Phương pháp tổ chức mặt đứng

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trường tiểu học trong các khu đô thị mới tại Hà Nội (Trang 92)

600 6740 0 7500 08 Hà Nội Academy (Tây

3.4.2.1. Phương pháp tổ chức mặt đứng

a. Phân vị theo phương ngang:Phân vị theo phương ngang là sử dụng sự khác biệt của các yếu tố như dầm, phào chỉ, mầu sắc, diện,khối,cửa sổ, hành lang, ban công ... sắp đặt chúng theo những đợt dài theo phương vị ngang để tạo nhịp điệu cho mặt đứng, đồng thời sử dụng các đợt ngắt hoặc thay đổi chất liệu, mầu sắc trên diện để ngắt nhịp tạo sự đang dạng trên mặt đứng. Phương pháp này áp dụng cho cách công trình trải dài, việc áp dụng phương pháp này làm cho mặt đứng của công trình không quá đơn điệu theo phương ngang. Không nên sử dụng phương pháp này cho các khối nhà quá ngắn sẽ không đủ không gian để tạo ra một nhịp điệu đủ cho mặt đứng. Trong trường hợp này ta nên sử dụng theo phương pháp phân vị theo phương đứng.

b. Phân vị theo phương đứng:Phân vị theo phương đứng là việc sử dụng những sự khác biệt của các yếu tố như cột, vật liệu, mầu sắc, diện, khối, cửa sổ, ban công... để tạo lên những tuyến, diện kéo dài từ mắt đất lên trên cao. Đồng thời kết hợp với việc sắp đặt các tuyến và diện đó theo một nhịp điệu có hay không có trật tự để tạo ra sự biến đổi trên mặt đứng. Nhược điểm của phương pháp này dễ tạo ra sự lặp đi lặp lại quá nhiều lần nếu tổ chức trên các công trình có khối phát triển theo chiều dài, Để khắc phục việc này thường người ta sẽ kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau trong một mặt đứng.

c. Phân vị theo mạng lưới:Phân vị theo mạng lưới là việc bố trí các yếu tố mầu sắc, cửa sổ, vật liệu, diện, khối trên mặt đứng theo các loại mạng lưới hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình thang... Việc tổ chức phân vị theo mạng lưới có khả năng tạo sự đang dạng nhờ tính chất vi biến và dị biến trong các yếu tố diện cửa sổ hay các diện khác trên mặt đứng.

d. Phương pháp kết hợp:Trong trường hợp những phương pháp trên tổ chức đơn lẻ dễ gây ra sự đơn điệu, trên một mặt đứng thì thường sẽ sử dụng phương pháp kết hợp để làm đa dạng hóa cách tổ chức thẩm mỹ. Tuy nhiên phương pháp kết hợp phải lưuý về tổng thể nên lựa chọn một phương pháp là điểm nhấn là chủ đạo.

Hình 3.24a: Phương pháp phân vị mặt đứng theo phương ngang

Hình 3.24b: Phương pháp phân vị mặt đứng theo phương dọc

Hình 3.24c: Phương pháp phân vị mặt đứng theo mạng lưới

Hình 3.24d: Phương pháp kết hợp giữa phân vị mặt đứng theo phương

dọc và mạng lưới

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trường tiểu học trong các khu đô thị mới tại Hà Nội (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w