600 6740 0 7500 08 Hà Nội Academy (Tây
1.4. Kết luận chương
Nếu đặt học sinh được phát triển toàn diện là một kết quả của quá trình sản xuất thì thầy cô giáo là người lao động và trường học chính là công cụ sản xuất. Trường học không những tác động trực tiếp đến học sinh mà còn là công cụ gián tiếp để thầy cô giáo thông qua đó để giáo dục học sinh. Vậy trước một vai trò quan trọng như vậy trường học luôn phải thay đổi theo xu hướng phát triển chung của xã hội để đảm bảo quá trình dạy học và học của thầy cô giáo và học sinh đem lại hiệu quả phát triển toàn diện cho học sinh trong thời kỳ mới.
Để giúp trường học được hoạt động hiệu quả hơn,vấn đề cần nghiên cứu ở đây chính là Tìm ra yêu cầu của quá trình giảng dạy và học tập trong thời kỳ hiện nay và tương lai để đưa ra những thay đổi cần thiết trong kiến trúc, cảnh quan của trường học nhằm đáp ứng được yêu cầu đó.
Những vấn đề về kiến trúc cảnh quan còn tồn tại trong trường tiểu học ở các khu đô thị mới gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học là:
+ Tầm quan trọng của các không gian vui chơi – học tập trong trường tiểu học đã được công nhận, tuy nhiên để nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, và để đánh giá tác động, ảnh hưởng một cách chính xác thì chưa được thực hiện triệt để. Thể hiện qua việc chưa có sự đầu tư thích đáng về kiến trúc lẫn quy hoạch, trang thiết bị, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển, cải cách giáo dục hiện nay.
+ Số lượng học sinh ra tăng nhưng số lượng trường học không đáp ứng được dẫn đến hiện tượng quá tải trong trường học, phòng học ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách giáo dục, đào tạo làm giảm chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
+ Vấn đề cảnh quan sân trường chưa được quan tâm đúng mực về thẩm mỹ cũng như việc mở rộng chức năng của sân trường chưa được nghiên cứu dẫn đến các hoạt động trên không gian sân trường còn quá nghèo nàn thiếu tính giáo dục. Đồng thời về diện tích không gian sân trường còn hạn hẹp, thiếu diện tích cho hoạt động thể thao, vui chơi gây ảnh hưởng trực tiếp quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
+ Việc tổ chức quy hoạch các khối nhà trong trường học còn quá đơn giản chưa có sự phá cách làm mới không gian để phù hợp với xu hướng phát triển của kiến trúc hiện đại. Cũng như xu hướng quy hoạch tổng mặt bằng mới phù hợp với cải cách giáo dục chung.
+ Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, chưa có sự cải tiến để phù hợp với nhu cầu phát triển, cải cách của giáo dục gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và sinh hoạt, học tập của học sinh.
+ Việc cải cách giáo dục chưa triệt để và quyết liệt cũng là một nhân tố quan trọng trong việc trì trệ cải cách của không gian kiến trúc cảnh quan trong trường học.