3.1.1. Hiện trạng
Qua một số sách báo, tạp chí và thông tin từ một số nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động thì mảng di động trong thời gian trước đây chỉ tập trung vào các vấn đề lý thuyết và việc triển khai công nghệ hơn là việc nghiên cứu phát triển sản phẩm. Sự hạn chế này bên cạnh việc là hạn chế chung ở nước ta trong nghiên cứu về viễn thông nói chung còn do sự tập trung các công nghệ phức tạp nhất về kỹ thuật mạng di động và các kỹ thuật chuyên dụng để thực hiện nằm ngoài khả năng tiếp cận của chúng ta. Trong một vài năm trở lại đây đã có một số nghiên cứu theo hướng sản phẩm trên mạng di động và lần đầu tiên các sản phẩm nghiên cứu này đã tham gia hoặc có khả năng tham gia vào cấu trúc mạng và cung cấp dịch vụ cho các mạng di động ở VN 2G và 2,5G. Có thể kể đến CDIT với các sản phẩm: hệ thống nhắn tin ngắn-SMSC, hệ thống cung cấp dịch vụ báo cuộc gọi bị lỡ, hệ thống thông báo thuê bao chuyển vùng (2G), hệ thống nhắn tin đa phương tiện MMSC, hệ thống cung cấp dịch vụ WAP2.0, hệ thống cung cấp dịch vụ Videostreaming (2.5G).
Nhìn chung, các sản phẩm nghiên cứu này tập trung ở lớp cung cấp dịch vụ. Các nghiên cứu về các mạng lõi, mạng truy nhập và đầu cuối vẫn hầu như rất ít được đề cập đến.
3.1.2. Lý do phải phát triển lên mạng 3G
- Hạn chế của mạng 2G
- Cung cấp thêm được rất nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu cuộc sống - Bắt kịp xu hướng phát triển công nghệ mới trên thế giới.
….
3.1.3. Đánh giá về việc phát triển lên mạng 3G
Ở Việt Nam cũng đã và đang trong quá trình tiến hành ứng dụng thế hệ mạng di động 3G, tiến hành các nghiên cứu lý thuyết, ban hành các tiêu chuẩn về các giao diện mạng, đề xuất phương án triển khai thử nghiệm 3G ở Việt Nam và cũng đã triển khai thử nghiệm 3G trong phạm vi hẹp trên mạng của Mobifone, Vinaphone. Các nhà khai thác mạng di động hiện tại và một số nhà cung cấp dịch vụ di động mới (Viettel, SPT, ETC..) thực hiện việc nâng cấp mạng hay trang bị mới vẫn dựa trên lộ trình từ 2G lên 2.5G rồi đến 3G mà chưa một nhà khai thác nào có sự đầu tư trực tiếp vào 3G.
Với thị trường Việt Nam, công nghệ di động đầu tiên GSM, thế hệ 2G đơn giản, chỉ cho phép thoại là chính. Việc nâng cấp lên công nghệ GPRS vào cuối năm 2003 đã giúp người dùng bắt đầu làm quen với những ứng dụng dữ liệu. Cuối năm 2007 vừa qua, sau khi ứng dụng EGDE, tốc độ đã được nâng cao hơn với đỉnh tốc độ đạt khoảng 384 kb/s. Nhưng tốc độ thực tế vẫn còn thấp khiến các dịch vụ dựa trên nền dữ liệu không thể phát triển và bùng nổ mạnh như dịch vụ thoại hiện nay. Hiện nay tại Việt Nam một số nhà mạng di động cũng đã được cấp phép thực hiện và đưa 3G vào ứng dụng, điển hình trong số đó là mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel…Với một thị trường giàu tiềm năng và phát triển như Việt Nam thì việc triển khai 3G là rất dễ dàng, với những công nghệ sẵn có cùng với việc các nhà mạng vào cuộc cạnh tranh thị trường, ganh đua trong việc nâng cấp công nghệ thì việc phát triển thị trường 3G tai Việt Nam chỉ còn là
ngày một ngày hai nữa mà thôi, đó cũng tùy thuộc vào sự quảng cáo cũng như chất lượng dịch vụ của các nhà mạng.
Trên thế giới bây giờ còn 2 thế hệ cao cấp của họ GSM vẫn chưa được ứng dụng tại thị trường Việt Nam, đó là WCDMA - thế hệ 3G với tốc độ 2Mbps và HSPA (HSDPA & HSUPA) – thế hệ 3,5G với khả năng truyền lên đến 14,4 Mbps. Đây là những công nghệ tiên tiến đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới với hơn 200 triệu thuê bao, trên 220 mạng thuộc 94 quốc gia, chiếm 2/3 thuê bao 3G trên toàn cầu (GSA, 6/2008).