân tích Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài niên luận này. Từ những tài liệu nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu cùng sự tìm tòi sáng tạo của bản thân, tôi vận dụng đưa vào đề tài. Qua đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề tại sao gọi là “thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử”, thấy được những khám phá sáng tạo phi thường của nhà thơ. 5.2. Phương pháp so sánh Trong quá trình phân tích “thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử”, tôi tiến hành liên hệ, so sánh điểm khác biệt của ông với các nhà thơ cùng thời. Như vậy sẽ giúp cho đề tài thêm sức thuyết phục và góp phần khẳng định tài năng cùng những đóng góp của Hàn Mặc Tủ cho nền văn học nước nhà. 5.3. Phương pháp hệ thống Người viết nhận thấy rằng sáng tác thơ của Hàn Mặc Tử là một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn và mang tính hệ thống. Vì thế khi nghiên cứu người viết đặt nó trong một hệ thống chung theo một trật tự nhất định. 5.4. Phương pháp thống kê – phân loại Phương pháp này sẽ giúp cho việc phân tích những nhận xét về thơ Hàn Mặc Tử có chứng cứ cụ thể. Một mặt nào đó giúp cho việc so sánh đối chiếu có thêm sức thuyết phục. 6. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu đề tài “Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử”, người viết chọn cách tiếp cận với thế giới nghệ thuật mới mẻ trong dòng văn học đương đại, khai thác tiếng lòng và những đặc trưng thẩm mỹ của một phong cách thơ độc đáo Người viết cũng hi vọng rằng sau khi nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần nhận diện thơ Hàn Mặc Tử sâu hơn, rộng hơn và đưa ra được cái nhìn đầy đủ có hệ thống về tác giả. Trường Đại học Bạc Liêu 8 GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến 7. Kết cấu niên luận Chương 1 : Giới thiệu chung Chương 2 : Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử Chương 3 : Sự pha trộn trong thế giới nghệ thuật Hàn Măc Tử Kết luận PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Khái niện chung về thế giới nghệ thuật 1.1.1. Thế giới nghệ thuật Khái niệm thế giới nghệ thuật xuất hiện từ yêu cầu muốn tiếp cận tác phẩm văn học trong dạng chỉnh thể (từ những năm 70/XX). Nó được tiếp cận ở các cấp độ khác nhau. Nội dung và hình thức của tác phẩm hài hòa với nhau nhưng người ta lại yêu cầu cụ thể, phải hài hòa như thế nào thì chưa thể trả lời ngay được. Do vậy, khi nghiên cứu tác giả thì ý niệm được chia thành từng mảnh. Chẳng hạn, hình tượng Bác Hồ, hình tượng người nông dân, hình tượng bà mẹ trong thơ Tố Hữu. Như thế thơ Tố Hữu chưa thành một chỉnh thể toàn vẹn. Chỉnh thể thường được quan niệm như là một tập hợp sáng tác của nhà văn nhưng lại được nhìn nhận là một tập hợp đơn giản. Thế giới nghệ thuật không phải là một tập hợp đơn giản mà là một hệ thống thống nhất, một chỉnh thể sống động, nó hiện diện trước mắt chúng ta như một sinh thể. Secnusepxki nói: “Cái đẹp là cái sống”. Tức cái đẹp có được khi và chỉ khi nó hiện ra trước mắt chúng ta như một sinh thể. Nhân hóa là hiện tượng phổ biến của nhận thức loài người, khi con người nhận thức vai trò của mình đối với thế giới thì thế giới bị người hóa, nhân hóa cái nhìn mang bản tính nhân văn. Đây còn là bản chất sâu xa của nghệ thuật. Đối với người nghệ sĩ, hơn bao giờ hết họ cũng muốn truyền cảm xúc chân thực vào đối tượng, truyền sự sống vào đối tượng. Cái “thần”, cái “hồn” của sự vật có được khi và chỉ khi sự vật ấy toát lên sự sống. Tức chủ thể đã