Giải pháp tổ chức mặt bằng

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trường tiểu học trong các khu đô thị mới tại Hà Nội (Trang 87)

600 6740 0 7500 08 Hà Nội Academy (Tây

3.4.1.Giải pháp tổ chức mặt bằng

Bố cục mặt bằng là yếu tố quan trọng để hình thành nên cách thức tổ chức giao thông và đặc biệt nó đóng vai trò quyết định bố cục và hình thức của không gian kiến trúc cảnh quan.

Bố cục mặt bằng cần đảm bảo các yếu tố cứng là điều kiện tự nhiên, khí hậu và diện tích khu đất và các yếu tố mềm như số lượng học sinh hay hình thức giáo dục của trường:

+ Tổ chức công năng mặt bằng phải phù hợp và kết nối tốt với công năng không gian cảnh quan bên ngoài công trình

+ Tổ chức bố cục mặt bằng nên kết hợp nhiều loại hình tuyến khác nhau để làm sinh động không gian cảnh quan.

+ Bố cục mặt bằng phải phù hợp với hình thức hay loại hình giáo dục mà nhà trường hướng tới cũng như khả năng phát triển các hình thức giáo dục ở tương lai.

Bố cục mặt bằng ảnh hướng lớn đến chất lượng không gian cảnh quan, nó liên kết với nhau chặt chẽ ví dụ như bố cục mặt bằng thường thấy ở địa bàn Hà Nội là bố cục theo dạng tuyến mở với các hình chữ I, chữ L hoặc chữ U nên hình khối được dựng lên ở các trường tương đối giống nhau không có sự thay đổi hiểu về không gian cảnh quan cũng như kiến trúc.

Việc có một cách nhìn rộng hơn cho bố cụ mặt bằng trường tiểu học thể hiện sự sáng tạo trong thiết kế kiến trúc và mang lại giá trị về không gian cảnh quan trong trường tiểu học.

a. Bố cục dạng tuyến(Hình 3.20)

Bố cục dạng tuyết sử dụng các tuyến thẳng hoặc gấp khúc để tạo ra dãy không gian liên tiếp nhau được phân bố đều trên các tuyến đó, bố cụ dạng tuyến thường thấy trong các công trình khối học, lớp học.

Ưu điểm bố cục dạng tuyến có thể tạo được các không gian bên trong lớn như sân thể thao, sân trường bởi các tuyến đóng. Tuy nhiên bố cục dạng tuyến có nhược điểm làm không gian dễ bị đóng kín , thẩm mỹ không gian không được tốt do hạn chế các yếu tố thiên nhiên do công trình vây quanh.

Hình 3.20: Mặt bằng dạng tuyến đóng

b. Bố cục dạng hợp khối (Hình 3.21)

Bố cục hình dạnh hợp khối thường được sử dụng trong các công trình có chức năng cần khối tích lớn, như thư viện, hội trường hoặc nhà thi đấu thể thao trong nhà. Với những dạng khối lớn trong quy hoạch cảnh quan thường được làm thành điểm nhấn. hoặc trung tâm của không gian.

c. Bố cục phân tán (Hình 3.22)

Bố cục phân tán là tổ hợp các đơn nguyên được kết nối với nhau thông qua một hành lang tập trung hay dạng tuyến. hay các đơn vị hợp khối hành lang hoặc tuyến tính được bố trí, liên kết trên một hành lang dạng tuyến.

Ưu điểm của phương án này phù hợp với các trường có không gian rộng đặc biệt các trường kết hợp các cấp học với nhau như trường có kết hợp tiểu học và trung học trong một trường. Các khu chức năng trong bố cục dạng tuyến có khả năng tiếp xúc thiên nhiên tốt và dễ dàng tạo các không gian trung gian giữa các khối, là điệu kiện tốt để tổ chức sân chơi hoặc cảnh quan.

Tuy nhiên các bố cục này cũng dẫn đến những nhược điểm như giao thông dài và cần nhiều diện tích để bố trí các đơn nguyên trên một tuyến.

Hình 3.22: Mặt bằng phân tán hướng tâm

d. Bố cục dạng tổ hợp phức tạp

Là dạng bố cục kết hợp bố cục mặt bằng dạng hợp khối và tuyến. Đặc điểm nhận dạng của bố cục này là nhiều không gian trống ( giếng trời) nhỏ trong công trình, với việc tổ chức các khối tích lớn nhỏ khác nhau trong cùng một mặt bằng lớn làm công trình như những con phố nhỏ và khoảng trống.

Ưu điểm của dạng này là tổ chức không gian vô cùng linh hoạt, tạo được phong cách thiết kế hiện đại trong trường tiểu học.Khả năng liên kiết các không

gian được liên hoàn và tạo điều kiện cho tổ chức cảnh quan sân vườn hòa vào không gian lớp học hiệu quả nhất. Tuy nhiên việc thiết kế yêu cầu cần nhiều thời gian cho lựa chọn sắp đặt các khu chức năng của công trình và với mật độ xây dựng là 25% của Việt Nam cách bố cục này rất khó thực hiện.

Bố cục mặt bằng có tác động lớn đến tổ chức không gian cũng như hình khối của công trình , Đối với trường học thường thấy các khối có dạng vuông và chữ nhật để dễ dàng tổ chức không gian nội thất bên trong, tuy nhiên đây cũng không phải là hạn chế quá lớn, trong trường học còn nhiều không gian có thể biến thể mang lại những hình khối sinh động hơn như hình tròn, cầu, trụ, chóp... những khối có thể có những hình dạng đặc biệt thường là khối nhà đa năng, nhà thi đấu, thư viện và việc tổ chức hành lang cũng mang lại những hình khối đặc biệt cho công trình.ví dụ như trường EI Porvenir, với mặt bằng các phòng học chủ yếu là hình vuông nhưng được tổ chức không theo dạng tuyến, các hình khối hộp được tổ chức ngẫu nhiên, kết hợp với hành lang elip bo tròn xung quanh tạo nên một không gian sân chơi khá thú vị bên trong (Hình 3.23)

Hình 3.23: không gian kiến trúc mặt bằng dạng tổ hợp phức tạp phi cấu trúc

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trường tiểu học trong các khu đô thị mới tại Hà Nội (Trang 87)