Điều kiện kinh tế-xã hội HàNội 1 Điều Kiện Kinh tế

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trường tiểu học trong các khu đô thị mới tại Hà Nội (Trang 35)

600 6740 0 7500 08 Hà Nội Academy (Tây

2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội HàNội 1 Điều Kiện Kinh tế

2.2.1. Điều Kiện Kinh tế

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới. Kinh tế Việt Nam liên tục phát triển; an ninh, quốc phòngđược giữ vững. Thu nhập bình quân theo đầu người trong 10 năm qua tăng liên tục từ 337 USD năm 1997 đã lên đến 823 USD năm 2007. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng cường công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp vàthuỷ sản trong GDP ngày càng giảm; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, còn khoảng 14%. Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, với môi trường chính trị ổn định và mức sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện. Việc chủ động tích cực hội nhập quốc tế, và gianhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tạo thêm nhiều thuận lợi cho quá trình pháttriển kinh tế xã hội của đất nước.

Mặc dù có những bước tăng trưởng đáng kể, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế có mức thu nhập thấp. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con người vẫn ở thứ hạng dưới so với nhiều nước trên thế giới. Năng suất lao

động còn thấp, sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên những công nghệ lạc hậu, sản phẩm ở dạng thô, chi phí cao, giá trị gia tăng thấp. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch nhưng còn chậm: tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp trong GDP còn thấp, tỷ trọng nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn ở mứckhá cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hoạt động kinh tế đối ngoại còn hạn chế, thiếu lộ trình chủ động hội nhập quốc tế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ. Hiệu lực quản lý nhà nước đối với nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội còn thấp.

Quá trình phát triển đô thị do tác động của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và chính sách phát triển kinh tế - xã hội mở cửa đã dấn đến sự thay đổi cơ cấu xã hội đô thị. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế thị trường các đô thị Việt Nam đang phải chịu nhiều tác động mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố. Không nằm ngoài sự ảnh hưởng này, toàn bộ giáo dục nói chung và ngành giáo dục tiểu học nói riêng đều bị tác động mạnh của sự phát triển kinh tế, nó biểu hiện trong sự biến đổi cơ cấu của các trường tiểu học, năng lực phát triển của các đơn vị cũng được biến đổi theo quy luật của xã hội.

Các chỉ số Năm 1997 Năm 2020 GDP/ đầu người (PPP,USD) 1.630 6.000-7.000 Tuổi thọ trung bình 67,4 75 Tỷ lệ phổ cập phổ thông trung học 25% 80%-85%

Chỉ tiêu công cộng cho

giáo dục (%GDP) 2,7 4,5-5,0

Tỷ lệ dân đô thị 19,5% 35%

Bảng 2.1: chỉ số phát triển con người Việt Nam

(nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư)

Trong lĩnh vực giáo dục tiểu học, có thời kỳ tan rã của hàng loạt các đơn vị, số lượng học sinh đến trường giảm sút, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu và xa do điều kiện đi lại và thiếu giám viên. Ngành giáo dục tiểu học đứng trước một thử thách khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Bộ giáo dục đào

tạo đã thực hiện nhiều chương trình hành động và các biện pháp đa dạng hoá nhằm thu hút số lượng học sinh đến trường. Sau 10 năm đổi mới, xu thế suy giảm đã bị ngăn chặn, nền giáo dục tiểu học đã được phục hồi và đi lên trên nhiều mặt.

Nhờ sự phát triển kinh tế, kinh phí dành cho phát triển giáo dục tiểu học cũng tăng lên, chất lượng giảng dạy cũng được cải thiện. Tuy nhiên, hiện nay với gia tăng quá nhanh của dân số trong khu vực thành thị, khả năng đáp ứng của khối tiểu học bị quá tải trầm trọng. Khả năng của người dân cho con vào học tại một trường tiểu học công lập là rất thấp chỉ đáp ứng được khoảng 30%. Không gian học tập cũng bị giảm do sự phát triển của số lượng lớp và do quỹ đất bị thu hẹp. Do vậy yêu cầu đặt ra trong giai đoạn này là phải có sự phát triển mạnh mẽ và hợp lý của khối trường tiểu học để theo kịp sự phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trường tiểu học trong các khu đô thị mới tại Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w