truyền sự sống cho nó. Và lẽ cố nhiên cái đẹp ấy cũng phải đạt đến sự hài hòa. Trong thơ ta thường bắt Trường Đại học Bạc Liêu 9 GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến gặp một hình ảnh mô típ về Hồ Chí Minh, là con người hòa hợp cái phi thường mà bình thường, vĩ đại mà giản dị. Tiêu biểu là thơ Tố Hữu. Từ thập niên 80 của thế kỉ XX cùng sự xuất hiện của chủ nghĩa Macxit sáng tác văn học được nhìn nhận như một chỉnh thể. Chúng ta đi vào hiện tượng đó như đi vào một thế giới riêng, đi vào một cõi sống riêng. Trong bài giảng “Thế giới nghệ thuật của một nhà thơ trữ tình” Chu Văn Sơn có cách định nghĩa như sau: “Xét đến cùng thế giới nghệ thuật của một nhà văn chính là một thế giới hình tượng hiện ra như một chỉnh thể sống động, chứa đựng một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ nào đó, được xây cắt bằng chất liệu ngôn từ. Như vậy, thế giới nghệ thuật vừa là con đẻ vừa là hiện thân của tưởng sáng tác. Đó không phải là một thế giới tĩnh mà là một thế giới động, vừa vận động, vừa phụ thuộc vừa phản ánh những biến chuyển trong tưởng của người nghệ sĩ”. Vậy, tưởng của nhà nghệ sĩ thực chất là gì? Khác với tưởng của các hoạt động trí tuệ khác ở chổ nào? tưởng của nhà khoa học chính là sản phẩm của duy khoa học được vận hành chủ yếu bằng lí trí một cách trừu tượng hóa. Còn tưởng của người nghệ sĩ thì khác, đó là duy nghệ thuật, không chỉ vận hành bằng lí trí mà còn bằng tình cảm. “Người nghệ sĩ không chỉ duy bằng bộ óc mà còn duy bằng trái tim” (Leptonxtoi). Khi nhà nghệ duy thì lí trí và cảm xúc hòa quyện vào nhau. Vậy nên thao tác cơ bản của duy nghệ thuật không phải là trừu tượng hóa mà là hình tượng hóa. Sản phẩm cuối cùng của duy khoa học là các khái niệm trừu tượng, sản phẩm cuối cùng của duy nghệ thuật là hình tượng. Rõ ràng có sự khác biệt nhau. tưởng của một nghệ sĩ bao giờ cũng là sự hòa điệu giữa quan niệm nhân sinh và quan niệm thẩm mĩ. Quan niệm nhân sinh trả lời câu hỏi về hạnh phúc, còn quan niệm thẩm mĩ trả lời câu hỏi về cái đẹp. Cả hai sẽ tạo ra một lực đẩy chung khiến nghệ sĩ suốt đời tìm kiếm những gì là tinh hoa của cuộc sống. tưởng ấy cũng chi phối toàn bộ việc kiến tạo nên cái thế giới nghệ thuật của nghệ sĩ đó. Bởi vậy, muốn nắm được tưởng của một người nghệ sĩ không thể né tránh câu hỏi then chốt: Vẻ đẹp anh ta khao khát là gì? Kết quả anh ta ao ước là gì? Trường Đại học Bạc Liêu 10 [...]... đau thương Hàn Mặc Tử chúng ta đã làm được! CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ Trong phong trào thơ Mới, Hàn Mặc Tử là một tài năng lạ Ông chỉ có mặt trên đời trong một khoảng thời gian ngắn nhưng ngay trong quãng đời ngắn ngủi ấy Hàn Mặc Tử lại phải sống một mình đối diện với căn bệnh hiểm nghèo Nhưng nhà thơ đã sống hết mình để có được một sức sáng tạo lớn, một thế giới nghệ thuật độc... cạn vì Hàn Mặc Tử hiến dâng cho thơ tất cả đời mình: “Ta muốn hồn ta trào ra đầu ngọn bút Mỗi hồn thơ đều dính não cân ta” (Rướm máu) 1.2.4 Quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh? Đó là câu hỏi vẫn đang còn nhiều tranh cãi trong giới văn nghệ sĩ Trường Đại học Bạc Liêu 16 GVHD: TS Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến Mặc dù chơi thân với các nhà thơ cách... dại nhất Thơ cũng có lúc như cứu cánh giúp ông bớt đau đớn trong những cơn hành hạ của bệnh tật Vì thế Hàn Mặc Tử quan niệm về thơ rất rõ : Thơ phải là sự ham muốn vô biên nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời tách biệt” còn “Người thơ là khách lạ đi giữa nguồn thơ trong trẻo” Và theo ông nói thì : “Tôi làm thơ là bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng” (Quan niệm về thơHàn Mặc Tử) Ở... thuật của một nhà thơ trữ tình Bước vào giai đoạn của thơ ca hiện đại, việc xác định những thành tố cơ bản trong thế giới nghệ thuật của một nhà thơ trữ tình thời trung đại không còn phù hợp (theo Lê Quang Hưng, giai đoạn này thế giới nghệ thuật của một nhà thơ trữ tình chỉ gồm hai thành tố: “Cái tôi và thế giới ) Do cái tôi cá nhân ý thức trưởng thành trong mối quan hệ mật thiết với tha nhân, tha nhân... huyền diệu đó Do vậy, thế giới nghệ thuật của một nhà thơ trữ tình hiện đại phải là một thế giới chứa đựng ba hình tượng cơ bản: Cái tôi – Người tình Thế giới Nói đến thơ trữ tình là nói đến cảm xúc của chủ thể, của cái tôi cá nhân, con người như thế nào thì cảm xúc thế ấy Muốn tiếp cận được thế giới nghệ thuật của thơ trữ tình phải nhận diện được cái tôi trữ tình Không phải nhà thơ xưng tôi thì cái... mông” (Tỳ bà – Bích Khê) Và trong nhiều bài thơ tượng trưng của Hàn Mặc Tử đều mang cái “tinh thần âm nhạc” vào thơ ca để thể hiện thế giới chiêm bao và tiềm thức Ông quan niệm giống như Verlanine, cho rằng nhạc điệu là trước hết Trong bài “Ảnh hưởng của đạo Phật trong thơ Hàn Mặc Tử Quách Tấn nhận xét: Hàn Mặc Tử rất chú trọng về âm nhạc và màu sắc Đó chính là vì tâm hồn Tử có nhiều trạng thái cá... trong bài “Chân quê” khá rõ, đó là cô gái còn giữ được những nền nếp của thôn quê Và sau cùng hình tượng tạo nên thế giới nghệ thuật trong thơ trữ tình là Thế giới Thế giới được hiểu như môi trường bao quanh nhân vật Tôi - Người tình, nó bao gồm: Thiên nhiên (không gian và thời gian), đời sống xã hội (cuộc sống của thi nhân và các nhân vật trong thơ) Thế giới bao quanh cặp nhân vật Tôi – Em trong thơ. .. tâm nhiều đến vẻ đẹp tinh thần Vì lúc này đây Hàn Mặc Tử đã mắc bệnh, cơ hội chiêm ngưỡng, tận hưởng vẻ đẹp trần thế không còn, nhà thơ hướng về vẻ đẹp đẹp huyễn tưởng nơi tiên giới như để được cứu rỗi Như vậy, hai mô hình thế giới nghệ thuật của thơ cách mạng và thơ lãng mạn rất khác biệt, nó mang tính quy luật Mỗi nhà thơ có cách sáng tạo thế giới nghệ thuật cho riêng mình đều đó còn phụ thuộc vào... sao chàng thi sĩ này cho rằng: “Chỉ có trăng sao là bất diệt Cái gì khác nữa thảy đi qua” Trường Đại học Bạc Liêu 28 GVHD: TS Nguyễn Thế Truyền Trường Đại học Bạc Liêu SVTH: Trương Mỹ Yến 29 GVHD: TS Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến CHƯƠNG 3 : SỰ PHA TRỘN TRONG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT HÀN MẶC TỬ 3.1 Giữa cổ điển và hiện đại 3.1.1 Thơ Đường luật Thiên tài thơ Hàn Mặc Tử bộc lộ khá sớm, nhất là trong. .. mãnh liệt Ở thời gian này, sự thành công của Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông, càng làm cho Hàn Mặc Tử rạo rực thay đổi khuynh hướng sáng tác Năm 1936, Hàn Mặc Tử chính thức gia nhập vào làng thơ Mới với việc xuất bản tập thơ “Gái quê” Đây là quyển sách đầu tiên đánh dấu một cuộc thay đổi trong phong cách thơ Hàn Mặc Tử Phần lớn những bài trong tập thơ này đều mang tính chất lãng . Và chàng thi sĩ đau thương Hàn Mặc Tử chúng ta đã làm được! CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ Trong phong trào thơ Mới, Hàn Mặc Tử là. trộn trong thế giới nghệ thuật Hàn Măc Tử Kết luận PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Khái niện chung về thế giới nghệ thuật 1.1.1. Thế giới nghệ

Ngày đăng: 11/04/2013, 08:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w